Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Bài 16 ham giu khoang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 19 trang )

Bài 16
HÀM GIỮ KHOẢNG
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được vai trò của hàm răng sữa
2. Trình bày được nguyên nhân và hậu quả của mất răng sữa sớm
3. Trình bày được những yếu tố cần cân nhắc khi làm hàm giữ khoảng
4. Trình bày được ưu, nhược điểm và chỉ định của các loại hàm giữ khoảng
NỘI DUNG
1. Vai trò của hàm răng sữa
Hàm răng sữa tồn tại hoàn toàn trong miệng cho đến năm 5-6 tuổi và bắt
đầu được thay thế dần bởi răng vĩnh viễn, đến 11- 12 tuổi răng sữa được thay thế
hoàn toàn bởi răng vĩnh viễn. Tuy tồn tại trong miệng một thời gian, nhưng răng
sữa có vai trò rất quan trọng:
- Tiêu hoá: Cũng như hàm răng vĩnh viễn, hàm răng sữa giữ một chức
năng rất quan trọng trong việc tiêu hoá thức ăn cho trẻ bằng cơ chế cắt, xé, nhai,
nghiền nát.
- Phát âm: Một chức năng quan trọng của hệ răng sữa thường bị bỏ qua, đó
là vai trò của răng sữa trong phát âm. Sự mất sớm các răng phía trước có thể gây
khó khăn cho việc phát âm một số âm như “ph”, “v”, “s”. Tuy nhiên, trong đa số
trường hợp, khi các răng cửa vĩnh viễn đã mọc lên hoàn chỉnh, sẽ có sự tự sửa
chữa trong phát âm.
- Thẩm mỹ: Hệ răng sữa cũng mang lại thẩm mỹ cho khuôn mặt trẻ, giúp
trẻ tự tin khi giao tiếp. Sự phát âm của trẻ còn có thể bị ảnh hưởng một các gián
tiếp, vì khi tự nhận ra bộ răng xấu xí của mình, trẻ sẽ không mở miệng đủ to khi
nói chuyện.
Ngoài 3 chức năng tương tự như hàm răng vĩnh viễn, hàm răng sữa còn có
thêm 2 chức năng quan trọng sau:
- Giữ khoảng: Giữ khoảng trên cung hàm cho răng vĩnh viễn tương ứng
mọc lên
- Kích thích sự phát triển của xương hàm: Nhờ vào cử động nhai, nhất là


trong sự phát triển chiều cao cung răng. Vì những chức năng quan trọng như

1


trên, sự khoẻ mạnh của hàm răng sữa có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể
chất chung của trẻ, trong đó đặc biệt là sự phát triển của hàm răng vĩnh viễn.
Trên thực tế cha mẹ thường chưa thấy rõ vai trò quan trọng của răng sữa,
nên các biến chứng khi răng sữa bị mất sớm thường bị coi nhẹ. Trong khi đó với
các bác sỹ răng hàm mặt thì đây là một vấn đề lớn do đó việc dự phòng và bảo
tồn các răng sữa là một mục tiêu quan trọng của họ.
2. Mất răng sữa sớm
2.1. Nguyên nhân.
Sự mất răng sữa sớm được chia ra: Mất răng phía trước ( răng cửa và răng
nanh) và mất răng sau ( các răng hàm).
Mất răng phía trước chủ yếu là do chấn thương (thường gặp ở trẻ tập bò, đi
và chạy) hoặc do sâu răng dạng sâu răng bú bình và sâu răng lan nhanh.
Mất răng sau chủ yếu do sâu răng, hiếm khi do chấn thương.
2.2. Hậu quả
Sự phát triển khớp cắn lý tưởng nhất là phát triển từ khớp cắn rắng sữa, qua
hàm răng hỗn hợp đến hàm răng vĩnh viễn theo đúng trình tự và thời gian. Điều
này sẽ mang lại một hàm răng chức năng, thẩm mỹ và có khớp cắn ổn định. Khi
trình tự này bị phá vỡ, những vấn đề nảy sinh có thể ảnh hưởng đến tình trạng
khớp cắn răng vĩnh viễn. Để giải quyết vấn đề này, cần áp dụng những biện pháp
sửa chữa phù hợp, để khôi phục lại quá trình phát triển khớp cắn bình thường.
Quá trình sửa chữa có thể liên quan đến một số loại hàm giữ khoảng thụ động,
hàm hướng dẫn tác động vào răng, hoặc phối hợp cả hai loại hàm trên.
Miyamoto, Chung, và Yee quan sát ảnh hưởng của mất sớm răng nanh sữa,
răng hàm thứ nhất và răng hàm thứ hai sữa lên khớp cắn răng vĩnh viễn. Các ông
đã tiến hành nghiên cứu 255 trẻ em lứa tuổi 11-12, thấy: Ở những đứa trẻ có mất

