Tải bản đầy đủ (.pdf) (189 trang)

Luận án tiến sĩ văn hóa học đời sống văn hóa của cư dân óc eo ở tây nam bộ (qua tư liệu khảo cổ học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 189 trang )

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
**********

NGUYỄN THỊ SONG THƯƠNG

ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA
CƯ DÂN ÓC EO Ở TÂY NAM BỘ
(Qua tư liệu khảo cổ học)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

HÀ NỘI – 2015


BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
**********

NGUYỄN THỊ SONG THƯƠNG

ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA
CƯ DÂN ÓC EO Ở TÂY NAM BỘ
(Qua tư liệu khảo cổ học)
Chuyên ngành


Mã số

: Văn hóa học
: 62310640

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Văn Cần
2. TS. Lê Thị Liên
HÀ NỘI – 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học
của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Văn Cần và
TS. Lê Thị Liên. Các số liệu, hình ảnh và kết quả nghiên cứu của
luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Song Thương


1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MIỀN TÂY NAM BỘ VÀ LỊCH SỬ

NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ÓC EO
1.1. Những khái niệm liên quan đến đề tài

Trang
3
8

1.2. Điều kiện hình thành văn hóa Óc Eo

8
13

1.3. Lịch sử nghiên cứu và các dấu tích văn hóa Óc Eo

23

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA
CƯ DÂN ÓC EO
2.1. Đời sống sinh hoạt
2.2. Đời sống mưu sinh
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA
CƯ DÂN ÓC EO
3.1. Tín ngưỡng, tôn giáo
3.2. Nghệ thuật
3.3. Phong tục, tập quán
3.4. Chữ viết
3.5. Giải trí
Chương 4: VĂN HÓA ÓC EO Ở TÂY NAM BỘ TRONG BỐI CẢNH
GIAO LƯU VĂN HÓA VỚI CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG
4.1. Tây Nam Bộ và mạng lưới thương mại trên biển giai đoạn thiên niên kỷ

I sau Công nguyên
4.2. Văn hóa Óc Eo giao lưu, tiếp biến với các nền văn hóa khác
4.3. Sự suy tàn của văn hóa Óc Eo

