Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

PHÁT TRIỂN NGÀNH báo CHÍ, PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH và THÔNG TIN điện tử TỈNH VĨNH PHÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.58 KB, 73 trang )

PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT THANH
TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH VĨNH PHÚC
ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Đơn vị tư vấn: Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông

Vĩnh Phúc, tháng 7/2013


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG QUY HOẠCH......................................................................1
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG QUY HOẠCH..........................................................................2
1. Các văn bản chỉ đạo của Đảng.....................................................................................................2
2. Các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí................................................................................2
3. Các văn bản chỉ đạo của tỉnh.......................................................................................................4
III. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA QUY HOẠCH.......................................................................4
1. Mục tiêu.......................................................................................................................................4
2. Nhiệm vụ.....................................................................................................................................5

PHẦN
I
ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN, YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH
BÁO CHÍ, PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH VĨNH
PHÚC.........................................................................................................................................6
I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC...........................6
1. Đặc điểm tự nhiên, vị trí địa lý, địa hình......................................................................................6
2. Đặc điểm kinh tế..........................................................................................................................6
3. Đặc điểm văn hóa - xã hội...........................................................................................................7
II. BỐI CẢNH CHUNG CỦA BÁO CHÍ TRÊN THẾ GIỚI, KHU VỰC VÀ TRONG NƯỚC
ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ CỦA TỈNH...............................................................7


1. Bối cảnh chung của báo chí trên thế giới, khu vực......................................................................7
2. Bối cảnh trong nước....................................................................................................................8
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG......................................................................................................................8
1. Thuận lợi và cơ hội......................................................................................................................8
2. Khó khăn và thách thức...............................................................................................................9

PHẦN II...................................................................................................................................10
HIỆN TRẠNG NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN
ĐIỆN TỬ TỈNH VĨNH PHÚC...............................................................................................10
I. BÁO IN VÀ BẢN TIN MANG TÍNH BÁO CHÍ...........................................................................10
1. Báo Vĩnh Phúc...........................................................................................................................10
1.1. Quy mô, số lượng...................................................................................................................10
1.2. Nội dung thông tin..................................................................................................................10
1.3. Nguồn nhân lực.......................................................................................................................11
1.4. Cơ sở hạ tầng và Hoạt động dịch vụ.......................................................................................11
1.5. Phạm vi phát hành..................................................................................................................11
2. Tạp chí Văn nghệ Vĩnh Phúc.....................................................................................................12
3. Cơ quan đại diện và phóng viên thường trú ..............................................................................12
4. Bản tin.......................................................................................................................................12
II. PHÁT THANH - TRUYỀN THANH ...........................................................................................13
1. Phát thanh tỉnh...........................................................................................................................13
2. Truyền thanh huyện xã..............................................................................................................13
2.1. Truyền thanh huyện, thành phố, thị xã (gọi chung là Truyền thanh huyện)............................13


2.2. Truyền thanh xã, phường, thị trấn (gọi chung là Truyền thanh xã).........................................14
3. Truyền dẫn và phát sóng ...........................................................................................................14
4. Tiếp nhận thông tin Phát thanh - Truyền thanh..........................................................................15
III. PHÁT HÌNH - TRUYỀN HÌNH .................................................................................................15
1. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh ..........................................................................................15

1.1. Thời lượng phát sóng, số lượng và nội dung các chương trình...............................................15
1.2. Trang thiết bị sản xuất chương trình.......................................................................................16
1.3. Truyền dẫn và phát sóng.........................................................................................................16
1.4. Mô hình tổ chức, nguồn nhân lực...........................................................................................17
1.5. Hoạt động dịch vụ...................................................................................................................17
2. Truyền hình trả tiền...................................................................................................................17
3. Tiếp nhận thông tin Phát hình - Truyền hình.............................................................................18
IV. THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ..............................................................................................................18
1. Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử Vĩnh Phúc..........................................................................19
2. Trang Thông tin điện tử của Báo Vĩnh Phúc, Đài PT&TH tỉnh.................................................20
3. Trang thông tin điện tử tổng hợp...............................................................................................21
4. Trang thông tin điện tử..............................................................................................................21
V. THỊ TRƯỜNG BÁO CHÍ..............................................................................................................21
VI. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ, PHÁT THANH - TRUYỀN
HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ....................................................................................................22
VII. ĐÁNH GIÁ CHUNG...................................................................................................................23
1. Kết quả đạt được........................................................................................................................23
2. Những tồn tại, hạn chế...............................................................................................................25
3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế...................................................................................27

PHẦN III..................................................................................................................................28
QUY HOẠCH NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN
ĐIỆN TỬ TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020, ................................................................28
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030.................................................................................................28
A. DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT THANH - TRUYỀN
HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH VĨNH PHÚC..................................................................28
I. Căn cứ dự báo..................................................................................................................................28
1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020.........................................28
2. Định hướng phát triển báo chí tại tỉnh Vĩnh Phúc......................................................................29
3. Định hướng phát triển ngành báo chí của cả nước.....................................................................29

II. Phương pháp dự báo .....................................................................................................................30
III. Dự báo xu hướng phát triển ngành báo chí Vĩnh Phúc đến năm 2020.....................................31
1. Đánh giá về cơ hội và thách thức trong phát triển báo chí tại Vĩnh Phúc...................................31
2. Dự báo xu hướng phát triển ngành báo chí đến năm 2020.........................................................32
B. QUY HOẠCH NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN
ĐIỆN TỬ TỈNH VĨNH PHÚC............................................................................................................34
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN..........................................................................................................34
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN............................................................................................................34
1. Mục tiêu tổng quát.....................................................................................................................34


2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................................................35
2.1. Báo chí in và Bản tin...............................................................................................................35
2.2. Phát thanh - Truyền hình.........................................................................................................36
III. QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2013 - 2020.....................................................................................39
1. Báo chí in và Bản tin.................................................................................................................39
1.1. Báo in.....................................................................................................................................39
1.2. Tạp chí:...................................................................................................................................44
1.3. Bản tin....................................................................................................................................45
2. Đài PT&TH tỉnh, Đài truyền thanh huyện, Đài truyền thanh xã...............................................46
2.1. Đài PT&TH tỉnh.....................................................................................................................46
2.2. Đài truyền thanh huyện, thị, thành .........................................................................................52
2.3. Đài truyền thanh xã, phường, thị trấn .....................................................................................54
2.4. Truyền hình trả tiền................................................................................................................55
3. Báo điện tử, Trang TT-ĐTTH và các Website ..........................................................................56
3.1. Báo điện tử..............................................................................................................................56
3.2. Trang Thông tin điện tử tổng hợp (TT-ĐTTH )......................................................................59
3.3. Các website trên địa bàn tỉnh..................................................................................................59
4. Tầm nhìn đến năm 2030............................................................................................................59


PHẦN
IV
GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN...........................................................................61
I. GIẢI PHÁP......................................................................................................................................61
1. Nâng cao nhận thức...................................................................................................................61
2. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.........................................................................................61
3. Phát triển nguồn nhân lực..........................................................................................................62
4. Ứng dụng công nghệ..................................................................................................................63
5. Hợp tác trong báo chí.................................................................................................................64
6. Về cơ chế, chính sách................................................................................................................64
7. Huy động nguồn vốn thực hiện quy hoạch.................................................................................65
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN...............................................................................................................66
1. Tổ chức công bố, phổ biến quy hoạch.......................................................................................66
2. Phân công trách nhiệm của các cấp, các sở, ban ngành..............................................................66

PHỤ LỤC:
Phụ lục 1: Hiện trạng Báo chí, Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử
Phụ lục 2: Danh mục các dự án đầu tư trọng điểm
Phụ lục 3: Khái toán, phân kỳ đầu tư các dự án ưu tiên đầu tư trọng điểm



PHẦN MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG QUY HOẠCH
1. Báo chí có vai trò quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội, có nhiệm vụ
tuyên truyền chính trị, định hướng tư tưởng, phản ánh hiện thực, góp phần nâng cao
dân trí, thúc đẩy tiến bộ xã hội. Báo chí tác động mạnh mẽ đến nhân cách, đạo đức,
lối sống, tâm lý, nhận thức chính trị - tư tưởng. Do đó cần tăng cường đầu tư, chỉ
đạo, quản lý nhằm phát huy hơn nữa vai trò của báo chí phục vụ sự nghiệp đổi mới
đất nước, địa phương trong thời kỳ hội nhập.