một hoặc nhiều răng nanh hoặc răng hàm sữa thường có khấp khểnh ở răng vĩnh
viễn và thường phải điều trị chỉnh nha ở hàm răng vĩnh viễn. Khả năng phải điều
trị chỉnh nha gia tăng theo số lượng răng sữa mất sớm. Tần xuất phải điều trị
chỉnh nha ở nhóm trẻ mất một hoặc nhiều răng sữa sớm cao gấp 3 lần ở nhóm có
kiểm soát ( không mất răng hoặc mất răng có được làm hàm giữ khoảng).
2.2.1. Mất răng cửa sữa: Răng sữa mất sớm cần được thay thế bằng răng
giả vì 4 lý do: giữ khoảng, chức năng nhai, phát âm và thẩm mỹ.
- Mất khoảng: thường thì mất răng cửa sữa sớm ít khi gây ra sự mất
khoảng, mặc dù có sự tái sắp xếp các răng sữa còn lại, nhưng không có sự mất
2


khoảng thật sự. Ngay khi có hở linh trưởng( khe hở nguyên thuỷ) ở giai đoạn
răng sữa, cũng không có sự di chuyển các răng.
- Tiêu hoá: việc mất các răng cửa sữa làm chức năng nhai kém đi, nhưng
nếu được nuôi với một chế độ ăn đúng thì trẻ vẫn tăng trưởng bình thường.
- Phát âm: Nếu trẻ mất răng cửa sữa sớm, ngay trước khi bắt đầu phát âm,
sẽ làm sự phát âm chậm lại hoặc bị thay đổi, nhất là đối với một số âm phát ra
cần có sự tiếp xúc giữa lưỡi và mặt trong răng cửa trên( âm “s”, “v”). Nếu trẻ đã
có khả năng phát âm thì sự mất răng cửa sữa không giữ vai trò quan trong.
- Thẩm mỹ: Mất răng cửa sữa sớm dễ làm cho trẻ mặc cảm, không tự tin
khi giao tiếp. Đây có lẽ là lý do chính của việc cần thiết phải thay thế các răng
cửa sữa mất sớm.
Bộ giữ khoảng trong trường hợp này có thể là một cung lưỡi cố định có
thêm răng giả hay một hàm giả tháo lắp.

Hình 16.1: Sự di gần của răng 62 khi răng 61 bị mất sớm.
2.2.2. Răng nanh mất sớm: Hiếm khi xảy ra, có thể gặp do chấn thương
hoặc do sâu răng. Hậu quả của mất răng nanh sớm:
- Hàm trên: Đường giữa lệch sang bên mất răng, mất chỗ răng nanh vĩnh

viễn.
- Hàm dưới: Ngoài lệch đường giữa, còn có sự nghiêng về phía lưỡi của
các răng cửa. Nên cần đặt một cung lưỡi ngay sau khi các răng cửa vĩnh viễn
mọc lên.
Để tránh răng cửa xô gây lệch đường giữa, có thể sử dụng bộ giữ khoảng
cố định ( khâu và vòng dây) hay hàm giả tháo lắp bán phần nếu bệnh nhân hợp
tác tốt. Các khí cụ này sẽ được điều chỉnh khi răng cửa bên vĩnh viễn mọc lên bị
cản trở do có kích thước lớn hơn răng vĩnh viễn tương ứng.
Trong trường hợp mất cả hai răng nanh sữa sẽ gây hậu quả:
- Ngiêng lưỡi của các răng cửa
3


