Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Du thao quy hoach PTTT QUY HOẠCH hệ THỐNG PHÁT THANH – TRUYỀN THANH TỈNH ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.81 KB, 84 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP

QUY HOẠCH HỆ THỐNG PHÁT THANH –
TRUYỀN THANH TỈNH ĐỒNG THÁP
ĐẾN NĂM 2020

Cao Lãnh, tháng 7 năm 2013


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP

QUY HOẠCH HỆ THỐNG PHÁT THANH –
TRUYỀN THANH TỈNH ĐỒNG THÁP
ĐẾN NĂM 2020

ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ

ĐƠN VỊ TƯ VẤN

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

TRUNG TÂM TƯ VẤN TT&TT VIỆN CHIẾN LƯỢC THÔNG TIN
VÀ TRUYỀN THÔNG

Cao Lãnh, tháng 7 năm 2013


MỤC LỤC
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU ..........................................................................................4
I. SỰ CẦN THIẾT...............................................................................................4
II. CĂN CỨ XÂY DỰNG QUY HOẠCH..........................................................5


1. Các văn bản Trung ương..........................................................................5
- Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Thủ
tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền
hình mặt đất đến năm 2020;..............................................................................6
2. Các văn bản địa phương..........................................................................6
Chương trình hành động số 149-CTr/TU ngày 30 tháng 10 năm 2012 của
Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh Đồng Tháp về thực hiện Nghị quyết số 13NQ/TW của Hội nghị Trung ương 4 khóa XI......................................................6
Kế hoạch số 20/KH-UBND ngày 05 tháng 03 năm 2013 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Đồng Tháp thực về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm
đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào
năm 2020;...............................................................................................................6
III. NHIỆM VỤ VÀ MỤC TIÊU CỦA QUY HOẠCH.......................................7
IV. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG CỦA QUY HOẠCH ..........................................7
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG.......................................9
I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP ...............9
1. Đặc điểm tự nhiên....................................................................................9
2. Phát triển kinh tế - xã hội.........................................................................9
3. Đặc điểm văn hóa – xã hội.................................................................10
II. ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH TỈNH.........................................11
1. Thời lượng...............................................................................................11
2. Nội dung chương trình ..........................................................................11
3. Sản xuất chương trình ..........................................................................12
4. Truyền dẫn phát sóng ............................................................................12
5. Mô hình tổ chức và nguồn nhân lực ....................................................13
6. Tài chính..................................................................................................14
7. Thiết bị thu thanh.....................................................................................14
III. ĐÀI TRUYỀN THANH CẤP HUYỆN.......................................................14
1. Thời lượng và nội dung chương trình..................................................14
2. Sản xuất chương trình ..........................................................................15
3. Mô hình tổ chức và nguồn nhân lực ....................................................15

4. Tài chính..................................................................................................16
IV. TRẠM TRUYỀN THANH CƠ SỞ...........................................................16
1. Nhiệm vụ.................................................................................................16
2. Hạ tầng kỹ thuật.....................................................................................17
3. Mô hình tổ chức và nguồn nhân lực ....................................................19
4. Cơ chế tài chính.....................................................................................19
V. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC.............................................................20
VI. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ........................................................................21
Quy hoạch hệ thống phát thanh tỉnh Đồng Tháp

1


1. Kết quả đạt được ..................................................................................21
2. Tồn tại......................................................................................................22
3. Nguyên nhân............................................................................................23
VII. TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT THANH ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ
HỘI....................................................................................................................23
VIII. DỰ BÁO...................................................................................................25
1. Căn cứ dự báo ........................................................................................25
2. Dự báo xu hướng phát triển phát thanh tại Việt Nam và tỉnh Đồng
Tháp..............................................................................................................28
CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
PHÁT THANH TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020.........................................31
I. QUAN ĐIỂM CHUNG ................................................................................31
II. MỤC TIÊU ..................................................................................................31
1. Mục tiêu chung .......................................................................................31
2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................32
III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN ...........................................................33
1. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh .....................................................33

2. Đài truyền thanh cấp huyện..................................................................37
3. Truyền thanh cơ sở..................................................................................39
4. Định hướng công tác quản lý nhà nước...............................................44
5. Các dự án đầu tư....................................................................................45
CHƯƠNG IV. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ....................................49
I. GIẢI PHÁP ....................................................................................................49
1. Xây dựng cơ chế, chính sách................................................................49
2. Đổi mới tổ chức .....................................................................................50
3. Phát triển nguồn nhân lực......................................................................50
4. Phát triển khoa học và công nghệ.........................................................50
5. Hợp tác phát triển....................................................................................51
6. Huy động các nguồn vốn ......................................................................51
7. Quản lý nhà nước ..................................................................................51
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN..............................................................................52
1. Sở Thông tin và Truyền thông................................................................52
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư.........................................................................53
3. Sở Tài chính............................................................................................53
4. Sở Nội vụ.................................................................................................53
5. Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp ........................................53
6. Các Sở, ngành liên quan.........................................................................54
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố .....................................54
8. Ủy ban nhân dân các xã/phường, thị trấn...............................................55
III. KẾT LUẬN.................................................................................................55
PHỤ LỤC 1: BẢNG BIỂU HIỆN TRẠNG VÀ QUY HOẠCH HỆ THỐNG PHÁT
THANH TỈNH ĐỒNG THÁP ...............................................................................56
PHỤ LỤC 2: KHÁI TOÁN KINH PHÍ ĐẦU TƯ MUA SẮM TRANG THIẾT BỊ
HỆ THỐNG TRUYỀN THANH TỈNH ĐỒNG THÁP ........................................80
PHỤ LỤC 3: GIẢI TRÌNH KINH PHÍ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG PHÁT THANH TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020....................83
Quy hoạch hệ thống phát thanh tỉnh Đồng Tháp


2


MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1: Nội dung chương trình phát thanh tại Đài Phát thanh và Truyền
hình tỉnh và các Đài truyền thanh cấp huyện..................................................56
Bảng 2: Hiện trạng truyền dẫn phát sóng.........................................................57
Bảng 3: Hiện trạng và nhu cầu đầu tư hạ tầng kỹ thuật tại các Đài truyền
thanh cấp huyện...................................................................................................65
Bảng 4: Nguồn nhân lực truyền thanh tại các Đài truyền thanh cấp huyện.69
Bảng 5: Kinh phí hoạt động của các Đài truyền thanh cấp huyện...............71
Bảng 6: Hiện trạng hoạt động của các trạm truyền thanh thuộc 30 xã trong
Chương trình xây dựng nông thôn mới.............................................................73
Bảng 7: Quy hoạch hệ thống phát thanh – truyền thanh đến năm 2020.....74
Bảng 8: Danh mục các dự án đầu tư.................................................................76
Bảng 9: Khái toán kinh phí các thiết bị thiết yếu trong hệ thống truyền
thanh trực tuyến...................................................................................................80
Bảng 10: Khái toán kinh phí các thiết bị thiết yếu đối với các trạm truyền
thanh không dây (đầu tư mới)............................................................................81
Bảng 11: Khái toán kinh phí các thiết bị thiết yếu đối với các trạm truyền
thanh có dây cần nâng cấp..................................................................................82
Bảng 12: Khái toán kinh phí các thiết bị thiết yếu đối với các trạm truyền
thanh không dây cần nâng cấp...........................................................................82

