Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

cho vay hộ nghèo ảnh hưởng đến tiến trình giảm nghèo”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.2 KB, 20 trang )

NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều
thành tựu quan trọng, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, đất nước đang tiến
mạnh trên con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Theo chuẩn mới tỷ lệ hộ đói nghèo
của nước ta hiện nay vẫn còn khoảng 18%, sự chênh lệch giầu nghèo giữa thành thị và
nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi và tỷ lệ hộ nghèo ở các vùng đồng bào dân tộc
thiểu số, vùng sâu, vùng xa còn lớn. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ
trương chính sách đồng bộ, bằng nhiều giải pháp hành động kiên quyết, huy động sức
mạnh tổng hợp toàn xã hội, nhằm thức hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói
giảm nghèo, giải quyết việc làm và ổn định xã hội. Tín dụng cho hộ nghèo là một trong
những phương pháp hữu hiệu nhất để thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo của Đảng
và Nhà nước.
Trong nhiều năm qua, các ngân hàng quốc doanh, đặc biệt là Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Việt Nam, là những tổ chức tín dụng Nhà nước thực hiện rộng
khắp chương tín dụng cho hộ nghèo. Tuy nhiên với quan điểm cho rằng, các ngân hàng
này khi chuyển sang cơ chế của Ngân hàng thương mại, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận
thì sẽ không thể tiếp tục cho vay hộ nghèo theo chính sách của Nhà nước. Do vậy, cần có
tổ chức tín dụng chuyên biệt để cho vay hộ nghèo. Ngân hàng chính sách xã hội ra đời
nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước. Được thành lập với
mục tiêu cho vay các đối tượng chính sách chủ yếu là hộ nghèo, NHCSXH đã góp phần
tạo cơ hội cho người nghèo thoát nghèo.
Trong giới hạn của đề tài này , nhóm chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu chương trình “cho
vay hộ nghèo ảnh hưởng đến tiến trình giảm nghèo” . kết cấu của đề tài chia ra làm 2
phần
Phần I : giới thiệu chung về ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam
Phần II : chương trình cho vay hộ nghèo


PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
VIỆT NAM
1. Lịch sử ra đời và hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội


Tại Nghị quyết số 05-NQ/HNTW, ngày 10/6/1993 Hội nghị lần thứ năm
Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, về việc tiếp tục đổi mới và phát triển
kinh tế - xã hội nông thôn, Đảng ta chủ trương có chế độ tín dụng ưu đãi đối với hộ
nghèo, hộ chính sách, vùng nghèo, vùng dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng căn cứ
cách mạng; mở rộng hình thức cho vay thông qua tín chấp đối với các hộ nghèo…
Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Đảng và Chiến lược quốc gia về
xóa đói giảm nghèo, năm 1993, Chính phủ đã thành lập Quỹ cho vay ưu đãi hộ
nghèo với số vốn ban đầu là 400 tỷ đồng, do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Ngân hàng Ngoại thương và Ngân hàng Nhà nước đóng góp. Quỹ được
sử dụng cho vay hộ nghèo thiếu vốn sản xuất kinh doanh với lãi suất ưu đãi, mức
cho vay 500.000 đồng/hộ, người vay không phải bảo đảm tiền vay.
Từ kinh nghiệm thực tiễn hai năm thực hiện Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo,
ngày 31/8/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 525/QĐ-TTg về
việc thành lập Ngân hàng Phục vụ người nghèo, đặt trong Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT Việt Nam), hoạt động không vì
mục tiêu lợi nhuận, để cung cấp nguồn vốn ưu đãi cho hộ nghèo thiếu vốn sản
xuất.
Với mô hình tổ chức được triển khai đồng bộ từ Trung ương đến địa phương
trên cơ sở tận dụng bộ máy và màng lưới sẵn có của NHNo&PTNT Việt Nam,
Ngân hàng Phục vụ người nghèo đã thiết lập được kênh tín dụng riêng để hỗ trợ tài
chính cho các hộ nghèo ở Việt Nam với các chính sách tín dụng hợp lý, giúp hộ


nghèo có vốn sản xuất, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, từng bước làm quen
với nền sản xuất hàng hoá và có điều kiện thoát khỏi đói nghèo.
Tuy nhiên, từ bộ phận quản trị đến bộ phận điều hành của Ngân hàng Phục
vụ người nghèo đều làm việc theo chế độ kiêm nhiệm nên rất ít thời gian để nghiên
cứu những vấn đề thực tiễn, hạn chế công việc nghiên cứu đề xuất chính sách, cơ
chế quản lý điều hành. Mọi hoạt động về nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách
đều giao cho ban điều hành nghiên cứu soạn thảo trong khi ban điều hành đang

