Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Phát triển bền vững du lịch biển Thành Phố Nha Trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.27 KB, 28 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Xu thế toàn cầu hóa đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch trên phạm vi toàn cầu
phát triển nhanh, đem lại nhiều lợi ích cho các quốc gia đồng thời cũng góp phần làm
trầm trọng hơn nạn ô nhiễm môi trường khiến các hệ sinh thái bị hủy hoại. Không những
vậy, đôi khi du lịch còn là tác nhân gây mất ổn định về đời sống văn hóa xã hội. Chính vì
vậy, các nhà du lịch thế giới đnag tỏ ra quan tâm nhiều đến việc nghiên cứu các tác động
xấu do du lịch gây ra đối với môi trường và đề xuất một chiến lược phát triển mới đảm
bảo sự phát triển bền vững của môi trường.
Từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX, du lịch ở Việt Nam được chú ý đầu tư phát triển,
góp phần quan trọng làm tăng trưởng kinh tế- xã hội của nước nhà. Thành phố biển Nha
Trang với tiềm năng và khả năng phát triển du lịch đã nhanh chóng trở thành điểm du lịch
hấp dẫn không chỉ du khách trong nước mà cả du khách nước ngoài. Tuy nhiên, sự phát
triển đó cũng đồng thời kéo theo nhiều tác động tiêu cực với môi trường. Do đó, để đạt
tới sự hài hòa giữa phát triển mạnh ngành du lịch mà không làm tổn hại đến môi trường
sinh thái thì chúng ta đặt ra mục tiêu phát triển du lịch bền vững. Đây là một đề tài nòng
hổi trong giai đoạn hiện nay và được nhiều người quan tâm, ủng hộ.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và những bài học rút ra từ thực tiễn phát triển du lịch bền vững
thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng, cũng như do tính cấp thiết của vấn đề, chúng tôi
chọn đề tài: “Phát triển bền vững du lịch biển Thành Phố Nha Trang”.
 Nội dung chính của bài thảo luận bao gồm:

Chương 1: Lý thuyết chung về phát triển du lịch bền vững tại điểm đến du lịch
Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển bền vững du lịch biển - thành phố Nha
Trang.
Chương 3: Một số giải pháp phát triển bền vững du lịch biển thành phố Nha Trang

CHƯƠNG 1: LÍ THUYẾT CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
1.

Lý thuyết về phát triển du lịch bền vững.


1.1. Khái niệm du lịch bền vững
-

Theo World Conservation Union(1996):
Việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với
môi trường để tận hưởng và đấnh giá cao tự nhiên (và tất cả các đặc điểm văn hóa


-

-

-

-

kèm theo, có thể trong quá khứ và cả hiện tại) theo cách khyến cáo và bảo tồn, có
giá trị thấp từ du khách và đem lại lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh tế- xã
hội của cộng đồng địa phương.
Theo Luc Hens( 1998):
Du lịch bền vững là việc tham gia quản lý các dạng tài nguyên để có thể đáp ứng
nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hóa,
các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ bảo đảm sự sống.
Theo điều 4 Luật Du Lịch( 2005):
Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà
không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai.
Theo chương trình “ Xóa đói giảm nghèo bằng du lịch” của Hợp phần đào tạo cơ
bản, Giơ-ne-vơ, WTO 2009
Du lịch bền vững là các cam kết tăng cường sự thịnh vượng của địa phương thong
qua sự tối ưu hóa sự đóng góp của du lịch vào sự thịnh vượng kinh tế của điểm

đến du lịch. Du lịch bền vững cần tạo ra thu nhập và việc làm bền vững cho người
lao động mà không gây ảnh hưởng tới môi trường và văn hóa của điểm đến du
lịch, đảm bảo tính khả thi và tính cạnh tranh của các điểm du lịch, doanh ngiệp du
lịch để họ có thể phát triển tốt mang lại lợi ích lâu dài.
Theo hội đồng Du Lịch Lữ Hành Thế giới (WTTC) và Tổ chức Du lịch Thế giới
(UNWTO)
Du lịch bền vững là loại hình du lịch đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và
của những điểm đến vẫn đảm bảo và cải thiện nguồn lực cho tương lai. Du lịch
bền vững dẫn tới một phương thức quản lý tất cả các nguồn lực sao cho thỏa mãn
nhu cầu kinh tế xã hội, thẩm mỹ mà vẫn giữ gìn được sự trọn vẹn của văn hóa và
môi trường sống.

1.2 Quan điểm về phát triển bền vững
* Các quan niệm cơ bản về phát triển du lịch tại Việt Nam:
Đối với Việt Nam, “phát triển bền vững” được thể hiện trong chỉ thị 36/CT của Bộ chính
trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng ngày 25/06/1998: Mục tiêu và các quan điểm cơ
bản cho phát triển bền vững chủ yếu dựa vào hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ môi
trường sinh thái, sử dụng hợp lí tài nguyên như một cấu thành không thể tách rời của phát
triển bền vững.
Theo quan điểm của Tổng cục du lịch Việt Nam, phát triển du lịch phải được định hướng
và quản lí theo phương châm: Kết hợp hài hoà nhu cầu của hiện tại và tương lai trên cả
hai góc độ sản xuất và tiêu dùng du lịch, khai thác, sử dụng hợp lí và phát triển tài
nguyên du lịch tự nhiên, chú trọng bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của tài nguyên du


lịch nhân văn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tránh hiện đại hoá hoặc làm
biến dạng môi trường, cảnh quan di tích, xây dựng và giữ gìn môi trường xã hội lành
mạnh, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, đặc biệt là ở các đô thị du lịch
và các điểm tham quan du lịch.
Điều 5, luật du lịch Việt Nam: “Phát triển du lịch bền vững, theo quy hoạch, kế hoạch,

đảm bảo hài hoà giữa kinh tế - xã hội – môi trường, phát triển có trọng tâm, trọng điểm
theo hướng du lịch văn hoá – lịch sử, du lịch sinh thái, bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị
văn hóa Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh.
Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, lợi ích chính đáng và an ninh, an toàn
cho khách du lịch, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh du
lịch.
• Bảo đảm sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư trong phát
triển du lịch.
• Góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và giao lưu quốc tế để quảng bá hình ảnh đất
nước, con người Việt Nam.
• Phát triển đồng thời du lịch trong nước và du lịch quốc tế, tăng cường thu hút ngày
càng nhiều khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam”.


Như vậy, có thể nói đối với cả Việt Nam và thế giới, du lịch bền vững không phải là một
loại hình hay trào lưu du lịch mà đó là cương lĩnh phát triển du lịch của thời đại.
1.3 Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững:
Muốn đảm bảo phát triển du lịch bền vững, thì nhất thiết chúng ta phải tuân thủ chặt chẽ
các nguyên tắc của phát triển bền vững, bao gồm 10 nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Khai thác và sử dụng nguồn lực (tài nguyên) một cách bền vững, bao gồm
cả tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. Đó được coi là nền tảng cơ bản nhất để
duy trì phát triển du lịch lâu dài.
Nguyên tắc 2: Giảm thiểu tiêu thụ quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải. Thực
hiện nguyên tắc này nhằm giảm chi phí khôi phục tài nguyên và giảm chi phí cho việc xử
lý ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.
Nguyên tắc 3: Phát triển du lịch phải đặt trong quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế- xã
hội.
Nguyên tắc 4: Duy trì tính đa dạng tự nhiên, đa dạng xã hội và đa dạng văn hoá. Việc
duy trì tính đa dạng sẽ tạo cho sức bật cho ngành du lịch giúp du lịch phát triển một cách
bền vững.



Nguyên tắc 5: Phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế địa phương phát triển. Du lịch được
coi là một ngành tổng hợp vì vậy sự phát triển của du lịch có liên quan mật thiết với các
ngành kinh tế khác trong đó có cả kinh tế địa phương vì vậy muốn phát triển bền vững du
lịch thì du lịch phải có vai trò hỗ trợ, dẫn dắt kinh tế địa phương phát triển.
Nguyên tắc 6: Lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương. Sự tham gia của cộng
đồng địa phương không chỉ đem lợi nhuận cho cộng đồng mà còn làm tăng tính trách
nhiệm của cộng đồng trong việc phát triển du lịch và bảo vệ môi trường. Nguyên tắc 7:
Lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng liên quan. Điều đó giúp thống nhất trong quá
trình phát triển du lịch giảm thiểu những mâu thuẫn của mọi nguời, đi đến tính thống nhất
cao về quan điểm phát triển giúp phát triển du lịch được lâu dài.
Nguyên tắc 8: Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực. Như chúng ta đã biết nguồn
nhân lực phục vụ du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nguồn nhân lực có chất lượng
sẽ giúp cho du lịch phát triển đa dạng và bền vững hơn.
Nguyên tắc 9: tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm (marketing du lịch). Đó là việc
cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho du khách, quảng bá du lịch một cách có trách
nhiệm qua đó giúp du khách thoả mãn tối đa nhu cầu của mình.
Nguyên tắc 10: Coi trọng công tác nghiên cứu. Triển khai nghiên cứu, nhằm mang lại lợi
ích cho khu du lịch, đáp ứng tối đa nhu cầu của du khách, mang lại lợi ích cho doanh
nghiệp du lịch.
Tóm lại, muốn du lịch phát triển bền vững thì nhất thiết phải tôn trọng các nguyên tắc cơ
bản trên để không tổn hại đến môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế, và môi trường xã
hội. Du lịch bền vững sẽ tác động tích cực đến đời sống xã hội và kinh tế. Du lịch thực sự
đóng vai trò quan trọng và là ngành mũi nhon chỉ khi nó được phát triển một cách bền
vững. Mặt khác cần triển khai các nguyên tắc trên trong toàn bộ hệ thống của nền kinh tế
xã hội thì khi đó mới đem lại hiệu quả cao, hiệu quả tốt nhất.
1.4 Các nhân tố tác động đến phát triển du lịch bền vững:
• Nguồn tài nguyên du lịch
• Cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị hạ tầng

