Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

giám định lô hàng xe lăn bánh của công ty cổ phần tập đoàn vinacontrol chi nhánh hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.71 KB, 59 trang )

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, ngày nay hàng hóa và dịch vụ đã vượt qua
khỏi phạm vi của một đất nước, hòa nhập cùng dòng chảy hội nhập. Nhu cầu mua
bán, trao đổi hàng hóa dịch vụ giữa các quốc gia ngày càng tăng thúc đẩy kinh tế
ngoại thương phát triển mạnh. Những quá trình trao đổi, mua bán và vận chuyển
hàng hóa từ nơi mua tới nơi bán luôn tồn tại những rủi ro như tổn thất hàng, rách
vỡ…hoặc những rủi ro phát sinh từu chính bên mua hay bên bán như cung cấp
hàng hóa hoặc dịch vụ không đúng mô tả, thiếu khối lượng hàng ghi trên B/L…Với
các dịch vụ hàng hải luôn tồn tại các rủi ro như cung cấp không đúng, không đạt
yêu cầu khách hàng đề ra. Hàng năm luôn có rất nhiều vụ tranh chấp xảy ra liên
quan tới chất lượng hàng hóa, dịch vụ được cung cấp không giống trong mô tẩ hàng
hóa được ghi trong hợp đồng. Để kiểm soát được các tình trang trên cũng như hạn
chế các tranh chấp phát sinh liên quan tới hợp đồng, thanh toán, vận chuyển…
người ta thường đưa thêm các điều khoản giám định vào trong hợp đồng. Các tổ
chức giám định được hình thành giải quyết các nhu cầu trên. Tổ chức giám định
đầu tiên tại Việt Nam là cục kiểm nghiệm hàng hóa kiêm Sở giám định hàng hóa
xuất nhập khẩu ra đời năm 1957. Sau 50 năm phát triển, ngày càng có nhiều công
ty, tổ chức tham gia vào lĩnh vực giám định, chất lượng dịch vụ giám định ngày
càng được nâng cao.

1


Xuất phát từ ý nghĩa, vai trò của dịch vụ giám địnhcùng những tồn tại xung
quanh các hoạt động của công tác giám định, em xin lựa chọn đề tài : “giám định lô
hàng xe lăn bánh của công ty cổ phần tập đoàn Vinacontrol chi nhánh Hải Phòng”
làm đề tài cho báo cáo thực tập của mình. Bài luận văn của em gồm ba phần:
-


Chương 1: Cơ sở lí luận chung về dịch vụ giám định
Chương 2: Đánh giá hiệu quả công tác giám định của công ty
Chương 3: Biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giám định của công ty

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Dịch vụ giám định
Dịch vụ giám định là một loại hình dịch vụ mà theo đó một cơ quan hay một tổ
chức giám định trung lập sử dụng các phương pháp giám định kết hợp cùng các
phương pháp kĩ thuật, phương tiện và con người để thực hiện các công tác giám
định theo yêu cầu của khách hàng nhằm cung cấp kết quả chính xác, trung thực và
khách quan.
A- Giám định hàng hải
Dịch vụ giám định hàng hải là một trong những loại hình dịch vụ theo đó một cơ
quan giám định trung lập tiên hành việc kiểm định, giám định, kiểm tra các điều
kiện hoạt động đi biển cũng như kiểm hàng hóa xếp trên con tàu đó có an toàn cho
quá trình hàng hải trên biển hay không; giám định tổn thất tàu trong các vụ đâm va
và điều tra nguyên nhân, các dịch vụ giám định hàng hải theo yêu cầu của bên giám
định thông qua các biện pháp khoa học kĩ thuật và các nghiệp vụ giám định, nghiệp
vụ hàng hải từ đó đưa ra các chứng thư giám định cuối cùng cho khách hang và các
bên có liên quan.
B- Giám định hàng hóa xuất nhập khẩu
2


Theo điều 245 luật thương mại năm 2005 quy định “Dịch vụ giám định là hoạt
động thương mại, theo đó một thương nhân thực hiện những công việc cần thiết để
xác định tình trạng thực tế của hàng hóa, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội
dung khách theo yêu cầu của khách hàng”. Định nghĩa này cho thấy giám định
thương mại là hoạt động của bên thứ ba nhằm đánh giá tình trạng thực tế của đối

tượng giám định theo yêu cầu của khách hàng. Nền tảng để thực hiện giám định là
sự kết hợp chặt chẽ các yếu tố con người, cơ sở vật chất, công nghệ, phương pháp
tạo nên sự đánh giá chuyên nghiệp. Có thể nói, không chỉ góp phần hạn chế rủi
rotrong kinh doanh mà giám định còn giúp cơ quan nhà nước quản lí nhằm đảm
bảo một môi trường kinh doanh an toàn, hiệu quả cho các nhà đầu tư.
Theo phòng thương mại và phát triển Việt Nam, giám định hàng hóa xuất nhập
khẩu là một dịch vụ do cơ quan giám định độc lập thông qua việc sử dụng các
phương pháp khoa học kĩ thuật và nghiệp vụ nhằm cung cấp các chứng cứ và tình
trạng hàng hóa, phương tiện cũng như các vấn đề khác có liên quan theo yêu cầu
của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các tổ chức và cá nhân có liên quan.
Theo luật chất lượng sản phẩm “giám định là sự xem xét phù hợp của sản phẩm
hàng hóa so với hợp đồng hoặc tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kĩ thuật
tuương ứng bằng cách quan trắc và đánh giá kết quả đo thử nghiệm.
1.1.2. Người giám định
Người giám định hay còn gọi là giám định viên là người sử dụng chuyên môn,
các phương pháp khoa học kĩ thuật và nghiệp vụ của mình nhằm thực hiện công tác
giám định từ đó đưa ra kết quả giám định cuối cùng trong chứng thư. Người giám
định phải chịu trách nhiệm về kết quả của mình đã ghi trên chứng thư.
1.1.3. Chứng thư giám định
A, Khái niệm
Chứng thư giám định là một văn bản đã xác định tình trang thực tế của đối tượng
được yêu cầu giám định do một tổ chức, một cơ quan giám định độc lập cấp cho
bên yêu cầu giám định và các bên khác có liên quan nếu có yêu cầu.
B, Yêu cầu đối với chứng thư giám định