thuộc NHNo&PTNT Việt Nam. Như vậy, không tách được chức năng hoạch định
chính sách và điều hành theo chính sách.
Hơn nữa, bên cạnh Ngân hàng Phục vụ người nghèo, nguồn vốn từ ngân
sách Nhà nước hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác còn được giao
cho nhiều cơ quan Nhà nước, hội đoàn thể và Ngân hàng thương mại Nhà nước
cùng thực hiện theo các kênh khác nhau, làm cho nguồn lực của Nhà nước bị phân
tán, chồng chéo, trùng lắp, thậm chí cản trở lẫn nhau. Bên cạnh nguồn vốn cho vay
hộ nghèo được Ngân hàng Phục vụ người nghèo và NHNo&PTNT Việt Nam thực
hiện thì thực tế còn có: nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm do Kho bạc Nhà
nước quản lý và cho vay; nguồn vốn cho vay đối với học sinh, sinh viên có hoàn
cảnh khó khăn do Ngân hàng Công thương thực hiện; nguồn vốn cho vay ưu đãi
các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo, thuộc khu vực II, III
miền núi, các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 của Chính phủ…
Việc hình thành các nguồn vốn cho vay chính sách nằm rải rác ở nhiều tổ
chức tài chính với cơ chế quản lý khác nhau đã gây nhiều trở ngại cho quá trình
kiểm soát của Nhà nước, không tách bạch được tín dụng chính sách với tín dụng
thương mại.


Để triển khai Luật các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện chính sách tín
dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách; các nghị quyết của Đại hội
Đảng IX, nghị quyết kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá X về việc sớm hoàn thiện tổ chức
và hoạt động của NHCSXH, tách tín dụng ưu đãi ra khỏi tín dụng thương mại;
đồng thời thực hiện cam kết với Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ thế giới
(IMF) về việc thành lập Ngân hàng Chính sách; ngày 04/10/2002, Chính phủ ban
hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối
tượng chính sách khác, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 131/2002/QĐTTg về việc thành lập NHCSXH trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người
nghèo, tách khỏi NHNo&PTNT Việt Nam.
2. Các sản phẩm cho vay của ngân hàng
Theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín

dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, hiện nay NHCSXH
đang thực hiện cho vay các chương trình tín dụng như sau.
Cho vay hộ nghèo và các đối tượng đối tượng chính sách:
• Cho vay hộ nghèo.
• Cho vay vốn đi xuất khẩu lao động.
• Cho vay hộ nghèo về nhà ở theo quyết định 167 của thủ tướng chính








phủ.
Cho vay hộ nghèo tại 62 huyện nghèo.
Cho vay học sinh , sinh viên.
Cho vay giải quyết việc làm.
Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
Cho vay nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng Sông Cửu Long.
Cho vay hộ gia đình , sản xuất kinh doanh khó khan.
Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Nhận tiền gửi tiết kiệm:


• Nhận tiền gửi tiết kiệm có kì hạn.
• Nhận tiền gửi tiết kiệm không kì hạn.
• Nhận tiền gửi tiết kiệm của hộ nghèo.
Dịch vụ thanh toán ngân quĩ:







Tiền gửi thanh toán.
Tiền gửi có kì hạn.
Dịch vụ chuyển tiền đi trong nước.
Chuyển tiền đến trong nước.
Chuyển tiền kiều hối.

Nhận vỗn ủy thác của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.
Phát hành thẻ ATM cho học sinh , sinh viên.
Phát hành trái phiếu được chính phủ bảo lãnh.
Tuy nhiên trong giới hạn của đề tài này , nhóm chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu
về cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam.


Phần II. CHƯƠNG TRÌNH CHO VAY HỘ NGHÈO
1. Giới thiệu về chương trình cho vay hộ nghèo
Mục tiêu: NHCSXH thực hiện cho vay hộ nghèo góp phần thực hiện chương
trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và ổn định xã hội.
Đối tượng vay vốn: Là những hộ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của
Chính phủ từng thời kỳ. Hiện nay, theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày
19/11/2015.
Phương thức cho vay: Cho vay trực tiếp có ủy thác một số nội dung công
việc trong quy trình cho vay qua tổ chức Chính trị - xã hội (gọi tắt là tổ chức Hội,
đoàn thể).
Mức cho vay tối đa: 50 triệu đồng (bao gồm nhu cầu vay để sản xuất kinh

doanh và nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt)
Lãi suất cho vay hộ nghèo: Là 0.55%/tháng
2. Qui trình hoạt động của chương trình cho vay hộ nghèo
2.1 : Đối tượng vay vốn
Hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ từng thời kỳ. Hiện nay,
theo Quyết định số 59/2015/QĐ - TTg ngày 19/11/2015, chuẩn Hộ nghèo áp dụng
cho giai đoạn 2016-2020 như sau:
Hộ nghèo ở nông thôn: Là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
• Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở
xuống.


• Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến
1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt
tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Hộ nghèo ở thành thị:
• Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở
xuống.
• Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến
1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt
tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Những hộ nghèo nhưng không được vay vốn của NHCSXH:
• Những hộ nghèo không còn sức lao động.
• Những hộ nghèo độc thân đang trong thời gian thi hành án.
• Những hộ nghèo bị chính quyền địa phương loại ra khỏi danh sách vay
vốn vì mắc tệ nạn cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, lười biếng không chịu
lao động.
• Những hộ nghèo thuộc diện chính sách xã hội như già cả neo đơn, tàn
tật, thiếu ăn do ngân sách Nhà nước trợ cấp.
2.2 : Nguyên tắc vay vốn

Hộ nghèo vay vốn phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
• Sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay.
• Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận.
2.3 : Điều kiện để được vay vốn
Hộ nghèo cư trú hợp pháp tại địa phương được Uỷ ban nhân dân (UBND) xã
xác nhận trên danh sách Mẫu số 03/TD.


Có tên trong danh sách hộ nghèo tại xã, phường, thị trấn theo chuẩn hộ
nghèo do Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội công bố từng thời kỳ.
Người vay vốn là người đại diện hộ gia đình chịu trách nhiệm trong mọi
quan hệ với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), là người ký nhận nợ và
chịu trách nhiệm trả nợ NHCSXH.
Hộ nghèo phải tham gia tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) trên địa bàn.
2.4 : Mục đích sử dụng vốn vay
Cho vay sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bao gồm:
• Đầu tư mua sắm các loại vật tư, giống cây trồng, vật nuôi, phân
bón…, công cụ lao động, chi phí thanh toán cung ứng lao vụ, đầu tư
làm nghề thủ công, chi phí nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy hải
sản...
• Góp vốn để thực hiện dự án sản xuất kinh doanh do cộng đồng người
lao động sáng lập và được chính quyền địa phương cho phép thực
hiện.
Giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, nước sạch, điện thắp sáng
và học tập. NHCSXH cho vay vốn hỗ trợ một phần chi phí học tập cho những con
em đang theo học phổ thông để trang trải các chi phí sau:
• Tiền học phí phải nộp theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối
với trường công lập và theo quy định của nhà trường đối với trường
dân lập.
• Kinh phí xây dựng trường theo quy định của địa phương phù hợp với

quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
• Tiền mua dụng cụ học tập và sách giáo khoa theo giá ghi trên bìa sách
(không cho vay mua sách tham khảo, sách nâng cao).
• Tiền mua quần áo hoặc trang phục của học sinh theo quy định.


Căn cứ vào tình hình thực tế nguồn vốn và nhu cầu vốn tại địa phương, Giám
đốc NHCSXH cơ sở ưu tiên, tập trung nguồn vốn cho vay hộ nghèo sản xuất kinh
doanh trước, sau đó xét đến cho vay giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở,
nước sạch, điện thắp sáng và học tập tại các trường phổ thông.
1.5 : Mức cho vay
Mức cho vay tối đa 50 triệu đồng/1hộ, bao gồm cả nhu cầu sản xuất kinh
doanh và 04 nhu cầu thiết. Cụ thể:
Cho vay sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Cho vay giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, nước sạch, điện
thắp sáng và học tập, với mức cho vay cụ thể như sau:





Sửa chữa nhà ở, mức tối đa 3 triệu đồng/1hộ.
Điện thắp sáng, mức tối đa 1,5 triệu đồng/1hộ.
Nước sạch, mức tối đa 6 triệu đồng/công trình/1hộ.
Chi phí học tập tại các trường phổ thông: Tổng Giám đốc uỷ quyền
cho Giám đốc Chi nhánh NHCSXH các tỉnh, thành phố quyết định
mức cho vay, nhưng không vượt quá tổng 4 khoản chi phí học tập cao
nhất được vay nêu ở điểm 2.4 nêu trên.

