Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Phát triển bền vững du lịch biển Nha Trang – Khánh Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (689.18 KB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KINH TẾ
BỘ MÔN QUẢN TRỊ DU LỊCH

KỶ YẾU
HỘI THẢO KHOA HỌC

Phát triển bền vững du lịch biển Nha Trang – Khánh Hòa
Sustainable marine tourism development in Nha Trang – Khánh Hòa

Nha Trang, ngày 11 tháng 01 năm 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KINH TẾ
BỘ MÔN QUẢN TRỊ DU LỊCH

KỶ YẾU
HỘI THẢO KHOA HỌC

Phát triển bền vững du lịch biển Nha Trang – Khánh Hòa
Sustainable marine tourism development in Nha Trang – Khánh Hòa

Nha Trang, ngày 11 tháng 01 năm 2013

1


MỤC LỤC

1. Quan điểm về phát triển du lịch bền vững và du lịch không bền vững .................................. 3


2. Phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Khánh Hòa ........................................................... 6
3. Nhận diện một số thách thức với du lịch bền vững ở thành phố Nha Trang ........................ 13
4. Một số giải pháp xây dựng nhãn bông sen xanh cho các khách sạn tại Nha Trang............. 19
5. Những nguyên tắc phát triển du lịch bền vững ................................................................... 23

2


LUẬN BÀN VỀ QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
VÀ KHƠNG BỀN VƯNG
Th.S Lê Chí Cơng
1. Dẫn nhập
Sự phát triển nhanh và mạnh của ngành cơng nghiệp khơng khói trong những năm vừa qua
đã và đang mang lại nguồn thu quan trọng cho các nền kinh tế. Hơn nữa, với tiềm năng hết sức to
lớn của mình, du lịch ngày càng được xem là một trong những ngành kinh tế lớn của thế giới. Tuy
nhiên, cũng như các ngành kinh tế khác phát triển của ngành du lịch ngày càng nhận được nhiều sự
quan tâm hơn và đã được đặt trong bối cảnh của sự phát triển hướng tới tính bền vững. Vì thế, chủ
đề phát triển du lịch bền vững đang được nhiều nhà khoa học, các nhà quản lý ở trong và ngoài nước
nước hết sức quan tâm. Để có cơ sở về mặt lý luận cho phát triển các nghiên cứu tiếp theo, trong
khuôn khổ Hội thảo này tác giả xin bước đầu luận bàn đến quan điểm phát triển du lịch bền vững, và
không bền vững.
2. Phát triển du lịch bền vững và không bền vững
2.1

Quan điểm phát triển du lịch bền vững
Butler's (1993) cho rằng phát triển du lịch bền vững là quá trình phát triển và duy trì trong

một khơng gian và thời gian nhất định (ở đó tồn tại cộng đồng, mơi trường), thêm nữa sự phát triển
sẽ không làm giảm khả năng thích ứng mơi trường của con người trong khi vẫn có thể ngăn chặn
những tác động tiêu cực tới sự phát triển lâu dài [1]. Đây là quan điểm đã nhận được sự đồng thuận

khá cao của các tác giả khác như Murphy (1994) [2], Mowforth và Munt (1998) [3]. Trong khi đó,
Machado (2003) nhấn mạnh đến tính bền vững của các sản phẩm trong phát triển du lịch, ông cho rằng
phát triển du lịch bền vững là quá trình phát triển các sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện
tại của khách du lịch, ngành du lịch và cộng đồng địa phương mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp
ứng nhu cầu của thế hệ tương lai [4]. Nghiên cứu của Tosun (1998a) đề xuất phát triển du lịch bền
vững như là một trong những thành phần của phát triển du lịch và nó tạo ra những đóng góp đáng kể
hoặc ít hoặc phủ nhận sự duy trì các nguyên tắc của sự phát triển trong một thời kỳ nhất định mà
không tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu và mong muốn của thế hệ tương lai [5]. Bổ sung
vào quan điểm này, Hens (1998) chỉ ra rằng phát triển du lịch bền vững địi hỏi sự quan tâm của các
bên có liên quan đến việc quản lý các nguồn tài nguyên theo các cách thức khác nhau nhằm khai
thác và cung cấp các sản phẩm du lịch đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn
duy trì được bản sắc văn hóa, đa dạng hệ sinh thái và bảo đảm sự sống cho thế hệ mai sau [6]. Tổ
3


chức du lịch thế giới (WTO) định nghĩa “phát triển bền vững trong du lịch là sự phát triển có thể đáp
ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu
của các thế hệ tương lai. Sự phát triển này quan tâm đến lợi ích kinh tế, xã hội mang tính lâu dài
trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tơn tạo các nguồn tài ngun, duy trì được sự
tồn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai; cho cơng tác bảo vệ mơi trường
và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương” (WTO, 2002) [7].
2.2 Phát triển du lịch bền vững và không bền vững
Để làm rõ hơn khái niệm phát triển du lịch bền vững như đã đề cập ở trên, một số nhà nghiên
cứu đã luận bàn đến những tác động của du lịch đến 3 phân hệ kinh tế, văn hóa-xã hội và môi
trường. Thông qua việc so sánh đánh giá, một bản danh mục các yếu tố được coi là đóng góp và sự
phát triển bền vững và khơng bền vững trong phát triển du lịch được hình thành. Dưới đây, tác giả
xin giới thiệu bảng so sánh này từ cách tiếp cận của Machado (2003) [8].
Bảng 1.1: Phát triển du lịch bền vững và phát triển du lịch không bền vững
Các yếu tố đánh giá
Tốc độ phát triển

Mức độ kiểm sốt
Quy mơ
Mục tiêu
Phương pháp tiếp cận
Phương thức
Đối tượng tham gia kiểm soát
Chiến lược
Kế hoạch
Mức độ quan tâm
Áp lực và lợi ích
Quản lý
Nhân lực sử dụng
Quy hoạch kiến trúc
Maketing
Sử dụng nguồn lực
Tái sinh nguồn lực
Hàng hóa
Nguồn nhân lực
Du khách
Học tiếng địa phương
Du lịch tình dục
Thái độ du khách
Sự trung thành của du khách

Du lịch bền vững
Chậm

Phù hợp
Dài hạn
Theo chất lượng

Tìm kiếm sự cân bằng
Địa phương
Quy hoạch trước,
triển khai sau
Theo quan điểm
Toàn bộ
Phân tán
Quanh năm, cân bằng
Địa phương
Bản địa
Tập trung, theo đối tượng
Vừa phải, tiết kiệm

