Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Trình bày các quan điểm về tổ chức tội phạm và tội phạm có tổ chức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.46 KB, 12 trang )

MỤC LỤC


Câu 1: Trình bày các quan điểm về tổ chức tội phạm và tội phạm có tổ chức.
Bài làm:
Tội phạm có tổ chức và tổ chức tội phạm là những khái niệm được hình
thành gắn kết với nhau trong lịch sử đấu tranh chống tội phạm cũng như lịch sử
phát triển của khoa học luật hình sự và tội phạm học trên phạm vi quốc gia cũng
như toàn cầu.Có nhiều định nghĩa về tổ chức tội phạm cũng như tộ phạm có tổ
chức. Hai khái niệm này có nhiều điểm giống nhau, đều là những hành vi phạm tội
do nhiều người cùng thực hiện.
Tội phạm có tổ chức được nghiên cứu và định nghĩa theo nhiều góc độ khoa
học khác nhau như khoa học luật hình sự, điều ra tội phạm, tội phạm học, xã hội
học, tâm lý học…. Nhiều định nghĩa đã được đưa ra từ cả góc độ lý luận và thực
tiễn lập pháp, theo đó có thể hiểu “tội phạm có tổ chức là hoạt động tội phạm được
thực hiện một cách có kế hoạch, có hệ thống. Do thành viên của các nhóm, hội, tôt
chức có cơ cấu tổ chức từ ba người trở nên và có tính kỷ luật cao. Thực hiện phạm
tội nhằm mục đích thu được những lợi ích về tài chính hoặc lợi ích vật chất khác.”
Theo quan điểm của luật gia Mỹ thì tội phạm có tổ chức là hoạt động phạm
tội (Crinimal activity) của các tổ chức chính quy, rất phát triển và hướng mọi nổ
lực để đạt được lợi nhuậ thông qua những phương tiện bất hợp pháp”. Quan điểm
này của các nhà luật gia dễ gây nhầm lẫn giữa tổ chức tội phạm và tội phạm có tổ
chức.
Có định nghĩa lại thiên về mô tả hình thức thực hiện phạm tội như cho rằng:
“Tội phạm có tổ chức là hoạt động tội phạm của những nhóm người thực hiện
những tội phạm nghiêm trọng với kế hoạch đã được đã được tính trước, có sự phân
công cho thời gian dài nhằm thu được lợi nhuận”. Định nghĩa này chỉ tội phạm
được thực hiện bởi các thành viên của tổ chức tội phạm, như vậy tội phạm có tổ
chức gắn liên với tổ chức tội phạm. Định nghĩa này được thừa nhận trong phạm vi
nhiều quốc gia và trong một số văn kiện của tổ chức quốc tế khu vực hoặc thế giới.



Khái niệm tội phạm có tổ chức đã nhiều lần được định nghĩa trong các văn
kiện của cộng đồng châu Âu, hay CHLB Đức, trong pháp luật Hoa Kỳ. Liên Hợp
Quốc cũng đã đưa ra định nghĩa tội phạm có tổ chức. Các định nghĩa tuy có sự
khác nhau nhất định nhưng đặc điểm chung là việc thưc hiện các tội phạm này
phải gắn với tổ chức tội phạm.
Về khái niệm tổ chức tội phạm cũng xuất hiện với sự hình thành cũng những
tổ chức tội phạm đầu tiên trên thế giới. Qua nghiên cứu định nghĩa về tổ chức tội
phạm qua các văn kiện quốc tế hay pháp luật hình sự quốc gia có thể thấy có
những quan niệm sau về tổ chức tội phạm:
Thứ nhất, quan niệm tổ chức tội phạm là loại tổ chức kiểu “Mafia” có mức
độ tổ chức cao nhất.
Thứ hai, quan niệm tổ chức tội phạm bao gồm cả tổ chức tội phạm kiểu
Mafia và hội tội phạm có mức độ tổ chức thấp hơn.
Thứ ba, quan niệm tổ chức tội phạm là băng nhóm tội phạm và hội tội phạm.
Thứ tư, quan niệm tổ chức tội phạm là các tổ chức có đặc điểm chung nhất
định.
Câu 2: “Phân tích, so sánh và chỉ ra những điểm khác biệt trong sự hình
thành các tổ chức tội phạm kiểu Mafia của Ý, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Nhật
Bản”.
A. MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng hiện đại thì nền an ninh, trật tự xã hội ngày càng có nguy cơ
bị đe dọa. Tổ chức tội phạm Mafia đang là một vấn đề nhức nhối không chỉ đối với
những nhà chức trách, chuyên môn mà còn là mối đe dọa chung của cả loài người.
Mafia không chỉ tồn tại riêng biệt ở một quốc gia nào mà đã lan rộng ra phạm vi
toàn cầu và càng ngày thủ đoạn càng tinh vi hơn. Để hiểu rõ hơn về nguồn gốc sự
ra đời của Mafia, em xin chọn đề tài: “Phân tích, so sánh và chỉ ra những điểm
khác biệt trong sự hình thành các tổ chức tội phạm kiểu Mafia của Ý, Mỹ, Nga,
Trung Quốc và Nhật Bản”.



