Tải bản đầy đủ (.pdf) (196 trang)

(LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ) NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.3 MB, 196 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
– – –O– – –

HOÀNG NGUYÊN KHAI

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
– – –O– – –

HOÀNG NGUYÊN KHAI

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM


LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 62.34.02.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hà Quang Đào

TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Hoàng Nguyên Khai
Sinh ngày: 01 tháng 01 năm 1966 tại Sài gòn
Quê quán: Thừa thiên – Huế
Hiện công tác tại Đại Học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh, số 475A Điện
Biên Phủ, Phường 25, Quận Bình thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Là Nghiên cứu sinh khóa XVII của trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ
Chí Minh.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi, các kết quả nghiên cứu, các kết luận khoa học chưa được công bố trong các
công trình tương tự nào khác trước đó. Số liệu và tư liệu được trích dẫn trung
thực, đầy đủ, có nguồn gốc rõ ràng.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10/10/2015
Nguyên cứu sinh

Hoàng Nguyên Khai


BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT


CHỮ TIẾNG ANH ĐẦY ĐỦ– NGHĨA TIẾNG VIỆT

ADB

Asian Development Bank – Ngân hàng Phát triển Châu Á

APEC

Asia – Pacific Economic Cooperation – Hợp tác Kinh tế châu Á –
Thái Bình Dương

ASEAN

Association of Southeast Asian Nations – Hiệp hội các Quốc gia
Đông Nam Á

CAR

Capital Adequacy Ratio – Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

CR

Control risk – Rủi ro kiểm soát

CSH

Chủ sở hữu

DPRR


Dự phòng rủi ro

DR

Disaster Recovery – Trung tâm dự phòng

ĐVCNT

Đơn vị chấp nhận thẻ

EBA

Extreme Bounds stability Analysis – Phương pháp phân tích ổn
định có giới hạn

EFA

Exploratory Factor Analysis – Phân tích nhân tố khám phá

EMV

Europay, Master Card and Visa – Chuẩn thẻ thanh toán thông
minh

FDI

Foreign Direct Investment – Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FII


Foreign Indirect Investment – Đầu tư gián tiếp nước ngoài

FTP

Fund Transfer Pricing – Định giá vốn điều chuyển

HĐKD

Hợp đồng kinh doanh


VIẾT TẮT

CHỮ TIẾNG ANH ĐẦY ĐỦ– NGHĨA TIẾNG VIỆT

HĐQT

Hội đồng quản trị

HSC

Hội sở chính

KPI

Key Performance Indicator – Hỗ trợ đo lường hiệu quả công việc

KRIs


Key Risk Indicators – Bộ Chỉ số các rủi ro chủ yếu

L/C

Letter of Credit – Tín dụng thư

LGD

Loss Given Default – Tỷ lệ mất vốn dự kiến

LOS

Loan Origination System – Hệ thống hỗ trợ nghiệp vụ khởi tạo
cho vay trong ngân hàng

M&A

Mergers and Acquisitions –Mua bán và sát nhập

MB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội

MHB

Mekong Housing Bank–Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông
Cửu Long

MHCB


Mizuho Corporate Bank, Ltd. – Ngân hàng Thương nghiệp hỗn
hợp Mizuho

MIS

Management Information System – Hệ thống thông tin quản lý

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHNNg

Ngân hàng nước ngoài

NHTM

Ngân hàng Thương mại

NHTW

Ngân hàng Trung ương

NIM

Net Interest Margin – Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên


VIẾT TẮT


CHỮ TIẾNG ANH ĐẦY ĐỦ– NGHĨA TIẾNG VIỆT

PD

Probability of default – Xác suất khách hàng không trả được nợ

PGD

Phòng giao dịch

ROA

Return On Asset – Hiệu suất sinh lời trên tài sản

ROAA

Return On Average Assets – Hiệu suất sinh lời của tổng tài sản
bình quân

ROAE

Return On Average Equity – Hiệu suất sinh lời của vốn chủ sở hữu
bình quân

ROE

Return on Equity – Hiệu suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

RRTD


Rủi ro tín dụng

SMEs

Small and Medium Enterprises – Doanh nghiệp vừa và nhỏ

SWIFT

Society

for

Worldwide

Interbank

and

Financial

Telecommunication, Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài
chính quốc tế – Dịch vụ thanh toán thẻ
TCTD

Tổ chức tín dụng

TDH

Trung dài hạn


TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TTQT

Thanh toán quốc tế

USD

Đô la Mỹ

VBB

Công ty thương nghiệp hỗn hợp Vietcombank – Bombay – Bến
Thành

VCB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam


VIẾT TẮT

CHỮ TIẾNG ANH ĐẦY ĐỦ– NGHĨA TIẾNG VIỆT

VCB Money

Công ty chuyển tiền của Vietcombank


Vietcombank

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam

VND

Việt nam đồng

WB/IMF

World Bank/ International Monetary Fund – Ngân hàng Thế giới
và Quỹ Tiền tệ Quốc tế

