Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

Huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.81 MB, 194 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
đHKTQD

Trờng đại học kinh tế quốc dân

NGUYN HU T
NGUYN HU T

HUY NG VN CA CC DOANH NGHIP
TRấN TH TRNG CHNG KHON VIT NAM

LUN N TIN S KINH T

LUậN áN TIếN Sĩ KINH Tế

hà nội - 2014

Hà Nội - 2014


Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học
học kinh tế quốc dân

NGUYN HU T

HUY NG VN CA CC DOANH NGHIP
TRấN TH TRNG CHNG KHON VIT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế, Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 62.31.12.01


LUậN áN TIếN Sĩ KINH Tế

Ngời hớng dẫn khoa
khoa học: 1. GS.TS.Nguyễn Văn Nam
2. TS. NGUYễN THạC HOáT

Hà Nội - 2014


i

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG, HÌNH ................................................................................... iv
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ...........................................10
1.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN .................................10
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của TTCK ............................................10
1.1.2. Khái niệm và bản chất của TTCK. ..........................................................11
1.1.3. Vị trí và cấu trúc của TTCK ....................................................................12
1.1.4. Các chủ thể trên TTCK ............................................................................17
1.1.5. Vai trò của TTCK ....................................................................................20
1.2. PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN........................................................................23
1.2.1. Các kênh huy động vốn của doanh nghiệp và đặc điểm của huy động vốn
qua thị trường chứng khoán ...............................................................................23

1.2.2. Các phương thức huy động vốn của các doanh nghiệp trên TTCK ........29
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA
DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN .............................50
1.3.1. Nhóm yếu tố từ TCPH .............................................................................50
1.3.2. Nhóm yếu tố từ nhà đầu tư ......................................................................55
1.3.3. Nhóm yếu tố từ các tổ chức trung gian....................................................58
1.3.4. Nhóm yếu tố khác ....................................................................................59
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM ..................61
2.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM ............................................................................................61
2.1.1. Quá trình hình thành TTCK Việt Nam .......................................................61
2.1.2. Diễn biến giao dịch của TTCK Việt Nam giai đoạn 2000 - 2012 .....................62
2.1.3. Một số kết quả đạt được và hạn chế của TTCK ở Việt Nam ...............64
2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM ...............................................67
2.2.1. Nhu cầu huy động vốn của các doanh nghiệp trên TTCK Việt Nam ......67


ii

2.2.2. Phương thức huy động vốn của các doanh nghiệp trên TTCK ở Việt Nam ..70
2.2.3. Kết quả huy động vốn của các doanh nghiệp trên TTCK ở Việt Nam....88
2.3. THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HUY
ĐỘNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN Ở VIỆT NAM ........................................................................................96
2.3.1. Nhà đầu tư ................................................................................................96
2.3.2. TCPH .....................................................................................................102
2.2.3. Hệ thống CTCK .....................................................................................108
2.2.4. Các cơ quan quản lý, vận hành thị trường .............................................112

2.4. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HUY
ĐỘNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM ..........................................................................................121
2.4.1. Từ phía TCPH ...........................................................................................121
2.4.2. Từ hệ thống nhà đầu tư ..........................................................................124
2.4.3. Từ hệ thống các công ty chứng khoán ...................................................126
2.4.4. Từ các cơ quan quản lý, vận hành thị trường ........................................127
2.4.5. Một số nguyên nhân khác ......................................................................130
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM.................................131
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM .............................................131
3.1.1. Mục tiêu phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2020 ................131
3.1.2. Quan điểm và nguyên tắc phát triển thị trường vốn ..............................131
3.1.3. Các giải pháp thực hiện .........................................................................132
3.1.4. Định hướng huy động vốn của các doanh nghiệp trên TTCK Việt Nam ....135
3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM ..................137
3.2.1. Giải pháp về phía doanh nghiệp ............................................................137
3.2.2. Phát triển hệ thống các nhà đầu tư .........................................................144
3.2.3. Giải pháp về phía các tổ chức tài chính trung gian................................147
3.2.4. Giải pháp về phía các cơ quan quản lý nhà nước ..................................162
KẾT LUẬN ............................................................................................................177
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


iii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1. CTCP: Công ty cổ phần
2. CTCK: Công ty chứng khoán
3. DNNN: Doanh nghiệp nhà nước
4. HSX: Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
5. HNX: Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội
6. HĐQT: Hội đồng quản trị
7. TTCK: Thị trường chứng khoán
8. TCBL: Tổ chức bảo lãnh
9. TCPH: Tổ chức phát hành
10. UBCKNN: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
11. VSD: Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam


iv

DANH MỤC BẢNG, HÌNH
Danh mục bảng:
Bảng 2.1: Các cột mốc chính đánh dấu sự phát triển của TTCK ở Việt Nam . 62
Bảng 2.2. Tỷ lệ vay nợ của một số doanh nghiệp niêm yết trên TTCK ........... 68
Bảng 2.3 Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến huy động vốn của các
doanh nghiệp trên TTCK Việt Nam .................................................. 71
Bảng 2.4 Tổng hợp lựa chọn các trường hợp phát hành cổ phiếu hiện nay..... 83
Bảng 2.5 Thống kê số lượng cổ phiếu có giá giao dịch thấp hơn mệnh giá ... 84
Bảng 2.6 Giá trị huy động vốn qua các năm (đơn vị: tỷ VND) ........................ 88
Bảng 2.7 Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế ...................................................... 89
Bảng 2.8 Bảng tổng hợp giá trị vốn huy động được trên TTCK và một số
yếu tố liên quan .................................................................................... 90
Bảng 2.9 Số liệu thống kê về nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam giai đoạn

2000-2012 ............................................................................................. 97
Bảng 2.10. Số lượng doanh nghiệp niêm yết trên HSX và HNX qua các
năm ...................................................................................................... 102
Bảng 2.11: Doanh nghiệp lớn niêm yết giai đoạn 2000 - 2005 ....................... 104
Bảng 2.12: Doanh nghiệp lớn niêm yết giai đoạn 2006 - 2012 ....................... 104
Bảng 2.13: Thống kê các ngành kinh tế có doanh nghiệp niêm yết tại các
sàn giao dịch chứng khoán ............................................................... 105
Bảng 2.14: Danh sách các công ty niêm yết có mức vốn hóa lớn .................. 105
Bảng 2.15: Số lượng CTCK ................................................................................ 109
Danh mục hình:
Hình 2.1: Giao dịch trên sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh giai
đoanh 2000-2012 ................................................................................... 63
Hình 2.2. Giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội giao đoạn 2005 - 2012 . ...64