Quy hoạch hệ thống phát thanh tỉnh Đồng Tháp

3



CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT
Phát thanh – Truyền thanh là một phương tiện thông tin đại chúng không
thể thiếu trong đời sống xã hội, là loại hình báo chí quảng đại và gần gũi nhất
đối với người dân Việt Nam; là công cụ tuyên truyền hiệu quả nhất, để chuyển
tải các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
đến với người dân, là diễn đàn thể hiện quyền được biết, được bàn của nhân
dân; đồng thời, cũng là phương tiện chuyển tải những hoạt động văn hoá nghệ
thuật, vui chơi, giải trí đến đông đảo cán bộ, nhân dân. Trên cơ sở đó, giúp
người dân nâng cao dân trí, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, đổi mới tư
duy, phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống.
Trong đó, phát thanh là loại hình thông tin đại chúng mà nội dung thông tin
được chuyển tải bằng âm thanh, tiếng nói qua làn sóng vô tuyến điện và truyền
thanh qua hệ thống dây dẫn nên có đặc thù là thông tin một cách nhanh nhất, là
công cụ truyền thông hiệu quả nhất trong các trường hợp khẩn cấp.
Việc xây dựng và phát triển mạng lưới thông tin đại chúng nói chung, phát
thanh nói riêng đã được nêu trong nhiều văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà
nước.
Thực hiện chủ trương, đường lối và sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, việc
phủ sóng phát thanh đến người dân với công nghệ hiện đại, góp phần đưa thông
tin đến các hộ gia đình, trong thời gian qua, tỉnh Đồng Tháp đã quan tâm lãnh
đạo trong lĩnh vực phát thanh, truyền thanh. Trong đó, hệ thống phát thanh của
tỉnh đã tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
đã phản ánh kịp thời những chỉ đạo của các cấp và Chính quyền địa phương
góp phần xây dựng kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, hệ thống phát thanh truyền thanh Đồng Tháp còn bộc lộ một số
hạn chế như: nội dung các chương trình chưa phong phú; trang thiết bị tại các
Đài phát thanh, truyền thanh, đặc biệt là tại các Đài truyền thanh cơ sở đã
xuống cấp, lạc hậu, không đáp ứng được nhiệm vụ thông tin truyền thông, kinh
phí sự nghiệp truyền thanh chưa được sử dụng có hiệu quả, chính quyền cơ sở

một số địa phương chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của hệ thống truyền thanh
xã nên thiếu sự quan tâm. Tất cả những tồn tại nêu trên gây khó khăn cho công
tác quản lý nhà nước trong việc phát triển sự nghiệp phát thanh truyền thanh
của tỉnh Đồng Tháp. Thực tiễn này cho thấy việc xây dựng và thực hiện Quy
hoạch hệ thống Phát thanh - Truyền thanh tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 là yêu

Quy hoạch hệ thống phát thanh tỉnh Đồng Tháp

4


cầu cấp thiết, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và yêu cầu quản lý
tại địa phương.
II. CĂN CỨ XÂY DỰNG QUY HOẠCH
1. Các văn bản Trung ương
− Luật Báo chí ngày 28/12/1989 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Báo chí ngày 12/6/1999;
− Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (Khoá X) ngày 14/7/2007 về công
tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới;
− Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 17/10/1997 của Bộ Chính trị (khoá VIII) về
tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí;
− Chỉ thị số 37/2006/CT-TTg ngày 29/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ
về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí;
− Thông báo số 41-TB/TW ngày 11/10/2006 của Bộ Chính trị về một số
biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí;
− Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành Luật Báo chí;
− Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ Quy định
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ
máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;

− Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
− Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 sửa đổi bổ sung một số điều
của Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
− Thông tư liên tịch số 17/2010/TTLT-BTTTT-BNV ngày 27/7/2010 của
Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chức
năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài phát thanh, truyền
hình thuộc UBND tỉnh; Đài truyền thanh, truyền hình thuộc UBND cấp
huyện.
− Thông tư số 04/2013/TT-BTTTT ngày 23/1/2013 của Bộ Thông tin và
Truyền thông về Quy hoạch sử dụng kênh tần số phát thanh FM đến
năm 2020;
− Quyết định số 336/2005/QĐ-TTg ngày 16/12/2005 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia;
Quy hoạch hệ thống phát thanh tỉnh Đồng Tháp

5


− Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16/02/2009 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình
đến năm 2020;
- Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt
đất đến năm 2020;
− Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2010 – 2020;
− Quyết định số 2331/QĐ-TTg ngày 20/12/2010 của Thủ tướng Chính

phủ ban hành kèm theo Danh mục các Chương trình mục tiêu quốc gia
năm 2011;
− Quyết định số 119/QĐ-TTg ngày 18/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt đề án phát triển thông tin, truyền thông nông thôn giai đoạn
2011 - 2020;
− Quyết định số 470/QĐ-TTg ngày 30/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm
2020;
− Quyết định số 896/QĐ-BTTTT ngày 28/5/2012 của Bộ trưởng Bộ
Thông tin và Truyền thông phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực
ngành thông tin và truyền thông giai đoạn 2012 - 2020;
2. Các văn bản địa phương
− Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Đồng Tháp lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010
- 2015;
- Chương trình hành động số 149-CTr/TU ngày 30 tháng 10 năm 2012 của
Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh Đồng Tháp về thực hiện Nghị quyết số 13NQ/TW của Hội nghị Trung ương 4 khóa XI.
- Kế hoạch số 20/KH-UBND ngày 05 tháng 03 năm 2013 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Đồng Tháp thực về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng
đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại vào năm 2020;
− Các quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển ngành phát
thanh, truyền thanh và chế độ phụ cấp cho cán bộ làm công tác truyền
thanh cơ sở;

Quy hoạch hệ thống phát thanh tỉnh Đồng Tháp

6


− Căn cứ thực trạng hoạt động của hệ thống phát thanh của tỉnh và nhu

cầu phát triển của hệ thống nhằm đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế,
xã hội của tỉnh trong thời gian tới.
III. NHIỆM VỤ VÀ MỤC TIÊU CỦA QUY HOẠCH
− Đánh giá tổng thể hiện trạng, xác định khả năng phát triển, khắc phục
những hạn chế, tồn tại và thống nhất quản lý góp phần làm cho hoạt
động truyền thanh phát huy vai trò, chức năng, nhiệm vụ, đáp ứng nhu
cầu tiếp nhận thông tin ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân.
− Định hướng quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp giúp cho hệ
thống phát thanh – truyền thanh hoạt động đúng định hướng và phát
triển mạnh mẽ, vững chắc.
− Là cơ sở để thực hiện thống nhất cơ chế, chính sách, nguồn nhân lực,
đồng bộ trang thiết bị kỹ thuật.
− Nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống phát thanh – truyền thanh, mở
rộng diện phủ sóng phát thanh địa phương. Nâng cao chất lượng
chương trình phát thanh cả về số lượng lẫn chất lượng. Góp phần nâng
cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh
tế và bảo đảm an ninh quốc phòng.
− Phù hợp với tình hình thực tế phát triển kinh tế xã hội và khả năng của
tỉnh; phù hợp với các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội, phát
triển ngành của tỉnh.
− Kế thừa được kết quả thực hiện Quy hoạch phát triển hệ thống phát
thanh giai đoạn 2005 - 2010. Kế thừa kết quả thực hiện các Đề án phát
triển báo chí của địa phương. Phát triển hệ thống phát thanh tỉnh trên
nền tảng thực tế các cơ quan tại địa phương và sử dụng hiệu quả các
nguồn lực cho phát triển phát thanh của tỉnh giai đoạn đến năm 2020.
IV. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG CỦA QUY HOẠCH
Phạm vi về không gian: Toàn bộ địa giới hành chính tỉnh Đồng Tháp.
Phạm vi về thời gian:
− Số liệu đánh giá hiện trạng năm 2012.
− Quy hoạch giai đoạn đến năm 2020.

