Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nội dung, trình tự giám sát và nghiệm thu lắp đặt thiết bị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.86 KB, 89 trang )

Chuyển sang Book bởi XanhXanh tháng 82007
Người soạn : LÊ VĂN THỊNH

NỘI DUNG, TRÌNH TỰ GIÁM
SÁT
VÀ NGHIỆM THU LẮP ĐẶT
THIẾT BỊ
Người soạn : Lê Văn Thịnh
Chuyên viên chính Cục Giám định Nhà nước
về chất lượng công trình xây dựng

1. Nguyên tắc giám sát và
nghiệm thu lắp đặt thiết bị
Danh từ "thiết bị" chỉ một thiết bị
độc lập hoặc một dây chuyền công
nghệ bao gồm thiết bị cơ khí, hệ thống
thông gió và các vật liệu đi kèm theo.
Công việc lắp đặt các thiết bị,
máy móc cần đảm bảo chính xác để


việc vận hành bình thường , kéo dài
tuổi thọ của máy móc.
1.1. Việc lắp đặt thiết bị phải
được thực hiện theo thiết kế và các
bản vẽ chế tạo (nếu có) tuân theo các
quy định đã ghi trong tài liệu hướng
dẫn lắp đặt và vận hành, lý lịch thiết
bị. Nếu yêu cầu kỹ thuật nào trong
thiết kế và hướng dẫn lắp đặt vận hành
không có thì theo Tiêu chuẩn Việt


Nam hiện hành.
1.2. Thiết bị đã lắp đặt xong phải
bảo đảm toàn bộ các công việc vận
chuyển, bảo quản, lắp đặt thiết bị thực
hiện đúng kỹ thuật và chạy thử đạt
yêu cầu thiết kế.
1.3. Nghiệm thu việc lắp đặt thiết


bị không bao gồm các công việc điều
chỉnh các thông số kĩ thuật trong quá
trình sản xuất thử.
1.4. Thiết bị do tổ chức lắp đặt
trong nước liên doanh với nước ngoài
do người nước ngoài nhận thầu xây
lắp cũng phải sử dụng tiêu
chuẩn
TCVN 5639:1991
“ Nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong Nguyên tắc cơ bản ”
1.5. Việc giám sát , nghiệm thu
thiết bị đã lắp đặt xong thực hiện theo
Quy định quản lý chất lượng công
trình xây dựng được ban hành kèm
theo Quyết định số 17/2000/QĐBXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và
TCVN 5639 : 1991.


2. Các yêu cầu của công tác lắp
đặt máy móc thiết bị
2.1. Cần kiểm tra máy móc cẩn

thận ngay khi mở hòm máy , đảm bảo
đầy đủ các bộ phận , các chi tiết ,
đúng chủng loại như thiết kế chỉ định,
tính nguyên vẹn của máy, mức độ bảo
quản và hư hỏng nhẹ cần sử lý .
2.2. Mặt bằng đặt máy phải đúng
vị trí và đảm bảo sự trùng khớp và
tương tác giữa các bộ phận và các
máy với nhau , không để sai lệch ảnh
hưởng đến quá trình vận hành.
2.3. Mặt bằng đặt máy phải thăng
bằng để quá trình vận hành không gây
lực phụ tác động vào các chi tiết máy
ngoài mong muốn.


2.4. Móng máy phải thoả mãn
các điều kiện về chống rung , chống
thấm , chống dịch chuyển qua quá
trình vận hành.
3. Trách nhiệm của các cơ quan
có liên quan trong công tác nghiệm
thu lắp đặt thiết bị
3.1. Trách nhiệm của chủ đầu tư
a) Kiểm tra chất lượng thiết bị
trước khi lắp đặt ;
b) Chủ trì việc nghiệm thu các
thiết bị đã lắp đặt xong :
Phối hợp với tổ chức nhận thầu
lắp đặt lập kế hoạch tiến độ nghiệm