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành một
nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và vươn lên phát triển mạnh
mẽ trong những năm tiếp theo thì việc phát triển hệ thống các doanh nghiệp đóng
vai trò quyết định. Muốn xây dựng được hệ thống doanh nghiệp vững mạnh, kinh
doanh hiệu quả, có sức cạnh tranh thành công trong khu vực và quốc tế trong bối
cảnh xu hướng hội nhập ngày càng sâu sắc thì một trong những điều kiện quan
trọng là phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao tiềm lực tài chính, mở
rộng sản xuất kinh doanh, nắm bắt được cơ hội trên thị trường. Tại các nước phát
triển, sự thành công của những doanh nghiệp hùng mạnh tầm cỡ thế giới luôn gắn
bó chặt chẽ với việc huy động vốn trên TTCK nhằm không ngừng gia tăng tiềm lực
tài chính, quản trị và thương hiệu. TTCK Việt Nam được xây dựng và phát triển với

sứ mệnh tạo ra một kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế, là một bước quan
trọng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam. Cùng với hệ thống ngân hàng chủ yếu cung cấp nguồn vốn ngắn hạn thì việc
huy động vốn qua TTCK, thể chế tài chính có chức năng huy động vốn trung và dài
hạn cho nền kinh tế giữ một vai trò quan trọng. TTCK với các vai trò, chức năng và
nguyên tắc hoạt động của nó sẽ giúp doanh nghiệp bình đẳng trong tiếp cận nguồn
vốn trung dài hạn, nâng cao năng lực quản trị, điều hành qua đó góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động của nền kinh tế. Có thể khẳng định cả trên phương diện lý luận
và thực tiễn tại các nước đã có TTCK phát triển, vai trò thu hút vốn trung và dài hạn
cho các doanh nghiệp trên TTCK giữ một vai trò quan trọng, góp phần huy động và
sử dụng hiệu quả nguồn lực của xã hội thúc đẩy phát triển kinh tế phát triển với
những bước đột phá mạnh mẽ.
Trải qua thời gian hơn 12 năm hoạt động, TTCK Việt Nam về cơ bản đã định
hình được một kênh huy động vốn mới cho nền kinh tế bên cạnh kênh ngân hàng
truyền thống, góp phần tích cực vào tiến trình cổ phần hóa và nâng cao hiệu quả


2

hoạt động của DNNN. “Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020” tại Đại
hội XI Đảng ta đã xác định “Phát triển thị trường tài chính với cơ cấu hoàn chỉnh,
quy mô tăng nhanh, phạm vi hoạt động mở rộng, vận hành an toàn, được quản lý và
giám sát hiệu quả. Phát triển và kiểm soát có hiệu quả TTCK”. Cụ thể hóa chủ
trương trên, Chiến lược phát triển TTCK giai đoạn 2011 - 2020 đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 252/QĐ - TTg ngày 01/3/2012 tiếp tục khẳng
định mục tiêu “đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả và trở thành kênh huy động
vốn trung và dài hạn quan trọng của nền kinh tế”. Đồng thời khẳng định phương
hướng phát triển của TTCK nhằm thực hiện vai trò “gắn kết với việc cải cách, sắp
xếp khu vực DNNN, tạo động lực cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế cả
về năng lực tài chính và quản trị doanh nghiệp”.

Từ khi thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nước năm 1986 gắn với nền kinh tế
nhiều thành phần, các loại hình doanh nghiệp với nhiều thành phần kinh tế đã hình
thành và đi vào hoạt động. Cùng với chính sách mở cửa và hội nhập, đặc biệt là sự
kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2006, là bước
chuyển biến quan trọng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với khoa học
công nghệ, quản lý tiên tiến, phát triển sản xuất, mở rộng thị trường. Đến nay đã có
gần 800 DNNN cổ phần hóa, doanh nghiệp tư nhân bỏ vốn hoạt động theo mô hình
CTCP đã được niêm yết giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ
Chí Minh và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, trong đó có nhiều doanh nghiệp
quy mô lớn hàng đầu trong hầu khắp các ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng của đất
nước. Một trong những mục đích quan trọng nhất của doanh nghiệp khi niêm yết
trên TTCK là để huy động vốn gia tăng năng lực tài chính cho doanh nghiệp. Tuy
nhiên, trong thời gian qua, việc huy động vốn của doanh nghiệp trải qua những biến
động của TTCK còn gặp nhiều vướng mắc dẫn đến kết quả huy động vốn qua kênh
mới mẻ này chưa cao. Quy mô huy động vốn qua TTCK còn nhỏ bé và sơ khai, có
thời điểm doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn trên
TTCK, đặc biệt trong giai đoạn thị trường suy giảm và trầm lắng. Nhiều phương án
huy động vốn trên TTCK đã được đại hội đồng cổ đông của doanh nghiệp thông


3

qua nhưng lại triển khai không thành công trên thực tế do không tìm kiếm được nhà
đầu tư. Có doanh nghiệp mặc dù đã niêm yết nhưng lại chưa thực sự tự tin trong
việc phát hành cổ phiếu huy động vốn nên vẫn bằng lòng với việc vay vốn ngân
hàng, khi lãi suất cho vay tăng vọt đã gây ra những khó khăn gay gắt, nhiều doanh
nghiệp đứng trên bờ vực của phá sản. Một số doanh nghiệp đã chưa tận dụng cơ hội
thuận lợi để phát hành cổ phiếu huy động vốn trên thị trường tăng cường năng lực
tài chính để đối phó với những khó khăn trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Đối
với các doanh nghiệp đã phát hành thành công cổ phiếu huy động vốn thì lại xuất

hiện tình trạng sử dụng vốn không đúng mục đích gây thiệt hại cho cổ đông, ảnh
hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Cá biệt có doanh nghiệp thậm chí đã xin hủy
niêm yết tự nguyện vì mục tiêu chính là huy động vốn lại không thực hiện được gây
ra những băn khoăn, lo ngại về vai trò, vị trí của TTCK trong nền kinh tế.
Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để giúp các doanh nghiệp huy động được
nguồn vốn trên TTCK gắn với việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động được,
góp phần vào sự lớn mạnh và phát triển bền vững của hệ thống các doanh nghiệp?
Những yếu tố nào tác động vào quá trình huy động vốn của các doanh nghiệp trên
TTCK và trong điều kiện Việt Nam thì giải pháp đối với các yếu tố đó là gì để tạo
thuận lợi cho các doanh nghiệp huy động và sử dụng vốn có hiệu quả?
Hiện nay, Chính phủ đang triển khai thực hiện chuyển đổi mô hình tăng
trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế trong đó có nội dung là tái cơ cấu hệ thống tài chính
và tái cơ cấu hệ thống DNNN. Cả hai nội dung này đều có liên quan đến phát huy
vai trò của TTCK trong huy động vốn cho doanh nghiệp qua đó thúc đẩy tiến trình
cổ phần hóa DNNN gắn với nâng cao hiệu quả hoạt động.
Qua phân tích trên cho thấy vấn đề huy động vốn của các doanh nghiệp trên
TTCK trong điều kiện nước ta hiện nay là vấn đề rất cấp thiết và quan trọng. Có
giải quyết được bài toán vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp qua kênh
TTCK mới tạo được bước phát triển đột phá, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh và tính bền vững của doanh nghiệp qua đó thúc đẩy kinh tế phát triển đạt các
mục tiêu đã đề ra.