- Giảm chiều dài cung hàm
- Tăng độ cắn chùm, cắn chìa
Tránh các hậu quả trên, làm hàm giữ khoảng hai bên.
2.3.3. Răng cối mất sớm: Khi điểm tiếp xúc giữa hai răng bị mất do sâu
mặt bên, răng bị nhổ hay răng bị cứng khớp( làm răng không mọc lên hoàn
toàn), gây hậu quả:
 Mất khoảng: Do các răng kế cận khoảng mất di chuyển( răng phía sau di
gần, răng phía trước di xa) chiếm khoảng trống mất răng.
 Các răng đối diện trồi lên, nếu mất nhiều răng hàm, có thể làm giảm
thấp tầm cắn, làm xương hàm kém phát triển.
 Chức năng nhai kém
Để tránh các hậu quả gây ra, chúng ta phải tiến hành điều trị sớm:
 Hàn sớm các răng sâu mặt bên
 Lỗ sâu quá lớn hoặc những răng điều trị tuỷ, cần phục hồi lại thân răng
bằng chụp thép tiền chế.
Trường hợp răng cứng khớp, vẫn phải giữ răng cho tới khi khoảng trống bị
mất rõ rệt mới tiến hành nhổ răng và giữ khoảng.


Hình 16.2: Sâu mặt bên răng hàm sữa, tạo khoảng trống, khi răng hàm vĩnh
viễn thứ nhất mọc lên đẩy các răng hàm sữa sát lại gây mất khoảng

4


Hình 16.3: Răng hàm sữa thứ hai mất sớm, răng hàm vĩnh viễn thứ nhất di
chuyển vào khoảng mất răng, mất chỗ mọc răng hàm nhỏ vĩnh viễn thứ hai
3. Những yếu tố cần cân nhắc khi làm hàm giữ khoảng
Một răng nằm ở vị trí đúng trong cung hàm là kết quả tác động của một
chuỗi các lực. Nếu một trong các lực tác động này bị thay đổi hoặc bị mất đi, sẽ
làm thay đổi mối quan hệ của các răng kế cận và kết quả sẽ làm răng bị xô lệch,
gây ra các lệch lạc khớp cắn.
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của khớp cắn:
 Hệ thống cơ miệng bất thường: Sau khi mất 1 răng hàm sữa dưới, vị trí
lưỡi đặt cao kết hợp với trương lực cơ cắn khoẻ có thể phá huỷ khớp cắn. Hậu
quả dẫn đến sự lún của cung răng hàm dưới và sự di xa của nhóm răng phía
trước.
 Thói quen mút tay: Thói quen ngậm, mút ngón tay tạo lên những lực bất
thường tác động lên cung hàm. Điều này dẫn đến sự sụp đổ cung hàm sau khi
mất răng sữa sớm.
5


 Mất răng sữa hàm dưới sớm phối hợp với khớp cắn bất thường sẵn có:
Trong trường hợp bất hài hòa răng-răng và hoặc có rối loạn khớp cắn ( class 2
tiểu loại 2 với một hệ thống cơ mặt tăng trương lực), hiện tượng mất khoảng có
xu hướng rõ nét ở những trường hợp này (đặc biệt ở hàm dưới) (Padma Kumari
và Retna Kumari 2006, Tunison và cộng sự 2008).

 Giai đoạn phát triển của khớp cắn: Thông thường, sự mất khoảng sẽ
diễn ra nhanh hơn trong giai đoạn răng kế cận đang mọc lên. Trong giai đoạn
này, nếu không giữ khoảng, răng kế cận sẽ di chuyển vào vị trí răng mất.
Như vậy hậu quả của mất răng sữa sớm khác nhau trên từng cá thể, kế cả
những cá thể cùng lứa tuổi và cùng giai đoạn phát triển của bộ răng. Những yếu
tố quan trọng cần cân nhắc khi làm hàm giữ khoảng trong các trường hợp mất
răng sữa sớm:
 Thời gian sau khi mất răng: hiện tượng mất khoảng thường xảy ra nhanh
nhất trong suốt 6 tháng đầu tiên sau khi nhổ răng. Vì vậy, khi một răng sữa bị
mất đi và tất cả các yếu tố đều đưa đến chỉ định cần làm hàm giữ khoảng thì cần
phải đặt hàm giữ khoảng vào vị trí mất R càng sớm càng tốt.
 Tuổi răng của bệnh nhân: Lịch trình mọc răng của bệnh nhân không
quan trọng bằng tuổi phát triển. Gron nghiên cứu mối quan hệ giữa sự xuất hiện
của Rvv trong miệng và sự phát triển của chân răng (trên phim XQ), cho kết
quả: răng mọc lên trong miệng khi chân răng phát triển được ba phần tư, bất
chấp răng đó đã đến tuổi mọc chưa. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu R
hàm sữa mất sớm trước 7 tuổi sẽ dẫn đến chậm mọc R thay thế, ngược lại, nếu
mất sau 7 tuổi, R thay thế sẽ mọc sớm hơn so với lịch trình mọc R. Ảnh hưởng
này sẽ giảm dần theo tuổi.
 Khối lượng xương che phủ bên trên R chưa mọc: Dự đoán quá trình
thay răng cơ bản dựa trên sự phát triển của chân răng vĩnh viễn và sự ảnh hưởng
của thời gian răng mất nhiều khi không đáng tin cậy nếu phần xương che phủ đã
bị phá huỷ bởi hiện tượng viêm nhiễm. Trong trường hợp này người ta quan sát
thấy hiện tượng thay răng diễn ra nhanh hơn. Ngược lại nếu xương phía trên
mầm răng vĩnh viễn còn tốt thì có thể dự đoán quá trình thay răng có thể diễn ra
sau vài tháng. Do vậy chỉ định làm hàm giữ khoảng sẽ được đặt ra trong tình
huống này. Một gợi ý trong dự đoán thời gian răng xuất hiện trong miệng đó là
6