2. Trong xu thế hội tụ của công nghệ thông tin - truyền thông (CNTT-TT),
các loại hình báo chí, phương thức và công nghệ sản xuất nội dung,…, đã và đang
thay đổi nhanh chóng, cần thiết phải có chính sách phát triển mới đối với báo chí
nhằm tranh thủ những thành tựu khoa học - công nghệ để hiện đại hóa sự nghiệp
báo chí, làm cơ sở cho hoạch định chính sách phát triển báo chí của tỉnh trong tình
hình mới, đồng thời giúp quản lý tốt thông tin và nội dung thông tin, phát huy vai
trò quan trọng của Báo chí trong sự nghiệp xây dựng, phát triển tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Hệ thống pháp luật của Việt Nam trên lĩnh vực báo chí hiện nay chưa đồng
bộ, chưa điều chỉnh kịp với xu hướng hội tụ công nghệ truyền thông. Sau khi tỉnh
Vĩnh Phúc được tái lập, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã có một số văn bản chỉ đạo, quản lý
về báo chí. Tuy nhiên, lĩnh vực này đến nay vẫn chưa có quy hoạch phát triển.
4. Những năm qua báo chí của tỉnh đã được quan tâm đầu tư, đổi mới công
nghệ, nâng cao chất lượng, song vẫn còn hạn chế và chưa tương xứng với vị trí, vai
trò, tầm vóc là báo chí của 1 tỉnh trọng điểm kinh tế khu vực Bắc Bộ. Cần phải có
quy hoạch ngành để định hướng phát triển dài hạn nhằm hướng tới mục tiêu
chuyên nghiệp hoá và hiện đại hoá, nhất là đối với 3 đơn vị: Báo Vĩnh Phúc; Đài
PT-TH tỉnh; Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử (TT GT-ĐT) tỉnh .
Với những lý do trên, việc xây dựng Quy hoạch phát triển Báo chí, Phát
thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn
đến năm 2030 là cần thiết; làm căn cứ cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển
hàng năm, giai đoạn; định hướng và tạo môi trường pháp lý thuận lợi để hoạt động
báo chí phát triển đúng định hướng, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu về kinh
tế, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng của tỉnh.

1


II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG QUY HOẠCH
1. Các văn bản chỉ đạo của Đảng
- Chỉ thị số 22/CT-TW ngày 17/10/1997 của Bộ chính trị về tiếp tục đổi mới

và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý, công tác báo chí xuất bản;
- Chỉ thị số 52/CT-TW ngày 22/7/2005 của Ban Bí thư về phát triển và quản
lý báo điện tử;
- Thông báo kết luận số 162/TB-TW ngày 01/12/2004 của của Bộ chính trị
về một số biện pháp tăng cường quản lý báo chí trong tình hình hiện nay;
- Thông báo số 41-TB/TW ngày 11/10/2006 của Bộ Chính trị về một số biện
pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí;
- Hướng dẫn số 42/HD-TTVH ngày 22/12/2004 của Ban Tư tưởng - Văn hóa
Trung ương thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về một số biện pháp tăng cường
quản lý báo chí trong tình hình hiện nay;
- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (Khoá X) ngày 14/7/2007 về công tác
tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới;
- Quy định số 338-QĐ/TW ngày 26/11/2010 của Ban Chấp hành Trung ương
Quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan báo của Đảng bộ tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương;
2. Các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí
- Luật Báo chí ngày 28/12/1989 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Báo chí ngày 12/6/1999;
- Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 ngày 21/6/2012;
- Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Luật Báo chí;
- Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ Quy định
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế
và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
- Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt
và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 sửa đổi bổ sung một số điều
của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;
- Quyết định số 336/2005/QĐ-TTg ngày 16/12/2005 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia;

- Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020;

2


- Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt Quy hoạch Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông
tin và truyền thông;
- Quyết định số 79/2010/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính
phủ Ban hành Quy chế quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại;
- Quyết định số 2331/QĐ-TTg ngày 20/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành kèm theo Danh mục các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011;
- Quyết định số 119/QĐ-TTg ngày 18/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt đề án phát triển thông tin, truyền thông nông thôn giai đoạn 2011 - 2020;
- Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ “V/v
phê duyệt đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020”;
- Thông tư số 01/2007/TT-BKHĐT ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về
lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Thông tư số 03/2008/TT-BKHĐT ngày 01/7/2008 hướng dẫn thực hiện
một số điều của Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 sửa đổi bổ sung một số
điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP.
- Thông tư số 15/2010/TT-BTTTT ngày 01/7/2010 của Bộ Thông tin và
Truyền thông quy định về điều kiện, thủ tục phát sóng quảng bá trực tiếp trên các
kênh chương trình truyền hình địa phương trên vệ tinh;
- Thông tư số 16/2010/TT-BTTTT ngày 19/7/2010 của Bộ Thông tin và
Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn việc cấp giấy phép hoạt động báo chí
in, xuất bản số phụ, xuất bản phụ trương, xuất bản đặc san;
- Thông tư liên tịch số 17/2010/TTLT-BTTTT-BNV ngày 27/7/2010 của Bộ

Thông tin và Truyền thông, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chức năng nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài phát thanh, truyền hình thuộc UBND tỉnh;
Đài truyền thanh, truyền hình thuộc UBND cấp huyện;
- Chỉ thị số 37/2006/CT-TTg ngày 29/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí;
- Quyết định số 1883/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm
2030 và tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 113/QĐ-TTg ngày 20/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020;

3


- Quyết định số 2358/QĐ-TTg ngày 20/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến
năm 2050.
3. Các văn bản chỉ đạo của tỉnh
- Nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010-2015 tỉnh Vĩnh Phúc;
- Kết luận số 72/KL-TU, ngày 24/8/1998 của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc về tình hình
hoạt động của Báo chí - Xuất bản trong thời gian qua và phương hướng, nhiệm vụ
trong thời gian tới;
- Chương trình hành động số 19-CTr/TU, ngày 8/10/2007 của Tỉnh uỷ Vĩnh
Phúc về thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá X) về Công tác tư tưởng, lý luận
và báo chí trước yêu cầu mới;
- Chương trình hành động số 43-Ctr/TU, ngày 29/9/2008 của Tỉnh uỷ Vĩnh
Phúc về thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khoá X) Về tiếp tục
xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới.
- Chỉ thị số 05-CT/TU, ngày 14/03/2011 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về tăng
cường quản lý hoạt động Báo chí - Xuất bản;

