Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Bài 19 dự phòng bệnh răng miệng trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.67 KB, 34 trang )

Bài 19

DỰ PHÒNG BỆNH RĂNG MIỆNG TRẺ EM
MỤC TIÊU
1. Nêu được những vấn đề cần bàn luận với bà mẹ mang thai và trẻ em.
2. Liệt kê được các tính chất của nước bọt với sâu răng, giải thích được mối liên
quan.
3. Nêu được vài thử nghiệm sâu răng..
4. Liệt kê được vài loại đường có thể gây sâu răng có liên quan đến trẻ em.
5. Đưa ra được một ví dụ lời khuyên về chế độ dựa vào sự phân tích thói quen ăn
uống của trẻ và gia đình.
6. Liệt kê được các dạng fluor phòng ngừa sâu răng toàn thân và tại chỗ.
7. Nêu được tính an toàn và độc hại của fluor.
8. Nếu được sự thận trọng khi dùng fluor cho trẻ quá nhỏ,cách giải quyết.
9. Liệt kê các biện pháp kiểm soát mảng bám có hiệu quả ở trẻ em.
10. Mô tả chi tiết một biện pháp kiểm soát mảng bám thông dụng nhất.
11. Đưa ra được phác đồ dự phòng bệnh răng miệng theo tuổi của trẻ.
12. Mô tả sự kết hợp các biện pháp dùng fluor cho trẻ có nguy cơ sâu răng trung
bình và cao.
Các yếu tố liên quan gây bệnh sâu răng đã được phân tích riêng lẻ nhau
(trong bài sâu răng ở trẻ em). Phần sau đây chú ý đến những lý thuyết và kỹ
thuật điều trị thông dụng nhằm giảm đi ảnh hưởng của từng tác nhân gây bệnh.
Tuy nhiên, cần nhớ là việc dự phòng một căn bệnh do nhiều yếu tố như bệnh sâu
răng, không chỉ loại trừ một thành phần trong đó là đạt hiệu quả. Các biện pháp
dự phòng trong bài này bao gồm cả cho bệnh nha chu vì 2 quá trình bệnh lý
tương tự về nguyên nhân là mảng bám vè về phương pháp nhắm làm giảm tác
hại của chúng. Tuy nhiên, ở trẻ em, bệnh sâu răng là vấn đề lớn cần quan tâm
nhiều, do đó sẽ được chú trọng hơn. Phần này cũng trình bày 1 ít về giáo dục
nha khoa, có thể không sử dụng hết tất cả trong thực hành hằng ngày vì các
chương trình phòng ngừa có thể thay đổi và khác nhau ở từng bệnh nhi và cả
từng bác sĩ.


Dự phòng sâu răng quá dễ dàng về mặt lý thuyết, tuy nhiên trên thực tế lại
liên quan đến nhiều thủ thuật khác nhau. Trong đó, việc kiểm soát nguyên nhân
gây bệnh – mảng bám và chất đường – liên hệ đến thái độ. Không có biện pháp
nào hoàn toàn có thể phòng ngừa tuyệt đối căn bệnh này. Trám bít hố - rãnh có
1


thể quá đắt để thực hiện, có khi thất bại và chỉ ngăn ngừa vùng hố - rãnh. Với
fluor có thể thực hiện bằng nhiều biện pháp, nhưng đôi khi đòi hỏi sự tham gia
I.
1.

của bệnh nhân.
HƯỚNG DẪN VỆ SINH RĂNG MIỆNG
Hướng dẫn nha khoa cho các bà mẹ trong giai đoạn mang thai.
Hướng dẫn nha khoa cho các bà mẹ trong giai đoạn mang thai thường kết
hợp với các chương trình cộng đồng, trong bệnh viện, và các trung tâm sức khỏe
… Bao gồm các thông tin về sự phát triển cấu trúc, chức năng hệ thống răng
miệng, bệnh lý răng miệng, các biện pháp dự phòng. Ngoài ra, có bổ sung chế
độ ăn của người mang thai, cả hậu quả của thuốc, thuốc lá, rượu, tầm quan trọng
của việc chăm sóc vệ sinh răng miệng lúc mang thai, lịch khám răng…
Lưu ý các bà mẹ về quá trình mọc răng. Dù có thể tiên liệu được thời điểm,
nhưng quá trình mọc răng thường làm cho các phụ huynh trẻ ngạc nhiên và nếu
trẻ có những biểu hiện khó chịu càng gây lo lắng cho các bậc cha mẹ. thường
không có trở ngại gì, nhưng ở một số trẻ có thể có triệu chứng rối loạn toàn thân
như sốt, tiêu chảy, mất nước, tăng tiết nước bọt, phát ban, rối loạn tiêu hóa
(Honig, 1975). Nên cho trẻ dùng các loại giảm đau không có aspirin, tăng nước
uống, làm dịu vùng răng sắp mọc với dụng cụ lạnh và ấn nhẹ (Carpenter, 1978).
Nếu các triệu chứng kéo dài quá 24 giờ, khuyên cha mẹ nên cho trẻ đi khám
hoặc hội chẩn với bác sĩ y khoa để loại trừ nhiễm trùng đường hô hấp trên và

các chứng khác.
Mút tay là phản xạ tự nhiên, có từ trong bào thai, kéo dài cho đến lúc các
răng cửa vĩnh viễn mọc lên; nếu gây trở ngại cho trẻ và không quá độ. Nếu phải
dùng các vật ngậm để ru trẻ, như trường hợp trẻ bị bệnh hoặc nằm bệnh viện,
nên dùng các loại vật ngậm có hình dạng chỉnh hình (orthodontic type dummy)
và không có phết chất ngọt. Ngậm thường xuyên hoặc lực ngậm quá mạnh có
thể đưa đến lệch lạc răng cửa, và cắn hở vùng này.
Nên cho trẻ bú mẹ kéo dài ít nhất đến tháng thứ sáu, nhưng sau đó cần cho
trẻ ăn thêm các thức ăn đặc. Số lần cho trẻ bú nên giới hạn trong khoảng 8
lần( trung bình khoảng 4 lần/ mỗi 3 giờ trong lúc thức), và không quá 2 lần
trong đêm (đối với trẻ dưới 6 tháng). Nên bỏ động tác ru ngủ bằng cách cho bú
mẹ. Không nên cho thêm chất ngọt, chất có mùi vị vào sữa. Bú bình cũng phải
2


được kiểm soát (như bú mẹ). với số lần cho trẻ bú hợp lý (không nên hơn 5 lần/
mỗi 3 giờ ban ngày và hơn 2 lần ban đêm). Không để trẻ ngậm bình sữa khi đã
ngủ (trong giai đoạn chuyển tiếp, có thể thay từ từ bằng nước lã hoặc sữa pha
loãng dần dần). Tương tự với những chất ngọt khác như siro, nước trái cây. Nên
chải răng cho trẻ ( hoặc lau bằng gạc) nhẹ nhàng sau mỗi lần bú hoặc khi trẻ
thức. Và nên cho trẻ đi khám răng miệng đều đặn ngay từ khi trẻ được sáu đến
2.

chín tháng tuổi.
Với trẻ em
Trẻ thường chải răng quá nhanh và không hiệu quả (Zeedyk và cộng sự
2005). Kiến thức, thái độ và hành vi của cha mẹ có sự ảnh hưởng lớn tới thói
quen chải răng của trẻ. Đặc biêt người mẹ luôn đóng vai trò là người “thủ lĩnh”
trong việc thiết lập thói quen này. Chính vì vậy học cần được cung cấp những
thông tin cần thiết về kiến thức vệ sinh răng miệng cho trẻ như: Khi nào thì bắt

đầu chải răng cho trẻ? Cách lựa chọn bàn chải, kem đánh răng, kỹ thuật chải
răng cho trẻ, cách sử dụng chỉ tơ nha khoa, nước súc miệng…

Hình 19.1: Vệ sinh răng miệng cho trẻ ngay từ chiếc răng sữa đầu tiên mọc

3


Hình19.2: Mẹ hướng dẫn trẻ chải răng
Nên cho trẻ biết sự cần thiết của việc duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách
và khuyến khích trẻ nhằm biến mối quan tâm thành hành động tích cực. Nhờ đó,
việc chăm sóc răng miệng có thể trở thành thói quen hằng ngày.

II.