58
58
78
109
109
125
133
138
140
144
144
146
159

KẾT LUẬN

164

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

172

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

173


PHỤ LỤC

187


2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DSVH

: Di sản Văn hóa

ĐSVH

: Đời sống văn hóa

BTLS HCM

: Bảo tàng lịch sử tại thành phố Hồ Chí Minh

BTĐT

: Bảo tàng Đồng Tháp

BTAG

: Bảo tàng An Giang

BTKG


: Bảo tàng Kiên Giang

BTCT

: Bảo tàng Cần Thơ

NPHMVKCH

: Những phát hiện mới về khảo cổ học

ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long

TNB

: Tây Nam Bộ

NXB

: Nhà xuất bản

VHNT

: Văn hóa Nghệ thuật

VHTT

: Văn hóa Thông tin


VH, TT & DL

: Văn hóa, Thể thao và Du lịch

CTQG

: Chính trị Quốc gia

KHXH

: Khoa học Xã hội

HN

: Hà Nội

SCN

: Sau Công nguyên

TCN

: Trước Công nguyên

LLCT

: Lý luận chính trị

Tp.HCM


: Thành phố Hồ Chí Minh

PL

: Phụ lục


3

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN
1.1. Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới khoa học biết đến
từ cuối thế kỷ XIX. Tên gọi của nền văn hóa này do nhà khảo cổ học người Pháp
Louis Malleret đặt ra sau cuộc khai quật vào tháng 4 năm 1944 ở cánh đồng Óc Eo
(Thoại Sơn - An Giang). Cho đến nay, hàng loạt di tích ở khắp các tỉnh TNB khác
được khai quật. Các di tích khai quật đã làm lộ diện về sự tồn tại của một nền văn hóa
khảo cổ, đều có chung đặc điểm, tính chất văn hóa với khu di tích Óc Eo (An Giang).
Văn hóa Óc Eo tồn tại trong một không gian rộng và một thời gian dài, trải
qua nhiều thời kỳ khác nhau; nó được nhìn nhận là chứng cứ vật chất của một
“vương quốc” lớn có địa vực bao trùm cả một vùng Nam Đông Dương mà thư tịch
cổ Trung Quốc gọi là “Phù Nam”. Bên cạnh đó, khu di tích Óc Eo luôn được coi
như một điểm giao hội của văn hóa Đông - Tây, là “kho” hàng hoá lớn trên con
đường thương mại quốc tế, giữa hai châu lục Âu - Á. Cho đến nay, hàng trăm di
tích Óc Eo đã được phát hiện, phân bố trên diện rộng, rộng hơn về không gian,
nhiều hơn về số lượng các di tích phát hiện trước năm 1975. Thêm vào đó, số lượng
các hiện vật đã được phát hiện, sưu tầm ngày một nhiều, hiện đang lưu giữ trong
các bảo tàng trung ương và bảo tàng các tỉnh, tiêu biểu là Bảo tàng Lịch sử Việt
Nam tại TP.HCM, BTAG, BTKG, BTCT, BTĐT, BTLA...
1.2. Các nguồn tư liệu quan trọng trên giúp cho các nhà nghiên cứu tìm hiểu
nhiều lĩnh vực khác nhau về văn hóa Óc Eo. Đến nay, đã có hàng ngàn bài viết, sách

chuyên khảo, kỷ yếu hội nghị và các báo cáo khảo sát điều tra liên quan tới nền văn
hóa Óc Eo. Đây là kết quả nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước, nội
dung bao gồm: thông báo các phát hiện mới; tình trạng của các di tích, các loại hình
di vật phát lộ; nghiên cứu các vấn đề về nguồn gốc hình thành, sự phát triển của văn
hóa Óc Eo; các quan hệ giao lưu văn hóa và thương mại với bên ngoài... Một số khía
cạnh về đời sống văn hóa xã hội của cư dân được đề cập tới qua việc nghiên cứu các
tài liệu lịch sử và so sánh với tài liệu khảo cổ học.


4

Những thành quả này của các nhà khoa học về văn hóa Óc Eo rất đáng trân
trọng. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu nói trên mới chủ yếu là dưới góc độ các
nghiên cứu khảo cổ học. Việc tìm hiểu khối tư liệu khảo cổ học từ hướng tiếp cận văn
hóa học còn rất hạn chế. Việc nghiên cứu phạm vi phân bố, nội dung và đặc điểm,
niên đại và quá trình phát triển của các di tích, cội nguồn và truyền thống của văn hóa
Óc Eo... trong mối liên hệ với cư dân - chủ nhân của nền văn hóa này còn chưa đầy
đủ. Những vấn đề lịch sử liên hệ văn hóa Óc Eo với các thể chế chính trị đương thời
như nước Phù Nam, đến Chân Lạp... vẫn cần tiếp tục tìm tòi, lý giải, minh định.
Trong đó, vấn đề mối quan hệ giữa con người với dấu tích văn hóa mà cư dân Óc Eo
để lại; vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị DSVH đó trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế đang là những vấn đề có ý nghĩa khoa học
và thực tiễn nhất cần được làm sáng tỏ.
Với những lý do trên, tác giả mong muốn sẽ có những khám phá, cách tiếp
cận mới về văn hóa Óc Eo ở TNB.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu các mặt đời sống văn hóa (đời sống vật chất và đời sống tinh
thần) của cư dân Óc Eo ở miền TNB thông qua việc phân tích, diễn giải các nguồn
tư liệu khảo cổ học.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá các tư liệu và kết quả nghiên cứu văn hóa Óc Eo cả về mặt
khảo cổ lẫn các nghiên cứu của các học giả trong cũng như ngoài nước, nhằm cung
cấp cho các nhà khoa học nguồn tư liệu cập nhật về văn hóa Óc Eo.
- Trên cơ sở nguồn tư liệu văn hóa Óc Eo, luận án hướng tới việc phân định
các di tích di vật là minh chứng cho đời sống văn hóa xã hội Óc Eo. Từ đó, tìm hiểu
đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Óc Eo trong khung cảnh chung của quá
trình phát triển từ giai đoạn tiền - sơ sử lên hình thức tổ chức nhà nước ở miền
TNB; tìm hiểu sự biến đổi văn hóa của cư dân Óc Eo ở miền TNB trong quá trình
giao lưu thương mại với các nền văn minh khác, nhằm xác định những nét đặc
trưng của cư dân Óc Eo ở miền TNB.