- Quy hoạch các ngành và địa phương của tỉnh Vĩnh Phúc có liên quan;
- Quyết định số 2671/QĐ-UBND ngày 19/10/2012 của UBND tỉnh Vĩnh
Phúc về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập quy hoạch phát triển
ngành báo chí, phát thanh - truyền hình và thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
III. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA QUY HOẠCH
1. Mục tiêu
1.1. Phát triển báo chí Vĩnh Phúc phù hợp với quy hoạch Quốc gia và quy
hoạch phát triển KT-XH tỉnh Vĩnh Phúc. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; nâng
cao vai trò quản lý của nhà nước; xây dựng môi trường pháp lý, tạo điều kiện thuận
lợi cho hoạt động báo chí trên địa bàn Vĩnh Phúc;
1.2. Cụ thể hoá các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước thành các
giải pháp cụ thể để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phục vụ
việc phát triển sự nghiệp báo chí của tỉnh;
1.3. Đưa ra định hướng phát triển cho hoạt động báo chí tỉnh Vĩnh Phúc đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phù hợp, khả thi;
1.4. Rà soát lại hoạt động các cơ quan báo in, định hướng phát triển các ấn
phẩm, nội dung thông tin phù hợp với xu thế phát triển của khoa học công nghệ, mục
tiêu phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu thông tin của người dân trong giai đoạn mới;

4


1.5. Phát triển phát thanh truyền hình theo hướng hiện đại, đồng bộ, nâng cao
chất lượng thông tin, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Thực hiện lộ
trình số hóa mạng lưới truyền dẫn phát sóng, tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ
thống Đài huyện, xã;
1.6. Thông tin điện tử phát triển tương xứng với lợi thế của loại hình thông
tin, phù hợp với nhu cầu thụ hưởng thông tin đang thay đổi của người dân, phù hợp
với xu thế hội tụ các loại hình thông tin.

2. Nhiệm vụ
2.1. Đánh giá thực trạng báo chí Vĩnh Phúc, dự báo xu hướng phát triển của
ngành: thay đổi cơ cấu, ứng dụng công nghệ, hội nhập thông tin, xã hội hóa thông
tin trên thế giới và ở Việt Nam. Qua đó, đánh giá tổng quan những điểm mạnh,
điểm yếu của báo chí Vĩnh Phúc làm sở cứ đề xuất giải pháp phát triển phù hợp;
2.2. Xác định các quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu phát triển cụ thể của từng
lĩnh vực báo in, phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử. Đề xuất nhu cầu về
nguồn lực, các nhóm giải pháp tổng thể, đồng bộ, tổ chức thực hiện và phân kỳ
đầu tư phù hợp với điều kiện và khả năng của Vĩnh Phúc;
2.3. Vận dụng thể chế hoá một số nội dung quản lý nhà nước về Báo chí,
Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử phù hợp với tình hình thực tiễn của
tỉnh. Chú trọng công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ và phát triển đảng viên trong đội ngũ những người làm báo, có chế độ ưu
đãi, khuyến khích, động viên những nhà báo giỏi.
2.4. Đề xuất các dự án đầu tư trọng điểm; tranh thủ nguồn đầu tư từ các
nguồn vốn xã hội và theo chương trình mục tiêu của Chính phủ về phát triển hoạt
động báo chí, phát thanh truyền hình và thông tin điện tử để thực hiện thành công các
mục tiêu đã đề ra trong Quy hoạch.

5


PHẦN I
ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN, YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN
CỦA NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN
ĐIỆN TỬ TỈNH VĨNH PHÚC
I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC
1. Đặc điểm tự nhiên, vị trí địa lý, địa hình
Tỉnh Vĩnh Phúc có vị trí địa lý, giao thông thuận lợi, nằm trong vùng đồng
bằng sông Hồng, phía Bắc giáp với tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Đông

và phía Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, là một trong 7 tỉnh
thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; có Quốc lộ số 2, tuyến đường sắt và đường
cao tốc Hà Nội - Lào Cai, là cầu nối giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với
Thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5
thông với cảng Hải Phòng và đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân.
Tỉnh có 9 đơn vị hành chính: thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, các
huyện: Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường,
Yên Lạc; diện tích tự nhiên 1231,76 km2; dân số 1,014 triệu người, mật độ dân số
819 người/km2. Vĩnh Phúc có địa hình đa dạng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông
Nam, chia thành 3 vùng sinh thái đặc trưng: đồng bằng, trung du và miền núi.
2. Đặc điểm kinh tế
Sau 16 năm tái lập, Vĩnh Phúc đã có bước phát triển vượt bậc về kinh tế, xã
hội; Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn đạt ở mức cao, bình quân giai đoạn
1997-2012 đạt 17,2%/năm, trong đó: Công nghiệp - Xây dựng tăng 29,3%/năm,
Dịch vụ tăng 16,4%/năm và Nông - Lâm nghiệp - Thuỷ sản tăng 5,4%/năm. Từ cơ
cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, đến nay tỷ trọng ngành Công nghiệp - Xây
dựng chiếm 53,4%, Dịch vụ chiếm 33,1%, Nông lâm nghiệp - Thủy sản chiếm
13,5%; GDP bình quân đầu người liên tục tăng, năm 1997 đạt 2,13 triệu
đồng/người, năm 2012 đạt 47,4 triệu đồng/người.
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng GDP của Vĩnh Phúc luôn đạt mức cao so với
các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Vì vậy,
Vĩnh Phúc có điểm xuất phát thuận lợi so với nhiều tỉnh trong cả nước.

6


3. Đặc điểm văn hóa - xã hội
Vĩnh Phúc thuộc vùng chuyển tiếp địa - văn hóa Hùng Vương - Kinh Bắc Thăng Long, có bề dày truyền thống lịch sử - văn hoá, kiên cường trong đấu tranh
cách mạng; sáng tạo, đổi mới trong phát triển KT-XH. Người dân Vĩnh Phúc hiếu
học, cầu thị, có ý thức tìm tòi, đổi mới và sáng tạo. Truyền thống đó, trong nhiều

năm qua đã là động lực cơ bản cho sự phát triển KT-XH nhanh chóng trên địa bàn.
Các thành tựu về KT-XH, An ninh - Quốc phòng, An sinh xã hội đã tạo thuận lợi
cho phát triển Báo chí, Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử.
II. BỐI CẢNH CHUNG CỦA BÁO CHÍ TRÊN THẾ GIỚI, KHU VỰC VÀ
TRONG NƯỚC ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ CỦA TỈNH
1. Bối cảnh chung của báo chí trên thế giới, khu vực
Trong những năm qua, lĩnh vực báo chí trên thế giới có nhiều thay đổi về
loại hình, mô hình tổ chức, hình thức thể hiện và cách thức thụ hưởng thông tin.
Ngoài các loại hình thông tin báo chí truyền thống, một số loại hình thông tin có
tính chất báo chí phát triển nhanh như thông tin trên các diễn đàn, mạng xã hội; mô
hình tổ chức của các cơ quan báo chí thay đổi theo xu hướng hội tụ thông tin, một
cơ quan báo chí thực hiện nhiều loại hình báo chí; hình thức thể hiện các ấn phẩm,
loại hình thông tin ngày càng phong phú, hấp dẫn hơn; người dân thụ hưởng thông
tin mọi lúc, mọi nơi, trên nhiều loại thiết bị thông minh. Về cơ bản, nhu cầu thông
tin của người dân được đáp ứng ngày càng cao.
Các cơ quan báo in giảm sút số lượng phát hành, một số cơ quan báo có số
lượng phát hành hàng đầu thế giới cũng bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu.
Trong bối cảnh đó, một số báo nghiên cứu và áp dụng hình thức báo in trên vật
liệu điện tử (Epaper), một số khác dừng hẳn việc phát hành ấn phẩm báo in,
chuyển sang loại hình thông tin khác.
Phát thanh - Truyền hình phát triển nhanh. Nhiều quốc gia đề xuất và thực
hiện lộ trình chuyển đổi từ công nghệ phát sóng tương tự sang công nghệ số,
phương thức phát sóng vệ tinh, phát sóng qua mạng viễn thông phát triển mạnh;
chất lượng chương trình tăng nhanh, nhiều chương trình phát chuẩn chất lượng
cao (HD), một số phát thử nghiệm và có kế hoạch phát thử nghiệm công nghệ 3D.
TTĐT phát triển mạnh theo xu thế hội tụ. Số lượng trang TTĐT phát triển
nhanh chóng, thông tin điện tử là một loại hình không thể thiếu của các tập đoàn
truyền thông trên thế giới. TTĐT phát triển gắn liền với hình thức báo chí công dân
(người dân tham gia viết báo), làm tăng tính đa chiều và tính thời sự của báo chí.