Hình 19.3: Trẻ học cách đánh răng một mình
DINH DƯỠNG VÀ CHẾ ĐỘ ĂN
4


Mối liên quan của dinh dưỡng và chế độ ăn với sâu răng đã được chứng
1.

minh từ lâu. Nhưng một số vấn đề sau đây cần xem xét:
Ảnh hưởng của dinh dưỡng trước khi răng mọc
Chỉ có fluor là chất dinh dưỡng gây bất kỳ ảnh hưởng nào trong giai đoạn
trước mọc răng là có liên quan đến độ nhạy cảm sâu răng trong tương lai (The
Health Education Authority, London trong The Scientific basis for dental health
education, 1996). Đây là một kết luận có ý nghĩa cho những cộng đồng có dinh
dưỡng tốt, nhưng có thể không chắc chắn trên những cộng đồng dinh dưỡng

kém hơn, vì sâu răng phát triển nhanh hơn ở các cộng đồng kém với bất kỳ mức
độ tiêu thụ đường nào. Trẻ suy dinh dưỡng có các tuyến nước bọt kém phát triển
và chất lượng, số lượng nước bọt cũng bị ảnh hưởng. Ngoài ra trẻ có thể có mức
độ sâu răng cao đi đôi với tỉ lệ thiểu sản men cao.
Hiệu quả ngừa sâu răng của fluor chủ yếu là giai đoạn sau khi mọc răng.
Một vài thành phần dạng vết khác như molybdenum, strontium… có thể ảnh
hưởng nhưng ít hơn so với fluor.

5


2.
-

Khả năng gây sâu răng của một số loại thức ăn
Đường sucrose là loại đường gây sâu răng nhiều nhất, sau đó là các loại thông
dụng trong chế độ ăn hàng ngày khác như glucose, fructose và maltose. Vì vậy
sẽ không ích lợi nhiều nếu thay đường sucrose bằng các loại đường kể trên trong
mục đích giảm khả năng gây sâu. Lactose là chất ít gây sâu nhất. Thiếu niên
trong các quốc gia phát triển dùng hàng ngày 100gr đường. Trong đo, khoảng
2/3 được hấp thụ từ các sản phẩm được quảng cáo “có thêm đường” hoặc
“đường tự do”. Còn được gọi là đường chế biến không phải từ sữa (non – milk
extrinsic sugar- NME sugar) phân biệt với đường chế biến từ sữa (milk sugar;
lactose trong sữa) và đường liên kết (intrinsic sugar; trong trái cây và rau quả).
Sự phân biệt này quan trọng trong lời khuyên về chế độ ăn cho bệnh nhân vì cả
lactose và đường ly trích không được xem là có nguy cơ sâu răng: chính NME

-

sugar được cho là các thành phần gây sâu răng trong thế kỷ này.

Thực phẩm tinh bột thô như khoai tây, bánh mì, gạo, bột sấy khô không là
nguyên nhân sâu răng, nhưng hỗn hợp như tinh bột xử lý nhiệt xay nhuyễn và

-

-

-

đường, thường có trong bánh quy, mang lại tính gây sâu răng như đường.
Vài tính chất đối với một thức ăn gây sâu răng:
+ Lượng protein tương đối cao.
+ Lượng mỡ trung bình để làm sạch miệng.
+ Lượng carbohydrate có thể lên men phải thấp nhất.
+ Khả năng đệm cao.
+ Lượng khoáng cao, đặc biệt Ca, P.
+ pH < 6.
+ có khả năng kích thích tiết nước bọt.
Số lần ăn.
Nhiều bằng chứng cho thấy mối tương quan thuận giữa số lượng đường ăn
hàng ngày và sâu răng.
Nguồn đường trong chế độ ăn.
2/3 của NME sugars ở ngay một sô quốc gia phát triển là từ bánh kẹo, thức
uống giải khát, đường viên và đây là mục tiêu của giáo dục nha khoa ở những
nước này. Ở trẻ em, thức uống có đường và mùi trái cây là mối đe dọa lớn cho
răng và là một nguyên nhân thường dẫn đến sâu răng lan nhanh. Đặc biệt nếu
thức uống được cho vào bình hoặc đồ đựng dễ dàng đi theo với trẻ. Đừng quên

-


nếu cho đường thêm vào sữa cũng có thể gây sâu răng.
Thuốc có đường và sâu răng
6


Hầu hết thuốc cho trẻ em trình bày dưới dạng dung dịch và đa số chứa một
lượng lớn đường. khi dùng thường xuyên trong thời gian dài, những thuốc này
có thể gây hoặc gia tăng tốc độ sâu răng. Do đó, các công ty dược phẩm cố gắng
loại bỏ chất đường (và alcohol) trong một vài loại thuốc cho trẻ em, còn các loại
khác ( đa số dùng cho các bệnh lý mạn tính như suyễn, xơ nang, động kinh, vài
kháng sinh, vitamin, siro ho) nồng độ đường lên đến 75% w/v. do sucrose không
phải là thành phần chính của thuốc nên cần được loại bỏ hoặc thay thế bằng các
3.

loại chất ngọt không phải đường. Có thể là glycerin, sorbitol, ethylalcohol…
Chất ngọt thay thế chất đường.
Bảng 19.1: chất ngọt không phải đường.
Loại ngọt ít
Sorbitol
Mannitol
Siro glucose thủy ngân
Isomalt
Xylitol
Lactitol

Loại ngọt đậm
Saccharin
Acesulfame K
Aspartame
thaumatin


Đây là các chất ngọt gần như hoặc không mang tính gây sâu răng. Các loại
ngọt đậm và xylitol không gây sâu răng, trong khi các loại ngọt ít hơn có thể
được vi khuẩn mảng bám chuyển hóa nhưng với tốc độ chậm; các loại này có
thể xem như an toàn. Vài chất ngọt đã được cho phép dùng.
Hiện nay các chất ngọt không phải đường được dùng ngày càng nhiều đặc
biệt trong công nghiệp bánh kẹo và thức uống giải khát, cả trong kẹo cao su. Ở
một số quốc gia, sản phẩm bánh kẹo đáp ứng được thử nghiệm về khả năng gây
sâu răng sẽ được cấp biểu tượng như là “Mr Happy- Tooth” (Anh), hoặc “
Toothfriendly” (Thụy Sĩ)…
Loại chất ngọt ít đôi khi gây tiêu chảy (tùy cơ địa), nên dành cho trẻ trên 3
4.

tuổi.
Lời khuyên về chế độ ăn
Cơ bản là giảm số lần và số lượng tiêu thụ loại đường NME. Chú ý cho
thích hợp với chế độ ăn tổng quát. Hiện nay, có sự nhất trí của nhiều quốc gia
về: giảm mỡ, đặc biệt loại bão hòa; giảm đường NME và giảm cồn; tăng sử
dụng thực phẩm tinh bột thô, trái cây tươi và rau quả. Với chất béo, không hơn
35% và đường NME trong khoảng 0 – 10% năng lượng hấp thụ; tuy nhiên ngay
7


cả ở mỡ và 17% đường NME. Với trẻ dưới 5 tuổi nên thận trọng, đặc biệt trường
hợp bệnh tật trẻ cần nhiều năng lượng từ đường (nhất là trẻ rối loạn chuyển hóa
đạm, mỡ). Lúc đó cần hội ý với các chuyên gia khác.
Trong điều kiện Việt Nam, dựa trên khuyến cáo của Viện dinh dưỡng,
thành phần phần trăm các chất của một khẩu phần ăn tổng quát như sau;
Bảng 19.2: thành phần phần trăm các chất của một khẩu phần ăn tổng quát.
Tuổi

Bột, đường
Béo
Trẻ dưới 1 tuổi
55%
31%
Trẻ trên 1 tuổi
61%
27%
Nói chung, hiện nay dân Việt Nam tiêu thụ tương đối ít chất béo,