5

- Bằng phương pháp tiếp cận văn hóa học, công trình làm rõ những khía
cạnh đời sống văn hóa xã hội của cư dân Óc Eo ở miền TNB, góp phần nâng cao
nhận thức về đời sống văn hóa của cư dân Óc Eo ở một giai đoạn lịch sử quan trọng
của vùng đất này.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là các tư liệu khảo cổ học, bao gồm các di
tích trọng điểm, các sưu tập hiện vật trong các bảo tàng, các bài báo cáo khảo cổ
học, các công trình nghiên cứu di tích, di vật dưới góc độ khảo cổ học…
- Bên cạnh đó, các tư liệu thành văn như: thư tịch cổ và các công trình
nghiên cứu có liên quan đến đời sống văn hóa của cư dân Óc Eo ở miền TNB là
những tài liệu bổ trợ, soi rọi thêm cho tư liệu khảo cổ học.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Dấu vết của văn hóa Óc Eo được phát hiện trong phạm vi
rất rộng, bao trùm hầu hết các tỉnh Nam Bộ. Trong luận án này, tác giả sẽ tập trung

nghiên cứu các khía cạnh đời sống văn hóa của cư dân Óc Eo ở các tỉnh miền TNB,
bao gồm các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng
Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu,
trong đó, tập trung ở ba tỉnh có các di tích văn hóa Óc Eo tiêu biểu nhất là: An
Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang.
- Về thời gian: Việc phân kỳ các giai đoạn của văn hóa Óc Eo còn chưa
được giải quyết triệt để cho nên luận án tập trung tìm hiểu văn hóa Óc Eo chủ yếu ở
giai đoạn từ khoảng thế kỷ II đến thế kỷ VII, là thời kỳ hình thành rõ nét và phát
triển những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa này.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử trong nghiên cứu văn hóa quá khứ, nhằm nhìn nhận và đánh giá
khách quan, khoa học về DSVH.
4.2. Văn hóa học là một lĩnh vực rộng lớn và phức tạp, cần được áp dụng
nhiều phương pháp và có hướng tiếp cận đa ngành và liên ngành. Tuy nhiên, các


6

phương pháp nghiên cứu được lựa chọn tuỳ vào từng đối tượng cụ thể. Do đối
tượng đặc thù của luận án là các tư liệu khảo cổ học (di tích, các sưu tập di vật trong
bảo tàng và các tư liệu viết có liên quan), luận án sử dụng các phương pháp nghiên
cứu của chuyên ngành dân tộc học, xã hội học và nhân học. Đặc biệt là sử dụng
nhân học biểu tượng vào quá trình thu thập, phân tích tư liệu. Trong đó, các phương
pháp định tính và định lượng trên cơ sở quan sát, mô tả, thống kê, chụp ảnh v.v.
được đặc biệt chú trọng.
Mặc dù phương pháp phỏng vấn không được áp dụng cho các đối tượng khảo
cổ học, tác giả luận án đã tham gia một số đợt khảo sát khảo cổ học tới các di tích và
các bảo tàng, thảo luận cùng với các nhà khảo cổ học về mối liên hệ của các bộ sưu
tập với di tích và địa tầng khảo cổ học, cũng như môi trường sinh thái cổ. Từ đó có cơ

sở để phân tích và phục dựng lại đời sống văn hóa của một xã hội nay không còn.
4.3. Trong quá trình phân tích tư liệu khảo cổ học, việc đối chiếu và so sánh
với các nguồn sử liệu và tư liệu thành văn khác được thực hiện trên cơ sở áp dụng
một số kết quả nghiên cứu đa ngành về lịch sử nghệ thuật, tôn giáo tín ngưỡng,
phương thức sản xuất, giao lưu văn hóa … nhằm nhận ra hệ thống các hình thái
biểu thị giá trị của xã hội và cư dân Óc Eo.
5. NHỮNG KẾT QUẢ VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
5.1. Luận án tổng hợp, hệ thống hoá tư liệu khảo cổ học, kết quả nghiên cứu
văn hóa Óc Eo và các nguồn tư liệu khác, nhằm cung cấp một cách cập nhật và có
hệ thống nguồn tư liệu về văn hóa Óc Eo ở TNB; giúp cho việc nhận thức nội dung
văn hóa Óc Eo ở TNB được rõ ràng hơn, nhất là lĩnh vực đời sống văn hóa - xã hội.
5.2. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, so sánh, đối chiếu những dấu tích
khảo cổ học và các sưu tập di vật của cư dân Óc Eo được phát hiện ở miền TNB,
luận án cung cấp những kiến giải về đời sống vật chất, tinh thần và làm rõ các đặc
điểm của nó nhằm có cái nhìn khách quan, toàn diện về bức tranh văn hóa thời sơ
sử ở TNB, Việt Nam.
5.3. Bằng việc so sánh, đối chiếu với các tư liệu ở các khu vực khác, luận án
xác định những đặc trưng văn hóa của cư dân Óc Eo ở TNB và sự biến đổi đời sống
văn hóa của cư dân Óc Eo trong quá trình giao lưu với các cư dân láng giềng.