WTO

Worrld Trade Organnization – Tổ chức Thương mại Thế giới

XNK

Xuất nhập khẩu


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu của Vietcombank giai đoạn 2009 –
2013 ................................................................................................................58
Bảng 3.2: Chất lượng tín dụng thể hiện các nhóm nợ của Vietcombank giai đoạn
2009 – 2013 ....................................................................................................63
Bảng 3.3: Chi tiết hoạt động tín dụng của Vietcombank các năm 2011 – 2012 .......74
Bảng 3.4: Một số chương trình tín dụng của Vietcombank các năm 2011 – 2012..75
Bảng 3.5: Cho vay theo đối tượng khách hàng của Vietcombank 2011 – 2012 .......76

Bảng 3.6: Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank 2011 – 2013 ....87
Bảng 3.7: Phát triển dịch vụ thẻ Vietcombank năm 2012 ........................................88
Bảng 3.8: Thống kê mô tả các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh..............102
Bảng 3.9: Độ tin cậy của thang đo ..........................................................................104
Bảng 3.10: Kết quả phân tích nhân tố biến độc lập ................................................105
Bảng 3.11: Kết quả phân tích nhân tố biến phụ thuộc ............................................106
Bảng 3.12: Tương quan giữa các biến ....................................................................107
Bảng 3.13: Kết quả phân tích hồi quy .....................................................................108
Bảng 4.1: Nguyên nhân khách quan của cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt
động ngân hàng ............................................................................................128
Bảng 4.2: Một số chỉ tiêu định hướng giai đoạn 2014 – 2020 ................................130


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................10
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu ..................................................................................97


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tổng tài sản của Vietcombank giai đoạn 2009 – 2013 ........................55
Biểu đồ 3.2: Biến động tỷ lệ an toàn vốn của Vietcombank giữa các tháng (T) trong
năm 2012 ........................................................................................................56
Biểu đồ 3.3: Năng lực tài chính của Vietcombank được thể hiện qua sự tăng trưởng
quy mô tiền gửi khách hàng và dư nợ cho vay với tổng tài sản và vốn chủ sở
hữu giai đoạn 2009 – 2013 .............................................................................57
Biểu đồ 3.5: Năng lực tài chính của Vietcombank được thể hiện qua sự tăng trưởng
quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu giai đoạn 2009 – 2013 .....................59
Biểu đồ 3.6: Tổng tài sản của 10 NHTM đứng đầu giai đoạn 2009 – 2013 .............59
Biểu đồ 3.7: Quy mô tổng tài sản của Vietcombank trong số 10 NHTM hàng đầu
Việt nam năm 2013 ........................................................................................60

Biểu đồ 3.8: Vốn chủ sở hữu của 10 NHTM đứng đầu giai đoạn 2009 – 2013 .......61
Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ nợ xấu và hệ số an toàn vốn của Vietcombank ...........................62
Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ nợ xấu của 10 NHTM có quy mô lớn nhất Việt nam – 2012......64
Biểu đồ 3.10: Hiệu quả sử dụng vốn của Vietcombank giai đoạn 2009 – 2013 .......65
Biểu đồ 3.11: Lợi nhuận của Vietcombank trong số 10 ngân hàng, năm 2012 ........65
Biểu đồ 3.13: Lợi nhuận của Vietcombank trong số 10 ngân hàng ..........................66
Biểu đồ 3.14: Tăng trưởng huy động vốn Vietcombank giai đoạn 2009 – 2013......67
Biểu đồ 3.14: Tăng trưởng quy mô vốn huy động từ nền kinh tế với tổng tài sản giai
đoạn 2009 – 2013 ...........................................................................................68
Biểu đồ 3.15: Cơ cấu huy động vốn USD từ nền kinh tế theo đối tượng của
Vietcombank biến động các tháng trong năm 2012.......................................69
Biểu đồ 3.16: Cơ cấu huy động vốn VND từ nền kinh tế theo đối tượng của
Vietcombank biến động các tháng trong năm 2012.......................................70
Biểu đồ 3.17: Vietcombank đứng thứ 4 về thị phần huy động vốn năm 2013 .........71