3


- Chứng thư giám định phải đảm bảo nhận biết được tổ chức giám định, phân biệt
được các chứng thư, các đối tượng, thời gian địa điểm giám định cũng như thời

gian cấp chứng thư.
- Chứng thư phải đảm bảo tính trung thực, chính xác và khách quan, tính pháp lí của
kết quả giám định, đáp ứng phù hợp các yêu cầu chính đáng của khách hàng.
- Kết quả trong chứng thư là kết quả của thwucj hiện theo quy trình, phương pháp đã
được người có thẩm quyền phê duyệt và chấp nhận.
- Chứng thư phải đảm bảo có chữ kí của người có thẩm quyền, của giám định viên có
đầy đủ tiêu chuẩn của pháp luật, được đóng dấu hợp pháp.
C. Giá trị và tính pháp lí của chứng thư
- Chứng thư chỉ có giá trị tại điạ điểm và thời gian giám định đối với đối tượng giám
định
- Tổ chức giám định chịu trách nhiệm về tính chính xác về kết quả, kết luận trong
chứng thư.
- Chứng thư có giá trị pháp lí đối với bên yêu cầu giám định nếu họ khong chứng
minh được kết quả giám định sai.
- Chứng thư có giá trị pháp lí đối với các bên cùng chỉ định tổ chức giám định trong
hợp đồng nếu như các bên không chứng minh được kết quả giám định là sai.
Khi các bên không cùng chỉ định tổ chức giám định trong hợp đồng thì chứng thư
chỉ có giá trị với bên yêu cầu giám định. Bên kia có quyền yêu cầu giám định lại
khi không đồng ý với kêt quả giám định.
1.1.4. Người phụ trách
Khi thực hiện một hợp đồng giám định, có nhiều giám định viên cùng tham gia
làm và phân công theo ca làm việc cụ thể. Trưởng phòng nghiệp vụ sẽ bố trí số
lượng giám định viên, số ca làm việc hợp lí và cử ra một người phụ trách chung.
Người phụ trách có trách nhiệm cao nhất khi thực hiện hợp đồng, chịu trách nhiệm
về kĩ thuật nghiệp vụ mọi công tác cũng như sự cố phát sinh ngoài hiện trường.
Người phụ trách có trách nhiệm và nghĩa vụ kiểm soát tập hợp các kết quả giám
định lại lập bản chứng thư nháp, làm việc cùng các bên tới thống nhất chung và lập
biên bán chứng thư cuối cùng gửi cho bên yêu cầu giám định, các bên có liên quan
và lưu lại một bản trong hồ sơ của công ty.
1.1.5. Hợp đồng giám định

A, Khái niệm
4


Hợp đồng giám định là một văn bản pháp lí được kí kết giữa một tổ chức giám
định độc lập với một tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định. Theo đó tổ chức giám
định sẽ tiến hành giám định theo các yêu cầu hượp pháp mà bên yêu cầu giám định
đặt ra, cung cấp chứng thư giám định và nhận một khoản tiền công được gọi là phí
giám định. Mức giám định được công ty khai với từng loại hình, từng đối tượng
giám định và có thể được thỏa thuận trong hợp đồng.
B, Phân loại
Trên thực tế hiện nay người ta thường gặp các dạng hợp đồng giám định chính sau
đây:
B1. Hợp đồng giám định dưới dạng giấy yêu cầu giám định ( đối với từng vụ riêng
lẻ)
Giấy yêu cầu giám định là dạng hợp đồng đơn giản nhất và thông dụng nhất được
sủ dụng hiện nay. Mỗi tổ chức giám định đều phát hành giấy giám định riêng, trên
đó thể hiện các thông tin sau:
-

Thông tin khách hàng, bên yêu cầu giám định
Thông tin về tổ chức giám định
Hạng mục yêu cầu giấm định
Đối tượng được yêu cầu giám định
Thời gian và địa điểm thực hiện công tác giám định
Các chứng từ yêu cầu,cần phải thu thập và cung cấp
Số lượng bản chứng thư giám định cuối cùng
Ngôn ngữ sử dụng trong chứng thư
Phí giám định cùng các thỏa thuận thanh toán
B2, Hợp đồng giám định dưới dạng hợp đồng bao

Hợp đồng này có bố cục như bản hợp đồng kinh tế bình thường, các điều khoản
được thỏa thuận chi tiết hơn. Nội dung tronghợp đồng gồm các điều khoản giống
với giấy yêu cầu giấm định. Hợp đồng thường có thời hạn 1 năm và dùng cho một
hạng mục giám định cụ thể. Khi phát sunh một vụ việc cần yêu cầu giám định, bên
yêu cầu giám định sẽ gọi điện thoại hoặc gửi email và thời gian cho tổ chức giám
định.

5


1.2. Vai trò của công tác giám định
1.2.1. Vai trò của công tác giám định trong lĩnh vực hàng hải
Việc đưa điều khoản giám định vào hợp đồng không những làm tăng trách
nhiệm của các bên tham gia kí kết mà còn làm thuận lợi hóa cho các bên liên quan
trong quá trình thực hiện hợp đồng đó, cụ thể là:
Đối với bên bán: Sử dụng kết quả giám định của bên thứ ba trung lập, khách
quan để làm bằng chứng chứng minh nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của mình; giảm
được tổn phí về thời gian, chi phí đi lại... vì không phải trực tiếp chứng minh nghĩa
vụ nói trên. Bên cạnh đó, chứng thư giám định còn là một trong những văn bản cơ
sở để người bán được thanh toán tiền hàng.
Đối với bên mua: thông qua tổ chức giám định, người mua có cơ sở yên tâm
nhận được đầy đủ và đúng (số/khối lượng, chủng loại, nguồn gốc, chất lượng…)
hàng hóa mình cần mua, không phải tự mình kiểm tra. Đặc biệt khi có sai hỏng, tổn
thất xẩy ra thì chứng thư giám định là chứng cứ khách quan đòi bồi thường.
Người vận chuyển: có chỗ dựa tin cậy xác nhận họ đã thực hiện công việc
của mình đúng với yêu cầu kĩ thuật vận tải; xác nhận tàu có đủ điều kiện chứa hàng
và đủ khả năng đi biển; chứng minh họ đã làm hết trách nhiệm để hạn chế tối đa
các thiệt hại trong các trường hợp bất khả kháng; sử dụng kết quả giám định khối
lượng, thể tích làm cơ sở để tính cước phí vận chuyển.
Đối với người bảo quản hàng hóa: tổ chức giám định chứng minh họ đã sử

dụng kho bãi bảo quản đúng yêu cầu kĩ thuật như hun trùng, sắp xếp, đảo kho…,
phù hợp với chủng loại hàng; đã giám sát, xác nhận đúng số/khối lượng, chất lượng
hàng hóa trong quá trình giao nhận, xuất nhập kho.
Các công ty bảo hiểm: có một tổ chức độc lập, vô tư xác định mức độ,
nguyên nhân hư hỏng, mất mát, tổn thất, phân bổ tổn thất hàng hóa hoặc phương
tiện vận tải để làm cơ sở cho việc bồi thường và khiếu nại bên thứ ba có liên quan.
Các tổ chức tín dụng, tài chính, ngân hàng có liên quan: có cơ sở chuyển
tiền đến đúng người bán hàng khi người bán hàng thực hiện đủ các nghĩa vụ ghi
trong hợp đồng. Bên cạnh đó giám định còn giúp các tổ chức này xác định đúng giá
trị tài sản cầm cố khi cho vay tín dụng, đảm bảo an toàn trong kinh doanh.
6