• Đào tạo lao động chuyên ngành du lịch (yếu tố con người)
• Đường lối chính sách phát triển du lịch
• Tham gia của cộng đồng
• Yếu tố tác động đến cầu về dịch vụ du lịch
1.5 Chính sách phát khác triển du lịch bền vững:
 Chính sách marketing du lịch bền vững
 Chính sách tiêu thụ xanh







Chính sách tiết kiệm nước và năng lượng
Chính sách quản lý chất thải
Chính sách giáo dục và đào tạo
Các chính sách khác

CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN
VỮNG TẠI THÀNH PHỐ BIỂN NHA TRANG.
2.1 Tài nguyên du lịch biển Nha Trang
Thành phố Nha Trang nằm ở vị trí trung tâm tỉnh Khánh Hòa_ Bắc giáp huyện Ninh
Hòa, Nam giáp thị xã Cam Ranh, Tây giáp Diên Khánh_ trong một thung lũng núi vây 3
phía Bắc - Tây - Nam và tiếp giáp với bờ biển về phía Đông. Sông Cái Nha Trang và
sông Cửa Bé chia Nha Trang thành 3 phần, gồm 27 xã, phường:
Phía Bắc sông Cái gồm các xã Vĩnh Lương, Vĩnh Phương, Vĩnh Ngọc và khu vực Đồng
Đế gồm các phường Vĩnh Phước, Vĩnh Hải, Vĩnh Hoà, Vĩnh Thọ.
Phía Nam sông Cửa Bé là xã Phước Đồng với địa danh "Chiến khu Đồng Bò" và một
vùng lý tưởng cho du lịch trong tương lai là rừng dừa sông Lô. Trung tâm Nha Trang nằm

giữa hai con sông, gồm khu vực nội thành với các phường Xương Huân, Vạn Thanh, Vạn
Thắng, Phương Sài, Phương Sơn, Ngọc Hiệp, Phước Tiến, Phước Tân, Phước Hòa, Tân
Lập, Lộc Thọ, Phước Hải, Phước Long, Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên và các xã ngoại
thành phía tây gồm Vĩnh Hiệp, Vĩnh Thái, Vĩnh Thạnh, VĩnhTrung.
Nha Trang có 19 hòn đảo, với trên 2.500 hộ và khoảng 15.000 người sống trên các đảo.
Đảo lớn nhất là Hòn Tre rộng 36km2 nằm che chắn ngoài khơi khiến cho vịnh Nha Trang
trở nên kín gió và êm sóng. Nha Trang cách Thủ đô Hà Nội 1.280km, cách thành phố Hồ
Chí Minh 448km, Cố đô Huế 630km, Phan Rang 105km, Phan Thiết 260km, Cần Thơ
620km. Nha Trang có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng và là một trung tâm du lịch
lớn của cả nước
Nha Trang với lợi thế đường bờ biển dài, có nhiều di tích và danh thắng đẹp rất thuận lợi
cho phát triển du lịch. Bên cạnh đó, Khánh Hòa – Nha Trang còn có một nền văn hóa
biển đảo lâu đời với rất nhiều giá trị đặc trưng như: văn hóa ẩm thực, nghành nghề truyền
thống, phong tục tập quán,…
Nha Trang là tỉnh có nhiều thế mạnh về du lịch biển đảo, về mặt điều kiện tự nhiên, Nha
Trang có nhiều vịnh đẹp, bãi biển đẹp.Trên vùng biển này đã và đang tồn tại một nền văn


hóa lâu đời với nhiều giá trị truyền thống.Hiện nay, những dấu tích còn lại, những nết
truyền thống vẫn được lưu giữ và phát huy tại những cộng đồng dân cư ven biển.
Ở Nha Trang có nhiều trường đại học, học viện, viện nghiên cứu, các trường cao đẳng,
trường day nghề, các trung tâm triển khai các tiến độ kỹ thuật chuyên ngành đã biến nơi
đây thành một trung tâm khoa học - đào tạo của cả vùng Nam Trung bộ.
Đặc sản nổi tiếng của Nha Trang (và cũng là của Khánh Hoà) là yến sào.Tất cả các đảo
có chim Yến đến đều nằm trong địa phận Nha Trang.
Các danh lam thắng cảnh ở Nha Trang có Tháp Bà Ponagar, Hòn Chồng, Hòn Đỏ, Đảo
Yến, Hòn Nội, Hòn Ngoại, Hòn Miếu, Hòn Tre, Hòn Tằm, Hòn Mun, Hòn Lao, Hòn Thị,
Sông Lô, bãi Tiên, đảo Ngọc Thảo, đồi La-San, biệt thự Bảo Đại, chùa Long Sơn, tượng
Kim Thân Phật Tổ, hồ cá Trí Nguyên, Thuỷ cung, chùa Đá Hang, đảo Khỉ Cù lao...
Danh lam thắng cảnh

Với bờ biển trải dài khoảng 385km, khúc khuỷu với hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ, và các
bãi cát trắng mênh mông, Khánh Hòa có ưu thế để phát triển kinh tế biển, đặc biệt là du
lịch biển đảo.
Từ Bắc vào Nam, Khánh Hòa có các vịnh Vân Phong, vịnh Nha Trang và vịnh Cam
Ranh.Mỗi vịnh có những đặc thù riêng, có thể tổ chức thành các tuyến, cụm và điểm
tham quan du lịch, nghỉ dưỡng, tắm biển đa dạng và hấp dẫn. Các địa điểm tiêu biểu như
Ðại lãnh, Ðầm Môn (Vạn Ninh), Dốc Lết, Ninh Phước, Ðầm Nha Phu (Ninh Hoà), Vĩnh
lương, Bãi Tiên, bãi biển Trần Phú, Bãi Trủ, Bãi Sạn (Nha trang), bãi Thuỷ Triều, Bãi Dài
(Cam Ranh).
Vịnh Vân Phong
Vân Phong là vịnh biển lớn nhất tỉnh Khánh Hòa với tổng diện tích 503 km2, độ sâu
trung bình trên 10m, nơi sâu nhất trên 30m. Vùng vịnh Vân Phong cùng với bãi biển Ðại
Lãnh, vùng núi Sơn Tập - Trại Thơm, bãi biển Dốc Lết là nơi có tiềm năng du lịch tổng
hợp biển - rừng - núi lớn nhất tỉnh Khánh Hòa và cả nước, do nơi đây có sự kết hợp hài
hòa giữa trời, mây, sóng nước, đảo, rừng núi với những bãi tắm cát trắng phau và là nơi
có mức độ ô nhiễm môi trường còn rất thấp.
Đây là một kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp trong môi trường lý tưởng hiếm có với khí hậu
ôn hòa, bãi biển đẹp, cát mịn, núi đồi hùng vĩ bao quanh cùng với những cánh rừng nhiệt
đới hầu như còn nguyên vẹn, những rạn san hô đa sắc, đẹp sững sờ, có dấu tích sinh tồn
của một khu rừng ngập mặn, hàng trăm sinh cảnh, muông thú đặc chủng và hàng chục
ngàn loài thủy, hải sản quý. Đây là những ưu thế giúp Vân Phong có thế mạnh phát triển


du lịch sinh thái rõ nét.Tổng cục Du lịch Việt Nam đã xếp Vân Phong vào “vùng du lịch
trọng điểm phát triển”, trong kế hoạch dài hạn của ngành đến năm 2010.Vân Phong cũng
được Hiệp hội Biển thế giới xếp vào danh sách 4 vị trí du lịch biển lý tưởng nhất hiện
nay.
Vịnh Nha Trang là vịnh biển lớn thứ hai sau vịnh Vân Phong của tỉnh Khánh Hòa với
diện tích khoảng 400 km2.Phía Ðông và phía Nam vịnh được giới hạn bằng một vòng
cung các đảo.Lớn nhất là đảo Hòn Tre (còn gọi là Hòn Lớn) có diện tích khoảng 30

km2.Trên đảo có những bãi tắm rất quen thuộc như Bãi Trũ, Bãi Tre.Ðảo Hòn Miếu có
điểm du lịch Trí Nguyên.
Ðảo Hòn Mun là nơi thiết lập khu bảo tồn biển đầu tiên ở Việt Nam có những rạn san hô
với một quần thể sinh vật biển còn nguyên sơ, gần như độc nhất vô nhị không chỉ của
Việt Nam mà còn của cả Ðông Nam Á. Các đảo Hòn Tằm, Hòn Chà Là, Hòn Hố, Hòn
Ðụn, Hòn Xưởng là những hòn đảo không chỉ có những cảnh đẹp trên bờ, dưới nước mà
còn đem lại nguồn thu nhập lớn cho tỉnh Khánh Hòa, do có chim yến cư trú và làm tổ.
Tại Đại hội lần thứ hai Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới tổ chức tại Tadoussac
(Québec, Canada) tháng 5/2003, vịnh Nha Trang đã được công nhận là thành viên chính
thức của Câu lạc bộ, mở ra một cơ hội lớn để quảng bá hình ảnh Nha Trang-Khánh Hoà.
Vịnh Cam Ranh
Vịnh Cam Ranh có diện tích khoảng 185 km2, độ sâu phổ biến từ 5 đến 10 m, phía ngoài
có độ sâu khoảng 20 m, ra khỏi cửa vịnh tiếp cận với “đường đẳng sâu" 40 m. Vịnh Cam
Ranh là một vịnh khá kín, dân cư sống chủ yếu bằng nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy sản,
tiểu thủ công nghiệp…
Vịnh Cam Ranh được xếp vào loại một trong ba hải cảng có điều kiện tự nhiên tốt nhất
thế giới, với diện tích vùng vịnh kín tới 60 km2 và độ sâu trung bình 18 - 20m nước,
xung quanh có núi bao bọc làm cho vùng biển luôn kín gió. Cam Ranh chỉ cách đường
hàng hải quốc tế 1 giờ tàu biển (so với Hải Phòng cách 18 giờ).Trong vịnh còn có một số
cảng đang hoạt động như cảng khai thác cát, cảng Ba Ngòi, cảng cá Ðá Bạc và cảng quân
sự.
Bao bọc bởi bán đảo Hòn Hèo thuộc huyện Ninh Hoà là đầm Nha Phu, có diện tích
khoảng 100km2.Giữa đầm có một số đảo, lớn nhất là Hòn Thị có đỉnh cao 220m. Cụm
đảo Hòn Thị, Hòn Lao, và Khu Du lịch suối Hoa Lan (Hòn Hèo) tạo thành quần thể du
lịch đảo phía bắc Nha Trang
2.2 Hiện trạng kinh tế - xã hội của thành phố Nha Trang


