Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Ảnh hưởng của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.85 KB, 12 trang )

A.

LỜI MỞ ĐẦU
Nhân cách là thuộc tính tâm lý của một cá nhân biểu hiện ở bản sắc
và giá trị xã hội của nó. Nói đến nhân cách chúng ta thường băn
khoăn nhân cách thực chất là gì? Tại sao con người lại có nhân
cách? Nhân cách được hình thành và phát triển như thế nào? Nhân
tố giáo dục ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của nhân
cách như thế nào? Vai trị của nhân tố đó ra sao? Chúng ta liên hệ
gì đối với riêng mình?...Hàng loạt câu hỏi đặt ra về nhân cách, và
để giải quyết những thắc mắc nêu trên chúng ta hãy cùng nhau
phân tích ảnh hưởng của giáo dục đới với sự hình thành và phát
triển nhân cách con người Việt Nam hiện nay

1


B.

NỘI DUNG
I.
Khái niệm

1. Khái niệm về giáo dục
- Giáo dục được hiểu là quá trình hình thành và phát triển nhân cách
dưới ảnh hưởng của tất cả các hoạt động từ bên ngồi, được thực hiện
một cách có ý thức của con người trong nhà trường, gia đình và ngồi xã
hội.
Ví dụ: Ảnh hưởng của các hoạt động đa dạng nội khóa, ngoại khóa
của nhà trường; ảnh hưởng của lối dạy bảo, nếp sống trong gia đình;
ảnh hưởng của sách vở, tạp chí; ảnh hưởng của những tấm lịng nhân từ


của người khác;…
- Giáo dục còn được hiểu là hệ thống những tác động có mục đích xác
định được tổ chức một cách khoa học (có kế hoạch, có phương pháp, có
hệ thống) của các cơ quan giáo dục chuyên biệt (nhà trường) nhằm phát
triển toàn diện nhân cách. Qua những môn học trên trường, lớp cũng
như qua những hoạt động như báo cáo thời sự, biểu diễn văn nghệ, cắm
trại, thăm quan,… được tổ chức ngoài giờ lên lớp, sẽ tạo ra những ảnh
hưởng tích cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách của người
được giáo dục, dưới tác động của giáo viên, của nhà giáo dục.
- Giáo dục được hiểu là quá trình hình thành và phát triển nhân cách
người giáo dục dưới quan hệ của những tác động sư phạm của nhà
trường, chỉ liên quan đến các mặt giáo dục như: trí học, đức học, mĩ dục,
thể dục, giáo dục lao động.
- Ngoài ra, giáo dục cịn được hiểu là q trình hình thành và phát triển
nhân cách người được giáo dục chỉ liên quan đến giáo dục đạo đức. Sự
ra đời và phát triển của giáo dục gắn liền với sự ra đời và phát triển của
xã hội. Một mặt, giáo dục phục vụ cho sự phát triển xã hội, bởi lẽ xã
hội sẽ không phát triển thêm một bước nào nếu như không có những
điều kiện cần thiết cho giáo dục tạo ra. Mặt khác, sự phát triển của giáo
dục luôn chịu sự quy định của xã hội thông qua những yêu cầu ngày
càng cao và những điều kiện ngày càng thuận lợi do sự phát triển xã hội
2


mang lại. Chính vì vậy, trình độ phát triển của giáo dục phản ánh những
đặc điểm phát triển của xã hội.
2. Khái niệm về nhân cách con người
- Nhân cách là một vấn đề trung tâm của tâm lý học. Tâm lý học có
nhiệm vụ tìm hiểu những đặc điểm, bản chất của nhân cách, nghiên
cứu những quy luật hình thành và phát triển nhân cách ở các lứa tuổi