I.

B. NỘI DUNG
Phân tích sự hình thành của các tổ chức tội phạm kiểu Mafia của Ý,
Mỹ, Nga, Trung Quốc và Nhật Bản.
1. Khái quát chung về Mafia
Theo tiếng Ý, MAFIA là chữ viết tắt của một tổ chức yêu nước có tên:

Morta Alla Francia Italia Anela với nghĩa là: Tổ chức đánh đuổi người Pháp ra
khỏi đất Ý. Ngoài ra, Mafia cũng còn tên gọi khác là Cosa Nostra (trong tiếng Ý
nghĩa là “sự nghiệp của chúng ta”); hay theo một số tài liệu khác thì Mafia có
nguồn gốc từ tiếng Ả rập xuất phát từ từ “mahyas” với nghĩa phổ biến là “nơi
thiêng liêng” hay “người đàn ông đáng được kính trọng”.
Mafia xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1282 ở đảo Sicily thuộc miền Nam
Italia với tư cách là tổ chức tự vệ của người nghèo chống lại áp bức, bất công,
chống người Pháp chiếm đóng lúc đó. Sau này, hoạt động của Mafia ngày càng
thay đổi về bản chất: từ một tổ chức kháng Pháp trở thành một băng đảng xã hội
đen. Đến thế kỉ 20, thuật ngữ Mafia dùng để chỉ các tổ chức hoạt động bí mật,
chuyên sử dụng bạo lực, khủng bố, ám sát, tống tiền, buôn lậu ma túy.
2. Sự hình thành của tổ chức tội phạm Mafia Ý.
Mafia Ý ra đời khoảng những năm 1800 tại Sicily, một hòn đảo cách xa
trung tâm nước Ý, hòn đảo này được coi là cái nôi tội phạm Mafia thế giới. Do sự
áp bức của những kẻ xâm lược và giới cầm quyền thân cận, sự đe dọa và bóc lột
của những chúa đất cùng với quân đội của họ nên những người dân tại đảo Sicily
đã tập hợp những người đàn ông khỏe mạnh đứng lên chống lại và bảo vệ người
dân. Ban đầu chỉ là sự phản ứng tự vệ của những người nông dân chống Pháp. Sau
này, tổ chức này dần thoái hóa, họ bắt đầu bắt tay với những người có tiền, có
quyền lực, những chúa đất để kiếm lợi nhuận bất kể đó là những việc phạm pháp.
Có thể thấy rằng, tiền thân của Mafia Ý chính là một tổ chức kháng Pháp, cơ

sở hình thành tổ chức tội phạm Mafia của Ý chính là dựa trên sự yếu kém của nhà
nước, sự yếu kém của các thiết chế kiểm soát xã hội và Luật im lặng (hay còn gọi
là Luật Omerta) và còn dựa trên cơ sở của quan hệ gia đình. Quan hệ gia đình


