Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

(Luận án tiến sĩ văn hóa học) Sinh hoạt văn hóa Quan họ làng (qua trường hợp làng Quan họ Viêm Xá)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 176 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TRẦN MINH CHÍNH

SINH HO¹T V¡N HãA QUAN Hä LµNG
(QUA TRƯỜNG HỢP LÀNG QUAN HỌ VIÊM XÁ)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA HỌC
Mã số: 62 31 06 04

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS PHẠM DUY ĐỨC
2. GS. TSKH PHAN ĐĂNG NHẬT

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo qui định.
Tác giả

Trần Minh Chính


MỤC LỤC
Trang
1

MỞ ĐẦU



Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5
5
22

Chương 2: SINH HOẠT VĂN HÓA QUAN HỌ LÀNG CỔ TRUYỀN Ở
LÀNG VIÊM XÁ

2.1. Làng Viêm Xá - không gian sinh hoạt văn hóa Quan họ tiêu biểu
2.2. Xã hội Quan họ làng
2.3. Kết bạn Quan họ
2.4. Diễn xướng Quan họ
2.5. Văn hóa giao tiếp, ứng xử và tục kiêng hèm
2.6. Tạo nguồn nghệ nhân Quan họ

37
37
46
48
52
61
68

Chương 3: SINH HOẠT VĂN HÓA QUAN HỌ LÀNG Ở LÀNG VIÊM XÁ

HIỆN NAY

3.1. Không gian sinh hoạt văn hóa Quan họ làng
3.2. Xã hội Quan họ làng
3.3. Kết bạn Quan họ
3.4. Diễn xướng Quan họ
3.5. Văn hóa giao tiếp, ứng xử và tục kiêng hèm
3.6. Tạo nguồn nghệ nhân Quan họ

72
72
81
89
91
101
108

Chương 4: BẢO TỒN, PHÁT HUY SINH HOẠT VĂN HÓA QUAN HỌ
LÀNG HIỆN NAY

4.1. Những nhân tố cơ bản tác động đến sinh hoạt văn hóa Quan họ làng
4.2. Đánh giá chung và những vấn đề đặt ra trong sinh hoạt văn hóa Quan
họ làng hiện nay
4.3. Phương hướng bảo tồn, phát huy sinh hoạt văn hóa Quan họ làng
4.4. Một số giải pháp cơ bản
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


112
112
121
126
134
139
143
144
153


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CLBQH

:

Câu lạc bộ Quan họ

CCTT

:

Cơ chế thị trường

CNH, HĐH

:


Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

DSVHPVT

:

Di sản văn hóa phi vật thể

DSVHVT

:

Di sản văn hóa vật thể

DCQH

:

Dân ca Quan họ

ĐQH

:

Đội Quan họ

ĐTH

:


Đô thị hóa

KT-XH

:

Kinh tế - xã hội

KTTT

:

Kinh tế thị trường

NXB

:

Nhà xuất bản

SHVHQHL

:

Sinh hoạt văn hóa Quan họ làng

TCH

:


Toàn cầu hóa

TG

:

Tác giả luận án

UBND

:

Ủy ban nhân dân

VHQHL

:

Văn hóa Quan họ làng

VHTT

:

Văn hóa thông tin

VHTT&DL

:


Văn hóa, Thể thao và Du lịch

XHQHL

:

Xã hội Quan họ làng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Nguồn gốc của Quan họ

43

Bảng 3.1: So sánh đội Quan họ và bọn Quan họ

88

Bảng 3.2: Bảng so sánh giữa bài hát Quan họ hát "đủ" và một bài Quan họ
hát tắt".

93


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dân ca Quan họ là một trong những di sản văn hóa phi vật thể có giá trị to lớn

không chỉ đối với nhân dân vùng Kinh Bắc - nơi đã sản sinh và nuôi dưỡng Quan họ mà còn đối với cả cộng đồng các dân tộc Việt Nam và toàn thể nhân loại. Vào lúc
16h55' ngày 30 tháng 9 năm 2009, tại thủ đô Abu Đhabi của các Tiểu Vương quốc Ả
Rập thống nhất, Ủy ban UNESCO của Liên hợp quốc đã công nhận Quan họ Bắc Ninh
là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại dựa trên các giá trị văn hóa, giá trị
lưu trữ tập quán xã hội, nghệ thuật trình diễn, phong cách ứng xử văn hóa, ca từ và
trang phục. Đó thực sự là một viên ngọc quý đã tỏa sáng nhiều thế kỉ trong dòng chảy
văn hóa đa sắc màu của các loại hình dân ca Việt Nam. Trải qua thời gian, dân ca Quan
họ phát triển rực rỡ đến mức, đã tạo nên quanh nó cả một bản sắc văn hóa riêng - đó là
Văn hóa Quan họ, với những biểu hiện sinh hoạt phong phú, từ đời sống tâm linh, tín
ngưỡng đến những phong tục tập quán, trang phục và lề lối giao tiếp ứng xử, ca hát…
vừa độc đáo, vừa thấm đượm tính chất cộng đồng. Và đến lượt mình, các sinh hoạt văn
hóa Quan họ đã nuôi dưỡng để dân ca Quan họ tồn tại và phát triển. Nhìn nhận từ mối
quan hệ biện chứng, hữu cơ ấy, có thể thấy, khi sinh hoạt văn hóa Quan họ đổi thay và
phát triển thì dân ca Quan họ cũng đổi thay và phát triển. Do đó, muốn bảo tồn, phát
huy dân ca Quan họ, trước hết phải nghiên cứu thực trạng của sinh hoạt văn hóa Quan
họ trong sự kế thừa, tiếp nối liên tục của nó với sinh hoạt Quan họ cổ truyền. Ở đây là
sinh hoạt văn hóa Quan họ làng. Nghiên cứu sinh hoạt văn hóa Quan họ làng chính là
nghiên cứu môi trường sống, môi trường phát triển của dân ca Quan họ gắn với hạt
nhân cốt lõi của nó là bản thân các sinh hoạt ca xướng.
Mặt khác, có thể nói, từ nửa cuối thế kỷ XX cho đến nay, đất nước ta có
nhiều biến động lớn và sâu sắc cả về kinh tế, chính trị và xã hội, đặc biệt là thời kì
đổi mới, đất nước chuyển sang cơ chế thị trường, mở cửa và hội nhập. Văn hóa
truyền thống, trong đó có dân ca Quan họ đã đứng trước những thử thách, va đập
mạnh mẽ với văn hóa ngoại nhập, với những biến đổi về lối sống, nếp sống và đặc
biệt là xu hướng đô thị hóa làm thay đổi không chỉ những vùng ven đô thị mà cả