Sản xuất tại địa phương
Có chất lượng
Số lượng ít

Khơng
Thơng cảm và lịch thiệp
Trở lại tham quan

4

Du lịch khơng bền vững
Nhanh
Khơng
Khơng phù hợp
Ngắn hạn
Theo số lượng
Tìm kiếm sự tối đa

Trung ương
Khơng có quy hoạch,
triển khai tùy tiện
Theo dự án
Vùng trọng điểm
Tập trung
Thời vụ, cao điểm
Bên ngoài
Theo thị hiếu của du khách
Tràn lan
Lãng phí
Khơng
Nhập khẩu
Kém chất lượng
Số lượng nhiều
Khơng

Khơng ý tứ
Không trở lại tham quan


3. Kết luận
Cho đến nay vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau về phát triển du lịch bền vững, vì thế việc
đi đến một quan điểm thống nhất là một yêu cầu cấp thiết. Cụ thể, phát triển du lịch bền vững cần
hướng tới: (1) đóng góp vào sự thỏa mãn các nhu cầu của du khách và cộng đồng tại một điểm đến
nhất định; (2) đóng góp và việc giảm sự bất bình đẳng và nghèo đói của cộng đồng tại điểm đến nhất
định; (3) hỗ trợ cộng đồng tại điểm cảm thấy được tự do, được tiếp cận với các dịch vụ du lịch tốt
hơn, giảm các tệ nạn xã hội, duy trì và phát huy được tính đa dạng và bản sắc văn hóa dân tộc, khơng
ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giảm tình trạng ơ nhiễm mơi trường; (4) khơng chỉ
góp phần tăng trưởng kinh tế của quốc gia, khu vực và địa phương mà sự phát triển cịn góp phần

nâng cao mức độ công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên và giữa các thế hệ trong xã
hội; (5) không chỉ chú ý đạt được các mục tiêu trên trong một thời kỳ nhất định mà còn không ảnh
hưởng đến nhu cầu của thế hệ tương lai.
Danh mục tài liệu tham khảo
[1] Butler, R. W. (1993). Tourism An evolutionary perspective. In J. G. Nelson, R. Butler, & G.
Wall, Tourism and sustainable development: monitoring, planning, managing, 26-43.
Waterloo: Heritage Resources Centre, University of Waterloo.
[2] Murphy, P. (1994). Tourism and sustainable development. In W. Theobald, Global tourism: The
next decade, 274-290. Oxford: Butterworth.
[3] Mowforth, M., & Munt, I. (1998). Tourism and sustainability: New tourism in the Third World.
London: Routledge.
[4] Machado A. (2003). Tourism and Sustainable Development, Capacity Building for Tourism
Development in VietNam, VNAT and FUDESO, VietNam.
[5] Tosun, C. (1998a). Roots of unsustainable tourism development at the ocal level: The case of
Urgup in Turkey, Tourism Management, 19 (6), 595-610.
[6] Hens L. (1998). Tourism and Environment, M.Sc. Course, Free University of Brussel, Belgium.
[7] WTO (2002). Sustainable Development of Tourism: A Compilation of Good Practices, Madrid.
[8] Machado A. (2003). Tourism and Sustainable Development, Capacity Building for Tourism
Development in VietNam, VNAT and FUDESO, VietNam.

5


PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BIỂN BỀN VỮNG
Lê Trần Phúc
Tóm tắt
Trong giai đoạn từ 2006 đến 2010, khách du lịch quốc tế đến tham quan, nghỉ dưỡng tại các
tỉnh ven biển nói chung chiếm trên 70%, với thu nhập chiếm tới 70% doanh thu của ngành. Dù có
tiềm năng lớn về du lịch biển song môi trường biển Việt Nam đang trong tình trạng báo động cấp.
Theo một nghiên cứu của PGS.TS Phạm Trung Lương – Viện phó Viện Nghiên cứu phát triển du lịch

Việt Nam, môi trường biển Việt Nam đang trong tình trạng báo động cấp. Sự phát triển quá nhanh
trong khi thiếu quy hoạch đồng bộ của hệ thống các điểm nghỉ dưỡng, giải trí biển đã làm cho hệ
thống rừng ven biển và trên các đảo đang bị suy giảm, kéo theo sự giảm sút đáng kể về tính đa dạng
sinh học biển, như hệ sinh thái san hô, cỏ biển, hệ sinh thái rừng ngập mặn, đầm phá…
Lượng khách du lịch không ngừng tăng lên cũng tạo ra một sức ép lớn tác động tiêu cực đến chất
lượng mơi trường biển. Trong khi đó, hệ thống nước xả, rác thải tại các khu du lịch biển hầu hết đều
không được thiết kế và xử lý đúng tiêu chuẩn và quy trình nên đã gây ô nhiễm nghiêm trọng bờ biển,
gây ấn tượng không tốt cho du khách đến tham quan.
Bên cạnh đó, các nhà khai thác dường như lười sáng tạo và ngại liên kết địa phương nên tạo ra
những sản phẩm du lịch biển đơn điệu và trùng lặp nhiều. Sự tăng trưởng khách du lịch biển trong
những năm gần đây hầu như phụ thuộc vào việc khai thác, tận dụng những lợi thế sẵn có của tự
nhiên mà chưa có sự tái đầu tư lẫn bảo tồn tài nguyên du lịch biển.
Vậy làm thế nào để có thể phát triển bền vững du lịch sinh thái biển trong mối quan hệ phát triển
các ngành kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái là một vấn đề cần thảo luận.
Qua tổng hợp và phân tích, với bài viết “Phát triển du lịch sinh thái biển bền vững và một số khuyến
nghị”, tác giả trình bày ba nội dung chính sau:
1. Quan niệm về du lịch sinh thái và mối quan hệ với phát triển bền vững.
2. Tác động của hoạt động du lịch sinh thái biển đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường tự nhiên.
3. Một số khuyến nghị nhằm phát triển du lịch sinh thái biển Khánh Hòa bền vững.
1. Quan niệm về du lịch sinh thái và mối quan hệ với phát triển bền vững
Theo Tổ chức bảo vệ thiên nhiên thế giới (IUCN): “Du lịch sinh thái là tham quan và du lịch có
trách nhiệm với mơi trường tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên (và các
đặc điểm văn hoá đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành), qua đó khuyến khích hoạt động bảo