4

Với đề tài “Huy động vốn của các doanh nghiệp trên TTCK ở Việt Nam” tác
giả mong muốn đưa ra những giải pháp có căn cứ khoa học và thực tiễn để góp
phần giải quyết vấn đề nêu trên.
2. Mục đích nghiên cứu của Luận án
- Đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về nguồn vốn của doanh

nghiệp qua đó khẳng định vai trò quan trọng của nguồn vốn chủ sở hữu; các phương
thức huy động vốn của doanh nghiệp trên TTCK; tác động qua lại giữa doanh
nghiệp với TTCK, mối quan hệ giữa TTCK sơ cấp và thứ cấp; phân tích và hệ
thống hóa cũng như làm rõ bản chất vai trò của các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình
huy động vốn của doanh nghiệp trên TTCK.
- Đánh giá thực trạng hoạt động của TTCK Việt Nam; phân tích nhu cầu huy
động vốn của các doanh nghiệp để phát triển sản xuất kinh doanh; thực trạng tình
hình huy động vốn trên TTCK gắn với sử dụng vốn hiệu quả của các doanh nghiệp
trên TTCK Việt Nam; hệ thống hóa các phương thức phát hành cổ phiếu huy động
vốn; phân tích thực trạng của các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình huy động vốn của
các doanh nghiệp trên TTCK Việt Nam; rút ra các nguyên nhân gây cản trở, vướng
mắc trong quá trình huy động vốn của các doanh nghiệp trên TTCK Việt Nam.
- Đề ra một hệ thống toàn diện các giải pháp để đẩy mạnh huy động vốn của các
doanh nghiệp qua TTCK trong thời gian tới; đồng thời đề xuất, kiến nghị với các cơ
quan quản lý, vận hành thị trường nhằm thực hiện thành công các giải pháp nêu trên.
3. Đối tượng, phạm vi, giác độ nghiên cứu của Luận án
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Những nguyên lý, quy luật vận động, chức năng của TTCK và hoạt động
của TTCK Việt Nam;
+ Nhu cầu huy động vốn của các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh
doanh và thực trạng huy động vốn của các doanh nghiệp trên TTCK Việt Nam;
+ Các yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến việc huy động vốn của các doanh
nghiệp trên TTCK và thực tế tại Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:


5

+ Thời gian nghiên cứu giai đoạn từ khi thành lập TTCK Việt Nam tháng
7/2000 đến năm 2012;

+ Luận án chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu đối với các doanh nghiệp niêm yết
cổ phiếu trên hai sở giao dịch: Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
(HSX) và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX);
+ Chỉ nghiên cứu việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu chuyển đổi (bản chất
cũng là cổ phiếu) để huy động vốn, đây là công cụ phát hành trực tiếp làm tăng
nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
- Giác độ nghiên cứu
Tác giả với tư cách là một nhà nghiên cứu độc lập với mục tiêu tìm giải pháp
tăng cường huy động vốn gắn với sử dụng vốn hiệu quả của các doanh nghiệp trên
TTCK nhằm phát huy vai trò của TTCK đối với thúc đẩy tăng trưởng, góp phần xây
dựng hệ thống các doanh nghiệp và nền kinh tế phát triển bền vững. Qua nghiên
cứu, tác giả đưa ra các khuyến nghị đối với các chủ thể tham gia vào quá trình huy
động vốn của các doanh nghiệp trên TTCK đồng thời đề xuất, kiến nghị với các cơ
quan quản lý nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu.
4. Các phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp được sử dụng đó là: phương pháp duy vật biện chứng; so
sánh đối chiếu, tập hợp các vấn đề có hệ thống, thông qua phân tích diễn giải từ đó
quy nạp các vấn đề để đưa ra các giải pháp kiến nghị. Ngoài ra, trong Luận án cũng
có các bảng biểu và mô hình hoá để minh hoạ các vấn đề cần trình bày.
- Các phương pháp thu thập số liệu: Số liệu sẽ được tác giả thu thập thông qua
cơ quan chuyên môn theo dõi các số liệu về huy động vốn của các doanh nghiệp
trên TTCK, các báo cáo thường niên của UBCKNN và các Sở Giao dịch, Trung tâm
lưu ký, các báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết
trên TTCK, các số liệu tác giả tự phân nhóm và tổng hợp dựa trên các thông báo,
quyết định cho phép doanh nghiệp phát hành và kết quả chào bán đăng công khai
trên trang web của UBCKNN.
- Phương pháp phỏng vấn: Thực hiện phỏng vấn Chủ tịch HĐQT hoặc Tổng


6


Giám đốc của 30 doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên TTCK Việt Nam về nhu cầu
huy động vốn và kế hoạch sử dụng vốn khi huy động được.
- Phương pháp điều tra: Sử dụng kết quả điều tra của CTCP chứng khoán
Rồng Việt khi gửi công văn chào dịch vụ 200 doanh nghiệp niêm yết trên TTCK.
Các số liệu tác giả thu thập được hoàn toàn phù hợp với nội dung nghiên cứu
do vấn đề nghiên cứu của tác giả đưa ra là rõ ràng.
5. Giới thiệu bố cục luận án
Tên luận án: “Huy động vốn của các doanh nghiệp trên TTCK ở Việt Nam”.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận án bao gồm 03 chương:
Chương 1. Lý luận chung về huy động vốn của các doanh nghiệp trên TTCK.
Chương 2. Thực trạng huy động vốn của các doanh nghiệp trên TTCK ở Việt Nam
Chương 3. Giải pháp huy động vốn của các doanh nghiệp trên TTCK ở Việt Nam
6. Những đóng góp mới của luận án
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