2
những vùng nông thôn rộng lớn, trong đó vùng Quan họ không phải là một ngoại
lệ. Rõ ràng, nguy cơ mai một hoặc biến dạng của Quan họ là một sự thật hiện

hữu. Trong bối cảnh đó, đòi hỏi sinh hoạt văn hóa Quan họ làng cần phải được
bảo tồn như thế nào để vừa bảo lưu tối đa những giá trị truyền thống căn cốt; vừa
phát huy, phát triển để đáp ứng nhu cầu của con người hiện đại và môi trường
văn hóa hiện nay.
Như vậy, đặt vấn đề nghiên cứu sinh hoạt văn hóa Quan họ làng là hết sức
cần thiết.
Tuy nhiên, điểm lại tình hình nghiên cứu dân ca Quan họ từ thế kỷ XX đến
nay, mặc dù đã có nhiều thành tựu; trong đó có một số công trình in thành sách, các
bài nghiên cứu riêng đã có đề cập tới sinh hoạt văn hóa Quan họ làng cổ truyền
nhưng chưa có công trình nào chuyên tâm nghiên cứu về sinh hoạt văn hóa Quan họ
làng, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới. Đây chính là giai đoạn lịch sử đầy biến động
và cũng giàu thành tựu của sự bảo tồn, phát triển dân ca Quan họ vùng Kinh Bắc.
Xuất phát từ những lí do kể trên, tôi lựa chọn đề tài: Sinh hoạt văn hóa
Quan họ làng (qua trường hợp làng Quan họ Viêm Xá) làm đề tài Luận án tiến sĩ
của mình.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sinh hoạt văn hóa Quan họ làng.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt nội dung:
Nghiên cứu sinh hoạt văn hóa Quan họ làng và xu hướng phát triển của sinh
hoạt văn hóa Quan họ làng trong tương lai.
- Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Làng thủy tổ Quan họ Viêm Xá và mối quan hệ
liên làng trong vùng Quan họ Kinh Bắc. Khi xác định cách tiếp cận trường hợp để thực
hiện đề tài, chúng tôi đã lựa chọn làng Quan họ Viêm Xá bởi một số điểm sau:
+ Đây là làng Quan họ gốc và được dân gian vùng Quan họ tôn vinh là làng
Thủy tổ của Quan họ, nơi duy nhất có đền thờ Vua Bà - vị nữ thần được dân gian
truyền tụng là người đã sáng tạo ra dân ca Quan họ, gây dựng nên làng Viêm Xá xưa.



3
+ Làng Viêm Xá là làng Quan họ điển hình với một không gian văn hóa
Quan họ tiêu biểu cho 49 làng Quan họ. Người ta có thể tìm thấy ở đây một diện
mạo toàn vẹn của các sinh hoạt Quan họ từ lề lối, giao tiếp - ứng xử, các hình thức
diễn xướng, phong tục tập quán và điều quan trọng là khả năng giữ gìn văn hóa
truyền thống của người dân nơi đây. Viêm Xá còn là làng Quan họ có mối quan hệ
kết nghĩa với các làng Quan họ cổ điển hình khác là Bịu Xim, Bịu Trung Đống Cao
trên cơ sở của quan hệ Kết chạ - một phong tục rất cổ trong vùng.
+ Viêm Xá là một trong hai trung tâm hội hát Quan họ lớn nhất vùng Quan
họ (cùng với Lim thuộc huyện Tiên Du) cho đến ngày nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, nhận diện các nội dung văn hóa của sinh hoạt văn hóa Quan họ
làng và vai trò của nó đối với đời sống dân ca Quan họ vùng Kinh Bắc, từ đó đề
xuất phương hướng và khuyến nghị bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của sinh hoạt
văn hóa Quan họ làng trong bối cảnh đất nước đổi mới, mở cửa và hội nhập.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu về sinh hoạt văn hóa
Quan họ làng vùng Kinh Bắc hiện nay.
- Khảo sát, nghiên cứu đánh giá thực trạng của sinh hoạt văn hóa Quan họ
làng hiện nay trong mối quan hệ hữu cơ với sinh hoạt văn hóa Quan họ làng cổ
truyền và tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội vùng Kinh Bắc thông qua nghiên cứu
trường hợp Làng thủy tổ Quan họ Viêm Xá cùng mối quan hệ, giao lưu Quan họ
giữa làng Quan họ tiêu biểu này với các làng kết nghĩa, các làng Quan họ khác
trong vùng.
- Nghiên cứu, đề xuất những quan điểm, phương hướng, cơ chế chính sách
và các khuyến nghị cụ thể nhằm bảo tồn, phát huy sinh hoạt văn hóa Quan họ làng
trong tình hình hiện nay.
4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
4.1. Ý nghĩa lý luận

Luận án góp phần nhận thức sâu sắc, toàn diện hơn những vấn đề lý luận chung
về bảo tồn, phát huy sinh hoạt văn hóa Quan họ làng. Phát hiện những vấn đề mới về


4
phương diện lý luận của sinh hoạt văn hóa Quan họ làng và vai trò của sinh hoạt văn
hóa Quan họ làng trong giai đoạn hiện nay.

4.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp nhận diện sinh hoạt văn hóa Quan
họ làng và việc bảo tồn, phát huy sinh hoạt văn hóa Quan họ làng nói riêng, sinh
hoạt văn hóa truyền thống nói chung, trước hết là trên chính quê hương của loại
hình dân ca này.
- Nội dung, kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu nghiên
cứu, giảng dạy trong hệ thống các trường văn hóa nghệ thuật, khoa học xã hội và
nhân văn và làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý văn hóa, đặc biệt là
quản lý văn hóa cơ sở vùng Quan họ Kinh Bắc.
5. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung luận án gồm 04 chương, 18 tiết.


5

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài , trong phần Tổng quan

tình hình nghiên cứu, chúng tôi tập trung vào những kết quả tiếp cận theo hướng bàn
về Văn hóa Quan họ, về các thành tố (các mặt) của sinh hoạt văn hóa Quan họ. Từ
những thành quả chung đó của giới nghiên cứu, chúng tôi kế thừa và chọn cho đề tài
của mình một nội dung nghiên cứu mới theo hướng tổng thể và chuyên sâu hơn. Ở
đây là sinh hoạt văn hóa Quan họ làng (SHVHQHL).
1.1.1. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
Cho đến nay đã có 2 luận án tiến sĩ về Quan họ và liên quan đến Quan họ
được bảo vệ tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Đó là các luận án:
- Hát Quan họ ở miền Bắc Việt Nam: "Khao khát khám phá nghệ thuật Quan
họ" của Lê Ngọc Chân [22] đã chỉ rõ mối quan hệ giữa quan họ với các môn nghệ
thuật Chèo, Chầu văn và các sinh hoạt văn hóa cộng đồng làng xã. Luận án cũng
quan tâm ảnh hưởng của văn hóa Chăm đến một số tập tục văn hóa ở làng Viêm Xá
như tục cưới, vai trò của người phụ nữ trong gia đình cũng như quan hệ tính giao
trong giao du kết bạn Quan họ.
- "Sự chuyển tải âm nhạc: âm nhạc dân gian, sự điều chỉnh và quá trình hiện
đaị hóa ở miền Bắc Việt Nam" của L.Meeker [69] đã dụng công nghiên cứu về các
chính sách của nhà nước Việt Nam đối với việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa
dân tộc. Nội dung luận án của Bà cũng đề cập sâu sắc quan điểm của Đảng Cộng
sản Việt Nam đối với việc giữ gìn truyền thống. Bà cho rằng ở Việt Nam, việc bảo
tồn di sản văn hóa được nhà nước hóa.
Cả hai luận án trên đều là luận án triết học và bàn về Quan họ chủ yếu từ góc
độ âm nhạc, dân ca.
- Hội thảo khoa học quốc tế: "Bảo tồn và phát huy dân ca trong xã hội đương
đại (qua trường hợp Quan họ Bắc Ninh ở Việt Nam)" của Bộ Văn hóa Thông tin


6
phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh [20] với sự tham gia của trên 100 nhà
khoa học, trong đó có các nhà khoa học đến từ Mỹ, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản,
Đức, Lào, Malayxia.

