Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

TÀI CHÍNH VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TỪ TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.14 KB, 12 trang )

MỤC LỤC

A – LỜI NÓI ĐẦU:
Thuế là một trong những nguồn thu quan trọng của mỗi quốc gia, đảm bảo cho
sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước. Nộp thuế là nghĩa vụ của công dân,
nhưng Luật thuế chỉ có thể đi vào cuộc sống khi khoản thuế phải nộp không trở
thành gánh nặng cho người nộp thuế. Quan hệ pháp luật giữa nhà nước (cụ thể là
cơ quan hoạt động trong lĩnh vực thuế) và người nộp thuế là một trong những quan
hệ pháp luật mang tính đặc trưng luôn được nhà nước quan tâm, chú trọng điều
chỉnh một cách cụ thể, chặt chẽ bởi hệ thống pháp lý của mình nhằm đảm bảo cho
hoạt động quản lý thuế được hiệu quả, thông suốt; bên cạnh đó, để khuyến khích
và nâng cao thái độ, trách nhiệm của người nộp thuế đối với nghĩa vụ nộp thuế,
Pháp luật về thuế của Việt Nam đã có những quy định trong việc bảo vệ quyền lợi
của người nộp thuế khi tham gia vào quan hệ pháp luật đặc biệt này, một trong nội
dung đó chính là quyền được thông tin của người nộp thuế.

1


Quyền được thông tin là một trong những quyền cơ bản của người nộp thuế
được Pháp luật coi trọng. Bởi lẽ, một khi nắm rõ được những thông tin liên quan
đến chính sách, cơ chế, nội dung, quy định của Pháp luật một cách rõ ràng, chính
xác và mang tính cập nhật thì người nộp thuế mới có thể thực hiện đúng và đầy đủ
nghĩa vụ của mình, qua đó nâng cao thái độ trách nhiệm của mình đối với nghĩa vụ
nộp thuế; hạn chế những hành vi lệch lạc, vi phạm pháp luật như trốn thuế, lách
luật, chây ì nộp thuế, khai man, khai khống, …đồng thời hoạt động quản lý thuế
của cơ quan nhà nước được diễn ra hiệu quả, nguồn thu cho ngân sách nhà nước
được đảm bảo.
Tuy nhiên, mặc dù đã nhận thức được tầm quan trọng trong việc đảm bảo
quyền được thông tin của người nộp thuế, Nhà nước cũng đã ban hành những quy
định Pháp lý để đảm bảo quyền cơ bản này cho người nộp thuế yên tâm thực hiện


tốt nghĩa vụ của mình, nhưng thực tiễn áp dụng dụng những quy định này của Pháp
luật còn bộc lộ nhiều hạn chế, người nộp thuế còn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận
những thông tin cần thiết, hoặc mơ hồ giữa hàng loạt thông tin liên quan đến cơ
chế, thủ tục, chính sách… đồng thời sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý còn hạn chế,
mang tính hình thức, chưa chú trọng hiệu quả trong việc cung cấp thông tin cần
thiết cho người nộp thuế.
Vậy liên quan quyền được thông tin của người nộp thuế, nhà nước đã có
những quy định pháp lý như thế nào? Thực tiễn áp dụng của những quy định đó ra
sao? Những kiến nghị, những đề xuất, những giải pháp nào để khắc phục những
bất cập và hạn chế nhằm hoàn thiện chính sách của Nhà nước cũng như quy định
của Pháp luật về đảm bảo quyền được thông tin của người nộp Thuế? Tất cả những
câu hỏi đó sẽ được làm rõ qua bài tìm hiểu:

Quyền được thông tin của người nộp Thuế.

2


B – QUYỀN ĐƯỢC THÔNG TIN CỦA
NGƯỜI NỘP THUẾ:

Quan hệ pháp luật Thuế là quan hệ pháp luật hành chính, thiết lập giữa Nhà
nước với các pháp nhân và thể nhân khác trong xã hội và được điều chỉnh bởi
phương pháp mệnh lệnh quyền uy. Dưới góc độ vật chất, quan hệ pháp luật Thuế
được thiết lập để tạo lập nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Tiền đề thiết lập quan
hệ pháp luật Thuế là do sự hình thành chính thể nhà nước để quản lý điều hành các
hoạt động trong xã hội. Bộ phận chức năng ấy cần có nguồn vật chất hoạt động,
nên thuế hình thành. Do vậy, trong quan hệ pháp luật Thuế, các chủ thể tham gia
với tư cách là người nộp Thuế, buộc phải chuyển giao một phần lợi ích của mình
cho Ngân sách Nhà nước. Vì thế, khi thiết lập quan hệ pháp luật thuế, các chủ thể

tham gia với tư cách là Người nộp Thuế, trước khi Luật Quản lý thuế ra đời,
thường chỉ được nhìn nhận dưới góc độ phải thực hiện nghĩa vụ mà có rất ít quyền.
Vì có ít, hoặc không xác định rõ quyền của Người nộp Thuế khiến cho chủ thể này
cảm thấy mình bị ép buộc, bị tước bỏ một phần lợi ích vật chất nên hệ quả là họ sẽ
tìm cách để trốn tránh nghĩa vụ thuế. Ngoài ra, Người nộp Thuế có thể còn bị các
cơ quan, cán bộ công quyền nhũng nhiễu khi thực thi quyền hành thu Thuế mà nhà
nước trao. Việc nhận thức không đầy đủ này có thể gây thiệt hại cho Nhà nước lẫn
người nộp thuế và xã hội nói chung.
Người nộp Thuế là chủ thể một bên đóng vai trò chủ đạo trong quan hệ pháp
luật Thuế. Đây là chủ thể có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết và trực tiếp sáng tạo,
quản lý các lợi ích vật chất được hình thành trong xã hội. Cũng như các chủ thể
tham gia vào quan hệ pháp luật khác, để trở thành Người nộp Thuế trong quan hệ
pháp luật Thuế đòi hỏi các tổ chức, cá nhân phải hội đủ năng lực chủ thể. Tổ chức,
cá nhân có thể là Người nộp Thuế khi họ thực hiện một hoặc một số hành vi nhất
định để thiết lập mối quan hệ với các giá trị vật chất, đánh dấu quyền sở hữu với
giá trị mà mình tạo lập để từ đó, nhà nước có cơ sở để điều tiết thuế. Vì quyền sở
hữu được xem là quyền tối cao và thiêng liêng để thực hiện quyền con người, cho
nên, khi nhà nước điều tiết cũng phải tôn trọng quyền sở hữu của Người nộp Thuế.
3


Như vậy, người nộp thuế sẽ có những quyền gì? Theo quy định của pháp luật
thì tại Điều 6 Luật quản lý thuế năm 2006 sửa đổi, bổ sung 2012, người nộp Thuế
có các quyền sau đây:
1. Được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để
thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế.
2. Yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế; yêu cầu
cơ quan hải quan xác định trước mã số, trị giá hải quan, xác nhận trước xuất xứ
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trước khi làm thủ tục hải quan theo quy định của
Chính phủ; yêu cầu cơ quan, tổ chức giám định số lượng, chất lượng, chủng loại

hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Được giữ bí mật thông tin theo quy định của pháp luật.
4. Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
5. Ký hợp đồng với tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế.
6. Nhận văn bản kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế của cơ quan quản lý thuế;
yêu cầu giải thích nội dung kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế; bảo lưu ý kiến
trong biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế.
7. Được bồi thường thiệt hại do cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế gây
ra theo quy định của pháp luật.
8. Yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của
mình.
9. Khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến
quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
10. Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của công chức quản lý thuế và tổ chức,
cá nhân khác.
Trong số các quyền của người nộp thuế được liệt kê ở trên, nhóm chúng tôi
rất tâm đắc với quyền được thông tin của người nộp thuế chính vì vậy chúng tôi
xin đi sâu, phân tích, mổ xẻ vấn đề để làm sáng tỏ những nội dung cần thiết.
I. Quy định của Pháp luật về quyền được thông tin của Người nộp Thuế:
4


1. Cơ sở của quyền được thông tin của người nộp thuế:

Mọi công dân có quyền được thông tin, được biết về pháp luật, biết về quyền
và nghĩa vụ của mình khi tham gia quan hệ xã hội, quan hệ pháp luật.
Đối với người nộp thuế quyền được thông tin không chỉ liên quan đến thực
hiện nghĩa vụ nộp thuế mà còn liên quan đến quyền của người nộp thuế. Tuy rằng
người nộp thuế không được hưởng lợi ích trực tiếp từ việc nộp thuế nhưng họ có
quyền biết tiền thuế của họ được sử dụng ra sao.