7

5.4. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp và góp thêm tư liệu cho việc
tìm hiểu văn hóa Óc Eo ở TNB, lịch sử văn hóa miền TNB nói chung, phổ biến kiến
thức văn hóa - lịch sử Óc Eo cho nhân dân miền TNB, nhân dân cả nước và bạn bè
quốc tế, góp phần cung cấp các kiến giải và luận cứ khoa học cho việc bảo tồn và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ mở cửa, hội nhập quốc tế hiện nay.
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án

được trình bày trong 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về miền Tây Nam Bộ và lịch sử nghiên cứu văn hóa
Óc Eo
Chương 2: Đặc điểm đời sống văn hóa vật chất của cư dân Óc Eo
Chương 3: Đặc điểm đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Óc Eo
Chương 4: Văn hóa Óc Eo ở Tây Nam Bộ trong bối cảnh giao lưu văn hóa
với các nước láng giềng


8

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ MIỀN TÂY NAM BỘ
VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ÓC EO
1.1. Những khái niệm liên quan đến đề tài
Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ. Tiếp cận văn hóa Óc Eo dưới
góc độ văn hóa học, cần làm rõ một số khái niệm: Văn hóa, văn hóa khảo cổ, văn
hóa Óc Eo, đời sống văn hóa. Chúng tôi xin đề cập một cách khái lược về những
khái niệm này để làm công cụ lý luận cho nội dung luận án.
Văn hóa là sản phẩm của con người, là hệ quả của sự tiến hoá nhân loại.
Ngay những bước đi lịch sử đầu tiên của mình, loài người đã gắn liền với văn hóa.
Nhờ có văn hóa mà con người trở nên độc đáo trong thế giới sinh vật và khác biệt
so với những con vật khác trong thế giới động vật. Theo Từ điển tiếng Việt (Viện
Ngôn ngữ học, Hà Nội, 2000) [33,tr.35-36] thì từ văn hóa có 5 nghĩa:
1. Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo ra trong quá trình lịch sử (Thí dụ: kho tàng văn hóa Việt Nam).
2. Những hoạt động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu đời sống tinh
thần – nói một cách tổng quát (Thí dụ: phát triển văn hóa).
3. Tri thức, kiến thức khoa học (Thí dụ: Trình độ văn hóa).
4. Trình độ cao trong sinh hoạt văn hóa xã hội, biểu hiện của văn minh (Thí

dụ: sống có văn hóa).
5. Nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử cổ xưa được xác định trên cơ sở tổng
thể những di vật tìm thấy được có những đặc điểm giống nhau (Thí dụ: văn
hóa Đông Sơn).
Như vậy, có thể thấy văn hóa là một thuật ngữ đa nghĩa, thường được xem
xét trên nhiều khía cạnh khác nhau. Đến nay đã có hàng trăm định nghĩa về văn hóa,
trong đó có rất nhiều định nghĩa được các nhà khoa học ghi nhận, được nhiều giáo
trình công bố, mà chúng tôi thấy phù hợp với nội dung của luận án.
Quan niệm văn hóa của nguyên Tổng Giám đốc UNESCO Federico Mayor
nêu ra nhân dịp phát động “Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa” (1988 - 1997):