răng hàm nhỏ thường mất 4-5 tháng để mọc lên được 1mm trong xương (đo trên
phim cánh cắn).
 Hoạt động mọc răng của các răng kế cận khoảng trống: Quá trình mất
khoảng sẽ diễn ra nhanh hơn khi các răng kế cận khoảng mất răng đang trong
quá trình mọc tích cực. VD: mất răng hàm sữa thứ hai sớm, trong khi đó răng
hàm vĩnh viễn thứ nhất đang mọc, răng hàm vĩnh viễn thứ nhất sẽ mọc vào vị trí
răng hàm sữa thứ hai, gây mất chỗ răng hàm nhỏ vĩnh viễn thứ hai.
Nếu mất răng hàm sữa thứ hai khi răng hàm vĩnh viễn thứ nhất đã mọc lên
hoàn toàn trong miệng, thì sự mất khoảng sẽ diễn ra chậm hơn.
 Chậm thay của răng vĩnh viễn: Một vài răng vĩnh viễn chậm mọc,
thường do răng phát triển chậm hoặc răng mọc sai đường. Trong trường hợp này,
cần nhổ răng sữa bên trên, đặt hàm giữ khoảng, sẽ cho phép răng vĩnh viễn mọc
lên đúng vị trí.
 Thiếu mầm răng vĩnh viễn bẩm sinh: Nếu có thiếu răng vĩnh viễn bẩm
sinh. Nha sỹ cần cân nhắc từng trường hợp cụ thể để quyết định cần làm hàm
giữ khoảng kết hợp chỉnh nha hoặc phục hình.
4. Hàm giữ khoảng.
* Định nghĩa: Hàm giữ khoảng là một khí cụ tháo lắp hoặc cố định nhằm
để giữ khoảng cần thiết cho răng vĩnh viễn mọc.
* Các yêu cầu của hàm giữ khoảng
- Thiết kế đơn giản
- Tái lập lại các chức năng của cung răng
- Tương hợp với mô mềm
- Cho phép vệ sinh tốt, an toàn và dễ sử dụng
- Không ảnh hưởng tới sự phát triển của xương ổ răng
- Không cản trở răng vĩnh viển mọc
- Không gây ra các tác dụng phụ như: sâu răng, viêm lợi
*Các loại hàm giữ khoảng
Được chia làm hai loại chính: Giữ khoảng tháo lắp và giữ khoảng cố định
4.1 Giữ khoảng tháo lắp.

*Chỉ định trong trường hợp:
- Mất nhiều răng trên cùng một cung hàm.
- Mất 2 bên răng hàm sữa thứ nhất và thứ hai.
- Thiếu răng trụ phù hợp
* Ưu điểm:
- Phục hồi được các chức: Thẩm mỹ, phát âm, chức năng nhai
- Lập lại được kích thước dọc của khớp cắn
- Có thể sửa chữa thích ứng với sự thay đổi của cung răng
- Dễ vệ sinh và không ảnh hưởng đến vệ sinh cung răng
7


* Nhược điểm:
- Độ lưu giữ kém, do răng nanh không có phần lẹm đủ rộng để móc bám vào
- Hàm cồng kềnh, gây vướng trong miệng
- Tác dụng phụ thuộc nhiều vào sự hợp tác của bệnh nhân.
Chính vì những nhược điểm trên, không chỉ định làm hàm giữ khoảng tháo
lắp cho trẻ trước 6 tuổi vì trẻ thường không thể thích ứng được với hàm giữ
khoảng tháo lắp cũng như không chịu sử dụng nó.