6


vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra, và tạo ra ích lợi cho những người dân
địa phương tham gia tích cực.”
Ở Việt Nam, tại Hội thảo quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở

Việt Nam” đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn
hóa bản địa, gắn với giáo dục mơi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững,
với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.
Như vậy, có thể nói du lịch sinh thái biển là loại hình du lịch dựa vào các nguồn tài nguyên
thiên nhiên gắn liền với biển và văn hóa bản địa vùng biển, gắn với giáo dục mơi trường biển, có
đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái biển, với sự tham gia tích cực của
cộng đồng địa phương vùng biển.
Du lịch sinh thái biển có bản chất và mục tiêu đảm bảo cho cả việc bảo tồn và mang lại lợi
ích kinh tế thơng qua việc giúp đỡ cộng đồng địa phương quản lý tài nguyên của họ. Do đó, du lịch
sinh thái biển được coi như một hoạt động bảo tồn giúp cho q trình phát triển bền vững về tài
ngun và mơi trường biển. Tuy nhiên, tính bền vững của tài nguyên sẽ tồn tại và phát triển khi mức
độ sử dụng một tài nguyên không vượt quá mức độ bổ sung của tài nguyên đó. Thực tế, sự tồn tại và
phát triển du lịch sinh thái biển luôn gắn với môi trường biển và trong nhiều trường hợp hoạt động
du lịch đã làm mất đi tính hấp dẫn cùng với sự xuống cấp của tài nguyên và môi trường tự nhiên.
Bên cạnh đó, phát triển bền vững và bảo vệ mơi trường chịu sức ép lớn từ những quan điểm
chính trị. "Phi chính trị hố mơi trường" là một quan điểm nhằm làm cho các vấn đề mơi trường trở
nên ít được quan tâm. Trong khi đó thì quan điểm "Xanh hố chính trị" lại đặt các chính sách, chiến
lược đều phải được thẩm định về mặt môi trường. Mặc dù "Xanh hố chính trị" là con đường ngắn
nhất dẫn tới phát triển bền vững, nhưng hình như khả năng "Xanh hố chính trị" sẽ khó được thực
hiện vì chính các nhà lập kế hoạch là những người đầu tiên cảm thấy bị mất quyền lực. Phát triển
cực đoan và môi trường cực đoan là hai quan điểm đối lập cả hai đều nhằm làm tan rã tính hệ thống
của mơi trường. Tệ nạn tham nhũng, lối sống tiêu thụ, bùng nổ dân số là những sức ép dễ thấy, tuy
nhiên thay đổi được hiện trạng này lại là vấn đề cực kỳ khó khăn. Cuối cùng, mặt trái của khoa học
và cơng nghệ là thách thức khó quản trị nhất. Vì chúng chỉ được nhận thấy sau một thời gian khá dài
kể từ khi các tiến bộ khoa học và cơng nghệ được ứng dụng vào thực tiễn. Vì lẻ đó nên việc nghiên
cứu phát triển du lịch sinh thái, đặc biệt là du lịch sinh thái biển trong mối quan hệ với sự phát
triển bền vững nhằm mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương thực sự cần thiết.
2. Tác động của hoạt động du lịch sinh thái biển đến tài nguyên và môi trường tự nhiên
Tác động từ hoạt động du lịch sinh thái và việc thực hiện các dự án quy hoạch phát triển du
lịch thường tác động đến tài nguyên môi trường tự nhiên, gồm những thành phần: tài nguyên nước,


7


tài ngun khơng khí, tài ngun đất và cát, tài nguyên sinh vật… Trong phạm vi bài viết, tác giả đề
cập đến sự hưởng của du lịch sinh thái biển lên chính tài ngun và mơi trường biển.
2.1. Ảnh hưởng đến tài nguyên nước
-

Du lịch sinh thái biển phát triển kéo theo sự phát triển các khách sạn, nhà nghỉ, cửa hàng ăn uống
và các dịch vụ khác làm tăng lượng nước thải sinh hoạt (thường xử lý không triệt để) lâu ngày
ngấm xuống nguồn nước ngầm, ảnh hưởng đến nguồn nước giếng ở các địa phương.

-

Du khách xả rác bừa bãi, dầu mỡ do phương tiện giao thông đường thủy trong quá trình phục vụ
các tour trên biển nên ảnh hưởng đến nước sạch ở các sông, biển.

-

Theo kết quả khảo sát môi trường của PGS.TS Phạm Trung Lương tại Nha Trang cho hay chỉ số
ô nhiễm đo trong nước và hàm lượng kim loại nặng đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Điều này
làm hạn chế lớn tới chất lượng các bãi tắm tự nhiên.

2.2. Ảnh hưởng đến khơng khí
-

Các phương tiện giao thơng vận tải phục vụ du khách thải vào khơng khí khói bụi và các chất
gây ô nhiễm. Đồng thời, một số hoạt động của du lịch như ăn uống thường diễn ra cùng một thời
điểm, dẫn đến việc gia tăng bụi khói, làm nóng dần bầu khơng khí.


2.3. Ảnh hưởng đến tài ngun đất, cát
-

Phát triển du lịch kéo theo việc xây dựng các cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du
lịch, điều này đã làm cho diện tích biển bị xâm lấn và thu hẹp.

-

Việc quy hoạch du lịch sinh thái không đúng nơi, xây dựng các cơng trình hạ tầng khơng đúng
quy cách cũng là ngun nhân khiến tài nguyên đất bị phá vỡ.

-

Tại Khánh Hoà, ven bờ biển xuất hiện các lớp nhầy màu xám đen dày cả gang tay, trộn với xác
chết của sinh vật, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Một số khu vực tại Tp. Nha Trang có nhiều loại rác
thải, từ túi nilon, bao bì, vỏ bánh kẹo đến vỏ bánh lọc, vỏ hoa quả,… Rác và nước thải ra đã gây
ô nhiễm nghiêm trọng bờ biển, gây ấn tượng không tốt cho du khách đến tham quan.

2.4. Ảnh hưởng lên tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học biển
-

Hoạt động du lịch làm gia tăng lượng rác thải, gây ô nhiễm môi trường biển, tác động tới sự tăng
trưởng của nhiều loài sinh vật biển.