Dịch vụ giám định phục vụ đắc lực cho công tác quản lí và những hoạt động
liên quan khác.
Song song với vai trò to lớn của dịch vụ giám định trong hoạt động thương mại, kể
từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, dịch vụ giám định còn góp
phần phục vụ đắc lực cho công tác quản lí của nhà nước, cụ thể là:
• Cơ quan hải quan có một tổ chức chuyên nghiệp giúp xác định chính xác số/khối
lượng, chủng loại, chất lượng, giá cả… hàng hóa để làm thủ tục thông quan cho
hàng hóa xuất nhập khẩu, để xác định đúng, đủ thuế, chống thất thu thuế, chống
gian lận thương mại.
• Hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước quản lí chất lượng hàng hóa nhằm tránh nhập
về hàng hoá kém phẩm chất, phế thải cấm… ngăn ngừa thiệt hại cho doanh nghiệp,
cho nguời tiêu dùng trong nước, hạn chế ảnh hưởng xấu đến môi trường; tránh xuất
đi hàng kém chất lượng làm mất uy tín quốc gia hoặc xuất đi hàng tốt hơn yêu cầu
của hợp đồng làm thiệt hại cho doanh nghiệp. Đặc biệt, hoạt động giám định giúp
kiểm soát hàng hóa lưu thông trên thị trường nội địa, đảm bảo về chất lượng, đúng
giá trị, an toàn trong sử dụng, chống nạn hàng giả, từ đó bảo vệ được quyền lợi
chính đáng của người tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe của cộng đồng, ngăn chặn việc

gây rối loạn thị trường nội địa.
• Giúp các cơ quan quản lí, các xí nghiệp sản xuất… làm tốt công tác môi trường:
hoạt động giám định giúp các doanh nghiệp, các cơ quan đánh giá, xác định những
tác động đến môi trường trong quá trình xây dựng các công trình cũng như trong
quá trình sản xuất thông qua việc giám định mức độ ô nhiễm không khí, nước,
đất… Đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa, chúng ta phải nhập khá nhiều máy
móc thiết bị từ nước ngoài, giám định giúp nhà nước, giúp các doanh nghiệp nhập
về những máy móc thiết bị đúng theo yêu cầu, không nhập về những máy móc thiết
bị lạc hậu, tránh cho đất nước trở thành “bãi rác công nghệ” của thế giới.
• Liên quan đến công tác giám định còn có hoạt động thẩm định giá. Đặc biệt, trong
điều kiện đất nước đẩy mạnh đầu tư các công trình công nghiệp và quá trình cổ
phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động này có ý nghĩa rất lớn trong việc định
giá tài sản, máy móc thiết bị, giá trị doanh nghiệp… Thẩm định giúp cho việc mua
bán tài sản, máy móc thiết bị, định giá doanh nghiệp sát với giá trị thị trường, giảm
thiểu các thiệt hại có thể xẩy ra.

7


• Trong nền kinh tế phát triển, một hoạt động có liên quan đến giám định là tư vấn.
Tổ chức giám định có đầy đủ điều kiện để tư vấn cho khách hàng về pháp lí thương
mại, về chất lượng hàng hóa, về những vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu, tư vấn
xây dựng và áp dụng hệ thống quản lí chất lượng quốc tế nhằm vận hành công việc
tốt nhất, hiệu quả nhất.
• Một chức năng quan trọng của giám định là phục vụ các cơ quan điều tra, tòa án,
trọng tài kinh tế. Với chuyên môn của mình, tổ chức giám định giúp xác định
số/khối lượng, chất lượng, chủng loại, giá cả… hàng hóa/tài sản phục vụ cho công
tác điều tra, xử án liên quan đến những vi phạm pháp luật như tham ô, buôn lậu,
gian lận, trộm cắp và kể cả khi có tranh chấp giữa các bên tham gia thực hiện hợp
đồng thương mại.

1.3. Các loại hình giám định
1.3.1. Các dịch vụ giám định hàng hải
Giám định hàng hóa là dịch vụ giám định các điều kiện, tình trạng, khả năng
chuyên chở của các con tàu. Giám định nguyên nhân, mức độ tổn thất của các loại
hàng hóa trên con tàu chuyên chở phục vụ cho việc tính toán bồi thường tổn thất
theo hoepj đồng bảo hiểm. Các dịch vụ giám định hàng hải bao gồm:
-

Giám định thuê trả tàu
Giám định số lượng tàu và hàng lỏng
Giám định tình trạng tàu trước khi mua bán BH TNDS
Giám định sạch sẽ kín chắc hầm hàng, kín chắc hầm hàng
Điều tra tổn thất đâm va và điều tra nguyên nhân
Giám định tổn thất thân, vỏ, máy tàu biển.
1.4. Quy trình chung thực hiện nghiệp vụ giám định
Thông thường một nghiệp vụ giám định thường được thực hiện theo trình tự cơ bản
sau:
a.

Tiếp nhận và kiểm tra giấy yêu cầu giám định

Nơi nhận giấy yêu cầu giám định có thể là công ty, văn phòng đại diện. trong nhiều
trường hợp, giám định viên đang ở hiện trường, giấy yêu cầu giám định có thể gửi
qua các giám định viên.
Các loại giấy yêu cầu giám định thường gặp là:
8


-


Giấy yêu cầu giám định do tổ chức giám định cung cấp
Giấy yêu cầu giám định qua điện thoại
Giấy yêu cầu giám định giám địn do các hãng tàu biển, hàng không cung cấp
Giấy yêu cầu giám định do các tổ chức quốc tế cung cấp
Kiểm tra nghiên cứu các giấy tờ, tài liệu liên có liên quan mà bên yêu cầu giám
định cung cấp.

b. Đánh giá khả năng kĩ thuật và xác định điều kiện thực hiện nghiệp vụ giám định
Sau khi nghiên cứu giấy yêu cầu giám định cùng các tài liệu có liên quan nhằm xác
định : hạng mục yêu cầu giám định, đối tượng yêu cầu, phương pháp tiến hành
giám định…từ đó tiến hành xem xét các khả năng kĩ thuật cùng các điều kiện thực
hiện công tác giám định cùng trên các phương diện sau:
-

Về nhân lực: các yêu cầu về chuyên môn, số lượng giám định viên, cộng tác viên
Thiết bị: Loại thiết bị, chủng loại, số lượng.
Vật tư: các công cụ đo nước, đo dầu, máy ảnh
Tài liệu giám định: các biên bản giám định hiện trường, giấy tờ và tài liệu chuẩn bị
phù hợp với hạng mục và đối tượng được yêu cầu
- Dự kiến thời gian làm việc, bố trí phương tiện, nhà nghỉ.
c. Chấp nhận hoặc từ chối nghiệp vụ giám định
Khi đã nghiên cứu xong khả năng kĩ thuật cùng các điều kiện thực hiện, tổ chức
giám định sẽ gửi một văn bản thông báo đến khách hàng để chấp nhận hoặc từ chối
thực hiện các yêu cầu giám định ghi trong tờ giấy yêu cầu giám định. Nếu là văn
bản từ chối tiếp nhân cần nêu rõ lí do từ chối.
d. Chào phí giám định
Khi đã chấp nhận yêu cầu giám định, tổ chức giám định sẽ gửi thông báo phí cho
khách hàng. Trên thông báo sẽ ghi rõ cách tính phí, đơn vị tính phí và các thỏa
thuận khác về hoa hồng, thời gian và hình thức thanh toán. Phí giám định có thêt
được các bên thỏa thuận lại và ghi trên hợp đồng giám định.

