Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Tăng trưởng, phát triển và phát triển bền vững nền kinh tế của tỉnh Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.93 KB, 38 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
BỘ MÔN KINH TẾ

Tăng trưởng, phát triển và phát
triển bền vững nền kinh tế của
tỉnh Thái Bình
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TH.S ĐẶNG THỊ THÚY DUYÊN
Tên học phần
Nhóm thực hiện


Mục lục
Trang
Lời
nói
đầu
....................................................................................................................
1
Nội dung....................................................................................................................2
Phần 1 Lý luận chung..........................................................................................2
I.Tăng trưởng, phát triển và phát triển bền vững....................................................2
II.Nguồn lực để tăng trưởng và phát triển kinh tế....................................................4
III. An sinh xã hội ....................................................................................................6
Phần 2 Thực trạng .............................................................................................7
I .Tình hình tăng trưởng, phát triển và phát triển bền vững nền kinh tế tỉnh Thái
Bình hiện nay ............................................................................................................7
1.Tăng trưởng kinh tế:........................................................................................7
2.Phát triển kinh tế.............................................................................................19
3.Đề xuất mô hình tăng trưởng, phát triển kinh tế ............................................14
II. Sử dụng nguồn lực hợp lý để tăng trưởng, phát triển kinh tế tỉnh Thái Bình....15
1. Nguồn vốn.....................................................................................................15


2. Nguồn lao động.............................................................................................19
3. Tài nguyên thiên nhiên..................................................................................20
4. Khoa học kỹ thuật.........................................................................................23


III. Tăng trưởng và phát triển kinh tế đi đôi với giải quyết vấn đề an sinh xã hội và
phân phối lại thu nhập của tỉnh Thái Bình.................................................................25
1. Đánh giá phân phối thu nhập..........................................................................27
2. An sinh xã hội ................................................................................................31

Phần 3 : Giải pháp....................................................................................................34
Kết luận

35


A.

LỜI NÓI ĐẦU

Trên nhiều diễn đàn và văn kiện của cộng đồng quốc tế cũng như trong các chính
sách , chương trình hành động của các quốc gia, vấn đề tăng trưởng kinh tế, phát triển và
phát triển bền vững đang nổi lên như một trong những mối quan tâm hàng đầu
Tăng trưởng kinh tế là vấn đề cực kỳ quan trọng, liên quan đến sự thịnh suy của một
quốc gia. Bởi thế, chính phủ nước nào cũng ưu tiên các nguồn lực của mình cho sự tăng
trưởng kinh tế, coi đó là cái gốc, là nền tảng để giải quyết mọi vấn đề khác. Để định
hướng nền kinh tế phát triển đúng hướng, cần nắm được các yếu tố nguồn lực tác động
trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế
Trên cơ sở giải quyết vấn đề tăng trưởng kinh tế tạo ra nhiều của cải mới, người ta
mới có thể giải quyết hàng loạt vấn đề an sinh xã hội khác như cân bằng ngân sách,

đầu tư chiều sâu, phúc lợi xã hội, giải quyết việc làm, chống lại các loại tội
phạm, đảm bảo ngân sách cho quốc phòng an ninh...
Ở Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Bình nói riêng, việc tăng trưởng kinh tế, phát
triển bền vững là một trong những nội dung cơ bản để thực hiện đổi mới mô hình tăng
trưởng kinh tế, đồng thời cũng là mục tiêu quan trọng hàng đầu mà nên kinh tế hướng tới

4


B.

NỘI DUNG

Phần 1 : Lý luận chung
I. Tăng trưởng, phát triển và phát triển bền vững
1. Tăng trưởng kinh tế
- Khái niệm tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô, khối lượng hàng hóa và dịch vụ được
tạo ra trong nền kinh tế
Như vậy bản chất của tăng trưởng phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế.
Sự thay đổi về lượng của nền kinh tế được thể hiện ở sự gia tăng tuyệt đối và tương đối
hay là sự tăng lên về quy mô và tốc độ của nó
Để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế, người ta dùng mức tăng thêm của tổng sản lượng
nền kinh tế của thời kì sau so với thời kì trước:
Yo: Tổng sản lượng thời kì trước
Y1: Tổng sản lượng thời kì sau
Mức tăng trưởng tuyệt đối : = Y1 - Yo.
Mức tăng trưởng tương đối: gy = * 100%
-


Các thước đo tăng trưởng kinh tế

GO: Tổng giá trị sản xuất : là tổng giá trị sản xuất vật chất và dịch vụ được tạo ra
trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định
GDP : Là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt động kinh tế
trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia tạo nên trong một thời kỳ nhất định
GNP: Là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do công nhân một nước tạo ra
trong một tời kỳ nhất định

5


Ngoài ra còn có các thước đo khác như: Tổng thu nhập quốc dân: GNI ; sản phẩm
quốc dân ròng : NNP ; Thu nhập quốc gia : DI; Mức thu nhập bình quân đầu người :
GDP/ngừời, GNP/người, GNI/người
-

Các nhân tố tác động tới tăng trưởng kinh tế : Bao gồm các nhân tố kinh tế và
nhân tố phi kinh tế

2. Phát triển kinh tế

Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Nó bao gồm sự
biến đổi ngày càng tốt hơn các vấn đề xã hội,sự gia tăng tổng thu nhập của nền kinh tế,
sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế
Như vậy, đã có phát triển kinh tế là bao hàm nội dung của sự tăng trưởng kinh tế,
nhưng nó được tăng trưởng theo một cách vượt trội so sự đổi mới về khoa học công nghệ,
do năng suất xã hội cao hơn hẳn và có cơ cấu kinh tế hợp lí và hiệu quả hơn hẳn.
Do đó, khái niệm phát triển kinh tế bao gồm :



Trước hết là sự tăng thêm về khối lượng của cải vật chất, dịch vụ và sự tiến bộ về
cơ cấu kinh tế và đời sống xã hội.



Tăng thêm quy mô sản lượng và tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội là hai mặt vừa
phụ thuộc lại vừa độc lập tương đối của lượng và chất.



Sự phát triển là một quá trình tiến hóa theo thời gian do những nhân tố nội tại của
nền kinh tế quyết định. Có nghĩa là người dân của quốc gia đó phải là những thành
viên chủ yếu tác động đến sự biến đổi kinh tế của đất nước.



Kết quả của sự phát triển kinh tế - xã hội là kết quả của một quá trình vận động
khách quan, còn mục tiêu kinh tế xã hội đề ra là thể hiện sự tiếp cận tới các kết quả
đó.

Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế gắn liền với quá trình công nghiệp hóa và
hiện đại hóa của mỗi quốc gia, là bước đi tất yếu của mọi sự biến đổi kinh tế từ thấp đến
cao, theo xu hướng biến đổi không ngừng

6


3. Phát triển bền vững


Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu của hiện tại nhưng
không tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc thỏa mãn các nhu cầu của
họ
Ðể xây dựng một xã hội phát triển bền vững, Chương trình Môi trường Liên Hợp
Quốc đã đề ra 9 nguyên tắc:










Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng.
Cải thiện chất lượng cuộc sống của con người.
Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của Trái đất.
Quản lý những nguồn tài nguyên không tái tạo được.
Tôn trọng khả năng chịu đựng được của Trái đất.
Thay đổi tập tục và thói quen cá nhân.
Ðể cho các cộng đồng tự quản lý môi trường của mình.
Tạo ra một khuôn mẫu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc phát triển và bảo vệ.
Xây dựng một khối liên minh toàn cầu.

Phát triển bền vững đang là thách thức cho mọi quốc gia, nhất là trong điều kiện toàn
cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế.việc lựa chọn con đường, biện pháp và thể chế, chính
sách đảm bảo phát triển bền vững luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi người trong
bước đường phát triển. Một quốc gia sẽ không thể đạt được những mục tiêu như vậy nếu

thiếu đi các nguồn lực để tăng trưởng, phát triển kinh tế
II. Nguồn lực để tăng trưởng, phát triển kinh tế

Nguồn lực là toàn bộ những yếu tố trong và ngoài nước đã, đang và sẽ tham gia vào
quá trình thúc đẩy, phát triển, cải biến xã hội của một quốc gia.
Nguồn lực phát triển kinh tế là tổng thể nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, tài sản
quốc gia, nguồn nhân lực và các yếu tố phi vật thể khác, bao gồm cả trong nước và nước
ngoài có khả năng khai thác, sử dụng nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã
hội theo hướng bền vững
1. Nguồn vốn

Tài sản quốc gia là toàn bộ của cải, vật chất do lao động sáng tạo của con người
được tích lũy lại qua thời gian theo tiến trình lịch sử phát triển kinh tế
1.1 Vốn sản xuất
7


Giá trị tài sản trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất. Vốn sản xuất được đánh giá
thông qua việc xem xét phần tài sản được tích lũy lại và những tài sản trực tiếp liên quan
đến sản xuất và dịch vụ
Có 2 hình thức biểu hiện vốn sản xuất là vốn tiền tệ và vốn vật chất
Vai trò của vốn sản xuất : Vốn sản xuất được hình thành trong quá trình đầu tư, nó
thể hiện khả năng sản xuất
1.2 Vốn đầu tư

Vốn đầu tư là giá trị của các nguồn lực được sử dụng trong hoạt động đầu tư hay giá
trị tài sản được tạo ra trong hoạt động đầu tư
Nguồn vốn đầu tư bao gồm
- Nguồn vốn đầu tư trong nước
- Nguồn vốn nước ngoài


Vai trò của vốn đầu tư :Vốn đầu tư là chi phí tăng thêm để mua săm máy móc thiết
bị, tài sản
Thị trường vốn đầu tư ở các nước đang phát triển
- Cầu về vốn đầu tư là số lượng vốn đầu tư mà các thành viên kinh tế có nhu

cầu và sẵn sàng sử dụng tại các mức giá cả khác nhau
- Cung về vốn đầu tư là số lượng vốn đầu tư có khả năng và sẵn sàng cung
ứng cho nền kinh tế với các mức giá cả khác nhau
2. Nguồn nhân lực
Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp
luật có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao động và những ngừoi ngoài độ
tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân
Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn lao động
-

Quy mô và cơ cấu dân số
Tỷ lệ dân số tham gia lực lượng lao động
Thời gian lao động
Giáo dục và đào tạo
Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và cải thiện chất lượng lao động

Vai trò lao động đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế

8


Lao động là nhân tố có vai trò hai mặt đối với sự phát triển kinh tế
Vai trò của lao đông đối với các nước LDSs
3.


Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai, được hình thành , tồn
tại trong tự nhiên và tất cả những gì thuộc về thiên nhiên mà con người có thể khai thác,
sử dụng thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của mình
Phân loại về tài nguyên thiên nhiên
-

Tài nguyên hữu hạn
Tài nguyên vô hạn

Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển kinh tế
Tài nguyên thiên nhiên là một trong các nguồn lực cơ bản của quá trình sản
xuất, là đối tượng lao động
Tài nguyên thiên nhiên là không gian sống, là nguồn cung cấp nhu yếu
phẩm cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người
- Tài nguyên thiên nhiên là nguồn vốn cho qua trình sản xuất, khi con ngừoi biết
khai thác, sử dụng nó
4. Khoa học công nghệ
-

Khoa học là hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã
hội và tư duy.
Công nghệ là tập hợp các phương pháp, qui trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ,
phương tiện để biến đổi các nguồn lực thành các sản phẩm và dịch vụ mong muốn
Vai trò của khoa học và công nghệ đối với phát triển kinh tế - xã hội
-

III.


Thứ nhất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế:
Thứ hai, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ
Thứ ba, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và hàng hóa
Thứ tư, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người
Thứ năm, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái

An sinh xã hội

An sinh xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua
một loạt biện pháp công cộng, nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị
9


mất hoặc bị giảm đột ngột nguồn thu nhập vì ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất
nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đồng thời bảo đảm các chăm sóc y tế và trợ cấp cho
các gia định có con nhỏ.
Về mặt bản chất, an sinh xã hội là góp phần bảo đảm thu nhập và đời sống cho các
công dân trong xã hội. Phương thức hoạt động là thông qua các biện pháp công cộng.
Mục đích là tạo ra cuộc sống tốt đẹp, bình an cho mọi thành viên trong xã hội. Vì vậy, an
sinh xã hội mang tính xã hội và tính nhân văn sâu sắc.
Cấu trúc của an sinh xã hội bao gồm:
- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
- Bảo trợ xã hội, cứu trợ xã hội;
- Trợ cấp gia đình;
- Các quỹ tiết kiệm xã hội;
- Các dịch vụ an sinh xã hội khác được tài trợ bằng nguồn vốn công cộng

Phần 2:Thực trạng tăng trưởng và phát triển kinh tế
tỉnh Thái Bình

Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng, miền Bắc Việt Nam. Trung
tâm tỉnh là thành phố Thái Bình cách thủ đô Hà Nội 110 km về phía đông nam.Theo quy
hoạch phát triển kinh tế, Thái Bình thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ.
Diện tích: 6.768,9 ha.
Dân số :196.075 người (2013)
Thành phần dân số: Thành thị: 9,9% - Nông thôn: 90,1%
I.
Tình hình tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh của tỉnh Thái Bình hiện nay
1. Tăng trưởng kinh tế - một số thước đo tăng trưởng kinh tế
10


GDP là tổng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt động kinh tế trên phạm
vi lãnh thổ của một quốc gia tạo nên trong một thời kỳ nhất định
GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn (viết tắt của Gross Regional Domestic
Product), do Tổng cục Thống kê hướng dẫn và khái niệm như sau: là chỉ tiêu kinh tế tổng
hợp, phản ánh: “Toàn bộ kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất của tất cả các đơn
vị thường trú trong nền kinh tế của tỉnh trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm);
phản ánh các mối quan hệ trong quá trình sản xuất, phân phối thu nhập, sử dụng cuối
cùng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế địa phương”

