Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Kinh tế học : Lạm phát (inflation) là gì? Các quan điểm về lạm phát? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.57 KB, 4 trang )

1

Kinh tế học : Lạm phát (inflation) là gì? Các quan điểm về lạm phát?

Lạm phát (inflation) có ảnh hưởng nhất định nhất định đến sự phát triển kinh
tế - xã hội tùy theo mức độ của nó.

Nhìn chung, lạm phát vừa phải có thể đem lại những điều lợi bên cạnh
những tác hại không đáng kể; còn lạm phát cao và siêu lạm phát gây ra
những tác hại nghiêm trọng đối với kinh tế và đời sống. Tác động của lạm
phát còn tùy thuộc vào lạm phát đó có dự đoán trước được hay không, nghĩa
là công chúng và các thể chế có tiên tri được mức độ lạm phát hay sự thay
đổi mức độ lạm phát là một điều bất ngờ. Nếu như lạm phát hoàn toàn có thể
dự đoán trước được thì lạm phát không gây nên gánh nặng kinh tế lớn bởi
người ta có thể có những giải pháp để thích nghi với nó. Lạm phát không dự
đoán trước được sẽ dẫn đến những đầu tư sai lầm và phân phối lại thu nhập
một cách ngẫu nhiên làm mất tinh thần và sinh lực của nền kinh tế.


Lạm phát có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống kinh tế xã hội

Tác động phân phối lại thu nhập và của cải
Tác động chính của lạm phát về mặt phân phối phát sinh từ những loại khác
nhau trong các loại tài sản và nợ nần của nhân dân. Khi lạm phát xảy ra,
những ngươi có tài sản, những người đang vay nợ là có lợi vì giá cả của các
loại tài sản nói chung đều tăng lên, con giá trị đồng tiền thì giảm xuống.
Ngược lại, những người làm công ăn lương, những người gửi tiền, những
người cho vay là bị thiệt hại.
Để tránh thiệt hại, một số nhà kinh tế đưa ra cách thức giải quyết đơn giản là
lãi suất cần được điều chỉnh cho phù hợp với tỷ lệ lạm phát. Ví dụ, lãi suất
thực là 3%, tỷ lệ tăng giá là 9%, thì lãi suất danh nghĩa là 12%. Tuy nhiên,


một sự điều chỉnh cho lãi suất phù hợp tỷ lệ lạm phát chỉ có thể thực hiện
được trong điều lạm phát ở mức độ thấp.
2


Tác động đến phát triển kinh tế và việc làm
Trong điều kiện nền kinh tế chưa dạt đến mức toàn dụng, lạm phát vừa phải
thúc đẩy sự phát triển kinh tế vì nó có tác dụng làm tăng khối tiền tệ trong
lưu thông, cung cấp thêm vốn cho các đơn vị sản suất kinh doanh, kích thích
sự tiêu dùng của chính phủ và nhân dân.
Giữa lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ nghịch biến: khi lạm phát tăng
lên thì thất nghiệp giảm xuống và ngược lại khi thất nghiệp giảm xuống thì
lạm phát tăng lên. Nhà linh tế học A.W. Phillips đã đưa ra “Lý thuyết đánh
đổi giữa lạm phát và việc làm”, theo đó một nước có thể mua một mức độ
thất nghiệp tháp hơn nếu sẵn sàng trả giá bằng một tỷ lệ lạm phát cao hơn.

Các tác động khác
Trong điều kiện lạm phát cao và không dự đoán được, cơ cấu nền kinh tế dễ
bị mất cân đối vì khi đó các nhà kinh doanh thường hướng đầu tư vào những
khu vực hàng hóa có giá cả tăng lên cao, nhưng ngành sản suất có chu kỳ
ngắn, thời gian thu hồi vốn nhanh, hạn chế đầu tư vào những ngành sản suất
có chu kỳ dài, thời gian thu hồi vốn chậm vì có nguy cơ gặp phải nhiều rủi
ro. Trong lĩnh vực lưu thông, khi vật giá tăng quá nhanh thì tình trạng đầu
cơ, tích trữ hàng hóa thường là hiện tượng phổ biến, gây nên mất cân đối giả
tạo làm cho lưu thông càng thêm rối loạn. Trong điều kiện các nhân tố khác
không đổi, lạm phát xảy ra làm tăng tỷ giá hối đoái. Sự mất giá của tiền
trong nước so với ngoại tệ tạo điều kiện tăng cường tính cạnh tranh của hàng
xuất khẩu, tuy nhiên nó gây bất lợi cho hoạt động nhập khẩu. Lạm phát cao
và siêu lạm phát làm cho hoạt động của hệ thống tín dụng rơi vào tình trạng
khủng hoảng. Nguồn tiền trong xã hội bị sụt giảm nhanh chóng,nhiều ngân