Nha Trang là thành phố có nền kinh tế tương đối phát triển ở khu vực miền Trung. Năm
2015, GDP bình quân đầu người của thành phố đạt 3184 USD, tốc độ tăng trưởng GDP

tăng bình quân hàng năm từ 13- 14%.Cơ cấu kinh tế chuyển đổi tích cực theo hướng dịch
vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Năm 2011, tỷ trọng công nghiệp-xây dựng chiếm 32%,
du lịch-dịch vụ 63,77% và nông nghiệp là 4,23%. Trong đó công nghiệp tăng 7,97%, dịch
vụ tăng 7,01% so với năm 2014. Ngược lại ngành nông nghiệp tiếp tục suy giảm 12,46%
do quá trình đô thị hóa khiến quỹ đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Là trung tâm
kinh tế của tỉnh Khánh Hòa, Nha Trang có nhiều đóng góp đáng kể, tạo động lực thúc đẩy
phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn Khánh Hòa. Tuy diện tích chỉ chiếm 4,84%, Nha
Trang chiếm đến hơn 1/3 dân số và hơn 2/3 tổng sản phẩm nội địa của Khánh Hòa. Ngoài
ra Nha Trang cũng đóng góp 82,5% doanh thu du lịch-dịch vụ và 42,9% giá trị sản xuất
công nghiệp toàn tỉnh. Là trung tâm khai thác, chế biến thủy-hải sản lớn, sản lượng thủyhải sản của thành phố cũng chiếm 41,7% tổng sản lượng toàn tỉnh.


Thương mại - Du lịch - Dịch vụ

Thương mại -Dịch vụ- Du lịch là ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng tạo động lực phát
triển đô thị và mang lại vị thế quan trọng cho Nha Trang. Đặc biệt các hoạt động du lịch,
văn hóa, vui chơi giải trí phát triển đa dạng, phong phú, nhờ đó Nha Trang thu hút ngày
càng nhiều du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2015 ước đạt 25475 tỷ đồng, tăng 15,12% so với năm
2014. Hoạt động thương mại tư nhân phát triển mạnh, tạo nên một thị trường cạnh tranh.
Xu hướng kinh doanh hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện
lợi...phát triển nhanh. Việc coi trọng khách hàng, phong cách phục vụ văn minh, lịch sự
ngày càng được chú trọng hơn. Các khu thương mại trên các tuyến phố chính được đầu tư
xây dựng tạo nên bộ mặt đô thị và thu hút nhiều khách đến mua sắm. Một số tuyến phố
chuyên doanh bước đầu được hình thành như phố xe máy- điện lạnh (đường Quang
Trung), phố trang trí nội thất (đường Thống Nhất), phố thời trang (đường Phan Chu
Trinh, Lý Thánh Tôn), phố dịch vụ ăn uống- khách sạn (Trần Phú, Biệt Thự, Trần Quang
Khải, Hùng Vường, Nguyễn Thiện Thuật...), Tài chính-Ngân hàng (Yersin, Lê Thành
Phương)... Nha Trang hiện có 24 chợ, trong đó 3 chợ loại I, 2 chợ loại II, 18 chợ loại III
và một số siêu thị, trung tâm thương mại lớn và các hệ thống cửa hàng tiện lợi như AMart, Thế giới di động... Mặc dù hiện nay nhiều loại hình mua bán hiện đại, tiện ích ra

đời nhưng các chợ truyền thống vẫn là nơi thu hút đông đảo người dân và du khách đến
tham quan, mua sắm đặc biệt là chợ Đầm.
Trong ngành du lịch, toàn thành phố hiện có hơn 455 khách sạn, với tổng số gần 10.000
phòng. Năm 2015, Nha Trang đón gần 4 triệu lượt khách du lịch (tăng 10,61% so với
năm 2014), trong đó hơn 939.483 lượt khách quốc tế (tăng 13,5%), số ngày lưu trú bình


quân của du khách là 2,3 ngày/khách; tổng doanh thu du lịch và dịch vụ ước đạt 4686,6
tỷ đồng (tăng 11,53%)…Ngành du lịch cũng thu hút khoảng hơn 9.000 lao động trực tiếp.
Tháng 12/2015, TP. Nha Trang vinh dự là 1 trong 10 thành phố trên thế giới được du
khách bình chọn là điểm đến đang phát triển hàng đầu châu Á với hơn 100.000 lượt du
khách đã trải nghiệm và chia sẻ trên website TripAdvisor. 9 thành phố còn lại bao gồm:
Huế; New Delhi, Bangalore (Ấn Độ); Khao Lak, Karon (Thái Lan); Colombo (Sri
Lanka);Sanur (Bali); Yerevan (Armenia); Phnom Penh (Campuchia).
Hiệp hội du lịch Nha Trang – Khánh Hòa báo cáo tình hình thực hiện hoạt động 6 tháng
đầu năm 2016 như sau: Trong 6 tháng đầu năm, doanh thu du lịch toàn tỉnh ước đạt 3.599
tỷ đồng, đạt 46,7% kế hoạch năm và tăng 22,7% so với cùng kỳ. Doanh thu này đến từ
các hoạt động như cho thuê buồng ngủ, dịch vụ lữ hành, dịch vụ vận chuyển khách, dịch
vụ vui chơi giải trí, dịch vụ ăn uống, bán hàng hóa và các dịch vụ khác. Cũng trong 6
tháng, toàn tỉnh đã đón tổng số hơn 2 triệu lượt khách lưu trú (tăng 15,1% so với cùng
kỳ), trong đó lượt khách quốc tế đạt 526.395 lượt (tăng 28,2% so với cùng kỳ). Tổng lượt
khách đến Nha Trang – Khánh Hòa tham quan đạt 8,4 triệu lượt.
Trong 6 tháng đầu năm Ban chấp hành Hiệp hội du lịch đã tập trung vào một số
nhiệm vụ trọng tâm: tập trung tăng cường liên kết giữa các thành viên trong Hiệp hội;
chia sẻ, tháo gỡ khó khăn về vấn đề môi trường, thị trường khách, kinh nghiệm trong
hoạt động kinh doanh; nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp hội viên, góp
phần vào sự phát triển ngành kinh tế du lịch của địa phương; Hiệp hội Du lịch đã vận
động các doanh nghiệp du lịch và cơ sở dịch vụ du lịch trong tỉnh tích cực tham gia
quảng bá, xúc tiến thương hiệu tại các hội chợ trong và ngoài nước; triển khai chương
trình kích cầu du lịch nội địa với chủ đề “ Người Việt nam đi du lịch Việt Nam – Mỗi

chuyến đi thêm yêu tổ quốc” tới các cơ sở kinh doanh du lịch; nâng cao chất lượng dịch
vụ tại các cơ sở lưu trú; Thực hiện kê khai giá, niêm yết giá dịch vụ lưu trú; đề nghị
doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ cơ sở lưu trú; tăng cường các hoạt động thu
hút khách du lịch; liên kết các doanh nghiệp trong tỉnh để kết nối tour với các hãng lữ
hành trong và ngoài nước; tạo điều kiện hỗ trợ để doanh nghiệp kinh doanh du lịch phát
triển hoạt động kinh doanh.


Công nghiệp

Công nghiệp cũng là một ngành kinh tế quan trọng của thành phố. Năm 2015, Nha Trang
có 1.694 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trong đó doanh nghiệp nhà nước là 12
cơ sở, tập thể 06 cơ sở, tư nhân hỗn hợp 400 cơ sở, cá thể 1.269 cơ sở và 9 cơ sở có vốn
đầu tư nước ngoài.Trong tháng 7/2016 giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
trên địa bàn thành phố Nha Trang ước thực hiện 1.081 tỷ đồng, nâng tổng giá trị sản xuất
7 tháng đầu năm 2016 lên 11.657 tỷ đồng, tăng 6,4% so với cùng kỳ. Trong đó khu vực
kinh tế tập thể và cá thể do thành phố trực tiếp quản lý đạt giá trị 480 tỷ đồng, tăng 11,3%
so với cùng kỳ năm trước.


Tuy Nha Trang là thành phố chủ yếu phát triển về du lịch và dịch vụ, giá trị sản xuất công
nghiệp của riêng thành phố vẫn cao hơn giá trị công nghiệp toàn tỉnh của nhiều tỉnh lớn
trong cùng khu vực đồng bằng duyên hải miền Trung như Thừa Thiên Huế, Bình
Định, Bình Thuận...Cơ cấu công nghiệp chủ yếu là các ngành chế biến thực phẩm, thuốc
lá, dệt may, đóng tàu.... Một số sản phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu duy trì được tốc
độ tăng cao như thủy sản đông lạnh, dệt may, nước mắm, hàng mỹ nghệ. Chế biến thủy
sản là ngành công nghiệp thế mạnh của Nha Trang, tạo ra nhiều việc làm và đạt kim
ngạch xuất khẩu cao. Trên địa bàn thành phố có 35 xưởng chế biến thủy sản xuất khẩu,
trong đó 18 xưởng chế biến đông lạnh, 3 phân xưởng chế biến đồ hộp và 13 cơ sở chế
biến thủy sản khô.