Hình 1: GRDP của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 – 2015

Con số 9,76% tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP, theo giá so sánh năm
2010) so với năm 2014, vượt kế hoạch đề ra trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức
.Đáng mừng hơn nữa khi đây là mức tăng trưởng cao nhất giai đoạn 2011 - 2015, cao
hơn mức tăng trưởng bình quân của cả nước và một số tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng
(GDP cả nước năm 2015 ước tăng 6,5%; Nam Định tăng 6,4%; Bắc Ninh tăng
8,8%; Hưng Yên tăng 7,84%; Hải Dương tăng 7,79%; Vĩnh Phúc tăng 6,97%...).
Bên cạnh đó, 96.637 tỷ đồng tổng giá trị sản xuất ước đạt, tăng 11,02% so với năm

2014 (nông, lâm, thủy sản ước đạt 23.931 tỷ đồng, tăng 4,19%; công nghiệp, xây dựng
ước đạt 51.151 tỷ đồng, tăng 15,12%; thương mại, dịch vụ ước đạt 21.555 tỷ đồng, tăng
9,7%), sự chuyển dịch theo hướng tích cực của cơ cấu kinh tế (nông, lâm, thủy sản chiếm
11


34,32%; công nghiệp, xây dựng chiếm 31,64%; dịch vụ chiếm 34,04%) cùng với GRDP
bình quân đầu người (theo giá hiện hành) ước đạt 30,15 triệu đồng, tăng 11,7% so với
năm 2014 càng thêm chứng tỏ: kinh tế Thái Bình tiếp tục vươn lên mạnh mẽ.
2. Phát triển kinh tế - các chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế của tỉnh Thái Bình
- Chỉ tiêu đánh giá sự thay đổi về lượng

Năng suất lúa cả năm ước đạt 132,01 tạ/ha, tăng 0,52% so với năm 2014, trong đó
năng suất lúa xuân đạt 71,63 tạ/ha, lúa mùa ước đạt 60,38 tạ/ha. Tính chung cả hai vụ,
diện tích lúa ngắn ngày chiếm ưu thế rõ rệt (95,96% tổng diện tích gieo cấy), lúa gieo
thẳng đạt 55.072ha, chiếm 34,2% diện tích, tăng 20,3% so với năm 2014.
Trong năm, chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại tiếp tục phát triển với 728
trang trại, 21.600 gia trại, trong đó 79 trang trại có quy mô lớn đưa giá trị sản xuất ngành
chăn nuôi đạt 8.675 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2014. Khai thác thủy sản phát triển
mạnh theo hướng đẩy mạnh khai thác xa bờ..
14,68% là tốc độ tăng trưởng năm 2015 của giá trị sản xuất công nghiệp, cao nhất
giai đoạn 2011 - 2015, trong đó công nghiệp khai thác mỏ tăng 35%, công nghiệp chế
biến tăng 14,34%... Điểm nổi bật trong năm là Dự án sản xuất Amon Nitrat và Dự án Hệ
thống thu gom, phân phối khí mỏ Hàm Rồng và mỏ Thái Bình, lô 102 & 106, giai đoạn I
đã đi vào hoạt động. Đây là động lực phát triển, góp phần tăng mạnh năng lực sản xuất
công nghiệp của tỉnh…
-

Chỉ tiêu đánh giá về sự thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Bình
a. Sự thay đổi cơ cấu ngành kinh tế

• Cơ cấu ngành kinh tế.

Theo báo cáo về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Thái Bình năm 2015.Tổng giá trị
sản xuất ước đạt 96.637 tỷ đồng, tăng 11.02% so với năm trước. Trong đó Nông , lâm,
thủy sản ước đạt 23.931 tỷ đồng, tăng 4.19%; công nghiệp-xây dựng ước đạt 51.151 tỷ
đồng, tăng 15.12%, thương mại và dịch vụ ước đạt 21.555 tỷ đồng, tăng 9.7 %.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực : ngành nông-lâm-thủy sản
chiếm 34,32%, công nghiệp-xây dựng chiếm 31.64%, dịch vụ chiếm 34.04%. GRDP bình
quân đầu người (theo giá hiện hành)ước đạt 30.15 triệu đồng, tăng 11.7% so với năm
2014


Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:

12


Từ năm 2000 đến 2011, cơ cấu ngành kinh tế của Thái Bình có bước chuyển dịch
mạnh mẽ theo hướng giảm tỷ trọng khu vực I, tăng tỷ trọng khu vực II và khu vực III.
Hình 2: Chuyển dịch cơ cấu ngành nông,lâm, thủy sản tỉnh Thái Bình

Trong nội bộ ngành nông- lâm- ngư nghiệp:
Với đặc điểm vị trí địa lý tự nhiên, đến nay Thái Bình vẫn được nhận định là một
tỉnh có nền kinh tế nông nghiệp thuần nông, mà sản xuất trồng trọt là chủ yếu, chiếm tỷ
trọng lớn trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Thái Bình (trên 50%). Tuy nhiên, tỷ trọng
này đang có xu hướng giảm dần theo các năm và thay vào đó là tỷ trọng tăng của lĩnh
vực chăn nuôi.
Trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt giảm
từ 65,56% trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2005 xuống 58,72% năm 2010.
Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng từ 32,13% năm 2005 lên 38,37% năm

2010 và dịch vụ nông nghiệp lại giảm từ 3,31% năm 2005 xuống 2,91% năm 2010.
Do quá trình công nghiệp hóa và sự phát triển mở rộng của các khu công nghiệp đã
làm cơ cấu nội bộ ngành Nông nghiệp chuyển dịch theo hướng sử dụng hiệu quả hơn tài
nguyên đất đai, như chuyển đổi từ diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang các mô hình sản
xuất nông nghiệp khác hoặc thay đổi cơ cấu giống cây trồng kết hợp các tiêu chuẩn trồng
trọt tiên tiến cho năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn, tập trung trồng cây lương thực
(cây lúa). Bên cạnh trồng trọt, sự phát triển của các nghề trồng nấm, trồng hoa, cây cảnh
phục vụ nhu cầu thị trường và làm đa dạng thêm cơ cấu cây trồng của ngành Nông
nghiệp tỉnh nhà
Thuỷ sản cũng đạt được nhiều kết quả đáng mừng cả về nuôi trồng và khai thác chế
biến. Năm 2010, giá trị sản xuất thuỷ sản đạt gần 770 tỷ đồng, tăng 49,5% so với năm
2006. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 11,1%/năm cao hơn so với bình quân 5
năm trước. Hình thành được 16 vùng nuôi thuỷ sản tập trung với phương thức bán thâm
canh. Năng lực khai thác thuỷ sản tăng cả về số lượng tàu thuyền và công suất. Đội tàu
tập trung và đánh bắt xa bờ được chuyển đổi về số lượng, nâng cao công suất để tập trung
khai thác sản phẩm có giá trị kinh tế và góp phần bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ven bờ.
Trong nội bộ ngành công nghiệp – xây dựng:
Năm 2001, giá trị sản xuất ngành công nghiệp của Tỉnh là 2.384 triệu đồng thì đến
năm 2005 tăng lên 5.573 tỷ đồng, đến 2010 tăng lên là 22.792 tỷ đồng (tăng 4,08 lần so
13