-

Các hành động thái quá của khách như: đánh bắt hải sản, gặt hái san hô,… của người dân để
phục vụ du khách cũng là nguyên nhân làm giảm sút cả số lượng và chất lượng của giới sinh vật
trong phạm vi khu du lịch.


8


-

Việc phát triển thiếu quy hoạch các khu vực thuộc phạm vi các khu bảo tồn tự nhiên biển, vùng
ven biển có thể phá huỷ mơi trường cư trú, gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến các loài sinh vật biển.

3. Một số khuyến nghị nhằm phát triển du lịch sinh thái biển Khánh Hòa bền vững
3.1. Trách nhiệm với các nhà hoạch định chính sách


Tổ chức quản lý việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên du lịch biển

-

Thành lập ban quản lý có trách nhiệm quản lý, kiểm tra và giám sát việc khai thác, bảo vệ, tôn
tạo tài nguyên môi trường du lịch biển ở Tp. Nha Trang và các huyện, đảo trong tỉnh có gắn liền
với biển.

-

Xây dựng mơ hình quản lý các hoạt động du lịch sinh thái biển với sự tham gia của công đồng
địa phương và các đối tác có liên quan. Chính quyền địa phương được phép sử dụng hợp lý, có
hiệu quả các nguồn thu như thuế, nguồn thu lệ phí,… vào việc phát triển kinh tế địa phương và
bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch biển.




Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái biển bền vững

-

Tiến hành lập và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch sinh thái biển bền vững, đảm bảo phát
triển du lịch sinh thái biển có quy hoạch, thực hiện các mục tiêu, nguyên tắc và yêu cầu phát
triển du lịch bền vững; hòa nhập chung trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

-

Cơng khai hóa nội dung quy hoạch phát triển du lịch sinh thái biển cũng như các dự án bảo tồn
tài nguyên môi trường biển cho các đối tượng có liên quan và tham gia thực hiện dự án để họ
nắm được những nội dung, nhiệm vụ, mục tiêu của các dự án cần phải giải quyết.

-

Tiến hành phân chia các khu vực để đầu tư bảo vệ tài ngun có hiệu quả.



Duy trì tính đa dạng sinh học, sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch sinh thái
biển một cách bền vững

-

Sử dụng nguồn quỹ hỗ trợ cho công tác giáo dục môi trường biển, xây dựng thu gom và xử lý
chất thải đúng quy định, khuyến khích việc tái chế và sử dụng các sản phẩm tái chế.

-


Tăng cường thu hút vốn đầu tư và các nguồn lực cho việc thực hiện các dự án, chiến lược,
chương trình hành động nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học, bảo tồn các sinh vật biển đặc hữu quý
hiếm, các hệ sinh thái bị phá hủy.

-

Tiến hành thu phí mơi trường, sử dụng các cơng cụ tài chính thưởng phạt nhằm ngăn chặn việc
khai thác bừa bãi, phá hủy và gây hậu quả xấu cho tài nguyên và môi trường biển trong du lịch.

-

Áp dụng các quy chế ngăn chặn sự phá hủy các hệ sinh thái, các hành động khai thác sinh vật
biển mang tính hủy diệt. Nghiêm cấm việc sử dụng các loại sinh vật biển quý hiếm có nguy cơ bị
tuyệt chủng để làm sản phẩm lưu niệm, hoặc thực phẩm phục vụ cho nhu cầu của du khách.

9


-

Tăng cường hợp tác, thu hút đầu tư thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển kinh tế và du lịch địa
phương, khuyến khích cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch và bảo tổn sinh thái biển, phát
triển kinh tế sản xuất hàng hóa cung cấp cho du khách để giảm sự lệ thuộc của cộng đồng địa
phương và tác động tiêu cực của họ lên các hệ sinh thái.

-

Ưu tiên miễn giảm hoặc không thu thuế trong thời gian nhất định với các hình thức đầu tư thuần
túy cho hoạt động bảo vệ môi trường du lịch biển…


3.2. Trách nhiệm với các đơn vị tổ chức đào tạo
Nguồn nhân lực du lịch được đào tạo có chất lượng cao, được trang bị những kiến thức về nghiệp
vụ, phẩm chất nói chung và những kiến thức về tài ngun mơi trường du lịch, văn hóa đầy đủ sẽ
làm cho du khách nhận thức đúng và có những hành vi đúng đắn, có ý thức trách nhiệm đóng góp
cho việc bảo vệ tài ngun mơi trường du lịch và nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa
phương. Để làm được điều này, Sở VHTT&DL tỉnh Khánh Hòa khi thiết lập và thực hiện các dự án
quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch tỉnh cần hoạch định các chiến lược giải pháp đầu tư nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực và nhận thức của các đối tượng tham gia du lịch về tài nguyên môi
trường du lịch. Riêng các trường, trung tâm đào tạo du lịch cần tăng cường đào tạo nhân lực, nâng
cao nhận thức của các đối tượng tham gia du lịch về tài nguyên và môi trường tự nhiên, bao gồm:
-

Đưa nội dung phát triển du lịch bền vững, tài nguyên môi trường, văn hóa vào chương trình
đào tạo cũng như trong các chương trình giáo dục du lịch cho cộng đồng địa phương.

-

Ưu tiên đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực du lịch là người địa phương, đặc biệt chú ý đào tạo
cán bộ lãnh đạo quản lý là người địa phương và nâng cao nhận thức của họ về tài nguyên và môi
trường tự nhiên.

-

Tăng cường phối hợp, hợp tác đầu tư giữa các cơ sở đào tạo trong nước với các tổ chức và cơ sở
đào tạo quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực du lịch nói chung và đặc biệt là giáo dục nâng cao nhận
thức của các đối tượng tham gia du lịch về tài nguyên và môi trường.

-

Lồng ghép giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về các vấn đề phát triển du lịch bền vững, tài

ngun và mơi trường du lịch với các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội.

-

Dành một tỷ lệ thỏa đáng thu nhập từ du lịch cho việc đầu tư giáo dục nâng cao hiểu biết của các
đối tượng tham gia du lịch về các vấn đề tài ngun và mơi trường du lịch.

-

Khuyến khích phát triển nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực môi trường
biển; ưu tiên các dự án đầu tư du lịch có giải pháp hữu hiệu cho vấn đề mơi trường, các loại hình
du lịch thân thiện với môi trường.