9

Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của
cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khử cũng
như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ
thống các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó, từng dân
tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình [3, tr.15].
Với ý nghĩa đó, văn hóa có mặt trong bất cứ hoạt động nào của con người, dù
đó là hoạt động sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần hay trong quan hệ giao tiếp ứng
xử xã hội. Trong quá khứ hay hiện tại, văn hóa là những hệ thống có giá trị; là cái
bản sắc của mỗi cộng đồng, dân tộc; là cái không thể lẫn vào đâu được. Như vậy,
theo Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội, 2000) văn hóa ở đây được
hiểu theo nghĩa thứ nhất là kho tàng văn hóa.
Hay một quan niệm về văn hóa của Hồ Chí Minh được nhiều nhà khoa học
nhắc đến trong những năm gần đây:
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và
phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật khoa học, tôn giáo, văn
học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các

phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn
hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu
hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu của
đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn [99, tr.431].
Vậy với khái niệm này, văn hóa ở đây được hiểu theo nghĩa thứ hai, là do con
người sáng tạo ra, nhằm thích ứng với nhu cầu của cuộc sống. Nó là sản phẩm của
con người và chỉ dành riêng cho con người, cộng đồng người; nó được sinh ra, tồn tại
và phát triển với con người. Ngay cả những khía cạnh nhỏ nhặt nhất của cuộc sống
cũng mang những dấu hiệu văn hóa. Con người vừa là khách thể, vừa là chủ thể của
sự phát triển, hay vừa là mục tiêu, vừa là phương tiện, điều đó chứng tỏ, con người và
môi trường văn hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Theo Phan Ngọc, khái niệm văn hóa dùng để chỉ trình độ phát triển về vật
chất và tinh thần của những xã hội, dân tộc, bộ lạc cụ thể; đôi khi theo nghĩa hẹp,
văn hóa chỉ liên quan đến đời sống tinh thần của con người [102, tr.14-17].


10

Nhìn chung, các định nghĩa về văn hóa hiện nay rất đa dạng, mỗi định nghĩa
đề cập đến những dạng thức hoặc những lĩnh vực khác nhau trong văn hóa. Từ góc độ
tiếp cận và mục đích nghiên cứu của mình, các nhà khoa học đã cố gắng làm sáng tỏ
những yếu tố căn cốt nhất của văn hóa. Còn theo quan điểm của tôi, với hướng nghiên
cứu một nền văn hóa khảo cổ, thì Văn hóa là hệ thống các giá trị vật chất (văn hóa vật
thể) và tinh thần (phi vật thể) do con người sáng tạo ra trong quá trình lao động, sản
xuất, được tích luỹ từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Ở đây, tôi xem xét các giá trị tinh thần không phải ở những phong tục tập
quán, tôn giáo tín ngưỡng và những giá trị văn hóa hiện hữu, mà tiếp cận nó thông
qua những sản phẩm vật chất (văn hóa vật thể) đã nằm sâu dưới lòng đất để làm rõ
yếu tố tinh thần trong đó.
Khảo cổ học là ngành khoa học nghiên cứu những nền văn hóa của loài

người qua quá trình phục chế, tìm hiểu tài liệu và phân tích những dữ liệu như: di vật,
di tích, hài cốt… Mục đích của khảo cổ học là đưa ra những lời giải đáp đầy đủ về
nguồn gốc, sự phát triển và tiến trình tiến hoá, bề dày lịch sử của loài người và của
văn hóa loài người. Đây là môn khoa học duy nhất đã thu thập và giải mã những
thông tin về thời tiền sử. Nó giúp cho con người hiểu biết về đời sống văn hóa - xã
hội của cư dân cổ đại [101, tr.29].
Văn hóa khảo cổ: là nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử cổ xưa được xác
định trên cơ sở tổng thể của một nhóm di tích khảo cổ có những đặc điểm giống
nhau, phân bố liền khoảnh, tồn tại trong một khung thời gian nhất định, có một số
về đặc trưng di tích, di vật ổn định phân biệt rõ với các văn hóa khác và chủ nhân
của chúng thường là một tộc người nhất định [118, tr.14-15].
Trong một nền văn hóa khảo cổ có thể tồn tại nhiều loại hình văn hóa khác
nhau. Mỗi loại hình văn hóa đều phản ánh những đặc tính của địa phương một cách
rõ nét. Để xác định được một nền văn hóa khảo cổ, cần phải nghiên cứu một tập hợp
các di tích khảo cổ, xác định giữa chúng có chung những đặc trưng, tính chất, niên
đại, chủ nhân, nguồn gốc, các giai đoạn phát triển… Khi nghiên cứu nền văn hóa
khảo cổ có thể phác thảo diện mạo văn hóa, làm rõ đời sống vật chất, tinh thần và
các hình thái kinh - tế xã hội của cư dân cổ.