Hơn ai hết những người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước là những
người phải hiểu rõ cần phục vụ nhân dân như thế nào, cụ thể là Chính phủ cần phải
tiếp thu ý kiến của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp để đề xuất ban hành chính
sách và pháp luật có hiệu quả và đảm bảo công bằng. Bên cạnh đó, Cơ quan lập
pháp căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước và xã hội pháp điển hóa Luật tiếp cận
thông tin để bảo đảm cho người nộp thuế có quyền yêu cầu Nhà nước sử dụng tiền
thuế phục vụ trở lại cho người nộp thuế, góp phần phát triển kinh tế và bảo vệ lợi
ích của cộng đồng nói chung. Luật thuế nước ta theo mô hình Luật khung là một
cản trở lớn cho người nộp thuế trong tiếp cận các thông tin chi tiết về quyền và
nghĩa vụ nộp thuế. Với những qui định mang tính chất chuyên ngành, chỉ những
người có chuyên môn mới có thể dễ dàng hiểu và vận dụng những điều khoản có
lợi cho mình, còn những người khác thì sao? Tiền lệ giải thích áp dụng pháp luật
thuế bằng công văn của Tổng Cục thuế cho thấy sự bất cập trong qui định pháp
luật cũng như tuyên truyền phổ biến kiến thức về pháp luật thuế. Quyền thu thuế
thuộc về Nhà nước, nhưng để thực hiện quyền này, Nhà nước cần phải tạo điều
kiện thuận lợi trong tiếp cận thông tin tính thuế, giúp cho doanh nghiệp, cá nhân
chủ động tính thuế và nộp thuế, tránh sự lạm dụng của cán bộ thuế gây thất thoát
cho NSNN và làm cho người nộp thuế có hành vi thông đồng để trốn thuế.
Quyền này được ghi nhận tại khoản 1 điều 6 Luật quản lý thuế 2006 sửa đổi,
bổ sung 2012: “Được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp Thuế; cung cấp thông
tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về Thuế.”
2. Bản chất của quyền được thông tin của người nộp Thuế:

Bản chất của quyền được thông tin của người nộp thuế được hiểu là được
hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa
5


vụ, quyền lợi về thuế. Đây là quyền xuất hiện đầu tiên trước khi người nộp thuế
thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.

3. Nội dung của quyền được thông tin của người nộp thuế:

Nội dung của quyền này là người nộp thuế được biết mình tham gia vào quan hệ
pháp luật thuế mình có những quyền và nghĩa vụ gì như là việc mình cần phải nộp
những loại Thuế gì, căn cứ nào xác định, mức Thuế phải nộp là bao nhiêu, nộp cho
ai, nộp ở đâu, trình tự, thủ tục; những quy định về biện pháp xử lý khi nộp chậm
Thuế hoặc không nộp Thuế… bằng việc được hướng dẫn, được cung cấp thông tin
tài liệu về Thuế từ các cơ quan quản lý Thuế.
Khoản 2, khoản 3 Điều 8 Luật quản lý Thuế 2006, sửa đổi, bổ sung 2012 quy
định về nghĩa vụ của Cơ quan quản lý thuế như sau:
-

-

Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn Pháp luật về thuế; công khai các thủ tục
về thuế tại Trụ sở, trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế và trên
các phương tiện thông tin đại chúng.
Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm giải thích, cung cấp thông tin liên quan
đến việc xác định nghĩa vụ nộp thuế cho Người nộp thuế; cơ quan thuế có
trách nhiệm công khai mức thuế phải nộp của Hộ gia đình, cá nhân kinh
doanh trên địa bàn xã, phường, thị trấn.

Ngoài ra, Luật quản lý Thuế 2006 sửa đổi, bổ sung 2012 còn nhiều quy định
khác về nghĩa vụ của các cơ quan quản lý thuế, cơ quan thông tin, báo chí trong
quản lý thuế về việc tuyên truyền, phổ biến Pháp luật, chính sách về thuế cho
Người nộp thuế
Đây là một cách mà Nhà nước giúp người dân được tiếp cận với các khái
niệm về thuế được đầy đủ và rõ vang hơn, qua đó nắm bắt một cách đầy đủ, linh
hoạt các cơ chế, chính sách, quy định của nhà nước để thực hiện tốt nghĩa vụ nộp
thuế của mình.