7


2. Bối cảnh trong nước
Báo chí trong nước cũng có nhiều biến động theo hướng tăng số lượng các
cơ quan báo chí, tốc độ thông tin, hình thức thể hiện, đáp ứng ngày càng tốt nhu
cầu thông tin của người dân. Tính đến tháng 2/2013, cả nước có 812 cơ quan báo
chí in với 1.084 ấn phẩm; 74 báo, tạp chí điện tử, 336 mạng xã hội, 1.174 trang
thông tin điện tử tổng hợp; 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa
phương; 47 đơn vị truyền hình cáp, 3 đơn vị truyền hình Internet; 172 kênh
chương trình phát thanh và truyền hình quảng bá... Cả nước có gần 17.000 nhà báo
được cấp thẻ hành nghề, hàng trăm phóng viên đang hoạt động báo chí chuẩn bị
đến thời hạn cấp thẻ; hơn 19.000 hội viên Hội Nhà báo Việt Nam.
Bên cạnh sự phát triển của loại hình báo chí truyền thống, sự phát triển, tích
hợp và hội tụ về CNTT-TT sẽ thúc đẩy sự ra đời của những loại hình và sản phẩm
truyền thông mới. Trên một thiết bị cầm tay di động vừa tra cứu thông tin, vừa
truyền số liệu, vừa nghe đài, đọc báo, xem truyền hình. Dự báo từ 5 tới 7 năm tới,
các sản phẩm loại này sẽ là chủ đạo. Các cơ quan báo chí in sẽ đẩy mạnh kênh
thông tin điện tử của mình và áp dụng CNTT trong quy trình sản xuất, quản lý nội
dung trước sự hội tụ và phát triển của CNTT-TT. Lĩnh vực TTĐT sẽ phát triển
mạnh hơn so với các lĩnh vực truyền thông khác. Số người dùng thiết bị công
nghệ mới để tìm kiếm thông tin tăng mạnh hàng năm, nhất là các đối tượng trong
độ tuổi lao động.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Thuận lợi và cơ hội
Vị thế quan trọng của tỉnh sẽ tạo ra nguồn thông tin đa dạng, phong phú trên
tất cả các lĩnh vực. Khai thác tốt nguồn tài nguyên thông tin này là tiền đề để báo chí
Vĩnh Phúc phát triển nhanh, mạnh.
KT-XH phát triển, trình độ dân trí tương đối cao, dân số đông và tập trung; có
hệ thống giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể phong phú, đa dạng, sẽ giúp cho báo chí

Vĩnh Phúc phát triển bền vững và mang những sắc thái riêng.
Mạng lưới giao thông thành thị, nông thôn đã được quan tâm đầu tư nâng
cấp, đảm bảo thông thương và giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các địa phương trong
và ngoài tỉnh; hệ thống điện, hạ tầng truyền thông phát triển rộng khắp đến từng
người dân. Như vậy, cơ sở hạ tầng của tỉnh rất thuận lợi để báo chí phát triển.
Tình hình an ninh, chính trị và trật tự xã hội ổn định, hệ thống cơ chế, chính
sách mới của tỉnh, cùng với trình độ dân trí khá cao đang tiếp tục tạo uy tín và sức

8


hút đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi để huy động
các nguồn lực đầu tư phát triển báo chí của địa phương.
2. Khó khăn và thách thức
Nằm gần ngay trung tâm báo chí của cả nước là Thủ đô Hà Nội, sự phát triển
của báo chí Vĩnh Phúc phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ hệ thống các cơ quan báo
chí của TW đặt tại Hà Nội. Hơn nữa, bối cảnh báo chí Việt Nam và thế giới đang
phát triển theo xu thế hội tụ, mọi cơ quan báo đều có cơ hội như nhau, ứng dụng
khoa học công nghệ đã giải quyết bài toán về không gian và thời gian. Đây là cơ hội
để báo chí Vĩnh Phúc hội nhập nhưng đồng thời cũng là thách thức lớn.
Vĩnh Phúc có tới 53% diện tích vùng núi thuộc các huyện Lập Thạch, Sông
Lô, Tam Đảo và 1 phần huyện Bình Xuyên, thị xã Phúc Yên. Khu vực này có địa
hình phức tạp, khó khăn ảnh hưởng đến công tác phát hành và công tác phát triển
hạ tầng mạng lưới phát thanh truyền hình, thông tin điện tử đến người dân.
Kinh tế Vĩnh Phúc phát triển mạnh, mức sống người dân ngày càng tăng,
khoa học công nghệ phát triển mạnh tạo ra sự thay đổi về nhu cầu thụ hưởng các
loại hình thông tin, điều này gây khó khăn cho các cơ quan báo chí trong việc phát
triển thông tin nhằm thỏa mãn nhu cầu người dân.

9



PHẦN II
HIỆN TRẠNG NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH VÀ
THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH VĨNH PHÚC
Vĩnh Phúc hiện có 215 đơn vị hoạt động về Báo chí, Phát thanh - Truyền hình
và Thông tin điện tử gồm: 1 Báo, 1 Tạp chí, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, 7
đơn vị cung cấp Truyền hình trả tiền, 46 bản tin, 17 trang TTĐTTH, 9 Đài Truyền
thanh cấp huyện, 129 Đài Truyền thanh cấp xã và 4 cơ quan đại diện Báo TW.
I. BÁO IN VÀ BẢN TIN MANG TÍNH BÁO CHÍ
1. Báo Vĩnh Phúc
1.1. Quy mô, số lượng
Báo Vĩnh Phúc: Là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ Đảng Cộng Sản Việt
Nam tỉnh Vĩnh Phúc, từ phát hành mỗi tuần 2 kỳ năm 1997, nay phát triển lên nhật
báo và phát hành đến hơn 3.000 chi bộ đảng trong tỉnh.
- Báo Vĩnh Phúc thường kỳ: 5 kỳ/tuần (từ thứ 2 đến thứ 6); khuôn khổ: 42 x
58 cm; số trang: 4 trang/kỳ; số lượng xuất bản mỗi kỳ: 5.000 bản/kỳ.
- Báo Vĩnh Phúc cuối tuần: 1 kỳ/tuần (thứ 7): khuôn khổ: 29 x 42 cm; số
trang: 12 trang; số lượng xuất bản mỗi kỳ: 6.000 bản/kỳ.
- Báo Vĩnh Phúc chủ nhật: 1 kỳ/tuần (chủ nhật): khuôn khổ: 29 x 42 cm; số
trang: 12 trang; số lượng xuất bản mỗi kỳ: 5.000 bản/kỳ.
(Xem biểu số 1)
Tổng số lượng phát hành 3 ấn phẩm năm 2012 đạt 1,8 triệu tờ/năm. Ngoài ra,
có ấn phẩm Báo Vĩnh Phúc đặc biệt 16 trang in khổ lớn vào dịp có sự kiện chính trị
lớn của tỉnh và dịp Tết Dương lịch, Tết Âm lịch.
Hiện Báo Vĩnh Phúc chưa tự chủ khâu in do không có Xưởng in. Quy hoạch
ngành Xuất bản, In, Phát hành được UBND tỉnh phê duyệt giai đoạn 2012 - 2015 sẽ
xây dựng Nhà in Báo Vĩnh Phúc với công nghệ - kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, quy
mô phù hợp phục vụ in báo Đảng và kết hợp mở rộng in dịch vụ các sản phẩm khác
trên địa bàn tỉnh.