Đối tượng:
− Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh.
− Đài Truyền thanh huyện, thị xã, thành phố.
Quy hoạch hệ thống phát thanh tỉnh Đồng Tháp

7


− Trạm truyền thanh cơ sở.
− Trạm Truyền thanh các Đồn biên phòng.

Quy hoạch hệ thống phát thanh tỉnh Đồng Tháp

8


CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG
I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP
1. Đặc điểm tự nhiên
Đồng Tháp là một tỉnh nằm ở miền Tây Nam Bộ, thuộc vùng Đồng bằng
sông Cửu Long, cách thành phố Hồ Chí Minh 165km; phía Bắc giáp
Campuchia, phía Đông giáp tỉnh Tiền Giang, phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long,
phía Tây giáp tỉnh An Giang và thành phố Cần Thơ. Diện tích tự nhiên trên
3.376 km², chiếm 8,3% diện tích tự nhiên vùng Đồng bằng Sông Cửu Long,
gồm 9 huyện, 2 thị xã, 1 thành phố thuộc tỉnh với 147 xã, phường, thị trấn.
Trong đó, thành phố Cao Lãnh là trung tâm văn hóa, chính trị của tỉnh.
Địa hình Đồng tháp tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến 1 – 2 mét so
với mặt biển. Địa hình được chia thành 2 vùng lớn là vùng phía bắc sông Tiền
và vùng phía nam sông Tiền. Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới,
đồng nhất trên địa giới toàn tỉnh, khí hậu ở đây được chia làm 2 mùa rõ rệt là

mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng
11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Đồng Tháp là tỉnh nông nghiệp. Dân số toàn tỉnh năm 2011 là 1.673.184
người, mật độ dân số là 496 người/km². Trong đó, dân số khu vực thành thị là
297.200 người (chiếm 17,8%), dân số khu vực nông thôn là 1.375.984 người
(chiếm 82,2%). 69% lực lượng lao động đang làm việc và sinh sống nhờ vào
các hoạt động sản xuất nông – lâm nghiệp – thủy sản 1. Đây là khu vực có ý
nghĩa rất quan trọng đối với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất
là vấn đề bảo đảm an ninh lương thực, giữ cho nền kinh tế phát triển ổn định,
bền vững cả trong lúc thuận lợi cũng như khi khó khăn.
2. Phát triển kinh tế - xã hội2
Từ năm 2001 trở lại đây, kinh tế - xã hội của tỉnh có nhiều chuyển biến rất
tích cực. Từ một tỉnh còn nhiều hạn chế, xếp ở xếp hạng cuối so với các tỉnh
trong khu vực đồng bằng Cửu Long đến nay vị trí của Tỉnh đã có những cải
thiện đáng kể. Năm 2012, Tỉnh có chỉ số tăng trưởng GDP cao và đứng đầu cả
nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), mở ra triển vọng mới trong
việc thu hút đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh.
Ước tính tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2012 đạt 9,76%. Trong đó, khu
vực nông nghiệp tăng 3,87%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 11,19%,
Nguồn số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp năm 2011
Nguồn số liệu: Báo cáo số 15/BC-UBND ngày 28/1/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về tình hình
thực hiện nhiệm vụ năm 2012 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2013
1
2

Quy hoạch hệ thống phát thanh tỉnh Đồng Tháp

9



khu vực thương mại - dịch vụ tăng 15,2%. GDP bình quân đầu người (giá
1994) ước đạt 10,68 triệu đồng, tương đương 967 USD, tăng 9,66% so với năm
2011 (giá thực tế đạt 24,8 triệu đồng, tương đương 1.180 USD, tăng 14,69% so
với năm 2011).
Lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục ổn định và phát triển, cơ
cấu kinh tế nội ngành có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng nuôi
trồng thủy sản và dịch vụ.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả năm tăng 17,06%, kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa giảm 1,25% so với năm 2011.
Do tác động chung của kinh tế và thực hiện chính sách miễm, giảm, giãn
thuế của Chính phủ, nên tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn chỉ đạt
98,6% dự toán (tăng 1,4% so với năm 2011), tổng chi ngân sách địa phương
vượt 10,15% dự toán, trong đó chi đầu tư phát triển đạt 724 tỷ đồng.
Năng lực ngành y tế và giáo dục - đào tạo tăng nhanh, công tác dân số kế
hoạch hóa gia đình và chăm sóc, bảo vệ trẻ em luôn được quan tâm, tỷ lệ tăng
dân số tự nhiên giảm còn 1%. Hoạt động khoa học - công nghệ và bảo vệ môi
trường đạt được kết quả bước đầu. Hoạt động văn hóa diễn ra sôi nổi, phong
trào thể thao phát triển rộng khắp. Đã tổ chức thành công nhiều hoạt động văn
hóa, văn nghệ, triển lãm, giao lưu thể thao với tỉnh bạn Prayveng, Vương quốc
Campuchia. Tổ chức các hoạt động nhân kỷ niệm năm đoàn kết hữu nghị Việt Lào. Nhiều chương trình văn hoá, thể dục, thể thao, lễ hội được tổ chức theo
hình thức xã hội hoá thu hút được sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp và
dân cư, góp phần quảng bá du lịch và hình ảnh của tỉnh. Chính sách an sinh xã
hội thực hiện đạt nhiều kết quả, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,83%, hàng năm giải
quyết việc làm cho trên 36.000 lao động, đời sống người dân ngày càng được
cải thiện, nhất là được ổn định trên các cụm, tuyến dân cư, thoát dần cảnh phải
chạy lũ hàng năm… Quốc phòng, an ninh được tăng cường, giữ vững ổn định
chính trị, duy trì trật tự, an toàn xã hội; quan hệ hợp tác với tỉnh PreyvengVương quốc Campuchia ngày càng phát triển.
3. Đặc điểm văn hóa – xã hội
Là vùng mới khai phá, quá trình hình thành và phát triển của Đồng Tháp
gắn liền với lịch sử đấu tranh oai hùng của dân tộc. Quá trình đó bồi đắp nên

những giá trị nhân văn qua nhiều thế hệ, hình thành những giá trị văn hoá
truyền thống mang sắc thái riêng.
Văn hoá ăn, ở mang đặc thù riêng và phù hợp với môi trường, sinh thái tự
nhiên. Các phong tục tập quán địa phương mang những nét tương đồng gắn liền
với nền sản xuất thuần nông nghiệp. Tín ngưỡng dân gian đã thành phong tục
Quy hoạch hệ thống phát thanh tỉnh Đồng Tháp

10


tập quán của nhân dân với nhiều lễ hội truyền thống như lễ hội Gò Tháp - lễ hội
lớn và quy mô nhất Đồng Tháp, tổ chức mỗi năm 2 lần vào tháng 3 và tháng 11
âm lịch, với các di tích cổ như Gò Tháp Mười, Tháp Cổ tự, miếu Bà Chúa Xứ...
Các tôn giáo với các thiết chế chùa chiền, nhà thờ, thánh thất và những lễ hội
tín ngưỡng đóng vai trò trong đời sống tâm linh của nhân dân. Hoạt động văn
hoá dân gian phát triển phong phú, đa dạng với nhiều loại hình như điệu lý, câu
hò, thơ ca miêu tả cuộc sống, mảnh đất và con người.
Di sản văn hoá truyền thống của tỉnh có nhiều di tích lịch sử và danh lam
thắng cảnh có giá trị đang được gìn giữ, bảo tồn đóng vai trò quan trọng trong
khu vực và của cả nước. Trong đó, một số di tích lịch sử - văn hoá được đầu tư
xây dựng, trùng tu, tôn tạo, nâng cấp, mở rộng như Chi đội Trần Phú, Văn
Thánh Miếu, Tượng đài Phong Hòa, Đình Tòng Sơn, Đền thờ ông bà Đỗ Công
Tường, chùa Thiên Hậu… Nhiều đề tài nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương được thực hiện tốt, tiêu
biểu như bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể Hò Đồng Tháp.
Như vậy, có thể đánh giá những nét văn hóa của Đồng Tháp là vô cùng
phong phú, có tính đặc trưng riêng, diện mạo riêng, vừa đậm đà bản sắc dân
tộc, vừa đa dạng, đa sắc màu. Đây sẽ là nguồn tài nguyên thông tin quan trọng
cho sự nghiệp phát triển báo chí của địa phương, trong đó có phát thanh và
truyền hình.

II. ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH TỈNH
1. Thời lượng
Đài Phát thanh và Truyền hình Tỉnh phát sóng 1 kênh phát thanh và tiếp
sóng phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam. Với thời lượng phát sóng cụ thể
như sau:
− Thời lượng tiếp sóng chương trình Đài Tiếng nói Việt Nam là 90
phút/ngày.
− Thời lượng phát sóng chương trình phát thanh trên kênh FM 98,4 MHz
là 14 giờ/ngày.
− Năng lực sản xuất chương trình của Đài đạt 6 giờ/ngày.
2. Nội dung chương trình
Về tổng thể, các chương trình phát thanh phong phú về nội dung, đa dạng
về hình thức thể hiện. Chương trình hiện phát sóng ba buổi (sáng, trưa, tối).
Trong đó, có 60 phút dành cho thời sự vào lúc 5 giờ 30, 11 giờ 30 và 17 giờ
hàng ngày.

Quy hoạch hệ thống phát thanh tỉnh Đồng Tháp

11


Ngoài các bản tin hàng ngày, Đài tỉnh duy trì sản xuất 33 chuyên mục,
chuyên đề và nhiều chương trình văn nghệ. Đài đã cố gắng trong cách thể hiện
và cập nhật thông tin bằng chương trình phát thanh trực tiếp qua phòng thu,
phát thanh trực tiếp các sự kiện đảm bảo tính thời sự và khả năng tương tác với
bạn nghe đài.
Năm 2012, Đài thực hiện được trên 4.300 tác phẩm phát sóng, trong đó
30% có nội dung thời sự chính trị, 20% kinh tế xã hội, 15% an ninh quốc
phòng, 5% thể thao và 30% văn nghệ.
Nhìn chung, chương trình phát thanh thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao,

được cải tiến và đổi mới về nội dung, hình thức thể hiện, nhiều chương trình,
chuyên mục thực hiện tuyên truyền theo định hướng của Đảng, pháp luật của
Nhà nước và bám sát các sự kiện chính trị - văn hóa – xã hội của tỉnh, các ngày
kỷ niệm, ngày lễ lớn của dân tộc như các chương trình tuyên truyền về Đảng,
an ninh quốc phòng, công tác nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng
nông thôn mới…
Tuy nhiên, so với các chương trình phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam
và một số tỉnh trong vùng, nội dung các chương trình của Đài Phát thanh Đồng
Tháp vẫn còn hạn chế về thời lượng và số lượng chuyên mục. Chương trình
phát thanh còn thiếu những tin bài mang tính chất phản ánh sâu và phản biện xã
hội, các chương trình chưa phản ánh toàn diện các lĩnh vực trên các mặt của đời
sống, xã hội. . Một số phóng viên, biên tập chưa được đào tạo chuyên sau,
chưa đáp ứng kịp thời về yêu cầu chuyên môn nên chất lượng tin, bài chương
trình phát thanh chưa phong phú, hấp dẫn. Một số chương trình, chuyên đề,
chuyên mục, tin, bài chưa hay, cách thể hiện chưa sáng tạo.
Nội dung chương trình giải trí của Đài cũng còn hạn chế, chưa đáp ứng
kịp thời nhu cầu đa dạng của khán thính giả nghe đài, chương trình phát thanh
giải trí theo xu hướng tương tác trực tiếp với người nghe còn ít…
3. Sản xuất chương trình
Hệ thống sản xuất chương trình phát thanh của Đài Phát thanh và Truyền
hình tỉnh Đồng Tháp đã được số hóa, toàn bộ quy trình sản xuất đến kiểm duyệt
và truyền dẫn chương trình để phát sóng đều được ứng dụng công nghệ số.
Đài hiện có 02 phòng thu phát thanh với đầy đủ các thiết bị sản xuất
chương trình như: micro thu, mixer, máy tạo hiệu ứng, headphone, loa và hệ
thống lưu trữ… Từng tin bài và tổng thể các chương trình đều được dàn dựng
trên máy tính, sử dụng các phần mềm chuyên dụng từ nguồn mua bản quyền và
Đài tiếng nói Việt Nam chuyển giao.
4. Truyền dẫn phát sóng

Quy hoạch hệ thống phát thanh tỉnh Đồng Tháp


12


Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh hiện có 01 máy phát sóng FM tần số
98,4 MHz (công suất phát 10Kw) và các trạm thu phát lại chương trình phát
thanh ở các địa bàn cấp huyện (12/12 huyện). Đài huyện, thị, thành độc lập,
không có trạm phát lại. Với cơ sở vật chất này, Đài tỉnh luôn đảm bảo thực
hiện tốt việc truyền dẫn, tiếp và phát sóng các chương trình của Đài Tiếng nói
Việt Nam và chương trình phát thanh của Đài địa phương theo đúng kế hoạch
được giao.
Thiết bị sản xuất chương trình, hạ tầng mạng truyền dẫn phát thanh của Đài
tỉnh đã được số hóa, các thiết bị sản xuất và lưu trữ chương trình được nối
mạng LAN, quá trình truyền dẫn chương trình từ phòng thu và thiết bị lưu trữ
lên đài phát sử dụng qua đường truyền cáp quang.
Đài tỉnh sử dụng công nghệ phát sóng Analog. Với công nghệ này, Đài
được phân bổ 1 kênh tần số dành cho phát thanh để thực hiện nhiệm vụ phát
sóng chương trình của Đài tỉnh và tiếp sóng chương trình của Đài Tiếng nói
Việt Nam.
Phạm vi phủ sóng: Trong những năm qua, việc mở rộng phạm vi phủ sóng
phát thanh được tỉnh chú trọng đầu tư. Hiện 100% xã đã thu được tín hiệu phát
thanh của tỉnh tại trung tâm xã.
5. Mô hình tổ chức và nguồn nhân lực
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Uỷ ban
nhân dân tỉnh, có chức năng thông tin tuyên truyền chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; quản lý thống nhất kỹ thuật
phát thanh, truyền thanh và truyền hình trong phạm vi tỉnh. Đài Phát thanh và
Truyền hình tỉnh chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện của Uỷ ban
nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ, kỹ thuật
của Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền

hình Việt Nam.
Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp tổ chức bộ máy hoạt động bao
gồm: Ban Giám đốc và các phòng chuyên môn.
- Ban Giám đốc: 1 giám đốc và 3 phó giám đốc.
- Các phòng, ban chuyên môn (7 phòng): phòng tổ chức - hành chính; văn
nghệ - giải trí; thời sự; kỹ thuật - công nghệ; dịch vụ - quảng cáo; sản xuất –
chương trình; kế hoạch.
Tổng số cán bộ, viên chức và hợp đồng lao động hiện nay là 113 người,
trong đó, chủ yếu là lao động hợp đồng. Gần 80 người có trình độ đại học và
thạc sỹ (chiếm 70% tổng số cán bộ viên chức), 12 người có trình độ lý luận
chính trị cao cấp và 65 người có trình độ lý luận trung cấp và tương đương.
Quy hoạch hệ thống phát thanh tỉnh Đồng Tháp

13


Trong quá trình hoạt động Đài thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo
chuyên môn, giáo dục chính trị tư tưởng như đã tổ chức các lớp bồi dưỡng về
chính trị, nghiệp vụ chuyên ngành và các khóa Quản lý nhà nước hệ chuyên
viên chính, chuyên viên và tương đương cho cán bộ, viên chức tham dự.
Tổ chức học tập và quán triệt nghiêm túc, có chất lượng các Nghị quyết,
Chỉ thị của Đảng. Duy trì thường xuyên chế độ thông tin tuyên truyền về thời
sự chính trị, kinh tế, xã hội trong và ngoài nước.
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên tuy đã được tăng
cường nhưng còn nhiều bất cập về trình độ và khả năng tác nghiệp, xử lý thông
tin trong làm báo nói hiện đại. So với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn
tới thì còn thiếu về số lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng.
6. Tài chính
Đài tỉnh hoạt động dựa trên nguồn cấp kinh phí hàng năm của tỉnh, nguồn
thu từ dịch vụ quảng cáo, nguồn tài trợ và các nguồn thu khác.