Tại hội thảo này, trong tham luận của các học giả nước ngoài, có một số
tham luận đề cập trực tiếp tới dân ca Quan họ, tiêu biểu là:
GS.TS Tokumaru Yosihito, Đại học Không gian, Nhật Bản trong tham luận:
Mục đích của Hội nghị đã đánh giá cao việc Việt Nam chọn Di sản phi vật thể Quan
họ để ưu tiên bảo tồn, phát triển bên cạnh Di sản phi vật thể Âm nhạc Cung đình
Huế và Cồng chiêng Tây Nguyên. Ông khẳng định: bằng việc quan tâm đến "truyền
thống nhỏ" (chỉ Quan họ) chúng ta có thể quan tâm đến tương lai âm nhạc trên toàn
thế giới.
GS.TS Gisa Jahnichen, Đại học Frankfurt, Cộng hòa liên bang Đức trong
bài tham luận: Truyền thống hát thi và triết học thông tin hiện nay tại Việt Nam
đã thể hiện sự am hiểu sâu sắc về dân ca Việt Nam của ông khi đưa vào bài viết
của mình các loại dân ca nổi tiếng của Việt Nam như Ví giặm, Trống quân, Bài
chòi, hát Đúm, hò Đối đáp, Quan họ để đối chiếu, so sánh và lập luận. Ông nhấn
mạnh đặc điểm "ứng tác, ứng ca" của Quan họ theo những qui tắc đặc biệt riêng.
Ông kết luận: cuộc sống của chúng ta được bảo vệ bằng chính những thể loại âm
nhạc truyền thống phù hợp, ngay cả khi xung quanh chúng ta có những phương
tiện thông tin hiện đại. Theo ông, "hát Quan họ là một kiểu thức cuộc sống rất
độc đáo, vì nó có ý nghĩa trong việc duy trì một nền âm nhạc bản địa vào đầu thế
kỷ XXI".
TS. Lauren Meecker, Đại học Columbia, Hoa Kỳ trong bài tham luận Từ bài
hát ra đến sân khấu: Sinh hoạt Quan họ ở Việt Nam hiện nay, bà bàn về quan hệ
giữa Quan họ và nghệ thuật diễn xuất đã thay đổi như thế nào; về sân khấu trung
gian giữa loại Quan họ cổ và Quan họ mới như thế nào. Đây cũng là một trong
những nội dung chính được nghiên cứu trong Luận án tiến sĩ của bà, như chúng tôi
đã nêu ở trên. Đáng chú ý là bà đặt "Quan họ cổ" gắn với "Làng" - sinh hoạt văn
hóa Quan họ làng, "Quan họ mới" gắn với "hiện đại". Đặc biệt, bà đặt khái niệm
"sinh hoạt Quan họ" tương ứng với khái niệm "chơi Quan họ" và "biểu diễn Quan


7

họ" tương ứng với "hát Quan họ". Theo bà , "chơi Quan họ" gắn với một hệ thống
quy ước và hành động xã hội và cuộc chơi Quan họ không có khán giả như "hát
Quan họ" trên sân khấu. Như thế, "chơi quan họ" là một hiện tượng văn hóa tổng
thể - là văn hóa Quan họ. Bà nhận định "Sinh hoạt xã hội rất quan trọng đối với
cách chơi Quan họ". Ở đây, trong tham luận này, bà cũng sử dụng khái niệm "Quan
họ làng" gắn với xã hội làng.
GS. Deborah Wong, Đại học California, Riverside, Hoa Kỳ trong tham luận:
Sự biến mất của văn hóa dân gian: một cách tiếp cận từ thế giới thứ nhất, sau khi
đưa ra hai ví dụ về âm nhạc dân gian đang tồn tại ở miền Nam nước Mỹ, ông đã liên
hệ trở lại để suy nghĩ về tương lai của Quan họ như thế nào? Ông đề cập đến 04 vấn
đề liên quan đến Quan họ:
+ "Ra quyết định": Trả lời cho câu hỏi ai quyết định lưu trữ quá khứ và quyết
định tương lai Quan họ. Họ sẽ là chính quyền, các nghệ nhân và toàn thể cộng đồng
sở tại nhập cuộc với một tinh thần "lôi kéo tích cực".
+ "Bối cảnh diễn xướng" (thực chất là không gian văn hóa Quan họ - cơ bản
là văn hóa Quan họ làng - TG): bối cảnh diễn xướng thường thay đổi theo thời gian
đối với bất kỳ truyền thống nào… Đó là một thực tế có tính qui luật - không tốt,
cũng không xấu, không tích cực cũng không tiêu cực. Ông cho rằng, từ thế kỷ XIII
Quan họ đã qua nhiều bối cảnh. Ở đây, trong trường hợp này GS. Deborah Wong
nói về sự đổi thay (của dân ca) theo thời gian và đó là quy luật.
+ "Chuyển giao và phương pháp giáo dục": Quan họ cần phải được "truyền
lại" để tiếp tục sự tồn tại. Ở đây có vai trò nghệ nhân và phương thức trao truyền
giữa các thế hệ.
+ "Lưu trữ và sự ủng hộ tích cực": Sưu tầm tư liệu về Quan họ là quí giá và
vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, lưu trữ để làm gì lại là một việc khác. Quan họ cần
phải được hoạt động. Đặc điểm chủ yếu của di sản văn hóa phi vật thể là nó "được
các cộng đồng và các nhóm tái tạo không ngừng". Ông khẳng định Quan họ tồn tại
trong sự thay đổi có tính đương đại.
TS. Bountheng Souksaratd, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa Lào
trong tham luận: Giá trị nghệ thuật trong dân ca Lào và trong hát Quan họ Việt Nam



8
nét tương đồng và dị biệt đã đưa ra một cách rất cụ thể các tương đồng và dị biệt giữa
dân ca Lào (Khắp Lăm) và Quan họ trên các mặt: Môi trường, kỹ thuật hát, làn điệu,
nghệ thuật trình diễn, phương pháp truyền dạy, hệ thống bài bản, lịch sử lưu truyền.
Tuy nhiên, trên các mặt kể trên, ông cho rằng nét tương đồng nhiều hơn dị biệt.
Như vậy, có thể thấy, tuy nghiên cứu về Quan họ của các tác giả nước
ngoài chưa nhiều nhưng các kết quả cũng cho thấy Quan họ độc đáo ở chỗ nó là
"một kiểu thức cuộc sống" mà dường như là một "tiểu văn hóa" chứ không chỉ là
một loại hình dân ca thuần túy. Nó "chứa đựng" cuộc sống và những sinh hoạt văn
hóa làng xã.
1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả trong nước
1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu trước năm 1945
Qua tìm hiểu, nghiên cứu, chúng tôi nhận biết được là trong khoảng nửa
đầu thế kỷ XX tính đến trước Cách mạng Tháng Tám (1945), mảng đề tài Quan họ,
về cơ bản, chưa thật sự được giới khoa học xã hội quan tâm nghiên cứu. Một số bài
báo đăng tải trong thời kỳ này của các tác giả như Chu Ngọc Chi, Vũ Bằng, Dương
Quảng Hàm, Việt Sinh, Toan Ánh, Minh Trúc v.v… thường chỉ tập trung vào việc
giới thiệu một cách khái lược về loại hình hoặc bản thân một sinh hoạt cụ thể nào
đó của Quan họ. Có thể lấy ví dụ:
- “Hát Quan họ” của Chu Ngọc Chi [23].
- “Nghe hát Quan họ một đêm ở Lũng Giang” của Việt Sinh [87].
- “Hát quan họ”, Minh Trúc [109].
- “Hội Lim” của Nguyễn Duy Kiện [61].
Trong số ít các tác giả kể trên, có phóng sự đăng nhiều kỳ của Minh Trúc
viết khá kỹ về địa bàn và lề lối hát Quan họ trong hát canh, hát hội. Đáng chú ý, tác
giả nêu, ngoài các giọng thông thường của Quan họ như Bỉ, Sổng, Vặt còn có các
giọng "Trên" mà theo ông biết các tài tử đặt tên là Giọng Đường bạn, Tình tang, Hừ
la, Xuống sông, Lên núi… các giọng "Trên" được sử dụng trong hát đối, khó hát

nhưng lại không hay bằng giọng Vặt. Nhận xét quan trọng này khi ứng vào tình
hình phát triển Quan họ hiện nay ta thấy rất rõ là các bài Quan họ giọng Vặt được
truyền dạy và sử dụng nhiều hơn hẳn các bài Quan họ lề lối.