được coi là một yếu tố rất quan trọng và được đề cao đối với mỗi người dân nơi
này.
3. Sự ra đời của tổ chức tội phạm Mafia Mỹ
Nguồn gốc của Mafia Mỹ chính là Mafia Ý. Do sự nhập cư ồ ạt của một bộ
phận lớn của người Ý vào Mỹ cuối những năm 1800 và đầu năm 1900. Trong vòng
10 năm mà có tới 2,1 triệu người Ý nhập cư vào Mỹ mà chủ yếu là từ Sicily. Do sự
khác biệt về văn hóa và có số lượng dân đông đảo nên ngưởi Ý đã tự tổ chức một
khu riêng biệt so với đất Mỹ, họ tự cung tự cấp, tự xây dựng vào tạo nên một nước
Ý thu nhỏ trong lòng nước Mỹ. Những mầm mống tội phạm bắt đầu từ đó.
Sau thế chiến thứ nhất, chính phủ đã có những chính sách đàn áp đối với
những tên tội phạm ở Sicily nên khiến cho hoạt động của Mafia tại Ý khó khăn
hơn, do nhu cầu nên buộc chúng phải đi tìm kiếm vùng đất mới có thể làm ăn
được. Từ đó chúng bắt đầu thâm nhập sâu hơn vào nước Mỹ. Thời kỳ phát triển
nhất của Mafia chính là “thời kỳ cấm”, do kinh tế chưa phát triển mà người dân lại
uống rượu nhiều nên Chính phủ Mỹ đã ra lệnh cấm bán và tiêu thụ rượu. Luật cấm
rượu đã sinh ra nghề buôn lâu rượu, nấu rượu lại là nghê truyền thống của Ý nên
nhân cơ hội đó, các ông trùm Mafia đã kiếm được lợi nhuận khổng lồ từ việc buôn
bán rượu lậu.
Hình thức tổ chức tội phạm Mafia này phát triển mạnh mẽ nhất tại Mỹ vào
giữa thế kỉ 20, cho đến khi hàng loạt các cuộc điều tra của FBI vào những năm 1970
và 1990 phần nào làm suy giảm ảnh hưởng của các thế lực Mafia. Tuy nhiên, các nhà
nghiên cứu cũng nhận định rằng, Mafia Mỹ tuy suy tàn nhưng khó có thể bị diệt
vong hoàn toàn.
4. Sự ra đời của tổ chức Mafia Nga
Sự ra đời và phát triển Mafia gắn liền với giai đoạn phát triển và tan rã của

các mạng vô sản Nga và Liên bang Xô Viết. Trong thời kì phát triển nhất của
mình, chính quyền liên bang đã có những hành động trấn áp tội phạm quyết liệt để
thiết lập trật tự xã hội, do đó những kẻ phạm tội được đưa vào những trại tập trung


để lao động, cải tạo. Bên cạnh sự trấn áp của chính quyền, cùng với điều kiện sống
và lao động hà khắc, những tên tội phạm trong các nhà tù đã tập hợp nhau lại để
chống lại chính quyền, chính điều đó đã tạo điều kiện cho thế giới tội phạm ngầm
phát triển.
Sau khi cách mạng thành công, chính quyền thay đổi đã thả hết tù nhân chính
trị ra và thả cả những tên tội phạm không phải tội phạm chính trị. Sau khi ra khỏi nhà
tù, sẵn nền tảng tổ chức ở trong tù, các tên tội phạm tập hợp với nhau và phát triển
thành một hệ thống tổ chức lớn mạnh. Có thể thấy rằng sự ra đời của Mafia Nga bắt
nguồn từ các băng đảng trong nhà tù. Hay người ta còn gọi là sự hồi sinh của tội
phạm trong các nhà tù. Đó chính là nét đặc trưng riêng biệt của Mafia Nga phân biệt
với Mafia Ý hay Mỹ.
Sau những năm 1990, cùng với sự tan rã của liên bang Xô Viết là sự nở rộ của
các tổ chức tội phạm ở Nga. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường tư bản chủ
nghĩa, nền kinh tế Nga đã vấp phải nhiều khó khăn. Do vậy họ đã di cư ra nước
ngoài, kết hợp với một số phần tử xấu lúc đó đã khiến chính một số thành viên KGB
này trở thành tội phạm Mafia. Bởi thế mà trong các tổ chức tội phạm Nga có sự tham
gia đáng kể của các thành viên KGB. Vào khoảng những năm 1997, xã hội Nga phân
cực sâu sắc, 21% dân số Nga lúc đó (khoảng 32 triệu người) có thu nhập dưới mức
đói nghèo. Để có thể tồn tại và mưu sinh, cuộc sống đã đưa đẩy nhiều người trong số
họ trở thành tội phạm, nhiều người lại lựa chọn ra nước ngoài mà chủ yếu là Mỹ. Từ
đó Mafia Nga được mở rộng tự nhiên chính là từ xu hướng này.
5.