Lưu ý:

• Nếu hộ đã vay đủ 50 triệu đồng để SXKD, thì không được vay 04 nhu
cầu thiết yếu của hộ. Ngược lại, nếu hộ vay đủ 04 nhu cầu thiết yếu,
thì nhu cầu SXKD sẽ bằng 50 triệu – (trừ) số vốn đã vay cho 04 nhu
cầu thiêt yếu.
• Những hộ đang còn dư nợ, nhưng chưa vay đến mức tối đa, nếu có
phương án khả thi và có nhu cầu vay bổ sung, thì được vay cho vay
đến mức tối đa 50 triệu đồng/1hộ trong mọi thời điểm.


• Hộ nghèo được vay vốn chương trình này, vẫn được vay vốn các
chương trình cho vay khác của NHCSXH nếu đủ điều kiện.
2.6 : Lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay do Thủ tướng Chính phủ quy định từng thời kỳ. Hiện nay,
lãi suất cho vay là 0,55 %/tháng; Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.
2.7 : Thời hạn cho vay
Cho vay ngắn hạn: Đến 12 tháng.
Cho vay trung hạn: Trên 12 tháng đến 60 tháng.
Cho vay dài hạn: Trên 60 tháng (đối với cho vay để trang trải chi phí cho
con em học phổ thông).
NHCSXH và hộ vay thỏa thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào:
• Mục đích sử dụng vốn vay của hộ vay.
• Thời hạn thu hồi vốn của phương án đầu tư (chu kỳ sản xuất kinh
doanh).
• Khả năng trả nợ của hộ vay.
• Nguồn vốn cho vay của NHCSXH.
2.8 : Định kì hạn trả nợ , thu nợ , thu lãi
2.8.1 : Thu nợ gốc
NHCSXH tổ chức việc thu nợ gốc trực tiếp tới từng hộ vay tại điểm giao
dịch theo quy định sau:
Món vay ngắn hạn: Thu nợ gốc một lần khi đến hạn.

Món vay trung hạn, dài hạn: Phân kỳ trả nợ nhiều lần (6 tháng hoặc 1 năm
một lần do NHCSXH và hộ vay thỏa thuận), hộ vay có thể trả nợ trước hạn.
2.8.2 : Thu lãi


Đối với khoản nợ trong hạn: Thực hiện thu lãi định kỳ hàng tháng trên Biên
lai do NHCSXH nơi cho vay in. Lãi chưa thu của kỳ trước được chuyển sang thu
kỳ hạn kế tiếp
Các khoản nợ quá hạn: Thu gốc đến đâu thu lãi đến đó.
Lưu ý: Riêng các khoản nợ khó đòi ưu tiên thu gốc trước thu lãi sau. Số lãi
chưa thu được hạch toán ngoại bảng để có kế hoạch thu sát với thực tế

VB 767/NHCS-TD-KH-

CNTT ngay9/4/2009

2.9. QUI TRÌNH CHO VAY
Sơ đồ qui trình cho vay
(1)
Hộ nghèo

Tổ TK&VV
(7)

(8)

(6)
(2)

(3)

NHCSXH

Tổ chức
CTXH cấp xã
(5)

UBND cấp xã
(4)

Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, người vay viết Giấy đề nghị vay vốn (Mẫu
số 01/TD), gửi cho Tổ TK&VV.
Bước 2: Tổ TK&VV cùng tổ chức Hội, đoàn thể tổ chức họp để bình xét
công khai những hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách Mẫu 03/TD trình
UBND cấp xã xác nhận là đối tượng được vay và cư trú hợp pháp tại xã.


Bước 3: Tổ TK&VV gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tới Ngân hàng.
Bước 4: Ngân hàng phê duyệt cho vay và thông báo tới UBND cấp xã (Mẫu
04/TD).
Bước 5: UBND cấp xã thông báo cho tổ chức Hội, đoàn thể cấp xã.
Bước 6: Tổ chức Hội, đoàn thể cấp xã thông báo cho Tổ TK&VV.
Bước 7: Tổ TK&VV thông báo cho tổ viên/hộ gia đình vay vốn biết danh
sách hộ được vay, thời gian và địa điểm giải ngân.
Bước 8: Ngân hàng tiến hành giải ngân trực tiếp cho người vay.
* Đối với cho vay để trang trải chi phí cho con em học phổ thông, ngoài
các quy định như cho vay hộ nghèo thông thường, còn có một số điểm quy
định cụ thể như sau:
Chủ hộ đứng tên vay là bố, mẹ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hợp pháp
vay để chi phí học tập cho con mình (kể cả con nuôi theo pháp luật)
Mỗi năm 1 lần vào đầu năm học, hộ nghèo viết giấy đề nghị vay vốn Mẫu số