Quy trình kỹ thuật:
- Làm giống như hàm giả tháo lắp từng phần bao gồm: nền hàm, tựa, móc,
răng bên trên.
- Nền hàm phải phủ kín niêm mạc tối đa và tránh chỗ bám của cơ và các
phanh
- Có thể cho thêm ốc nong vào giữa nền hàm để điều chỉnh hàm theo sự
phát triển của cung hàm
4.2 Hàm giữ khoảng cố định.
Lưu giữ nhờ các khâu nắn chỉnh hoặc các chụp thép có sẵn. Hàm giữ
khoảng cố định có thể một bên hoặc hai bên

*Ưu điểm:
- Ít vướng, trẻ dễ hợp tác
- Hiệu quả giữ khoảng ổn định hơn
*Nhược điểm:
- Đòi hỏi phải vệ sinh tốt
8


- Không phục hồi lại được kích thước dọc của khớp cắn, không thực hiện
được chức năng nhai.
- Phải chuẩn bị răng trụ
Có các loại hàm sau:
4.2.1 Hàm giữ khoảng một bên. Là loại hàm giữ khoảng được sử dụng
khi mất một răng, rẻ tiền và dễ thực hiên. Nhưng cần theo dõi và chăm sóc liên
tục sau khi đặt vào, không thực hiện được chức năng mặt nhai của răng mất.
*Chỉ định:
- Mất răng hàm sữa thứ nhất một bên.
- Mất răng hàm sữa thứ hai một bên sau khi mọc răng hàm vĩnh viễn thứ
nhất.
- Mất răng hàm sữa thứ nhất hai bên trước khi thay răng cửa .
- Mất răng hàm sữa thứ hai hai bên trước khi thay răng cửa và sau khi mọc
răng hàm vĩnh viễn thứ nhất
Các loại:
Gồm khâu và vòng dây (hoặc chụp thép sẵn nếu răng trụ là răng sữa) và
vòng dây.
Hình: Hàm giữ khoảng một bên. Cung bên trái dây thép được hàn nên
khâu, cung bên phải dây thép được hàn lên chụp thép có sẵn
* Quy trình kỹ thuật:
- Chọn khâu hoặc chụp thép phù hợp, sửa soạn khâu, chụp thép
- Đặt khâu hoặc chụp thép vào răng trụ và lấy mẫu.

- Lấy mẫu ra, tháo khâu hoặc chụp thép từ răng trụ đặt lại vào mẫu
- Đổ mẫu, khi mẫu khô, gỡ mẫu ta được khâu hoặc chụp thép úp lên răng
trụ, giống như trên miệng.
- Sử dụng dây thép tròn 0.9mm bẻ dây hình chữ M, một đầu tựa lên răng
bên cạnh và ở 1/3 phía rìa cắn, bẻ song song với bề mặt của lợi của răng mất,
cách lợi khoảng 1mm. Độ rộng phía ngoài-trong khoảng 8mm để răng vĩnh viễn
có thể mọc lên được bên trong bộ phần giữ khoảng này. Kiểm tra lại hàm xem
có làm cản trở 1 số chuyển động của răng, hàm không.
- Hàn cố định dây, đánh bóng.
- Gắn hàm
* Yêu cầu kỹ thuật:
- Vòng dây rộng đủ cho răng hàm nhỏ vĩnh viễn mọc( khoảng 8mm)
- Vòng dây không được hạn chế hoạt động chức năng của răng kế cận.
- Vòng dây cần được đặt sát sống hàm nhưng không được chạm vào phần
mềm.
9


* Theo dõi: bệnh nhân tái khám 3-6 tháng/lần để kiểm tra, chỉnh sửa.
Bộ phận giữ khoảng sẽ được tháo ra khi răng vĩnh viễn được mọc ra.

Hình 16.4: Bệnh
nhân 5 tuổi, sau khi nhổ
răng 64 do sâu, làm
hàm giữ khoảng giữ
chỗ cho răng 24 mọc
sau này.