Đạm
14%
12%
chỉ

khoảng 10% tổng số calo. Với đường, Viện dinh dưỡng khuyên dưới 20gr/ngày,
trong khi của Tổ chức sức khỏe thế giới cho phép dùng không quá 10% tổng số
calo ( nếu khẩu phần 2000 calo là dưới 50gr).
Lời khuyên về chế độ ăn gồm 2 mức độ:
Mức độ thứ nhất, chung cho mọi trẻ em. Áp dụng cho phụ huynh nào cần
lời khuyên đúng đắn cho từng độ tuổi của trẻ. Họ cần thông tin để chống lại áp
lực từ phía các công ty ẩm thực thức uống, đang tìm cách khuyến dụ tiêu thụ sản
phẩm có nhiều đường NME và mỡ. Vì công nghiệp bánh kẹo không chỉ là
nguồn cung cấp quan trọng chính lượng đường trong chế độ ăn của trẻ, mà còn
cả lượng mỡ.
Tránh qua tiêu cực trong nhắc nhở, như phải thay đổi thành phần năng
lượng cung cấp từ bánh kẹo và điều quan trọng là nên nhấn mạnh trên thói quen
ăn tục uống tích cực. Trong những năm gần đây, nhiều loại thức ăn công nghiệp
tràn lan trên thị trường; cần hỗ trợ bệnh nhân chọn lọc thực phẩm tốt hơn, nói
rộng hơn, điều đó có nghĩa tăng tiêu dùng thực phẩm tinh bột, trái cây tươi và

rau quả.
Mức độ thứ hai dựa trên phân tích chế độ ăn của trẻ có vấn đề với sâu răng.
Có thể dùng phương pháp ghi nhậ ký trong 3 ngày. Mặt hạn chế của cách này là
cần có tối thiểu 3 buổi hẹn. Lần sơ khởi sẽ động viên giải thích về phương pháp
và nhật ký về chế độ ăn, lần hẹn sau để lấy các ghi chép và lần cuối cùng cung
cấp lời khuyên và sự nhất trí trong các mục tiêu. Mỗi buổi hẹn đều quan trọng.
Lần đầu là làm sao cho trẻ và phụ huynh nhận thức được vấn đề răng miệng
đang mắc phải và sẽ cung cấp những lời khuyên về sau để giúp họ giải quyết.
8


Sau khi làm việc về mặt tư tưởng xong, giải thích cho kê sẵn các loại thức
ăn theo từng bữa trong ngày. Nhưng nên tránh các đòi hỏi về các lời khuyên
ngay trong lần đầu và dành cho lần hẹn cuối.
Ở lần hẹn cuối, các chỉ dẫn nên được cá nhân hóa, thực tế, tích cực. bao
gồm các vấn đề sau: loại thực phẩm trẻ hay dùng, cách nấu nướng, thực phẩm có
lợi điều kiện kinh tế … Tính tích cực của lời khuyên có nhiều cơ hội được chấp
nhận hơn lời khuyên tiêu cực chẳng hạn như dùng từ “phải bỏ”. “không được ăn
thức ăn này” – rầy la, trách cứ trẻ có thể gây tác động nghịch. Thay đổi chế độ
ăn rất khó, vì thế nên giới hạn mục đích, củng cố liên tục việc khuyên nhủ và
khuyến khích, động viên là chủ yếu. Tuy nhiên, kho đó ích lợi sức khỏe có thể
sẽ được quan tâm, cho răng miệng, toàn thân và cho cả mọi người trong gia
đình, lúc đó các lời khuyên về chế độ ăn sẽ có vai trò chính trong chăm sóc sức
khỏe cho trẻ.
Một số yếu tố hình thành trong thời kỳ mẫu giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến
sự tăng trường và phát triển của trẻ cũng như sức khỏe răng miệng. Khi trẻ 3
tuổi, phụ huynh đều đi làm nên sự quản lý và kiểm soát chế độ ăn duy trì trong 3
năm đều rất quan trọng. Khi chúng dduocj gửi nhà trẻ, ông bà… thì trẻ đã đến
một môi trường mới, thức ăn, cách nuôi dạy mới. Chúng có thể lộn xộn, bắt đầu
đòi ăn các món thường ngày hoặc ngay cả các món đã từng ưa thích. Dù có vẻ

bận rộn nhưng trẻ mẫu giáo lại có nhiều thời gian rảnh vì càng lúc càng không
thích ngủ buổi sáng hoặc trưa. Do rảnh rỗi, lại thêm tác động của tivi (những
chương trình quảng cáo nhất là thức ăn, bánh kẹo…), bạn bè nên giai đoạn này
trẻ hay ăn vặt hơn. Ăn vặt một cách thích hợp cùng với thức ăn thích hợp vẫn
được khuyến khích. Nhưng trong giai đoạn này, trẻ dễ bị ấn tượng và tác động
bởi các kinh nghiệm trong gia đình. Vì thế các bữa ăn chính là “lớp học” quan
trọng giúp trẻ quan sát và học cách ăn uống. Bầu không khí thân ái, không dọa
dẫm hoặc anh chị chọc phá sẽ góp phần tạo nên thói quen ăn uống tốt. Đây cũng
là yếu tố gây khó khăn cho nha sĩ khi khuyến khích phụ huynh thay đổi thói
1.
2.

quen ăn uống, khi các thói quen này có thể ảnh hưởng tình trạng răng miệng.
Các câu hỏi nên đặt ra để gợi ý phụ huynh, lấy đó làm cơ sở cho lời khuyên:
Trẻ ngưng bú ở tuổi nào?
Nếu trẻ vẫn còn bú khi lớn hơn 1 tuổi, số lần và thời gian bú là bao nhiêu?
9


3.
4.
5.
6.
7.
8.

Khi nào bắt đầu ăn thức ăn cứng?
Thức ăn cho trẻ là tự làm hoặc mua sẵn?
Hiện trẻ ăn bao nhiều bữa? có cùng ăn với gia đình không?
Ai chọn món ăn và làm thức ăn?

Có cho và chọn đồ ăn vặt không? Cho ăn ở nhà, nhà trẻ, hoặc từ người giữ trẻ?
Trẻ ăn uống có tốt không? Chế độ ăn có cân bằng không? Nếu không, cái gì là

9.

vấn đề?
Trẻ có ông, bà sống cùng nhà không? Trẻ có nhiều thời gian vui chơi ở nhà ông

bà không?
10. Có vấn đề tín ngưỡng, dân tộc ảnh hưởng đến việc chọn thức ăn?
11. Nguồn nước và làm thức ăn?
12. Nước dùng hằng ngày cho trẻ là gì? Bao nhiêu trọng lượng nước đó lấy từ
1.
2.
3.
4.
5.
6.
-

nguồn nước công cộng?
Nếu trẻ bị khuyết tật cần hỏi thêm:
Thói quen ăn uống nào được điều chỉnh lại do tình trạng khuyết tật của trẻ?
Có yêu cầu thêm dinh dưỡng do khuyết tật không?
Trẻ tự ăn hoặc phải giúp đỡ?
Trẻ dùng thuốc gì? Bao lâu uống một lần?
Trẻ có khó nhai, nuốt không?
Có ngậm thức ăn lâu trong miệng không? Thức ăn có trào ngược không?
Ở những gia đình, trẻ có nguy cơ sâu răng cao hoặc đang sâu răng, cần đánh giá
kỹ hơn so với gia đình và trẻ không vấn đề răng miệng. dù độ rin cậy của tiền sử

ăn uống thường được đặt ra nhưng với thái độ tin tưởng và tôn trọng vẫn có thể

1.
2.
3.
4.
5.
6.
5.

khai thác nhiều điều. tránh gây bối rói, “khiển trách” các bậc cha mẹ.
Từ các xem xét trên, rút ra các trả lời cho:
Số lần ăn trong ngày?
Thức ăn có đa dạng không? Có cân bằng không?
Bốn nhóm thức ăn cơ bản có đảm bảo hàng ngày không?
Mức độ ăn vặt?
Có thường xuyên dùng các loại thức ăn nhiều carbohydrat (tinh chế)?
Thức ăn vặt là loại tan chậm hoặc dính vào răng?
Một số gợi ý giúp xem xét loại thức ăn
Tính gây sâu răng của loại đường dưới dạng đặc, dính cao hơn loại đường
dưới dạng dung dịch. Loại thức ăn ít lưu lại trong miệng có tiềm năng gấy sâu

a.

-

răng thấp hơn so với loại bám dính lâu hơn.
Bản liệt kê một số thức ăn có cacbohydrat có thể lên men (mang tính tham
khảo để hướng dẫn phân tích sự tiếp xúc với loại đường này):
Thức ăn chưa đường dạng đặc hoặc dính:

+ Các loại bánh ngọt (có hoặc không có chocolate), nhất là có phủ một lớp
đường.
10


-

b.
-

+ Các loại trái cây khô như nho, mận.
+ Trái cây chế biến với đường.
+ Kem, mứt , thạch.
+ Rau cải phủ đường như khoai tây dưới dngj kẹo ngọt.
+ Rau cải nấu đường.
+ Kẹo cứng, kẹo đậu phộng.
+Mật ong.
+ Thuốc ho dạng giọt.
+ Thức ăn chứa đường dạng lỏng.
Các loại nước ngọt có đường (sugar).
+ Sữa đặc có đường.
+ Các loại nước sốt có đường.
+ Sữa chocolate, chocolate nóng, cacao.
+Sữa đã khuấy, mạch nha.
Bản giúp sự lựa chọn và đề nghị thức ăn thay thế các loại trên.
Đậu phộng, hạnh nhân và các loại quả có hạt.
Bắp rang không đường.
Thịt không chế biến với đường.
Pho mát khối.
Bánh mì nướng, bánh pizza.