9
Đặc biệt, đáng chú ý hơn cả có Luận án tiến sĩ “Hát đối đáp nam nữ thanh
niên” của Nguyễn Văn Huyên được công bố vào năm 1934. Trong công trình rất có
giá trị này, Nguyễn Văn Huyên đã đề cập khá sâu sắc đến dân ca Quan họ nhất là
hình thức hát đối và sinh hoạt Hội Lim - một lễ hội Quan họ lớn và tiêu biểu vào
bậc nhất của vùng Quan họ.
1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu sau 1945 đến nay
Có thể thấy, từ 1945 đến 1954 là giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Trong
thời gian khoảng 10 năm này, do chiến tranh, tình hình nghiên cứu không có dấu ấn
gì đáng kể.
Từ hòa bình lập lại trên miền Bắc (1954) đến đầu thế kỷ XXI, công tác
nghiên cứu Quan họ đã được tiến hành liên tục và có bước phát triển đáng kể. Trên
thực tế đã có những công trình nghiên cứu công phu, dày dặn được in thành sách,
thành giáo trình dạy học một cách khá toàn diện.
Trong giai đoạn từ 1955 đến trước 1965 có các công trình nghiên cứu quan
trọng: "Tìm hiểu dân ca Quan họ" của Trần Linh Quý, Hồng Thao [84]; "Tìm hiểu
nguồn gốc Quan họ Bắc Ninh" của Nguyễn Tiến Chiêu [25]; "Dân ca Quan họ Bắc
Ninh" của Lưu Hữu Phước, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Viêm, Tú Ngọc [82]; "Quan
họ Bắc Ninh" của Nguyễn Viêm [120]. Ngoại trừ tập nhạc của Nguyễn Viêm chủ
yếu ghi âm lại các bài Quan họ (60 bài), các công trình nghiên cứu còn lại đã đề cập
đến nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển của dân ca Quan họ. Tuy nhiên, do
phần lớn là các nhạc sỹ làm nghiên cứu nên chủ yếu sản phẩm nghiên cứu vẫn thiên
về âm nhạc, sưu tầm các bài bản... Hướng nghiên cứu liên ngành về Quan họ nói
riêng và văn nghệ dân gian nói chung giai đoạn này vẫn chưa được áp dụng mà chủ
yếu là nghiên cứu đơn ngành. Vì vậy, Quan họ chưa thật sự được quan tâm nghiên

cứu một cách toàn diện với tư cách là một hiện tượng văn hóa tổng thể.
Đáng chú ý, trong các năm từ 1965 đến 1973, Ty Văn hóa Hà Bắc đã lần
lượt tổ chức 5 hội nghị về Quan họ (vào các năm 1965,1967, 1969, 1971, 1973) để
đánh giá tình hình nghiên cứu và phát triển Quan họ với sự tham gia của nhiều nhà
nghiên cứu, quản lý văn hóa trung ương và địa phương. Kết quả là năm 1972 cuốn
kỷ yếu về một số hội nghị nói trên đã được xuất bản đánh dấu một bước tiến triển


10
quan trọng của công tác nghiên cứu Quan họ. Cuốn kỷ yếu có tên: Một số vấn đề về
dân ca Quan họ (286 trang) đã trở thành tài liệu có tính chất công cụ của nhiều thế
hệ các nhà nghiên cứu Quan họ sau này.
Từ năm 1975 sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống
nhất cho đến nay, công tác nghiên cứu Quan họ đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, góp
phần hình dung một cách khá toàn diện về dân ca Quan họ Kinh Bắc cả về nghệ thuật
ca hát và các sinh hoạt văn hóa phong phú của loại hình dân ca này.
Năm 1978, nhóm tác giả Đặng Văn Lung, Hồng Thao, Trần Linh Quý đã
công bố cuốn: Quan họ, nguồn gốc và quá trình phát triển [65], đây là một công trình
nghiên cứu đồ sộ với 527 trang, gồm 6 phần, 12 chương. Công trình đã được viết chủ
yếu trên một kho tàng tư liệu điền dã công phu, rất có giá trị. Trong số 3 tác giả của
cuốn sách thì Trần Linh Quý và Hồng Thao là các nhà nghiên cứu công tác tại Sở
Văn hóa Thông tin (VHTT) Hà Bắc. Họ sống ngay trên mảnh đất của quê hương
Quan họ và gắn bó cả đời với sự nghiệp nghiên cứu loại hình dân ca này. Cuốn sách
đã đề cập tương đối toàn diện đến dân ca Quan họ từ nguồn gốc đến quá trình phát
triển. Có thể nói, đây là công trình đầu tiên cho thấy xu hướng nghiên cứu đa ngành,
liên ngành về Quan họ với tư cách là hiện tượng văn hóa tổng thể mà trong đó bản
thân sinh hoạt ca hát là một thành tố cốt lõi. Về xu hướng này, mở đầu chương I: Sinh
hoạt Quan họ của nhân dân Hà Bắc, các tác giả viết:
Khi nói đến dân ca, người ta thường nghĩ ngay đến những làn điệu và
những lời ca quen thuộc của dân ca đó. Điều đó đúng nhưng chưa đủ, cần

phải bổ sung những lối chơi cụ thể của từng làng. "Lối chơi" là tiếng các
nghệ nhân Quan họ thường dùng để chỉ toàn bộ sinh hoạt văn nghệ Quan
họ mà mình tham gia. Nói cách khác lối chơi là toàn bộ những mối quan hệ
giữa người và người trong sinh hoạt văn nghệ Quan họ, và toàn bộ những gì
làm nên, những gì góp phần vào mối quan hệ ấy. Quan hệ ấy một phần thể
hiện trong âm nhạc, trong lời ca; mặt khác, không kém phần quan trọng, còn
thể hiện ở những quy ước về lề lối sinh hoạt (ví dụ lề lối hát, lề lối kết bạn, sự
giao tiếp giữa các Quan họ), thể hiện ở ngay cử chỉ, trang phục, những tập tục
khi ăn nói, lúc đứng ngồi… của các Quan họ [65, tr.19].