Biểu đồ 3.18: Tăng trưởng dư nợ cho vay với tổng tài sản giai đoạn 2009 – 2013..73
Biểu đồ 3.19: Chất lượng tín dụng thể hiện các nhóm nợ của Vietcombank giai đoạn
2009 – 2013 ....................................................................................................77
Biểu đồ 3.20: Chất lượng tín dụng của Vietcombank giai đoạn 2009 – 2013 ..........78
Biểu đồ 3.22: Tín dụng cho nền kinh tế của Vietcombank so với một số ngân hàng
khác giai đoạn 2009 – 2013 ...........................................................................79
Biểu đồ 3.23: Vietcombank đứng thứ 4 về thị phần dư nợ cho vay thời điểm tháng
1/2014 .............................................................................................................80
Biểu đồ 3.24: Thị phần tín dụng của Vietcombank so với một số ngân hàng khác
năm 2012 ........................................................................................................81
Biểu đồ 3.25: Tỷ trọng thị phần dư nợ cho vay của Vietcombank ...........................82
Biểu đồ 3.26: Thị phần tín dụng của Vietcombank trong tổng thể các ....................82
Biểu đồ 3.26: Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Vietcombank giai
đoạn 2009 – 2013 ...........................................................................................83

Biểu đồ 3.27: Cơ cấu danh mục đầu tư theo ngành của Vietcombank năm 2012 ....84
Biểu đồ 3.28: Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank ...................86
Biểu đồ 3.29: Huy động vốn và cho vay đối với thể nhân của Vietcombank giai
đoạn 2009 – 2013 ...........................................................................................89
Biểu đồ 4.1: Mức độ phổ biến của các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong
hoạt động ngân hàng ....................................................................................126
Biểu đồ 4.2: Mức độ phổ biến nhất của các hành vi cạnh tranh không lành mạnh
trong hoạt động ngân hàng ...........................................................................127
Biểu đồ 4.3: Nguyên nhân khách quan của cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt
động ngân hàng – Mức độ phổ biến .............................................................129


MỤC LỤC
1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.............................................................i

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................II
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU....................................................II
4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN.................................................. III
5. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN ............................................................................... IV
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................1
1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ...................................................................................................................1
1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài.........................................................1
1.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước ........................................4
1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN ...........................................8
1.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ......................................................................8
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................8

1.2.3. Quy trình nghiên cứu ....................................................................................9
CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ....................................................................11
2.1. QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI ............................................................................................11
2.1.1. Những quan điểm chung [3, 7, 8, 34, 35, 40, 46] ...................................11
2.1.2. Quan điểm nghiên cứu phát triển của luận án............................................12
2.1.3. Các phương thức cạnh tranh của ngân hàng thương mại [7, 27, 30, 40] ..20
2.2. NỘI DUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI 23


2.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại ..................23
2.2.2. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại ...........25
2.2.3. Đo lường năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại .......................33
2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương
mại..............................................................................................................34
2.3. KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN
HÀNG NƯỚC NGOÀI VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO CÁC NGÂN HÀNG VIỆT
NAM..........................................................................................................................39
2.3.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nước ngoài ...39
2.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với ngân hàng Việt Nam ...........................47
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................51
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ................52
3.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM .............................................................................................52
3.1.1. Khái quát về sự hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức [18] ..................52
3.1.2. Tổng quan hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần
Ngoại thương Việt Nam [18] .....................................................................54

3.2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ....................................................58
3.2.1. Năng lực tài chính .......................................................................................58
3.2.2. Năng lực về sản phẩm dịch vụ ....................................................................66
3.2.3. Trình độ công nghệ ngân hàng ...................................................................91
3.2.4. Nguồn nhân lực và năng lực quản lý điều hành .........................................92
3.3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM ...............................................................................................................96


3.3.1. Mô hình nghiên cứu ....................................................................................96
3.3.2. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................98
3.3.3. Độ tin cậy của thang đo ..............................................................................99
3.3.4. Đo lường các biến .....................................................................................100
3.3.5. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................100
3.3.6. Kết quả nghiên cứu ...................................................................................102
3.4. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ..................................................110
3.4.1. Những kết quả đạt được ............................................................................110
3.4.2. Những hạn chế ..........................................................................................111
3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế ..............................................................112
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................115
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM .....................................................................116
4.1. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CẠNH TRANH TRONG HOẠT
ĐỘNG NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM CŨNG NHƯ ĐỐI VỚI VIETCOMBANK
TRONG NHỮNG NĂM TỚI .................................................................................116
4.1.1. Yêu cầu của hội nhập quốc tế đối với cạnh tranh ngân hàng...................116

