Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

BÀI THU HOẠCH cảm TÌNH ĐẢNG 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.07 KB, 5 trang )

Khi vận dụng tiêu chuẩn đảng viên để xem xét kết nạp quần chúng vào
Đảng, chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn các tổ chức đảng phải đặc biệt quan tâm
đến sự giác ngộ, lòng trung thành, thái độ trách nhiệm với Đảng, với nhân dân
của người xin vào Đảng, Người nhấn mạnh: “Gọi là đảng viên thì phải nhận rõ,
phải biết rõ Đảng ta phải làm gì, vào Đảng để làm gì” (Hồ Chí Minh toàn tập,
NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 12, trang 221).
Đồng chí hiểu vấn đề trên như thế nào? Liên hệ với bản thân?
Nội dung bài thu hoạch
Đảng Cộng sản Việt Nam do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã
lãnh đạo nhân dân tiến hành Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), đánh
thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, hoàn
thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tiến hành công cuộc đổi
mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc
Đảng Cộng sản VN là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là
đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc VN, đại biểu trung thành lợi
ích của gc công nhân, của nd lao động và của cả dân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa Mác –
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành
động, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân
loại, nắm vững quy luật khách quan, xu thế của thời đại và thực tiễn của đất nước
để đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với nguyện
vọng của nhân dân.
Đảng CS VN không ngừng lớn mạnh nhờ thường xuyên làm tốt công tác
phát triển đảng, chăm lo lo bồi dưỡng những người ưu tú trong giai cấp công nhân,
nông dân, trí thức và các tầng lớp xã hội khác để bổ sung vào đội ngũ của mình.
Công tác phát triển đảng viên là nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác xây dựng
tổ chức đảng nói riêng, xây dựng Đảng nói chung, nhằm củng cố, xây dựng, nâng
cao sức chiến đấu, năng lực lãnh đạo của Đảng, trẻ hóa đội ngũ cán bộ, tạo nguồn
thừa kế cho các tổ chức cơ sở đảng tại địa phương, đơn vị.
Tư tưởng quán xuyến trong quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển Đảng
là “coi trọng chất lượng”. Người dạy rằng: Đảng mạnh không phải chỉ do số lượng


đảng viên quyết định; số lượng đảng viên chỉ trở thành sức mạnh một khi nó đạt


những yêu cầu về chất lượng. Theo Người, nếu không quán triệt và thực hiện đúng
đắn vấn đề có tính nguyên tắc đó, thì dù có kết nạp được nhiều đảng viên, dù số
lượng đảng viên tăng, vẫn không làm cho tổ chức đảng mạnh lên mà trái lại có khi
còn làm cho tổ chức đảng trở nên lỏng lẻo, biến Đảng thành câu lạc bộ, không làm
tròn vai trò người lãnh đạo. Do vậy, Người luôn nhắc nhở: “Đảng không phải chỉ
cần số cho nhiều, tuy nhiều là tốt, nhưng phải có cái chất của người đảng
viên”(3). .Đảng chỉ kết nạp những người thực sự ưu tú, suốt đời phấn đấu cho mục
đích, lý tưởng của Đảng, suốt đời trung thành phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân,
chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các Nghị quyết của
Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Chính vì vậy nên khi vận dụng tiêu chuẩn đảng viên để xem xét kết nạp quần
chúng vào Đảng, chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn các tổ chức đảng phải đặc biệt
quan tâm đến sự giác ngộ, lòng trung thành, thái độ trách nhiệm với Đảng, với nhân
dân của người xin vào Đảng.
Tiêu chuẩn đảng viên là những chuẩn mực quy định chất lượng của người
đảng viên, là tiêu chí phân ra giữa đảng viên và quần chúng, là cơ sở để đánh giá
chất lượng đảng viên, là căn cứ để tiến hành mọi mặt công tác đảng viên. Mọi đảng
viên phải dựa vào tiêu chuẩn đảng viên để rèn luyện, phấn đấu. Điều 1, Điều lệ
ĐCS VN do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI thông qua đã xác định tiêu chuẩn
đảng viên như sau:
“1. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên
phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời
phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh
Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà
nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có đạo đức và lối sống lành
mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn

đoàn kết thống nhất trong Đảng.
2. Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện:
thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ của đảng
viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở Đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu
tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng”


Bên cạnh những tiêu chuẩn chủ yếu như trên, theo lời dạy của chủ tịch HCM
đảng viên cần phải là người giác ngộ cách mạng, có lòng trung thành, thái độ trách
nhiệm với Đảng, với nhân dân
Để trở thành Đảng viên thì trước hết người xin vào đảng phải giác ngộ được
lý tưởng cách mạng, tuyệt đối trung thành với lý tượng CS, kiên định lập trường
CM của giai cấp công nhân, suốt đời phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng của Đ là xây
dựng CNXH và CSCN; vững vàng, không dao động trước bất kỳ khó khăn, thử
thách nào. Có mục tiêu, lý tưởng là tiêu chí để phân biệt giữa đảng viên và quần
chúng.
Cán bộ, Đảng viên phải xông xáo, nhiệt tình sâu sát nhân dân, gương mẫu và
dám chịu trách nhiệm trước dân cả về lời nói và việc làm; phải luôn quyết tâm, bền
bỉ, chịu đựng gian khổ, quan tâm và tìm mọi cách giải quyết kịp thời, hiệu quả
những nhu cầu mà dân đặt ra, kể cả chấp nhận sự hi sinh để bảo vệ dân, phấn đấu vì
sự ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Trong công việc, người cán bộ, đảng viên phải
nêu gương, thể hiện rõ thái độ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước tập
thể và cấp dưới, biết tự chỉ trích để tiến bộ.
Chủ tịch HCM cũng đã nhấn mạnh: “Gọi là đảng viên thì phải nhận rõ,
phải biết rõ Đảng ta phải làm gì, vào Đảng để làm gì”. Đối với mỗi cá nhân muốn
phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam cần phải tự mình trả lời
những câu hỏi: Mục tiêu lý tưởng của Đảng ta là gì ? Tại sao ta vào Đảng ? Vào
Đảng để làm gì?
Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền. Đảng gắn bó mật thiết với
nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ, chịu sự giám sát của nhân dân; dựa

vào nhân dân để xây dựng Đảng; đoàn kết và lãnh đạo nhân dân tiến hành sự
nghiệp cách mạng. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của
hệ thống ấy. Đảng lãnh đạo, tôn trọng và phát huy vai trò của Nhà nước, Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; hoạt động trong khuôn khổ
Hiến pháp và pháp luật.
Đảng kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong
sáng của giai cấp công nhân, góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân
tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân thế giới.


Đảng ta là tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân để phục vụ nhân dân,
phục vụ giai cấp, phục vụ cách mạng. Đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý
chí và hành động, lấy nguyên tắc tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản,
có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo nhân dân thực hiện mục đích lý tưởng của Đảng là
“Xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn
minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và
cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản”.
Lúc sinh thời Bác Hồ đã dạy: “Vì sao chúng ta vào Đảng ? Phải chăng để
thăng quan, phát tài ? Không phải !... Chúng ta vào Đảng là để hết lòng, hết sức
phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, làm trọn nhiệm vụ của người đảng viên”. Vào
Đảng là để phục vụ nhân dân, phục vụ giai cấp, phục vụ cách mạng. Mỗi người
đảng viên, mỗi người cán bộ từ trên xuống dưới đều phải hiểu rằng: mình vào Đảng
để làm đầy tớ cho nhân dân. Bác nhấn mạnh: làm đầy tớ cho nhân dân chứ không
phải làm “quan” nhân dân.
Vì vậy, đã là đảng viên thì phải cố thành một đảng viên "bốn tốt", tức là phải
hết lòng phục vụ nhân dân, phục vụ giai cấp, làm đúng chính sách của Đảng, nếu
không thì vào làm gì? Đảng không bắt buộc ai vào Đảng cả. Vào thì có nhiệm vụ,
có trách nhiệm của đảng viên, nếu sợ không phục vụ được nhân dân, phục vụ được
cách mạng thì đừng vào hay là khoan hãy vào.
Những người muốn vào Đảng phải xây dựng cho mình được động cơ đúng