Trái cây tươi, sà lách.
Rau cải tươi.
Khoai tây chiên, nướng.
Bánh mì kẹp thịt, bánh mì kẹp xúc xích nóng.
Nước ép trái cây không đường.
Kẹo cao su không đường.
Bánh sandwich.
Sau khi ăn các thức ăn chứa cacbohydrat, pH trong mảng bám giảm đi sau
4 phút và duy trì 30 – 45 phút. Và kéo dài hơn 2 giờ sau của mảng bám trong
vùng tiếp cận. vì vậy khi phân tích chế độ ăn, thức ăn chưa đường dạng lỏng
cũng như dạng đặc, dính; thời gian 20 phút được xem như thời lượng tối thiểu
cho mỗi lần pH mảng bám giảm sau mỗi lần ăn chất đường. Điều này giúp đánh
giá khả năng sâu răng dựa trên phân tích thói quen ăn uống và đề nghị thay đổi
theo hướng dự phòng với bố mẹ của trẻ.
Bảng 19.4: số lần dùng các loại cacbohydrat có thể lên men được.
Loại

Ngày

Thức ăn
chứa
đường
dạng lỏng

Dùng trong
bữa ăn
Dùng cuối
bữa ăn

Thứ

2

Thứ Thứ Thứ Th
3
4
5
ứ6

11

Thứ
7

CN

Tổng số


Thức ăn
chưa
đường
dạng đặc
hoặc dính

Dùng giữa
các bữa ăn
Dùng trong
bữa ăn
Dùng cuối
bữa ăn

Dùng giữa
các bữa ăn
TỔNG CỘNG:______________________
Số lần * 20 phút=____________________
Loại thức ăn nên thay thế:
Nên thay bằng thức ăn:
1. ________________
1. ________________
2. ________________
2. ________________
3. ________________
3. ________________
4. ________________
4. ________________
5. ________________
5. ________________

FLUOR

III.

Tính quan trọng của fluor là tăng cường khả năng tái khoáng hóa mô răng,
giúp tăng sức đề kháng với quá trình mất khoáng và giảm tiềm năng gây sâu
răng của mảng bám (giảm thành lập acid trong mảng bám). Trước kia fluor được
quan niệm là có vai trò làm cứng mô răng hơn, do đó dùng fluor trong giai đoạn
mô răng đang thành lập là biện pháp quan trọng nhất. Tuy nhiên, hiện nay tác
dụng trong giai đoạn này ít được cho là hiệu quả hơn tác dụng tại chỗ sau khi
mọc răng. Sự phân chia 2 tác dụng này dẫn đến phát triển 2 loại fluor, loại dùng
toàn thân – với loại này cần phải nuốt và loại dùng tại chỗ - chỉ bôi lên răng chứ
không nuốt. Tuy vậy giữa 2 cách sử dụng cũng có sự giao thoa về mặt tác dụng,

loại dùng toàn thân có tác dụng tại chỗ khi ngậm, nhai trong miệng trước khi
nuốt và ngược lại vài sản phẩm dùng tại chỗ có thể bị nuốt và ảnh hưởng đến
mô răng đang hình thành.
1.
a.

Fluor dùng toàn thân
Fluor hóa nước, sữa, muối
40 năm trước, lần đầu tiên fluor hóa nước ở bang Grand Rapids, Mỹ với
nồng độ 1ppm. Cho đến nay, hơn 200 quốc gia đã có chương trình này và
khoảng 230 triệu người được hưởng ích lợi. Tuy nhiên Châu Âu, chương trình
12


này không được áp dụng rộng rãi, ngoại trừ Ireland với 605 dân chúng dùng
nước fluor hóa, trong khi đó Anh quốc chỉ có 10%(5,5 triệu) dân chúng được
hưởng. Do đó khi chăm sóc răng miệng cho trẻ cần lưu ý nồng độ fluor trong
nguồn nước. Tỉ lệ giảm sâu răng 40-50% trên bộ răng sữa và 50-65% trên bộ
răng vĩnh viễn. Lợi ích của fluor hóa nước không bàn luận trong phạm vi bài
này.
Thay thế cho phương tiện mang fluor ngoài nước là dùng muối. Đang thực
hiện tại Thụy Sỹ, Pháp, Đức và vài quốc gia ở Trung và Nam Mỹ. Nồng độ
250mg fluor/kg muối. Tuy nhiên chưa có nhiều dữ kiện so sánh tính hiệu quả
của phương pháp này so với fluor hóa nước.
Tương tự, fluor hóa sữa cũng có hiệu quả và đang thử nghiệm trên nhiều
b.
-

quốc gia. Nồng độ thường là 5mg fluor/ lít sữa.
Fluor dưới dạng thuốc uống

Sử dụng cho trẻ sống trong vùng thiếu fluor trong nước uống. Thường chọn
dạng viên nén (hoặc dạng kẹo ngậm – loxenges)
Dạng giọt thích hợp hơn cho trẻ nhỏ. Tuy các dạng này được dùng rộng rãi
trên thế giới như biện pháp thay thế cho fluor hóa nước, nhưng ngày nay cách
dùng và liều dùng đã có những thay đổi và không cần thiết phải áp dụng cho

-

mọi trẻ.
Hiệu quả của các dạng thuốc tương đương nhau miễn là trẻ dùng mỗi ngày và
liên tục từ lúc sinh đến khoảng 14 tuổi. Mức độ hiệu quả thay đổi từ 10 – 80%
tùy theo trẻ sử dụng càng sớm và đúng. Tỉ lệ cao nhất đạt được thường là ở các
trẻ đến ở phòng mạch. Còn trong các chương trình hoặc ở tầm mức độ rộng rãi

-

như ở cộng đồng, trung tâm sức khỏe… thì tỉ lệ hiệu quả thấp hơn.
Liều lượng thay đổi theo từng quốc giam hiệp hội và khu vực. Nhìn chung, cách
tính toán liều lượng dựa trên 2 yếu tố: tuổi của trẻ và nồng độ fluor trong nguồn
nước sử dụng.
Nồng độ fluor trong nguồn nước uống nguyên thủy được tính từ nguồn
nước cung cấp chính ( ngoại trừ nước giếng cá nhân). Xác định không đúng
nguồn nước công cộng dễ dẫn đến quá liều và gây nhiễm fluor răng. Với trẻ nhỏ,
dạng giọt thích hợp hơn vì có thể cho trực tiếp vào miệng bằng ống giọt hoặc
hòa với thức ăn hoặc thức uống (cẩn thận có thể tương tác với thành phần thức
ăn, uống). trẻ lớn hơn, khi răng sữa bắt đầu mọc, nên cho dạng nén hoặc kẹo
13


ngậm vừa có tác dụng toàn thân vừa tác dụng tại chỗ nhờ động tác nhai. Dạng

viên có các loại 0,25; 0,50;1mg fluor. Không nên cho đơn với lượng thuốc tổng
cộng hơn 120mg fluor (tương đương 264mg NaF), cần ghi chú “thận trọng. giữ
ngoài tầm tay trẻ em” và dùng chai có nắp trẻ em không mở được.
Bảng 19.5: bảng đề nghị liều lượng của Hội đồng điều trị Nha khoa Mỹ, 1994.
Tuổi(năm)
½-3
3–6
6 – khoảng 16

Nồng độ fluor (ppm) trong nước uống nguyên thủy
<0,3
0,3 – 0,6
>0,6
0,25
0
0
0,50
0,25
0
1
0,50
0

Liều dùng tính trên mg fluor/ngày; 1mg fluor tương đương 2,2mg NaF.
Trong bảng đề nghị trên, có một số thay đổi nên tham khảo khi so sánh với
-

công thức trước đây đã sử dụng ở Mỹ:
Bắt đầu dùng thuốc lúc 6 tháng tuổi thay vì ngay sau khi sinh.
Liều 0,25mg kéo dài đến 3 tuổi thay vì trước đây là 2 tuổi.