hàng bị phá sản vì mất khả năng thanh toán, lam phát phát triển nhanh, biểu
giá thường xuyên thay đổi làm cho lượng thông tin được bao hàm trong giá
cả bị phá hủy, các tính toán kinh tế bị sai lệch nhiều theo thời gian, từ đó gây
khó khăn cho các hoạt động đầu tư. Lạm phát gây thiệt hại cho ngân sách
nhà nước bằng việc bào mòn giá trị thực của những khoản công phí. Ngoài
ra lạm phát cao kéo dài và không dự đoán trước được làm cho nguồn thu
ngân sách nhà nước bị giảm do sản xuất bị suy thoái. Tuy nhiên, lạm phát
cũng có tác động làm gia tăng số thuế nhà nước thu được trong những
trường hợp nhất định. Nếu hệ thống thuế tăng dần (thuế suất lũy tiến) thì tỷ
lệ lạm phát cao hơn sẽ đẩy người ta nhanh hơn sang nhóm phải đóng thuế
cao hơn, và như vậy chính phủ có thể thu được nhiều thuế hơn mà không
phải thông qua luật. Trong thời kỳ lạm phát giá cả hàng hóa – dịch vụ tăng
lên một cách vững chắc, bên cạnh đó tiền lương danh nghĩa cũng theo xu
3

hướng tăng lên, vì vậy thu nhập thực tế của người lao động nói chung có thể
vững hoặc tăng lên, hoặc giảm đi chứ không phải bao giờ cũng suy giảm.

Như vậy lạm phát đã ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống kinh tế - xã hội
và nhà nước phải áp dụng những biện pháp thích hợp để kiềm chế, kiểm soát
lạm phát.

Bản thân tiền giấy không có giá trị nội tại mà chỉ mang giá trị danh nghĩa.
Do đó, khi có hiện tượng thừa tiền giấy trong lưu thông thì người ta không
có xu hướng giữ lại trong tay mình những đồng tiền bị mất giá và lượng tiền
thừa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Lạm phát (inflation) là gì
Nhiều nhà kinh tế đã đi tìm một định nghĩa đúng cho thuật ngữ lạm phát
(inflation), nhưng nói chung chưa có một sự thống nhất hoàn toàn. Quan

điểm cổ điển cho rằng lạm phát xảy ra khi số tiền lưu hành vượt quá dự trữ
vàng làm đảm bảo của ngân hàng phát hành. Cụ thể người ta dự vào tỷ lệ
đảm bảo của tiền tệ để xem xét có lạm phát hay không. Chẳng hạn nếu pháp
luật ấn định rằng tỷ lệ đảm bảo tối thiểu của tiền tệ 40%, khi tỷ lệ đó xuống
dưới mức pháp định tức là ngân hàng đã phát hành tiền quá mức. Quan điểm
này coi trọng cơ sở đảm bảo của tiền. Trong thực tế, có những trường hợp tỷ
lệ đảm bảo pháp định vẫn được tôn trọng nhưng giá cả của hàng hóa đều lên
cao. Nước Đức năm 1934 đã tránh được nạn lạm phát mặc dù tỷ lệ đảm bảo
của đồng Mark xuống dưới 2%.

4

Quan điểm khác cho rằng lạm phát là sự mất cân đối giữa tiền và hàng trong
nền kinh tế. Có thể tóm tắt trong phương trình Fisher: M.V=P.Y. Nếu tổng
khối lượng tiền lưu hành (M) tăng thêm trong khi tổng lượng hàng hóa –
dịch vụ được trao đổi (Y) giữ vững, tất nhiên mức giá trung bình (P) phải
tăng. Và nếu thêm vào đó tốc độ lưu thông tiền tệ (V) tăng thì P lại tăng rất
nhanh. Để khắc phục tình trạng này cần dùng biện pháp thích hợp để thiết
lập lại cân đối giữa tiền và hàng trong nền kinh tế.
Quan điểm tĩnh về lạm phát nêu trên tuy giúp ta hiểu rõ về lạm phát, nhưng
không cho biết nguyên nhân của lạm phát và khiến cho ta lầm tưởng lạm
phát cao là kết quả của việc tăng trưởng mức cung tiền tệ cao. Thật ra trong
nhiều trường hợp không hẳn là như vậy, nhà nước có thể tăng cung ứng tiền
tệ mà không làm cho giá cả tăng, không gây ra lạm phát, nếu như khối lượng
tăng đó phù hợp với khối tiền cần thiết cho lưu thông, đáp ứng nhu cầu phát
triển kinh tế.

Lại có quan điểm cho rằng lạm phát là sự tăng giá của các loại hàng hóa (tư
liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất và hàng hóa sức lao động). Lạm phát xảy ra
khi mức chung của giá cả và chi phí tăng. Theo quan điểm này thì giá cả

tăng lên cho dù bất kỳ nguyên nhân nào đều là lạm phát. Lạm phát và giá cả
tăng đều cùng một ý nghĩa. Thật ra giá cả đồng loạt tăng lên chỉ là một trong
những biểu hiện cơ bản của lạm phát mà thôi.

Vậy lạm phát là gì? Lạm phát là hiện tượng tiền trong lưu thông vượt quá
nhu cầu cần thiết làm cho chúng bị mất giá, giá cả của hầu hết các lại hàng
hóa tăng lên đồng loạt.

×