khác nhau. Muốn hiểu rõ khái niệm nhân cách, trước hết cần phải hiểu
một số khái niệm có liên quan sau:
2.1. Con người: Là thành viên của một cộng đồng, một xã hội, vừa là
thực thể tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội.
Con người là một thực thể gồm có 3 mặt: xã hội, sinh học và tâm lý.
- Về mặt sinh học: Con người là một động vật bậc cao, có dáng đứng
thẳng, có bộ não phát triển cao nhất, có đơi tay vừa là cơng cụ lao
động vừa là công cụ để nhận thức hiện thực khách quan. Nhưng phần
tự nhiên của con người đã được xã hội hố vì vậy ta có thể nói rằng:
con người là một thực thể tự nhiên tự sản sinh ra mình bằng chính
hoạt động có ý thức.
- Về mặt xã hội: Bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã
hội, con người vừa là chủ thể, vừa là khách thể của các mối quan hệ
xã hội. Con người là một thành viên tích cực hoạt động, có khả năng
kế thừa nền văn minh của nhân loại. Hoạt động của con người là hoạt
động có ý thức.
- Về mặt tâm lý: Con người có mức độ phát triển tâm lý mới về chất
nhờ có lao động và ngơn ngữ.
2.2. Cá nhân: là một con người cụ thể của một cộng đồng, là thành
viên của xã hội. Cá nhân là một thực thể sinh vật – xã hội – văn hóa,
nhưng được xem một cách cụ thể riêng ở từng người để ta phân biệt
cá nhân này với cá nhân khác với cộng đồng.
2.3. Cá tính: Là những đặc điểm độc đáo ở mỗi người, nó tạo nên sắc
thái riêng ở từng người về mặt tâm lý. Nhờ đó ta có thể phân biệt
được người này với người kia một cách . Cá tính khơng phải là nhân

3


cách mà nó chỉ là một bộ phận hợp thành nhân cách, nó làm cho nhân

cách trở nên chi tiết và đầy đủ hơn.
2.4. Nhân cách: Là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý
của cá nhân biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người.
Các thuật ngữ con người, cá nhân dùng để biểu thị những phạm trù
xã hội lịch sử có nội dung rất riêng. Khái niệm nhân cách chỉ nhấn
mạnh vào cốt cách làm người và giá trị xã hội của cá nhân với tư cách
là thành viên của xã hội nhất định. Nhân cách vừa là chủ thể vừa là
khách thể của các mối quan hệ người – người, của hoạt động có ý
thức. Nhân cách khơng phải sinh ra đã có, mà nó được hình thành
trong hoạt động và trong những mối quan hệ xã hội của con người.
Những thuộc tính tâm lý tạo thành nhân cách được biểu hiện ở ba cấp
độ: Cấp độ bên trong cá nhân; cấp độ liên cá nhân; cấp độ biểu hiện
bằng hoạt động và sản phẩm của nó.
II.
Mơi trường giáo dục
1. Khái niệm
- Mơi trường là hệ thống hồn cảnh bên ngồi,các điều kiện tự nhiên xã
hội xung quanh cần thiết cho hoạt động sống và phát triển của con
người.
- Môi trường giáo dục là toàn bộ điều kiện vật chất và tinh thần mà
trong đó con người được giáo dục,được sống, lao động và học tập được
sử dụng nhằm tác động nhằm tác động đến sự hình thành nhân cách của
người học phù hợp với mục đích giáo dục đã quy định.
2. Mơi trường giáo dục
a. Gia đình
Gia đình là nhóm xã hội đầu tiên mà mỗi cá nhân trong mọi xã hội
thường phải phụ thuộc vào, do đó, gia đình là một mơi trường xã hội hóa
có tầm quan trọng rất lớn.

4



Mỗi gia đình cần phải xem xét đến xã hội hóa trong gia đình ở 3 khía
cạnh sau:
+ Thiết chế gia đình là những quy định trong hành vi và lối sống nhằm
tạo ra sự thống nhất các hành động trong gia đình.
+ Giáo dục gia đình là sự truyền lại những cái đúng, cái sai và tri thức
cho mỗi cá nhân nhằm tạo ra những tri thức cao và hành vi đúng trong
mỗi cá nhân.
+ Hành vi của mỗi người lớn trong gia đình thể hiện nhân cách của họ.
Những hành vi này sẽ truyền lại cho các thế hệ sau bằng các con đường
bắt chước và lây lan.Vì vậy những người lớn trong gia đình phải là các
tấm gương mẫu mực trong hành vi để con trẻ noi theo.
b. Nhà trường
Trường học là cơ quan chủ yếu chịu trách nhiệm hình thành cho trẻ em
các tri thức khoa học và kĩ thuật, các giá trị chuẩn mực văn hóa mà xã
hội mong đợi.
Nếu tính cả tuổi nhà trẻ mẫu giáo trung bình mỗi cá nhân thường dành
12, 15, 18 và 21 năm học chính thức. Do đó, giáo dục trong nhà trường
thường hướng vào những vấn đề cơ bản sau:
+ Giáo dục tri thức là trang bị cho người học những tri thức của nhân
loại về tự nhiên,xã hội,con người và những kĩ năng khác trong hoạt động
nhận thức,lao động của mỗi cá nhân.
+ Giáo dục nhân cách cho người học qua việc định hướng sự lựa chọn
các hành vi xã hội,các chuẩn mực,các khuôn mẫu xã hội để cho mỗi con
người tự lựa chọn và thể hiện hành vi của mình sao cho hợp logic nhất
trong những trường hợp và hoàn cảnh xã hội nhất định.