Liều 0,50mg dùng từ 3 – 6 tuổi thay vì trước đây là 2 – 3 tuổi.
Liều 1mg cho sau 6 tuổi (nghĩa là cho đến khi nhóm răng trước trên đã thành

-

lập).
Chỉ ghi đơn khi nồng độ fluor trong nước dưới 0,6ppm thay vì trước đây là
0,7ppm.
Ngoài ra, khi dùng giọt nên hòa loãng, ví dụ 0,25mg fluor trong 0,25ml
9thay vì một giọt nguyên) nhằm giảm nguy cơ sai lầm ở nhà. Ở vài quốc gia,
như Canada liều lượng giảm nhiều hơn, như là không ghi toa fluor cho trẻ dưới
3 tuổi; 0,25mg cho trẻ 3-6 tuổi và sau đó là 1mg cho đến 14 tuổi.
Không cần thiết ghi đơn cho người đang mang thai. Ở Mỹ, cơ quan quản lý
thuốc và thực phẩm (FDA) không cho phép dán nhãn, trình bày, quảng cáo…
các thuốc có fluor dùng cho trước khi sinh. Mặc dù các nghiên cứu cho thấy
nhau thai không ngăn cản sự khuếch tán fluor từ mẹ qua thai và có tương quan
trực tiếp giữ nồng độ fluor trong huyết thanh mẹ và con (Shen và Taves, 1974);
tuy nhiên không có bằng chứng cho thấy hiệu quả ngừa sâu răng của việc dùng
fluor trước khi sinh, chỉ có một phần nhỏ trên răng sữa (hầu hết là răng cửa) đã
vào giai đoạn khoáng hóa thứ cấp (trưởng thành) lúc sinh, không có hệ vĩnh viễn
ngoại trừ đỉnh răng cối thứ nhất trong giai đoạn tạo dạng. Điều quan trọng hơn,
là dùng thuốc đều đặn sau sinh. Nồng độ fluor trong sữa mẹ khoảng 0,50ppm,
14


trong sữa bò 0,1ppm (đây cũng là 2 nguồn fluor). Dù trẻ hấp thu ít fluor từ sữa
mẹ, đa số trường hợp không cần ghi toa cho trẻ bú mẹ đang sống trong vùng có
fluor hóa nước. Ở các nước công nghiệp, như Mỹ, duftrer bú mẹ chỉ đến 4 tháng
tuổi, nhưng lượng fluor hấp thu tương đối đủ vì nước được dùng pha sữa, chế
biến thức ăn cho trẻ.

Dạng fluor chung với vitamin: không có sự giao thoa thuốc, nhưng giá
thành sẽ tăng. Nếu cần vitamin, có thể cho thêm loại này, nhưng thường không
cần thiết và hơn nữa các loại này có thêm 60% đường nhằm che vị đắng của

-

-

-

-

-

vitamin nhóm B; những thuốc này có nguy cơ sâu răng.
Các dạng thuốc trên thị trường:
Dạng lỏng:
+ 0,125mg fluor/ giọt, 0,25mg fluor /giọt, 0,50mg fluor/ml (không có
vitamin).
+ 0,25mg fluor/giọt, 0,5mg fluor/giọt, 0,50mg fluor/ml (có vitamin)
Dạng viên:
+ 0,25mg – 0,50mg – 1mg fluor/viên (không có vitamin).
+ 0,50mg – 1mg fluor/viên (có vitamin).
Ví dụ toa fluor cho trẻ:
Trẻ 6 tháng tuổi (vùng nước uống có nồng độ fluor < 0,3ppm).
Dạng thuốc: dung dịch NaF (loại 0,125mg fluor/ giọt)
Chai 30ml
Cách dùng: cho (2) giọt vào miệng, nuốt trươc khi đi ngủ.
Trẻ 3 tuổi (vùng nước có nồng độ fluor 0,5ppm)
Dạng thuốc: viên nén NaF (loại 1,1mg NaF/viên; tương đương 0,5mg

fluor/viên)
Chai 180 viên.
Cách dùng: nhai 1 viên, ngậm và nuốt sau lần chải răng trước khi đi ngủ.
Trẻ 3 tuổi có tiền sử sâu răng do bú bình và vệ sinh răng miệng kém.
Dạng thuốc: 0,4% SnF2 gel.
Chai 30ml.
Cách dùng: chải răng với một ít gel (trên tất cả các răng) trước lúc đi ngủ.
cho trẻ khạc (nhổ) hết gel còn bám trên răng. Không súc miệng sau kho chải gel.
Nói chung, dù có những thận trọng cần lưu ý với các dạng thuốc fluor toàn
thân, tuy nhiên chúng vẫn có một vai trò quan trọng trong nha khoa phòng ngừa.
Do đó, trước khi ghi toa cho trẻ, cần kiểm tra thật kỹ lưỡng nồng độ fluor trong
nước uống, chọn công thức thích hợp (hoặc được đề nghị) áp dụng trong nước,

15


giải thích thật cặn kẽ phương pháp, khuyến khích phụ huynh và nhất là trẻ cố
c.

gắng theo đuổi liên tục tiến trình điều trị.
Hấp thu fluor không chủ tâm
Cũng nên biết ngay cả trong những vùng có đủ fluor, một số trẻ có thể chie
nhận lương fluor ít hơn lượng trung bình có trong nguồn nước chung. Ví dụ,
trong nhiều cộng đồng ngày càng phổ biến việc uống nước đóng chai hoặc chế
biến… Lượng fluor trong các loại này, nói chung, có ở nhiều dạng và nồng độ
khác nhau. Luật hiện nay không yêu cầu các nhà sản xuất nước đóng chai ghi
nồng độ fluor trên nhãn. Vì thế cần biết thêm về các loại nước đóng chai này và
nếu cần thì phân tích nồng độ fluor.
Các dạng fluor dùng tại chỗ cũng có thể bị nuôt: 33% lượng kem đánh
răng, 30-40% lượng dung dịch súc miệng có fluor.

Quan sát về hiện tượng nhiễm fluor ít có liên quan có ý nghĩa ở những
vùng fluor hóa nước, cho thấy sự tiếp xúc thêm với các nguồn fluor qua đường
tiêu hóa dường như không phải là yếu tố bệnh căn chính. Một số nghiên cứu
cũng cho thấy fluor từ chế độ ăn tương đối hằng định trong 40 năm qua. Những
ngoại lệ đáng chú ý là sự giảm nồng độ fluor trong phần lớn các thức ăn cho trẻ
và sự tăng nồng độ fluor trong nhiều loại nước uống ở các vùng không có fluor
hóa (ví dụ nước giải khát chế biến bằng nguồn nước fluor hóa). Hiện tượng thứ
2 này gọi là hiệu ứng lan tỏa (hallo effect), phản ảnh quan niệm về hiệu quả mở

d.

rộng của fluor hóa nước ra bên ngoài cộng đồng.
An toàn và độc hại
Liều độc (Probable Toxic Dose – PTD: liều tối thiểu gây dấu hiệu và triệu
chứng ngộ độc có thể dẫn đến tử vong và cần phải can thiệp cấp cứu ngay) là
khoảng 5mg/kg cân nặng.
Liều chết (Certainly Lethal Dose- CLD: lượng fluor nuốt chắc chắn gây tử
vong ) 32- 63mg fluor/ kg, nhưng ở trẻ khoảng 16mg fluor/ cân nặng.
Độc tính cấp do ăn, uống một lượng lớn fluor đột ngột. biểu hiện buồn nôn,
ói muwae có thể tử vong. Liều lượng gây triệu chứng cấp liên quan trực tiếp với
trọng lượng trẻ, do đó cần phòng ngừa ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở trẻ trên dưới 1 tuổi.
Liều gây tử vong trẻ 3 tuổi là 500mg fluor.
Nuốt một lượng fluor dưới 1 mg ( từ kem, nước súc miệng) không gây triệu
chứng nghiêm trọng, có thể gây ói, mửa.
16


Phải gây nôn càng sớm càng tốt. Dùng 2 muỗng cà phê Ipecae Syrup với
vài muỗng café nước ở trẻ dưới 1 tuổi, hoặc một muỗng canh cho trẻ lớn hơn.
Nếu không ói sau 20 phút, thêm 1 liều Ipecae nữa. chuyển cấp cứu để hông dạ