1. Luận án đã đưa ra cách tiếp cận mới trong quá trình huy động vốn
của các doanh nghiệp trên TTCK, theo đó để tăng cường huy động vốn của
các doanh nghiệp trên TTCK cần phải gắn bó chặt chẽ huy động vốn với sử
dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động được, coi đây là yếu tố tạo nên tính
bền vững trong hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp;
2. Luận án cũng mô hình hóa quá trình huy động vốn của các doanh
nghiệp trên TTCK, làm rõ vai trò của 3 chủ thể quan trọng: (1) Người mua
bao gồm nhà đầu tư tổ chức và cá nhân; (2) Người bán là các TCPH; (3) Tổ
chức trung gian là các CTCK;
Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
1. UBCKNN cần xây dựng hệ thống cơ chế giám sát việc sử dụng vốn
huy động của các doanh nghiệp trên TTCK nhằm đảm bảo sử dụng đúng mục
đích và có hiệu quả, củng cố niềm tin trên TTCK;
2. Nhà nước nên có các quy định nhằm tăng cường vai trò và tính năng



7

động của tổ chức trung gian là CTCK trở thành chủ thể kiến tạo và dẫn dắt
quá trình kết nối giữa TCPH và nhà đầu tư; các CTCK phải chủ động đề xuất
các cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho quá trình huy động vốn;
3. Các cơ quan quản lý nhà nước cần có quy định căn cứ quy mô đợt
phát hành cổ phiếu, phương thức phát hành hoặc vốn điều lệ của TCPH để
thực hiện triển khai nghiệp vụ bảo lãnh phát hành bắt buộc đối với toàn bộ
hoặc một phần cổ phiếu của doanh nghiệp nhằm mục tiêu kiểm soát chất
lượng hàng hóa trên TTCK đồng thời vẫn tạo ra cơ chế huy động vốn thuận
lợi cho doanh nghiệp.
7. Tổng quan một số công trình nghiên cứu có liên quan
- Trong luận án với đề tài “Phát triển thị trường vốn” của tác giả Đặng Anh
Tuấn: Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu có phạm vi rộng hơn, Luận án
đã phân tích và phân biệt rõ ràng ý nghĩa và phạm vi của khái niệm thị trường vốn
so với thị trường tín dụng trung dài hạn, thị trường đối với các loại chứng khoán
phái sinh. Các nghiên cứu trước đây khi phân biệt thị trường vốn thường thiếu đi
một trong các yếu tố về kỳ hạn, đặc điểm, hoặc hàng hóa của thị trường vốn.
Luận án thực hiện đánh giá mức độ phát triển của thị trường vốn Việt Nam
toàn diện hơn so với các nghiên cứu trước đây trên ba khía cạnh: các chỉ tiêu định
lượng về qui mô thị trường và qua phương pháp nghiên cứu sự kiện; các chỉ tiêu về
mức độ bảo vệ nhà đầu tư; chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động giám sát và quản lý thị
trường vốn. Các nghiên cứu trước đây mới chỉ nghiên cứu được một trong ba khía
cạnh nêu trên.
- Trong luận án với đề tài “Phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam” của
NCS Trịnh Mai Vân, trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Phạm vi nghiên cứu chủ
yếu chỉ bao gồm trái phiếu Chính phủ, không trùng lặp với nội dung đề tài tác giả
nghiên cứu.

Luận án xây dựng mối quan hệ tác động giữa việc thay đổi thâm hụt ngân sách
năm trước đến sự tăng lên của GDP năm sau thể hiện qua phương trình:
Thay đổi GDP = Thay đổi khoản chi tiêu thâm hụt của Chính phủ * Số nhân
thu nhập.


8

- Một số công trình nước ngoài có nghiên cứu về quá trình huy động vốn của
các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán như của Erel I., JulioB., Kim Ư. Anh
Weisbach M.S (2012), “Macroeconomic Conditions anh Capital Raising”, Riview
of Financial Studies và Weisbach M.S (2012), “Raising Capital Amid Uncertainty
about Financial Market Conditions”, NBER Reporter. Tuy các nguyên lý, các yếu tố
tác động đến khả năng huy động vốn của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán
là tương tự nhau nhưng quá trình vận dụng vào thị trường chứng khoán Việt Nam
chỉ mang tính chất tham khảo vì thị trường Việt Nam có tính đặc thù là mới hình
thành và phát triển, nền kinh tế mới chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Một số tác giả khác cùng nghiên cứu về vấn đề huy động vốn của các doanh
nghiệp, phát triển TTCK sơ cấp nhưng lại được tiến hành nghiên cứu trong những
năm 2002, 2003 khi TTCK Việt Nam còn chưa phát triển, chưa có nhiều vấn đề
phát sinh thực tế để nghiên cứu nên những đề tài này có đối tượng và phạm vi
nghiên cứu không trùng lắp với tác giả.
- Từ những luận cứ khoa học về TTCK, Luận án đã đi sâu nghiên cứu bản
chất, chức năng và cơ chế huy động vốn của các doanh nghiệp trên TTCK qua đó
làm nổi bật lên vai trò của TTCK đối với việc huy động vốn trung và dài hạn cho
các doanh nghiệp. Đồng thời qua phân tích việc huy động vốn của các doanh nghiệp
qua kênh TTCK tại một số nước trên thế giới đã rút ra được một số kinh nghiệm để
triển khai thành công huy động vốn cho các doanh nghiệp qua TTCK.
Nghiên cứu, phân tích thực trạng huy động vốn của các doanh nghiệp qua

kênh TTCK ở Việt Nam trong giai đoạn từ khi TTCK được chính thức thành lập ở
Việt Nam. Quá trình phân tích được tiến hành từ nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp
trong nền kinh tế đến khả năng đáp ứng của cả thị trường tài chính, thực trạng đáp
ứng của TTCK Việt Nam qua đó cho thấy việc huy động vốn qua phát hành chứng
khoán là rất tiềm năng trong khi việc phát triển còn nhiều hạn chế.
Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu về lý thuyết và thực tiễn hoạt động huy
động vốn của các doanh nghiệp trên TTCK, Luận án đã đưa ra hệ thống các giải
pháp được trình bày tại Chương III. Để đẩy mạnh huy động vốn cho các doanh
nghiệp qua TTCK, Luận án đã phân nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình huy