Nông - Lâm – Ngưnghiệp

Sản xuất nông, lâm nghiệp không phải là thế mạnh của thành phố, chủ yếu tập trung tại 6
xã phía Tây. Ngành nông nghiệp đang trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo
hướng tập trung trồng hoa, cây cảnh, rau thực phẩm cao cấp tạo được hàng hóa phục vụ
cho tiêu thụ của dân cư và du khách, đồng thời cải thiện môi trường và trang trí cảnh
quan đô thị. Công tác bảo vệ rừng cũng được thực hiện hiệu quả. Thảm thực vật rừng
Nha Trang đang được phục hồi xanh trở lại, góp phần tạo phong cảnh Nha Trang xanh
sạch đẹp. Đặc biệt là dự án trồng phục hồi cây Dó trầm, loài cây đặc sản của Khánh Hòa.
Ngược lại, khai thác thủy sản có xu hướng rất phát triển nhằm phục vụ cho các ngành
công nghiệp chế biến và du lịch, ngư dân tập trung chủ yếu ở các phường Vĩnh Nguyên,
Vĩnh Trường, Vĩnh Thọ và 2 xã Phước Đồng, Vĩnh Lương. Khai thác và đánh bắt xa bờ
được khuyến khích đầu tư phát triển. Sản lượng thủy sản khai thác năm 2015 đạt 47961
tấn.Toàn thành phố hiện có 2.893 tàu thuyền với tổng công suất 166.000 CV, trong đó tàu
thuyền có công suất lớn (≥ 90CV) đủ điều kiện khai thác xa bờ là 480 chiếc với 85.000
CV. Tuy nhiên tàu nhỏ khai thác ven bờ (≤ 20CV) vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao với gần
1.500 chiếc.
Diện tích nuôi trồng thủy sản có chiều hướng giảm do thực hiện các dự án di dời lồng bè
ra khỏi Vịnh Nha Trang để tập trung phát triển du lịch. Sản lượng thủy sản nuôi trồng
năm 2015 đạt 432 tấn, diện tích nuôi trồng thủy sản là 85 ha (giảm 40% so với năm
2014). Diện tích nuôi năm nay giảm mạnh so với các năm trước là do nhiều ao đìa nuôi
tôm khu vực xã Vĩnh Thái và Phước Đồng bị giải tỏa để thực hiện các dự án, đặc biệt là
dự án chỉnh trị hạ lưu sông Tắc, sông Quán Trường.
Nghề nuôi cá lồng trên biển bước đầu góp phần tăng thu nhập cho ngư dân. Nghề đăng một nghề truyền thống của ngư dân Nha Trang có sản lượng hàng năm đạt 200-250 tấn,
trong đó cá thu xuất khẩu chiếm khoảng 60%.


2.4 Các tác động chủ yếu của họat động du lịch tới môi trường ( tự nhiên và nhân

văn) tại Nha Trang
2.4.1 Tác động tích cực
Đầu tiên, để góp phần hấp dẫn khách du lịch thì chính quyền địa phương, doanh
nghiệp du lịch và dân cư địa phương cần không ngừng nâng cao hơn nữa công tác
bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch. Bởi lẽ, mặc dù Nha Trang là địa điểm có
giàu tài nguyên du lịch nhưng nếu không biết bảo tồn đúng cách thì tài nguyên du
lịch sẽ ngày một ít dần đi. Bên cạnh đó, cần phải không ngừng xây dựng, tái tạo và
phát triển các loại tài nguyên du lịch như xây dựng khu bảo tồn, xây dựng các khu
vui chơi giải trí như Vinpearl land,..ăn uống phục vụ nhu cầu du lịch, các nhà hàng
như Pavilion, Martinez Restaurant...
• Thứ hai, để thu hút khách du lịch tới tham quan và nghỉ dưỡng tại Nha Trang thì
chính quyền thành phố, doanh nghiệp du lịch và dân cư địa phương đã tích cực
đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng đặc biệt là khách sạn nhà nghỉ phục vụ nhu cầu lưu
trú của khách như khách sạn Vinpearl luxury Nha Trang, Mia resort Nha Trang,…
giao thông thuận tiện cho việc đi lại, điển hình các loại hình như ô tô, xe máy,đặc
biệt là hàng không: sân bay Cam Ranh,...
• Thứ ba, nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ và tăng cường chất lượng môi
trường nhằm tạo nên một Nha Trang xanh-sạch-đẹp hấp dẫn du khách tới tham
quan đặc biệt là nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, công tác phục hồi thảm thực vật xanh,
tạo không khí trong lành thoáng mát ở thành phố rất dược du khách ủng hộ.

2.4.2 Tác động tiêu cực:




Ảnh hưởng đến môi trường: Phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái biển
nói riêng đã tạo áp lực mạnh tới khả năng đáp ứng về tài nguyên và môi trường.
Phát triển du lịch đồng nghĩa với việc làm gia tăng lượng du khách tới các điểm
tham quan du lịch, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và gia tăng nhu

cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên,.... Do tốc độ phát triển du lịch quá nhanh ở
Nha Trang nên hoạt động du lịch đã vượt ngoài khả năng kiểm soát, đã tạo sức ép
lớn đến khả năng đáp ứng của tài nguyên thiên nhiên và môi trường, gây khả năng
ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy thoái môi trường lâu dài.



Ảnh hưởng đến tài nguyên nước: Du lịch biển phát triển kéo theo sự phát triển các
khách sạn, nhà nghỉ, cửa hàng ăn uống và các dịch vụ khác làm tăng lượng nước
thải sinh hoạt (thường xử lý không triệt để) lâu ngày ngấm xuống nguồn nước
ngầm, ảnh hưởng đến nguồn nước giếng ở các địa phương.



Ảnh hưởng đến không khí: Du lịch có thể gây ô nhiễm khí thông qua phát, xả khí
thải của động cơ ô tô, xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các khu vực trọng điểm,
trục giao thông chính gây hại cho cây cối, các loài...kéo theo đó là gây ra tiếng ồn
từ các phương tiện giao thông và du khách.




Ảnh hưởng đến tài nguyên đất, cát: Phát triển du lịch kéo theo việc xây dựng các
cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, điều này đã làm cho diện
tích biển bị xâm lấn và thu hẹp. Việc quy hoạch du lịch không đúng nơi, xây dựng
các công trình hạ tầng không đúng quy cách cũng là nguyên nhân khiến tài nguyên
đất bị phá vỡ.




Ảnh hưởng lên tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học: Hoạt động du lịch làm gia
tăng lượng rác thải, gây ô nhiễm môi trường, tác động tới sự tăng trưởng của nhiều
loài sinh vật. Các hành động như: đánh bắt hải sản, khai thác san hô,… của người
dân để phục vụ du khách cũng là nguyên nhân làm giảm sút cả số lượng và chất
lượng của giới sinh vật trong phạm vi khu du lịch.



Một ví dụ tiêu biểu cho tác động tiêu cực của du lịch ở Nha Trang đó là việc ô
nhiễm ở Resort Nha Trang. Một số Resort Nha Trang không có hệ thống thu gom
nước thải cho nhà hàng làm cho nước thải ngấm xuống bồn nước ngầm hoặc ra
biển, làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh như giun sán, đường ruột, bệnh ngoài da,
bệnh mắt hoặc làm ô nhiễm các thuỷ vực gây hại cho cảnh quan và nuôi trồng
thủy sản, và con người ở đây.
Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi Resort Nha Trang. Ðây là nguyên
nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và nảy
sinh xung đột xã hội.
Tuy được coi là ngành "công nghiệp không khói", nhưng du lịch phát triển, Resort
Nha Trang mọc lên nhiều hơn có thể gây ô nhiễm không khí ngày càng nhiều hơn
thông qua khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và
trục giao thông chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dại và các công trình
xây dựng bằng đá vôi và bê tông.
Tiêu thụ năng lượng trong khu Resort Nha Trang thường không hiệu quả và lãng
phí.Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách có thể gây phiền hà cho
cư dân địa phương và các du khách khác kể cả động vật hoang dại.
Ô nhiễm phong cảnh có thể được gây ra do Resort Nha Trang có kiến trúc xấu xí
thô kệch, vật liệu ốp lát không phù hợp, bố trí các dịch vụ thiếu khoa học, sử dụng
quá nhiều phương tiện quảng cáo nhất là các phương tiện xấu xí, dây điện, cột
điện tràn lan, bảo dưỡng kém đối với các công trình xây dựng và cảnh quan. Phát
triển Resort Nha Trang hỗn độn, pha tạp, lộn xộn là một trong những hoạt động

gây suy thoái môi trường tệ hại nhất.
Việc phát triển Resort Nha Trang thiếu kiểm soát có thể tác động lên đất (xói mòn,
trượt lở), làm biến động các nơi cư trú, đe doạ các loài động thực vật hoang dại
(tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú rừng, thú nhồi bông, côn trùng...). Xây dựng
đường giao thông và khu cắm trại gây cản trở động vật hoang dại di chuyển tìm


mồi, kết đôi hoặc sinh sản, phá hoại rạn san hô do khai thác mẫu vật, cá cảnh hoặc
neo đậu tàu thuyền...