thu các thiết bị đã lắp đặt xong, đôn
đốc các tổ chức nhận thầu xây lắp
hoàn thiện công trình để đảm bảo việc


nghiệm thu đúng thời hạn.
c) Chuẩn bị cán bộ, công nhân
vận hành và các điều kiện vật chất kĩ
thuật cần thiết (điện nước, nguyên
nhiên vật liệu, mặt bằng...) để tiếp
nhận bảo quản những thiết bị sau khi
tổ chức nghiệm thu để chạy thử tổng
hợp, tổ chức việc vận hành thiết bị
trong giai đoạn chạy thử không tải liên
động và có tải (có sự tham gia của bên
nhận thầu lắp đặt và nhà máy chế tạo)
.
d) Cung cấp cho đơn vị được
giao trách nhiệm quản lý, sử dụng
hoặc vận hành khai thác công trình tài
liệu hướng dẫn lắp đặt vận hành máy,
lý lịch máy và những hồ sơ kỹ thuật


mà chủ đầu tư quản 1ý ( do nhà thầu
lắp đặt thiết bị bàn giao lại ).
Trường hợp thiết bị cũ sử dụng lại
cho nơi khác thì chủ đầu tư phải cung
cấp lý lịch thiết bị cho đơn vị nhận
thầu lắp đặt. Trường hợp lý lịch không

cần hay không đúng thực tế thì chủ
đầu tư phải tổ chức hội đồng kỹ thuật
để đánh giá lại chất lượng thiết bị, nếu
hỏng phải sửa chữa lại mới được lắp
đặt lại vào nơi sử dụng mới.
e) Có trách nhiệm lưu trữ toàn bộ
hồ sơ nghiệm thu để sử dụng lâu dài
trong quá trình vận hành sản xuất của
thiết bị.
f) Cấp kinh phí chạy thử không
tải, có tài và chi phí công tác nghiệm


thu.
g) Có quyền từ chối nghiệm thu
thiết bị đã lắp đặt xong khi các bộ
phận của thiết bị chưa được nghiệm
thu từng phần hoặc chưa sửa chữa hết
các sai sót ghi trong phụ lục của biên
bản nghiệm thu từng phần trước đó.
Mặt khác nếu bên nhận thầu đã chuẩn
bị đầy đủ điều kiện nghiệm thu mà
bên chủ đầu tư không tổ chức nghiệm
thu kịp thời thì phải trả cho bên nhận
thầu mọi chi phí do kéo dài nghiệm
thu.
3.2. Trách nhiệm của tổ chức
nhận thầu lắp đặt
a) Có trách nhiệm tự kiểm tra
hoàn chỉnh việc lắp đặt thiết bị, chuẩn



bị đầy đủ hồ sơ nghiệm thu (biên bản,
sơ đồ hoàn công, nhật ký công
trình…), tạo mọi điều kiện để Chủ
đầu tư hoặc đại diện Chủ đầu tư ( tư
vấn giám sát ) làm việc thuận tiện.
b) Chuẩn bị hiện trường thuộc
phần lắp đặt thiết bị, cán bộ kỹ thuật,
công nhân vận hành, công nhân sửa
chữa thiết bị, các nguồn năng lượng,
vật liệu cần thiết để phục vụ việc
nghiệm thu tĩnh, nghiệm thu không tải
đơn động thiết bị.
c) Trong thời gian chạy thử không
tải liên động và chạy thử có tải, bố trí
đủ cán bộ kĩ thuật và công nhân trực
để kịp thời xử lý các sự cố và các
khiếm khuyết phát sinh.


d) Có trách nhiệm bàn giao lại
cho chủ đầu tư các tài liệu thiết kế và
các biên bản nghiệm thu khi bàn giao
công trình.
e) Tổ chức nhận thầu lại cũng có
trách nhiệm như tồ chức nhận thầu
chính trong các phần việc mình thi
công trong việc nghiệm thu bàn giao
thiết bị.

f) Tổ chức nhận thầu lắp đặt có
quyền khiếu nại với các cơ quan quản
lý cấp trên của tổ chức nhận thầu và
chủ đầu tư khi công trình bảo đảm
chất lượng mà chủ đầu tư không chấp
nhận hoặc chậm trễ kéo dài việc
nghiệm thu.