2.
a.
-

dày. Sự hấp thụ fluor có thể chậm đi nếu dùng sữa hoặc sữa có Mg.
Nhiễm độc mạn tính fluor biểu hiện bằng tình trạng nhiễm fluor trên răng.
Fluor sử dụng tại chỗ
Kem đánh răng
Những thành phần cơ bản trong kem hiện nay là:
Sodium monofluorphosphat (viết tắt là MFP) với nồng độ 1000- 1500ppm. Đây
là loại thông dụng trên thị trường nhiều nước. Đa số báo cáo cho thấy hiệu quả
ngừa sâu răng khoảng 25%. Nên biết thêm là thực nghiệm cho thấy loại nồng độ

-

cao có hiệu quả hơn.
Sodium fluorid với nồng độ 1100ppm ( và chất mài mòn là silica) cũng là một

-

trong những sản phẩm thông dụng.
Stannous fluorid 0,4% trong một số ít kem.
Stannous fluorid (có 2 thành phần diethanol aminopropyl – N-ethanol
octadecylamine-dihydrofluorid và cetylamin hydrofluorid) nồng độ 1250ppm,
thông dụng ở nhiều thị trường Châu Âu.
Kem đánh răng có fluor cho thấy khi dùng thường xuyên, 2 lần 1 ngày, có
hiệu quả cao ở các quốc gia phát triển và cũng có tác dụng trong các vùng không
có fluor hóa. Mức độ hiệu quả có thể thay đổi tùy thuộc công thức khác nhau
của kem. Vài quốc gia như Mỹ, các thương hiệu kem đạt được kết quả trrong

các thử nghiệm labo và lâm sàng sẽ mang dấu hiệu có ý nghĩa như một công
nhận về mặt hiệu quả.
Những loại kem nồng độ thấp hơn, 250, 400, 500ppm (0,25, 0,4, 0,5mg
fluor/g kem), được quảng cáo là loại dùng cho trẻ em; chủ yếu ở Châu Âu. Thực
nghiệm cho thấy các loại nồng độ thấp này kém hiệu quả trong phòng ngừa sâu
răng so với các loại nồng độ cao. Nhiều báo cáo cho thấy trẻ dưới 6 tuổi, lượng
kem còn sót lại trong miệng sau chải răng là khoảng 27% của số kem đã cho lên
bàn chải. Nếu trẻ chải ngày 2 lần, có nghĩa là trẻ sẽ nuốt khoảng 0,3-0,6mg fluor
tùy loại kem (500 hoặc 1000ppm). Có thể lượng fluor này có ý nghĩa ở trẻ sống
trong vùng fluor hóa nhưng cũng có kết quả ngược lại. mặc dù có rất nhiều
nghiên cứu thiết kế nhằm tìm mối liên quan giữa kem và nhiễm fluor men,
17


nhưng nói chung kết quả thống kê lại cho thấy chưa đủ để có kết luận chắc chắn
(Horowitz, 1992). Do đó,vẫn còn tồn tại vấn đề là có nên dùng kem 500ppm cho
trẻ nhỏ, ít nguy cơ nhiễm fluor nhưng ít hiệu quả và tuổi nào thì bắt đầu dùng
loại kem nồng độ cao (1500ppm). Tuy nhiên để tránh (hoặc giảm) khả năng
-

nhiễm fluor men ở tre em, lưu ý nhất là trẻ trước tuổi đến trường:
Nên chải răng cho trẻ đến khi trẻ có thể tự làm thuần thục.
Nên đặt kem lên bàn chải đến khi trẻ tự làm được một cách chính xác.
Cần theo dõi việc chải răng và giữ kem ngoài tầm tay của trẻ.
Nên dùng bàn chải loại nhỏ (dùng cho trẻ).
Dùng hạn chế kem (cỡ hạt đậu – pea – sized) nếu là kem có nồng độ dùng cho
người lớn, hoặc có thể áp dụng: 1-5 tuổi dùng kem 500ppm, 6-11 tuooie dùng

b.
-


kem 1000ppm, tuổi lớn dùng loại 1500ppm.
Dạy cho trẻ khạc, nhổ và súc miệng kỹ sau khi chải răng.
Các dạng fluor không chuyên dụng
Giảm tỉ lệ sâu răng khoảng 35%. Những dạng này có thể được bán tự do, nhưng

-

chỉ nên dùng theo hướng dẫn của nha sĩ.
Dạng gel gồm 1,23% APF có nhiều mùi khác nhau, NaF 2%.
Dung dịch súc miệng 0,02% APF ; 0,05% NaF; 0,2% APF hoặc NaF.
Súc miệng và các loại gel có fluor không chuyên dụng có nhiều lợi ích khi dùng
cho trẻ có vấn đề về răng miệng. Bao gồm: trẻ có nhiều sang thương sâu răng
giai đoạn tiền xoang và trẻ đang mang khí cụ tháo lắp hoặc cố định, phụ thêm
cho các biện pháp dùng fluor chuyên dụng trong các trường hợp sâu răng lan

-

nhanh và có nguy cơ cao.
Quan trọng là số lần súc miệng: hằng ngày hiệu quả hơn một tuần 1 lần và 2
tuần 1 lần. loại dùng hàng ngày có nồng độ thấp 0,05% NaF (225ppm), hàng
tuần là 0,2% NaF (900ppm). Các quốc gia ở Bắc Âu, Mỹ và Ireland, nước súc
miệng có fluor là một biện pháp chọn lọc trong chương trình nha học đường.
đây là yếu tố quan trọng của thành công trong giảm sâu răng ở Thụy Điển những
năm 60. Tuy nhiên,hiện nay với nhịp độ giảm sâu răng, một số quốc gia đã
ngưng cho súc miệng trong nhiều chương trình nha học đường và thay bằng

-

cách chải răng với kem tại nhà.

Trẻ nhỏ dưới 4 tuổi chưa hoàn toàn kiểm soát phản xạ nuốt, vì vậy cần thận
trọng khi cho dùng thêm dung dịch súc miệng ở những đối tượng này. Tuy
nhiên, một số ít trẻ nhỏ có thể thực hiện đúng động tác khạc, nhổ nếu có sự theo
18


dõi sát. Trong vùng không có fluor hóa nước, có thể cho trẻ nuốt nước súc
miệng để có hiệu quả toàn thân của fluor; có vài sản phẩm dưới dạng dung dịch
-

hoặc dạng acid hóa không chứa alcohol đáp ứng mục đích này.
Tuy nhiên, hiện nay vài cơ quan như FDA khuyến cáo không nên cho trẻ dưới 6
tuổi súc miệng dung dịch fluor không chuyên dụng trừ khi chúng được dùng như

-

một dạng fluor toàn thân bổ sung.
Các dạng này có hiệu quả ngừa sâu răng trên cả 2 bộ răng, trong vùng có cũng n
hư không có fluor hóa nước. tương tự với những biện pháp tại nhà khác, việc

-

chon lọc bệnh nhân, khuyến khích, động viên… giữ vai trò quan trọng.
Các loại dung dịch súc miệng thường dùng là 0,2% NaF mỗi tuần 1 lần, 0,05%
NaF mỗi ngày. Ngoài ra, còn có dạng gel như 0,4% SnF2 (1000ppm), 1,1% NaF

-

(5000ppm).
Súc miệng hoặc chải răng với gel thực hiện trong vòng 1 phút su khi đánh răng

với kem như thường lệ và trước khi đi ngủ. không cần thiết phải thực hiện cả hai

c.