11

Văn hóa Óc Eo: “Óc Eo” là tên gọi của một địa danh thuộc xã Vọng Khê,
huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Khái niệm“Văn hóa Óc Eo” được hiểu là một nền
văn hóa khảo cổ, có những đặc điểm chung về di tích, di vật, được L. Malleret đặt
ra sau cuộc khai quật vào năm 1944. Nền văn minh này được hình thành và phát
triển từ thế kỷ I đến thế kỷ VII SCN. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học dựa vào
các kết quả khai quật khảo cổ đã chứng minh văn hóa Óc Eo là sản phẩm vật chất
của Vương quốc Phù Nam.
Theo các nhà nghiên cứu, Phù Nam là tên gọi theo cách phát âm “founan”

của người Trung Hoa. Còn phiên âm của tiếng Khmer cổ là “bnam”, ngày nay gọi là
“phnom” có nghĩa là “núi”. Vua Phù Nam có nghĩa như “vua núi” theo tiếng Phạn là
“parvatabhûpala”, tiếng Khmer là “kurung bnam” [56, tr.84]. Vương quốc Phù Nam
được coi là thể chế nhà nước đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á. Nó hình thành từ thế
kỷ I SCN, suy vong từ khoảng thế kỷ VI và mất hẳn từ thế kỷ VII.
Phù Nam được hình thành trên cơ sở kết hợp giữa một bộ lạc Môn cổ sống
bằng nghề săn bắn, thu hoạch lâm sản và một bộ lạc Nam Đảo làm nông nghiệp, đánh
cá và buôn bán trên biển. Phù Nam là đế chế bao gồm nhiều tiểu vương quốc và lãnh
địa. Trong mỗi tiểu vương quốc thường có một vị tiểu vương làm thủ lĩnh lãnh đạo
các thủ lĩnh khác (chư hầu). Lãnh vực của vương quốc Phù Nam bao trùm một vùng
rộng lớn, gồm phía Nam Việt Nam, Malaysia, một phần Campuchia và Thái Lan.
Đời sống văn hóa là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam từ
những năm 80, tuy nhiên đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa nào thống nhất, có
tính chất thuyết phục.
Theo tác giả Trần Độ thì “phải hiểu đời sống văn hóa theo nghĩa rộng, không
bó hẹp tính văn hóa vào một số lĩnh vực đời sống văn hóa nào đó mà coi đời sống
văn hóa là một khái niệm rộng rãi, bao quát mọi mặt của đời sống xã hội: sản xuất,
trao đổi, tiêu dùng, nhận thức, sáng tạo” [36; tr.24].
Theo GS.TS Hoàng Vinh “đời sống văn hóa là một bộ phận của đời sống xã
hội, mà đời sống xã hội là một phức thể của những hoạt động sống của con người,
nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của nó”. Trong đó “Nhu cầu vật


12

chất được đáp ứng làm cho con người tồn tại như một sinh thể, còn nhu cầu tinh
thần giúp cho con người tồn tại như một sinh thể xã hội, tức một nhân cách văn
hóa” [153, tr.149]. Như vậy, ở đây tác giả nhìn nhận đời sống văn hóa gắn liền với
những nhu cầu cơ bản của con người, con người không thể tách rời hai nhu cầu thiết
yếu, đó là nhu cầu về vật chất và tinh thần. Tuy nhiên, sự phân biệt này cũng chỉ có