1.2. Nội dung thông tin
Báo Vĩnh Phúc liên tục đổi mới nội dung và hình thức, giữ đúng tôn chỉ,
mục đích của tờ báo Đảng. Báo thông tin về chính trị, kinh tế - xã hội trong nước,
quốc tế và của tỉnh, hàng năm Báo đăng tải hơn 20.000 tin, bài, phóng sự, sắp xếp
trong 20-25 chuyên mục, theo chủ đề, thể loại. Nội dung thời sự, chính trị - kinh tế

10


chiếm 80% đối với Báo Vĩnh Phúc thường kỳ; phản ánh về đời sống xã hội là nội
dung chiếm phần lớn tại Báo Vĩnh Phúc cuối tuần, Vĩnh Phúc chủ nhật. Nội dung
các ấn phẩm đã hấp dẫn bạn đọc.
Về hình thức: Cải tiến cách trình bày, chế bản và in ấn, yếu tố thẩm mỹ trong
các ấn phẩm ngày càng cao. Trước đây các số báo chủ yếu in đen trắng, từ ngày
01/11/2012, Báo Vĩnh Phúc in 4 màu với cả 3 ấn phẩm: Báo Vĩnh Phúc thường kỳ:
In 4 màu: trang 1, 4; Báo Vĩnh Phúc cuối tuần, Vĩnh Phúc chủ nhật: 50% in 4 màu.
(Xem biểu số 2)
1.3. Nguồn nhân lực
Báo Vĩnh Phúc tổ chức thành 9 phòng: Hành chính - Trị sự, Báo cuối tuần,
Báo chủ nhật, Phóng viên Kinh tế, Phóng viên Văn hóa - Xã hội, Phóng viên Nghiên
cứu - Xây dựng Đảng, Bạn đọc, Thư ký tòa soạn và Báo điện tử. Tổng số có 73 cán
bộ, nhân viên, trong đó 54 cán bộ có trình độ đại học, trên đại học chiếm 74%; 37
phóng viên, biên tập viên, 31 có Thẻ Nhà báo, chiếm 86% số lượng phóng viên, biên
tập viên
; 9 cán bộ có trình độ cử nhân, cao cấp chính trị và 9 cán bộ có trình độ
trung cấp lý luận chính trị, 33 đảng viên.
(Xem biểu số 3)
1.4. Cơ sở hạ tầng và Hoạt động dịch vụ
Trụ sở có diện tích 3.600m2, được đầu tư sửa chữa năm 2011. Trang thiết bị:
Gồm 76 máy tính, 40 máy ảnh, 8 máy ghi âm, 1 camera.

Báo Vĩnh Phúc hoạt động bằng ngân sách tỉnh cấp, một phần từ nguồn thu
quảng cáo, xuất bản. Tổng nguồn kinh phí hoạt động năm 2012 đạt 15,8 tỷ đồng,
trong đó ngân sách Nhà nước trên 11,9 tỷ đồng; dự án 0,7 tỷ; thu quảng cáo, tài trợ
và xuất bản 3,2 tỷ đồng (chiếm 20%). Tốc độ tăng trưởng từ quảng cáo và xuất bản
đạt 2-3%/năm.
(Xem biểu số 4)
1.5. Phạm vi phát hành
Báo Vĩnh Phúc phát hành qua doanh nghiệp Bưu chính (99%) và kênh bán lẻ
(1%).
1.5.1. Phát hành qua doanh nghiệp Bưu chính
Thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TW ngày 28/12/1996 của Bộ Chính trị, 100%
các tổ chức cơ sở Đảng trên địa bàn tỉnh tăng cường đọc và khai thác hiệu quả Báo
Vĩnh Phúc.

11


Hiện nay, Báo Vĩnh Phúc phát hành tới 9/9 huyện, thành, thị. Cụ thể: Thành
phố Vĩnh Yên: 2.327 tờ/kỳ; Thị xã Phúc Yên: 686 tờ/kỳ; Huyện Yên Lạc: 512
tờ/kỳ; Huyện Vĩnh Tường: 1.366 tờ/kỳ; Huyện Bình Xuyên: 647 tờ/kỳ; Huyện Lập
Thạch: 782 tờ/kỳ; Huyện Sông Lô: 506 tờ/kỳ; Huyện Tam Dương: 510 tờ/kỳ;
Huyện Tam Đảo: 405 tờ/kỳ.
Tỷ lệ xã có Báo đến trong ngày đạt 100%.
1.5.2. Phát hành qua kênh bán lẻ
Từ khi xuất bản 2 ấn phẩm Báo Vĩnh Phúc cuối tuần và Vĩnh Phúc chủ nhật
được nhân dân đồng tình hưởng ứng, tỷ lệ mua báo qua kênh bán lẻ có tăng, nhưng
không đáng kể, mỗi tháng báo phát hành khoảng từ 500-1000 tờ.
2. Tạp chí Văn nghệ Vĩnh Phúc
Từ năm 2001 - 2004, xuất bản 1 tháng/1kỳ, khổ (19 x 27) cm, 48 trang, 500
bản/kỳ. Từ năm 2005 - nay, Tạp chí xuất bản 2 tháng/ 1 kỳ, khổ (16 x 24) cm, 100 110 trang. Tạp chí Văn nghệ Vĩnh Phúc đăng tải tác phẩm của hội viên, tin tức hoạt

động Hội Văn học Nghệ thuật cùng các nội dung liên quan. Bình quân mỗi kỳ,
đăng tải 60 - 70 tác phẩm trên 9 - 10 chuyên trang, chuyên mục. Trong đó 3,3% tác
phẩm báo chí, 96,7% tác phẩm văn học nghệ thuật. Ngoài ra, các tác phẩm còn
được đăng tải trên website của Hội Văn học - Nghệ thuật Vĩnh Phúc.
(Xem biểu số 12)
3. Cơ quan đại diện và phóng viên thường trú
Hiện có 4 cơ quan báo chí TW đặt văn phòng đại diện và phóng viên thường
trú, trong đó các cơ quan báo chí có tầm ảnh hưởng dư luận xã hội lớn như: Thông
tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Xây dựng… Cụ thể:
- Phân xã Thông tấn xã Việt Nam: Đặt văn phòng đại diện từ năm 1997, hiện
có 3 phóng viên có trình độ đại học chuyên ngành báo chí. Đây là kênh thông tin tuyên truyền quan trọng về tỉnh Vĩnh Phúc trên diễn đàn thông tấn quốc gia.
- Báo Nhân Dân: Cử phóng viên thường trú tại Vĩnh Phúc từ năm 2011.
- Báo Xây dựng - Bộ Xây dựng: Đặt văn phòng đại diện từ tháng 10 năm
2011. Hiện có 2 phóng viên có trình độ đại học chuyên ngành.
- Tạp chí pháp lý - Hội luật gia Việt Nam: Đặt văn phòng đại diện từ tháng 6
năm 2010. Hiện có 3 phóng viên có trình độ đại học chuyên ngành.
4. Bản tin
Hiện có 46 Bản tin sở, ngành, huyện. Trong đó Bản tin ngành: 37, huyện: 9.
Trung bình mỗi số từ 24-32 trang, xuất bản 2 tháng/1số, khuôn khổ thường dùng
19x27cm, số lượng in thấp nhất 350 bản/số, cao nhất 5200 bản/số.

