Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Đề cương kiểm tra mac lenin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.73 KB, 4 trang )


Đề Cương Kiểm Tra Môn Marx-Lenin
***
Câu 1: Chủ nghĩa Mac là gì? Trình bày những điều kiện, tiêu đề của sự ra đời chủ
nghĩa Mac.

Trả Lời :
Là hệ thống các quan điểm và học thuyết khoa học do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng. Lênin
bảo vệ và phát triển, được hình thành và phát triển trên cơ sở tổng kết thực tiễn và kế thừa những
giá trị tư tưởng của nhân loại; là thế giới quan, phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoa
học và thực tiễn cách mạng, là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng
nhân dân lao động khỏi mọi chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng con người.
Chủ nghĩa Mac-Lenin để cấu thành từ 3 bộ phận lý luận cơ bản, có mối quan hệ mật thiết với
nhau (điều kiện, tiêu đề của sự ra đời chủ nghĩa Mac) : Triết học Mac-Lênin, kinh tế chính trị
Mac-Lênin, CNXH-KH.




Triết học Mac-Lênin nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự
nhiên, xã hội tư duy, xây dựng thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của nhận
thức xã hội và thực tiễn cách mạng.
Kinh tế chính trị Mac-Lênin nghiên cứu những quy luật kinh tế của xã hội, đó là những
quy luật kinh tế của quá trình ra đời phát triển của phương thức sản xuất TBCN và sự ra
đời phát triển của phương thức sản xuất cộng sản CN.
CNXH-KH nghiên cứu làm sáng tỏa những quy luật khách quan của quá trình CN XHCH
bước chuyển biến từ CNTB lên CNXH và tiến tới CN cộng sản.

Câu 2 : Trình bày nội dung quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những
sự thay đổi về chất và ngược lại. Rút ra ý nghĩa phương pháp luận và bài học cho bản thân.


Trả Lời :
❀Nội Dung: Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về
chất và ngược lại là quy luật cơ bản, phổ biến về những phương thức chung của các quá trình vận
động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
❀Khái niệm chất và lượng :
Khái niệm chất : Dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng là sự
thống nhất hữu cô các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với sự vật hiện tượng.
Vd : Lúa khác với ngô, khoai….

Copyright by Trần Thịnh (DA16HH)

Trang 2


Khái niệm lượng : Dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng về các
phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của các quá
trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Vd : 1Kg đường, bạn Thịnh cao 1m9, hoa đồng màu đỏ…
Chất và lượng là 2 phương diện khác nhau của cùng 1 sự vật hiện tượng hay 1 quá trình nào đó
trong tự nhiên xã hội và tư duy.
❀ Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng : Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể
thống nhất giữa 2 mặt chất và lượng. Hai mặt đó không thể thách rời nhau và tác động lẫn nhau 1
cách biện chứng.
Tuy nhiên không phải sự thay đổi về lượng bất kỳ nào cũng dẫn đến sự thay đổi về chất ở một
giới hạn nhất định, sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất.

Khái niệm độ :Là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi cơ bản
chất của sự vật, hiện tượng. Trong giới hạn của độ, sự vật hiện tượng vẫn còn là nó, chưa chuyển
hóa thành sự vật hiện tượng khác.
Khi lượng thay đổi đến 1 giới hạn nhất định sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất giới hạn đó chính