Nguồn thu quảng cáo của Đài có tăng trưởng nhưng chưa đột biến, một
phần do thị trường tỉnh Đồng Tháp còn hạn chế, phần khác kênh phát thanh
tỉnh Đồng Tháp chưa thực sự có nhiều chương trình hấp dẫn để thu hút quảng
cáo. Nguồn thu từ các chương trình dịch vụ và thu tài trợ không lớn và thiếu
tính ổn định. Các chương trình Đài tỉnh hợp đồng với các ngành để sản xuất
chủ yếu đảm bảo nhiệm vụ chính trị lượng kinh phí thu về không đáng kể.
7. Thiết bị thu thanh
Hiện nay giá thành thiết bị thu thanh không cao và có thể được tích hợp
trong nhiều thiết bị điện tử (đặc biệt là điện thoại di động), do vậy hầu hết các
hộ gia đình đều có khả năng trang bị các thiết bị để nghe đài phát thanh. Thực
tế thì tỷ lệ số hộ gia đình có thiết bị nghe phát thanh chuyên dụng (Đài radio)
không cao, chỉ chiếm khoảng 10% tổng số hộ trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, tỉnh
đã đầu tư khá nhiều thiết bị truyền thanh công cộng tại các khu dân cư, tổ dân
phố nên số lượng người được nghe đài hiện vẫn đạt ở mức cao.
III. ĐÀI TRUYỀN THANH CẤP HUYỆN
1. Thời lượng và nội dung chương trình
Đài truyền thanh cấp huyện có nhiệm vụ sản xuất và phát sóng các chương
trình phát thanh trên hệ thống phát thanh của Tỉnh. Tiếp sóng đầy đủ chương
trình thời sự phát thanh của Đài Trung ương và Đài tỉnh. Xây dựng bản tin
truyền thanh với thời lượng từ 15 – 30 phút/chương trình phát tại địa phương.
Tổng thời lượng phát sóng trong ngày của mỗi đài khoảng 2 – 4 giờ/ngày.

Quy hoạch hệ thống phát thanh tỉnh Đồng Tháp

14


Nội dung chương trình bao gồm tin thời sự phản ánh về các hoạt động
chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội – an ninh quốc phòng và các phóng sự phản
ánh về tấm gương người tốt việc tốt, các chuyên mục khuyến nông, khuyến

ngư… trên địa bàn huyện, nội dung chương trình bám sát các chương trình mục
tiêu của địa phương, bám sát chỉ đạo của các cấp lãnh đạo huyện/thị, thành phố.
(Chi tiết nội dung chương trình tại các Đài truyền thanh cấp huyện tham
khảo tại Bảng 1 – Phần Phụ lục).
2. Sản xuất chương trình
Phần lớn các thiết bị như phòng thu, máy ghi âm, máy dựng chương trình
truyền thanh của các Đài truyền thanh cấp huyện được đầu tư nhưng chưa đồng
bộ, còn lạc hậu, xuống cấp, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất chương trình
phát thanh chất lượng cao. Kế họach đầu tư nhỏ lẻ, kéo dài nên thiết bị của các
Đài truyền thanh cấp huyện thiếu đồng bộ, gây khó khăn cho cán bộ tác
nghiệp. Bên cạnh đó, máy phát sóng phát thanh FM của các Đài huyện đều đã
được đầu tư từ lâu, hau het đã hết khấu hao, công suất phát 300 – 500W, dẫn
đến chất lượng phát sóng kém, âm thanh thiếu trung thực, không đáp ứng
được yêu cầu phủ sóng tòan địa bàn, ảnh hưởng tới hiệu quả công tác thông tin
tuyên truyền của địa phương, phạm vi phủ sóng trung bình của các Đài đạt
khoảng 85% đến 90 % địa bàn.
Cac Dai Truyen thanh co1 triern khai ứng dụng công nghệ thông tin trong
sản xuất và lưu trữ chương trình có nhưng ở mức hạn chế. Hệ thống trang thiết
bị máy tính, máy thu, đầu thu… được đầu tư nhưng đều đã xuống cấp và nhiều
nơi không thể sử dụng
Phần lớn các thiết bị như phòng thu, máy ghi âm, máy dựng chương trình
(Chi tiết hạ tầng kỹ thuật tại các Đài truyền thanh cấp huyện tham khảo
tại Bảng 3 – Phần Phụ lục).
3. Mô hình tổ chức và nguồn nhân lực
Đài truyền thanh cấp huyện là đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp
huyện thực hiện chức năng là cơ quan tuyên truyền của Đảng bộ, chính quyền
cấp huyện. Đài truyền thanh cấp huyện chịu sự quản lý trực tiếp của Ủy ban
nhân dân huyện, quản lý nhà nước của Sở Thông tin và Truyền thông và sự
hướng dẫn nghiệp vụ của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh.
Nhiệm vụ chủ yếu của Đài Truyền thanh cấp huyện là sản xuất và biên tập

chương trình phát thanh tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương, các hoạt
động tại địa phương, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, kinh tế, văn hóa, xã
hội, công tác an ninh trật tự, gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến tới

Quy hoạch hệ thống phát thanh tỉnh Đồng Tháp

15


nhân dân. Tiếp sóng và phát lại các chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam,
Đài Phát thanh và Truyền hình cấp tỉnh.
Cơ cấu tổ chức các Đài truyền thanh huyện, thị xã, thành phố chia thành 3
bộ phận chính gồm: bộ phận quản lý, bộ phận nội dung và bộ phận kỹ thuật.
Tổng số công chức, viên chức và lao động làm việc tại các đài địa phương
là 97 người. Trong đó có 71 biên chế và 26 hợp đồng, 26 người có trình độ đại
học chuyên ngành báo chí, (chiếm 27%), 10 người có trình độ lý luận chính trị
cao cấp và 25 người có trình độ lý luận trung cấp và tương đương.
Về công tác đào tạo: Hàng năm Đài Pha1t thanh Truye6n hinh Tionh tỉnh ,
Sở Thông tin và Truyền thông,va các Đài truyền thanh các huyện, thị, thành
phố mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn về công
tác vận hành khai thác, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, công tác viết tin bài và biên
tập về nội dung tuyên truyền cộng tác trên Đài tỉnh và phát sóng truyền thanh
của địa phương phản ánh các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện
trọng đại của Đất nước, tình hình công - nông nghiệp trên toàn tỉnh, hướng dẫn
tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn giao thông ở từng địa phương
theo tinh thần chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và lãnh đạo địa
phương.
(Chi tiết nguồn nhân lực truyền thanh tại các Đài truyền thanh cấp huyện
tham khảo tại Bảng 4 – Phần Phụ lục)