4.1.2. Những cơ hội và thách thức đối với ngân hàng Việt nam cũng như đối với
Vietcombank trong hội nhập quốc tế .......................................................119
4.1.3. Xu hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ...........................................................122
4.1.4. Ảnh hưởng môi trường cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân
hàng ở Việt nam tác động đến Vietcombank ...........................................126
4.1.5. Định hướng nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng và của Vietcombank
giai đoạn 2014 – 2020 với một số dự báo cơ bản về kinh tế Việt nam [1,
17] ............................................................................................................129


4.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG
VIỆT NAM .............................................................................................................130
4.2.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietcombank thông qua việc tăng quy
mô của ngân hàng ....................................................................................130
4.2.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ ....................................................................132
4.2.3. Giải pháp về công nghệ ............................................................................138
4.2.4. Một số giải pháp khác ...............................................................................139
4.3. KIẾN NGHỊ .....................................................................................................142
4.3.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý và cơ chế có liên quan trực tiếp đến tạo
môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động ................................142
4.3.2. Ngân hàng nhà nước tăng cường vai trò quản lý nhà nước và điều hành
chính sách tiền tệ theo hướng tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn
cho các ngân hàng thương mại Việt Nam................................................144
4.3.3. Ngân hàng nhà nước chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án tái cơ cấu
lại các Tổ chức tín dụng Việt nam ...........................................................145
4.3.4. Khẩn trương hoàn thiện chiến lược phát triển ngành ngân hàng nói chung
và chiến lược phát triển các ngân hàng thương mại Việt nam nói riêng 147
4.3.5. Kiến nghị khác...........................................................................................148

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ......................................................................................149
KẾT LUẬN ............................................................................................................150


i

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Chủ đề năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã,
đang và tiếp tục là vấn đề thời sự, thu hút được sự quan tâm lớn cả từ gốc độ nghiên
cứu, xây dựng và điều hành chính sách, quản trị và điều hành kinh doanh ngân
hàng, ... Kể từ khi triển khai thực hiện hai luật ngân hàng ban hành năm 2008, thực
hiện hai luật mới ban hành năm 2010 có hiệu lực từ năm 2011, cùng với mở cửa thị
trường dịch vụ tài chính gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, hoạt động
ngân hàng nước ta ngày càng sôi động trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay
gắt của các tổ chức tín dụng (TCTD). Để tồn tại và phát triển được, các tổ chức tín
dụng luôn phải thực hiện liên tục và không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh
trong quá trình hoạt động, mở cửa thị trường dịch vụ tài chính, hội nhập kinh tế
quốc tế.
Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội và quá trình hội nhập kinh tế khu vực
và quốc tế, hoạt động ngân hàng ngày càng có sự cạnh tranh sôi động với sự tham
gia nhiều mô hình ngân hàng khác nhau trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng, đặc
biệt trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Sự cạnh tranh thúc đẩy quá trình đổi
mới, tiếp cận cơ cấu lại các NHTM đồng thời đáp ứng nhu cầu vốn và dịch vụ cho
pháp triển kinh tế của đất nước, tuy nhiên cạnh tranh cũng đang đặt ra nhiều vấn đề
cần giải quyết.
Vietcombank là một trong những NHTM đi tiên phong về mở cửa thị trường
và hội nhập quốc tế, quy mô tài sản không ngừng tăng lên, đa dạng về sản phẩm
dịch vụ, mạng lưới chi nhánh ngày càng tăng...Và đến nay, Vietcombank đã nâng
cao được khá nhiều về năng lực cạnh tranh của mình, đóng vai trò quan trọng thúc

đẩy tiến trình đổi mới và phát triển nền kinh tế. Song, đứng trước những yêu cầu đặt
ra trong thực tiễn việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam nói
chung và Vietcombank nói riêng luôn đòi hỏi phải có các giải pháp đồng bộ. Xuất


ii

phát từ thực tiễn của ngành ngân hàng Việt Nam nói chung, Vietcombank nói riêng.
Tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam trên thị trường Việt Nam” để
nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách đang đặt ra trong thực tiễn ở nước ta
hiện nay.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
– Hệ thống hóa và góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về
năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại.
– Phân tích, đánh giá, làm rõ thực trạng năng lực cạnh tranh của Vietcombank
trong giai đoạn 2009 – 2014
– Phân tích các nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác động của các nhân tố đến
năng lực cạnh tranh của Vietcombank.
– Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietcombank trên thị trường
Việt Nam.
– Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ nâng cao năng lực cạnh tranh
của Vietcombank trong hệ thống NHTM Việt nam hậu khủng hoảng kinh tế toàn
cầu, hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2020.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
– Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của NHTMCP Ngoại thương
Việt Nam.
– Phạm vi không gian nghiên cứu: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại
thương Việt Nam.
– Phạm vi thời gian:

Dữ liệu thứ cấp: Thu thập trong giai đoạn 2009 – 2013
Dữ liệu sơ cấp: Thu thập thông tin đánh giá của nhân viên ngân hàng và khách
hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng trong giai đoạn 2012 – 2014.
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Vietcombank, luận
án tập trung vào năng lực cạnh tranh trên các gốc độ: Quy mô; Chất lượng dịch vụ;
Nỗ lực xúc tiến bán hàng; Công nghệ; Phí dịch vụ.


iii

4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận:
Thứ nhất: Trên cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tác
giả đưa ra quan điểm năng lực cạnh tranh của ngân hàng là: “Năng lực cạnh tranh
của NHTM là khả năng kiểm soát các điều kiện kinh doanh thuận lợi của ngân hàng
so với NHTM và tổ chức tài chính khác trong một môi trường nhất định nhằm thu
được lợi nhuận tối đa”
Thứ hai: Tác giả đưa ra các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM
cụ thể như: Năng lực tài chính; Năng lực về sản phẩm dịch vụ; Trình độ công nghệ
ngân hàng; Nguồn nhân lực và năng lực quản trị điều hành; Thị phần và tốc độ tăng
trưởng thị phần của ngân hàng thương mại.
Thứ ba: Luận án cũng tập trung làm rõ các nhân tố tác động đến năng lực
cạnh tranh của NHTM bao gồm: Chất lượng dịch vụ; Nỗ lực xúc tiến bán hàng;
Công nghệ; Giá bán (phí dịch vụ).
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát
của luận án:
Thứ nhất: Dựa vào số liệu thứ cấp để phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh
của Vietcombank cho thấy: Quy mô tổng tài sản của Vietcombank ngày càng tăng
trong giai đoạn 2009 – 2013 do đó, năng lực cạnh tranh của Vietcombank về quy
mô tài sản đứng thứ 4 trong toàn hệ thống NHTM Việt Nam; Quy mô vốn chủ sở

hữu của Vietcombank năm 2013 đứng vị trí thứ 3, nhưng sang năm 2014 đứng vị trí
thứ 4 trong hệ thống NHTM Việt Nam; Năng lực sử dụng vốn của Vietcombank
năm 2012 đứng thứ 5 trong toàn hệ thống NHTM Việt Nam; Về năng lực sản phẩm
dịch vụ của Vietcombank đã giảm sút trong năm 2014 và đứng sau Agribank.
Thứ hai: Dựa vào số liệu sơ cấp để phân tích các nhân tố tác động đến năng
lực cạnh tranh của Vietcombank và kết quả phân tích hồi quy như sau:
Năng lực cạnh tranh = – 0,124 + 0,386*Quy mô + 0,312*Chất lượng +
0,185* Công nghệ + 0,101* Phí dịch vụ + 0,049*Xúc tiến
Kết quả hồi quy cho thấy: Quy mô có mức độ tác động cao nhất (0,386); Chất
lượng có mức độ tác động là 0,312; Công nghệ có mức độ tác động là 0,185; Phí


iv

dịch vụ có mức độ tác động là 0,101 và mức độ tác động thấp nhất là Xúc tiến
(0,049).
5. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục phụ lục.
Nội dung chính của luận án được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án và
phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Những vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương
mại
Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngoại thương Việt Nam
Chương 4: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ
phần Ngoại thương Việt nam.


1


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Trong khoảng mười năm gần đây, trên thế giới đã có nhiều công trình, sách
giáo khoa, tài liệu nghiên cứu về tính hiệu quả của các tổ chức tài chính được thực
hiện bởi chính phủ, các nhà kinh tế, các học giả và những người có quan tâm đến
lĩnh vực này. Gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu tính cạnh tranh trên thị
trường ngân hàng do các tổ chức quốc tế thực hiện ở các nước đã và đang phát triển.
Barbara Casu, Philip Molyneux (2000) [49], giảng viên khoa kế toán của
Trường đại học xứ Wales đã tiến hành nghiên cứu so sánh kết quả hoạt động của hệ
thống ngân hàng Châu Âu. Các tác giả đã dùng phương pháp phân tích phát triển dữ
liệu phi tham số (Non – parametric Data Development Analysis) kết hợp với cách tiếp
cận hồi quy Tobit để phân tích tính cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Châu Âu trong
bối cảnh thị trường Châu Âu thống nhất trong giai đoạn 1993 – 1997. Về phương pháp,
các tác giả đã sử dụng phương pháp định lượng thông qua mô hình hồi quy Tobit, tuy
nhiên mô hình này chỉ được sử dụng khi biến phụ thuộc bị kiểm duyệt nên mô hình này
không phù hợp với đề tài mà tác giả đang nghiên cứu. Kết quả phân tích cho thấy kể từ
khi có thị trường Châu Âu thống nhất, đã có một sự cải thiện ít ỏi về mức hiệu quả của
hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, do có sự khác biệt giữa các thị trường ngân hàng ở các
quốc gia ở Châu Âu, các yếu tố xác định hiệu quả của ngân hàng cũng phụ thuộc vào
những đặc điểm riêng của từng quốc gia. Nghiên cứu này có ý nghĩa khoa học và
thực tiễn cao, nó giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn tổng thể về cạnh tranh của hệ
thống ngân hàng Châu Âu trong bối cảnh thị trường Châu Âu thống nhất, và được
các nhà quản lý ứng dụng vào hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Bert Scholtens (2000) [50], đã nghiên cứu về cạnh tranh, tăng trưởng và hiệu