với năm 2005 và 9,56 lần so với năm 2001), năm 2011 đạt 27.418 tỷ đồng và 2012 đạt
34.747 tỷ đồng . Trong đó, giai đoạn 2001 - 2012, giá trị sản xuất ngành công nghiệp
khai khoáng tăng 5,17 lần; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,73 lần;
Về giá trị sản xuất ngành xây dựng năm 2014 theo giá hiện hành đạt 13,252% tỷ
đồng , tăng 15,16% so với cùng kỳ, chiếm 25% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Giá
trị tư vấn ngành xây dựng đạt 95 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ. Tỷ lệ đô thị hóa đạt
11,7%, tỷ lệ xã hoàn thành quy hoạch chung đạt 100%.
Trong nội bộ ngành dịch vụ:

Trong giai đoạn năm 2011 - 2015, giá trị sản xuất lĩnh vực thương mại, dịch vụ của
Thành phố chiếm 27% tổng giá trị sản xuất, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9,04%/năm,
tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 946 triệu USD, tăng bình quân 20,1%/năm (vượt mục tiêu
kế hoạch đề ra). Kết cấu hạ tầng thương mại, dịch vụ phát triển đồng bộ. Hệ thống chợ
được quan tâm đầu tư, cải tạo, nâng cấp với tổng số 16 chợ (trong đó 1 chợ hạng I, 2 chợ
hạng II, 13 chợ hạng III). Thành phố hiện có 8 siêu thị và 3 trung tâm thương mại, đáp
ứng nhu cầu trao đổi, mua sắm hàng hóa của nhân dân. Các loại hình dịch vụ tài chính,
viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục… phát triển mạnh cả về số lượng và chất
lượng, qua đó tạo ra sự cạnh tranh năng động, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy thương
mại, dịch vụ phát triển.
Cơ cấu lao động theo ngành

Năm
N-L-TS
CN-XD
TM-DV

2005
66,56
20,09
13,35

2006
65,54
20,62
13,84

2007
64,4
21,05

14,55

2008
63,77
21,3
14,93

2009
63,32
21,44
15,25

2010
60,72
24,12
15,12

2011
59,4
24,96
15,64

2012
58,4
25,4
16,26

Bảng 1 : Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2005-2012
(đơn vị: %)


Từ năm 2005-2012, tỷ trọng lao động ngành nông-lâm-thủy sản có xu hướng giảm
(giảm 8,16%), ngành công nhiệp-xây dựng và thương mại-dịch vụ tăng lần lượt là 5,53%
và 2,911%

14


Năng suất lao động theo ngành
Giai đoạn 2005 -2010, NSLĐ đã có thay đổi đáng kể, ngành CN -XD tăng mạnh
nhất từ 6,841 triệu đồng/người lên 16,095 triệu đồng/người, tương đương với tăng
135,26%, tiếp đó là ngành TM –DV tăng từ 14,995 triệu đồng/người lên 23,452 triệu
đồng/người, ngành N, L, TS tăng ít nhất 34,42%. Năm 2011, NSLĐ của các ngành N, L,
TS là 6,870 triệu đồng/người; trong khi các ngành CN -XD và TM DV khá cao, lần lượt
là 17,798 triệu đồng/người và 25,101triệu đồng/người. Năm 2012, do cách tính theo giá
so sánh 2010 của Tỉnh thì NSLĐ chung toàn tỉnh là 33,82 triệu đồng/người, trong đó,
ngành N, L, TS là 18,93 triệu đồng/người; ngành CN -XD là 45,79 triệu đồng/người và
ngành TM –DV là 68,54 triệu đồng/người.
.
Hình 3: Năng suất lao động tỉnh Thái Bình qua các năm (triệu đồng)
b. Sự thay đổi cơ cấu tái sản xuất

Nhằm tạo ra bước đột phá về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, trong thời gian tới, Thái
Bình tục triển khai có hiệu quả công tác hội nhập kinh tế quốc tế. Đề án tái cơ cấu sản
xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững, xúc tiến đầu tư, thương mại, trợ giúp
doanh nghiệp, phấn đấu đến năm 2020, tỷ trọng các ngành nông lâm thủy sản, công
nghiệp - xây dựng, dịch vụ lần lượt là 20%, 45% và 35% như trong Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020
c. Sự thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu

Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu của Thái Bình có bước phát triển khá, vượt kế

hoạch đề ra. Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đạt 1.275,2 triệu USD, tăng 9,24% so
với cùng kỳ năm 2014. Trong đó một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu năm 2015: Nhóm
hàng TPSN đạt 37,3 triệu USD, tăng 11,13% so cùng kỳ (Gạo đạt 22,6 triệu USD, các
sản phẩm đông lạnh đạt 3,6 triệu USD, nghêu đạt 5,9 triệu USD...); Nhóm hàng CNTTCN: đạt 1.237,8 triệu USD, tăng 9,19% so cùng kỳ, cụ thể: Mặt hàng dệt: 90,6 triệu
USD, tăng 11,73%; Mặt hàng may mặc: 807,5 triệu USD tăng 17% (so cùng kỳ); Thủ
công mỹ nghệ: 4,33 triệu USD giảm 17,4% (so cùng kỳ); Mặt hàng xơ, sợi: 96,5 triệu
USD tăng 4,2%; Các hàng hóa khác: 239 triệu USD. Thị trường xuất khẩu chủ yếu vẫn là
Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Mỹ...

15


Kim ngạch nhập khẩu đạt 1.198,2 triệu USD, tăng 2,97 % so cùng kỳ. Mặt hàng
nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu dệt, may, xăng dầu. Riêng năm 2015 công ty TNHH
Vận tải biển Hải Hà nhập khẩu đạt xấp xỉ 266 triệu USD.
d. Sự thay đổi có cấu vùng kinh tế

Thái Bình là một tỉnh thuần nông nên phân bổ LLLĐ giữa các ngành, các vùng và
khu vực kinh tế tập trung chủ yếu ở khu vực nông nghiệp, nông thôn (chiếm 62,2%
so với dân số). Xu hướng chung của TTLĐ của Tỉnh hiện nay là luồng di cư lao động từ
nông thôn ra thành thị và các vùng ven đô đang tăng dần.
Năm 2001, dân cư cư trú ở khu vực nông thôn của Tỉnh là 94,2% thì năm
2012 tuy có giảm, song vẫn ở mức cao, chiếm khoảng 90% (trong khi vùng ĐBSH khu
vực nông thôn chỉ chiếm 69,1%). Năm 2012, tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành thị mới
chỉ chiếm 10%, thấp hơn so với tỷ lệ bình quân chung của khu vực ĐBSH (29,64%)
3.