11
Có một điểm đáng chú ý là về sau này, các tác giả của công trình này, và hầu
hết các nhà nghiên cứu khác đều gọi "sinh hoạt văn hóa Quan họ" mà không gọi "sinh
hoạt văn nghệ Quan họ". Như vậy, Quan họ không bó hẹp trong một hiện tượng văn
nghệ mà là một hiện tượng văn hóa tổng thể bao gồm trong nó nhiều sinh hoạt khác.
Đặc biệt, trong công trình này có tới 3 chương trong tổng số 12 chương được dành để
nghiên cứu về người nghệ sỹ Quan họ. Đây là một kết quả nghiên cứu khá toàn diện
và đầy đủ về người nghệ sỹ - nghệ nhân Quan họ từ đời sống tình cảm cho đến đời
sống sáng tạo, ca hát của họ.
Tác giả Trần Chính công bố công trình nghiên cứu: "Nghệ nhân Quan họ
làng Viêm Xá" [27]. Đây là công trình nghiên cứu cho ta hình dung một cách cụ thể
về diện mạo sinh hoạt của đội ngũ nghệ nhân Quan họ Làng Viêm Xá trong thế kỷ
XX, và đây cũng là cuốn sách đầu tiên của một tác giả nghiên cứu về một làng
Quan họ gốc. Nội dung của công trình nghiên cứu này cũng nhìn nhận Quan họ
không chỉ là một loại hình dân ca thuần túy về mặt âm nhạc và ca hát.
Trung tâm Văn hóa Quan họ Bắc Ninh công bố công trình nghiên cứu:
"Dân ca Quan họ lời ca và bình giải" của Lê Danh Khiêm, Hoắc Công Huynh [56]
đã công bố một hệ thống hơn 400 lời ca Quan họ để rồi từ đó các tác giả đã dày
công phân tích, đối sánh, phân loại đi tới xác định Quan họ có tới 213 làn điệu (dân

ca Quan họ gọi là "Giọng"). Đây là nguồn tư liệu đáng quí cho việc tiếp tục quá
trình nghiên cứu dân ca Quan họ. Ở phần 2 - phần Bình giải lời ca tác giả Lê Danh
Khiêm là người lần đầu tiên đưa ra một cách lý thú và có tính thuyết phục những lời
bình giải, các điển cố, điển tích và các thuật ngữ trong hệ thống phong phú các lời
ca Quan họ mà trước đấy chưa có nhà nghiên cứu nào dụng tâm tìm hiểu kỹ. Công
trình Dân ca Quan họ lời ca và bình giải đã giúp hiểu biết rõ hơn, sâu sắc hơn giá trị
văn chương, nghệ thuật vốn đã rất độc đáo của Dân ca Quan họ Bắc Ninh.
Trung tâm Văn hóa Quan họ Bắc Ninh xuất bản công trình: "Một số vấn đề
về văn hóa Quan họ" [112] gồm nhiều bài nghiên cứu tiếp cận từ nhiều góc độ khác
nhau của sinh hoạt văn hóa Quan họ như lối chơi, nghệ thuật âm nhạc, lời ca…
Trong công trình naỳ có bài viết của tác giả Lê Danh Khiêm đã bàn thêm và làm rõ
hơn những tiêu chí về các làng Quan họ gốc mà trước đấy nhiều tác giả đã đề cập và


12
công bố kết quả nghiên cứu. Đặc biệt, đến công trình nghiên cứu tập thể này, hầu
hết các nhà nghiên cứu đã xử dụng khái niệm "Văn hóa Quan họ" như một sự mặc
nhiên, khẳng định Quan họ là một hiện tượng văn hóa tổng thể chứ không đơn
thuần chỉ là nghệ thuật ca hát.
Nhạc sỹ Hồng Thao là một trong số ít các nhà nghiên cứu chuyên sâu về
Quan họ và cũng là tác giả để lại các công trình có giá trị nhiều mặt về dân ca Quan
họ, không chỉ về phương diện âm nhạc. Ngoài các công trình viết chung, ông đã có
những công trình nghiên cứu riêng: "Dân ca Quan họ" của Hồng Thao [98] đã đi sâu
giải quyết nhiều vấn đề cơ bản về học thuật âm nhạc có tính chất chuyên sâu như
thang âm - điệu thức, tiết tấu, bố cục và vấn đề lời ca Quan họ. Không giống như
nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc khác khi nghiên cứu Quan họ, Hồng Thao đã vượt ra
khỏi những vấn đề âm nhạc thuần túy để nghiên cứu cả những vấn đề văn hóa Quan
họ như nguồn gốc, tên gọi, lề lối, phong tục tập quán, ứng xử, giao tiếp… Ông phân
tích những biến đổi, mối quan hệ giữa "Quan họ cổ" và "Quan họ kim". Ông nhất
quán quan điểm cần nghiên cứu Quan họ với tư cách là một hiện tượng văn hóa dân

gian, do vậy ông luôn tìm cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu bằng các phương pháp
đa ngành, liên ngành. Trong công trình 300 bài Quan họ ông đã dành tới 20 năm để
sưu tầm, ký âm, sắp xếp, chú giải kỹ lưỡng một hệ thống làn điệu và lời ca đồ sộ nhất
từ trước đến nay. Đây là một kho tàng tư liệu có nhiều giá trị khoa học và thực tiễn
đối với công tác nghiên cứu và bảo tồn, phát huy, phát triển Quan họ không phải chỉ
cho ngày hôm nay.
Năm 2006, năm bản lề của quá trình chuẩn bị hồ sơ khoa học về Không
gian văn hóa Quan họ để tiến tới trình UNESCO công nhận Quan họ là Di sản văn
hóa phi vật thể (DSVHPVT) đại diện của nhân loại, UBND tỉnh Bắc Ninh đã phối
hợp với Bộ Văn hóa thông tin (VHTT) tiến hành thu thập, lựa chọn một số công
trình nghiên cứu về Quan họ từ trước tới nay (trong khoảng 100 năm, gối giữa thế
kỷ XX và XXI) để xuất bản thành sách. Kết quả là tháng 4 năm 2006 cuốn sách
Vùng văn hóa Quan họ Bắc Ninh đã được Viện VHTT và Sở VHTT Bắc Ninh phối
hợp công bố đến bạn đọc. Mục đích của cuốn sách, ngoài việc góp phần hoàn thiện
hồ sơ về Quan họ để trình Ủy ban UNESCO, còn cung cấp cho bạn đọc một "cách


13
nhìn toàn diện hơn khi tiếp cận với không gian Văn hóa Quan họ" [127, tr.10].
Cuốn sách gồm 3 phần: (1169 trang):
- Phần I: Vùng Văn hóa Kinh Bắc;
- Phần II: Văn hóa Quan họ;
- Phần III: Âm nhạc Quan họ.
Do không thể in tất cả các công trình nghiên cứu về Quan họ trong suốt gần
100 năm qua nên các nhà biên soạn đã tổ chức xây dựng một Thư mục không gian
Văn hóa Quan họ rất công phu để phục vụ cho công tác tra cứu tìm hiểu về văn hóa
Quan họ và vùng văn hóa Bắc Ninh - cái nôi của dân ca Quan họ. Thư mục này
được bố cục trong cuốn sách như một nội dung quan trọng, gồm 2 phần:
- Phần: Quan họ (gồm 579 công trình và bài viết).
- Phần: Vùng Văn hóa Bắc Ninh (gồm 319 công trình và bài viết).