2

quả của ngành công nghiệp ngân hàng. Tác giả đã phân tích mối liên hệ giữa cấu
trúc thị trường và hiệu quả của ngân hàng bằng phương pháp phân tích ổn định có
giới hạn EBA (Extreme Bounds stability Analysis – EBA). Kết quả nghiên cứu cho
thấy lợi nhuận ngân hàng liên hệ nghịch với tài sản ngân hàng và liên hệ thuận với
vốn chủ sở hữu. Về phương pháp, các tác giả đã sử dụng phương pháp định lượng
thông qua mô hình hồi quy, nghiên cứu này cũng có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu này chỉ dừng lại ở mối quan hệ lợi nhuận ngân
hàng liên hệ nghịch với tài sản ngân hàng và liên hệ thuận với vốn chủ sở hữu. Còn
nhiều nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng cần được làm rõ.
Allen N.Berger và Loretta J.Mester (2003) [48], đã nghiên cứu về sự thay đổi
hiệu quả của hệ thống ngân hàng của Mỹ do sự thay đổi về các yếu tố kỹ thuật,
cạnh tranh và quy định của Nhà nước. Đề tài nghiên cứu đã cho thấy trong giai
đoạn 1991 – 1997, hiệu quả về mặt chi phí giảm sút trong khi hiệu quả về mặt lợi
nhuận được cải thiện một cách đáng kể, đặc biệt là khi các ngân hàng tham gia vào
quá trình sát nhập. Nghiên cứu đã cho thấy có sự gia tăng lợi nhuận bằng cách gia
tăng các dịch vụ cao cấp. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của công trình nghiên cứu,
việc loại bỏ doanh thu trong quá trình nghiên cứu có thể dẫn đến những kết quả
sai. Về phương pháp, hai Ông đã sử dụng phương pháp định tính thông qua việc
chứng minh bằng công thức toán học và tính toán kết quả dựa trên các công thức,
phương pháp này có tính chính xác tuy nhiên lại phức tạp và mất nhiều thời gian
tính toán. Nghiên cứu này cũng có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Bên cạnh đó, kết
quả nghiên cứu chỉ dừng lại ở mối quan hệ nghịch biến giữa chi phí và lợi nhuận;
giữa các dịch vụ cao cấp và lợi nhuận, chưa nghiên cứu sâu sự tác động của một
số nhân tố khác tới lợi nhuận.
Sahut et al (2011) [62], đã nghiên cứu các yếu tố của điều kiện cạnh tranh của các
ngân hàng thông thường và các ngân hàng Islamic hoạt động trong cùng một thị trường

trong khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Các tác giả đã xác định mức độ cạnh tranh giữa
hai loại hình ngân hàng bằng cách sử dụng chỉ số thống kê PR – H của Panzar và Ross
(1987) và chỉ số Lerner. Kết quả ước lượng cho thấy rằng ngành ngân hàng trong khu
vực Trung Đông và Bắc Phi hoạt động theo cạnh tranh độc quyền. Và các ngân hàng