12


Nội dung: Phản ánh hoạt động nội bộ các sở, ngành, huyện; tư tưởng chính
trị đúng đắn, rõ ràng, không vi phạm các quy định cấm của Luật Báo chí, Luật Xuất
bản, đáp ứng nhu cầu về thông tin, tuyên truyền, tài liệu tham khảo ...
(Xem biểu số 13)
II. PHÁT THANH - TRUYỀN THANH
1. Phát thanh tỉnh

Từ tháng 5 năm 2005, Đài Phát thanh phát sóng 3 buổi/ngày (sáng, trưa và
chiều) vào tất cả các ngày trong tuần. Thời lượng 1 giờ 30 phút/ngày, trong đó
chương trình tự sản xuất 1 giờ/ngày, chương trình phối hợp 30 phút/ngày. Hiện
Đài, có 2 máy phát sóng phát thanh FM, công suất 5.000W và 2.000W, tuy nhiên
hiện Đài mới chỉ sử dụng công suất đến 2.000W.
Nội dung phát thanh liên tục được đổi mới, đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa thông
tin thời sự chính trị, kinh tế văn hóa, xã hội với giải trí. Khung chương trình trong
ngày gồm 5 chương trình phát thanh, trong đó có 3 chương trình thời sự tổng hợp,
2 chương trình văn nghệ. Riêng thứ bảy, chủ nhật có chuyên mục văn nghệ đáp ứng
nhu cầu của cán bộ, nhân dân trong và ngoài tỉnh.
Năm 2012, Đài phát sóng trên kênh phát thanh 415 chuyên đề với 9.973 tin,
bài, phóng sự, trong đó có 729 tác phẩm báo chí, chương trình trao đổi, phối hợp.
2. Truyền thanh huyện xã
2.1. Truyền thanh huyện, thành phố, thị xã (gọi chung là Truyền thanh huyện)
Có 8/9 huyện, thành phố, thị xã có Đài Truyền thanh, riêng Sông Lô mới
thành lập chưa được trang bị. Có Đài Truyền thanh - Truyền hình Vĩnh Yên thực
hiện chức năng sản xuất chương trình truyền hình. Hầu hết các đài phát sóng FM,
công suất từ 150W đến 350W.
Đài Truyền thanh huyện tiếp sóng chương trình phát thanh của Đài PT&TH
tỉnh và phát sóng chương trình của huyện, thời lượng từ 1 - 4 giờ 30 phút/ngày.
Năng lực sản xuất chương trình của Đài từ 1 - 2 giờ/ngày. Nội dung chủ yếu tập
trung phản ánh hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội - an ninh quốc phòng
trên địa bàn huyện. Một số Đài xây dựng chương trình giải trí chủ yếu âm nhạc.
Các Đài Truyền thanh huyện được trang bị máy ảnh, ghi âm, camera, thiết bị
ánh sáng, đầu đọc... Tuy vậy, hoạt động đầu tư tiến hành nhỏ lẻ, thời gian kéo dài
nên thiết bị của các đài huyện không đồng bộ, gây khó khăn hoạt động nghiệp vụ.

13



Cơ cấu tổ chức Đài cấp huyện chia thành 3 bộ phận chính: quản lý, nội dung
và kỹ thuật. Tổng số lao động 67 người trong đó: 64% trình độ đại học; 22% cao
đẳng; 12% trung cấp; 2% trình độ khác.
(Xem biểu số 14)
2.2. Truyền thanh xã, phường, thị trấn (gọi chung là Truyền thanh xã)
Truyền thanh xã thực hiện 2 chức năng: Tiếp âm và là công cụ phục vụ sự
chỉ đạo của chính quyền xã. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 129/137 xã, phường, thị
trấn có đài truyền thanh hoạt động, trong đó có 97 đài truyền thanh vô tuyến, 32 đài
truyền thanh hữu tuyến. Trong 97 đài truyền thanh vô tuyến có 87 đài hoạt động
tốt, 10 đài hoạt động kém cần nâng cấp, 32 đài sử dụng công nghệ truyền thanh hữu
tuyến thiết bị hư hỏng cần đầu tư mới và 8 xã chưa có đài truyền thanh (thị trấn
Xuân Hòa, thị trấn Hoa Sơn, Liễn Sơn, Đình Chu, Sơn Đông, Vân Trục - huyện
Lập Thạch, xã Phương Khoan - huyện Sông Lô; xã Tam Quan - huyện Tam Đảo).
Hầu hết các đài hoạt động ở dải tần số 54 - 68 MHz và 87 - 108 MHz.
Đài truyền thanh xã thực hiện chế độ phát sóng bình quân 2 buổi/ngày, thời
lượng tiếp và phát sóng của các đài xã/ngày thường từ 40 - 125 phút, nhiều nhất
thành phố Vĩnh Yên 125 phút, ít nhất huyện Lập Thạch 40 phút. Các đài xã tiếp
sóng đài TW trung bình 17 phút/ngày, tiếp sóng đài tỉnh trung bình 13 phút/ngày;
tiếp sóng đài huyện trung bình 25 phút/ngày, tự phát sóng trung bình 23 phút/ngày,
số lượng tin bài tự biên tập cấp xã trung bình 16 tin/tháng.
Ngoài việc tiếp sóng Đài cấp trên, truyền thanh xã phát các văn bản chỉ đạo,
điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương, đọc thông báo hỗ trợ hoạt động y
tế, giáo dục, nông nghiệp, nông thôn tại địa phương.
Tỉnh có chính sách hỗ trợ cán bộ phụ trách Đài truyền thanh xã (0,6 mức
lương tối thiểu chung), nhưng công việc nhiều, hơn nữa đa số cán bộ là kiêm nhiệm
hoặc hợp đồng nên ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Đài truyền thanh xã. Cụ
thể, toàn tỉnh có 155 cán bộ truyền thanh xã, trong đó 75 cán bộ kiêm nhiệm, (chủ
yếu là cán bộ văn hóa, văn phòng, y tế,..); 80 cán bộ là lao động hợp đồng; 14 cán
bộ có trình độ Đại học, Cao đẳng: 4, Trung cấp: 63; Trình độ khác: 74.
(Xem biểu số 15)

3. Truyền dẫn và phát sóng
Hiện tại, Vĩnh Phúc truyền dẫn các chương trình phát thanh từ Đài tỉnh đến
Đài huyện theo phương thức bằng sóng vô tuyến FM. Công nghệ phát sóng vẫn sử
dụng công nghệ tương tự trên kênh tần số 100,7MHz, phủ sóng phát thanh trên toàn
tỉnh.

14


Hệ thống truyền thanh cơ sở đã ứng dụng 2 loại công nghệ, truyền thanh vô
tuyến và hữu tuyến.
4. Tiếp nhận thông tin Phát thanh - Truyền thanh
Kênh phát thanh: Khi công nghệ thông tin phát triển, người dân tiếp cận với
loại hình báo chí mới qua mạng Internet hoặc xem truyền hình trả tiền, đối tượng
nghe đài bị thu hẹp. Mặc dù, phương tiện thu nghe phát thanh hiện được Nhà nước
trợ giá nhưng tỷ lệ hộ gia đình có radio chiếm khoảng 9% tổng số hộ, do vậy việc
tiếp nhận qua kênh phát thanh là rất ít.
Kênh Truyền thanh huyện: Được người dân tiếp cận qua tiếp âm của Truyền
thanh xã.
Kênh Truyền thanh xã: Là kênh thông tin tiếp sóng Đài Trung ương, Đài
tỉnh, Đài huyện và phát trực tiếp thông qua hệ thống cụm loa, nên đây là loại thông
tin trực tiếp, bắt buộc người dân thụ động nghe. Do đó thông tin đến nhiều với
người dân hơn, hiệu quả hơn.
III. PHÁT HÌNH - TRUYỀN HÌNH
1. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh
1.1. Thời lượng phát sóng, số lượng và nội dung các chương trình
Đài PT&TH tỉnh phát sóng kênh truyền hình thời sự, chính trị, tổng hợp với
thời lượng 18 giờ/ngày, năng lực sản xuất chương trình đạt 9 giờ/ngày. Thời lượng
phát sóng, năng lực tự sản xuất chương trình của Đài liên tục tăng:
- Thời lượng phát sóng: Năm 2008 Đài phát 15 giờ/ngày, năm 2010: 16

giờ/ngày, năm 2012: 18 giờ/ngày.
- Năng lực sản xuất chương trình: Năm 2008 Đài sản xuất 7 giờ/ngày, năm
2012 là 9 giờ/ngày.