01/TD số tiền xin vay cho cả năm học đó, nộp tổ TK&VV để Tổ họp bình xét công
khai và lập danh sách Mẫu số 03/TD…
Thời hạn cho vay = Thời gian ân hạn + Thời gian trả nợ.
Thời gian ân hạn: Tính từ ngày hộ vay nhận món vay đầu tiên cho đến khi
người con kết thúc cấp học kể cả năm học lưu ban (nếu có). Trường hợp hộ vay có
nhiều con theo học thì thời gian ân hạn được xác định theo số năm của người con
đang theo học ở cấp học có số năm dài nhất. Trong thời gian ân hạn, hộ nghèo
chưa phải trả gốc, nhưng phải trả lãi tiền vay.
Thời gian trả nợ: Tối đa bằng số năm được NHCSXH cho vay vốn trong
thời gian học tại cấp học đó (tiểu học là 5 năm, trung học cơ sở 4 năm, trung học
phổ thông 3 năm).


NHCSXH phân kỳ thu nợ gốc một năm 1 lần, kỳ thu nợ gốc đầu tiên sau 1
năm kể từ khi kết thúc cho vay đối với học sinh đó.
Số tiền thu nợ gốc mỗi kỳ ít nhất bằng số tiền cho vay bình quân một năm
trong thời gian ân hạn.
Hiện nay, NHCSXH thu lãi định kỳ hàng tháng theo Biên lai.
2.10 : Xử lý nợ đến hạn
2.10.1 : cho vay lưu vụ
Áp dụng đối với những khoản vay: Ngắn hạn, trung hạn bao gồm ngành
nghề sản xuất, kinh doanh có chu kỳ kế tiếp như chu kỳ SXKD trước.
Điều kiện cho vay lưu vụ: Để được NH xem xét cho vay lưu vụ, hộ vay
phải có đủ 3 điều kiện sau:
• Khoản vay đã đến hạn trả, nhưng hộ vay vẫn có nhu cầu vay vốn
cho chu kỳ sản xuất, kinh doanh liền kề;
• Phương án đang vay có hiệu quả;
• Hộ vay trả đủ số lãi còn nợ của khoản vay trước và chưa thoát
nghèo.
Mức cho vay lưu vụ tối đa: Không quá số dư nợ còn lại của hộ vay đến ngày

cho vay lưu vụ.
Thời hạn cho vay lưu vụ: Là thời hạn của chu kỳ sản xuất, kinh doanh tiếp
theo nhưng tối đa không quá thời hạn đã cho vay.
Lãi suất cho vay lưu vụ: Theo lãi suất hiện hành tại thời điểm cho vay lưu
vụ. (vb 3105/nhcs-tdnn-hssv...ngày 10/9/2015)
Thủ tục cho vay lưu vụ: Khi có nhu cầu vay lưu vụ, trước 5 ngày đến hạn trả
cuối cùng, hộ nghèo làm giấy đề nghị (mẫu số 07/TD) gửi Tổ trưởng Tổ TK&VV
để tổ chức họp bình xét cho vay, lập và trình duyệt Danh sách Mẫu số 03/TD giống


như quy trình cho vay mới, các thủ tục khác (sổ vay vốn) hộ vay không phải lập
lại.(vb 3105/nhcs-tdnn-hssv...ngày 10/9/2015)
NHCSXH nghiêm cấm việc hạch toán giả cho vay, giả thu nợ.
Mọi trường hợp cho vay lưu vụ, NHCSXH phải ghi đầy đủ các yếu tố quy
định vào cả Sổ vay vốn lưu tại NHCSXH và Sổ của hộ vay giữ.
2.10.2. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ
Trường hợp hộ vay có khó khăn, chưa trả được nợ gốc theo đúng kỳ hạn đã
thoả thuận (kỳ con) do nguyên nhân:
• Chưa kết thúc chu kỳ sản xuất kinh doanh.
• Chưa tiêu thụ được sản phẩm hoặc hộ vay gặp khó khăn tạm thời về
tài chính.
Khoản nợ của kỳ hạn đó được theo dõi vào kỳ hạn trả nợ tiếp theo (không
chuyển nợ quá hạn của từng kỳ hạn và người vay không phải làm thủ tục điều
chỉnh kỳ hạn nợ).
2.10.3. Gia hạn nợ
Trường hợp hộ vay không trả nợ đúng hạn do thiên tai, dịch bệnh và nguyên
nhân khách quan khác, đã được NHCSXH kiểm tra xác nhận và có giấy đề nghị gia
hạn nợ (Mẫu số 09/TD), thì NHCSXH xem xét cho gia hạn nợ.
Thời gian cho gia hạn nợ: NHCSXH có thể thực hiện việc gia hạn nợ một
hay nhiều lần đối với một khoản vay nhưng tổng số thời gian cho gia hạn nợ không