2.3 Các điểm du lịch nổi tiếng và tuyến du lịch ở Nha Trang
1. Vinpear Land

Tọa lạc trên đảo Hòn Tre xinh đẹp giữa biển khơi và bãi biển trong xanh quanh năm tươi
tắn, khu du lịch và giải trí Vinpearl Land được biết đến như “thiên đường của miền nhiệt
đới” có thể níu chân bất kỳ du khách nào. Nơi đây đã trở thành điểm đến của nhiều du
khách nội địa và quốc tế với khu nghỉ dưỡng 5 sao hàng đầu trong khu vực, những khu
vườn tuyệt đẹp mang trong mình một ốc đảo xanh cũng như khu Công viên Giải trí, Phố
Mua sắm…Ngoài những phương tiện đi lại như canô ta xi, tàu cao tốc và phà, khách
tham quan còn có thể sang đảo Hòn tre bằng hệ thống cáp treo dài 3320 mét, cáp treo dài
nhất Việt Nam với 9 cột trụ trên biển và đất liền có hình dáng và cấu trúc giống tháp
Eiffel, vào ban đêm sẽ được thắp sáng bằng laser. Hệ thống này có thể chuyên chở 10001500 người một giờ, giúp cho việc qua lại giữa đảo và đất liền được dễ dàng hơn.
Ngoài ra, du khách có thể tận hưởng cảm giác kỳ thú khi được tham gia những trò chơi
với nước hiện đại. Bên cạnh Khu vui chơi gia đình và Khu vui chơi dành cho trẻ em, để
phục vụ những du khách ham thích cảm giác mạnh Công viên nước Vinpearl đã đầu tư
lắp đặt các đường trượt với độ dốc lớn nhất là 21,5m. Hơn thế, một đoạn Hang Rung rợn
dài 56m cũng sẽ làm thoả mãn niềm đam mê thám hiểm của nhiều du khách trẻ
tuổi.Vinpearl Land như một món đồ trang sức quý mới được khám phá!
2. Tháp Bà Ponagar và dịch vụ tắm bùn Tháp Bà


Tháp Bà được coi là biểu tượng của Nha Trang, là quần thể kiến trúc Chăm Pa thuộc
hàng quy mô nhất ở khu vực miền Trung. Nằm ở phía Bắc thành phố, địa điểm du lịch
của Nha Trang này cách trung tâm khoảng 2km, tháp Bà là quần thể di tích gồm bốn ngôi
tháp, hai miếu thờ, tháp lớn nhất thờ nữ thần Ponagar (tiếng Chăm có nghĩa là Mẹ Xứ


Sở). Tháp Bà mở cửa cho khách tham quan từ 6h sáng tới 17h30 chiều. Sau khi tham
quan Tháp Bà Ponagar bạn có thể kết hợp đi tắm bùn tại khu du lịch suối khoáng nóng
Tháp Bà ngay gần đó. Giá vé khoảng 100.000VND/người ở hồ tập thể (từ 15 – 20 người)
hoặc từ 250.000VND/người nếu sử dụng hồ riêng.
3. Hòn Chồng

Hòn Chồng cách trung tâm thành phố khoảng 3km về hướng Đông Bắc. Hòn Chồng một
quần thể khối đá lớn với đủ loại hình thù, xếp chồng lên nhau chạy từ bờ cao xuống biển.
Một nhóm đá khác nhỏ hơn, nằm dưới chân đồi phía Đông, gọi là Hòn Vợ. Không gian
của Hòn Chồng gần như tách biệt với không gian nhộn nhịp của phố phường. Tới đây các
bạn có thể đi ra Hòn Chồng chơi, tham quan phòng trưng bày nghệ thuật Thanh Phong
hội quán, ngồi cà phê bên bờ biển và đây là một điểm rất đẹp để ngắm thành phố biển
Nha Trang.
4. Viện Hải Dương học

Viện Hải dương học được thành lập vào năm 1923, tọa lạc ở số 1, Cầu Đá cách trung tâm
thành phố Nha Trang khoảng 6km về hướng Đông Nam. Nơi đây có trên 20.000 mẫu vật
của 4.000 loại sinh vật biển và nước ngọt được sưu tầm và gìn giữ trong nhiều năm. Đặc
biệt, đến Viện Hải dương học bạn sẽ được chiêm ngưỡng bộ xương cá voi khổng lồ dài
gần 26m, cao 3m với 48 đốt sống được phục chế đầy đủ. Đây chắc hẳn là một điểm
không thể bỏ qua với những gia đình có con nhỏ hay các bạn trẻ yêu thích tìm hiểu về
động vật.
5. Nhà thờ Đá Nha Trang


Nhà thờ Đá hay còn gọi là Nhà thờ Núi, nhà thờ Ngã Sáu, nhà thờ Nha Trang, được xây
dựng ngày 3/09/1928 và hoàn thành vào tháng 05/1933. Tên gọi chính thức là Nhà thờ
Chính tòa Ki tô Vua. Đây là công trình Công giáo nằm trên đồi Hoàng Lân cao12m do
cha xứ Louis Vallet khởi công xây dựng. Nhìn tổng thể, nhà thờ có bố cục chắc khỏe với
những khối đá lập thể nhỏ vươn dần từ thấp lên trời xanh. Ðiểm cao nhất nhà thờ là nơi
đặt Thánh Giá trên đỉnh tháp chuông, cao 38m tính từ mặt đường. Nhà thờ có mái vòm
rộng, những ô cửa hình hoa hồng theo phong cách kiến trúc gothic đặc trưng nổi bật như
một điểm nổi bật giữa lòng thành phố. Đây là một công trình kiến trúc tôn giáo độc đáo
của Pháp, thu hút rất nhiều khách du lịch và nhiếp ảnh gia đến đây hàng năm.
Nhà thờ Đá Nha Trang nằm ngay tại trung tâm thành phố, tại số 19 đường Nguyễn Trãi,
trước mặt nhà thờ là Quảng trường Ave Maria nên các bạn có thể dễ dàng hỏi đường đến
đây. Nhà thờ mở cửa từ 5h30 đến 17h00 hàng ngày. Thứ 7 có lễ lúc 17h00 và Chủ nhật có


lễ lúc 5h00 sáng.

6. Dốc Lết

Muốn đến bãi biển, du khách phải vượt qua những đồi cát trắng, khiến việc di chuyển
mệt mỏi hơn, mất thời gian hơn. Song bù lại, khi vượt qua những đồi cát này,du khách sẽ
được đặt chân lên một nơi tuyệt vời với bờ cát mịn màng, nước biển trong xanh. Nước
biển ở đây khá cạn nên trẻ em và người lớn đều có thể thoải mái bơi ra xa. Sau những trò
nô đùa, vùng vẫy ngoài biển, hay trượt cát đến mệt nhoài, du khách có thể thưởng thức
những món hải sản như tôm, ghẹ, cua biển, ốc nhảy, tôm tích (tôm tít), ốc gai, sò lông
biển, sò dương… với giá rẻ hơn so với khu vực trung tâm thành phố Nha Trang rất nhiều.
Khu du lịch Dốc Lết nằm ở địa phận bờ biển huyện Ninh Hòa, cách thành phố Nha Trang
khoảng 50km về phía Bắc. Thời điểm thích hợp nhất đi Dốc Lết là từ tháng 1 đến tháng
9, từ tháng 10 đến hết tháng 12 khu vực này nước biển rất lạnh nên các bạn khó mà tắm
được.
7. Vịnh Ninh Vân


Vịnh Ninh Vân – địa điểm du lịch Nha Trang rất đặc biệt do không có đường bộ tới
đây.Vịnh Ninh Vân thuộc huyện Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa) là một khu vực du lịch vẫn
còn giữ được những nét thiên nhiên hoang sơ, rất lý tưởng cho những kỳ nghỉ trăng mật.
Ở đây ít các loại hình dịch vụ, đa phần là các dạng resort nghỉ dưỡng mới được quyền
khai thác du lịch ở đây. Vịnh Ninh Vân cách Nha Trang 60km nhưng không có đường bộ
tới đây mà chỉ có thể tới bằng đường biển, nằm trên bán đảo Hòn Mèo, đây giống như
một ốc đảo với xung quanh là nước biển xanh trong, những bãi cát trắng mịn và những
hàng dừa đu đưa trong gió. Đến đây các bạn có thể thỏa thích nô đùa, tắm biển, câu cá,
ngắm nhìn hoàng hôn, lặn biển ngắm san hô… Đặc biệt đối với những bạn trẻ thích cảm
giác mạnh thì có thể tham gia những trò chơi biển thú vị như lướt sóng biển, khí cầu biển,
fly board…
8. Thác YangBay

Nếu như đến với Nha Trang các bạn nghĩ rằng sẽ là một kỳ nghỉ chỉ có biển và đảo thì
thật thiếu sót. Nha Trang cũng có phong cảnh rừng với những thác nước hùng vĩ. Và thác
nước YangBay là một trong những địa điểm du lịch Nha Trang mà các bạn không nên bỏ
qua. Thác nước YangBay thuộc xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa, cách Nha
Trang gần 50km. Thác ở độ cao 100m so với mực nước biển , nằm lọt giữa một khu vực
rừng nguyên sinh, cảnh quan rất tuyệt vời với đá, với nước và các loại hoa nở bốn mùa.