-

dạng súc miệng dung dịch và gel.
Các dạng fluor chuyên dụng
Chỉ định của các biện pháp đặt fluor tại chỗ chuyên dụng:
Có hai quan niệm, hoặc tập trung trên lợi ích tiềm tang của biện pháp mà không
chú ý đến vấn đề chi phí, tức là áp dụng cho mọi trẻ; hoặc chỉ dùng chọn lọc trên
một số đối tượng có nguy cơ sâu răng theo từng nhóm, cá nhân. Theo quan niệm
sau, sẽ tùy thuộc vào mức độ chính xác của việc tiên lượng cá nhân nào có thể bị

-

sâu răng trong tương lai.
Vấn đề chi phí – lợi ích có liên quan đến quyết định áp dụng biện pháp điều trị.
Thường tỉ lệ giữ chi phí với lợi ích của các phương pháp dùng fluor chuyên
dụng cao hơn các loại dự phòng khác, vì vậy chúng chưa được xem là một biện
pháp y tế cộng đồng vì tỉ lệ này không có lợi. Một cách cải thiện tỉ lệ này là áp
dụng trong nhưng môi trường khác ( ví dụ ở trường, ở nhà) và dùng kỹ thuật tự

-

làm.
Cũng nhận thấy các biện pháp dự phòng này, tỉ lệ sâu răng giảm ít hơn khi thực
hiện trong vùng có fluor so với vùng không có fluor hóa. Do đó chi phí dự
phòng một sng thương ở vùng có fluor hóa sẽ cao hơn so với vùng không. Điều
này gọi ý dự phòng fluor tại chỗ chuyên dụng nên tập trung cho những trẻ sống

trong vùng fluor hóa nhưng có tiền sử sâu răng trung bình hoặc cao.
19




Các dạng thuốc fluor chuyên dụng
*. SnF2
Dạng bột chưa trong hộp hoặc con nhộng định lượng sẵn hoặc gel. Nồng độ
thông dụng là 8%. Có thể thoa bằng cách cho 0,8gr bột vào 10ml nước cất. pH
dung dịch 2,4 – 2,8. Không ảnh hưởng sứ composite. Hiện nay ít dùng SnF2 hơn
các loại khác vì có những nhược điểm như: vị khó chịu nếu dính lưỡi, gây đổi
màu miếng trám và xung quanh miếng trám thẩm mỹ, gây nhiễm sắc men bị xốp
(ví dụ vùng mất khoáng), làm trắng nướu ở bệnh nhân có viêm nướu nặng (hồi
phục sau 3 ngày), dung dịch không bên nên dùng sau khi pha (dạng cải tiến là
dung dịch 20% SnF2 trong glycerin, khi dùng thì pha loãng). Tuy nhiên Snf2 có
ưu điểm là ngay cả ở nồng độ thấp (0,4%) cũng có khả năng làm sâu răng ngừng
lại và thích hợp cho trường hợp sâu chân răng ở vùng khó tiếp cận.
*. NaF
Dung dịch hoặc gel. Có nhiều nồng độ khác nhau, nhưng phổ biến nhất là
loại 2-2,2% NaF. Do pH trung tính, dạng fluor này thích hợp cho những trường
hợp mòn men (erosion), lộ ngà, sâu răng đến ngà, trường hợp mặt men răng quá
lỗ rỗ, vị dễ chịu hơn SnF2, không ảnh hưởng đến miếng trám. Dùng 4 lần, mỗi
lần 3-4 phút trong 2 tuần cho một đợt điều trị, mỗi đợt cách nhau 2-3 năm.
*. Fluor acid hóa (APF – acidulated phosphate fluorid)
Dạng dung dịch hoặc gel dưới dạng làm sẵn. thành phần gồm NaF,
hydrofluoric acid (HF), phosphoric acid chưa 1,23% fluor, pH 3 -3,5. Còn thêm
chất màu, có mùi, vị ngọt và các chất làm dày. Các sản phẩm gần đây có thêm
tính chất “thixotropic” (vật liệu dưới dạng dung dịch sẽ đông lại thành trạng thái
giống như gel v (gel- like), nhưng không phải là gel thực sự). khi dùng với áp

lực, “thixotropic gel” có tính chất giống như một dung dịch dễ len vào vùng kẽ
hơn so với các dang gel cổ điển. Sản phẩm ổn định tối thiểu 2 năm khi chứa
trong bình nhựa, tuy nhiên độ nhày có thể giảm đi theo thời gian. Vị dễ chịu hơn
SnF2, nhưng ảnh hưởng trên sứ hoẵ các vật liệu trong thành phần có các hạt
thủy tinh. Thời gian đặt mỗi lần khoảng 3-4 phút cho cả hai dạng sản phẩm.
thông thường lập lại điều trị sau mỗi 6 tháng. Dạng dung dịch có thể tự thấm vào
vùng kẽ, nhưng với dạng gel thì nên dùng thêm chỉ nha khoa không sáp để đưa
gel vào. Trẻ ngồi thẳng đầu nghiêng nhẹ về phía trước để nước bọt và gel chảy
20


ra ngoài miệng. hút với ống hút mạnh hoặc cho dịch chảy vào túi nilon. Theo
dõi sát quá trình thực hiện, di động đầu ống hút hoặc giúp trr cúi đầu nhiều hơn.
Hiệu quả giảm sâu răng của APF không bị ảnh hưởng bởi động tác đánh sạch
răng dự phòng (prophylaxis) trước khi đặt thuốc. tùy theo cách đặt thuốc, lượng
fluor bị nuốt thay đổi trong khoảng 16- 31mg. Do đó, để hạn chế tối đa lượng
thuốc nuốt cần tuân thủ các yêu cầu sau: dùng lượng thuốc cần thiết tối thiểu,
cho ngồi đầu thẳng, hút bằng máy hút mạnh liên tục, cho trẻ khạc (nhổ) thật kỹ
trong 1 phút. Chú ý là nếu cho súc miệng ngay sau khi đặt sẽ làm giảm một cách
có ý nghĩa lượng fuor bám trên các sang thương sâu răng sớm, vì thế khuyên
không cho trẻ uống, ăn, súc miệng 30 phút sau khi hoàn tất điều trị.
*. Vec- ni có fluor
Hiện nay, vec – ni fluor đang được phát triển và có ưu điểm như có thể đặt
(bôi) nhanh (so với 4 phút của dạng dung dịch và gel), không cần làm khô trước
và sau khi bôi quá cầu kỳ như các loại khác. Có ích khi dùng cho trẻ quá nhỏ và

-

mùi vị tương đối có thể chấp nhận.
Vài sản phẩm:

Duraflor hoặc Duraphat (hai sản phẩm này cùng nồng độ là 5% NaF w/v hoặc


-

2,26% F).
Fluor Protector (Difluor- silane 1% hoặc 0,1% F)
Chú ý các biện pháp dự phòng với fluor chuyên dụng cho trẻ dưới 3 tuổi.
Có tác dụng đáng kể, nhưng phải rất thận trọng với số lượng giới hạn tối thiểu
do trẻ có thể nuốt phải. nên đặt từng ½ cung hàm, không vượt quá số lượng cần
thiết tối thiểu, có máy hút mạnh (high vacuum), ngồi thẳng, súc miệng ngay sau

-

-

mỗi lần đặt fluor.
Ví dụ các giai đoạn thực hiện cho một trường hợp dùng APF dạng gel:
+ Dùng khay cá nhân hoặc làm sẵn vừa khít với cung hàm nhằm giảm tối
đa lượng thuốc.
+ Cách ly, thổi khô răng. Cho ngồi thẳng. đặt ống hút (high vacuum).
+ Cho đủ thuốc fluor vào khoảng 1/3 khay (ví dụ gel).
+ Cho vào cung hàm, ấn phía ngoài và trong để gel lọt vào giữa các răng.
+ Cho cắn nhẹ, giữ 4 phút.
+ Đặt một túi nilon hoặc ống hút nước bọt.
+ Lấy khay ra, hút sạch gel với ống hút mạnh.
+ Cho khạc, nhổ ngay gel còn sót. Thực hiện trên cung hàm còn lại.
+ Không ăn, uống, sucsmieengj sau 30 phút.
Số lần đặt:
21



Sâu răng lan nhanh: 4-5 lần trong 4-6 tuần; au đó 3 tháng/ lần cho đến khi
kiểm soát được tình trạng hoặc mức độ sâu răng. Cho chải răng với kem trước
mỗi lần đặt.
Sâu răng trung bình: 2-3 tháng/lần.
Sâu răng ít hoặc không sâu răng: 6 tháng/ lần.