quá 12 tháng đối với cho vay ngắn hạn và không quá 1/2 thời hạn cho vay đối với
cho vay trung hạn.
2.10.4. Chuyển nợ quá hạn
NHCSXH sẽ chuyển nợ quá hạn khi hộ vay:


• Sử dụng vốn vay sai mục đích.
• Có khả năng trả khoản nợ đến hạn nhưng không trả hoặc đến kỳ hạn
trả nợ cuối cùng, hộ vay không được gia hạn nợ
Sau khi chuyển nợ quá hạn, NHCSXH phối hợp với chính quyền sở tại, các
tổ chức Hội, đoàn thể có biện pháp tích cực để thu hồi nợ.
2.11. Xử lý nợ rủi ro
Thực hiện theo Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 27/1/2011 của Chủ tịch
Hội đồng quản trị NHCSXH.
2.12. Kiểm tra sử dụng vốn vay
Trước khi phát tiền vay cho người vay, NHCSXH phải kiểm tra:
• Người vay phải là thành viên của Tổ TK&VV do tổ chức Hội, đoàn thể
thành lập theo văn bản hướng dẫn của NHCSXH.
• Người vay có tên trong Danh sách (Mẫu số 03/TD) do Tổ TK&VV bình
xét, lập danh sách và được UBND cấp xã xác nhận.
NHCSXH uỷ thác cho tổ chức Hội, đoàn thể kiểm tra việc sử dụng vốn vay của
từng hộ vay trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày nhận tiền vay và kiểm tra định kỳ hoặc
đột xuất (Mẫu số 06/TD). Kết quả kiểm tra của tổ chức Hội, đoàn thể được gửi cho
NHCSXH để lưu trữ.
Ngoài ra, NHCSXH phối hợp với tổ chức Hội, đoàn thể kiểm tra việc sử dụng
vốn vay và chấp hành quy định cho vay đối với người vay khi cần thiết
3. Thành quả của chương trình cho vay hộ nghèo
Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam là đi đôi với tăng
trưởng kinh tế phải đẩy mạnh giảm nghèo, bảo đảm công bằng và tiến bộ xã hội
trong quá trình phát triển giữa các vùng, miền trong cả nước, hạn chế tốc độ gia



tăng khoảng cách giàu, nghèo. Thực hiện chủ trương đó, trong những năm vừa qua,
Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác xóa đói, giảm
nghèo.
Theo Báo cáo Phát triển Việt Nam 2008, số liệu điều tra hộ gia đình năm
2006 khẳng định xu hướng giảm nghèo ở Việt Nam đang tiếp tục diễn ra, với tỷ lệ
hộ gia đình sống dưới ngưỡng nghèo chỉ còn 16%, so với 28,9% năm 2002, và
58,1% năm 1993. Dựa vào thước đo theo chi phí cho một rổ hàng hóa như đã đề
cập ở trên, theo ước tính, trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã giảm nghèo cho
hơn 42% dân số, tương đương với 35 triệu người.
Dưới đây là một số ví dụ cụ thể:
Tại huyện Đông Anh: Chị Lê Thị Tuệ hội viên Hội Phụ nữ xã Đông Hội,
hàng năm được vay vốn NHCSXH để phát triển chăn nuôi bò, lợn,.. thu nhập bình
quân 15 triệu đồng/năm, đã thoát nghèo năm 2004; Chị Đào Thị Hồng Nga hội
viên Hội Phụ nữ xã Uy Nỗ hàng năm vay vốn NHCSXH để chăn nuôi lợn nái, lợn
bột tạo ra thu nhập từ 15 đến 20 triệu đồng/năm, hiện nay đã thoát nghèo,…
Tại huyện Từ Liêm: Gia đình anh Nguyễn Văn Sơn hội viên Hội Nông dân
xã Liên Mạc vay 1 triệu đồng dùng vào việc chuyển đổi cây trồng từ lúa sang trồng
cây ăn quả, hàng năm cho thu hoạch từ 10 đến 15 triệu đồng/năm; Chị Nguyễn Thị
Thu vay 7 triêu đồng để trồng hoa giống mới hàng năm cho thu hoạch 15 đến 20
triệu đồng/năm; gia đình ông Nguyễn Văn Đán ở xã Thượng Cát đã vay 7 triệu
đồng để chăn nuôi, hàng năm doanh thu đạt 20 triệu đồng.
Tại huyện Gia Lâm: Hội viên tích cực tham gia công tác hội, gắn bó và có
trách nhiệm với nhau trong cuộc sống, giúp nhau phát triển kinh tế, sử dụng vốn có
hiệu quả, từng bước xoá bỏ đói nghèo, tạo việc làm ổn định. Điển hình như chị Đỗ
Thị Hoa Lý ở thôn 3 xã Phù Đổng vay 5 triệu đồng để chăn nuôi gia súc, canh tác