9. Thác Tà Gụ

Thác Tà Gụ (theo tiếng Raglai là Tạc Gu) là một thắng cảnh đẹp tọa lạc tại xã Sơn Hiệp,
huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa.
Do dáng thác nhìn từ xa giống như một chiếc ngà voi trắng xoá nổi bật trên màu nâu của
đá, màu xanh của núi rừng nên thác Tà Gụ lúc trước được gọi là thác Ngà, Sau, do dòng
chảy của thác hòa vào dòng suối Tà Gụ nên gọi là thác Tà Gụ. Nằm trong không gian
hùng vĩ nhưng dòng nước không ồn ào mà trầm lắng, đổ vào hồ nước rộng gần 200m2

dưới chân thác. Đến đây, ngoài việc khám phá, chinh phục thác, du khách còn có thể thỏa
thích bơi lội trong hồ.
10. Khu du lịch Hòn Tằm

Hòn Tằm cách thành phố Nha Trang 7km về phía Đông Nam. Nếu đi ca nô mất độ 7
phút, đi tàu khách khoảng 25 phút. Tuy được đầu tư với những nhà hàng, hồ bơi, khu vui
chơi giải trí hiện đại, Hòn Tằm vẫn giữ nét hoang sơ của những bãi cát uốn lượn, bãi biển
trong veo, thảm rừng xanh tươi, sóng biển êm đềm, những chiếc chòi là nên thơ nằm
cạnh bờ biển. Đến với Hòn Tằm, ngoài việc thường thức hai món cháo Nhum và gỏi
Nhum nổi tiếng, du khách còn có thể tham gia những trò chơi cảm giác mạnh như dù bay
có động cơ, dù lượn, lặn biển, kéo phao chuối, thuyền kayak, cano, thả diều...
11. Đại Lãnh – địa điểm du lịch xa thành phố Nha Trang nhất

Bãi biển Đại Lãnh thuộc địa phận huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, nằm bên quốc lộ
1A, cách TP Du lịch Nha Trang khoảng 80km về phía Bắc. Đại Lãnh là điểm mà các bạn
không chỉ bơi lội ở đó mà các bạn có thể thuê thuyền máy đi tham quan các khu vực xung
quanh. Một số điểm còn có thể đi bằng xe máy hoặc ô tô.
– Làng Chài Khải Lương
– Đầm Môn, mũi Đôi: điểm cực Bắc của Việt Nam
– Cảng Vũng Rô
– Hải đăng Đại Lãnh – điểm cực Bắc trên đất liền của Việt Nam
 Ngoài ra có các tuyến du lịch:

1. Nha Trang-Phan Thiết-thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
(QL.1A,đường sắt hoặc đường biển);
2. Nha Trang-Phan Rang-Đà Lạt(QL.21 qua đèo Ngoạn Mục);


3. Nha Trang và các tỉnh Tây Nguyên gắn với tuyến du lịch con đường xanh Tây
Nguyên(QL.20 và 26) là tuyến du lịch mới;

4. Nha Trang-Đà Nẵng-Huế-Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ(đường hàng
không,đường sắt,QL.1A,đường biển);
5. Nha Trang-Diên Khánh-Khánh Vĩnh đi Lâm Đồng(qua đường Khánh Lê)
6 . Tuyến du lịch tàu biển:phục vụ khách tàu biển chủ yếu khu vực trong thành phố Nha
Trang và dọc theo trục không gian Nha Trang-Diên Khánh;
7. Tuyến du lịch dọc theo quốc lộ 1A
+Vân Phong-Nha Trang-Cam Ranh
+Vân Phong-Nha Trang-Đại Lãnh
8. Tuyến du lịch khám phá: thành phố Nha Trang đi Trường Sa
 Tuyến du lịch địa phương

1. Tuyến Nha Trang-Ninh Hòa-Vạn Ninh
2. Tuyến Nha Trang-Cam Ranh-Khánh Sơn
3. Tuyến Nha Trang-Diên Khánh-Khánh Vĩnh
4. Tuyến Cam Ranh-Khánh Sơn
5. Tuyến Dốc Lết-Hòn Gốm
6. Tuyến Thác Tà Gụ-Hòn Bà-thác Yang Bay
7. Tuyến du lịch đường biển thành phố Nha Trang đi các đảo ven bờ
8. Tuyến du lịch tham quan các di tích văn hóa-lịch sử Nha Trang-Diên Khánh.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI
THÀNH PHỐ NHA TRANG


3.1 Định hướng phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững
3.1.1. Quan điểm phát triển du lịch theo hướng bền vững
- Phát triển du lịch sinh thái, cảnh quan, môi trường bền vững, phát triển gắn với bảo vệ
và tôn tạo cảnh quan, môi trường sinh thái.
- Phát triển du lịch văn hóa: phát triển du lịch dựa trên nguyên tắc bảo vệ, phát huy truyền
thống – bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại để bổ sung

và làm phong phú thêm cho văn hóa địa phương, mở rộng và đa dạng hóa các chương
trình phục vụ du khách.
- An ninh quốc phòng: phát triển du lịch phải gắn liền với việc bao vệ an ninh quốc gia và
trật tự xã hội. An ninh quốc phòng và hòa bình là yếu tố quan trọng trong việc phát triển
du lịch.
- Phát triển du lịch phải gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội – môi
trường để đảm bảo tính bền vững và hợp lý.
- Phát triển du lịch phải gắn với yếu tố văn hóa cộng đồng, có sự tham gia của cộng đồng
địa phương, phát triển kinh tế địa phương và đa dạng hóa các loại hình du lịch dựa trên
lợi thế về sự phong phú của các nguồn tài nguyên du lịch – tự nhiên và nhân văn.
- Phát triển du lịch phải chú trọng đến yếu tố môi trường, xanh – sạch – đẹp luôn là tiêu
chí quan trọng để thu hút khách du lịch.
- Nghiên cứu du lịch, quy hoạch các điểm, khu du lịch và đào tạo nguồn nhân lực địa
phương cho du lịch. - Ưu tiên các dự án du lịch dài hạn để củng cố nền tảng về cơ sở hạ
tầng, nguồn nhân lực được đào tạo, kỹ năng quản lý, nguồn khách,… để phát triển du lịch
trong tương lai, đồng thời giảm thiểu các tác hại về môi trường.
3.1.2. Các phương án phát triển bền vững
Nha Trang là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Khánh Hòa, do đó, sự phát
triển kinh tế - xã hội nói chung, ngành du lịch nói riêng của Nha Trang luôn gắn liền với
sự phát triển chung của toàn tỉnh Khánh Hòa.
+ Phương án 1: Phương án này được tính toán dựa trên tốc độ phát triển như hiện nay của
ngành du lịch Khánh Hoà. Theo đó đến năm 2010 du lịch Khánh Hoà đón được 1,35 triệu
lượt khách du lịch (450 ngàn lượt khách quốc tế); thu nhập du lịch đạt 2.250 tỷ đồng,
ngành du lịch chiếm 8,18% tổng GDP của tỉnh; nhu cầu đầu tư cho ngành du lịch là 3.550
tỷ đồng. Năm 2020 đón được 3 triệu lượt khách du lịch (1,25 triệu lượt khách quốc tế);


thu nhập du lịch đạt 9.454 tỷ đồng, ngành du lịch chiếm 10,24% tổng GDP của tỉnh; nhu
cầu đầu tư cho ngành du lịch là 17.389 tỷ đồng.
+ Phương án 2: Được tính toán với tốc độ tăng trưởng cao hơn hiện nay và dựa trên định

hướng của "Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hoà đến 2020” và dựa trên
định hướng phát triển du lịch khu vực Miền Trung – Tây Nguyên, trong đó Nha Trang
được xác định là trung tâm khu du lịch của các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Theo đó
đến năm 2010 du lịch Khánh Hoà đón được 1,5 triệu lượt khách du lịch (500 ngàn lượt
khách quốc tế); thu nhập du lịch đạt 2.500 tỷ đồng (trong đó doanh thu du lịch đạt 1.500
tỷ), ngành du lịch chiếm 9,09% tổng GDP của tỉnh; nhu cầu đầu tư cho ngành du lịch là
4.089 tỷ đồng. Năm 2020 đón được 3,4 triệu lượt khách du lịch (1,4 triệu lượt khách quốc
tế); thu nhập du lịch đạt 10.640 tỷ đồng (doanh thu du lịch đạt 7.000 tỷ), ngành du lịch
chiếm 11,53% tổng GDP của tỉnh; nhu cầu đầu tư cho ngành du lịch từ 2011 - 2020
khoảng 18.600 tỷ đồng.
+ Phương án 3: Được tính toán với tốc độ phát triển cao hơn phương án 2. Phương án này
có nhiều khả năng đạt được trong điều kiện thuận lợi của mối quan hệ quốc tế, mối quan
hệ liên vùng và khả năng đảm bảo cho việc đầu tư đồng bộ về kết cấu hạ tầng, cơ sở vật
chất kỹ thuật chuyên ngành, đặc biệt đầu tư vào những khu du lịch tổng hợp như Cam
Ranh, Vân Phong... Theo phương án này đến năm 2010 du lịch Khánh Hoà đón được 1,7
triệu lượt khách du lịch (550 ngàn lượt khách du lịch quốc tê); thu nhập du lịch đạt 2.790
tỷ đồng, ngành du lịch chiếm 10,14% tổng GDP của tỉnh; nhu cầu đầu tư cho ngành du
lịch là 4.901 tỷ đồng. Năm 2020 đón được 4,1 triệu lượt khách du lịch (1,8 triệu lượt
khách du lịch quốc tế); thu nhập du lịch đạt 1.288 tỷ đồng, ngành du lịch chiếm 13,96%
tổng GDP của tỉnh; nhu cầu đầu tư cho ngành du lịch là 24.372 tỷ đồng.
Lựa chọn phương án phát triển: Khả năng đạt được của phương án 1 là hiện thực ngay cả
khi không có tác động lớn trong lĩnh vực đầu tư. Tuy nhiên, phương án này chưa phù hợp
với định hướng phát triển du lịch của cả nước, cũng như với định hướng phát triển kinh tế
- xã hội tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020, chính vì vậy phương án này được đưa ra để tham
khảo. Phương án 2 phù hợp với xu thế phát triển chung và đáp ứng được hai yêu cầu lớn
trên nên được chọn làm phương án chủ đạo để tính toán. Tuy nhiên, phương án này cần
phải có sự đầu tư tương đối đồng bộ vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch,
các khu du lịch tổng hợp, các khu vui chơi - giải trí - thể thao, các cơ sở đào tạo nghiệp
vụ du lịch v.v... Phương án 3 đòi hỏi có sự đầu tư lớn và đồng bộ nên được dùng làm dự
phòng và là phương án phấn đấu khi tỉnh có những điều kiện thuận lợi cho phát triển du