10


3.3 Trách nhiệm với các đơn vị tổ chức du lịch
-

Các nhà điều hành là những người có hiểu biết tồn diện về tổ chức kinh doanh, song phải ln
tơn trọng những nguyên tắc của du lịch sinh thái biển.

-

Đảm bảo tiếp thị du lịch sinh thái biển (du lịch xanh) phản ánh đúng chất lượng sản phẩm du
lịch, các chính sách và những hoạt động có lợi cho mơi trường du lịch, hướng dẫn cho du khách
những điều họ cần làm, nên làm, những điều họ không nên làm và không được làm về phương
diện tài nguyên môi trường, văn hóa và xã hội.

-


Cung cấp cho du khách những thông tin về việc cần tôn trọng những di sản văn hóa địa phương,
tài ngun mơi trường và dân cư ở những nơi họ đến. Đồng thời khuyến khích du khách sử dụng
những sản phẩm du lịch có lợi cho tài nguyên môi trường, kinh tế, và xã hội địa phương.

-

Hướng dẫn viên du lịch sinh thái phải có kiến thức, nắm được đầy đủ thông tin về đặc điểm mơi
trường tự nhiên và sinh thái biển, văn hố cộng đồng địa phương; có trách nhiệm phổ biến nội
quy của tour du lịch sinh thái với du khách nhằm hạn chế hành vi gây hại hệ sinh thái và môi
trường của du khách, bằng cách nào đó giúp khơi dậy và kích thích sự hưng phấn của khách du
lịch sinh thái muốn tìm hiểu về hệ sinh thái biển và có ý thức bảo vệ hệ sinh thái biển.

3.4. Trách nhiệm của khách du lịch
Khách du lịch khi tham gia du lịch sinh thái biển cần thấu hiểu được ý nghĩa của loại hình du
lịch, đồng thời tích cực hưởng ứng, cùng tự nguyện tham gia trải nghiệm khám phá thế giới của biển,
tìm hiểu về biển, am hiểu về biển và tuân thủ các quy định được đề ra.
Kết luận
Sự tăng trưởng khách du lịch biển trong những năm gần đây hầu như phụ thuộc vào việc khai thác,
tận dụng những lợi thế sẵn có của tự nhiên mà chưa có sự tái đầu tư lẫn bảo tồn tài nguyên du lịch
biển. Ông Phạm Trung Lương cho rằng, sở dĩ tình trạng trên xảy ra và kéo dài là do chưa có một cơ
quan chuyên trách quản lý nhà nước về mơi trường trong ngành du lịch, chưa có hệ thống kiểm sốt
quản lý các vấn đề mơi trường liên quan đến hoạt động du lịch, cũng như chưa có sự phối hợp liên
ngành trong quản lý mơi trường. Trong khi đó, để giảm thiểu phần nào những tác động tiêu cực hiện
nay lại cần rất nhiều cơ chế, chính sách đồng bộ. Trong khi đó, theo Ths. Nguyễn Thị Lan Hương –
Giảng viên du lịch Viện Đại học Mở thì “Trên thực tế, hầu hết các dự án khai thác, đầu tư vào du
lịch biển đều đưa ra các giải pháp đảm bảo hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến môi trường,
song từ dự án đến thực thi lại không trùng khớp. Việc triển khai dự án đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ
của rất nhiều cơ quan mà chỉ cần lỏng lẻo ở một khâu nào đó có thể làm hỏng ý đồ của nhà khai


11


thác. Kết quả là các dự án luôn tác động xấu đến cảnh quan, môi trường biển mà lẽ ra người ta
hồn tồn có thể hạn chế được”.
Như vậy, quản lý phát triển du lịch sinh thái biển bền vững là hoạt động không ngừng phải đổi mới
trên cơ sở khoa học kinh tế và xã hội. Theo ý kiến của Phó GSTS. Nguyễn Tác An – Viện trưởng
Viện Hải dương học Nha Trang thì khơng có bất cứ một mơ hình quản lý phát triển nào có thể áp
dụng có hiệu quả cho tất cả mọi vùng địa lý nên trong điều kiện cụ thể của Khánh Hòa, quản lý phát
triển bền vững hoạt động du lịch biển là nhằm xây dựng cơ chế, chính sách và cơng cụ phù hợp, dựa
trên cơ sở khoa học, kinh tế, xã hội, đặc thù của tỉnh, nhằm đạt được mục tiêu là xây dựng, phát
triển ngành kinh tế du lịch Khánh Hịa có vị thế cạnh tranh cao trong hệ thống kinh tế của Việt Nam,
của khu vực và quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Du lịch sinh thái (2009), Lê Huy Bá, NXB Giáo dục
2. Môi trường và phát triển bền vững (2009), Nguyễn Đình Hịe, NXB Giáo dục
3. Tài ngun du lịch (2009), Bùi Thị Hải Yến, NXB Giáo dục
4. Tư duy sáng tạo sản phẩm du lịch (2011), Nguyễn Thu Hạnh, NXB Xây dựng
5. Website:
-

www.dulichbenvung.vn

-

/>
-


/>
-

/>
-

www.wikipedia.org

12


NHẬN DIỆN MỘT SỐ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI DU LỊCH BỀN VỮNG
TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG
Th.S Phan Thị Kim Liên
Mục đích của du lịch bền vững ra là mang lợi ích cho cộng đồng địa phương nhưng vẫn bảo tồn
nguồn lợi tự nhiên và giá trị văn hoá truyền thống của địa phương. Tuy nhiên, thực tế hiện nay du
lịch Việt Nam nói chung, thành phố Nha Trang nói riêng đang phải đối mặt với một số thách thức
trong quá trình gìn giữ và phát triển du lịch bền vững. Sự phát triển quá nóng của kinh tế du lịch
mang lại hình ảnh lộn trộn của sự phát triển ồ ạt thiếu kiểm sốt làm mất cảm tình đối với du khách
khi lưu trú. Sự ơ nhiễm văn hóa từ sự phát triển du lịch quá nhanh đã góp phần làm giảm các giá trị
văn hóa địa phương. Ngồi ra, một thách thức đáng chú ý nhất là sự phát triển nóng du lịch biển đã
gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái nơi đây. Dựa vào việc xem xét những thách thức
trên đối với du lịch bền vững Nha Trang, bài viết đề xuất một số giải pháp trên bốn phương diện,
nhà chức trách, các doanh nghiệp du lịch, cộng đồng địa phương và du khách, để giúp cho lịch bền
vững ở thành phố Nha Trang được đảm bảo đúng nguyên tắc phát triển của nó.
1. Bối cảnh chung
Du lịch được ví như ngành cơng nghiệp khơng khói đóng góp phần lớn vào thu nhập quốc gia,
nó cũng là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất trên tồn cầu, có thị trường phát triển
nhanh tập trung vào các mơi trường cịn hoang sơ như các vùng biển và các khu bảo tồn biển.
Du lịch mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng địa phương thơng qua việc tạo ra việc làm và