trên 4,5 sào ruông, mua máy may gia công đã thoát nghèo; chị Nguyễn Thị Nênh ở

thôn Đại Bản xã Phú Thị vay 3 triệu đồng chăn nuôi bò thịt đã thoát nghèo, thu
nhập bình quân của gia đình hai chị là 10 triệu đồng/năm.
Tại quận Đống Đa: nhờ vay vốn ưu đãi từ NHCSXH đã giúp nhiều hộ
nghèo có vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập,
ổn định cuộc sống đem lại hiệu quả kinh tế như: bà Trần Thị Lan - phường Văn
Miếu, từ một hộ nghèo, phải nuôi 4 cháu đang tuổi lớn nhưng nhờ vay vốn hộ
nghèo số tiền 7 triệu đồng mua xe máy đến nay bà đã tích luỹ được số tiền trả hết
nợ ngân hàng và vươn lên thoát nghèo.

4. Tác động của chương trình cho vay hộ nghèo đến tiến trình giảm nghèo
ở Việt Nam
Qua hơn 20 năm hoạt động, tổng số gần 3 triệu hộ nghèo trong cả nước được
vay vốn ngân hàng. Năm 2002 có 644 ngàn hộ vay vốn đã thoát nghèo, cứ bình
quân 4,3 hộ vay vốn ngân hàng có 1 hộ thoát khỏi ngưỡng nghèo đói. Riêng hộ
nghèo là dân tộc thiểu số cứ 8 hộ vay vốn có 1 hộ thoát nghèo. Đến năm 2003 có
959 hộ thoát nghèo trong tổng số 2.841 hộ được vay vốn, như vậy trung bình 3 hộ
vay vốn có 1 hộ thoát nghèo. Qua đó có thể thấy chất lượng vốn vay đã ngày càng
được cải thiện.
Hiện nay, trên cả nước có 5 tỉnh, thành phố có tỷ lệ hộ nghèo dưới 5%; 23
tỉnh, thành phố từ 5 đến dưới 10%; 13 tỉnh, thành phố từ 10 đến dưới 15%; 16 tỉnh
từ 15 đến dưới 20%; 4 tỉnh tỷ lệ hộ nghèo trên 20%.
Vốn của NHCSXH đã phát huy vai trò là nguồn tín dụng chính sách xã hội,
là chiếc cầu để đưa những người nghèo chuyển từ kinh tế tự cung, tự cấp sang sản


xuất hàng hoá theo kinh tế thị trường. Để hộ nghèo thích nghi với kinh tế thị
trường, ngân hàng đã không ngừng đa dạng hóa lĩnh vực vay vốn.
Vốn cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm từ 88%-90% tổng dư nợ,
cho đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản 3%-4%, phát triển ngành nghề tiểu thủ
công nghiệp 4-5%, dịch vụ buôn bán nhỏ 3%-4%. Số đông hộ nghèo được vay