Sự ra đời của tổ chức Mafia Trung Quốc


Nguồn gốc ra đời của Hội Tam Hoàng bắt nguồn từ các vị sư chùa Thiếu Lâm
từ thế kỷ thứ 17.Vào thời điểm đó, bất mãn với nhà Thanh do người Mông Cổ, Mãn
Châu - một dân tộc thiểu số lãnh đạo Trung Quốc, các nhà sư vốn người gốc Hán tại
ngôi chùa nổi tiếng này đã tụ họp thành phong trào phản Thanh phục Minh (thực
chất là một phong trào yêu nước). Trong thời kỳ sơ khai, với tên Tam Hoàng có 3 trụ
cột hoạt động chủ yếu ở các khu vực Bắc Giang, Đông Giang và Tây Giang thuộc
tỉnh Quảng Đông nên biểu tượng của Hội Tam Hoàng ngay từ khi đó đã là hình tam


giác. Thời đó, tôn chỉ hoạt động của Hội Tam Hoàng hoàn toàn mang ý nghĩa tích
cực.
Sau cách mạng Tân Hợi 1911, nhà Thanh sụp đổ, Hội Tam Hoàng trở nên mất
phương hướng vì kẻ thù của họ không còn nữa. Bên cạnh đó, người dân Trung Quốc
đi theo nhà nước mới, Hội Tam Hoàng mất đi sự ủng hộ lớn lao cả về vật chất và tinh
thần. Nhiều người trong số này cho rằng gần 200 năm tranh đấu là vô nghĩa, không
những thế lại bị coi là những kẻ tạo phản, một số thành viên trong Hội Tam Hoàng
trở nên suy sụp, biến tướng và manh động.
Từ giữa thế kỉ 19 đến đàu thế kỉ 20, sau khi thống nhất Trung quốc, chính
quyền Mao Trạch Đông đã trấn áp tổ chức này. Hội Tam Hoàng đã di chuyển hết
hoạt động qua Hồng Kông. Từ đó, Hồng Kông trở thành căn cứ hoạt động rầm rộ
nhất của tổ chức tội phạm này. Tại Hồng Kông, Hội Tam Hoàng phát triển như vũ
bão
Sau khi Hồng Kong được trao trả lại cho Trung Quốc thì hội Tam Hoàng còn
phát triển hơn nữa và mở rộng ra phạm vi thế giới. Hội đã tồn tại với các hoạt động
phi pháp và bất hợp pháp, không chỉ dưới hình thức bí mật mà còn vươn ra ánh sáng
dưới hình thức doanh nghiệp.
Sự phủ sóng toàn cầu của Hội Tam Hoàng đã khiến Anh khẳng định rằng Hội
Tam Hoàng là một trong những băng nhóm tội phạm nguy hiểm nhất và Tam Hoàng
đã trở thành cái tên mà bất kỳ tổ chức tội phạm ghê gớm nào khác trên thế giới cũng
phải kiêng nể.

Theo như một số nguồn tin, Hội Tam Hoàng cũng có chi nhánh ở Việt Nam,
tập trung nhiều ở khu vực phía Nam nhưng tổ chức còn nhỏ lẻ và hoạt động chưa
đến mức báo động.
6.

Sự ra đời của Mafia Nhật

Hiện nay vấn đề nguồn gốc và sự hình thành của Yakuza còn đang là vấn đề
gây nhiều tranh cãi. Bởi vậy đã có nhiều giả thiết khác nhau về sự ra đời của tổ chức
tội phạm này. Có người cho rằng, xuất phát điểm của các thành viên của Yakuza là