5



+ Hoạt động của nhà trường là những hoạt động có tổ chức theo những
quy định của xã hội. Những hoạt động này nhằm tạo cho người học
những cảm nhận về cá nhân với tập thể và các nguyên tắc của tập thể,
qua đó rèn luyện ý thức trách nhiệm của cá nhân với tập thể và cộng
đồng.
+ Hành vi của các thầy cô và các nhân viên khác được coi là chuẩn
mực và gương mẫu mà mỗi người cần phải noi theo.
3. Các nhóm xã hội
Nhóm xã hội mà mỗi người đang sống và hoạt động cùng với nó,có
chức năng cơ bản là thỏa mãn nhu cầu giao tiếp,giải trí giữa các cá nhân.
+ Quan hệ bạn bè là quan hệ bình đẳng cùng vị thế xã hội nên các cá
nhân thường chia sẻ thái độ, tâm tư, cảm xúc với nhau.
+ Quan hệ đồng nghiệp là quan hệ của những người cùng hoạt động
chung trong một nhóm lao động nào đó.Trong quan hệ này người ta có
thể chia sẻ tình cảm, đồn kết giúp đỡ lẫn nhau và trao gửi kinh nghiệm
cho nhau trong hoạt động.
+ Quan hệ đồng sở thích là quan hệ theo một sở thích hoặc quan điểm
nào đó.Quan hệ này giúp cho mỗi người tìm được sự hứng thú trong
hoạt động và sự đồng cảm trong cuộc sống.
4.Thông tin đại chúng
Thông tin đại chúng là thiết chế sử dụng những phát triển kỹ thuật ngày
càng tinh vi của công nghiệp để phục vụ sự giao lưu tư tưởng những
mục đích thơng tin,giải trí và thuyết phục tới đơng đảo khán thính giả
bằng phương tiện báo chí,truyền hình,quảng cáo...

6


Chúng tiêu biểu cho một kênh được thiết chế hóa để phân phối tri thức

xã hội và do đó nó tiêu biểu cho một công cụ mạnh mẽ của kiểm sốt xã
hội.
Vai trị của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển
nhân cách của con người – Liên hệ thực tế
Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách
con người
Với nghĩa rộng, giáo dục bao gồm giáo dục nhà trường, giáo dục xã hội,
giáo dục gia đình. Trong đó giáo dục nhà trường là quá trình tác động
một cách chuyên biệt, không chỉ cung cấp cho học sinh những năng lực
và phẩm chất trí tuệ hứng thú, mặt khác việc giáo dục thơng qua các
hình thức sinh hoạt tập thể và hoạt động xã hơi cơng ích là những tác
động đặc thù ảnh hưởng đến sự phát triển những phẩm chất đạo đức
của nhân cách .
III.

Giáo dục xã hội thông qua sách báo phim ảnh truyền hình, giao
tiếp xã hội ...với những nội dung lành mạnh là những tác động tích
cực hỗ trợ cho giáo dục nhà trường. Giáo dục gia đình tuy khơng
có chương trình kế hoạch và nội dung xác định như giáo dục nhà
trường, song với việc tổ chức cuộc sống có nề nếp trật tự gia phong
với việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái,
giữa các thành viên trong gia đình thuộc các thế hệ ...là những tác
động góp phần tạo nên nền tảng ban đầu của sự hình thành nhân
cách.
Như vậy giáo dục giữ vai trò quyết định xu hướng hình thành và phát
triển nhân cách, có thể nói như vậy là vì :
-

Giáo dục vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển
nhân cách của học sinh và dẫn dắt sự hinh thành và phát triển

nhân cách của học sinh theo chiều hướng đó.
7


-

Giáo dục có thể mang lại những cái mà các yếu tố bẩm sinh –di
truyền hay môi trường tự nhiên khơng thể đem lại được.