Đề xuất mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Thái Bình

Do điều kiện tự nhiên của Thái Bình phù hợp nhất với ngành nông nghiệp nên tỉnh

có thể kết hợp giữa các mô hình cổ điển, và lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại
(Samuelson)
a. Mô hình cổ điển :

Khi khu vực nông nghiệp tồn tại dư thừa, có thể rút bớt số lao động dư thừa ra khỏi
khu vực nông nghiệp mà không làm ảnh hưởng đến sản lượng đầu ra của khu vực này
Để giải quyết lao động dư thừa trong khu vực nông nghiệp chỉ còn phát triển khu
vực công nghiệp để thu hút lao động từ khu vực nông nghiệp sang
Tiền lương mà chủ trả cho khu vực công nghiệp cao hơn ít nhất 30% mức tiền công
tối thiểu họ nhận được ở trong khu vực nông nghiệp
Có sự dịch chuyển cơ cấu ngành.
b. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại (Samuelson)


Ở trạng thái cân bằng dưới mức sản lượng tiềm năng trong nền kinh tế vẫn có lạm
phát và thất nghiệp
 Nhà nước có vai trò xác định và duy trì tỷ lện thất nghiệp tựnhiên và mức lạm

phát hợp lý

16


Nguồn gốc của sự tăng trưởng kinh tế là việc kết hợp giữa các yếu tố đầu vào : vốn
tư bản, lao động, tài nguyên thiên nhiên và khoa học công nghệ
Kỹ thuật tiên tiến, hiện đại là dựa vào việc sử dụng vốn lớn. Vốn là cơ sở để sử
dụng các yếu tố khác
II. Nguồn lực phù hợp cho mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế tỉnh Thái Bình
1. Nguồn vốn


1.1 Vốn đầu tư trong cho nông nghiệp
Xác định nông nghiêp, nông thôn là thế mạnh của tỉnh, do đó trong những năm qua,
Thái Bình đã nỗ lực trong việc cải thiện môi trường đầu tư, tập trung thu hút có chọn lọc
các dự án đầu tư trên địa bàn; khuyến khích thu hút đầu tư gắn với quy hoạch và chú
trọng chủ trương trong chuyển dịch, tái cơ cấu kinh tế.
Tính đến 9/2016 trên địa bàn tỉnh hiện có 886 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký
đầu tư là 112,82 nghìn tỷ đồng. Thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ
lệ cao với 91 dự án với số vốn đăng ký là 3.062 tỷ đồng. Trong đó sản xuất giống thuỷ
sản có 02 dự án với số vốn 110 tỷ đồng; sản xuất tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thuỷ
sản là 11 dự án với số vốn 587 tỷ đồng; Chăn nuôi gia cầm, gia súc tập trung, nuôi trồng
thuỷ sản là 19 dự án, vốn đăng ký 615 tỷ đồng; Chế biến nông, lâm, thuỷ sản, bảo quản
sau thu hoạch là 35 dự án, vốn đăng ký 1.750 tỷ đồng; lĩnh vực khác là 24 dự án, số vốn
1.298 tỷ đồng.
1.2

Vốn đầu tư trong công nghiệp

Qua 10 năm thực hiện cơ chế chính sách khuyến khích thu hút đầu tư vào tỉnh, Thái
Bình đã thu hút được nhiều nhà đầu tư và huy động được lượng vốn đầu tư lớn của các
thành phần kinh tế trong và ngoài nước phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và
tiến trình CNH, HĐH đất nước.
Các KCN đã đóng góp ngày càng quan trọng trong việc thu hút vốn nước ngoài và
còn là một giải pháp để thực hiện chủ trương phát huy nội lực của các thành phần kinh tế
trong nước. Vốn đầu tư được tăng dần sau các năm, nếu năm 2003 tổng số dự án đăng ký
đầu tư vào KCN là 26 dự án, vốn đầu tư thu hút là 483,5 tỷ đồng (trong đó có 01 dự án
FDI), thì đến tháng 12/2013 tổng số dự án đăng ký đầu tư vào các KCN là 138 dự án (kể
cả 03 dự án kinh doanh hạ tầng KCN), tổng vốn đầu tư đăng ký là 14.111.403 tỷ đồng,
tổng vốn đầu tư thực hiện là 12.994.110 tỷ đồng, đạt 92% so với vốn đăng ký (trong đó
17



có 34 dự án FDI). Tỷ trọng tổng vốn đầu tư FDI trong các KCN đạt 5.858,17 tỷ đồng,
chiếm 43% tổng vốn đăng ký đầu tư vào các KCN.
Các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài trong các KCN đa dạng về hình thức
đầu tư, ngành nghề sản xuất kinh doanh. Các dự án đầu tư nước ngoài chủ yếu dưới hình
thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, hầu hết là loại hình công ty TNHH. Các
dự án đầu tư trong nước cũng bao gồm đa dạng các loại hình doanh nghiệp, trong đó
công ty TNHH chiếm 68%, công ty cổ phần chiếm 29%, các loại hình khác chiếm 02%.
Về ngành nghề đầu tư vào các KCN: dệt may (32 dự án), chiếm tỷ lệ 23%; cơ khí
(24 dự án), chiếm tỷ lệ 17%; điện, điện tử (10 dự án), chiếm tỷ lệ 7%; sứ, thuỷ tinh, vật
liệu xây dựng (27 dự án), chiếm tỷ lệ 20%; các ngành công nghiệp khác (45 dự án) chiếm
tỷ lệ 33%.
Vốn đăng ký đầu tư của một dự án cũng như suất đầu tư trên một ha đất công
nghiệp được tăng lên qua các năm. Nếu như năm 2003, bình quân vốn đầu tư của một dự
án là 18,5 tỷ đồng, suất đầu tư trên một ha đất công nghiệp khoảng 11 đến 12 tỷ đồng, thì
đến hết năm 2013 vốn đầu tư bình quân của một dự án là 103 tỷ đồng, suất đầu tư trên
một ha đất công nghiệp cho thuê là 34,1 tỷ đồng.