đắn bởi nó có ý nghĩa quyết định đối với việc phấn đấu trở thành đảng viên, nó sẽ
là động lực lớn thúc đẩy mọi hành động, việc làm của chúng ta sau này. Trong điều
kiện hòa bình, đảng cầm quyền và cơ chế kinh tế thị trường, mỗi người chúng ta
nói chung, người đảng viên nói riêng, luôn phải đối mặt với biết bao khó khăn, thử
thách và những cám dỗ của quyền lực, tiền tài… Nếu người vảo đảng không có
động cơ vào đảng trong sáng sẽ không thể vượt qua được những thử thách, không
thắng nổi sự cám dỗ vất chất và những thủ đoạn diễn biến hòa bình của thế lực thù
địch.
Để trở thành một đảng viên mỗi chúng ta cần thực hiện tốt những nhiệm vụ
cơ bản sau:
Một là, không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách
mạng. Bản lĩnh chính trị được thể hiện ở tính kiên định mục tiêu, lý tưởng đã lựa


chọn trong bất kỳ tình huống khó khăn nào cũng không dao động, giảm sút niềm tin
và ý chí chiến đấu, trung thành với lợi ích của Đảng, với lợi ích của nhân dân lao
động và của dân tộc, suốt đời tận tâm trung thành phục vụ cho Tổ quốc, phục vụ
nhân dân, thấy sai phải biết phê phán... Trong bất kỳ tình huống khó khăn nào cũng
không dao động giảm sút niềm tin và ý chí chiến đấu. Khí tiết của người cách mạng
là “giàu sang không quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể
khuất phục”. Đây chính là nét nổi bật của người đảng viên.
Hai là, Không ngừng nâng cao năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Là một người đảng viên chân chính, mẫu mực không chỉ hoàn thành nhiệm vụ mà
phải gương mẫu hoàn thành tốt, đảm bảo chất lượng công việc cũng như đem lại
hiệu quả cao. Để làm được điều đó đòi hỏi người đảng viên không chỉ nâng cao về
năng lực mà còn cả năng lực về trí tuệ và năng lực thực tiễn, không ngừng học hỏi
trau dồi để đủ kiến thức đáp ứng yêu cầu của cuộc sống.
Ba là, người đảng viên phải gắn bó với tập thể, với nhân dân, tích cực tham
gia hoạt động đoàn thể cũng như các công tác xã hội. Điều đó được thể hiện ở ngay
chính nơi ở, nơi làm việc cũng như các mối quan hệ với các quần chúng khác, biết

lắng nghe, hiểu được tâm tư nguyện vọng của quần chúng, biết chăm lo đến lợi ích,
phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Vận động nhân dân sống và làm việc theo
đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Những hoạt động
chính là cơ hội tốt giúp cho chúng ta tiến bộ, trưởng thành về chính trị, tạo dựng sự
tín nhiệm của nhân dân tạo đà cho mỗi quần chúng phấn đấu trở thành đảng viên.
Bốn là, tích cực tham gia xây dựng Đảng cơ sở. Để được đứng trong hàng
ngũ của Đảng chúng ta không những tự giác thừa nhận, tôn trọng sự lãnh đạo của
Đảng mà còn cần tích cực tham gia xây dựng Đảng, giúp Đảng phát hiện những
quần chúng mất tư cách đạo đức, phát hiện những đảng viên tha hoá về đạo đức, lối
sống, chống tham nhũng trong Đảng...
Năm là, mỗi người chúng ta không ngừng đấu tranh với những hành vi vi
phạm pháp luật, đi ngược với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, vận
động quần chúng nhân dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, tích cực
góp phần xây dựng sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, thực hiện mục tiêu
dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh...



×