nguồn thu nhập từ du khách. Tuy nhiên, du lịch cũng có thể đe doạ đến nguồn lợi của địa phương.
Chính vì vậy du lịch bền vững ra đời và được lập kế hoạch một cách cẩn thận để mang những lợi
ích đến cho cộng đồng địa phương nhưng vẫn bảo tồn nguồn lợi tự nhiên, và tơn trọng các giá trị
văn hố truyền thống của địa phương, đồng thời tuyên truyền và hướng dẫn du khách cũng như cư
dân địa phương về tầm quan trọng của việc bảo tồn các giá trị này.
Có thể đưa ra định nghĩa du lịch bền vững như sau: “Du lịch bền vững là du lịch mà giảm thiểu
các chi phí và nâng cao tối đa các lợi ích của du lịch cho môi trường tự nhiên và cộng đồng địa
phương và có thể được thực hiện lâu dài nhưng khơng ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi mà nó phụ
thuộc vào”, hay “du lịch bền vững là việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách
có trách nhiệm với mơi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên (và tất cả những đặc điểm văn
hố kèm theo, có thể là trong q khứ và cả hiện tại) theo cách khuyến cáo về bảo tồn, có tác động

13


thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh tế - xã hội của cộng
đồng địa phương (World Conservation Union,1996).
Du lịch bền vững mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương, nhưng hiện tại vấn đề này ở Nha
Trang đang đối mặt với một số thách thức cần được xem xét. Bài viết này sẽ đi vào xem xét những
thách thức đáng chú ý mà Nha Trang đang phải đối mặt trong việc duy trì và phát triển du lịch bền
vững, qua đó đưa ra một số giải pháp hỗ trợ việc duy trì du lịch bền vững ở Nha Trang.
2. Nhận diện một số thách thức đối với du lịch bền vững tại Nha Trang
Du lịch bền vững cần đảm bảo 3 yếu tố: lợi ích kinh tế, mơi trường và cộng đồng (International
Ecotourism Society, 2004). Tuy nhiên, hiện tại du lịch Nha Trang đang đối mặt với thách thức là 3
các yếu tố trên chưa được đảm bảo hoạt động đúng nguyên tắc và hướng phát triển của nó.
2.1 Thách thức từ sự phát triển kinh tế
Du lịch góp phần lớn cho sự phát triển kinh tế Nha Trang thông qua việc tạo việc làm và thu
nhập cho cộng đồng địa phương từ hoạt động chi tiêu của du khách. Tuy nhiên, những năm gần đây
ngành du lịch Nha Trang phát triển quá nhanh, dẫn đến sự xuất hiện ngày càng đông các doanh
nghiệp du lịch như khách sạn, nhà hàng, các đơn vị lữ hành làm mất đi vẻ đẹp đặc trưng của thành

phố. Ngoài ra sự nâng giá phịng thiếu kiểm sốt của các nhà quản lý trong các thời điểm nóng và
sự phân biệt giá đối với khách quốc tế và khách nội địa; cộng thêm sự lôi kéo khách một cách ồ ạt
đã làm giảm sự lưu trú và việc quay trở lại của khách.
2.2 Thách thức từ yếu tố văn hóa - xã hội
Một trong những thách thức lớn nhất đối với du lịch bền vững là sự ơ nhiễm văn hóa (World
Tourism Forum, 2012). Bản chất của du lịch bền vững là không gây hại đến các cấu trúc xã hội hoặc
văn hoá của cộng đồng, mà ngược lại du lịch bền vững thể hiện sự tơn trọng văn hố và truyền thống
địa phương. Trên thực thế, có một xu hướng tiêu cực cho du lịch bền vững ở Nha Trang là văn hóa
bị ơ nhiễm bởi những hành vi tận hưởng thái quá của một bộ phận du khách quốc tế.
Du khách quốc tế khi đi du lịch ngồi mục đích được hưởng thụ vẻ đẹp của điểm đến, một bộ
phận khách cịn có tâm lý muốn được làm những điều mình thích mà ở cuộc sống thường nhật cần
phải kiểm soát như uống rượu thâu đêm, hút cần sa v.v… điều này đã góp phần làm tăng các tệ nạn
như ma túy và mại dâm.
Do sự cám dỗ của việc kiếm tiền dễ dàng, một số ngư dân ngừng việc đánh bắt cá để chuyển
hướng sang làm tour du lịch thuyền, điều này góp phần làm xóa dần các văn hóa làng nghề; một bộ

14


phận trẻ em khu vực nơng thơn khơng thích đi học để đi làm trị giải trí cho du khách vì nghĩ rằng
đây là cách kiếm tiền nhanh hơn, giáo dục vì thế bị ảnh hưởng tụt lùi. Đây là một mơ hình đáng buồn
có thể được nhìn thấy ở trên khắp thế giới nói chung và ở Nha Trang, Việt Nam nói riêng vì tính bền
vững của du lịch bị vi phạm do tính chất phát triển kinh tế thiếu tầm nhìn của một số bộ phận người
dân.
Ngồi ra các giá trị văn hóa cũng đang bị hịa nhập một cách thiếu kiểm soát và tiêu cực, nhất là
sự gia tăng du khách quốc tế đã du nhập một số văn hóa khơng phù hợp, thậm chí làm ảnh hưởng
xấu đến văn hóa truyền thống địa phương.
Sự phát triển quá tải các điểm du lịch tâm linh góp phần phá hủy các giá trị văn hóa tâm linh địa
phương. Số lượng khách đến thăm gia tăng tại các đình, chùa như Chùa Long Sơn, Tháp Bà Po-naga v.v… làm giảm đi sự tôn nghiêm của những địa điểm văn hóa tâm linh này, nhất là khi sự phát
triển kinh tế “ăn theo” của những người bán hàng rong, ăn xin.