3.3. Trách nhiệm của tồ chức
nhận thầu thiết kế và của nhà chế tạo
a) Tham gia nghiệm thu ở các
bước : nghiệm thu tĩnh, nghiệm thu
chạy thử không tải và nghiệm thu chạy
thử có tải.
b) Có quyền không ký văn bản
nghiệm thu nếu thiết bị lắp đặt không
đúng thiết kế, không đúng quy trình,
quy phạm kĩ thuật, hoặc không đúng
hướng dẫn kỹ thuật của nhà chế tạo
đã ghi trong thuyết minh kỹ thuật của
thiết bị.
c) Trường hợp thiết bị mua của
nước ngoài, có đại diện của nhà chế
tạo trong quá trình lắp đặt thì cần căn
cứ theo hợp đồng của chủ đầu tư với


nước ngoài mà yêu cầu nhà chế tạo có
trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn tố

chức nhận thầu lắp đặt chạy theo
đúng yêu cầu kĩ thuật, đúng thiết kế,
đúng thuyết minh kĩ thuật của nhà chế
tạo, có trách nhiệm cùng các bên liên
quan cho chạy thử thiết bị đúng công
suất thiết kế, giúp Chủ đầu tư đánh giá
đúng đắn chất lượng lắp đặt thiết bị.
4. Kiểm tra chất lượng thiết bị
4.1. Đối với thiết bị đã qua sử
dụng
Trong “ Những yêu cầu kỹ thuật
chung về nhập khẩu các thiết bị đã
qua sử dụng”được ban hành kèm theo
Quyết định số 2019/1997/QĐBKHCNMT ngày 01-12-1997 của Bộ


Khoa học, Công nghệ và Môi trường)
có quy định :
a) Chủ đầu tư là người quyết định
và chịu trách nhiệm về hậu quả kinh tế
- kỹ thuật và mọi hậu quả của việc
nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng.
Việc nhập khẩu thiết bị đã qua sử
dụng phải được thực hiện thông qua
hợp đồng nhập khẩu hàng hoá theo
quy định của Bộ Thương mại và có sự
phê duyệt của Bộ, Ngành hoặc Uỷ
ban Nhân dân Tỉnh, Thành phố trực
thuộc Trung ương.
b) Thiết bị nhập khẩu đã qua sử

dụng phải đảm bảo các yêu cầu chung
về kỹ thuật sau đây:
- Có chất lượng còn lại lớn hơn


hoặc bằng 80% so với nguyên thuỷ;
- Mức tăng tiêu hao nguyên liệu,
năng lượng không vượt quá 10% so
với nguyên thuỷ;
- Phải đảm bảo an toàn, vệ sinh
lao động và không gây ô nhiễm môi
trường.
c) Việc xác nhận sự phù hợp chất
lượng của thiết bị đã qua sử dụng với
các yêu cầu chung về kỹ thuật nêu
trong mục 5 được thực hiện bởi một
Tổ chức giám định của nước ngoài
hoặc Việt Nam có đầy đủ tư cách
pháp nhân. Tổ chức giám định đó chịu
trách nhiệm hoàn toàn trước các cơ
quan Việt Nam trong trường hợp kết
quả giám định không đúng sự thực.