• Cách tính phí giám định:
Phí giám định thường được tính theo các cách chủ yếu sau:
- Thỏa thuận trọn gói theo các khu vực giám định, tùy theo công việc cụ thể được
tiến hành trong vụ việc.
9


- Tính theo tỉ lệ % giá trị lô hàng, khối lượng hàng hóa được giám định.
- Tính theo số ngày công
e. Thực hiện nghiệp vụ giám định
Các giám định viên thực hiện nghiệp vụ giám định theo trình tự sau:
Bước 1: công tác chuẩn bị:
-

Xác định hạng mục, đối tượng yêu cầu giám định
Xác định phương pháp giám định.
Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ và vật tư cần thiết phục vụ cho công tác giám định.
Dự kiến những coong việc, những tình huống có thể phát sinh trong qua trình thực
hiện nghiệp vụ và đề ra hướng giải quyết sơ bộ.
Bước 2: công tác hiện trường

- Các giám định viên có mặt tại hiện trường theo đúng thời gian và địa điểm ghi trên
tờ giấy yêu cầu giám định
- Tiến hành công tác cần thiết để thực hiện giám định theo yêu cầu hợp lí mà khách
f.

hàng yêu cầu.
Lập biên bản hiện trường.
Thu thập các số liệu, tính toán đưa ra kết quả giám định.
Lập chứng thư nháp

Thu thập các tài liệu và giấy tờ cần thiết có liên quan.
Lập chứng thư giám định gửi cho khách hàng
Trên cơ sở kết quả chứng thư nháp cùng biên bản hiện trường để lập nên chứng thư
giám định gửi cho khách hàng. Ngôn ngữ thể hiện chứng thư có thể là tiếng anh

hoặc tiếng việt tùy theo yêu cầu của khách hàng.
g. Lưu trữ hồ sơ giám định
Bộ hồ sơ lưu trữ tại công ty gồm đầy đủ chứng thư, biên bản hiện trường và các
giấy tờ có liên quan. Thông thường bộ hồ sơ được lưu trũ 03 năm, nếu hồ sơ của vụ
việc có phát sinh các tranh chấp cần lưu trữ trong vong 05 năm.
1.5. Phương pháp giám định hàng hóa xuất nhập khẩu

10


Tùy theo yêu cầu của khách hàng, tình hình cụ thể của từng vụ việc phát sinh
mà ta có thể sử dụng một hoặc kết hợp nhiều cách giám định khác nhau. Sau đây
em xin trình bày phương pháp giám định mà em sử dụng trong bài
Phương pháp giám định quy cách phẩm chất
Phương pháp giám định quy cách phẩm chất là giám định quy cách phẩm chất của
một lô hàng xuất nhập khẩu, kiểm tra các chỉ tiêu và quy cách phẩm chất của hàng
hóa theo các điều kiện ghi tên hợp đồng, L/C, hay theo yêu cầu của khách hàng.

-

Công tác hiện trường
Kiểm tra tình trạng , sắp xếp hàng hóa tại bãi.
Kiểm tra tình trạng bên ngoài của bao bì.
Kiểm tra hàng hóa: kiểm tra những kiện hàng nguyên vẹn, khô ráo.
Lấy mẫu hàng hóa và phân tích tại hiện trường hoặc gửi đi phân tích tại các cơ


quan.
- Thường xuyên chụp ảnh ghi lại tình trạng của hàng hóa.
Phương pháp giám định số lượng chi tiết
Phương pháp giám định số lượng chi tiết là kiểm tra số lượng chi tiết thực tế của
một lô hàng ( hàng đóng bao, kiện, chỉ xác địn những bao, kiện còn nguyên vẹn)

-

rồi so sánh với số lượng hàng hóa được ghi trên hợp đồng thương mại, L/C, B/L.
Công tác hiện trường
Kiểm tra kí mã hiệu, tình trạng sắp xếp hàng hóa.
Kiểm tra tình trạng bên ngoài trước khi tiến hành mở.
Kiểm tra số lượng hàng, chi tiết những bao, kiện còn nguyên vẹn.
Tính toán tại hiện trường và đối chiếu với số lượng ghi trên hợp đồng.
1.6. Các loại hình giám định và thị trường giám định ở Việt Nam [2]

1.6.1. Các loại hình giám định ở Việt Nam hiện nay

11


“Tuỳ thuộc vào đối tượng, nội dung, tính chất, mục đích và cơ quan tiến hành giám
định, tuỳ thuộc vào thời gian và địa điểm giám định mà người ta có thể có nhiều
cách phân loại dịch vụ giám định khác nhau.
a. Căn cứ vào nội dung và đối tượng giám định
Có thể chia giám định thành 2 loại : giám định hàng hoá và giám định phi hàng hoá
-

Giám định hàng hoá bao gồm

Giám định số, khối lượng hàng hoá
Giám định quy cách, phẩm chất, tình trạng hàng hoá.
Giám định bao bì, kí mã hiệu.
Giám định tổn thất hàng hoá
Giám định thể tích hàng đối với hàng lỏng
Giám định mức độ vệ sinh, an toàn cho việc sử dụng hàng hoá
Thẩm định trị giá hàng hoá
Giám định nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá
Giám định đặc tính hàng hoá và tính năng sử dụng
Giám định lắp đặt, vận hành, nghiêm thu hệ thống máy móc thiết bị….
Giám định phi hàng hoá bao gồm
Giám định điều kiện của các phương tiện vận tải như : Độ kín chắc, sạch sẽ hầm
tàu phù hợp với việc sắp xếp và vận chuyển hàng hoá. Giám định điều kiện, kĩ
thuật sắp xếp, nhiệt độ của các phương tiện vận chuyển hàng đông lạnh, các vật

-

liệu chèn lót, hệ thống thông gió …
Giám định phương tiện vận tải trước khi sửa chữa, phá huỷ.
Giám định phương tiện vận tải trước khi cho thuê và nhận lại.
Giám định kho tang và cách bảo quản hàng hoá.
Giám định và giám sát quá trình sản xuất hàng hoá về các mặt chất lượng, vệ sinh

b.