Cũng trong năm 2006, để chuẩn bị hồ sơ cho việc trình UNESCO công
nhận Dân ca Quan họ Bắc Ninh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại,
Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch) đã phối hợp với Ủy
ban nhân dân (UBND) tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội thảo Quốc tế: Bảo tồn và phát
huy dân ca trong xã hội đương đại (qua trường hợp Quan họ Bắc Ninh ở Việt Nam)
[20] có sự tham gia của gần 100 nhà khoa học, nhà quản lý văn hóa trong nước và
quốc tế. Với số lượng 64 bài tham luận (53 tham luận của các nhà khoa học trong
nước, 11 tham luận của các nhà khoa học quốc tế) và với một chủ đề như tên của
Hội thảo, đã cho thấy đây là một Hội thảo lớn nhất từ trước đến nay về Quan họ Bắc
Ninh (tính từ 1965 đến nay đã có khoảng 10 hội nghị, hội thảo về Quan họ được tổ
chức). Kết quả Hội thảo là cuốn kỷ yếu dày 867 trang được Viện VHTT (nay là
Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam) và Sở VHTT (nay là Sở VHTTDL)
Bắc Ninh xuất bản năm 2006. Nội dung của Hội thảo tập trung vào các vấn đề: Bảo
tồn và phát huy di sản văn hóa Quan họ trong xã hội hiện đại; tác động của quá trình
đô thị hóa, hiện đại hóa; công tác trao truyền, bảo lưu, tuyên truyền các giá trị văn
hóa Quan họ; cơ chế chính sách tôn vinh nghệ nhân - báu vật sống của dân ca Quan
họ; chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý v.v… Có một điểm đáng chú ý là cuốn sách
của nhiều tác giả này được lấy tên: Không gian văn hóa Quan họ Bắc Ninh - Bảo


14
tồn và phát huy. Đây là lần đầu tiên, khái niệm Không gian văn hóa Quan họ được
sử dụng rộng rãi trong một diễn đàn khoa học lớn là hội thảo lần này. Quan niệm
"Không gian văn hóa Quan họ Bắc Ninh" được thể hiện trong bài Tổng kết Hội thảo
do PGS.TS Nguyễn Chí Bền trình bày:
Các nhà khoa học cả trong nước lẫn nước ngoài đã phác họa, trình bày về
không gian văn hóa Quan họ Bắc Ninh một cách thấu đáo và căn kẽ. Đó
là những vấn đề về không gian tồn tại và phát triển văn hóa Quan họ: sự
hình thành, lịch sử phát triển…, về các giá trị văn chương, nghệ thuật, về
quan hệ giữa dân ca và các hình thức văn hóa khác như tín ngưỡng, lễ

hội… Tất cả những luận điểm ấy đều hướng tới sự khẳng định tầm kiệt
tác nhân loại của không gian văn hóa Quan họ Bắc Ninh [90, tr.823].
Ở một phương diện khác có liên quan đến không gian văn hóa Quan họ,
trong bài phát biểu đề dẫn Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Tri Nguyên sau khi dẫn ra
một loạt các công trình nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu có uy tín như: Trần
Linh Quý, Hồng Thao, Đặng văn Lung, Nguyễn Tiến Chiêu, Nguyễn Đình Bưu
v.v…đã viết: "các công trình nghiên cứu kể trên đã phân tích một cách sâu sắc và
minh chứng một cách khá đầy đủ về tính tổng thể của văn hóa Quan họ: đó là những
giá trị về phong tục, tập quán, về đức tin tín ngưỡng, về thế ứng xử và lối ứng xử
của người dân Quan họ, về sự kế thừa và phát triển"…[90, tr.32]. Cũng trong bài đề
dẫn này, tác giả Nguyễn Tri Nguyên đã đặt khái niệm Văn hóa Quan họ liền kề với
khái niệm Dân ca Quan họ [90, tr.25,35]. Và theo cách lý giải của ông thì Văn hóa
Quan họ bao gồm trong nó Dân ca Quan họ và các sinh hoạt văn hóa liên quan trực
tiếp khác. Rõ ràng, kết quả nghiên cứu đã cho thấy các sinh hoạt văn hóa Quan họ
trong đó có dân ca Quan họ không chỉ góp phần chủ yếu tạo nên không gian văn
hóa Quan họ mà còn là phần lớn bản thân không gian văn hóa ấy.
Cuốn kỷ yếu còn một mảng tham luận rất quan trọng khác của các học giả
nước ngoài, chúng tôi đã tổng hợp, phân tích ở mục 1.1.1 Nghiên cứu của các tác
giả nước ngoài.
Tiếp theo Hội thảo quốc tế về Quan họ, Sở Văn hóa Thông tin Bắc Ninh tổ
chức Hội thảo: "Quan họ Bắc Ninh - Thực trạng và giải pháp bảo tồn" [91] đã nhận


15
được gần 30 bản tham luận của các nhà nghiên cứu ở Trung ương và địa phương.
Đặc biệt Hội thảo có sự tham gia của nhiều nhà chuyên môn, nhà quản lý ở Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch sở tại và đông đảo các nghệ nhân, các đại diện các làng,
các đội Quan họ, các nghệ sĩ Đoàn dân ca Quan họ Bắc Ninh. Ngay sau đó, cuốn kỷ
yếu: Quan họ Bắc Ninh, thực trạng và giải pháp bảo tồn đã được xuất bản. Trong
nội dung cuốn sách, một số các tham luận có liên quan đã được trình bày trong các

hội thảo trước đấy (Hội thảo: định hướng xây dựng chương trình biểu diễn nghệ
thuật của Đoàn dân ca Quan họ Bắc Ninh (1997); Hội thảo: 35 năm hoạt động và
trưởng thành của Đoàn dân ca Quan họ Bắc Ninh (1969 - 2004) do Sở Văn hóa
Thông tin tổ chức 2004) đã được bổ sung, công bố. Đáng chú ý, trong cuốn sách,
khi phát biểu về tầm ảnh hưởng của hiện tượng văn hóa Quan họ, nhà nghiên cứu
Nguyễn Tri Nguyên đã viết:
Văn hóa Quan họ và dân ca Quan họ được xem xét và tranh luận không
chỉ trong bối cảnh và quá trình lịch sử phát triển cộng đồng của cư dân
Bắc Ninh và cư dân ở Châu thổ Sông Hồng mà còn được xem xét và luận
bàn trong bối cảnh thế giới hiện đại. Có thể nói, Văn hóa Quan họ ở Bắc
Ninh đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc và văn
hóa từ nhiều châu lục khác nhau. Nó là một hiện tượng có tính điển hình
để xem xét xu hướng âm nhạc dân gian trong bối cảnh liên văn hóa trên
thế giới hiện nay [80, tr.244].
Ở một khía cạnh khác, khi bàn về định hướng xây dựng chương trình cho
Đoàn dân ca Quan họ, nhà nghiên cứu Nguyễn Thụy Loan đã phân tích: nếu như
chúng ta đòi hỏi Đoàn dân ca Quan họ phải đồng thời "vừa đảm bảo giữ gìn, giới
thiệu truyền thống, vừa đảm bảo tính chất sân khấu chuyên nghiệp, hấp dẫn người
xem" thì thật lúng túng, vì:
nếu hiểu việc "bảo đảm, giữ gìn truyền thống" theo nghĩa sát hẹp thì cần
giữ lại lề lối, phong cách hát và hệ bài bản Quan họ cổ truyền ở mức tối
đa như nó vốn có mà các nghệ nhân cao tuổi còn giữ lại tới nay. Nhưng
nếu muốn "đảm bảo tính sân khấu chuyên nghiệp, hấp dẫn người xem"
thì chắc chắn không thể chỉ đưa nguyên xi lối hát cổ của các cụ lên sân