9

động vốn của các doanh nghiệp trên TTCK và đưa ra các giải pháp mang cụ thể tính
riêng biệt và đặc trưng để thúc đẩy từng yếu tố phát triển. Luận án cũng đưa ra một
số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý để tạo ra môi trường thuận lợi để giải
quyết những vướng mắc trong quá trình huy động vốn của các doanh nghiệp qua
TTCK.
Nghiên cứu của tác giả khác với các nghiên cứu của các tác giả khác ở chỗ
qua nghiên cứu tác giả đã đưa ra hệ thống giải pháp cụ thể cho 3 đối tượng cơ bản
tham gia vào quá trình huy động vốn đó là:
+ Doanh nghiệp (tổ chức) phát hành: Qua nghiên cứu sẽ giúp doanh nghiệp
tìm kiếm, chuẩn bị được phương án phát hành chứng khoán huy động vốn phù hợp,
và đặc biệt là sau khi huy động vốn hoàn thành thì quá trình sử dụng vốn phải hiệu
quả, thực hiện nghiêm túc đúng theo kế hoạch đã đề ra trình đại hội cổ đông, hoạt
động công khai minh bạch, phát triển bền vững.
+ Nhà đầu tư (tổ chức và cá nhân): Lựa chọn được những cổ phiếu tốt, doanh
nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Ngoài ra nghiên cứu cũng chỉ ra cách
thức phát triển hệ thống nhà đầu tư trong bối cảnh nhà đầu tư niềm tin của nhà đầu
tư vào sự phát triển của TTCK bị xói mòn.

+ CTCK: Nghiên cứu chỉ ra trong bối cảnh TTCK được phân tích từ năm
2000 đến 2012, CTCK thể hiện vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp
huy động vốn trên thị trường. Nghiên cứu cũng đề ra cho các CTCK những giải pháp
mới phù hợp với điều kiện tình hình TTCK để tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh
nghiệp.
Ngoài ra, luận án cũng đưa ra giải pháp đối với các cơ quan quản lý nhà
nước và các cơ quản lý thị trường là những cơ quan tác động đến cả 3 chủ thể cơ
bản trong quá trình huy động vốn nêu trên.


10

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của TTCK
TTCK được xem là đặc trưng cơ bản, là biểu tượng của nền kinh tế hiện đại.
Người ta có thể đo lường và dự tính sự phát triển kinh tế qua diễn biến TTCK. Là
một bộ phận cấu thành của thị trường tài chính, TTCK, được hiểu một cách chung
nhất, là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các chứng khoán - các hàng hóa
và dịch vụ tài chính giữa các chủ thể tham gia. Việc trao đổi mua bán này được thực
hiện theo những quy tắc ấn định trước.
Hình thức sơ khai của TTCK đã xuất hiện cách đây hàng trăm năm. Vào
khoảng thế kỷ 15, ở các thành phố trung tâm thương mại phương Tây, trong các chợ
phiên hay hội chợ, các thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê để thương
lượng mua bán, trao đổi hàng hóa. Đặc điểm của hoạt động này là các thương gia
chỉ trao đổi bằng lời với nhau về các hợp đồng mua bán mà không có sự xuất hiện
của bất cứ hàng hóa, giấy tờ nào. Đến cuối thế kỷ 15, “khu chợ riêng” đã trở thành
thị trường hoạt động thường xuyên với những quy ước xác định cho các cuộc

thương lượng. Những quy ước này dần trở thành các quy tắc có tính chất bắt buộc
đối với các thành viên tham gia [21].
Buổi họp đầu tiên diễn ra năm 1543 tại một lữ quán của gia đình Vanber tại
thành phố Bruges (Vương Quốc Bỉ). Trước lữ quán có một bảng hiệu vẽ hình ba túi
gia và chữ Bourse. Ba túi da tượng trưng cho ba nội dung của thị trường: Thị trường
hàng hóa; thị trường ngoại tệ; TTCK động sản; còn chữ Bourse có nghĩa là “mậu
dịch thị trường” hay còn gọi là “nơi buôn bán chứng khoán”.
Đến năm 1957, thị trường ở thành phố Bruges bị sụp đổ do cửa biển Evin –
nơi dẫn các tàu vào buôn bán tại thành phố bị cát biển lấp mất.
Tuy nhiên, vào năm 1551, thị trường này đã được dời tới thành phố cảng


11

Anvers (Bỉ), từ đó, thị trường này phát triển nhanh chóng. Một thị trường như vậy
cũng được thành lập ở London (Vương quốc Anh) vào thế kỷ 18 và sau đó là một
loạt thị trường tại Pháp, Đức, Ý và một số nước Bắc Âu và Mỹ cũng được thành
lập. Sau một thời gian hoạt động, thị trường đã chứng tỏ khả năng không đáp ứng
được yêu cầu của cả ba giao dịch khác nhau. Vì thế, thị trường ngoại tệ được tách ra
và phát triển thành thị trường hối đoái. TTCK động sản trở thành TTCK. Như vậy,
TTCK được hình thành cùng với thị trường hàng hóa và thị trường chứng hối đoái
[21].
Quá trình phát triển của TTCK đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Lịch sử đã
ghi nhận hai đợt khủng hoảng lớn, đó là khi các TTCK ở Mỹ, Tây Âu, Bắc Âu,
Nhật Bản bị sụp đổ chỉ trong vài giờ “Ngày thứ Năm đen tối”, 24/10/1929 và “Ngày
thứ Hai đen tối”, 19/10/1987. Song, trải qua các cuộc khủng hoảng, cuối cùng
TTCK lại được phục hồi và tiếp tục phát triển, trở thành một thể chế tài chính
không thể thiếu được trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường [19].
1.1.2. Khái niệm và bản chất của TTCK.
Hiện nay, tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về TTCK

Quan điểm thứ nhất cho rằng TTCK (TTCK) và thị trường vốn là một, chỉ là
tên gọi khác nhau của cùng một khái niệm: Thị trường tư bản (Capital market). Nếu
xét về mặt nội dung, thì thị trường vốn biểu hiện các quan hệ bản chất bên trong của
quá trình mua bán các chứng khoán. TTCK là biểu hiện bên ngoài, là hình thức giao
dịch vốn cụ thể. Do đó, các thị trường này không thể phân biệt, tách rời nhau mà
thống nhất và cùng phản ánh các quan hệ bên trong và bên ngoài của thị trường tư
bản.
Quan điểm thứ hai của đa số các nhà kinh tế cho rằng: “TTCK được đặc
trưng bởi thị trường vốn chứ không phải đồng nhất là một”. Như vậy, theo quan
điểm này, TTCK và thị trường vốn là khác nhau, trong đó TTCK chỉ giao dịch, mua
bán các công cụ tài chính trung và dài hạn như trái phiếu chính phủ, cổ phiếu và trái
phiếu công ty. Các công cụ tài chính ngắn hạn được giao dịch trên thị trường tiền tệ,
không thuộc phạm vi hoạt động của TTCK
Quan điểm thứ ba, dựa trên những gì quan sát được tại đa số các Sở giao dịch