2.3 Thách thức từ sự ô nhiễm môi trường
Bản chất của du lịch bền vững là gây tác động thấp đến nguồn lợi tự nhiên nói chung và các khu
bảo tồn nói riêng. Nhưng trên thực tế hiện nay ở Nha Trang sự phát triển nóng của ngành du lịch đã
làm cho việc tham quan ồ ạt thiếu sự hướng dẫn bảo vệ mơi trường đã góp phần phá hỏng hệ sinh
thái các khu bảo tồn địa phương.
Du lịch biển được xem là một vấn đề rất quan trọng của du lịch bền vững. Sự biệt lập của các
khu bảo tồn biển đảo giúp tạo nên sự đa dạng sinh học riêng biệt ở quần đảo đó, nhưng bằng cách
mở cửa cho du lịch, một số đa dạng sinh học có nguy cơ bị phá hủy. Các hoạt động của du lịch biển
như lặn, câu cá, và chèo thuyền đều được xem là một trong những tác nhân đáng kể của sự ô nhiễm
và phá hoại các rạn san hô và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên biển. Một ví dụ điển hình là, Hịn Mun
15 năm trở về trước được xem là khu bảo tồn biển đa dạng sinh thái bậc nhất Đông Nam Á (WWF),
nhưng thực tế hiện nay các rạn san hơ q hiếm ở hịn đảo này và những đảo lân cận đã bị phá hủy
nghiêm trọng do sự thiếu ý thức bảo vệ của một bộ phận khách du lịch.
Ngồi ra vấn đề ơ nhiễm tiếng ồn cũng là một thách thức đáng chú ý khác của du lịch bền vững
Nha Trang. Du khách phương tây thường thích nhiều hoạt động giải trí về đêm nên các quầy bar
xuất hiện và hoạt động thâu đêm gây nên sự ô nhiễm tiếng ồn đến cộng đồng dân cư xung quanh,
nổi bật là khu vực gọi là “khu phố Tây” trên cụm đường Biệt Thự, Nguyễn Thiện Thuật, Hùng
Vương, và Trần Quang Khải.

15


Vấn đề rác thải từ khách du lịch cũng là một thách thức lớn đối với du lịch bền vững. Điều này
chủ yếu do sự thiếu ý thức của một bộ phận khách du lịch và cộng đồng địa phương ở thành phố. Sự
thiếu đầu tư trong việc làm sạch và gìn giữ mơi trường xanh, sạch, đẹp của thành phố từ nhà quản lý
sau các đợt lũ lụt, thiên tai.
Vấn đề ơ nhiễm khơng khí: Việc khách quốc tế có thể thuê và sử dụng xe gắn máy một cách dễ
dàng đã làm tăng cao dịch vụ này góp phần gây tác động tiêu cực đến trật tự an tồn giao thơng địa
phương. Một thực tế rất rõ ràng rằng hàng ngày có rất nhiều du khách quốc tế tham gia giao thơng
phấn khích vì ở nước họ khơng được đi thoải mái như vậy, không tuân thủ luật lệ, đánh võng, la hét

phấn khích gây ảnh hưởng đến việc tham gia giao thông của người dân địa phương. Ngồi ra điều
này cũng góp phần ơ nhiễm mơi trường do khí thải từ các loại xe cho thuê, đa số là xe Trung Quốc
chất lượng kém khi hoạt động thải ra rất nhiều khí độc.
3. Một số đề xuất hướng giải quyết cho các thách thức trên đối với du lịch bền vững tại
Nha Trang
Hoạch định trong dài hạn cho các bên liên quan:
Quy hoạch dài hạn cho các bên liên quan phải xem xét sự cân bằng giữa cung và cầu của ngành
du lịch, cả về số lượng và chất lượng. Một khi các kế hoạch đã được đưa ra, các phương pháp để đo
lường và giám sát tác động của du lịch là rất cần thiết. Điều này địi hỏi sự phân cơng của cơ quan
nhà nước với nhiệm vụ theo dõi liên tục các tác động của nó. Một ví dụ ở Hawaii, một q trình kéo
dài gần hai năm đã mang các bên liên quan lại với nhau chỉ để xác định tầm nhìn, mục tiêu và các
chỉ tiêu du lịch bền vững (Sheldon, Knox và Lowry, năm 2005).
3.1 Nhà quản lý
Quản lý du khách: Kiểm soát số lượng khách du lịch đến thành phố thông qua các biện pháp
điều chỉnh giao thông vận tải đối với khách nội địa, và chính sách cấp visa du lịch đối với khách
quốc tế. Một trong những phương pháp quản lý khách du lịch là quy hoạch điểm đến cho các mục
đích khác nhau (Conlin 2002).
Ngồi ra, một khi khách du lịch đã đến thành phố, cần cung cấp thông tin và hướng dẫn về các
điểm tham quan, du lịch và các sự kiện, và các yêu cầu đối với khách cho việc giữ gìn và phát triển
du lịch bền vững địa phương. Ngồi ra, cần có các biển báo rõ ràng, thơng tin có sự diễn giải giúp
khách du lịch trong việc tìm kiếm và hiểu những điểm tham quan hấp dẫn.
Quản lý doanh nghiệp du lịch: Kiểm soát các nhà khai thác tour du lịch bằng cách yêu cầu họ
tuân thủ hành trình cố định. Quy định các tiêu chuẩn cho nhân viên trong ngành, nhất là nhân viên
16


hướng dẫn du lịch, để đảm bảo chất lượng tour, cung cấp đúng thơng tin và góp phần xây dựng ý
thức bảo vệ du lịch bền vững.
Quản lý môi trường bao gồm phục hồi từ thảm họa tự nhiên (Meheux và Parker, 2004). Nha
Trang hàng năm vẫn phải đối mặt với các thiên tai, lũ lụt gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và mỹ