an toàn, bảo vệ môi trường …
Giám sát, giao nhận, vận chuyển, bốc dỡ, xếp hàng.
Thẩm định hạch toán công trình đầu tư.
Giám định công trình xây dựng …
Căn cứ vào tính chất, mục đích và cơ quan tiến hành giám định, người ta có thể


chia giám định thành các loại sau đây:
• Giám định thương mại

12


Là việc giám định, giám sát hàng hoá về các mặt số, khối lượng, phẩm chất, quy
cách, tình trạng, bao bì, kí mã hiệu, vệ sinh, an toàn hàng hoá … theo quy định của
hợp đồng mua bán Ngoại thương. Giam định các điều kiện, tình trạng, khả năng
chuyên chở của phương tiện vận tải theo quy định của hợp đồng vận tải. giám định
nguyên nhân, mức độ tổn thất hàng hoá phục vụ cho việc tính toán bồi thường tổn
thất theo hợp đồng bảo hiểm …
Hoạt động giám định thương mại này do các tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định
độc lập, trung lập tiến hành theo yêu cầu của khách hàng.
• Giám định chất lượng bắt buộc đối với một số hàng hoá nhập khẩu thuộc danh mục
Nhà nước quy định phải kiểm tra ( còn gọi là kiểm tra Nhà nước về chất lượng
hàng hoá nhập khẩu )
Danh mục này hiện nay bao gồm khoảng 13 nhóm mặt hàng về lương thực, thực
phẩm, máy móc thiết bị lẻ.
Cơ quan kiểm tra Nhà nước là các cơ quan sự nghiệp kĩ thuật chuyên ngành trực
thuộc các Bộ chuyên ngành hoặc Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng trực
thuộc Bộ khoa học công nghệ và môi trường. tuy nhiên, giấy chứng nhận kiểm tra
nhà nước về chất lượng không có giá trị khiếu nại đối với các bên mua bán trong
hợp đồng mua bán Ngoại thương mà chỉ phục vụ cho yêu cầu quản lý Nhà nước.
• Giám định hàng hoá phục vụ việc tính thuế và làm thủ tục thông quan theo yêu cầu
của Hải quan
Gồm các nội dung sau :
- Giám định xác định tên hàng để cho phép nhập khẩu và áp mã thuế đối với hàng
hoá nhập khẩu

- Xác định số, khối lượng thực tế của hàng hoá
- Xác định tình trạng cũ, mới, chất lượng còn lại của hàng đã qua sử dụng
- Xác định mức độ hư hỏng, tổn thất, thiếu hụt để thực hiện việc giảm thuế nhập
khẩu theo quy định của luật thuế và NĐ 54/CP
Cơ quan tiến hành giám định có thể do Hải quan hoặc chủ hàng chỉ định
13


.
• Giám định kiểm tra chất lượng hàng hoá chuyên ngành
Hoạt động này do các cơ quan quản lý chuyên ngành áp dụng đối với hàng
hoá chuyên ngành sử dụng tại Việt Nam. Riêng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, các
cơ quan này chỉ được thực hiện việc kiểm tra khi được Bộ KHCNMT hoặc Bộ chủ
quản uỷ quyền và chỉ áp dụng đối với hàng hoá thuộc danh mục nhà nước bắt buộc
kiểm tra.
Hiện nay, có tình trạng một số Bộ tự ý quy định một số mặt hàng thuộc lĩnh
vực Bộ đó quản lý khi xuất nhập khẩu phải được cơ quan kiểm tra chất lượng
chuyên ngành của Bộ đó cấp giấy chứng nhận chất lượng là trái pháp luật ( trái với
pháp lệnh về chất lượng hàng hoá và NĐ 86/CP )
• Giám định máy móc thiết bị, công trình đầu tư theo quy định của Luật đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam
Hoạt động này do các tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định độc lập, trung lập
trong nước hoặc nước ngoài tiến hành nhằm chống lại việc khai tăng giá trị máy
móc, thiết bị góp vốn đầu tư, xác định trình độ công nghệ và chất lượng thiết bị đầu
tư.
c.
1.6.2.
a.

Căn cứ vào thời gian và địa điểm giám định, người ta có thể phân loại thành

Giám định trong quá trình sản xuất
Giám định và giám sát việc giao nhận hàng hoá
Giám định hàng hoá trên tàu trước khi dỡ hàng
Giám định hàng hoá tại kho bãi…
Thị trường giám định ở Việt Nam hiện nay
Các tổ chức giám định ở Việt Nam hiện nay
“Hiện nay ở Việt Nam có hơn 40 tổ chức giám định ( gồm cả Doanh nghiệp và Cơ
quan quản lý nhà nước ) đang hoạt động trên thị trường giám định Việt Nam”.
Chúng ta có thể chia ra làm 5 nhóm như sau :

• Nhóm 1 : Tổ chức giám định do Nhà nước thành lập
Ở Việt Nam hiện nay có duy nhất 1 tổ chức giám định do Nhà nước thành lập.
Đó là Công ty giám định hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam – Vinacontrol được
14


thành lập năm 1957 do Bộ thương mại quản lý. Đây là doanh nghiệp dịch vụ đạt
tiêu chuẩn ISO 9002 đầu tiên tại Việt Nam.
• Nhóm 2 : Tổ chức giám định nước ngoài
 Công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài :
+ SGS – Societe General de Suveilance – Thuỵ Sỹ
+ BV – Bureaux Veritas – Pháp
+ Apave – Pháp
+ Det Noosure Veritas – Na uy
+ Shinken – Đức
+ Shin Nihon Kentei Kyokai – Nhật
+ Ofis ( liên doanh giữa Omic và FCC )
• Nhóm 3 : Tổ chức giám định trong nước
Gồm các công ty cổ phần và công ty TNHH, dưới đây là một số công ty tiêu biểu :



Công ty TNHH giám định Ngân Hà – Micontrol ( The Milky way Inspection Co.)
Công ty TNHH Á Châu – AIS
Công ty TNHH Nhật Minh – Sulicontrol
Công ty cổ phần Đại Việt – Davicontrol (Đại Việt Control Co.,Ltd)
Công ty TNHH giám định Meekong – MIC ( Meekong Control Co.,Ltd.)
Công ty giám định Thái Bình Dương – Pico
Công ty TNHH Viễn Đông
Công ty TNHH Việt Minh
Công ty TNHH Thăng Long
Công ty TNHH Thái Đức Việt
Công ty TNHH Thông tin
Công ty TNHH giám định Sài Gòn – SaiGon Control Co.,Ltd…
Nhóm 4 : tổ chức giám định dưới dạng cơ quan giám định mang tính chất Nhà
nước do các bộ chủ quản, chuyên ngành có hàng hoá xuất nhập khẩu đứng ra thành

-

lập và quản lý :
Food Control : trung tâm giám định hàng nông sản thực phẩm
Café control : trung tâm giám định cà phê
Caspect : trung tâm giám định Khoa học Công nghệ và hàng hoá
Testcontrol : Trung tâm giám định phân tích hàng hoá
Quacontrol ( Quality control center) : trung tâm kiểm tra chất lượng than ( Quảng
Ninh)
15


• Nhóm 5 : Tổ chức giám định dưới dạng Cơ quan nhà nước có chức năng quản lý
pháp quyền về chất lượng hàng hoá nói chung:

- Các trung tâm tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng khu vực I, II, III, trực thuộc Tổng
cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
- FCC ( Food & Commodities Control center) : trung tâm kiểm tra chất lượng hàng
hoá và thực phẩm.
b. Thị trường giám định ở Việt Nam hiện nay
Ngày nay, theo đà phát triển của kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu, yêu cầu về
giám định hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng tăng. Thị trường về dịch vụ giám
định hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng nhộn nhịp, sôi động, đa dạng và phức tạp.
giám định hàng hoá là loại dịch vụ luôn gắn liền với hoạt động xuất nhập khẩu, cho
nên hoạt động giám định hàng hoá ở Việt Nam chỉ thực sự sôi động và nhộn nhịp
tại 5 khu vực ( 5 trung tâm kinh tế lớn của cả nước). đó là : TP. Hồ Chí Minh, Hà
Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Quảng Ninh.
+ Khu vực Hải Phòng:
Cảng Hải Phòng là cảng lớn nhất của miền Bắc, hầu như mọi loại hàng hoá xuất
nhập khẩu vào miền Bắc đều qua đây nên thị trường giám định tại khu vực này có
tính cạnh tranh rất mạnh. Đây là khu vực có rất nhiều Công ty giám định hoạt động,
đứng thứ 2 sau cả nước chỉ sau TP. Hồ Chí Minh. Hầu hết các công ty giám định
đều có chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Hải Phòng.
Tại khu vực này, dịch vụ giám định các mặt hàng sau đang cạnh tranh quyết liệt:
 Mặt hàng gạo xuất khẩu : đây là mặt hàng chiến lược của nhà nước, lượng xuất
khẩu khá ỏn định qua các năm. Các công ty giám định hoạt động trong các lĩnh vực
này rất đông, nổi bật là Vinacontrol ( chi nhánh Hải Phòng), SGS, OMIC,
Foodcontrol, ICT, Davicontrol …
 Vinacontrol : có bạn hàng quen là Vinafood 2 và một số công ty xuất nhập khẩu
của các tỉnh
 SGS, OMIC : do bạn hàng nước ngoài nhập khẩu gạo của Việt Nam yêu cầu
16


 Food control : nhờ có áp lực của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với

các doanh nghiệp xuất nhâp khẩu
 ICT, Davicontrol : thị phần nhỏ, chủ yếu dựa vào quan hệ thân quen và chính sách
hoa hồng hậu hĩnh.
 Mặt hàng nông sản : lạc, chè …
 Lạc chủ yếu do SGS giám định, vì nước nhập khẩu quy định trong hợp đồng mua
bán ngoại thương.
 Chè chủ yếu do Vinacontrol ( chi nhánh Hải phòng) giám định vì Công ty này có
khách hàng lớn, thân quen là Vinatea. Hiện nay, Vinacontrol giám định khoảng
87% khối lượng chè xuất khẩu của Nhà nước.
 Mặt hàng phân bón nhập khẩu : tại khu vực Hải phòng, Vinacontrol giám định hầu
như toàn bộ khối lượng phân bón nhập khẩu. Lí do là Vinacontrol được nhiều tổ
chức giám định nước ngoài uỳ thác cũng như có uy tín cao trong lĩnh vực này.
 Mặt hàng tiêu dùng ( may mặc, giày dép): đây là mặt hàng chủ lực của nhà nước.
thị trường xuất khẩu chính là EU, các nhà nhập khâu EU sẽ trực tiếp kiểm tra hoặc
thuê hãng B.V, do đó mặt hàng này hầu như B.V độc quyền giám định
 Về hàng hải : khách hàng giám định chủ yếu là các hãng tàu hoặc các đại lí hãng
tàu. Các công ty giám định hoạt động mạnh trong lĩnh vực này là SGS, FCC,
Micontrol , MIC và Pico
 Giám định về tổn thất : chủ yếu do tàu của các công ty bảo hiểm trong nước yêu
cầu. Hoạt động mạnh trong lĩnh vực này là Micontrol và MIC, đặc biệt là Micontrol
có chính sách khách hàng rất hấp dẫn.
 Giám định phục vụ quản lý nhà nước : chủ yếu do chi cục Tổng cục Đo lường chất
lượng Hải phòng giám định, ngoài ra còn có các công ty giám định khác như ICT,
Micontrol , Sulicontrol …
+ Khu vực Quảng Ninh :
“Thị trường giám định khu vực Quảng Ninh nhỏ nên không có nhiều các tổ chức
giám định hoạt động. tuy nhiên các tổ chức giám định ở đây đang tập trung vào các
mặt hàng, loại hình giám định có tính chất quyết định, chủ lực của khu vực”.
17



 “Mặt hàng than xuất khẩu : đây là mặt hàng chủ lực của khu vực Quảng Ninh.
Công ty xuất khẩu chủ yếu là Tổng công ty than, nên công ty giám định hầu như
toàn bộ khối lượng than trong khu vực này là Quacontrol. Bên cạnh đó SGS hoạt
động cũng rất tích cực do có đơn hàng từ khách hàng nước ngoài yêu cầu. hơn nữa,
SGS là đơn vị duy nhất có phòng thí nghiệm than hiện đại tại Quảng Ninh. Tuy
nhiên sau khi NĐ 20/1999/NĐ-CP thì khách hàng đang có chiều hướng yêu cầu
SGS và Vinacontrol mà không yêu cầu Quacontrol nữa”.
 “Giám định hàng hai, hàng lỏng nhập khẩu : từ trước đến nay, chi nhánh
Vinacontrol Quảng Ninh vẫn là đơn vị giám định chính trong lĩnh vực này. Hiện
nay xuất hiện them 3 công ty cạnh tranh mạnh với Vinacontrol là MIC, ITS, SGS
thâm chí cả Trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng khu vực I”.
 “Giám định hàng thông qua : các mặt hàng giám định để thông quan có chiều
hướng giảm vì có khá nhiều mặt hàng do Trung tâm Tiêu chuẩn đo lường chất
lượng khu vực I giám định theo quy định của Bô Khoa học Công nghệ và Môi
trường”.
+ Khu vực thành phố Hồ Chí Minh
“Đây là trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất của cả nước nên có rất nhiều công ty
giám định hoạt động. Tất cả các công ty giám định đang hoạt động tại Việt Nam
đều có chi nhánh hoặc trụ sở tại đây. Mức độ cạnh tranh ở khu vực này quyết liệt
hơn ở tất cả các khu vực khác trên cả nước”.
 “Giám định gạo xuất khẩu : TP Hồ CHí Minh là trung tâm xuất khẩu gạo lớn nhất
của cả nước. mặt hàng này thường được người mua chỉ định SGS, OMIC, còn
người bán trong nước có xu hướng yêu cầu các công ty giám định TNHH, các công
ty giám định cổ phần hoặc FCC. Đây là mặt hàng mà thị phần của Vinacontrol đã
bị giảm đáng kể”.
 “Giám định mặt hàng xăng, dầu thô, gas hoá lỏng : đây là thị trường lớn, lợi nhuận
cao, đồng thời cũng khá phức tạp. Các công ty giám định nước ngoài chiếm ưu thế
18