22



-

Trường hợp đặc biệt
Nên dùng những biện pháp khác nhau ở những trẻ có rối loạn phát triển hoặc có
bệnh lý y hóa. Ví dụ trẻ liệt não thì khó dùng khay khi đặt fluor tại chỗ. Có thể
thay bằng bàn chải hoặc bông gòn, gạc… Trẻ đang được xạ trị, hóa trị thường bị
thoái hóa mô mềm gây loét làm nhạy cảm với các chất pH thấp hoặc các chất có
mùi. Trong trường hợp này, có thể thay bằng các loại hòa tan, trung tính và
không kích thích. Ở trẻ suy thận mạn, fluor máu có thể tăng cao trong một
khoảng thời gian dài sau khi uống các sản phẩm có nồng độ fluor cao do thận
suy. Nhưng tỉ lệ sâu răng ở nhóm này tương đối thấp hơn nên có thể không cần

-

dùng biện pháp dự phòng tại chỗ lẫn toàn thân.
Nên dùng kem với lượng ít nhất để giảm nguy cơ nghẹn.
Dùng fluor chuyên dụng trong trường hợp gây mệ toàn thân. Cho những trườn
hợp trẻ quá nhỏ hoặc trẻ khuyết tật sau khi hoàn tất việc điều trị nha khoa và

trước khi tháo đê cao su. Trong trường hợp không dùng đê cao su, nếu dùng
stannous fluorid, phải cẩn thận vì có thể gây tróc hoặc loét khi tiếp xúc trực tiếp



niêm mạc.
Đánh sạch răng (prophylaxis)
Có qua ít bột đánh sạch răng được chứng minh trên lâm sàng là có hiệu quả
(và được chấp nhận bởi các tổ chức như FDA, ADA…)
Nếu dùng biện pháp này thì chỉ nhằm làm sạch, làm bóng trong những
trường hợp vệ sinh răng miệng quá kém (mảnh vụ thức ăn quá nhiều…) và bù
lại được một ít fluor bị mất do động tác đánh bóng (lớp ngoài cùng trên mặt răng
trước khi đánh bóng). Và có hoặc không có giai đoạn này, hiệu quả của các biện
pháp đặt fluor tại chỗ chuyên dụng cũng không bị ảnh hưởng. vấn đề là giá
thành và thời gian nên xem xét chứ không phải hiệu quả.
Nếu thực hiện, mỗi mặt răng chải với đài cao su trong 5 giây. Dùng đài bàn

IV.

chải ở mặt nhai và chỉ nha khoa không sáp để cho bột đánh bóng vào vùng kẽ.
BIỆN PHÁP LOẠI TRỪ MẢNG BÁM.
Hầu hết các bệnh răng miệng có liên quan đến mảng bám. Nếu loại trừ các
điều trị do các nguyên nhân khác như chấn thương, khiếm khuyết do di truyền
hoặc do bất thường trong sự phát triển…(khoảng 5% trong tổng số các bệnh lý)
thì các điều trị khác đều nhằm vào sự tích tụ mảng bám. Khoảng 1/3 lệch lạc
khớp cắn có liên quan đến mất sớm răng sữa do sâu răng. Do đó, rõ ràng trọng
23


tâm đầu tiên của biện pháp điều trị là phải loại trừ mảng bám. Để đạt mục đích

đó, nên thảo luận và khuyến khích trẻ tham gia vào việc chăm sóc răng miệng
của chúng trước khi áp dụng các biện pháp điều trị. Trẻ chấp nhận và hợp tác
với chương trình giáo dục vệ sinh răng miệng là thách thức lớn nhất đối với việc
dự phòng bệnh.
Dù chải răng đơn thuần không làm giảm tỉ lệ sâu răng, nhưng động tác này
rất quan trọng để kiểm soát viêm nướu và các bệnh lý mô nha chu. Ngoài ra, đây
là phunogw tiện chuyên chở tốt nhất giúp đặt kem đánh răng lên mặt răng.
Dùng chỉ nha khoa cũng là một biện pháp để lấy đi mảng bám, mảnh vụn
thức ăn cho trẻ. Dù có những kết quả lâm sàng trái ngược nhau, nhưng với trẻ đã
có nhiều răng, nhất là các răng sau khi đã tiếp xúc mặt bên, dùng chỉ nha khoa
1.

với sự hỗ trợ hoặc thực hiện của chính phụ huynh thì kết quả sẽ tốt hơn.
Chất phát hiện mảng bám
Công cụ giúp giải thích và cho trẻ tự theo dõi cũng như đánh giá vệ sinh
răng miệng.
Dưới dạng dung dịch hoặc viên nén. Là phương tiên có giá trị nhằm nhận
ra mảng bám và theo dõi hiệu quả động tác loại trừ chúng. Gồm iodine, tím
gentian, fuchsin, màu thực phẩm, chất huỳnh quang. Thường là chất nhuộm
erythosin, làm nhuộm màu đỏ tươi mảng bám. Dùng như một phương tiện chẩn
đoán số lượng và vị trí mảng bám trên răng trước khi làm sạch. Ở nhà, trẻ ngậm
chất này sau khi chải răng để tự đánh giá hiệu quả. Đôi khi phụ huynh không
thích màu đỏ của loại này, vì chúng nhuộm cả mô mềm và màng phim răng và
màu nhuộm có thể kéo dài nhiều giờ sau., ở trẻ nhỏ không thành vấn đề, nhưng
có thể gây khó chịu cho thanh thiếu niên và một số phụ huynh, nên một kỹ thuật
mới dùng chất phát huỳnh quang chỉ thấy khi khảo sát với tia cực tím. Ngoài ra
vài loại kem chưa FDC xanh # 2 (FDC blue # 2) nhuộm màu mảng bám nhưng ít
gây nhuộm màu ngoại sinh. Loại này cho kết quả không nổi bật như các sản
phẩm trên nhưng dễ được chấp nhận hơn.
Tùy sự hợp tác của trẻ, chất phát hiện được bôi bằng que gòn hoặc ngậm.

Dạng viên cho trẻ lớn, chho chúng nhai “kẹo đỏ, không đường”. Tác dụng tối
thiểu sau 1 phút. Khuyên phụ huynh không nên thực hiện việc ngậm trong bồn
tắm và không nên gọi chất phát hiện là “viên thuốc”. Do trẻ có thể không thích
24


và nhổ thuốc ra làm nhuộm màu bồn tắm, áo quần. Đó cũng là lý do người ta
không dùng dạng viên. Kết hợp dùng chất phát hiện với chỉ số mảng bám là một
phương tiện đánh giá có hiệu quả. Chỉ số mảng bám là phương pháp cho điểm
số lượng và vị trí mảng bám trên răng với phiếu cho điểm hoặc biểu đồ. Có
nhiều dạng chỉ số khác nhau, nhưng điều quan trọng là trẻ dùng chúng thường
xuyên như là một công cụ để ghi nhận tiến bộ của trẻ. Chất phát hiện mảng bám
còn có tính kháng khuẩn, nên dù trên lâm sàng sự ức chế về mặt số lượng trong
giai đoạn ngắn chưa được chứng minh nhưng việc dùng lâu dài các chất này
2.

cũng giúp thay đổi chất lượng trong thành phần mảng bám.
Loại trư mảng bám
Loại trừ mảng bám giữ vai trò chính trong phòng ngừa sâu rưng, do trẻ tự
thực hiện và theo dõi hằng ngày. Việc kiểm soát mảng bám nhằm 2 mục đích:
(1) giảm số lượng S. mutans trong mảng bám bằng cách loại trừ cơ học mảng
bám trên nướu và giảm đường sucrose trong chế độ ăn, (2) duy trì tính ổn định
của cộng đồng vi khuẩn chủ yếu là nhóm gram dương và tình trạng nướu bằng
loại trừ cơ học mảng bám dưới nướu đều đặn.
Bao gồm chải răng, dùng chỉ nha khoa, súc miệng. Kể cả một số biện pháp

a.

thực hiện tại phòng nha.
Chải răng

Là công cụ thông dụng để chăm sóc răng. Được trình bày dưới nhiều dạng
khác nhau, nhưng không có dạng bàn chải nào tỏ ra hiệu quả hơn trong khả năng



lấy đi mảng bám.
Chú ý đến 47% phụ huynh mua bàn chải theo hướng dẫn của nha sĩ, trong khi
ảnh hưởng của quảng cáo trên ti vi và báo chí rất ít. Loại long mềm thích hợp
cho trẻ vì giảm kahr năng gây chấn thương mô nướu và tăng khả năng làm sạch
vùng kẽ. nên khuyên thay bàn chải khi có dấu hiệu mòn rõ ràng. Tuy nhiên đây
có thể là vấn đề, nhất là với trẻ nhỏ vì chúng hay cắn hoặc nhai bản chải khi chải
răng làm bàn chải hay hư hỏng hoặc làm sợi lồng mòn nhanh. Với loại có các
chỉ thị màu, dù nhà sản xuất sẽ cho biết sẽ mất màu trung bình su 3 tháng nhưng
sẽ thay đổi theo thói quen cá nhân. Tuy nhiên, nói chung nên khuyên dùng loại
nhỏ vừa vặn, gồm các bó sợi nilon. Bàn chải dùng điện chưa chứng minh ưu
điểm rõ rang hơn bàn chải dùng tay. Tuy nhiên, bàn chải điện có ích lợi đặc thù
25


×