12

chứng khoán lại cho rằng “TTCK là thị trường cổ phiếu”, hay là nơi mua bán các
phiếu cổ phần được các công ty phát hành ra để huy động vốn. Theo quan điểm này,
TTCK được đặc trưng bởi thị trường mua bán các công cụ tài chính mang lại quyền
tham gia sở hữu.
Các quan điểm trên đều được khái quát dựa trên những cơ sở thực tiễn và
trong từng điều kiện lịch sử nhất định.
Tuy nhiên, quan niệm đầy đủ và rõ ràng, phù hợp với sự phát triển chung của
TTCK hiện nay, được hiểu một cách phổ biến là:
TTCK là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các loại chứng khoán.
Chứng khoán được hiểu là các loại giấy tờ có giá hay bút toán ghi sổ, nó cho phép
chủ sở hữu có quyền yêu cầu về thu nhập và tài sản của TCPH hoặc quyền sở hữu.
Các quyền yêu cầu này có sự khác nhau giữa các loại chứng khoán, tùy theo tính

chất sở hữu của chúng [26].
Các giao dịch mua bán, trao đổi chứng khoán có thể diễn ra ở thị trường sơ
cấp (Primary Market) hay thị trường thứ cấp (Secondary Market), tại sở giao dịch
(Stock Exchange) hay TTCK phi tập trung (Over - The Counter Market) hay thị
trường giao ngay (Spot Market) hay thị trường có kỳ hạn (Future Market). Các quan
hệ mua bán trao đổi này làm thay đổi chủ sở hữu của chứng khoán, và vì vậy, thực
chất đây chính là quá trình vận động của tư bản, chuyển từ tư bản sở hữu sang tư
bản kinh doanh.
TTCK không giống với thị trường các hàng hóa thông thường khác vì hàng
hóa của TTCK là một loại hàng hóa đặc biệt, là quyền sở hữu về tư bản. Loại hàng
hóa này cũng có giá trị và giá trị sử dụng. Như vậy, có thể nói, bản chất của TTCK
là thị trường thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu của vốn đầu tư mà ở đó, giá cả
của chứng khoán chứa đựng thông tin về chi phí vốn hay giá cả của vốn đầu tư.
TTCK là hình thức phát triển bậc cao của nền sản xuất và lưu thông hàng hóa [21].
1.1.3. Vị trí và cấu trúc của TTCK
1.1.3.1 Vị trí của TTCK trong thị trường tài chính
TTCK là một bộ phận của thị trường tài chính. Vị trí của TTCK trong tổng thể


13

thị trường tài chính thể hiện [46]:
- TTCK là hình ảnh đặc trưng của thị trường vốn.

TT tiền tệ

TTCK

Thời gian


1 năm

t

Như vậy, trên TTCK giao dịch hai loại công cụ tài chính: công cụ tài chính
trên thị trường vốn và công cụ tài chính trên thị trường tiền tệ.
- TTCK là hạt nhân trung tâm của thị trường tài chính, nơi diễn ra quá trình
phát hành, mua bán các công cụ Nợ và công cụ Vốn (các công cụ sở hữu).
TT nợ

TT Vốn cổ phiếu

TT Trái phiếu TT Cổ phiếu

1.1.3.2.Cấu trúc TTCK
Tùy theo mục đích nghiên cứu, cấu trúc của TTCK có thể được phân loại theo
nhiều tiêu thức khác nhau. Tuy nhiên, thông thường, ta có thể xem xét ba cách thức
cơ bản là phân loại hàng hóa, phân loại theo hình thức tổ chức của thị trường và
phân loại theo quá trình luân chuyển vốn. Phần này tập trung làm rõ phân loại theo
quá trình luân chuyển vốn để hiểu cơ chế vận hành của thị trường và mối quan hệ
gắn bó mật thiết giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.

a. Phân loại theo hàng hóa
Theo các loại hàng hóa được mua bán trên thị trường, người ta có thể phân
TTCK thành thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu và thị trường các công cụ dẫn
suất.


14


Thị trường trái phiếu (Bond Market) là thị trường mà hàng hóa được mua bán
tại đó là các trái phiếu. Trái phiếu là công cụ nợ, mà thực chất của việc phát hành
các công cụ này là nhà phát hành đứng ra đi vay theo phương thức có hoàn trả cả
gốc lẫn lãi. Người cho vay sẽ không chịu bất cứ trách nhiệm nào về kết quả hoạt
động sử dụng vốn của người cho vay và trong mọi trường hợp, nhà phát hành phải
có trách nhiệm hoàn trả cho trái chủ theo các cam kết đã được xác định trong hợp
đồng vay. Trái phiếu thường có thời hạn xác định, có thể là trung hạn hay dài hạn.
Khác với thị trường nợ, thị trường cổ phiếu (Stock Market) là nơi giao dịch
mua bán, trao đổi giấy tờ xác nhận cổ phần đóng góp của cổ đông. Cổ đông là chủ
sở hữu của công ty và phải chịu trách nhiệm trong phần đóng góp của mình. Cổ
phiếu sẽ cho phép họ có quyền yêu cầu đối với lợi nhuận sau thuế của công ty cũng
như đối với tài sản của công ty, khi tài sản này được đem bán. Cổ phiếu có thời gian
đáo hạn là không xác định.
Thị trường các công cụ dẫn suất (Derivative Market) là nơi các chứng khoán
phát sinh được mua và bán. Tiêu biểu cho các công cụ này là hợp đồng tương lai
(Future Contracts), hợp đồng quyền chọn (Options). Thị trường này ngày càng trở
nên quan trọng đối với các nhà quản lý tài chính. Nó cung cấp các công cụ phòng vệ
hữu hiệu, đồng thời cũng là công cụ đầu cơ lý tưởng cho các nhà đầu tư.
b. Phân loại theo hình thức tổ chức của thị trường
TTCK có thể được tổ chức theo hai cách sau.
Cách thức nhất là tổ chức thành các Sở giao dịch (Stock Exchange), tại đây,
người mua và người bán (hoặc đại lý, môi giới của họ) gặp nhau tại một địa điểm
nhất định để tiến hành giao dịch mua bán, trao đổi chứng khoán. Chính vì vậy,
người ta còn gọi Sở giao dịch chứng khoán là thị trường tập trung, nơi giao dịch
mua bán, trao đổi các chứng khoán của các công ty lớn, hoạt động có hiệu quả. Sở
giao dịch chứng khoán được quản lý một cách chặt chẽ bởi Ủy ban chứng khoán
quốc gia, các giao dịch chịu sự điều tiết của Luật Chứng khoán và TTCK. Những
TTCK tập trung tiêu biểu được biết đến là Sở giao dịch chứng khoán Luânđôn
(London Stock Exchange), Sở giao dịch chứng khoán Mỹ (American Stock