16
khấu mà không có những thay đổi, thêm bớt. Giữ gìn truyền thống và
phát triển lên sân khấu chuyên nghiệp là hai nhiệm vụ rất khác biệt, khó
có thể giao cả hai cho một đơn vị nghệ thuật, nhất là khi nó lại đảm

nhiệm nhiệm vụ hoạt động như một đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp với
những chỉ tiêu phải thực hiện theo kế hoạch nhà nước về số buổi biểu
diễn và doanh thu [80, tr.84-85].
Và tác giả đã đề xuất việc bảo tồn, giữ gìn Quan họ truyền thống phải được
trao cho Trung tâm Văn hóa Quan họ (Tại thời điểm ra đời của bài tham luận này,
Bắc Ninh có Trung tâm Văn hóa Quan họ. Trung tâm này, ngoài các nhiệm vụ khác
có nhiệm vụ nghiên cứu dân ca Quan họ) đảm nhiệm với các hoạt động nhằm phát
động, khuyến khích người dân khôi phục các lề lối, tập tục, nếp sinh hoạt Quan họ
cổ truyền ở các thôn làng vùng Quan họ. Ý kiến của GS. Nguyễn Thụy Loan đã gợi
nên những suy nghĩ có tính chất đường hướng, xu hướng liên quan đến vấn đề bảo
tồn, phát huy dân ca Quan họ cả trước mắt và lâu dài.
Trong bài tham luận Suy nghĩ về thực trạng và một số kiến nghị về bảo tồn,
phát huy di sản văn hóa Quan họ khi nhận xét về phương hướng và mục đích của Hội
thảo, tác giả Trần Minh Chính đã viết:
…các nhà tổ chức lại đặt ra yêu cầu rất hay là bàn về "Văn hóa Quan họ",
chứ không chỉ bó hẹp loại hình dân ca này trong khuôn khổ một sự ca hát
thuần túy. Như vậy, đây thực sự là một Hội thảo đòi hỏi những đóng góp
liên ngành để bàn về một NỀN VĂN HÓA mà bản thân sự ca hát chỉ là một
thành tố hạt nhân, cốt lõi. Quan họ lớn và có thể sẽ trường tồn chính là ở chỗ
này. Dân ca Quan họ vùng Kinh Bắc đã đem lại cho chúng ta không chỉ
những bài ca, những làn điệu mà là cả một nền văn hóa với biết bao khía
cạnh hấp dẫn của nó: từ môi trường tự nhiên và văn hóa đến phong tục tập
quán, văn hóa ứng xử, giao tiếp, ngôn ngữ và cả cách cảm, cách nghĩ thấm
đẫm tinh thần nhân văn, nhân bản của con người nơi đây [80, tr.90-91].
Như vậy, tác giả đã khẳng định, Quan họ có một nền văn hóa riêng có - một
hiện tượng văn hóa tổng thể được hình thành trên cơ sở các mối quan hệ hữu cơ của
rất nhiều sinh hoạt văn hóa khác cùng với sinh hoạt ca hát Quan họ. Về ý kiến này


17

có thể có nhà nghiên cứu sẽ cảm thấy băn khoăn về cụm từ "nền văn hóa", nhưng
chắc chắn là phần lớn giới nghiên cứu sẽ không phải băn khoăn khi thừa nhận về
một hình thái văn hóa Quan họ gắn liền với dân ca Quan họ mà nhờ đó Quan họ đã
bộc lộ sự đặc sắc có một không hai của nó.
Năm 2009 Trung tâm nghiên cứu, bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc đã
công bố công trình: "Tìm về cội nguồn Quan họ" [110] đã chỉ rõ các vấn đề về:
không gian văn hóa Kinh Bắc, nguồn gốc Quan họ, âm nhạc Quan họ, sinh hoạt
Quan họ, trang phục Quan họ v.v… đều đã được đề cập đến trong một vài công
trình nghiên cứu trước đó. Đáng chú ý, chương 7: Thực trạng và giải pháp bảo tồn
phát triển Quan họ có một số kiến giải, đề xuất như đưa ra phê phán về hai sự ngộ
nhận lớn: Một là: ngộ nhận về sự triệt tiêu không gian tinh thần, động lực tinh thần
của sinh hoạt văn hóa Quan họ khi cho rằng toàn cầu hóa, giao lưu hội nhập quốc tế
sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự bảo tồn, phát triển dân ca Quan họ mà không thấy
rằng toàn cầu hóa, giao lưu hội nhập quốc tế sẽ thức tỉnh mạnh mẽ ý thức về bản sắc
văn hóa dân tộc [108, tr.225-333]. Hai là: ngộ nhận về việc cải biên, nâng cao dân
ca Quan họ theo những tiêu chuẩn hiện đại của âm nhạc học thế giới. Ở khía cạnh
này, cuốn sách viện dẫn ý kiến của một số các nhà nghiên cứu danh tiếng như Mịch
Quang, Trần Văn Khê, Nguyễn Thuyết Phong cho rằng âm nhạc học Phương Đông
là rất khác âm nhạc học Phương Tây, nếu cách tân không phù hợp sẽ là lố bịch,
không thể chấp nhận...Và, các tác giả đề xuất xây dựng một chiến lược đồng bộ,
toàn diện để phát triển Quan họ [108, tr.233-245].
Trong khoảng thời gian cuối của thế kỷ trước đến thập niên đầu của thế kỷ
XXI, một số công trình là luận án tiến sĩ về Quan họ của các tác giả trong nước đã
được công bố như luận án: Quan họ - nguồn gốc và quá trình phát triển của Đặng
Văn Lung [66]; luận án: Những giá trị âm nhạc trong hát Quan họ của Nguyễn
Trọng Ánh; luận án: "Tương đồng và khác biệt giữa hát Xoan, hát Ghẹo và Quan họ
Bắc Ninh" của Phạm Trọng Toàn [108] đều là những công trình đã được các tác giả
công bố từng phần trong một số công trình in chung hoặc trên các tạp chí chuyên
ngành trước và sau khi công bố luận án.
Năm 2012, Sở VHTT&DL Bắc Giang phối hợp với Nhà xuất bản (NXB)

Văn hóa dân tộc công bố cuốn sách: Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Quan họ


18
Bắc Giang. Đây là kết quả của Hội thảo khoa học: Khai thác phát huy các giá trị
di sản dân ca Quan họ Bắc Giang. Tại Hội thảo đã có 20 bài tham luận của các
nhà nghiên cứu, nhà quản lý văn hóa trong và ngoài tỉnh. Nội dung cuốn sách
cho thấy, trong những năm gần đây ở phía Bắc sông Cầu (thuộc địa phận tỉnh
Bắc Giang) ngoài 5 làng gốc Quan họ được nhà nghiên cứu Trần Linh Quý công
bố lần đầu tiên (1971) cùng với bản đồ 49 làng Quan họ [93, tr.10] thì Bắc Giang
có tới gần 20 làng Quan họ khác mới được phát hiện trải dọc sông Cầu và ngoại
vi gần của con sông này. Khi bàn về các làng Quan họ Bắc sông Cầu, đáng chú ý
có tham luận của PGS.TS Bùi Quang Thanh. Năm 2006 ông đã cùng nhóm
nghiên cứu khảo sát hàng tháng tại nhiều làng thuộc các huyện Việt Yên, Yên
Dũng, Hiệp Hòa tỉnh Bắc giang và kết quả thu nhận theo ông, có "nhiều mới lạ"
[93, tr23]. Ở các làng Bùi Kép, Bùi Bến thuộc xã Yên Lư huyên Yên Dũng; các
làng Đình Cả (Quảng Minh), Hạ Lát (tiên Sơn), Trung Đồng (Vân Trung), Thổ
Hà (Vân Hà), Quang Biểu (Quang Châu thuộc huyện Việt Yên; làng Cẩm Xuyên
(Xuân Cẩm) thuộc huyện Hiệp Hòa… có đội ngũ nghệ nhân cao niên ở độ tuổi từ
80 trở lên vẫn còn nhớ một thời hát Quan họ từ trước 1945. Có cụ còn nhớ tới
hàng chục bài Quan họ cổ. Và nhóm nghiên cứu này đã ghi âm được khoảng 50 bài
Quan họ cổ chưa từng được công bố trước đó [93, tr.23].
Trong bài tham luận: Quan họ cần được bảo tồn và phát huy trong thời đại
mới, tác giả Ngô Văn Trụ, với tư cách là một nhà quản lý văn hóa (ông nguyên là
Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Bắc Giang) đã nhận
xét: Thực tế cho thấy rằng đến những năm 90 của thế kỷ XX Quan họ mới có sự
chuyển biến qua 5 năm liên tục các cuộc Hội thi Quan họ được ngành văn hóa Hà
Bắc tổ chức tại nhà văn hóa Bắc Ninh gắn với Hội Lim. Lúc ấy mới chủ yếu thi
giọng hát hay và hát đối nhằm tìm ra nhiều bài ca, làn điệu đối đáp là chính, còn về
văn hóa Quan họ, sinh hoạt văn hóa Quan họ ở làng chưa được quan tâm.