3

Islamic có năng lực cạnh tranh và sức mạnh thị trường cao hơn so với các ngân hàng
khác. Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy lợi nhuận và sức mạnh thị trường có quan hệ
đồng biến với nhau, nhưng điều này không đảm bảo mức lợi nhuận cao hơn cho các
ngân hàng Islamic. Về phương pháp, các tác giả đã sử dụng phương pháp định lượng
thông qua mô hình hồi quy logarit, đây là phương pháp có nhiều ưu điểm có thể vận
dụng vào đề tài nghiên cứu. Nghiên cứu này cũng có ý nghĩa khoa học và thực tiễn
cao.
Darshani (2013) [52], nghiên cứu này phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi thế
cạnh tranh trong ngành công nghiệp tài chính, cụ thể là ngân hàng Ceylon Leasing – Sri
Lanka (chi nhánh Kahawatta). Nghiên cứu này hướng vào chất lượng dịch vụ, nỗ lực
khuyến mại, công nghệ mới và giá cho thuê ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh như
thế nào và mức độ tác động của chúng đến năng lực cạnh tranh. Để thu thập dữ liệu
một bảng câu hỏi có cấu trúc đã được sử dụng cho 77% khách hàng với phương pháp
chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Các dữ liệu được phân tích thông qua các mối tương
quan của các biến và hồi quy đa biến để trả lời cho các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả
cho thấy chất lượng dịch vụ và giá cho thuê tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh,
công nghệ mới và nỗ lực khuyến mại không ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh. Các
phân tích sâu cho rằng giá cho thuê là nhân tố mạnh nhất (81% tương quan) và tiếp
theo là chất lượng dịch vụ (22% tương quan) tác động đến năng lực cạnh tranh. Đây là
nghiên cứu có phương pháp phân tích định lượng và chuyên sâu, có ý nghĩa khoa học
và thực tiễn cao, do đó có thể vận dụng vào đề tài nghiên cứu của tác giả.
Nhiều nghiên cứu khác được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới tập trung

vào lĩnh vực năng suất và từ năng suất có thể phân tích về tính cạnh tranh thông qua
các chỉ tiêu năng suất. Các nghiên cứu này hầu hết đều vận dụng mô hình kinh tế
lượng, hàm sản xuất để đo lường các nhân tố tác động đến năng suất của công ty
hay của ngành. Từ kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa năng suất với các yếu tố
đầu vào có tác động đến năng suất, đã đi đến lập luận về tác động của nó đến hiệu
quả và cạnh tranh ở mức độ doanh nghiệp và mức độ ngành.


4

1.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước
- Các bài báo nghiên cứu và sách xuất bản trong khoảng 10 năm gần đây:
- Bài báo:”Nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại
Việt nam trong thời gian tới” của Đinh Duy Đông (2007) [3].
Nội dung cho thấy một số hạn chế trong lĩnh vực cạnh tranh của các NHTM
Việt nam hiện nay như: cạnh tranh trong các NHTM Việt nam mang tính chất độc
quyền nhóm các NHTM Nhà nước chiếm thị phần tuyệt đối và có tiềm lực tài chính
lớn do sự trợ giúp của Nhà nước, nhiều NHTM Việt nam chưa thật an toàn theo tiêu
chuẩn quốc tế, các nghiệp vụ ngân hàng hiện tại còn quá đơn giản và chưa đa dạng,
trình độ quản lý kinh doanh chưa cao, tính chuyên nghiệp trong hoạt động NHTM
hiện đại còn thấp. Trên cơ sở đó, tác giả đề ra một số giải pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh của các NHTM. Bài báo này chỉ dựa vào phân tích định tính đề đưa ra kết
quả như trên nên về mặt phương pháp còn nhiều hạn chế và ý nghĩa thực tiễn chưa
cao.
- Bài báo:“Bàn về nâng cao năng lực cạnh tranh cho các Ngân hàng Thương
mại Việt nam trên thị trường dịch vụ ngân hàng” của Phí Trọng Hiển (2006) [35].
Tác giả đưa ra một số tồn tại nổi bật trong hệ thống dịch vụ ngân hàng hiện
nay như: chủng loại sản phẩm nghèo nàn, đơn điệu, chất lượng sản phẩm chưa cao,
phương thức tiếp cận sản phẩm dịch vụ cho khách hàng đơn giản, thuần túy, quy mô
cung cấp sản phẩm nhỏ, tính cạnh tranh thấp, ngoài ra tác giả còn đánh giá năng lực

cạnh tranh của các ngân hàng trong nước vẫn còn thấp hơn so với thế giới. Tác giả
đề ra chiến lược phát triển nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các NHTM Việt
nam dựa trên hệ thống các chính sách vững chắc và đồng bộ bao gồm: chính sách
hoạt động, tài chính, tiếp thị (Marketing), khách hàng, sản phẩm, nhân lực, công
nghệ và chính sách giá. Phương pháp sử dụng là phương pháp định tính, kết quả
chưa được kiểm định nên ý nghĩa thực tiễn chưa cao.
- Cuốn sách:“Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại trong xu
thế hội nhập” của tác giả Nguyễn Thị Quy xuất bản năm 2005 [29].
Tác giả đã đề cập đến nhiều khía cạnh lý thuyết và thực tiễn về năng lực cạnh