trong lĩnh vực này. Công ty Vinacontrol vẫn giữ được thị phần đáng kể ( gần 45%)
do các nhà xuất nhập khẩu chính về mặt hàng này : Petrolimex, Petechim, Vinapco,
PVGC, SaiGon Petrol đều là khách hàng quen của Vinacontrol”.
 “Giám định mặt hàng tinh dầu nhập khẩu : các công ty nhập khẩu tinh dầu hiện nay
giành nhiều yêu cầu giám định cho các công ty giám định TNHH”.
 “Giám định về hàng hải : do có chính sách hoa hồng hấp dẫn cho thuyền trưởng và
các đại lý viên của hãng tàu, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ. thị trường gám
định hàng hải không còn là độc quyền của Vinacontrol , SGS, BV và P/I mà có
thêm nhiều công ty khác”…
+ Khu vực Đà Nẵng :
“Tại khu vực này cạnh tranh mới trở nên quyết liệt trong thời gian gần đây khi có
nhiều dự án của nhà nước được thực hiện ở khu vực này. Khách hàng địa phương
chủ yếu vẫn yêu cầu chi nhánh Vinacontrol Đà Nẵng do chi nhánh có nhiều bạn
hàng quen ở khu vực này”.
 “Giám định hàng hoá xuất khẩu của các Công ty liên doanh : người mua thường chỉ
định tổ chức giám định nươc ngoài”.
 “Giám định hàng nông sản xuất khẩu : lạc chủ yếu do SGS giám định do quy định
của nước nhập khẩu, cà phê do Cafecontrol giám định vì dựa vào áp lực của bộ
NN&PTNT”.
 “Giám định hàng thông quan phục vụ quản lý : thường theo chỉ dẫn của Hải quan,
hoặc chọn các Công ty giám định làm nhanh, chiều khách, phí thấp, hoa hồng cao,
có mối quan hệ gần gũi”.
+ Khu vực Hà Nội :
“Đây là nơi tập trung các cơ quan của Chính phủ, các Công ty, các Tổng CÔng ty
lớn của cả nước nên nhiều tổ chức giám định tập trung tại đây đặc biệt là các tổ
chức giám định nước ngoài như SGS, B.V, OMIC, ITS, Apave. Một số công ty
trong nước hoạt động mạnh ở lĩnh vực này : ICT, Caspect, Pico, FCC, Cafecontrol”

19



 “Giám định hàng may mặc, giày dép xuất khẩu : mặt hàng này chủ yếu xuất khẩu
sang EU nên hầu như người ta chỉ đinh B.V ngay từ khi kí hợp đồng”.
 “Giám định mặt hàng phân bón nhập khẩu : do phải phụ thuộc vào người bán nước
ngoài nên hầu như người ta chỉ định SGS hoặc FCC ngay từ khi kí hợp đồng”.
 “Giám định hàng phục vụ thông quan : phần lớn hải quan chỉ dẫn đến Trung tâm
tiêu chuẩn đo lường chất lượng khu vực I”.

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VINACONTROL
2.1. Giới thiệu về công ty
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty. [7]
“Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VINACONTROL HẢI
PHÒNG
Tên quốc tế: HAI PHONG VINACONTROL GROUP CORPORATION
Tên viết tắt: VINACONTROL
Trụ sở chính: Số 80 Phạm Minh Đức
Điện thoại: (84-4) 3943.3840 Fax: (84-4) 3943.3844
Email: ;
20


Chủ tịch HĐQT: Ông Bùi Duy Chinh
Tổng Giám đốc: Ông Mai Tiến Dũng
Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinacontrol, tiền thân là Cục Kiểm nghiệm hàng
hóa kiêm Sở Giám định hàng hóa xuất nhập khẩu được thành lập từ 24/10/1957, là
tổ chức giám định đầu tiên tại Việt Nam.
Trụ sở chính của Vinacontrol đặt tại Hà nội và 26 Công ty thành viên, đơn vị trực
thuộc, trạm, văn phòng đại diện đặt tại các thành phố lớn, cảng biển, trung tâm

thương mại và cửa khẩu của Việt Nam, với 1000 cán bộ/ giám định viên/ thẩm định
viên thuộc nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau.
Hiện nay, Vinacontrol là tổ chức giám định hàng đầu và có uy tín tại thị trường
Việt Nam, hoạt động trên phạm vi rộng với năng lực kỹ thuật giám định đa dạng,
đội ngũ giám định viên chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm. Trang thiết bị của
Vinacontrol thường xuyên được bổ sung, nâng cấp đáp ứng mọi nhu cầu giám định,
phân tích và thử nghiệm của khách hàng, với 06 phòng thử nghiệm với trang thiết
bị hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc gia (VILAS)”.
“Chứng thư giám định do Vinacontrol cấp là chứng cứ khách quan, trung thực giúp
khách hàng giải quyết có hiệu quả các vấn đề như khiếu nại, thanh toán, giao nhận,
bảo hiểm, mua bán, thế chấp... trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư.
Vinacontrol cam kết cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đạt chất lượng cao
nhất, đáp ứng các yêu cầu chính đáng của khách hàng”.
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển. [6]
“Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinacontrol
được xác định qua những dấu mốc sau:
Ngày 24/10/1957: Bộ trưởng Bộ Thương nghiệp có quyết định số 514/BTN-TCCB
ngày 24/10/1957 thành lập Cục Kiểm nghiệm hàng hóa XNK trực thuộc Bộ
Thương

nghiệp

(kiêm

Sở

Giám
21

định


hàng

hóa

XNK).


Ngày 16/07/1974: Bộ trưởng Ngoại Thương có quyết định số 513/BNgT-TCCB
ngày 16/07/1974: Tách Sở Giám định hàng hóa XNK ra khỏi Cục Kiểm nghiệm
hàng hóa XNK và đổi tên thành Công ty Giám định hàng hóa XNK Việt Nam
(Vinacontrol).
Ngày 12/11/1988: Bộ trưởng Bộ Kinh tế đối ngoại có quyết định số 420/KTĐNTCCB ngày 12/11/1988: Hợp nhất Công ty Giám định hàng hóa XNK và Cục
Kiểm nghiệm hàng hóa XNK thành Công ty Giám định hàng hóa XNK Việt Nam
(Vinacontrol).
Năm 2004 và 2005: Bộ trưởng Bộ Thương mại có quyết định số 1758/2004/QĐBTM ngày 29/11/2004 và quyết định số 1525/QĐ-BTM ngày 24/05/2005 chuyển
Công ty Giám định hàng hóa XNK thành Công ty Cổ phần Giám định Vinacontrol.
Ngày 1/6/2005: Vinacontrol chính thức hoạt động theo chế độ sở hữu cổ phần.
Ngày 21/12/2006: Vinacontrol chính thức niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm giao
dịch chứng khoán Hà Nội (nay là Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội), mã VNC.
Ngày 23/5/2011: Công ty Cổ phần Giám định Vinacontrol chính thức chuyển thành
Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinacontrol theo Nghị quyết đại hội đồng cổ đông
tháng 4 năm 2011.”
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
- Giám định về quy cách phẩm chất, tình trạng, sô lượng, khối lượng, bao bì và kí
mã hiệu đối với mọi hàng hóa(gồm cả máy móc, dây chuyền công nghệ, đá quý,
kim loại hiếm)
- Giám sát hàng hóa trong quá trình sản xuất, bảo quản, giao nhận, vận chuyển, xếp
dỡ, giám sát lắp ráp thiết bị dây chuyền công nghệ, thẩm định tư vấn, giám sát công
trình xây dựng.