Cũng trong năm 2012, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phối hợp với NXB
Văn hóa Thông tin (VHTT) ấn hành cuốn sách Trên đường tìm về Quan họ của tác
giả Trần Linh Quý. Cuốn sách dày 638 trang là toàn bộ các công trình, bài viết trong
suốt cuộc đời nghiên cứu Quan họ của ông trên chính quê hương Kinh Bắc, nơi ông


19
đã sinh ra và lớn lên, trở thành một trong số không nhiều những nhà nghiên cứu nổi
tiếng về dân ca Quan họ. Cuốn sách được bố cục 6 phần:
Phần I: Không gian Văn hóa Quan họ, tác giả trình bày những nghiên cứu,
tìm hiểu về lề lối phong tục Quan họ, làng gốc Quan họ và những phát hiện gần đây
của ông về không gian văn hóa Quan họ gắn với một số làng Quan họ phía Bắc
sông Cầu.
Phần II: Phong tục, lề lối trong ca hát Quan họ, tác giả trình bày toàn cảnh
về quê hương Quan họ cùng những lề lối trong ca hát Quan họ và các giá trị tư
tưởng, văn chương của lời ca Quan họ.
Phần III: Người nghệ nhân Quan họ và người nghệ sĩ Quan họ cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX, tác giả dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu, nhận xét, đánh giá
về vai trò, tài năng và phẩm chất nghệ sĩ của đội ngũ nghệ nhân Quan họ vùng Kinh
Bắc. Ở phần này tác giả cũng thống kê một danh sách các nghệ nhân tiêu biểu đã có
công cung cấp tư liệu cho việc nghiên cứu Quan họ từ giữa thế kỷ XX.
Phần IV: Quan họ trên đường hồi phục, tác giả trình bày hai chặng đường
phát triển, hồi phục của Quan họ: chặng đường thứ nhất 1954 - 1964 là chặng
đường "Quan họ lời mới" và "các hình thức biểu diễn mới (trên sân khấu, trên đài
và hát đơn ca, song ca, tốp ca); chặng đường thứ hai từ 1969 đến nay (tức 2005 là
thời điểm Phần nghiên cứu này được công bố) là chặng đường "sưu tầm, nghiên cứu
tổng hợp di sản Quan họ" từng bước hồi sinh, phát triển Quan họ trong cuộc sống.
Phần V: Hệ thống bài bản Quan họ, tác giả đã thống kê được 189 bài ca do
Đoàn dân ca Quan họ học từ 1970 - 1975, 458 tên các bài ca được nhiều nghệ nhân
Quan họ biết và hát. Tác giả cũng công bố 35 bài chọn lọc trong số trên 400 bài ca,

xếp theo các chặng ca hát truyền thống của người Quan họ: từ những bài Giọng cổ
(lề lối) rồi đến Giọng vặt, Giã bạn và 42 bài ca của những giọng cổ nhất (tác giả
trích dẫn, theo ý kiến của nhóm tác giả cuốn "Dân ca Quan họ Bắc Ninh" - 1962 thì
những bài Quan họ cổ là những bài có từ cuối thế kỷ XIX trở về trước; còn những
bài đầu thế kỷ XX là những bài Kim).
Phần VI: Bảo tồn, phát huy di sản Văn hóa Quan họ trong cuộc sống đương
đại, tác giả đã khái lược những giá trị cơ bản của Văn hóa Quan họ truyền thống


20
như Đội ngũ nghệ nhân, hệ thống bài bản Quan họ cổ truyền, nghệ thuật ca hát độc
đáo, lề lối ca hát những bài Quan họ cổ truyền không nhạc đệm, môi trường của ca
hát Quan họ và đề xuất phương hướng bảo tồn, phát huy di sản văn hóa Quan họ
(DSVHQH) trong xã hội đương đại.
Đặc biệt, từ quá trình nghiên cứu và trải nghiệm của mình, nhà nghiên cứu
Trần Linh Quý cho rằng: Quan họ là một hình thái sinh hoạt văn hóa, trong đó, sinh
hoạt vui hát Quan họ nổi bật và trung tâm. Cho nên, giá trị nhiều mặt của sinh hoạt
văn hóa Quan họ, trước hết ở âm nhạc và lời ca, nhưng phần khác, không kém phần
quan trọng, còn thể hiện ở những qui ước về lề lối sinh hoạt Quan họ, (ví dụ: lề lối
hát, lề lối kết bạn, sự giao tiếp giữa các Quan họ…), thể hiện ở ngay cử chỉ, ngôn
ngữ, trang phục, những tập tục khi ăn nói, đứng ngồi của các Quan họ.
Ngoài ra, Trung tâm UNESCO Văn hóa Quan họ phối hợp với NXB Văn
hóa ấn hành cuốn sách Lối chơi Quan họ [80] là tập hợp một số bài báo bàn về
lối chơi Quan họ có thể giúp người đọc tìm hiểu thêm về Quan họ, chủ yếu ở
phương diện diễn xướng.
Bên cạnh các công trình được viết thành sách kể trên còn có một số lượng
nhất định các bài tiểu luận khoa học, bài báo về Quan họ (khoảng trên 600 bài)
được đăng báo, tạp chí tham luận trong các đại hội, hội nghị, hội thảo của Hội
Văn nghệ dân gian Việt Nam, Viện VHTT, Ty Văn hóa Hà Bắc, Sở Văn hóa Thể
thao và Du lịch (VHTT&DL) Bắc Ninh, Sở VHTTDL Bắc Giang… và được

công bố rải rác trong thời gian từ những năm 1920 của thế kỷ XX đến đầu thế kỷ
XXI. Những bài tiểu luận và báo chí này tiếp cận dân ca Quan họ từ nhiều góc
độ, khía cạnh và thiên về phân tích những sinh hoạt có tính thời sự, cập nhật của
Quan họ, nhưng cũng đã cung cấp nguồn tư liệu, thông tin rất có giá trị góp phần
hình dung diện mạo của Quan họ trong suốt chiều dài gần một thế kỷ qua. Bên
cạnh các công trình, bài viết được xuất bản, công bố ở dạng tài liệu in như đã khái
quát ở trên cũng cần kể đến các nguồn tư liệu khác như phim ảnh, băng đĩa ghi âm,
các dự án nghiên cứu, bảo tồn, phát huy dân ca Quan họ đã được thực hiện trong
nhiều chục năm qua (chủ yếu là từ 1955 đến nay). Trong đó rất đáng chú ý có bộ
phim tài liệu màu 8 tập Hát Quan họ đã cung cấp những hình ảnh sống động và vô


×