quan thành phố, việc rác thải trôi về từ các sông do lũ lụt hàng năm đã làm ô nhiễm nguồn nước
biển và mang rác thải đầy trên các bãi biển thành phố. Do đó nhà nước cần cấp một khoản kinh phí
cho việc bảo tồn và quản lý thiên tai là cần thiết. Giải pháp kiến nghị cho vấn đề này là dùng một
khoản kinh phí trả cơng cho người lang thang đi lượm rác, vừa giải quyết vấn đề môi trường vừa tạo
ý thức tốt, tạo cơng ăn việc làm.
3.2 Cộng đồng địa phương
Hịa nhập cộng đồng là chìa khóa để thành cơng và phát triển du lịch bền vững (Mitchell và Reid,
2001). Cộng đồng địa phương liên quan các điểm du lịch cần được tham gia vào quá trình lập kế
hoạch cho du lịch bền vững.
Đào tạo trong du lịch là một phần quan trọng của du lịch bền vững. Cần phải nâng cao việc giáo
dục người dân địa phương về du lịch bền vững thơng qua các chương trình đào tạo kiến thức và kỹ
năng nghề nghiệp cho người trong ngành.
3.3 Doanh nghiệp du lịch
Đào tạo chuyên nghiệp cho nhân viên, đề cao tầm quan trọng của du lịch bền vững. Kêu gọi các
doanh nghiệp du lịch sử dụng các nguồn năng lượng thay thế như các thiết bị năng lượng mặt trời
để tiết kiệm, bảo vệ môi trường và tạo ấn tượng ý thức cho khách, họ sẽ ấn tượng tốt rằng người dân
ở đây có ý thức bảo vệ mơi trường cao.
3.4 Du khách
Tuyên truyền và hướng dẫn du khách lịch cũng quan trọng, họ cần phải tìm hiểu về các tính
năng độc đáo của địa phương cũng như các hành vi phù hợp văn hóa và mơi trường.
Để giảm sự ơ nhiễm khơng khí do chất thải của xe gắn máy chất lượng thấp ở các dịch vụ du
lịch, du khách muốn tận hưởng cảm giác tham giao thông với xe gắn máy (xe 2 bánh) nếu khơng có
bằng lái thì nên tham gia các dịch vụ “easy rider”, việc này giúp tạo việc làm cho người dân địa
phương, đồng thời đảm bảo an tồn giao thơng hơn, và có sự hướng dẫn của người dân địa phương
khách càng hiểu thêm về văn hóa và thơng tin về thành phố. Và quan trọng là sự tôn nghiêm về mặt
pháp luật được đảm bảo hơn.

17



4. Kết luận:
Bản chất của du lịch bền vững là mang lại các lợi ích ngắn hạn và dài hạn cho môi trường và
cộng đồng địa phương từ du lịch mà không gây tác hại cho các nguồn lại khác. Tuy nhiên, du lịch
bền vững cũng đang đối mặt mới một số thách thức, bài viết này đã xác định một số thách thức đối
đối với du lịch bền vững ở thành phố Nha Trang, Khánh Hịa. Qua đó đưa ra một số đề xuất chính
sách và phương pháp để hỗ trợ trong lĩnh vực này.

Danh mục tài liệu tham khảo
Conlin, M. “Tasmania: Balancing Commercial and Ecological interests in tourism development”,
in eds.di Castri and Balaji Tourism, Biodiversity and Information, Backhyus Publishers, Leiden
2002, pp.197-212.
Meheux, K,and E. Parker, “Tourist sector perceptions of natural hazards in Vanuatu and the
implications for a small island developing state”, Tourism Management, 2004
Sheldon, P, J. Knox and K. Lowry, “Sustainable Tourism in Mass Destiantions: The Case of
Hawaii”, 2005, Tourism Review International.
World Tourism Forum, />
18


MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NHÃN BÔNG SEN XANH
CHO CÁC KHÁCH SẠN TẠI NHA TRANG – KHÁNH HỊA
Đồn Nguyễn Khánh Trân
Ngày nay, du lịch đã và đang trở thành một ngành kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia. Song
một vấn đề quan trọng không kém là làm sao phát triển du lịch một cách bền vững hơn. Nhìn nhận được
vấn đề đó Bộ VHTT&DL đã ban hành Bộ tiêu chí Nhãn du lịch bền vững Bơng sen xanh áp dụng đối với
các cơ sở lưu trú du lịch tại Việt Nam để đánh giá hoạt động bảo vệ mơi trường, sử dụng hiệu quả các
tài ngun, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương và phát triển du lịch bền vững.
Bài viết này sẽ giúp người đọc có cái nhìn tổng qt về các tiêu chí đánh giá và đưa ra các giải pháp,
chính sách phù hợp để các cơ sở lưu trú phát triển mình một cách hiệu quả và bền vững hơn.
1. Khái niệm Nhãn du lịch bền vững Bông sen xanh

Nhãn du lịch bền vững Bông sen xanh (sau đây gọi là Nhãn Bông sen xanh) là nhãn hiệu cấp
cho các cơ sở lưu trú du lịch (viết tắt là CSLTDL) đạt tiêu chuẩn về bảo vệ một trường và phát triển
bền vững. CSLTDL được cấp Nhãn Bông sen xanh là đơn vị đã có những nỗ lực trong việc bảo vệ
môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng, góp phần bảo vệ các di sản, phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội của địa phương và phát triển du lịch bền vững.
2. Tổng quát Bộ tiêu chí Nhãn du lịch bền vững Bơng sen xanh
Bộ tiêu chí Nhãn Bơng sen xanh gồm 81 tiêu chí với tổng số 154 điểm và 25 điểm thưởng,
chia làm 3 cấp: cấp cơ sở (30 tiêu chí), cấp khuyến khích (29 tiêu chí), cấp cao (22 tiêu chí)
Tiêu chí cấp cơ sở là những tiêu chí cần thiết, dễ thực hiện, chủ yếu mang tính quản lý nội
bộ.
Tiêu chí cấp khuyến khích và cấp cao là các tiêu chí yêu cầu cao hơn, khó hơn, địi hỏi phải
đầu tư nhiều hơn nhằm khuyến khích các cơ sở lưu trú du lịch liên tục đổi mới, cố gắng để đạt được
ở mức cao hơn.
Tiêu chí thưởng với tổng số điểm thưởng 25 điểm, áp dụng cho các CSLTDL đã đạt chứng
chỉ Công trình Xanh - LOTUS (15 điểm) hay được cấp chứng chỉ ISO 14001 chứng nhận đạt tiêu
chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường (10 điểm).
Nguyên tắc cho điểm: Mỗi tiêu chí cấp cơ sở: 1 điểm.
- Mỗi tiêu chí cấp khuyến khích: 2 điểm.

19



×