10



Hình 16.5: Bộ phận giữ khoảng gồm chụp thép và vòng dây: nhìn từ mặt
nhai (a) và nhìn từ mặt ngoài (b).
Bộ phận giữ khoảng có phần đi xuống lợi (distal shoe)
Chỉ định:
- Giữ khoảng cho răng hàm nhỏ sữa thứ 2 bị mất trước khi răng
hàm nhỏ vĩnh viễn thứ nhất mọc lên.
- Mục tiêu của khí cụ này là dự phòng sự di gần của răng 6 gây
nên hiện tượng giảm chiều dài của cung răng và mất chỗ cho răng 5 mọc sau
này.

11


Hình 16.6: Cấu tạo của bộ phận giữ khoảng có phần xa đi xuống lợi
Bảng 16.1: Chỉ định, chống chỉ định của bộ phận giữ khoản có phần xa đi
xuống lợi (theo Hicks 1973, Brill 2002)
Chỉ định
Mất sớm răng hàm sữa thứ 2
trước khi răng hàm nhỏ vĩnh viễn đầu
tiên mọc
Tiêu chân răng tiến triển và phá
hủy xương vùng quanh răng của răng
hàm sữa thứ 2 trước khi răng vĩnh viễn
mọc
Răng hàm sữa thứ 2 có tổn
thương sâu răng nặng, không thể phục
hồi
Mọc lạc chỗ của răng hàm lớn
vĩnh viễn thứ 1

Dính khớp răng hàm sữa thứ 2

Chống chỉ định
Không có răng nương tựa do mất
nhiều răng
Không có sự hợp tác của bệnh
nhân và gia đình
Thiếu răng hàm nhỏ vĩnh viễn thứ
nhất
Bệnh hệ thống ảnh hưởng đến sự
liền thương
Bât thường về tim mạch cần thiết
phải uống kháng sinh dự phòng trước
khi điều trị răng hàm mặt.

Hàm giữ khoảng bán sẵn
Với hệ thống hàm giữ khoảng bán sẵn này, người ta có thể thực hiện hoàn
chình một hàm giữ khoảng với band và loop chỉ trong một lần tới khám.

12


Hình 16.7: a. Hộp hàm giữ khoảng với nhiều khâu có kích thước khác
nhau, b.vòng dây cố định và vòng dây có thể được điều chỉnh nối dài thêm,
c.Thử hàm giữ khoảng trong miệng sau khi nhổ răng sữa, d. vòng dây được liên
kết với ống hình chữ U gắn chặt vào khâu, e. Đo khoảng cách giữa răng 53 và
răng 55, f. vòng dây tiếp xúc với mặt xa của răng 53, g. Kích thước của vòng
dây được uốn phù hợp với khoảng cách giữa hai răng, h. Hàm giữ khoảng được
gắn hoàn chỉnh trong miệng.
4.2.2. Hàm giữ khoảng hai bên: Gồm cung lưỡi và cung khẩu cái

* Chỉ định: - Mất răng hai bên cung hàm, mất nhiều răng nhưng phải có
răng

13


trụ phù hợp (Ví dụ: mất răng hàm sữa thứ nhất và thứ hai hai bên, răng hàm
vĩnh viễn thứ nhất đã mọc đủ chiều cao)
* Cấu tạo:
- Hàm trên : Cung qua khẩu cái và cung Nance, cả hai loại này đều sử
dụng dây thép lớn (0.9mm) nối hai răng sữa giới hạn khoảng mất răng phía xa,
hoặc hai R số 6 mang khâu. Sự khác biệt của hai cung là nơi sợi dây đặt trên
cung khẩu cái. Cung Nance có thêm một nút nhựa nằm trực tiếp lên các gờ khẩu
các phía trước. Cung qua khẩu cái gồm một dây đi ngang qua khẩu cái nhưng
không chạm vào khẩu cái. Mặc dù khí cụ qua khẩu cái dễ dàng vệ sinh và dễ
thực hiên, nhưng một số nhà lâm sàng cho rằng loại khí cụ này cho phép răng di
chuyển và di gần gây mất khoảng.