vốn đã thực sự tạo ra sức sản xuất mới trong nông nghiệp cả về năng suất, sản
lượng, chất lượng hàng hoá. Nhiều nơi dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn và giúp đỡ
của chính quyền hộ nghèo đã tham gia vào trồng cây công nghiệp như mía,
chè, cà phê, cây ăn quả, cải tạo hàng vạn ha vườn tạp thành vườn cây ăn quả,
chăn nuôi đại gia súc và nuôi các loại con có giá trị kinh tế cao như bò sữa,
ếch, cá, ba ba, tôm, chế biến nông sản nâng cao giá trị hàng nông sản. Nhiều
ngành nghề truyền thống trước đây bị mai một do không có vốn nay được các
gia đình khôi phục lại, nhiều nghề mới được mở thêm tạo việc làm cho nhiều
con em hộ nghèo có thu nhập ổn định.
Nhiều năm trước đây do tình trạng chung là thiếu kiến thức về khoa học kỹ
thuật, không có vốn sản xuất, lại bị ràng buộc bởi những hủ tục lạc hậu nên đời
sống của bà con luôn khó khăn. Với sự đầu tư hỗ trợ của các chương trình định
canh định cư, vốn xóa đói giảm nghèo cùng các dự án về hạ tầng cơ sở, thuỷ lợi
giao thông nên cuộc sống của đồng bào các dân tộc đã dần được cải thiện. Hàng
ngàn ha đất rẫy trước đây bỏ hoang hoặc thâm canh kém hiệu quả vì thiếu nước,
chưa có các công trình thuỷ lợi thì đến nay đã phủ xanh bằng các cây trồng có hiệu
quả như đậu tương, cà phê, cao su, hồ tiêu và bông vải. Hệ thống đường giao thông
được đầu tư kịp thời nên việc tiêu thụ sản phẩm của bà con không còn khó khăn,
giảm được chi phí tiêu thụ.
Để thúc đẩy hiệu quả sử dụng vốn, ngân hàng kết hợp với các chương trình


hỗ trợ đắc lực cho công tác xóa đói giảm nghèo. Chẳng hạn, qua một số lĩnh vực
cụ thể:
• Đầu tư lồng ghép với chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình, nhằm
thông qua đòn bẩy tín dụng để thúc đẩy chương trình phát triển, hạn chế sinh
đẻ, thực hiện mỗi gia đình có từ 1 đến 2 con theo chủ trương của Đảng và
Nhà nước chính là giải quyết được một trong những nguyên nhân dẫn đến
đói nghèo hiện nay.
• Đầu tư lồng ghép với chương trình phụ nữ “Nuôi con khỏe, dạy con

ngoan”, nhằm thông qua đòn bẩy tín dụng để thúc đẩy phụ nữ chăm lo
xây dựng gia đình hạnh phúc, dạy dỗ con cái tiến bộ để sau này trở
thành người hữu dụng. Từ đó, góp phần thúc đẩy đời sống xã hội phát
triển, hạn chế những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo.
• Đầu tư lồng ghép với phong trào “Nông dân sản xuất giỏi”, nhằm thông qua đòn
bẩy tín dụng để thúc đẩy nông dân sản xuất giỏi, làm động lực cho sự phát triển
kinh tế, đời sống nông dân và nông thôn, hạn chế phát sinh đói nghèo.

Phương thức đầu tư cho các chương trình lồng ghép là ký hợp đồng liên tịch
với các ngành, hội, đoàn thể có liên quan, quy định rõ trách nhiệm của mỗi bên để
thực hiện chương trình.
Để từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, ngân hàng đã tiến hành tập
huấn nghiệp vụ các Ban quản lý điều hành tổ, nhóm về phương pháp quản lý vốn
cho vay, quy trình và nghiệp vụ cho vay, phương pháp ghi chép sổ sách, hạch toán
lỗ, lãi trong kinh doanh thông qua tổ chức hàng trăm lớp tập huấn. Trong quá trình
sử dụng vốn, một mặt ngân hàng kiểm tra hoạt động của các tổ, nhóm; chủ yếu là
giúp các tổ, nhóm sinh hoạt theo đúng quy ước, theo dõi và ghi chép sổ sách vay
vốn, tiền gửi tiết kiệm và thu lãi tiền vay hàng tháng của hội viên. Một mặt từ thực


tế kiểm tra, ngân hàng hoàn thiện phương pháp thu lãi, thu nợ mềm dẻo, linh hoạt
trên cơ sở nguồn thu của từng hộ trong quá trình sử dụng vốn. Giảm sức ép không
cần thiết đối với hộ khi nợ đến hạn thanh toán mà hộ chưa có khả năng trả nợ thì tổ
sẽ đứng ra trả nợ hộ từ nguồn tiết kiệm. Qua hình thức tiết kiệm, đồng vốn vay
không còn là gánh nặng hoặc món nợ chồng chất đối với nhiều gia đình còn gặp
khó khăn khi vay vốn, vừa giảm tỷ lệ nợ quá hạn, vừa tăng thời gian quay vòng
vốn. Tổng nợ khoanh của NHCSXH năm 2002 là 231 tỷ và giảm xuống mức 207
tỷ năm 2003. Mục tiêu của ngân hàng là sẽ hạn chế tới mức thấp nhất việc khoanh
các khoản nợ cho vay hộ nghèo




×