15

Exchange), Sở giao dịch chứng khoán Pari (Paris Stock Exchange).
Cách thứ hai, khác với thị trường tập trung, thị trường giao dịch qua quầy hay
TTCK phi tập trung (OTC: Over - The - Counter Market) là thị trường của các nhà
buôn bán, những người tạo thị trường (Market Makers). Các nhà buôn có một danh
mục chứng khoán và họ sẵn sàng mua và bán với các nhà buôn khác cũng như các
nhà đầu tư khi những người này chấp nhận giá cả của họ. Ở thị trường này không có
địa điểm giao dịch chính thức mà có thể diễn ra tại tất cả các quầy, sàn giao dịch
của các thành viên thông qua điện thoại hay mạng diện rộng. Khối lượng giao
dịch của thị trường này thường lớn hơn so với thị trường Sở giao dịch.
Ngoài hai loại thị trường trên, người ta còn nói đến thị trường thứ ba, thị
trường dành cho các chứng khoán không đủ tiêu chuẩn để giao dịch trên thị trường
tập trung và thị trường OTC. Ngoài ra, còn phân loại TTCK thành thị trường đàm
phán, thị trường giao ngay (Spot Market) và thị trường kỳ hạn (Future Markets).
Việc phân loại TTCK sẽ giúp phân tích cụ thể hơn vai trò của TTCK.
c. Theo phân loại quá trình luân chuyển vốn
Theo cách thức này, thị trường được phân thành thị trường cơ cấp và thị
trường thứ cấp
Thị trường sơ cấp hay thị trường cấp 1 (Primary Market) là thị trường phát
hành các chứng khoán hay là nơi mua bán các chứng khoán lần đầu tiên. Tại thị
trường này, giá cả của chứng khoán là giá phát hành. Việc mua bán chứng khoán
trên thị trường sơ cấp làm tăng vốn cho nhà phát hành. Thông qua việc phát hành
chứng khoán, Chính phủ có thêm nguồn thu để tài trợ cho các dự án đầu tư hoặc
tiêu dùng của Chính phủ, các doanh nghiệp huy động vốn trên thị trường nhằm tài
trợ cho các dự án đầu tư.
Thị trường thứ cấp hay thị trường cấp 2 (Sencondary Market) là thị trường
giao dịch mua bán, trao đổi những chứng khoán đã được phát hành nhằm mục đích
kiếm lời, di chuyển vốn đầu tư hay di chuyển tài sản xã hội.

Quan hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp thể hiện trên các giác độ
sau:


16

Thứ nhất, thị trường thứ cấp làm tăng tính lỏng của các chứng khoán đã phát
hành. Việc này làm tăng sự ưa chuộng của chứng khoán và làm giảm rủi ro cho các
nhà đầu tư. Các nhà đầu tư sẽ dễ dàng hơn trong việc sàng lọc, lựa chọn, thay đổi
kết cấu danh mục đầu tư, trên cơ sở đó làm giảm chi phí cho các nhà phát hành
trong việc huy động và sử dụng vốn. Việc tăng tính lỏng của tài sản sẽ tạo điều kiện
tách biệt giữa sở hữu và quản lý, làm cơ sở cho việc tăng hiệu quả quản lý doanh
nghiệp.
Việc tăng tính lỏng cho các chứng khoán tạo điều kiện cho việc chuyển đổi
thời hạn của vốn, từ vốn ngắn hạn sang trung hạn và dài hạn, đồng thời, tạo điều
kiện cho việc phân phối vốn một cách hiệu quả. Sự di chuyển vốn đầu tư trong nền
kinh tế được thực hiện thông qua cơ chế “bàn tay vô tình” cơ chế xác định giá
chứng khoán và thông qua hoạt động thâu tóm, sáp nhập doanh nghiệp trên thị
trường thứ cấp.
Thứ hai, thị trường thứ cấp xác định giá của chứng khoán đã được phát
hành trên thị trường cơ cấp. Thị trường thứ cấp được xem là thị trường định giá
các công ty.
Thứ ba, Thông qua việc xác định giá, thị trường thứ cấp cung cấp một danh
mục chi phí vốn tương ứng với các mức độ rủi ro khác nhau của từng phương án
đầu tư, tạo cơ sở tham chiếu cho các nhà phát hành cũng như các nhà đầu tư trên thị
trường sơ cấp. Thông qua cơ chế bàn tay vô hình, vốn sẽ được chuyển tới công ty
nào làm ăn có hiệu quả hơn, qua đó làm tăng hiệu quả kinh tế xã hội.
Tóm lại, thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có quan hệ mật thiết, hỗ trợ
lẫn nhau. Về bản chất, mối quan hệ giữa TTCK sơ cấp và thứ cấp là mối quan hệ
nội tại, biện chứng. Nếu không có thị trường sơ cấp sẽ không có thị trường thứ cấp.

Mục đích cuối cùng của các nhà quản lý là phải tăng cường hoạt động huy động vốn
trên thị trường sơ cấp, vì chỉ có tại thị trường này, vốn mới thực sự vận động từ
người tiết kiệm sang người đầu tư, còn sự vận động của vốn thị trường thứ cấp
chỉ là tư bản giả, không tác động trực tiếp việc tích tụ và tập trung vốn [20].