Hình 16.8: Cung khẩu cái kết hợp với răng giả

14


Hình 16.9: Cung khẩu cái kết hợp với răng giả phía trước

Hình 16.10: Cung Nance trên mẫu hàm thạch cao

Hình 16.11: Cung Nance lắp trên miệng bệnh nhân.
15



- Hàm dưới: có cung lưỡi (lingualart): Gồm hai khâu gắn vào 2 răng sữa
giới hạn khoảng mất răng, hoặc hai răng hàm vĩnh viễn thứ nhất. nối với nhau
bởi một dây thép bẻ cong theo cung lưỡi, nằm trên gót các răng cửa và cách
đường viền lợi 1,5- 2mm. Tuy nhiên, mầm răng vĩnh viễn thường nằm và mọc
lên ở phía lưỡi so với răng sữa, nên nếu đặt cung lưỡi có thể gây cản trở sự mọc
lên của răng vĩnh viễn. Vì vậy, cung lưỡi được chỉ định khi đã mọc nhóm răng
cửa, trong trường hợp răng cửa chưa mọc làm hai bộ giữ khoảng loại khâu và
vòng dây cho hai bên hàm.
Hình: Hàm giữ khoảng 2 bên (cung lưỡi), dây cung được bẻ cong theo mặt
trong xương hàm dưới, cách mặt trong gót răng cửa khoảng 2mm. Có 2 loup 2
bên tương
ứng với vị trí răng hàm nhỏ vĩnh viễn thứ nhất, để điều chỉnh theo sự phát
triển của
xương hàm
Quy trình kỹ thuật: Tương tự như hàm cố định một bên.

Hình 16.12: Cung lưỡi

16


5. Theo dõi bệnh nhân
Bệnh nhân làm hàm giữ khoảng cần được theo dõi 3-6 tháng/lần để theo
dõi tình trạng mọc răng phía dưới, tháo hàm giữ khoảng khi răng vĩnh viễn đã
mọc, điều chỉnh vòng dây cho phù hợp đặc biệt trong các trường hợp các răng
kế cận đang trong giai đoạn thay răng.
Tình trạng vệ sinh răng miệng cần được kiểm soát chặt chẽ khi mang bộ
phận giữ khoảng trong miệng để dự phòng sâu răng, viêm lợi…


Hình 16.13: Tháo hàm giữ khoảng khi răng cửa vĩnh viễn đã mọc

Hình 16.14: Biến chứng sâu răng (a), viêm lợi (b) khi mang hàm giữ khoảng
TỰ LƯỢNG GIÁ
1.
a.
b.
c.
d.
e.
2.
a.
b.
c.

Bộ phận giữ khoảng bao gồm các loại sau:
Tháo lắp, cố định hoặc bán cố định
Có khâu hay không có khâu.
Chức năng hay không chức năng.
Chủ động hay thụ động.
Tất cả câu trên đều đúng.
Những tiện lợi của bộ giữ khoảng loại tháo lắp:
Dễ làm sạch.
Duy trì hoặc phục hồi kích thước dọc.
Có thể dùng cùng với các biện pháp phòng ngừa khác.
17


d.
e.

3.
a.
b.
c.
d.
e.
4.
a.
b.
c.
d.
e.
5.
a.
b.
c.
d.
e.

Tất cả câu trên đều đúng.
Tất cả câu trên đều sai.
Những tiện lợi của bộ giữ khoảng tháo lắp:
Có thể mang bán thời gian.
Có thể đạt được thẩm mĩ mong muốn.
Thuận lợi khi nhai và nói.
Làm cho lưỡi đẩy lên.
Tất cả đều đúng.
Những bất tiện của bộ giữ khoảng tháo lắp:
Có thể bị mất.
Bệnh nhân có thể không mang.

Có thế gãy vỡ.
Có thể ngăn sự phát triển về phía bên của hàm nếu các móc không kết hợp đúng.
Tất cả đều đúng.
Cắn chéo răng sau có thể điều trị bằng cách:
Cây đè lưỡi.
Mặt phẳng nghiêng.
Mão thép.
Bộ giữ khoảng tháo lắp.
Tất cả câu trên đều đúng.

18


1.
2.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
William R. Proffit Contemporary orthodontics (1986), Mosby.
Ralph E. McDonald. Dentistry for the Child and adolescent (2004):

3.

Management of the developing Occlusion; pp 626 – 684, Mosby.
Trần Thúy Nga, Phan Thị Thanh Yên, Phan Ái Hùng, Đặng Thị Nhân Hòa. Nha
khoa trẻ em (2001): Chỉnh hình răng mặt ở giai đoạn hàm răng sữa và hàm răng

4.

hỗn hợp; tr 345 – 389. NXB Y học, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.
Richard R. Welbury, Monty S. Duggal, Marie Therese Hosey. Paediatric

Dentistry (2005): The paedodontic/orthodontic interface; pp 319 – 354.

19



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×