4. Tài chính
Hàng năm Đài truyền thanh cấp huyện được cấp kinh phí hoạt động để duy
trì hoạt động của Đài, sửa chữa các thiết bị xuống cấp và chi trả lương cho lao
động. Năm 2012, tổng kinh phí cấp cho hệ thống 12 đài huyện, thị xã, thành
phố là 6,18 tỷ đồng. Số kinh phí này vẫn chưa đáp ứng được khối lượng công
việc, do vậy hàng năm các đài gặp không ít khó khăn.
Ngoài kinh phí hàng năm, các Đài truyền thanh các huyện, thị xã, thành phố
cũng có nguồn thu nhỏ từ hoạt động quảng cáo và tài trợ nhưng nguồn kinh phí
này rất thấp.
(Chi tiết kinh phí hoạt động của các Đài truyền thanh cấp huyện tham khảo
tại Bảng 5 – Phần Phụ lục)
IV. TRẠM TRUYỀN THANH CƠ SỞ
1. Nhiệm vụ
Trạm truyền thanh cơ sở trực thuộc Ủy ban nhân dân xã/phường, là đơn vị
sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân xã/phường, thực hiện chức năng là cơ quan
tuyên truyền của Đảng bộ, chính quyền xã.

Quy hoạch hệ thống phát thanh tỉnh Đồng Tháp

16


Nhiệm vụ chủ yếu của các trạm truyền thanh cơ sở là xây dựng bản tin phát
thanh phản ánh các hoạt động của địa phương, tuyên truyền đường lối, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cung cấp các thông tin trung thực về
tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng của địa
phương; các văn bản, chương trình hoạt động phục vụ công tác chỉ đạo, điều
hành của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp; biểu dương gương người tốt, việc
tốt, điển hình tiên tiến tới nhân dân. Đồng thời tiếp âm các chương trình của
Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Đài truyền thanh

huyện/thị, thành phố.
Trong thời gian qua, các trạm truyền thanh cơ sở cơ bản đã thực hiện tốt
chức năng, nhiệm vụ được giao. Khoảng 52% các Đài tổ chức sản xuất từ 01 03 bản tin địa phương/tuần, thời lượng mỗi chương trình 15 phút kết hợp đọc
các thông báo của cấp uỷ Đảng và chính quyền để thông tin nhanh đến nhân
dân trong xã, phường. Đã tổ chức tiếp âm các chương trình thời sự của Đài
Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Đài truyền thanh
huyện/thị, thành phố.
Nhìn chung, các trạm truyền thanh cơ sở đã có những đóng góp tương đối
tích cực trong việc đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước vào cuộc sống. Qua hệ thống loa truyền thanh, người dân được
thông báo kịp thời về tình hình nông nghiệp, động viên, huy động mọi nguồn
lực để xây dựng địa phương, tham gia các cuộc vận động chính trị, xã hội…
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh hiện có 5 trạm truyền thanh của các Đồn biên
phòng trên khu vực biên giới (tại 8 xã Thông Bình, Tân Hộ Cơ, Bình Phú, Bình
Thạnh, Tân Hội, Thường Thới Hậu B, Thường Thới Hậu A và Thường Phước 1
– thuộc các huyện Tân Hồng, Hồng Ngự, thị xã Hồng Ngự) đã thường xuyên
phối hợp với chính quyền, các lực lượng, đoàn thể làm tốt công tác tuyên
truyền, vận động quần chúng nhân dân chấp hành tốt chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước, tiếp âm các Đài Trung ương và địa
phương vào các buổi sáng, trưa, chiều hàng ngày.
Tuy nhiên, do thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, trình độ
cán bộ và tổ chức bộ máy của trạm truyền thanh cơ sở xã phường và các trạm
truyền thanh tại các Đồn biên phòng chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, do
vậy hoạt động của các trạm truyền thanh cơ sở xã, phường và các Đồn biên
phòng không đồng đều, phụ thuộc nhiều vào khả năng của từng địa phương và
còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế, hiệu quả hoạt động chưa cao.
2. Hạ tầng kỹ thuật
Trong thời gian gần đây, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, nhiều
chương trình mục tiêu, dự án phát triển hệ thống thông tin cơ sở đã được triển
Quy hoạch hệ thống phát thanh tỉnh Đồng Tháp


17


khai đưa vào sử dụng, trong đó có truyền thanh cấp xã. Cùng với sự phát triển
của các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống trạm truyền thanh cơ sở đã
phát huy tốt việc tuyên truyền phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, các quyết định của chính quyền địa phương có liên
quan mật thiết đến người dân ở cơ sở.
Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có 144/144 xã có trạm truyền
thanh cơ sở. Trong đó, có 129 trạm truyền thanh có dây (chiếm 89,6%) và 15
trạm truyền thanh không dây (chiếm 10,4%); 30 trạm truyền thanh cơ sở thuộc
các xã trong Chương trình xây dựng nông thôn mới (theo Chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới), có 3 trạm truyền thanh không dây
(chiếm 10%) và 27 xã truyền thanh có dây (chiếm 90%).
Hầu hết các trạm truyền thanh cơ sở cơ bản đều đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Tuy nhiên, do kinh phí khó khăn nên phần lớn cơ sở vật chất, trang thiết bị của
các trạm truyền thanh cơ sở đều được đầu tư đã lâu, với các thiết bị dân dụng
và đơn giản, không đồng bộ, chất lượng âm thanh kém, hoạt động không ổn
định, không đồng đều trên toàn tuyến. Một số trạm đã xuống cấp, lạc hậu,
thường xuyên hỏng hóc, ảnh hưởng đến chất lượng phát rất nhiều.
Tại 5 trạm truyền thanh Đồn biên phòng trên địa bàn tỉnh đều là các trạm
truyền thanh có dây và được đưa vào sử dụng từ năm 1994, đã phát huy tốt tính
năng, tác dụng của các trang thiết bị. Tuy nhiên, do các trang thiết bị đã được
trang bị từ lâu nên đã xuống cấp, hư hỏng không còn sử dụng được. Ngoài ra,
hệ thống loa truyền thanh của các xã biên giới cũng chưa phủ kín hết địa bàn,
nhất là các cụm, tuyến dân cư dọc trên biên giới, nên công tác tuyên truyền
chưa được rộng khắp, hiệu quả tuyên truyền còn mặt hạn chế.
Các thiết bị cơ bản của trạm truyền thanh không dây gồm máy phát thanh
FM công suất từ 30W – 100W, bộ thu tín hiệu truyền thanh không dây, loa nén

25W-16Ω, hệ thống thu tín hiệu phát thanh, hệ thống cột an ten phát sóng cao
từ 15 - 20 mét và một số thiết bị khác. Các thiết bị cơ bản của trạm truyền
thanh có dây gồm máy tăng âm công suất từ 500W - 1200W, loa truyền thanh
25W-16Ω và một số thiết bị khác.
Trong giai đoạn tới, cần tiến hành xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất cho
các trạm truyền thanh cơ sở nhằm nâng cao chất lượng phát thanh, hiệu quả
hoạt động và tăng thời lượng tiếp âm, sản xuất chương trình phục vụ các khu
dân cư, nâng cao đời sống, năng lực sản xuất, góp phần phát triển kinh tế xã
hội.
(Chi tiết tình hình hoạt động của các trạm truyền thanh cơ sở và các trạm
truyền thanh thuộc 30 xã xây dựng nông thôn mới tham khảo tại Bảng 6 và
Bảng 7– Phần Phụ lục)
Quy hoạch hệ thống phát thanh tỉnh Đồng Tháp