5

tranh và đánh giá năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam. Tác giả đã
đưa ra định nghĩa về năng lực cạnh tranh của NHTM:”Năng lực cạnh tranh của một
ngân hàng là khả năng ngân hàng đó tạo ra, duy trì và phát triển những lợi thế
nhằm duy trì và mở rộng thị phần; đạt được mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình
của ngành và liên tục tăng đồng thời đảm bảo sự hoạt động an toàn và lành mạnh
có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh
doanh”. Tác giả cũng đưa ra 6 tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh nội tại của
các NHTM như: Tiềm lực tài chính; Năng lực công nghệ; Nguồn nhân lực; Năng
lực quản lý và cơ cấu tổ chức; Hệ thống kênh phân phối và mức độ đa dạng hóa các
dịch vụ cung cấp; Mức độ cạnh tranh và khả năng hợp tác giữa các ngân hàng trong
nước.
Cuốn sách cũng phân tích và đưa ra một số kinh nghiệm cải cách hệ thống
NHTM nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ở một số nước trên thế giới như Trung
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Cuốn sách đã đưa ra hai nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
của các NHTM Việt nam gồm: Nhóm giải pháp nâng cao năng lực nội tại của các
NHTM Việt Nam; Nhóm giải pháp góp phần tạo lập mội trường kinh doanh thuận

lợi hỗ trợ các NHTM Việt nam nâng cao năng lực cạnh tranh.
– Luận án tiến sỹ đã bảo vệ trong khoảng 10 năm gần đây:
– Luận án tiến sĩ kinh tế “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các
Ngân hàng Thương mại Việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”của tác
giả Lê Đình Hạc năm 2005, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh [7].
Tác giả luận án đã hệ thống hóa được một số vấn đề mang tính lý luận về cạnh
tranh, hội nhập, hoạt động ngân hàng liên quan đến cạnh tranh, năng lực cạnh tranh
của NHTM trong nền kinh tế. Đặc biệt tác giả đã đưa ra các tiêu chí đánh giá năng
lực cạnh tranh của NHTM theo ba nhóm cơ bản.
– Luận án tiến sĩ kinh tế “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, của tác giả
Phan Hồng Quang năm 2007, Viện Nghiên cứu Thương mại [31].
Luận án đã nêu lên được những vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh của


6

NHTM. Ngoài ra, luận án còn đưa ra 7 yếu tố cơ bản kiến tạo sức cạnh tranh cũng
như hoạt động kinh doanh của NHTM trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện
nay gồm: Vốn và tài chính; Nguồn nhân lực; Cấu trúc tổ chức; Quản trị kinh doanh
và hệ thống kiểm soát; Công nghệ cung ứng dịch vụ; Uy tín; Marketing.
– Luận án tiến sĩ kinh tế “Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và
hội nhập của các Ngân hàng Thương mại đến năm 2010”của tác giả Trịnh Quốc
Trung năm 2004, trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh [42].
Tác giả luận án đã phân tích những vấn đề chung về cạnh tranh, hội nhập và
kinh doanh ngân hàng qua đó khái quát các đặc tính của kinh tế thị trường hiện đại
và tính tất yếu khách quan của cạnh tranh cũng như hội nhập. Tác giả luận án đã đi
sâu nghiên cứu tác động của cạnh tranh và độc quyền đến sự phát triển của nền kinh
tế cũng như vai trò của Nhà nước trong quá trình kiểm soát cạnh tranh và độc
quyền.

– Luận án tiến sĩ kinh tế “Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh
của các Doanh nghiệp Thương mại Việt nam trong giai đoạn mới”của tác giả
Nguyễn Vĩnh Thanh năm 2005 Đại học Thương mại [30].
Luận án đã đi sâu và phân tích khá hệ thống và toàn diện thực trạng sức cạnh
tranh của các doanh nghiệp thương mại, sau khi đã khái quát tình hình phát triển
của hệ thống doanh nghiệp thương mại Việt nam thời gian qua. Luận án đã đánh giá
một cách khách quan những tồn tại và hạn chế để đưa ra những kết luận chính xác
về thực trạng sức cạnh tranh của doanh nghiệp thương mại.
– Luận án Tiến sĩ kinh tế “Nâng cao năng lực cạnh tranh thanh toán quốc tế
của Ngân hàng Thương mại Việt nam trong điều kiện hội nhập”của Trần Nguyễn
Hợp Châu (2012)”. Học viện Ngân hàng [40].
Luận án đã đi sâu nghiên cứu nâng cao năng lực cạnh tranh vào một lĩnh vực
hoạt động dịch vụ phi tín dụng, đó là thanh toán quốc tế của NHTM Việt Nam.
– Luận án Tiến sĩ kinh tế “Năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế” của Nguyễn Kim Thài (2012), Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh [27]. Luận án đi sâu nghiên cứu năng lực cạnh tranh của chi nhánh


×