S
T

Tên
Án

Dự

Địa Điểm

Mục Tiêu


Quy


200300
ha/kh
u

100% vốn
800của
nhà
1200
đầu tư

T

1

Xây dựng,
kinh
doanh kết
cấu
hạ
tầng khu
công
nghiệp

Tại các khu
công nghiệp
đã được tỉnh
quy hoạch


Tổng
Vốn
Đầu Tư

Hình
Thức
Đầu Tư

18

Tỷ
VNĐ

Triệu
USD

40-60

Tỉnh

Lĩnh
Vực

Thái
Bình

Hạ tầng
khu công
nghiệp



2

Nhà máy
chế tạo và
Sản xuất
Tại các KCN
lắp ráp các
vật liệu,
TBS
Sông
sản phẩm
phụ tùng
Trà,
Cầu
của công
linh kiện,
Nghìn
nghiệp
phụ kiện
phụ trợ

Liên doanh
hoặc 100%
400
vốn
của
nhà đầu tư


20

Thái
Bình

Công
nghiệp

3

Thăm dò,
khai thác
than vùng
Đồng
bằng sông
Hồng để
sản xuất
khí
hóa
than, điện,
đạm

Liên doanh
hoặc 100%
1000
vốn
của
nhà đầu tư

50


Thái
Bình

Công
nghiệp

Huyện Tiền
Sản xuất
Hải,
huyện
dịch vụ Thái
Thuỵ,
Công
tỉnh
Thái
nghiệp
Bình

Bảng 2 : Dự án đầu tư công nghiệp trọng điểm sắp được hoàn thành năm 2015

Tác động của vốn đầu tư trong công nghiệp
Góp phần tích cực phát triển công nghiệp địa phương và chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế
Các KCN đã có những đóng góp ngày càng lớn vào việc nâng cao tỷ trọng giá trị
sản xuất công nghiệp trong GDP của tỉnh. Giá trị sản xuất công nghiệp được tăng dần qua
các năm, nếu như năm 2003 có 26 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, giá trị sản
xuất công nghiệp trong các KCN đạt 70,2 tỷ đồng, chiếm 3,02% giá trị sản xuất công
nghiệp toàn ngành công nghiệp, giá trị xuất khẩu đạt 140,52 tỷ đồng, nộp ngân sách 4,5
tỷ đồng (chiếm 6,22% thu ngân sách toàn tỉnh), tạo việc làm cho 10.320 lao động; đến

năm 2013, có 138 dự án đăng ký đầu tư và 121 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh
doanh, giá trị sản xuất công nghiệp trong các KCN đạt 4.918,84 tỷ đồng (giá cố định
1994) (giá so sánh 2010 là 11.200 tỷ đồng), chiếm 36,7% giá trị sản xuất toàn ngành công

19


nghiệp, giá trị xuất khẩu đạt 428,876 triệu USD, chiếm 44% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh,
trong đó riêng các doanh nghiệp FDI ước đạt 285 triệu USD, chiếm 66% giá trị xuất khẩu
của các doanh nghiệp trong KCN; nộp ngân sách 501 tỷ đồng; tạo việc làm 47.400 lao
động. Theo tốc độ tăng bình quân đến năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp trong các
KCN chiếm khoảng 40% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, giá trị xuất khẩu đạt 500
triệu USD. Các KCN tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò chủ yếu quyết định sự phát triển
của ngành công nghiệp toàn tỉnh.
Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) của các doanh nghiệp trong các
KCN 6 tháng đầu năm 2016 thực hiện ước đạt 7.551,07 tỷ đồng, tăng 15,9% so với cùng
kỳ năm 2015, đạt 46% kế hoạch năm (trong đó giá trị sản xuất công nghiệp của các
doanh nghiệp FDI ước đạt 3.914,66 tỷ đồng, tăng 14%); doanh thu hàng hóa, dịch vụ ước
đạt 10.022,4 tỷ đồng, tăng 08% so với cùng kỳ năm 2015, đạt 48% kế hoạch năm (trong
đó doanh thu hàng hóa, dịch vụ các doanh nghiệp FDI ước đạt 5.134,06 tỷ đồng, tăng
07%); giá trị xuất khẩu ước đạt 277,02 triệu USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2015,
đạt 41% kế hoạch năm (trong đó giá trị xuất khẩu các doanh nghiệp FDI ước đạt 143,36
triệu USD, tăng 15%); giá trị nhập khẩu ước đạt 234 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ
năm 2015, đạt 42% kế hoạch năm (trong đó giá trị nhập khẩu các doanh nghiệp FDI ước
đạt 131,26 triệu USD, tăng 16%); thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước ước đạt
224,64 tỷ đồng, tăng 08% so với cùng kỳ năm 2015 và đạt 42% kế hoạch năm (trong đó
các doanh nghiệp FDI ước đạt 125,8 tỷ đồng, tăng 04%).
6 tháng đầu năm 2016, các doanh nghiệp trong các KCN đã thu hút thêm 2.930 lao
động vào làm việc. Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp KCN 6 tháng đầu năm
2016 ước đạt 54.773 người, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2015 (số lao động 6 tháng

2015 là 52.383 lao động), trong đó các doanh nghiệp FDI là 30.658 người. Số lao động
đóng BHXH là 45.239 lao động, bằng 82,6% tổng số lao động sử dụng. Lương thu nhập
bình quân ước đạt 04 triệu đồng/người/tháng.
=> Vốn đầu tư làm tăng quy mô vốn sản xuất, giúp các doanh nghiệp có điều kiện
mở rộng sản xuất, tăng giá trị sản xuất, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, nâng cao
đời sống người lao động, góp phần phát triển kinh tế.
1.3 Vốn đầu tư trong dịch vụ - thương mại
20


Giai đoạn 2011-2015,TP đã thu hút được 107 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng kí
là 6677,29 tỷ đồng trong đó 65 dự án đầu tư vào lĩnh vực thương mại dịch vụ
Trong giai đoạn năm 2011 - 2015, giá trị sản xuất lĩnh vực thương mại, dịch vụ của
Thành phố chiếm 27% tổng giá trị sản xuất, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9,04%/năm,
tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 946 triệu USD, tăng bình quân 20,1%/năm (vượt mục tiêu
kế hoạch đề ra). Kết cấu hạ tầng thương mại, dịch vụ phát triển đồng bộ. Hệ thống chợ
được quan tâm đầu tư, cải tạo, nâng cấp với tổng số 16 chợ (trong đó 1 chợ hạng I, 2 chợ
hạng II, 13 chợ hạng III). Thành phố hiện có 8 siêu thị và 3 trung tâm thương mại, đáp
ứng nhu cầu trao đổi, mua sắm hàng hóa của nhân dân. Các loại hình dịch vụ tài chính,
viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục… phát triển mạnh cả về số lượng và chất
lượng, qua đó tạo ra sự cạnh tranh
6 tháng đầu năm 2016: Tình hình thương mại, dịch vụ phát triển ổn định. Tổng
mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 14.968 tỷ đồng, đạt 45,7% kế hoạch
năm, tăng 9,1% so với cùng kỳ. Giá cả hàng hóa, dịch vụ cơ bản ổn định; chỉ số giá tiêu
dùng tháng 5 tăng 2,36% so với tháng 12/2015 và tăng 1,9% so với tháng 5/2015; Kim
ngạch xuất khẩu 6 tháng ước đạt 541,2 triệu USD bằng 38,7% kế hoạch, tăng 1,6%; kim
ngạch nhập khẩu ước đạt 541,5 triệu USD, bằng 40,6% kế hoạch,giảm 1,7%. Tổng lượt
khách du lịch 6 tháng đầu năm ước đạt 380 nghìn lượt (trong đó có 2,8 nghìn lượt khách
quốc tế), tăng hơn 40 nghìn lượt so với cùng kỳ.
2. Nguồn lao động