18


3. Mô hình tổ chức và nguồn nhân lực
Trạm Truyền thanh cơ sở chịu sự quản lý toàn diện của Ủy ban nhân dân
cấp xã; chịu sự quản lý về nội dung thông tin, truyền dẫn phát sóng và vô tuyến
điện của Sở Thông tin và Truyền thông; Phòng Văn hoá và Thông tin huyện,
thị xã, thành phố theo sự phân công của Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành
phố; chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ, tuyên truyền của Đài Phát
thanh và Truyền hình tỉnh; sự hướng dẫn về nghiệp vụ, kỹ thuật và đầu tư trang
thiết bị kỹ thuật của Đài Truyền thanh cấp huyện.
Tuy nhiên, mô hình tổ chức của trạm truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh
chưa thống nhất, có nơi bố trí cán bộ chuyên trách, có nơi là cán bộ kiêm
nhiệm. Các xã, phường, thị trấn bố trí nhân lực phụ trách trạm truyền thanh cơ
sở là cán bộ văn hóa xã hội, đoàn thanh niên, cựu chiến binh... làm kiêm nhiệm,
trong khi đó, do yêu cầu nhiệm vụ nên thường xuyên thay đổi vị trí dẫn tới

không ổn định, bất cập, thiếu kinh nghiệm và chuyên môn nghiệp vụ, mặc dù
hàng năm các Đài truyền thanh cấp huyện vẫn tổ chức tập huấn cho cán bộ
truyền thanh cơ sở về nghiệp vụ và kỹ thuật vận hành thiết bị truyền thanh.
Do nguồn kinh phí chi cho hoạt động các trạm truyền thanh cơ sở còn thấp
nên rất ít xã chi chế độ thù lao, viết tin đối với cộng tác viên. Đa phần các cán
bộ truyền thanh cơ sở mới chỉ được phụ cấp ở mức hệ số 1,0 so với mức lương
tối thiểu. Một số xã chi ở mức cao hơn, nhưng số lượng không nhiều. Do mức
phụ cấp thấp nên cán bộ truyền thanh cơ sở ít gắn bó với nghề, chuyên môn
nghiệp vụ thấp. Hiện rất ít cán bộ truyền thanh xã có thể viết tin bài phản ánh
về tình hình hoạt động ở địa phương, không đủ khả năng vận hành hệ thống
thiết bị truyền thanh. Nhiệm vụ này chủ yếu vẫn do Đài truyền thanh cấp huyện
hỗ trợ.
Trong thời gian tới, cần hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức, ổn định chức danh quản
lý truyền thanh ở các trạm truyền thanh cơ sở; xây dựng những chế độ chính
sách đối với cán bộ phụ trách đài để đảm bảo cuộc sống, giúp họ yên tâm trong
công tác; chú trọng việc phân bổ kinh phí cho hoạt động của các đài; đào tạo
bồi dưỡng chính trị, chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên cho các cán bộ
truyền thanh.
4. Cơ chế tài chính
Các trạm truyền thanh cơ sở hoạt động hoàn toàn nhờ vào ngân sách địa
phương. Tuy nhiên đa số các xã chi cho hoạt động truyền thanh xã thấp so với
mức kinh phí được cấp có thẩm quyền cấp. kinh phí để duy trì 1 trạm truyền
thanh cơ sở khoảng 10 triệu đồng/năm bao gồm cả chi phí trả lương cho lao
động và chi phí duy trì, sửa chữa hệ thống. Chi phí như vậy là quá thấp, rất khó
khăn trong công tác quản lý, khai thác, sửa chữa khi gặp sự cố xảy ra. Một số
Quy hoạch hệ thống phát thanh tỉnh Đồng Tháp

19



xã, phường, thị trấn sử dụng ngân sách địa phương để chi hỗ trợ hoạt động và
duy tu bảo dưỡng hệ thống truyền thanh cơ sở nhưng rất khó quyết toán vì
không có mục chi.
V. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Thực hiện Nghị định số 13/2008/NĐ-CP, ngày 04/2/2008, Quy định tổ chức
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của
Chính phủ, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đồng Tháp được thành lập trên
cơ sở Sở Bưu chính, viễn thông và tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về
báo chí, xuất bản từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Sở Thông tin và Truyền
thông tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về: báo chí; xuất bản; bưu chính và chuyển phát; viễn thông và Internet;
truyền dẫn phát sóng; tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, điện tử; phát
thanh và truyền hình; cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông; quảng cáo trên các
phương tiện báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm trên địa bàn
tỉnh.
Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử là cơ quan trực
thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về nội dung và kỹ thuật phát thanh, truyền hình, về nội dung thông
tin trên báo điện tử và các loại hình thông tin trên Internet theo quy định của
pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động phát triển sự nghiệp phát thanh,
truyền hình và thông tin điện tử trong cả nước theo đường lối, chính sách của
Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Đồng Tháp là đơn vị sự nghiệp trực
thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, có chức năng thông tin tuyên truyền chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; quản lý thống nhất
kỹ thuật phát thanh, truyền thanh và truyền hình trong phạm vi tỉnh. Đài Phát
thanh và Truyền hình Đồng Tháp chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện
của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra
về nghiệp vụ, kỹ thuật của Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Tiếng nói Việt
Nam và Đài Truyền hình Việt Nam.

Đài truyền thanh cấp huyện là đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp
huyện thực hiện chức năng là cơ quan tuyên truyền của Đảng bộ, chính quyền
cấp huyện. Đài truyền thanh cấp huyện chịu sự quản lý trực tiếp của Ủy ban
nhân dân huyện, quản lý nhà nước của Sở Thông tin và Truyền thông và sự
hướng dẫn nghiệp vụ của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh. Đài truyền thanh
cấp huyện có chức năng chủ yếu là tiếp, phát lại các chương trình phát thanh
của trung ương, của tỉnh; phát sóng các chương trình phát thanh của Đài truyền
thanh cấp huyện.
Quy hoạch hệ thống phát thanh tỉnh Đồng Tháp

20


Những năm qua, hệ thống phát thanh, truyền hình trong toàn quốc có sự
phát triển nhanh cả về nội dung, chất lượng chương trình, hạ tầng kỹ thuật và
phương thức truyền dẫn, phát sóng. Sự phát triển, hội tụ của công nghệ phát
thanh truyền hình, công nghệ viễn thông từng bước khẳng định vai trò, tiềm
năng của lĩnh vực phát thanh, truyền hình đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
Song, bên cạnh mặt tích cực, thì sự phát triển nhanh, mạnh của hệ thống phát
thanh, truyền hình đang đặt ra những thách thức trong công tác quản lý nhà
nước, nhất là đối với các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương.
Thời gian qua, Đài phát thanh truyền hình tỉnh, các Đài truyền thanh cấp
huyện, thị xã, thành phố đã hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích; bám sát thực tiễn
đời sống xã hội, định hướng tư tưởng và nhiệm vụ chính trị của tỉnh, của cơ sở;
tích cực tuyên truyền, phản ánh nhiều chiều, phong phú, đa dạng mọi mặt đời
sống kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng Đảng,
Chính quyền trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, công
tác quản lý nhà nước cũng còn nhiều khó khăn nhất định:
Phát thanh là loại hình thông tin mang tính đặc thù, với sự gắn kết giữa nội
dung, kỹ thuật và hạ tầng. Sự thống nhất chức năng quản lý nhà nước về phát