Khi có khiếu nại về sự khác nhau
của kết quả giám định thì Bộ Khoa
học, Công nghệ và Môi trường là cơ
quan có ý kiến quyết định cuối cùng.
d) Khi nhập khẩu thiết bị đã qua
sử dụng, ngoài việc đảm bảo các thủ

tục nhập khẩu hàng hoá, thủ tục hải
quan theo quy định, tổ chức và cá
nhân nhập khẩu phải nộp chứng thư
giám định chất lượng hàng hoá của Tổ
chức giám định như đã nêu trên và
văn bản xác nhận tư cách pháp nhân
của tổ chức giám định chất lượng đó
do cơ quan chức năng của nước sở tại
cấp cho phép hành nghề giám định kỹ
thuật (nếu là bản sao phải có công
chứng).


e) Bộ Khoa học, Công nghệ và
Môi trường tự mình hoặc phối hợp với
các Bộ, Ngành, Uỷ ban Nhân dân các
Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung
ương tiến hành thanh tra, kiểm tra
Nhà nước được tiến hành sau khi lắp
đặt, vận hành các thiết bị đã qua sử
dụng theo các dạng sau đây:
- Kiểm tra bắt buộc đối với các
thiết bị, dây chuyền, xí nghiệp lớn,
tổng giá hợp đồng mua từ 1 triệu USD
trở lên;
- Kiểm tra khi có dấu hiệu vi
phạm;
- Kiểm tra xác suất theo yêu cầu
quản lý.
g) Danh mục các thiết bị đã qua



sử dụng cấm nhập
- Thiết bị trong các ngành công
nghiệp dầu khí, điện lực, dây chuyền
sản xuất xi măng, tuyển quặng, nấu
luyện kim loại. Thiết bị trong các
ngành sản xuất hoá chất cơ bản, phân
bón, thuốc trừ sâu.
- Thiết bị ở các công đoạn quyết
định đến chất lượng sản phẩm trong
công nghiệp, chế biến thực phẩm.
- Thiết bị trong các ngành sản
xuất yêu cầu độ chính xác cao như
các thiết bị đo lường, thí nghiệm, kiểm
tra, các thiết bị sử dụng trên mạng lưới
bưu chính - viễn thông.
- Các thiết bị yêu cầu độ an toàn


cao như nồi hơi, thang máy, điều
khiển phản ứng hạt nhân, các thiết bị
kiểm tra, điều khiển các hệ thống an
toàn.
- Các thiết bị có ảnh hưởng tới
một khu vực rộng lớn như các thiết bị
xử lý chất thải, cửa đập nước, thiết bị
trong dây chuyền sản xuất ở công
đoạn dễ có sự cố gây ô nhiễm nghiêm
trọng đến môi trường.

4.2. Đối với thiết bị mới
Trong Quy định về kiểm tra Nhà
nước chất lượng hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu đươch ban hành kèm theo
Quyết định số 1091/1999/QĐBKHCNMT ngày 22/6/1999 của Bộ
trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và


Môi trường và Thông tư liên tịch
BKHCNMT-TCHQ
số
37/2001/TTLT/BKHCNMT-TCHQ
ngày 28/6/2001
“ Hướng dẫn thủ
tục hải quan và kiểm tra chất lượng
đối với hàng hoá xuất nhập khẩu phải
kiểm tra nhà nước về chất lượng ” có
nêu :
a) Việc kiểm tra về chất lượng đối
với các hàng hoá thuộc Danh mục
hàng hóa phải kiểm tra do Cơ quan
kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu hoặc Tổ
chức giám định được chỉ định thực
hiện (dưới đây gọi chung là Cơ quan
kiểm tra).
Cơ quan kiểm tra , Tổ chức giám


định được Bộ Khoa học, Công nghệ

và Môi trường chỉ định hoặc phối hợp
với các Bộ quản lý chuyên ngành chỉ
định, được công bố kèm theo trong
Danh mục hàng hóa phải kiểm tra.
b) Việc kiểm tra chất lượng hàng
hóa nhập khẩu được thực hiện tại một
trong hai địa điểm sau :


Kiểm tra tại bến đến : được thực
hiện theo hai phương thức kiểm tra
mẫu hàng nhập khẩu và kiểm tra lô
hàng nhập khẩu;
• Kiểm tra tại bến đi.
c) Kiểm tra mẫu hàng nhập khẩu

:
- Trước khi nhập hàng, doanh


nghiệp nhập khẩu gửi mẫu hàng nhập
khẩu cùng với bản giới thiệu, thuyết
minh (Catalogue) về hàng hóa của bên
bán hàng và các tài liệu kỹ thuật có
liên quan.
- Cơ quan kiểm tra thực hiện
việc thử nghiệm các chỉ tiêu chất
lượng đã quy định của mẫu hàng và
thông báo kết quả thử nghiệm cho
doanh nghiệp nhập khẩu biết để xử lý.