Hình 2: Thời lượng chương trình truyền hình,
thời lượng chương trình truyền hình tự sản xuất

15


Đài PT&TH tỉnh bám sát định hướng tuyên truyền, thực hiện đúng tôn chỉ,
mục đích, không sai sót về lập trường quan điểm, tư tưởng chính trị. Đài tập trung
tuyên truyền công tác lãnh, chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh; thông tin
về hoạt động của các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị; giới thiệu gương người
tốt - việc tốt, phản ánh những vấn đề cuộc sống đặt ra và dư luận xã hội quan tâm.
Ngoài ra, Đài còn là kênh phổ biến, giáo dục kiến thức khoa học kỹ thuật, văn hóa
xã hội; cung cấp các chương trình giải trí, giáo dục thẩm mỹ, nâng cao đời sống
tinh thần của người dân.
Bình quân hàng năm Đài phát sóng từ 800 - 900 chuyên đề với 16.000 20.000 tin, bài, trong đó có từ 3.000 - 4.000 tác phẩm báo chí, chương trình trao đổi,
phối hợp. Nội dung Truyền hình chia theo tỷ lệ: 20% thời sự, chính trị; 13% kinh tế xã hội; 1% an ninh quốc phòng; 49% thể thao, văn nghệ; 17% nội dung khác.
(Xem biểu số 6)
Mỗi năm, Đài tổ chức khoảng 6 - 8 chương trình truyền hình trực tiếp. Đài
thường xuyên cộng tác với Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam;
thực hiện việc trao đổi chương trình theo kế hoạch của Cụm thi đua số 2 gồm 8 Đài
Phát thanh và Truyền hình vùng Đông Bắc.
1.2. Trang thiết bị sản xuất chương trình
Hiện truyền hình Vĩnh Phúc đã số hóa thiết bị sản xuất chương trình. Cụ thể:
Camera: Gồm 42 camera, trong đó có 3 camera kết nối Intercom, phát sóng
tự động, đảm bảo chất lượng hình ảnh, âm thanh, phục vụ hệ thống thiết bị trường
quay. Ngoài ra, còn có cẩu camera với các thiết bị chuyên dụng.

Phát hình: Có 1 máy phát hình, công suất đạt 10 KW, phát trên kênh 41UHF,
1 xe truyền hình lưu động gồm 5 camera và một số trang thiết bị thiết yếu, đảm bảo
phục vụ sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng của tỉnh.
Truyền hình Vĩnh Phúc được trang bị 4 phòng dựng, 18 bàn dựng trong đó 3
bàn dựng tuyến tính và 15 bàn dựng phi tuyến.
1.3. Truyền dẫn và phát sóng
Truyền dẫn:
Các thiết bị sản xuất và lưu trữ chương trình truyền hình trong nội bộ đài
được nối mạng LAN. Truyền dẫn chương trình từ phòng thu, thiết bị lưu trữ
chương trình lên đài phát được thực hiện tự động qua đường truyền cáp quang nội
mạng.
Đài đã đảm bảo việc truyền dẫn và tiếp, phát sóng chương trình thời sự của
Đài Truyền hình Việt Nam đúng kế hoạch, thời gian được giao.

16


Phát sóng:
Truyền hình tỉnh sử dụng phương thức truyền dẫn phát sóng tương tự mặt
đất, phủ sóng trên toàn tỉnh và sang 1 số tỉnh lân cận (Thái Nguyên, Tuyên Quang,
Phú Thọ...).
Ngày 1/1/2013, Đài PT&TH tỉnh chính thức đưa vào vận hành hệ thống phát
sóng kênh Truyền hình Vĩnh Phúc trên Vệ tinh Vinasat 2.
1.4. Mô hình tổ chức, nguồn nhân lực
Đài PT&TH tỉnh được tổ chức 11 phòng: Tổ chức - Hành chính, Thời sự, Thư
ký - Biên tập, Thông tin Điện tử, Bạn đọc, Chuyên đề, Văn nghệ, Kế hoạch - Tài vụ,
Kỹ thuật Phát thanh - Truyền hình, Quản lý Truyền thanh cơ sở và phòng Dịch vụ
quảng cáo. Tổng số có 96 cán bộ, nhân viên, trong đó 84 cán bộ có trình độ đại học
và trên đại học, chiếm trên 87%; 43 phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên, 34 có
Thẻ Nhà báo, chiếm 79% số lượng phóng viên, biên tập viên; 13 cán bộ có trình độ

cao cấp và trung cấp lý luận chính trị, chiếm trên 13%, 60 đảng viên.
(Xem biểu số 7)
1.5. Hoạt động dịch vụ
Đài PT&TH tỉnh hoạt động bằng ngân sách và nguồn thu quảng cáo, tài trợ.
Riêng năm 2012, tổng nguồn kinh phí hoạt động và đầu tư đạt gần 20 tỷ đồng. Đài
đã xây dựng quy chế hoạt động dịch vụ quảng cáo và ban hành biểu giá quảng cáo
hàng năm; đã có những nỗ lực trong tiếp thị, giảm giá ưu đãi, nhưng doanh thu dịch
vụ quảng cáo tăng chậm (5 –7%), năm 2012 đạt khoảng 20 tỷ đồng.
(Xem biểu số 8)
2. Truyền hình trả tiền
- Hiện có 7 đơn vị cung cấp dịch vụ Truyền hình trả tiền:
+ Viễn thông Vĩnh Phúc: truyền hình Internet MyTV;
+ Viettel Vĩnh Phúc: truyền hình Internet NetTV;
+ Trung tâm truyền hình Cáp và Internet điện lực Vĩnh Phúc: truyền hình Cáp;
+ Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc: truyền hình kỹ thuật số vệ tinh, kỹ thuật số mặt
đất AVG;
+ Công ty cổ phần Viễn thông FPT Vĩnh Phúc: truyền hình Internet OneTV;
+ Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam (chi nhánh Vĩnh Phúc):
truyền hình vệ tinh K+;
+ Tổng công ty truyền thông đa phương tiện Việt Nam (chi nhánh Vĩnh
Phúc): truyền hình vệ tinh, kỹ thuật số mặt đất.