thanh cả về nội dung và kỹ thuật đòi hỏi tính đồng bộ cao thì ở địa phương vẫn
chưa đáp ứng được. Đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp theo dõi lĩnh vực phát
thanh ở tỉnh còn thiếu về số lượng, ít kinh nghiệm nên công tác quản lý nhà
nước đạt hiệu quả chưa cao.
Do thời gian tiếp nhận công tác quản lý nhà nước của Sở Thông tin và
Truyền thông chưa lâu, mối quan hệ giữa các đơn vị trong lĩnh vực phát thanh,
truyền hình và cơ quan quản lý nhà nước chưa thật sự chặt chẽ. Đặc biệt là
trong công tác triển khai các chương trình dự án có liên quan cũng như việc chủ
động thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời, đầy đủ .
VI. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG
1. Kết quả đạt được
Trong những năm qua, hệ thống phát thanh trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, bám sát nhiệm vụ trọng tâm, phản ánh kịp
thời những sự kiện quan trọng của tỉnh trên các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn
hoá – xã hội, quốc phòng – an ninh, trật tự an toàn xã hội, hoàn thành tốt nhiệm
vụ chính trị của địa phương, đóng góp có hiệu quả vào công cuộc xây dựng
tỉnh nhà.
Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp từ Trung ương đến địa
phương, hệ thống phát thanh, truyền thanh tỉnh Đồng Tháp đã phát triển đáng
kể từ Đài cấp tỉnh đến các Đài truyền thanh các huyện, thị xã, thành phố; các
Quy hoạch hệ thống phát thanh tỉnh Đồng Tháp

21


trạm truyền thanh cơ sở đảm bảo việc truyền đưa thông tin đến cơ sở. Không
chỉ dừng lại ở đó, hệ thống phát thanh tỉnh Đồng Tháp còn từng bước hiện đại
hóa, ứng dụng khoa học công nghệ để đáp ứng yêu cầu của người dân.
Chương trình được chú trọng đổi mới hình thức, nội dung và kết cấu
chương trình cho phù hợp từng bước đáp ứng nhu cầu của khán, thính giả, cơ

cấu chương trình được sắp xếp hợp lý hơn với hàm lượng thông tin cao. Các
chuyên mục có nhiều cải tiến trong sản xuất, biên tập, những chương trình giải
trí thu hút nhiều người nghe đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, góp
phần quan trọng trong việc định hướng dư luận, xây dựng và nuôi dưỡng lý
tưởng cách mạng trong giai đoạn mới, phù hợp với tình hình xu thế hội nhập
quốc tế.
Về mặt quản lý kỹ thuật, tuy cơ sở vật chất hạn chế, không đồng bộ nhưng
các đơn vị quản lý hệ thống phát thanh Đồng Tháp thực hiện công tác sản xuất
chương trình và truyền dẫn phát sóng vận hành tốt kỹ thuật, hạn chế sự cố.
Hệ thống truyền thanh cơ sở tiếp tục được củng cố và phát triển. Đài truyền
thanh các huyện, thị xã, thành phố vẫn duy trì hoạt động thường xuyên, phản
ánh kịp thời các sự kiện diễn ra trên địa bàn tỉnh. Mạng lưới truyền thanh cơ sở
đã phát triển rộng khắp ở 144 xã, phường, thị trấn của tỉnh đã phủ sóng hầu hết
địa bàn biên giới, trung tâm và các cụm, tuyến cộng đồng dân cư. Đây là công
cụ tuyên truyền, điều hành của chính quyền địa phương và duy trì tiếp sóng Đài
trung ương và Đài tỉnh.
Riêng sóng FM của Đài Phát thanh- Truyền hình Đồng Tháp đã phủ được
100% địa bàn tỉnh..
Phát thanh Đồng Tháp đã phủ sóng hầu hết diện tích tỉnh và các cộng đồng
dân cư.
2. Tồn tại
Nội dung chương trình phát thanh mặc dù đã được cải tiến nhưng do những
khó khăn về kinh tế, về trang thiết bị sản xuất chương trình nên các chương
trình phát thanh vẫn chưa đáp ứng kịp so với sự phát triển nhu cầu thông tin
của người dân, so với các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Cơ sở hạ tầng sản xuất chương trình, truyền dẫn phát sóng đã được đầu tư
nhưng thực tế xuống cấp rất nhanh, việc đầu tư mới và duy tu, sửa chữa rất khó
khăn dẫn đến sự thiếu đồng bộ và lạc hậu, ảnh hưởng đến nhu cầu mở rộng sản
xuất các chương trình có quy mô lớn và chất lượng nghệ thuật cao.
Đội ngũ nguồn nhân lực Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp có trình

độ nhưng cần được tái đào tạo thường xuyên trong xu hướng phát triển xã hội,
sự phát triển của các đài và các chương trình nước ngoài.
Quy hoạch hệ thống phát thanh tỉnh Đồng Tháp

22


Đội ngũ nhân lực tại các Đài truyền thanh cấp huyện và trạm truyền thanh
cấp xã còn hạn chế, nguồn nhân lực tại đây chủ yếu là kiêm nhiệm vì chưa tổ
chức theo mô hình Đài. Chưa có cơ chế chính sách phù hợp đối với đội ngũ lao
động kiêm nhiệm.
Kinh phí dành cho các Đài huyện và trạm truyền thanh thấp, chỉ dành cho
các hoạt động thường xuyên. Hoạt động của Đài truyền thanh huyện và trạm
truyền thanh cơ sở còn gặp nhiều khó khăn cần được củng cố, nâng cấp trang
thiết bị để phục vụ thiết thực cho công tác tuyên truyền ở cơ sở.
3. Nguyên nhân
Đồng Tháp có những lợi thế lớn về mặt vị trí địa lý, có hệ thống giao thông
thuỷ, bộ rất thuận lợi cho việc lưu thông, vận chuyển hàng hoá nhưng kết cấu
hạ tầng kinh tế xã hội đang trong giai đoạn xây dựng nên chưa đồng bộ.
Hoạt động phát thanh, truyền thanh là lĩnh vực phức tạp, có ảnh hưởng xã
hội rộng lớn và đang phát triển với tốc độ nhanh, đa dạng về loại hình và công
nghệ tạo sức ép công việc cho đội ngũ cán bộ.
Hệ thống văn bản quản lý còn chưa đầy đủ, đội ngũ cán bộ quản lý phát
thanh vừa thiếu về số lượng vừa hạn chế về kinh nghiệm quản lý; phương tiện
trang thiết bị phục vụ công tác kiểm soát thông tin báo chí, phát thanh, truyền
thanh chưa theo kịp với sự phát triển của hoạt động báo chí, phát thanh truyền
thanh.
Nhận thức về chức năng nhiệm vụ và tính đặc thù trong hoạt động báo chí,
phát thanh, truyền thanh của một bộ phận cán bộ, nhân dân trong tỉnh chưa đầy
đủ, đội ngũ cán bộ lãnh đạo nhiều đơn vị còn thiếu kinh nghiệm tiếp xúc làm

việc với phóng viên báo chí, chưa có sự đồng cảm và chia sẻ với báo chí do vậy
làm cho hiệu quả hợp tác phát triển báo chí, phát thanh truyền hình bị hạn chế.
Kinh phí chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn cho một số đơn vị hoạt động phát
thanh.
VII. TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT THANH ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH
TẾ XÃ HỘI
Phát thanh có tác động rất lớn đến tất cả các lĩnh vực đời sống, kinh tế,
văn hóa, xã hội, góp phần hướng đến mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ văn minh, giữ vững an ninh quốc phòng. Phát triển nền
văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, bồi dưỡng con người về trí tuệ, bản
lĩnh, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống ngang tầm với sự nghiệp đổi mới;
tạo sự chuyển biến mạnh mẽ phát huy nhân tố con người, hướng hoạt động
văn hoá vào việc xây dựng con người, phát triển về chính trị, tư tưởng, thể
Quy hoạch hệ thống phát thanh tỉnh Đồng Tháp

23


×