những samurai vô chủ (kabuki-mono hay hatamoto yakko) thời kì thứ 17 luôn gây
náo loạn trong những kiểu trang phục và kiểu tóc kì quặc, tiếng mắng chửi sang sảng
lỗ mãng cùng vài cây kiếm dài một cách bất thường đeo bên thắt lưng. Sở dĩ lại như
vậy là bởi trong suốt thời Tokugawa, khoảng thời gian dài của một đất nước Nhật
Bản thái bình thịnh thế, vai trò của những samurai này đã không còn cần thiết nữa,
họ không được sử dụng và phải trở về quê hương. Khi không có sự cai quản của
những kẻ bề trên đầy quyền lực, lại giỏi võ đã đưa đẩy họ từ vai trò phụng sự cho xã
hội, trở thành những kẻ cướp của, giết người.
Tuy nhiên nhiều Yakuza ngày nay lại bác bỏ lập luận này, thay vào đó họ
khẳng định rằng mình là hậu duệ của những machi-yokko (kẻ bảo vệ làng mình khỏi
bọn hatamoto-yakko gàn dở). Nói cách khác, tổ tiên Yakuza không khác gì nhân vật
Robin Hood của nước Anh trung cổ, chúa đảng băng cướp chuyên lấy của người giàu
tặng cho người nghèo.
Chính phủ Nhật Bản đã có nhiều nỗ lực trong việc đấu tranh với Yakuza, trong
đó có việc ban hành Đạo luật về ngăn ngừa những hoạt động bất hợp pháp của thành
viên các băng nhóm tội phạm (ngày 1/5/1995) và có hiệu lực từ 1/3/1992. Theo Sách
trắng của Cảnh sát Nhật Bản năm 2004 thì năm 2003 cảnh sát Nhật đã bắt giữ 32.985
thành viên mafia. Ảnh hưởng của giới Yakuza đang ngày càng rộng khắp và ngày

càng được chấp nhận và hòa hợp với xã hội Nhật Bản, hơn là những nhóm tội phạm
ở Mỹ. Hơn nữa, Yakuza cũng đã có một mối liên hệ bền chặt và lâu đời với những
đảng phái chính trị ở Nhật. Cùng với những việc phạm pháp giống như những nhóm
tội phạm có tổ chức ở khắp mọi nơi, Yakuza vẫn có sự tách biệt trong cái chung của
thế giới. Tầm ảnh hưởng của họ đã vượt ra khỏi phạm vi Nhật Bản để vươn sang cả
các nước Châu Á khác, thậm chí còn lan đến cả Hoa Kỳ.
II.

So sánh và những điểm khác biệt trong sự hình thành các tổ chức

Mafia Ý, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Nhật.
Qua những phân tích về sự hình thành của các tổ chức Mafia ở các nước, có
thể thấy rằng mỗi quốc gia với những hoàn cảnh về kinh tế, lịch sử, chính trị khác


nhau đã chi phối đến sự ra đời của các tổ chức Mafia ở mỗi quốc gia và có những sự
khác biệt với nhau.


Về thời gian ra đời:

Mafia Ý ra đời vào khoảng những năm 1800 tại Sicily, một hòn đảo hẻo lánh xa
cách nước Ý, được coi là cái nôi của tội phạm thế giới.
Mafia Mỹ hình thành muốn hơn, vào cuối những năm 1800- đầu những năm
1900, do sự nhập cư ồ ạt của bộ phận lớn dân cư Ý vào Mỹ. Xuất hiện đầu tiên tại
khu vực thành phố New York.
Mafia Nga bắt đầu bùng nổ do sự tan rã của Liên bang Xô Viết vào những năm
1990, khi nền kinh tế của Nga bắt đầu chuyển sang nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Mafia Trung Quốc thì bắt đầu ra đời từ thế kỷ 17, mục đích ban đầu của Hội là
tích cực. Hội Tam Hoàng bắt đầu thoái hóa thành tổ chức tội phạm sau khi cách

mạng Tân Hợi 1911 thành công, nhà Thanh sụp đổ, kẻ thù bị tiêu diệt, họ mất
phương hướng nên dần thoái hóa các tổ chức tội phạm.
Mafia Nhật: Vào thời kỳ các sứ quân (thời kỳ Ê đô) (1603-1867), Yakuza chỉ
gồm những nhóm tội phạm nhỏ, chuyên bảo kê cho các chợ phiên sau đó thì làm
lính đánh thuê cho các sứ quân. Năm 1881, Yakuza được tập hợp lại trong một tổ
chức có tên "Thương hội Biển đen" - chuyên hoạt động trên biển và giết người
thuê. Cũng theo một số nguồn tin khác, Yakuza xuất phát từ Samurai, vào thời
kỳ Tokugawa (1543 - 1616) người sáng lập ra thời kỳ Mạc phủ Edo đã không cần
sử dụng hàng chục vạn Samurai, dẫn tới nhiều người trong số này không có kế
sinh nhai, chuyển thành đội quân chuyên cướp phá làng mạc tại những nơi mà họ
đi qua trong đất nước, và đây cũng là tiền thân cho tổ chức Yakuza sau này.(theo
)