là điểm nút. Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút với những điều kiện nhất định sẽ dẫn đến
sự ra đời của chất mới. Đây chính là bước nhảy trong vận động phát triển của sự vật, hiện tượng.
Bước nhảy là sự chuyển hóa trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng. Sự thay đổi về
chất diễn ra với nhiều hình thức bước nhảy khác nhau. Được quyết định bởi sự đối lập, tính chất
và điều kiện của mỗi sự vật, đó là các bước nhảy : nhanh vs chậm, lớn vs nhỏ, cục bộ vs toàn bộ,
tự phát vs tự giác… Bước nhảy là sự kết thúc của 1 giai đoạn vận động phát triển đồng thời đó
cũng là điểm khởi đầu cho 1 giai đoạn mới là sự gián đoạn trong quá trình vận động phát triển
liên tục của sự vật, hiện tượng.
Khi chất mới ra đời, tác động tới lượng của sự vật, hiện tượng trên nhiều phương diện
như :làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật,
hiện tượng.
Vd : Tự nhiên : mưa, lũ, bão…
Cục bộ : cải cách xã hội, văn hóa…
❀Ý nghĩa :
Trong nhận thức và thực tiễn cần phải coi trọng cả 2 loại phương diện chất và lượng, tạo nên
sự nhận thức toàn diện về sự vật, hiện tượng.
Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn có thể phát huy tác động của chất mới theo hướng làm
thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng.
Trong công tác thực tiễn cần phải khắc phục tư tưởng nôn nóng tả khuynh và tư tưởng bảo thủ
hữu khuynh.
 Tả khuynh là hành động bất chấp quy luật chủ quan dùng ý chí, không tích lũy về
lượng mà chỉ chú trọng thực hiện những bước nhảy liên tục về chất
 Hữu khuynh là sự biểu hiện tư tưởng bảo thủ, trì trệ, không dám thực hiện bước nhảy
mặc dù lượng đã tích lũy tới điểm nút và quan niệm phát triển chỉ đơn thuần là sự tiến
hóa về lượng.

Copyright by Trần Thịnh (DA16HH)

Trang 3



Trong nhận thức và thực tiễn cần phải có sự vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy
cho dù hợp với từng lĩnh vực.
Do đó, cần nâng cao tính tích cực, chủ động của chủ thể để thúc đẩy quá trình chuyển hóa từ
lượng đến chất 1 cách có hiệu quả nhất.
Câu 3: Thực tiễn là gì? Trình bài vai trò của của thực tiễn với nhận thức. Rút ra ý nghĩa
phương pháp luận.

Trả lời:
❀ Khái niệm : Thực tiễn là toàn bộ, hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử xã hội
của con người nhằm cãi tiến tự nhiên và xã hội.
❀ Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:
-Thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý.
Kiểm tra tính chân lý của quá trình nhận thức.
-Thực tiễn là điểm xuất phát trực tiếp của nhận thức; nó đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức,
khuynh hướng vận động và phát triển của nhận thức.
-Chính con người có nhu cầu tất yếu khách quan là phải giải thích thế giới và cái tạo thế giới
nên con người tất yếu tác động vào các sự vật, hiện tượng bằng hoạt động thực tiễn của mình.
-Sự tác động đó làm cho các sự vật, hiện tượng bộc lộ những thuộc tính, những mối liên hệ và
quan hệ khác nhau giữa chúng, đem lại những tài liệu cho nhận thức, giúp cho nhận thức nắm bắt
được bản chất, các quy luật vận động và phát triển của thế giới. Trên cơ sở đó hình thành nên các
lý thuyết khoa học.
-Nhờ có hoạt động thực tiễn mà các giác quan của con người ngày càng được hoàn thiện; năng
lực tư duy logich không ngừng được củng cố và phát triển; các phương tiện nhận thức ngày càng
hiện đại, có tác dụng “ nối dài” các giác quan của con người trong việc nhận thức thế giới.
-Thực tiễn là thước đo của những tri thức đã đạt được nhận thức, đồng thời thực tiễn không
ngừng bổ sung điều chỉnh, sửa chữa, và hoàn thiện nhận thức.
❀ Ý nghĩa phương pháp luận:
-Đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn quán triệt quan điểm thực tiễn.
-Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn. Dựa trên cơ sở thực tiễn, đi

sâu vào thực tiễn phải coi trọng công tác tổng kết thực tiễn.
-Việc nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn đi đôi với hành. Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn
đến sai lầm của bệnh chủ quan, duy ý chí, giáo điều, máy móc,quan liêu.Ngược lại, nếu tuyệt đối
hóa vai trò của thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng và khái niệm chủ nghĩa.

***HẾT***

Copyright by Trần Thịnh (DA16HH)

Trang 4



×