17

1.1.4. Các chủ thể trên TTCK
Các tổ chức và cá nhân tham gia TTCK có thể được chia thành 3 nhóm sau:
chủ thể phát hành, chủ thể đầu tư, CTCK và các tổ chức có liên quan đến chứng
khoán.
1.1.4.1. Chủ thể phát hành
Chủ thể phát hành là người cung cấp các chứng khoán - hàng hóa của TTCK.
Các chủ thể phát hành bao gồm: Chính phủ, các doanh nghiệp và một số tổ chức
khác như: các Quỹ đầu tư; tổ chức tài chính trung gian….
- Chính phủ và chính quyền địa phương là chủ thể phát hành các chứng khoán:
Trái phiếu Chính phủ; Trái phiếu địa phương; Trái phiếu công trình; Tín phiếu kho
bạc…
- Công ty là chủ thể phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty.
- Các tổ chức tài chính là chủ thể phát hành các công cụ tài chính như các trái
phiếu, chứng chỉ hưởng thụ… phục vụ cho mục tiêu huy động vốn và phù hợp với
đặc thù hoạt động của họ theo định luật.
1.1.4.2. Nhà đầu tư
Chủ thể đầu tư là những người có tiền, thực hiện việc mua và bán chứng
khoán trên TTCK để tìm kiếm lợi nhuận. Nhà đầu tư có thể được chia thành hai
loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức.
- Nhà đầu tư cá nhân
Nhà đầu tư cá nhân là các cá nhân và hộ gia đình, những người có vốn nhàn
rỗi tạm thời, tham gia mua bán trên TTCK với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Tuy

nhiên, trong đầu tư thì lợi nhuận lại luôn gắn với rủi ro, kỳ vọng lợi nhuận càng cao
thì mức độ chấp nhận rủi ro phải càng lớn và ngược lại. Chính vì vậy các nhà đầu tư
cá nhân luôn phải lựa chọn các hình thức đầu tư phù hợp với khả năng cũng như
mức độ chấp nhận rủi ro của mình.
- Các nhà đầu tư có tổ chức
Nhà đầu tư có tổ chức là các định chế đầu tư, thường xuyên mua bán chứng
khoán với số lượng lớn trên thị trường. Một số nhà đầu tư chuyên nghiệp chính trên


18

TTCK là các ngân hàng thương mại, CTCK, công ty đầu tư, các công ty bảo hiểm,
quỹ tương hỗ, các quỹ lương hưu và các quỹ bảo hiểm xã hội khác. Đầu tư thông
qua các tổ chức đầu tư có ưu điểm là có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư và các
quyết định đầu tư được thực hiện bởi các chuyên gia có chuyên môn và có kinh
nghiệm.
1.1.4.3. Các tổ chức có liên quan đến TTCK
1.1.4.3.1. Cơ quan quản lý và giám sát hoạt động TTCK
Lịch sử hình thành và phát triển TTCK đã cho thấy, đầu tiên TTCK hình thành
một cách tự phát khi có sự xuất hiện của cổ phiếu và trái phiếu và hầu như chưa có
sự quản lý. Nhưng nhận thấy cần có sự bảo vệ lợi ích cho các nhà đầu tư và đảm
bảo sự hoạt động của thị trường được thông suốt, ổn định và an toàn, bản thân các
nhà kinh doanh chứng khoán và các quốc gia có TTCK hoạt động cho rằng cần phải
có cơ quan quản lý và giám sát về hoạt động phát hành và kinh doanh chứng khoán.
Chính vì vậy, cơ quan quản lý và giám sát TTCK đã ra đời.
Cơ quan quản lý và giám sát TTCK được hình thành dưới nhiều mô hình tổ
chức hoạt động khác nhau, có nước do các tổ chức tự quản thành lập, có nước cơ
quan này trực thuộc chính phủ, nhưng có nước lại có sự kết hợp quản lý giữa các tổ
chức tự quản và Nhà nước. Nhưng tựu chung lại, cơ quan quản lý Nhà nước về
TTCK do Chính phủ của các nước thành lập với mục đích bảo vệ lợi ích của người

đầu tư và bảo đảm cho TTCK hoạt động lành mạnh, an toàn và phát triển bền vững.
Cơ quản quản lý Nhà nước về TTCK có thể có những tên gọi khác nhau, tùy
thuộc từng nước và nó được thành lập để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối
với TTCK.
Tại Mỹ, Ủy ban chứng khoán và giao dịch chứng khoán (SEC – Securities and
Exchange Commision) là một cơ quan của liên bang có tư cách pháp lý thực hiện
việc kiểm soát TTCK. Tất cả các tổ chức hoạt động trong ngành chứng khoán đều
phải đăng ký, báo cáo và chịu sự kiểm tra, giám sát của Ủy ban chứng khoán và
giao dịch chứng khoán. Tại Nhật Bản, năm 1992, Ủy ban giám sát chứng khoán và
giao dịch chứng khoán (ESC – Exchange Surveillance Commision) được thành lập,


19

năm 1998 đã được đổi tên thành Finacial Supervision Agency (FSA) với chức năng
cơ bản là tiến hành điều tra và xử lý các giao dịch gian lận trong TTCK. Các chức
năng quản lý TTCK do Tổng cục chứng khoán thuộc Bộ Tài chính Nhật Bản đảm
nhiệm.
Tại Hàn Quốc, quản lý Nhà nước về TTCK có Ủy ban chứng khoán và giao
dịch chứng khoán (ESC – Exchange Surveillance Commision) và Ủy ban giám sát
chứng khoán (SSB – Securities Suprvise Board) (từ năm 1998 đổi tên thành
Finacial Supervision Commision) được đặt dưới sự quản lý của Bộ Kinh tế - Tài
chính. Ban giám sát chứng khoán là cơ quan chấp hành của Ủy ban chứng khoán và
giao dịch chứng khoán thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước đối với TTCK
[20].
Từ những kinh nghiệm học tập được ở những nước có TTCK phát triển, với sự
vận động sáng tạo vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế. Việt Nam đã thành lập cơ quan
quản lý Nhà nước về chứng khoán và TTCK Nhà nước, thành lập theo Nghị định số
75 CP ngày 28/11/1996 của Chính phủ. UBCKNN là một cơ quan thuộc Chính phủ
thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với TTCK ở Việt Nam, sau này chuyển

thành cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính Việt Nam.
1.1.3.4.2. Sở giao dịch chứng khoán
Giao dịch chứng khoán thực hiện vận hành TTCK thông qua bộ máy tổ chức
và hệ thống các quy định, văn bản pháp luật về giao dịch chứng khoán trên cơ sở
phù hợp với các quy định của luật pháp và Ủy ban chứng khoán.
1.1.3.4.3. Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán
Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán là tổ chức tự quản của các CTCK
và một số thành viên khác hoạt động trong ngành chứng khoán, được thành lập với
mục đích bảo vệ lợi ích cho các thành viên và các nhà đầu tư trên thị trường, Hiệp
hội các nhà kinh doanh chứng khoán thường là một tổ chức tự quản.
1.1.3.4.4. Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán
Là tổ chức nhận lưu giữ các chứng khoán và tiến hành các nghiệp vụ thanh
toán bù trừ cho các giao dịch chứng khoán. Các ngân hàng thương mại, CTCK đáp


×