Con đường hình thành:
Mafia Ý hình thành dựa trên sự yếu kém của nhà nước, của các thiết chế kiểm

soát xã hội và dựa trên cơ sở của quan hệ gia đình và Luật im lặng (law of silence)
hay còn gọi là Luật Omerta. Mới đầu chỉ là phản ứng tự vệ của những người nông


dân nghèo khổ, vô quyền với nỗi sợ hãi thường trực chống lại Pháp, chống lại
chính quyền đã rất thối nát lúc bấy giờ. Sau đó, tổ chức này mới dần dần thoái
hóa.
Mafia Mỹ Mafia ra đời gắn liền với hai cuộc di dân lớn của người Ý sang Mỹ
trong đó có cả những tên tội phạm Mafia khét tiếng của Ý đang bị chính phủ Ý đàn
áp. Vì mục đích kinh tế, vì nhu cầu sinh tồn, những người Ý tại Mỹ đã tập hợp nhau
lại. Cùng với đó luật cấm nấu rượu của Mỹ lại ra đời, họ đã lợi dụng kẽ hở của pháp
luật, của chính sách xã hội, chính sách kinh tế để hoạt động và phát triển rất huy

hoàng.
Mafia Nga cũng giống như Mafia Ý, hình thành do sự đàn áp của chính quyền,
nhưng Mafia lại là sự phản kháng của những tên tội phạm với chính quyền ở trong
tù. Nguồn gốc của Mafia Nga đã là những tên tội phạm.
Mafia Trung Quốc ban đầu cũng được thành lập với ý nghĩa tích cực, như một tổ
chức yêu nước. Khác với Ý là tập hợp của những người dân thường yêu nước, thì
Hội Tam Hoàng có một điểm đặc biệt là tập hợp của các vị sư chùa Thiếu Lâm. Tuy
nhiên sau đó cả ở Ý, và Trung Quốc những tổ chức mang tính yêu yêu nước này đều
trở nên biến chất
Mafia Nhật, khác với 4 tổ chức Mafia trên, không có một quan điểm thống nhất
nào về sự ra đời của Yakuza tại Nhật. Có nhiều giả thiết khác nhau về sự hình thành
của tổ chức tội phạm này. Điều đó đã tạo nên những nét riêng biệt cho Yakuza. Dù
dược xuất phát từ những samurai vô chủ giỏi võ (kabuki-mono), hay những kẻ bị xã
hội ruồng bỏ (bakuto), hay những người bảo vệ cộng đồng (machi-yokko) thì điểm
chung dễ nhận ra nhất là những con người này đều dễ có xu hướng tội phạm rất lớn,
trong khi ở các nước trên, Mafia được bắt đầu từ những con người hết sức bình
thường.
Điểm khác biệt của Yakuza so với Hội Tam Hoàng đó là: Yakuza có thời kì
gần như được thừa nhận là một tổ chức hợp pháp tại Nhật, do đó nhận được nhiều sự
bao che, dung túng và có mối liên hệ khăng khít với chính phủ Nhật. Trong khi đó
Hội Tam Hoàng lại chưa bao giờ được nhà nước thừa nhận. Do vậy khác với các tổ


chức khác, Hội Tam Hoàng lại không thích khoa trương và khoe mẽ, điểm đặc biệt
của hội Tam Hoàng là mọi hoạt động đều rất bí mật, chính vì thế hầu như có rất ít
thông tin về tổ chức này lọt được ra ngoài.
C.

KẾT THÚC


Ta có thể thấy rằng sự hình thành tổ chức Mafia ở mỗi nước là khác nhau, điều
này sẽ chi phối ít nhiều đến cơ cấu, tổ chức, hoạt động và thời gian tồn tại của từng
loại tổ chức tội phạm này. Hiện nay Mafia đã vươn vòi bạch tuộc ra khắp các châu
lục với đủ mọi hình thức. Bởi vậy cuộc chiến chống Mafia giờ đây không còn là của
riêng nước nào nữa và chỉ khi cả nhân loại cùng chung tay mới mong có thể đẩy lùi
loại tội phạm này ra khỏi xã hội.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

Tạp chí Luật học số 12/2012.
Các nghiên cứu trao đổi của PGS. TS. Lê Thị Sơn.
Wikipedia.com
Một số trang báo điện tử.



×