6


II. Thực trạng việc đảm bảo quyền được thông tin của người nộp Thuế và

giải pháp:
1. Thực trạng:

Với sự quan tâm của nhà nước, sự nỗ lực của các cơ quan quản lý thuế, pháp
luật về quyền được đảm bảo được thông tin cho người nộp thuế đã có những hiệu
quả nhất định trong cung cấp thông tin cho người dân đầy đủ, kịp thời, chính xác
về quyền và nghĩa vụ của mình, hướng dẫn việc nộp thuế, cung cấp thông tin tài
liệu thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi của mình. Từ đó giúp người dân thay đổi nhận
thức, tư duy mà yên tâm thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, đồng thời phổ biến pháp luật
về thuế sâu và rộng hơn nữa trong đời sống.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công mà nhà nước ta đã nỗ lực gặt hái
được thì pháp luật về thuế vẫn còn đâu đó sự bất cập hạn chế, cụ thể:
-

-

-

Nội dung quản lý thuế được quy định rải rác ở nhiều văn bản nên gây khó
khăn cho người dân trong việc tiếp cận và tuân thủ những quy định của pháp
luật về quản lý thuế. Ở nước ta hiện nay,văn bản quy phạm pháp luật về
Thuế rất nhiều từ Luật cho đến các văn bản dưới luật, các văn bản thường
không có sự đồng nhất nên gây khó khăn cho người dân tìm hiểu để thực
hiện nghĩa vụ của mình một cách tốt nhất (thuế thu nhập cá nhân, thuế thu

nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng đất,..v..v).
Thực tế các quy định của pháp luật còn chưa phổ biến trong nhân dân, còn
mông lung đối với người dân. Người dân chỉ đóng góp để xây dựng các
công trình mà họ trực tiếp sử dụng, quản lý(ví dụ: nộp sản lượng, đóng phí
đèn điện thắp sáng làng quê…), rồi họ chỉ được phổ biến thông qua hình
thức họp thôn, nghe trên loa phát thanh của làng, xã chứ chưa phải được phổ
biến một cách rộng rãi.
Các doanh nghiệp cũng gặp phải vướng mắc về thuế do chính sách Thuế
không được nhất quán, rõ ràng, minh bạch; vì thế các doanh nghiệp hiểu sai
và làm sai.

Căn cứ là ông Đỗ Hướng Dương, phó tổng giám đốc Công ty dịch vụ cổ
phần Phú Nhuận - Maseco cho biết, hiện rất nhiều doanh nghiệp bị truy thu và

7


bị phạt oan do hiểu sai về Thuế ưu đãi doanh nghiệp, vấn đề này đẩy doanh
nghiệp khó khăn về tài chính.
-

-

-

Một số quy định còn rườm rà, phức tạp, không rõ ràng gây khó khăn, tốn
kém cho người nộp thuế và cơ quan thuế. Điều này dễ phát sinh tiêu cực
trong chấp hành nghĩa vụ thuế. Thủ tục hành chính trong thu - nộp thuế cũng
chồng chéo gây khó khăn cho doanh nghiệp, tính công khai, minh bạch về
Ngân sách nhà nước cũng xuất phát từ đây mà kém được người dân Việt

Nam nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung đánh giá không cao.
Trình độ và sự hiểu biết của một bộ phận không nhỏ cán bộ thuế còn hạn
chế. Thái độ của cán bộ cũng chưa thực sự khách quan, tận tụy ( “Đi nộp
thuế như đi xin ăn” - người dân TP TTH: “Khi được hỏi về các quy định nộp
thuế cán bộ Thuế tỏ ra rất khó chịu” )
Công tác tuyên tryền hướng dẫn giải thích các chính sách thuế chưa đươc
chú trọng để nâng cao tinh thần tự nguyện, tự giác của người nộp thuế. Như
chúng tôi đã đề cập ở trên người dân chủ yếu chỉ được thông báo thông qua
phát thanh thôn, xã do đó thông tin họ nắm được rất mơ hồ. Đây rõ ràng là
trách nhiệm của cơ quan chức năng trong tuyên truyền pháp luật nói chung
và tuyên truyền pháp luật thuế nói riêng.