- Giám định các phương tiện vận tải, container, các dịch vụ giám định về hàng hải,
giám định an toàn con tàu trước khi xếp hàng, phá dỡ hoặc sửa chữa.
22


- Giám định tổn thất,đại lý giám định tổn thất, phân bổ tổn thất cho các công ty bảo
hiểm trong và ngoài nước.
- Dịch vụ lấy mẫu, phân tích và thử nghiệm.
- Dịch vụ kiểm định kĩ thuật an toàn lao động.
- Đo lường và lập bảng dung tích cho các phương tiện vận tải thủy.
- Hiệu chuẩn và kiểm định các thiết bị đo lường.
- Kiểm tra phá hủy hoặc không phá huỷ.
- Giám định theo yêu cầu của mọi đối tượng để cung cấp chứng từ phục vụ công
tác quản lý của nhà nước như: xuất xứ hàng hóa, quản lí chất lượng, an toàn vệ sinh
hàng hóa; nghiệm thu, quyết toán công trình đầu tư; bảo vệ môi trường (giám định
về vệ sinh công nghiệp; giám định và xử lí nước, nước thải); các dịch vụ phục vụ
thông quan.
- Các dịch vụ có liên quan: khử trùng, thẩm định giá, giám định không phá hủy;
kiểm tra kết cấu hàn của công trình; kiểm tra thiết bị và thiết bị đo lường; kiểm tra
và lập bảng dung tích đối với các loại bồn chứa, sà lan; kiểm đếm, niêm phong, cặp
chì; dịch vụ kiểm tra chất lượng hệ thống quản lí theo tiêu chuẩn quốc tế, tư vấn về
chất lượng hàng hóa, về pháp định pháp lí thương mại.
- Chứng nhận sản phẩm.
- Kiểm tra chứng nhận sự phù hợp khả năng chịu lực của công trình; kiểm
tra,chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng, máy móc, thiết bị,
vật tư, vật liệu công trình( theo quy định của nhà nước )
- Dịch vụ chuyển giao công nghệ.
- Giám sát thi công xây dựng loại công trình dân dụng và công nghiệp, lĩnh vực
chuyên môn giám sát; lắp đặt thiết bị và công nghệ điện tự động hóa.
- Giám sát công tác lắp đặt thiết bị công nghệ.

- Giám sát công tác lắp đặt thiết bị công nghệ.
23


- Giám sát lắp đặt thiết bị, công nghệ cơ khí xây dựng.
- Tư vấn lắp đặt, thiết bị,
- Tư vấn lập hồ sơ mời thầu và phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu: tư vấn, xây lắp,
cung cấp, lắp đặt thiết bị.
- Thẩm tra hồ sơ dự toán, quyết toán các công trình xây dựng dân dụng, công
nghiệp, giao thông, thủy lợi; tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng( doanh nghiệp chỉ
hoạt động khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật)
- Ủy thác và nhận ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa.
- Dịch vụ khai thuê hải quan.
- Tư vấn thủ tục cổ phần hóa doanh nghiệp, hợp nhất, mua bán, sáp nhập Doanh
nghiệp( không bao gồm tư vấn pháp luật).
- Đào tạo kiến thức, nghiệp vụ thẩm định giá và nghiệp vụ có liên quan khác( chỉ
hoạt động sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép).
- Kinh doanh bất động sản.
- Dịch vụ khách sạn, cho thuê văn phòng( không bao gồm phòng hát karaoke, quán
bar, vũ trường)
- Dich vụ giám định và dịch vụ khác theo sự ủy thác của mọi tổ chức giám định
trong nước và quốc tế.
2.1.4. Cơ sở vật chất kĩ thuật
1. Trung tâm phân tích và thử nghiệm 1(Giấy chứng nhận VLAS số 202) của công
ty đặt tại 54 Trần Nhân Tông, Hà Nội, có đủ phương tiện phân tích nhiều loại hàng
hóa.
2. Phòng thử nghiệm đặt tại Hải Phòng(Giấy chứng nhận VLAS số 381): chuyên
phân tích và thử nghiệm các loại hàng hóa.
3. Sử dụng các phòng thử nghiệm của các đơn vị khác trông công ty tùy thuộc vào
địa điểm giám định.

24


4. Giám định viên được trang bị những phương tiện cần thiết phục vụ cho công tác
giám định theo yêu cầu của khách hàng.
5. Ngoài ra, Vinacontrol Hải Phòng được sự hỗ trợ của các phòng thử nghiệm
thuộc các viện nghiên cứu, các trường đại học, các trung tâm thí nghiệm quốc gia
thuộc nhiều chuyên ngành trong toàn quốc.
2.1.5. Lĩnh vực kinh doanh của công ty
- Giám định về quy cách phẩm chất, tình trạng, số-khối lượng, bao bì, ký mã hiệu
đối với mọi loaị hàng hoá (gồm cả máy móc, dây chuyền công nghệ, đá quý, kim
loại hiếm)
- Giám sát hàng hóa trong quá trình sản xuất, giao nhận, bảo quản, vận chuyển, xếp
dỡ, giám sát quá trình lắp ráp thiết bị dây chuyền công nghệ; thẩm định, tư vấn,
giám sát công trình xây dựng
- Giám định các phương tiện vận tải, container, các dịch vụ giám định về hàng hải;
giám định an toàn con tàu trước khi xếp hàng, phá dỡ hoặc sửa chữa
- Giám định tổn thất; Đại lý giám định tổn thất, phân bổ tổn thất cho các Công ty
bảo hiểm trong và ngoài nước
- Dịch vụ lấy mẫu, phân tích và thử nghiệm
- Dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
- Đo lường và lập bảng dung tích các phương tiện thủy
- Hiệu chuẩn và kiểm định các thiết bị đo lường
- Kiểm tra phá hủy, không phá hủy
- Giám định theo yêu cầu của mọi đối tượng để cung cấp chứng từ phục vụ công
tác quản lý của Nhà nước thuộc các lĩnh vực như: Xuất xứ hàng hóa; quản lý chất
lượng; an toàn, vệ sinh hàng hóa; nghiệm thu, quyết toán công trình đầu tư; bảo vệ
môi trường (giám định về vệ sinh công nghiệp; giám định và xử lý nước, nước
thải); các dịch vụ phục vụ thông quan
25



×