2.1 Về mặt lượng:
Với NLLĐ dồi dào, năm 2010,tổng số NLLĐ của Tỉnh là 1.418.700 người, số
người trong tuổi lao động là 1.055.000 người (chiếm 60,5% dân số). Năm 2012, số
người trong tuổi lao động là 1.063.500 người (chiếm 59,5% dân số). Như vậy, với tỷ lệ
người trong tuổi lao động chiếm đa số nên Thái Bình cũng là tỉnh có cơ cấu dân số
“vàng”. Đây là một trong những thuận lợi cho việc bổ sung nguồn lực cho PTKT của
Tỉnh
LLLĐ từ 15 tuổi trở lên ở tỉnh Thái Bình có xu hướng tăng qua các năm, từ 1325, 6
nghìn người năm 2001 lên 1393,1 nghìn người năm 2010 và 1399 nghìn người năm 2012.
Số người tham gia hoạt động kinh tế năm 2012 là 1012 nghìn người, trong đó, khu vực
nông thôn là 880 nghìn người, thành thị là 132 nghìn người. Năm 2011, Tỉnh đã giải
21


quyết việc làm cho 145,938 nghìn lao động, trong đó việc làm tại địa phương 106,125
nghìn người, cung ứng đi tỉnh ngoài 25,862 nghìn người, tổ chức cho 13,951 nghìn người
đi lao động ở nước ngoài, giúp tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 3,65% năm 2006 xuống 2,0%
năm 2010 (tương đương với giảm 0,33%/năm), năm 2011, tỷ lệ này lại tăng lên là 2,17%.
Có thể nói, việc giảm tỷ lệ thất nghiệp giai đoạn vừa qua ở Tỉnh đã góp phần đáng kể vào
đảm bảo thu nhập cho người lao động, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo
ngành của Tỉnh.
2.2 Về mặt chất:
Trình độ học vấn của tỉnh Thái Bình xếp vào loại khá so với các tỉnh trong vùng và
cả nước. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên chưa đi học của Tỉnh năm 2015 chỉ là 1,1%, trong
khi đó ĐBSH là 1,89%; cả nước là 4,81%. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên đi học đến tiểu
học là 14,7%, cũng thấp hơn so với cả nước là 35,12%, vùng ĐBSH 17,88%. Cũng t ỷ lệ
dân số này học đến trung học cơ sở của Tỉnh là 54,6%, trong khi ĐBSH 42,4% và cả
nước 32,08%.Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có trình độ cao đẳng là 2,3%, cao hơn nhiều
tỉnh (Hưng Yên 1,57%; Nam Định 1,47%; Hải Dương 1,34%; Hà Nam 1,6%...) và số
bình quân chung của cả nước (1,5%), cũng như vùng ĐBSH (1,75%)

Những năm qua, công tác đào tạo nghề ở Thái Bình đã có nhiều chuyển biến tích
cực , đến nay toàn tỉnh đã có 46 cơ sở dạy nghề (8 trường trung cấp nghề, 18 trung tâm
dạy nghề, 19 cơ sởtham gia dạy nghề) với quy mô tuyển sinh 26.000 học sinh/năm.
Sốngười trong LLLĐ đã qua đào tạo CMKT (có cả đào tạo nghề) tăng bình quân gần
2%/năm, tỷ lệ đ ã qua đào t ạo các cấp trình độnăm 2006 là 32,4% (trong đó 20,2% qua
đào tạo nghề), tương ứng qua các năm 2007 là 34,5% (22,3%), 2008 là 37,8% (24,5%),
2009 là 40% (26,2%) và 2010 là 42% (29%). Nhìn chung, tỷ lệ lao động qua đào tạo ở
Thái Bình cao so một số tỉnh khu vực ĐBSH.
=> Nguồn lao động dồi dào, chất lượng, trình độ chuyên môn cao làm tăng năng
suất lao động, đẩy nhanh quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế tỉnh Thái Bình.
3. Tài nguyên thiên nhiên
III.1 Tài nguyên đất, nước :
a. Đất :

Diện tích tự nhiên là 1.647,7 km 2 và bình quân đất đai tự nhiên của tỉnh Thái Bình
chỉ đạt 0,085 ha/người (bình quân cả nước là 0,45 ha /người).
22


Đất nông, lâm, ngư nghiệp
106.811 ha
Đất phi nông nghiệp
45.206 ha
Đất ở đô thị
515 ha
Đất ở nông thôn
11.969 ha
Tổng diện tích trồng lúa toàn tỉnh : 86.542 ha, trong đó đất trồng lúa 1 vụ là 1.300 ha,
đất trồng lúa 2 vụ là 83.000 ha
Đất chuyên màu là 5.214 ha, Đất trồng cây lâu năm 4.074 ha

Diện tích có thể nuôi ngao khoảng 30.000 ha
Quy hoạch sử dụng đất Quốc gia đến năm 2020 thì diện tích đất trồng lúa nước từ 2
vụ trở lên của Thái Bình giai đoạn 2011-2015 là 79.840 ha/100.529 ha tổng diện tích dất
nông nghiệp ( 79,41%); đến năm 2020 76,110 ha/96.052 ha ( 79,23%)
b. Nguồn nước:

Tỉnh Thái Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nên hàng năm đón nhận một
lượng mưa lớn (1.700-2.200mm), lại là vùng bị chia cắt bởi các con sông lớn, đó là các
chỉ lưu của sông Hồng, trước khi chạy ra biển. Tổng chiều dài các con sông, ngòi của
Thái Bình lên tới 8492km. . Nguồn nước ở Thái Bình tương đối dồi dào, có khả năng đáp
ứng cho sản xuất và đời sống ở mức cao.
III.2 Tài nguyên rừng:

Rừng ngập mặn: Trong số 51 loài thực vật ngập mặn đặc trưng tại Việt Nam thì tỉnh
Thái Bình có 6 loài đặc trưng : Cây trang, cây sú, cây vẹt, cây bần chua, cây tra, cây ô rô
Tại vùng ven biển Thái Bình hiện nay có 11.750 ha rừng ngập mặn, trong đó rừng
nguyên sinh có hơn 500 ha, rừng bần và 3000 ha rừng sú, vẹt nguyên sinh, còn lại hơn
7000 ha là rừng trồng.
III.3 Tài nguyên thủy sản:

Thái Bình có thế mạnh thủy sản với ba thủy vực khác nhau: nước ngọt, nước lợ và
nước mặn. Với hơn 50 km bờ biển, có 5 cửa sông lớn (cửa Thái Bình, Diêm Điền, Trà
Lý, Lân, Ba Lạt), nhiều bãi ngang rộng và hàng chục ngàn km 2 vùng lãnh hải, tạo điều
kiện thuận lợi cho Thái Bình khai thác nguồn lợi biển khá lớn. Khu vực cửa sông và ven
bờ có khả năng lớn về nuôi trồng thủy sản như tôm, cua, sò, nghêu,... Vùng ven biển có
khả năng khai thác về sản xuất muối. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có khoảng 6.500 ha ao,

23



hồ nằm xen kẽ trong đất thổ cư và hàng ngàn ha mặt nước của 4 sông lớn chảy qua có thể
khai thác nghề nuôi cá lồng ven sông cho sản lượng lớn.
III.4 Động vật:
a. Các loại cá:

+ Cá biển: Tại vùng biển Thái Bình có 94 loài, 65 giống, 41 họ, chiếm khoảng 10%
tổng số loài trong vịnh Bắc Bộ. Một số loài tương đối nhiều như cá bống trắng (13 loài),
họ cá trỏng (7 loài), họ cá đối (6 loài), họ cá bơn (5 loài)
+ Cá nước ngọt: Thái Bình là tỉnh đồng bằng ven biển có mật độ ao, hồ, sông, mương
máng rất lớn lên đến hàng nghìn hecta. Ngoài việc cấp nước, tưới tiêu, đây còn là nơi có
trữ lượng các loại cá nước ngọt rất lớn.
Cá nước ngọt tự nhiên: Các loại như: Cá chép, cá măng, cá rói, cá ngao, cá bò, cá
trê....
- Tôm: cũng như các loài cá, tôm có hai loại: Tôm biển và tôm nước ngọt
- Tôm biển: Vùng biển Thái Bình có 18 loài tôm, nhưng quan trọng hơn cả là những
loài: Tôm he, tôm lột, tôm sú, tôm he nhật, tôm nương, tôm rảo, tôm hộp...
Tôm nước ngọt: Bao gồm: Tôm càng xanh, tôm càng, tôm trứng, tôm rịu..
b. Các loài chim:

Tại Thái Bình, các nhà điều tra được 149 loài chim, đặc biệt là tìm ra được hai khu
vực sinh cảnh có tầm quan trọng quốc tế đó là vùng chim Thái Thụy, Tiền Hải. Hai vùng
này được xếp loại 2 và 3 trong tổng số 5 loại của quốc gia và đạt 25,19 điểm/44 điểm. Cả
hai vùng này đều nằm ở ven biển có rừng ngập mặn. Cũng theo kết quả điều tra, ngoài
các loài chim phổ biến như chích chòe, rẻ quạt, diều hâu, cú mèo... thì các vùng sinh cảnh
đặc biệt thuộc Thái Thụy, Tiền Hải có hơn một trăm loài đã được ghi nhận.
III.5 Khoáng sản:

+ Mỏ khí đốt: Mỏ khí đốt Tiền Hải có 13 vỉa khí có giá trị công nghiệp. Các thân khí
của mỏ Tiền Hải hầu hết có dạng vòm, dạng màn chắn thạch học, dạng hỗn hợp(vòm +
màn chắn thạch học). Vỉa khí sâu nhất nằm cách mặt đất 1178m, vỉa nông nhất cách mặt

đất 468m. Công ty khai thác Thái Bình đã thực hiện khoan 12 giếng khoan thăm dò và
khai thác khí. Mỏ khí đốt Tiền Hải được khai thác phục vụ cho Khu công nghiệp Tiền

24


Hải gồm 16 doanh nghiệp (sản xuất xi măng trắng, gạch ốp lát, gạch men, sứ mỹ nghệ
xuất khẩu, thủy tinh..)
+ Than nâu: Diện tích chứa than là hố sụt địa hào neogen dài 70km, rộng 7-10km
(trung bình là 8km). Than có chất lượng tốt, màu nâu đen, ánh nhựa, rắn chắc, cấu tạo
dạng khối, nghèo tro, nghèo lưu huỳnh, nhiệt lượng tương đối cao, khả năng bốc nóng
bốc cháy khó. Đây là loại than nâu lửa dài, nhãn hiệu b2-b3, dùng trong công nghệ hóa
học, công nghệ xi măng và làm phối liệu trong luyện cốc. Tài nguyên dự báo cấp p2 là 47
triệu tấn.
+Titan(ilmenit) sa khoáng ven biển:
Cửa sông Trà Lý, cửa sông Hồng: Độ sâu lớp đất từ 1-1,5m cát màu xá, hạt nhỏ,
phần trên có các ititan sa khoáng hàm lượng nghèo (từ 600-3580/cm3). Nguồn gốc thành
tạo là song - biển – đầm lầy.
Bờ biển và đồng bằng ven biển từ cửa sông Thái Bình đến sông Hồng: Thành phần là
các hạt nhỏ, hạt vừa, sa khoáng màu xám nâu, xám vàng. Titan sa khoáng hàm lượng
nghèo từ (vài trăm g/m3 đến 5.000g/cm3). Nguồn gốc thành tạo là tích tụ biển.
Cồn Thái Ninh (cửa sông Trà Ly): Từ 0-0,5m cát hạt nhỏ, xám nâu, xám vàng, chứa
titan sa khoáng hàm lượng nghèo từ (600-1000g/m3); từ 0,5 -1,3m cát màu xám đen, xám
nâu hạt nhỏ phân lớp ngang, chứa titan sa khoáng hàm lượng cao (19-20kg/m3) từ 1,3m
trở xuống cát màu xám vàng, hạt nhỏ đến trung bình chứa titan sa khoáng hàm lượng
nghèo. Nguồn gốc tành tạo là biển - biển gió.
+ Nước khoáng :
Khu vực phân bố nước khoáng nóng có phương kéo dài tây bắc- đông nam, dài
2250m, rộng120-1000m (trung bình là 600m). Tổ chức UNICEF khoan 17 lỗ khoan, có
10 lỗ khoan gặp nước khoáng này, 4 lỗ khoan có nước nóng nhất (nhiệt độ 42º-50ºC), các

lỗ khoan còn lại nhiệt độ thấp hơn. Nước không màu, không mùi vị, độ PH 6,5-7,2 (trung
bình 6,86). Lưu lượng nước đo được khi bơm hút trong lỗ khoan từ 0,25 - 0,61 lít/giây.
Nước khoáng nóng Tiền Hải: Thuộc xã Đông Cơ, huyện Tiền Hải. Năm 1975, Công ty
Khai thác khí Thái Bình (nay là Xí nghiệp Dầu khí Thái Bình) đã tiến hành khoan lỗ
khoan 61 tìm kiếm thăm dò dầu khí đến dộ sâu 2400m. Từ đáy lên gặp các vỉa T1 đến
T13 chứa khí và nước khoáng nóng, trong đó có 4 vỉa chứa khí.
III.6 Tài nguyên du lịch:

25


×