Trên đây là hiểu biêt của nhóm về thực trạng quyền được thông tin của người
nộp thuế hiện nay.
2. Giải pháp:

Để đảm bảo quyền được thông tin của người nộp thuế,tạo điều kiện để thực
thi chính sách thuế cũng như thủ tục hành chính, nhóm chúng thôi xin đưa ra
một số kiến nghị như sau:
-

-

Hoàn thiện quy định pháp luật về quản lý thuế để người dân có được văn
bản thống nhất dễ dàng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.
Đào tạo đội ngũ cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên”, đáp ứng năng lực thời
kì đổi mới. Biết lắng nghe ý kiến phản ánh của dân để giải quyết, hỗ trợ
và đáp ứng cho người dân khi đi nộp thuế.
Hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời những chính sách thuế mới cho người nộp
thuế.


8


-

-

Tổ chức các buổi phổ biến pháp luật từ thành thị cho đến nông thôn,
vùng sâu, vùng xa để họ có hiểu biết nhất định về thuế và quản lý thuế,
từ đó hiểu đúng bản chất và dễ dàng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
Tổ chức các buổi tọa đàm để lắng nghe và giải đáp những thắc mắc của
người nộp thuế.

C – KẾT LUẬN:
Một nền tài chính quốc gia vững mạnh đều dựa chủ yếu vào nguồn thu nội bộ
trong nền kinh tế quốc dân. Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường hiện nay,
xuất phát từ yêu cầu thực hiện các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, đòi hỏi nhà
nước phải ban hành và tổ chức thực hiện Pháp luật về Thuế để tập trung nguồn Tài
chính vào ngân sách Nhà nước từ đó mới đáp ứng nhu cầu thu chi ngày càng tăng.
Pháp luật về Thuế chính là công cụ đắc lực hỗ trợ Nhà nước quản lý thuế một
cách hiệu quả. Để Pháp luật về Thuế được đi vào sâu vào tiềm thức người dân, phổ
biến rộng rãi trong đời sống xã hội, những quy định của pháp luật cần được hoàn
thiện hơn, trong số đó chính là hoàn thiện về những quy định pháp luật về đảm bảo
quyền được thông tin của người nộp Thuế. Đây được xem như là yêu cầu quan
trọng, hàng đầu và xuyên suốt trong việc phổ biến quy định về Pháp luật thuế đến
với người dân. Tuy nhiên thực tế hiện nay vẫn còn nhiều tồn đọng, bất cập và hạn
chế từ ngay chính bản thân quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng quy định
ấy. Những bất cập này đã dẫn đến những khó khăn trong hoạt động của cơ quan
quản lý thuế, tạo nên tâm lý nặng nề đối với người nộp thuế khi thực hiện nghĩa vụ

nộp thuế của mình.
Từ những nội dung trên, ta có thể thấy quyền được thông tin của người nộp thuế
cần được quy định một các cụ thể hơn, rõ ràng hơn, công khai, minh bạch và nhất
quán. Có cơ chế hỗ trợ, cung cấp thông tin đầy đủ chính xác từ phía cơ quan chức
năng ngành thuế để hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin,
tài liệu để người nộp thực hiện đúng nghĩa vụ, và đảm bảo được quyền của mình
lợi về thuế. Một khi quyền được thông tin của người dân được đảm bảo, thì nhận
thức và trách nhiệm của người dân mới được nâng cao qua đó thực hiện tốt nghĩa
vụ của mình để hỗ trợ Nhà nước thực hiện tốt công tác quản lý thuế, và cùng chung
9


tay

thực

hiện

các

mục

tiêu

phát

triển

kinh


tế



hội.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật tài chính - NXB Đại học Huế
2. Luật Quản lý Thuế 2006, sửa đổi, bổ sung 2012
3. />
thue.aspx

11


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3
1. Lê Thị Thu Hiền
2. Lê Thị Phương
3. Nguyễn Thị Khánh Huyền
4. Hoàng Thị Xuân
5. Nguyễn Đức Huy
6. Nguyễn Thị Sinh
7. Nguyễn Ngọc Ánh
8. Nông Thị Thu Hà
9. Nguyễn Thị Thanh Huệ
10. Nguyễn Thị Hoài


12



×