Kết quả thử nghiệm mẫu hàng đạt yêu
cầu là căn cứ để đối chiếu với các lô
hàng nhập khẩu sau này của chính
doanh nghiệp đó.
Trường hợp kết quả thử nghiệm
mẫu hàng phù hợp yêu cầu, khi hàng
hóa nhập về cửa khẩu, doanh nghiệp


nhập khẩu thông báo cho Cơ quan
kiểm tra biết, đồng thời gửi bổ sung
các hồ sơ sau đây:

Giấy đăng ký kiểm tra Nhà
nước chất lượng hàng hóa xuất nhập
khẩu ;

Sao y bản chính bản liệt kê
hàng hóa (nếu có), hóa đơn, vận đơn.
Đối với hàng hóa là dầu nhờn động cơ
phải kèm thêm hợp đồng nhập khẩu
(sao y bản chính);

Các chứng thư chất lượng
của lô hàng cấp từ bến đi (nếu có).
c) Kiểm tra lô hàng nhập khẩu :
- Trường hợp doanh nghiệp nhập
khẩu không gửi mẫu hàng để kiểm tra



trước, khi hàng hóa nhập về cửa khẩu,
doanh nghiệp phải thông báo cho Cơ
quan kiểm tra biết và nộp các hồ sơ
sau đây :
- Giấy đăng ký kiểm tra Nhà
nước chất lượng hàng hóa xuất nhập
khẩu ;
- Sao y bản chính bản liệt kê
hàng hóa (nếu có), hóa đơn, vận đơn.
Đối với hàng hóa là dầu nhờn động cơ
phải kèm thêm hợp đồng nhập khẩu
(sao y bản chính);
- Bản giới thiệu, thuyết minh (
Catalogue ) hoặc tài liệu kỹ thuật có
liên quan về hàng hóa của người bán
hàng.
Sau khi nhận đủ các hồ sơ trên


đây, Cơ quan kiểm tra sẽ lấy mẫu
hàng hóa và thử nghiệm theo các chỉ
tiêu quy định.
d) Việc kiểm tra hàng hóa nhập
khẩu tại bến đi được thực hiện theo
trình tự sau :
- Bộ Khoa học Công nghệ và Môi
trường (Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo
lường - Chất lượng) hoặc Bộ quản lý
chuyên ngành (đối với hàng hóa được
phân công quản lý) thông báo danh

sách các Tổ chức giám định nước
ngoài được thừa nhận, Cơ quan kiểm
tra, Tổ chức giám định được chỉ định
để doanh nghiệp nhập khẩu lựa chọn
thực hiện việc kiểm tra tại bến đi.
- Trường hợp doanh nghiệp nhập


khẩu chọn Tổ chức giám định nước
ngoài không thuộc danh sách nói trên,
doanh nghiệp nhập khẩu có trách
nhiệm cung cấp cho Bộ Khoa học
Công nghệ và Môi trường (Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)
hoặc Bộ quản lý chuyên ngành các
thông tin và hồ sơ sau đây của Tổ
chức này để xem xét việc thực hiện
thừa nhận:
• Tên Tổ chức giám định;

Địa chỉ, trụ sở, điện thoại,
Fax;

Lĩnh vực, phạm vi, đối tượng
hoạt động cụ thể;

Các chứng chỉ, chứng nhận
về hệ thống đảm bảo chất lượng ISO



×