Ví dụ 1:
Như một đứa trẻ có cảm thụ âm nhạc rất tốt, nhưng muốn chơi được
một loại nhạc nào thì đứa trẻ đó phải học .
Ví dụ 2: Trẻ con khơng cần yếu tố giáo dục đến 2 tuổi sẽ biết đi, 3 tuổi
sẽ biết nói – đó là những yếu tố bẩm sinh ,di truyền đem lại; nhưng trẻ
không thể tự biết đọc, biết viết nếu ko được dạy – là cái mà chỉ có yếu tố
giáo dục có thể đem lại.
-

Giáo dục có thể bù đắp thiệt hại do bệnh tật đem lại cho con
người.

Ví dụ: Như trẻ em, người bị khuyết tật; nhờ các phương pháp giáo
dục đặc biệt họ vẫn có thể học tập phát triển tài năng trí thức một cách
bình thường như bao đứa trẻ bình thường khác ...
Chẳng hạn như Beethoven mặc dù ông bị điếc nhưng ông vẫn là một nhà
soạn nhạc thiên tài .
Hay anh Nguyễn Ngọc kí bị liệt hai tay, nhưng đã trở thành thầy giáo
viết chữ bằng chân rất đẹp .
Đối với những trẻ bị khuyết tật, có thể sử dụng phương pháp giáo dục,
chuyên biệt như: sử dụng chữ nổi đối với trẻ khiếm thị; ngơn ngữ hình

thể đối với những trẻ bị câm điếc bẩm sinh.
-

Giáo dục có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu do sự tác
động tự phát của môi trường xã hội gây nên và làm cho nó phát
triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội.

Ví dụ: Như các trại cải tạo, giáo dưỡng, ở đó các trẻ em hỏng, phạm
pháp sẽ được cải tạo, giáo dục uốn nắn thành những cơng dân có ích.
8


-

Giáo dục có thể đi trước hiện thực, trong khi tác động tự phát của
xã hội chỉ ảnh hưởng đến cá nhân ở mức độ hiện có của nó. Chẳng
hạn mục tiêu giáo dục của chúng ta là xây dưng con ng mới xã hội
chủ nghĩa. Đây là tính chất tiên tiến của giáo dục.

-

Trong những trường hợp đặc biệt, giáo dục có thể phát triển tối đa
mặt mạnh của các yếu tố khác.
Ví dụ: những trẻ em học sinh có tư chất (sự kết hợp những đặc
điểm giải phẫu và những điểm chức năng tâm sinh lí) trong một
lĩnh vực với tác động giáo dục có thể phát triển năng khiếu về lĩnh
vực đó (năng khiếu tốn, văn, âm nhạc ...) –ví dụ bồi dưỡng học
sinh giỏi mơn tốn, ngữ văn... Hay bồi dưỡng hội khỏe phù đổng
thể dục thể thao


Những cơng trình nghiên cứu về tâm lý học và giáo dục học hiện đại đã
chứng minh rằng, sự phát triển tâm lý trẻ em chỉ có thể diễn ra 1 cách
bình thường trong những điều kện của sự dạy và học.
Giáo dục giữ vai trò chủ đạo quyết định sự hinh thành và phát
triển nhân cách con người, song khơng nên tuyệt đối hóa vai trị của giáo
dục. Giáo dục không phải là vạn năng, cần phải tiến hành giáo dục trong
mối quan hệ hữu cơ với việc tổ chức hoạt động, tổ chức quan hệ giao
tiếp, hoạt động cùng nhau trong các mối quan hệ xã hội, nhóm, tập thể.
Giáo dục khơng tách rời với tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện
nhân cách ở mỗi cá nhân .

9


KẾT LUẬN
Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt chỉ có trong xã hội loài
người, giáo dục nảy sinh, biến đổi và phát triển của xã hội loài người.
Bản chất của hiện tượng giáo dục là sự truyền thụ và lĩnh hội kinh
nghiệm lịch sử – xã hội của các thế hệ loài người, do đó chức năng
trọng yếu của giáo dục đối với xã hội là hình thành và phát triển nhân
cách con người. Hiểu được tầm quan trọng của giáo dục đối với sự
hình thành và phát triển nhân cách con người nói chung và con người
Việt Nam nói riêng. Nhóm em đã được giao đề tài thảo luận: “Ảnh
hưởng của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách
con người Việt Nam hiện nay” để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này.
C.

D.

10



11



×