lịch.
3.1.3. Điều chỉnh các chỉ tiêu cụ thể


3.1.3.1. Chỉ tiêu về khách du lịch
“Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Khánh Hoà” được thực hiện năm 1995 trong bối
cảnh ngành du lịch nước ta phát triển với tốc độ tương đối nhanh, Việt Nam vừa đạt con
số 1 triệu lượt khách du lịch quốc tế vào năm 1994. Việc nghiên cứu dự báo một mặt có
tính đến bối cảnh phát triển chung của cả nước như Việt Nam vừa trở thành thành viên
ASEAN, Mỹ vừa bãi bỏ lệnh cấm vận và thiết lập ngoại giao với Việt Nam, khách du lịch
quốc tế đến Việt Nam đang gia tăng rất nhanh...
Đối với chỉ tiêu về khách du lịch nội địa: Khu vực Thành phố Nha Trang và phụ cận đã
thu hút một lượng lớn khách từ khắp mọi miền trên đất nước về đây, ngoài ra khu tắm
bùn đang được đưa vào khai thác từng bước đã góp phần rất lớn thu hút khách du lịch
cuối tuần đến với Khánh Hoà... Với những thuận lợi đó, trong 6 tháng, toàn tỉnh đã đón
tổng số hơn 2 triệu lượt khách lưu trú (tăng 15,1% so với cùng kỳ), trong đó lượt khách
quốc tế đạt 526.395 lượt (tăng 28,2% so với cùng kỳ). Tổng lượt khách đến Nha Trang –
Khánh Hòa tham quan đạt 8,4 triệu lượt
3.1.3.2. Chỉ tiêu ngày lưu trú bình quân của khách
Hiện nay, trên địa bàn Nha Trang đang có một số dự án đầu tư xây dựng các khu du lịch
có chất lượng cao tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, có chất lượng, hấp dẫn khách
du lịch trong và ngoài nước, sẽ kéo dài thời gian lưu trú của họ. Với những yếu tố thuận
lợi như vậy, và để phù hợp với bối cảnh chung của cả nước, dự kiến trong thời gian tới
ngày lưu trú trung bình của khách du lịch đến Nha Trang sẽ đạt 2 ngày vào năm 2010;
đến năm 2015 là 2,3 ngày; đến năm 2020 là 2,6 ngày (đối với cả khách quốc tế và nội
địa).
3.1.3.3. Chỉ tiêu về doanh thu và thu nhập du lịch
Hiện nay ở nước ta đang dùng đồng thời 2 chỉ tiêu: Doanh thu du lịch và thu nhập du
lịch. Doanh thu du lịch bao gồm các khoản thu do các cơ sở dịch vụ của ngành du lịch
thu được từ khách du lịch, còn thu nhập du lịch là tất cả các khoản thu mà do khách du

lịch chi trả như: doanh thu từ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, mua sắm và các dịch vụ khác
như: Bưu điện, Ngân hàng, Y tế, Bảo hiểm, dịch vụ vui chơi giải trí v.v... Như vậy thu
nhập du lịch là tất cả những khoản thu mà cả xã hội thu được từ khách du lịch. Thông
thường thu nhập du lịch lớn hơn nhiều so với doanh thu du lịch nhưng do công tác thống
kê gặp nhiều hạn chế nên phần lớn các địa phương mới chỉ tính được doanh thu du lịch
nên không phản ánh hết đóng góp của ngành du lịch cho kinh tế địa phương.
3.1.4. Điều chỉnh các định hướng phát triển du lịch


3.1.4.1. Thị trường và sản phẩm du lịch
Thị trường khách du lịch: Dựa trên những thay đổi của xu hướng phát triển thị
trường du lịch thế giới và trong nước, thị trường khách du lịch của tỉnh Khánh Hoà
trong giai đoạn đến năm 2010 và những năm 2020 được xác định gồm hai nhóm
chính: thị trường trọng điểm và thị trường tiềm năng.
• Thị trường trọng điểm: Thị trường trọng điểm của du lịch Nha Trang đến năm
2020 được xác định bao gồm một số thị trường khách quốc tế và thị trường khách
trong nước.
- Thị trường khách quốc tế: Là một bộ phận của du lịch Việt Nam nên thị trường
khách quốc tế trọng điểm của Nha Trang gồm những thị trường có lượng khách
lớn đến Việt Nam, có khả năng chi tiêu cao, lưu trú dài ngày, đi du lịch Việt Nam
thường xuyên, có nhiều mối quan hệ trao đổi hợp tác kinh tế, chính trị, văn hoá, xã
hội khá chặt chẽ với Việt Nam hoặc các thị trường khách có điều kiện tiếp cận Việt
Nam dễ dàng bằng các loại phương tiện giao thông... Trên cơ sở phân tích hiện
trạng dòng khách du lịch quốc tế đến Nha Trang, sự hấp dẫn của tài nguyên và xu
hướng phát triển thị trường du lịch thế giới, trong những năm tới thị trường khách
trọng điểm bao gồm : Thị trường các nước Mỹ, Úc, Nhật Bản...là những thị trường
trọng điểm truyền thống của du lịch Nha Trang; Thị trường các nước ASEAN, đặc
biệt là thị trường Thái Lan đi theo tuyến đường bộ Canavan; - Thị trường Nga (và
các nước SNG), Hàn Quốc là những thị trường trọng điểm đang phát triển theo xu
thế hiện nay; Thị trường Trung Quốc cũng là thị trường trọng điểm cần hướng tới

trong khuôn khổ hợp tác tiểu vùng, khu vực. Cơ hội khai thác các thị trường khách
quốc tế trên càng lớn khi sân bay Cam Ranh được nâng cấp và mở các đường bay
trực tiếp đến một số nước hoặc thông qua các tuyến bay trực tiếp với Thủ đô Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh là những trung tâm du lịch lớn của quốc gia, cảng
Nha Trang thành cảng biển du lịch, ga Nha Trang được nâng cấp.v.v...
- Thị trường khách du lịch nội địa:. Đối với du lịch Nha Trang thị trường truyền
thống là từ thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam
Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Tây Nguyên qua hệ thông đường
không, đường bộ thuận tiện, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển thị trường
khách từ các tỉnh Tây Nguyên. Ngoài ra, du lịch Nha Trang cũng xác định thị
trường Hà Nội và các tỉnh khu vực phía Bắc là một trong những thị trường trọng
điểm.
3.1.4.2. Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch Nha Trang
Từ nay đến năm 2020, du lịch Nha Trang xác định tiếp tục đẩy mạnh việc phát
triển các loại hình và sản phẩm du lịch dựa trên tài nguyên du lịch biển là hệ thống
sản phẩm truyền thống và thế mạnh của địa phương, bên cạnh đó cần chú trọng



-

phát triển du lịch sinh thái núi và du lịch văn hoá để góp phần làm phong phú thêm
loại hình và sản phẩm du lịch.
 Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch theo lãnh thổ:
Căn cứ vào tiềm năng, đặc điểm và sự phân bố tài nguyên du lịch cũng như các
điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật trên địa bàn, những loại hình du lịch chủ yếu
của Khánh Hoà từ nay đến năm 2020 vẫn chủ yếu là du lịch biển đảo, bao gồm:
Nghỉ dưỡng biển, vui chơi giải trí, tham quan, thể thao mạo hiểm, khám phá đáy
biển và các đảo ven bờ... phát triển ở dải không gian ven biển; Ngoài ra phát triển
các loại hình du lịch bổ trợ, với vai trò làm phong phú thêm sản phẩm du lịch là :

- Du lịch sinh thái núi: Nghỉ mát, thể thao leo núi...phát triển ở không gian phía tây
tỉnh Khánh Hoà.
- Du lịch văn hoá: Tham quan lễ hội, các di tích lịch sử văn hoá...trên toàn tỉnh,
tìm hiểu bản sắc văn hoá các dân tộc ít người ở các huyện miền núi (Khánh Sơn,
Khánh Vĩnh);
- Du lịch MICE: Hội nghị hội thảo, hội chợ, khen thưởng chủ yếu ở Thành phố
Nha Trang và các đảo trên vịnh Nha Trang;
- Du lịch công vụ, thăm thân : Phát triển chủ yếu ở khu vực thành phố Nha Trang
và phụ cận ;
- Du lịch tàu biển : Phát triển ở khu vực thành phố Nha Trang và phụ cận (kết hợp
với các di tích lịch sử văn hoá, các điểm danh lam thắng cảnh...).
 Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch theo thị trường
Khách du lịch quốc tế : Đẩy mạnh phát triển các loại hình sản phẩm du lịch sinh
thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp và du lịch văn hoá bản địa.
Khách du lịch nội địa : Khách du lịch Việt Nam nói chung có thể tham gia nhiều
loại hình du lịch phong phú. Hướng khai thác đối với thị trường khách nội địa là
đẩy mạnh các tour ngắn ngày, tour du lịch hành hương lễ hội, tour du lịch cuối
tuần với các hình thức nghỉ dưỡng, tắm biển và vui chơi giải trí hiện đại... Hướng
phát triển chủ yếu :
- Nghỉ dưỡng biển, vui chơi giải trí, tham quan, thể thao mạo hiểm, khám phá đáy
biển và các đảo ven bờ, du lịch tàu biển...;
Các loại hình và sản phẩm bổ trợ :
- Du lịch sinh thái núi
- Du lịch văn hoá
- Du lịch MICE
- Du lịch công vụ, thăm thân (VFR)
3.1.6 Đầu tư phát triển du lịch
Đầu tư phát triển Thành phố Nha Trang thành đô thị du lịch, xứng đáng là một
trong những trung tâm du lịch của Nha Trang nói riêng và cả nước nói chung.
Thành phố Nha Trang với vịnh Nha Trang nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch

đặc trưng, đóng vai trò trung tâm du lịch không chỉ của Khánh Hoà mà của cả


vùng duyên hải Nam Trung Bộ, một trong những trọng điểm du lịch của cả nước,
bộ mặt của du lịch tỉnh, Nha Trang được định hướng phát triển thành đô thị du lịch
vì vậy cần được quan tâm đầu tư xứng đáng với vai trò của nó. Ngoài ra, với đặc
điểm tài nguyên tự nhiên khu vực vịnh Nha Trang, cần thiết đầu tư vịnh Nha Trang
thành khu du lịch biển đảo mang ý nghĩa quốc gia.
Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư. Để đạt được mục tiêu trên, ngành du lịch Nha Trang
cần chú trọng ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực sau :
- Phát triển hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch:
Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch như giao thông, cấp điện cấp
thoát nước, cải tạo môi trường... là tiền đề quan trọng thu hút các nhà đầu tư phát
triển du lịch chính vì vậy cần được ưu tiên đầu tư. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bao
gồm hạ tầng đến các khu du lịch và hạ tầng trong khu du lịch (hạ tầng khung) đều
cần được quan tâm đầu tư phát triển, đặc biệt đối với các khu du lịch quốc gia, các
khu điểm du lịch quan trọng có khả năng thu hút khách lớn. Ngành du lịch tỉnh
Khánh Hoà cần lập quy hoạch các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực này để tranh thủ sự
hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, bên cạnh đó cần khuyến khích các doanh
nghiệp hỗ trợ đầu tư vào lĩnh vực này. Các dự án phát triển hạ tầng ngoài khu du
lịch... cần gắn với việc phát triển hệ thống hạ tầng xã hội toàn tỉnh để tranh thủ sự
hỗ trợ của các ngành khác có liên quan. Dự kiến kinh phí phát triển hạ tầng du lịch
Khánh Hoà đến năm 2020 là 5.775 tỷ đồng, chiếm khoảng 25% tổng nhu cầu đầu
tư, trong đó giai đoạn đến năm 2020 là 1.350 tỷ (xấp xỉ 30% tổng nhu cầu).
- Phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
+ Cơ sở lưu trú: Về hướng tổ chức không gian phát triển hệ thống khách sạn thì
ngoài những khu vực đã xác định trong tỉnh đối với những dự án liên doanh đã
xem xét và cấp giấy phép đầu tư, cần ưu tiên và hướng các dự án thuộc lĩnh vực
này vào những khu vực phát triển đô thị, thành phố trong tương lai đặc biệt là ở
Nha Trang. Trong đầu tư xây dựng khách sạn, cần ưu tiên đối với những dự án xây

dựng khách sạn cao cấp dạng villa để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao nhu cầu nghỉ
dưỡng tham quan của khách du lịch quốc tế đến khu vực.
+ Các cơ sở dịch vụ: Đối với khu hội chợ triển lãm và hội nghị - hội thảo quốc tế:
cần phải gắn với khu trung tâm thành phố, ở khu vực quanh vịnh Nha Trang để tạo
nên một khu trung tâm mới hiện đại với đầy đủ những chức năng của mình. Với
nhu cầu phát triển và lượng khách du lịch đến Khánh Hoà - Nha Trang trong
những năm tới hệ thống nhà hàng kinh doanh ăn uống cần có những ưu tiên phù
hợp để hướng các liên doanh trong và ngoài nước vào lĩnh vực dịch vụ nhà hàng
+ Phát triển các công trình vui chơi giải trí: Đầu tư phát triển và tạo ra những loại
hình vui chơi giải trí độc đáo, cao cấp và hiện đại như cáp treo, sân golf.v.v…đối
với các điểm đã có hiện nay. - Đầu tư phát triển các loại hình vui chơi giải trí mạo


hiểm gắn với tài nguyên biển và núi; Đầu tư xây dựng thêm một số điểm vui chơi
giải trí mới, hiện đại ở những khu vực ưu tiên phát triển du lịch đã xác định: khu
vực vịnh Cam Ranh, khu vực Dốc Lết…hoặc ở những khu vực dân cư tập trung .
Việc đầu tư phát triển các cơ sở lưu trú, các loại hình vui chơi giải trí cần thiết gắn
liền với đầu tư phát triển các khu du lịch quốc gia và địa phương trên địa bàn.
3.1.7 Bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch.
Sự phát triển của bất kỳ ngành kinh tế nào cũng gắn liền với những vấn đề về môi
trường. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa đối với sự phát triển của ngành kinh tế
tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng, và xã hội hoá cao như du lịch. Môi trường
được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tính hấp dẫn
của các sản phẩm du lịch, qua đó ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách, đến sự
tồn tại của hoạt động du lịch. Hoạt động phát triển du lịch đồng nghĩa với việc gia
tăng lượng khách du lịch tới các địa điểm tham quan du lịch, tăng cường phát triển
cơ sở hạ tầng, dịch vụ và gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên..., từ đó dẫn đến sự
gia tăng áp lực của phát triển du lịch đến môi trường. Tại nhiều khu vực, do tốc độ
phát triển quá nhanh của hoạt động du lịch vượt ngoài khả năng và nhận thức về
quản lý nên đã tạo sức ép lớn đến khả năng đáp ứng của tài nguyên và môi trường,

gây ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy thoái lâu dài. Trong bối cảnh có nguy cơ suy
thoái chung về môi trường và cạn kiệt về tài nguyên trên phạm vi cả nước, những
ô nhiễm, suy thoái cục bộ này đã góp phần làm giảm sức hấp dẫn của các sản
phẩm du lịch. Đây được xem là một trong những nguyên nhân làm lượng khách
quốc tế quay lại du lịch ở Việt Nam nói chung và Nha Trang nói riêng không
nhiều. Chính vì vậy, bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch là yêu cầu cấp bách,
đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành và toàn xã hội.
3.2 Chính sách và giải pháp thực hiện
3.2.1 Chính sách về đầu tư phát triển du lịch và cân đối vốn đầu tư
3.2.1.1 Tập trung đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo hướng đồng bộ, có trọng
tâm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch, ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại
các trọng điểm phát triển du lịch, các khu du lịch tổng hợp. khu du lịch chuyên đề, các
điểm du lịch tiềm năng ở các vùng sâu vùng sa
3.2.1.2. Thực hiện xã hội hóa phát triển du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế
tham gia với nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là cộng đồng địa phương ở Nha Trang.
Thực hiện xã hội hóa đầu tư bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội, hoạt động văn
hóa dân gian, các làng nghề phục vụ du lịch. Hoàn chỉnh cơ chế quản lí đầu tư, tạo môi


trường thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và
phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút các nhà đầu tư. Tạo sự bình đẳng giữa đầu
tư trong nước và nước ngoài, giữa tư nhân và nhà nước… mở rộng các hình thức thu hút
đầu tư cả trong và ngoài nước như BOT, BTO, BT…
3.2.1.3 Vận dụng chính sách và giải pháp tạo và sử dụng vốn phát triển du lịch, huy động
các nguồn vốn để giải quyết được nhu cầu đầu tư, đảm bảo tốc độ tăng trưởng trung bình
GDP du lịch của tỉnh theo tính toán dự báo bao gồm:
- Vốn từ nguồn tích lũy GDP du lịch, vốn vay ngân hàng với lãi suất ưu đài, thu hút nhàn
rỗi trong dân qua hệ thống ngân hàng như ngân hàng đầu tư và phát triển du lịch tỉnh, thu
hút vốn đầu tư trong nước thông qua luật khuyến khích dầu tư, vốn thông qua hình thức
đấu giá quyền sử dụng đất,… Tăng cường liên doanh trong nước trên cơ sở luật đầu tư

trong nước để xây dựng khách sạn, nhà hàng, mua sắm phương tiện vận chuyển khách du
lịch,…
Thu hút vốn FDI hoặc vốn ODA thông qua hình thức liên doanh vào các dự án lớn như
khu vui chơi giải trí cao cấp, sân golf, … ở những khi vực ưu tiên phát triển du lịch của
Nha Trang, khu vực vịnh Cam Ranh.
3.2.2 Về công tác tổ chức quản lí
Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch với việc tiếp tục kiện toàn bộ máy của sở
du lịch thương mại để tăng cường hiệu lực quản lí nhà nước đối với mọi hoạt động du
lịch, bao gồm cả các công tác tư vấn giúp ủy ban nhân dân tỉnh xét duyệt các dự án đầu
tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành và xã hội hóa cao vì vậy cần có
sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành liên quan dưới sự điều hành của UBND tỉnh thông
qua ban chỉ đạo phát triển du lịch. Để làm tốt công tác này cần thiết phải tăng cường hiệu
lực của ban chỉ đạo thống nhất chương trình hành động của các ban ngành đối với việc
sau:
-

Phối hợp quản lí khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch
Lồng ghép các quy hoạch, dự án chuyên ngành có liên quan như phát triển giao
thông, đô thị, bảo tồn và phát triển văn hóa, trồng rừng , xóa đói giảm nghèo
Tích cực ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lí phát triển du lịch

3.2.3. Về công tác quy hoạch
-

Lập quy hoạch thành phố Nha Trang theo hướng phát triển đô thị du lịch
Lập quy hoạch tổng thể phát triển các khu du lịch quốc gia



×