Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện đã lãnh đạo nhân dân tiến hành Cách mạng Tháng Tám thành công doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.48 KB, 3 trang )

Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện đã
lãnh đạo nhân dân tiến hành Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam), đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, xóa bỏ chế độ thực
dân phong kiến, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất
nước, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ
vững chắc nền độc lập dân tộc.
Qua hơn 8 thập kỷ (1930-2012), Cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của
Đảng đã giành được những thắng lợi rất vẻ vang, mở ra kỷ nguyên mới
trong sự phát triển của dân tộc ta: kỷ nguyên độc lập dân tộc tiến lên chủ
nghĩa xã hội; mở ra thời đại mới.
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:
là cả một pho lịch sử bằng vàng.
Hơn 80 năm xây dựng và trưởng thành, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta
giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vượt qua muôn
ngàn khó khăn, thử thách, làm nên những thành tựu vĩ đại.
1. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI, BƯỚC NGOẶT QUYẾT
ĐỊNH CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta, từng bước thiết lập chế độ
thống trị tàn bạo, phản động của chủ nghĩa thực dân trên đất nước ta.
Về chính trị, chúng trực tiếp nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà
nước, thi hành chính sách cai trị chuyên chế, biến giai cấp tư sản mại bản và
địa chủ phong kiến thành tay sai đắc lực. Sự câu kết giữa đế quốc và phong
kiến là đặc trưng của chế độ thuộc địa. Đồng thời, chúng thực hiện chính
sách đàn áp, khủng bố hết sức dã man, tàn bạo, chia rẽ dân tộc, tôn giáo…,
làm cho nhân dân mất hết quyền độc lập, quyền tự do dân chủ; mọi phong
trào yêu nước bị đàn áp dã man, mọi ảnh hưởng của các trào lưu tiến bộ từ
bên ngoài vào bị ngăn cấm.
Về kinh tế, chúng thực hiện chính sách độc quyền, kìm hãm sự phát triển
kinh tế độc lập của nước ta, tăng cường vơ vét tài nguyên và bóc lột nặng nề,


kể cả duy trì bóc lột kiểu phong kiến…, làm cho nhân dân ta, trước hết là
công nhân và nông dân, bị bần cùng hóa, nền kinh tế bị què quặt, lệ thuộc
vào kinh tế Pháp, để lại hậu quả nghiêm trọng kéo dài.
Về văn hóa- xã hội, chúng thực hiện chính sách ngu dân, khuyến khích văn
hóa nô dịch, vong bản, sùng Pháp, kìm hãm dân ta trong vòng tối tăm, dốt
nát, lạc hậu, phục tùng sự cai trị của chúng.
Với chính sách khai thác thuộc địa triệt để của thực dân Pháp, xã hội Việt
Nam có những biến đổi lớn, hai giai cấp mới ra đời: giai cấp công nhân và
giai cấp tư sản. Nước ta từ chế độ phong kiến chuyển sang chế độ thuộc địa,
1
nửa phong kiến. Chính sách thống trị của Pháp và bọn tay sai đã tạo ra trong
xã hội Việt Nam hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta
với thực dân Pháp xâm lược và mâu thuẫn giữa nhân dân ta, chủ yếu là giữa
nông dân, với giai cấp địa chủ phong kiến- chỗ dựa cho bộ máy thống trị và
bóc lột của chủ nghĩa thực dân Pháp. Hai mâu thuẫn đó quan hệ chặt chẽ với
nhau, trong đó mâu thuẫn giữa dân tộc với đế quốc xâm lược là chủ yếu. Vì
vậy, nhiệm vụ chống thực dân Pháp xâm lược và nhiệm vụ chống bọn phong
kiến tay sai không tách rời nhau. Đấu tranh giành độc lập dân tộc phải gắn
chặt với đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ. Đó là yêu cầu của cách
mạng Việt Nam đặt ra cần được giải quyết.
Trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước lâu dài và gian khổ, ác
liệt, dân tộc ta sớm hình thành truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần
đấu tranh anh dũng, bất khuất. Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược, nhân
dân ta liên tiếp đứng lên chống lại chúng. Từ năm 1858 đến trước năm 1930,
hàng trăm phong trào, cuộc khởi nghĩa oanh liệt dưới ngọn cờ của các sĩ phu
và các nhà yêu nước đương thời theo nhiều khuynh hướng khác nhau như
phong trào Cần Vương, phong trào Đông du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy tân
do cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người yêu nước theo
khuynh hướng dân chủ tư sản khởi xướng, các cuộc khởi nghĩa của Nguyễn
Trung Trực, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái Học… tất

cả các phong trào đấu tranh đó dù vô cùng anh dũng nhưng đều thất bại và bị
thực dân Pháp đàn áp tàn bạo.
Nguyên nhân cơ bản dẫn tới thất bại của các phong trào đấu tranh đó là
những người yêu nước đương thời chưa tìm được con đường cứu nước đúng
đắn phản ánh đúng nhu cầu phát triển của xã hội Việt Nam. Cách mạng nước
ta thời kỳ đó đứng trước cuộc khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước.
Cách đây tròn 82 năm đã diễn ra một sự kiện trọng đại đối với đời sống
và vận mệnh của dân tộc Việt Nam. Đó là Hội nghị hợp nhất các tổ chức
cộng sản Việt Nam đã họp từ ngày 3 đến ngày 7-2-1930 ở bán đảo Cửu
Long, Hương Cảng (Trung Quốc). Kể từ thời điểm lịch sử này, Đông
Dương Cộng sản Đảng (17-6-1929), An Nam Cộng sản Đảng (11-1929)
và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (1-1-1930) hợp nhất thành một
Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hội nghị thành lập Đảng đã thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn
tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng và Lời kêu gọi của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
thay mặt Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam gửi đến công nhân,
nông dân, đồng bào, đồng chí cả nước. Đây là các văn kiện quan trọng, hợp
thành Cương lĩnh đầu tiên của Đảng, giải quyết những vấn đề cơ bản và định
hướng chiến lược đúng đắn cho tiến trình phát triển của cách mạng Việt
Nam.
2
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa
Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam.
Chủ nghĩa Mác – Lênin không chỉ là hệ tư tưởng lý luận của giai cấp công
nhân, phong trào công nhân mà còn là vũ khí giải phóng giai cấp công nhân,
giải phóng dân tộc, giải phóng toàn xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ:
“Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử
cách mạng Việt Nam ta. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành
và đủ sức lãnh đạo cách mạng”.
3

×