17


- Các đơn vị cung cấp truyền hình trả tiền theo gói dịch vụ. Tổng số kênh
đang cung cấp 192, trong đó NetTV: 109 kênh; truyền hình cáp: 68 kênh; MyTV:
139 kênh; AVG: 99 kênh; K+: 81 kênh; truyền hình kỹ thuật số: 73 kênh. Có 124
kênh trong nước (chiếm 65%), 68 kênh nước ngoài (chiếm 35%) với 11 ngôn ngữ
được phát. Các kênh được phát bằng định dạng SD và HD, một số kênh phát thử

nghiệm 3D.
- Tổng số thuê bao đạt 38.192 thuê bao, chiếm 16,6% số hộ gia đình. Doanh
thu năm 2012 của các đơn vị truyền hình trả tiền tại Vĩnh Phúc đạt trên 30 tỷ đồng.
(Xem biểu số 16)
3. Tiếp nhận thông tin Phát hình - Truyền hình
Hiện Vĩnh Phúc có 94% số hộ gia đình có thiết bị thu hình; người dân có thể
thu kênh Truyền hình Vĩnh Phúc qua nhiều loại hình dịch vụ khác nhau: Truyền
hình tương tự mặt đất, truyền hình vệ tinh, truyền hình cáp, IPTV. Nhu cầu tiếp
nhận thông tin qua dịch vụ truyền hình của người dân Vĩnh Phúc rất lớn. Tuy
nhiên, khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả
tiền còn hạn chế, chưa triển khai hạ tầng cung cấp dịch vụ đến các xã vùng nông
thôn, vùng sâu, vùng xa và miền núi; các chính sách hỗ trợ ưu đãi lắp đặt chưa
phong phú nên chưa đáp ứng hết nhu cầu của người dân.
Hiện tại chương trình truyền hình Vĩnh Phúc chưa đưa được hết vào tất cả
các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền trên địa bàn tỉnh (AVG, NetTV).
IV. THÔNG TIN ĐIỆN TỬ
Vĩnh Phúc hiện chưa có loại hình Báo điện tử; có 17 trang TTĐTTH (trong
đó 13 trang được cấp phép, còn lại đang hoàn thiện thủ tục) và hàng nghìn Website
của các tổ chức, cá nhân.

Hình 3: Hiện trạng hoạt động Thông tin điện tử giai đoạn 2008 - 2012

18


1. Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử Vĩnh Phúc
1.1. Hoạt động
Cổng TT-GTĐT vừa cung cấp thông tin tổng hợp về Vĩnh Phúc, vừa là kho
dữ liệu và cầu nối hữu ích gắn kết người dân, tổ chức với các cơ quan Nhà nước.
Chính thức hoạt động từ 21/4/2004 - là đơn vị ra đời sớm nhất cả nước. Từ năm

2011, giai đoạn 1 Cổng được nâng cấp với công nghệ hiện đại, dễ truy cập, 1 Cổng
chính và 4 Cổng thành phần: Sở Nội vụ, Sở TT&TT, UBND thành phố Vĩnh Yên,
huyện Tam Đảo tại 2 địa chỉ: www.vinhphuc.gov.vn và www.vinhphuc.vn.
Cổng TT-GTĐT đã thực hiện tốt nhiệm vụ là trang TTĐTTH của tỉnh với
giao diện thân thiện, khoa học giúp người xem dễ dàng tìm kiếm thông tin theo nhu
cầu; các tin tức thời sự được cập nhật; các văn bản quy phạm pháp luật được đăng
tải kịp thời... Cổng hiện có 25 chuyên trang, chuyên mục, gần 200 kênh tin với hơn
1000 mục tin.
Hàng năm, Cổng đăng tải trên 3.000 tin bài, thu thập được từ 2.000 – 3.000
dữ liệu. Hệ thống dữ liệu nền được sắp xếp khoa học, đầy đủ các thông tin cơ bản
về tự nhiên, KTXH, văn hóa của tỉnh và các địa phương; các trang của các đơn vị
trong hệ thống chính trị của tỉnh cũng đã hình thành nền cơ bản, nhiều trang có
dung lượng lớn, hàm chứa thông tin có giá trị; an toàn dữ liệu, an ninh thông tin
được bảo đảm.
Đến nay, 100% các thủ tục hành chính dưới dạng dịch vụ công cấp 2 được
cung cấp trên Cổng; một số dịch vụ trực tuyến công cấp 3 cho phép giao dịch 2
chiều giữa tổ chức công dân với cơ quan Nhà nước đã được triển khai thực hiện. Từ
Cổng TT-GTĐT tỉnh có thể kết nối trực tiếp đến các website của sở, ngành, huyện,
thị, xem lại các bản tin thời sự của Đài PT&TH tỉnh, xem thông tin bằng clip ngắn,
chuyên mục hỏi đáp, giao lưu trực tuyến, diễn đàn…
Với khoảng 5 triệu lượt người truy cập/năm (trên cả 2 kênh tiếng Việt và
tiếng Anh), hiện Cổng TT-GTĐT đang nằm trong tốp khá so với những Cổng
thông tin của các tỉnh, thành phố về số lượng người truy cập.
(Xem biểu số 9)
1.2. Công nghệ và Quy trình sản xuất tin bài
Cổng TT-GTĐT đã thực hiện nâng cấp Cổng toàn diện và đồng bộ với công
nghệ hiện đại nhất hiện nay là công nghệ Microsoft SharePoin 2010.

19



Cổng TT-GTĐT là đơn vị duy nhất trên địa bàn tỉnh thực hiện quy trình gửi,
nhận, duyệt, đăng tải tin bài theo quy trình khép kín, trên phần mềm duyệt bài trực
tuyến (Content admin).
1.3. Nguồn nhân lực
Với 20 viên chức và LĐHĐ, Cổng TT-GTĐT được tổ chức gồm: Giám đốc,
các phó giám đốc và 4 phòng: Thông tin điện tử; Giao tiếp điện tử và Tích hợp dữ
liệu; Phòng Hành chính - Tổng hợp và Kỹ thuật Công nghệ. Trong đó 18 cán bộ có
trình độ đại học, trên đại học chiếm 90%; 8 phóng viên, biên tập viên; 5 cán bộ có
trình độ cao cấp và trung cấp lý luận chính trị, 7 đảng viên.
(Xem biểu số 10)
1.4. Cơ sở vật chất và Hoạt động dịch vụ
Trang thiết bị: Gồm 5 máy chủ, 23 máy tính (trong đó có 5 máy tính xách
tay), 7 máy ảnh, 3 máy ghi âm, 1 camera.
Cổng TT-GTĐT hoạt động bằng ngân sách của tỉnh là chủ yếu. Tổng kinh
phí hoạt động năm 2012 đạt trên 2,6 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước cấp trên
2,5 tỷ đồng, thu quảng cáo chiếm 5%.
(Xem biểu số 11)
2. Trang Thông tin điện tử của Báo Vĩnh Phúc, Đài PT&TH tỉnh
2.1. Trang TTĐT của Báo Vĩnh Phúc: hoạt
động từ năm 2007. Hàng năm đăng tải khoảng 8.000 tin, bài trên 23 chuyên trang,
chuyên mục, trong đó sử dụng từ 70% tin, bài của Báo Vĩnh Phúc in. Các chuyên
mục chính: Thời sự - Chính trị, Kinh tế - Xã hội, An ninh - Quốc phòng; Thể thao;
Văn hóa - Văn nghệ; Phóng sự - Ký sự - Ghi chép; Giáo dục - Đào tạo…
Số lượng độc giả truy cập: 2 triệu người /năm.
2.2. Trang TTĐT của Đài PT&TH tỉnh bắt đầu
hoạt động từ năm 2008. Hiện Đài đang duy trì 16 chuyên mục, mỗi năm đăng tải
khoảng 13.000 tin, bài, trong đó, sử dụng, biên tập 70% số lượng tin, bài từ Đài
PT&TH tỉnh, còn lại 30% sử dụng tin, bài của các Báo Trung ương. Đặc biệt, trên
trang website của Đài có thể xem lại các bản tin thời sự của Đài, xem trực tuyến

kênh truyền hình Vĩnh Phúc và một số kênh truyền hình VTV1, VTV2, VTV3,
VTV4, H1, HTV7, HTV9, VTC1, VTC2, VTC8, VTC10.
Số lượng độc giả truy cập: 1,3 triệu người/năm. Tuy nhiên, từ đầu năm 2013,
website đưa video phát lại các chương trình thời sự, chuyên mục, chương trình giải
trí, nên số lượng người truy cập đang tăng nhanh.

20


×