ý nghĩa tương đối vì thực chất, nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần thường thống
nhất với nhau trong hoạt động sống của con người.
Theo GS. TS Đỗ Huy “đời sống văn hóa là hoạt động sản xuất của con người
trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Sản xuất của con người không chỉ duy
nhất tạo ra cuộc sống cá nhân, còn tạo ra đời sống nhiều người khác. Hoạt động sản
xuất vật chất cũng như hoạt động sản xuất tinh thần đều tạo ra những mối quan hệ,
ra các hình thức giao tiếp mới” [141, tr.15]. Như vậy, với quan điểm này, tác giả
cho rằng, đời sống văn hóa phải bắt nguồn từ hoạt động sống của con người. Theo
tác giả, “để hình thành đời sống văn hóa thì phải hình thành đời sống của con
người”, vì con người là một thực thể văn hóa.
Ngoài ra, còn có rất nhiều quan điểm khác nhau về đời sống văn hóa, mỗi
quan điểm đều có lý luận và thực tiễn riêng. Tuy nhiên, có thể hiểu đời sống văn
hóa là toàn bộ hoạt động văn hóa của con người, đáp ứng nhu cầu văn hóa vật chất
và tinh thần nhằm duy trì cuộc sống của con người. Đời sống văn hóa và đời sống
xã hội có sự giao thoa với nhau, song điểm khác biệt là đời sống văn hóa gạn lọc
dần những yếu tố phản tiến bộ của đời sống xã hội, nhằm đảm bảo các giá trị văn
hóa được biểu hiện ở mức độ cao nhất.
Đời sống văn hóa của một cộng đồng được thể hiện qua đời sống văn hóa vật
chất và đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng đó.
Đời sống văn hóa vật chất tồn tại hữu hình dưới dạng các sản phẩm văn hóa
vật thể như các công trình kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, tác phẩm văn học, di tích lịch
sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, cổ vật, bảo vật, các di tích khảo cổ học…
Đời sống văn hóa tinh thần không hiện hữu một cách cố định, tồn tại dưới
dạng các quan niệm về giá trị và chuẩn mực xã hội, được ghi nhận và lưu truyền
trong ký ức của xã hội. Đó là các huyền thoại, truyền thuyết, lễ hội, tín ngưỡng dân


13

gian, anh hùng dân tộc, nhân thần có công dựng nước và giữ nước, loại hình nghệ

thuật trình diễn như vũ điệu, âm nhạc, hò vè, sân chơi cổ truyền, đờn ca tài tử…;
các giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc như chủ nghĩa yêu nước, truyền thống nhân
đạo, ý thức cộng đồng, tinh thần khoan dung, đề cao nghĩa tình, đạo lý, lạc quan,
yêu đời. Đó là các giá trị về đạo đức, pháp lý và thẩm mỹ của dân tộc như lương
tâm, phẩm giá, danh dự, trách nhiệm…Với đề tài này thì đời sống văn hóa tinh thần
(những phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, các loại hình nghệ thuật…) được
thể hiện thông qua các di vật, tức là thông qua đời sống vật chất.
Như vậy, đời sống văn hóa mà chúng ta hiểu ở đây là một lát cắt trong đời
sống chung của xã hội. Nó là tổng hoà của những yếu tố đời sống vật chất và đời
sống tinh thần do con người sáng tạo ra.
1.2. Điều kiện hình thành văn hóa Óc Eo
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
Vùng ĐBSCL ngày nay là địa phận của 13 tỉnh, thành phố gồm: Long An,
Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, An Giang, Kiên
Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, với diện tích tự nhiên khoảng
40.604 km2. Phía Đông Bắc giáp vùng Đông Nam Bộ, Tây Bắc giáp Campuchia, Tây
Nam giáp vịnh Thái Lan, Đông Nam giáp Biển Đông. Được xác định từ vĩ độ 8030’
Bắc - 10040’ Bắc và kinh độ 104026’ Đông - 106040’ Đông. Nằm trong vùng khí hậu
nhiệt đới ẩm với tính chất cận xích đạo, có nền nhiệt độ cao và ổn định. Nhiệt độ
trung bình phổ biến khoảng từ 25 - 280C. Một năm chia làm hai mùa: mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4.
Vùng TNB có hai con sông lớn chảy qua: sông Tiền (ở phía Bắc) và sông
Hậu (ở phía Nam) là hạ lưu của hệ thống sông Mê Kông bắt nguồn từ Tây Trạng
(Trung Quốc).
Sông Tiền nhận 2/3 lưu lượng nước của sông Mê Kông, từ biên giới Campuchia
đến cửa sông dài khoảng 200 km, chạy qua các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long,
Trà Vinh, Bến Tre. Đến Cai Lậy (Tiền Giang), sông Tiền chia làm bốn con sông đổ ra
biển bằng 6 cửa: sông Mỹ Tho (Cửa Đại, Cửa Tiểu); sông Cổ Chiên (cửa Cổ Chiên,
cửa Cung Hầu); sông Hàm Luông (cửa Hàm Luông) và sông Ba Lai (cửa Ba Lai).



14

Sông Hậu chảy qua An Giang (Châu Đốc, Long Xuyên), đến Cần Thơ chia
thành nhiều nhánh làm ranh giới tự nhiên giữa các tỉnh Đồng Tháp và Cần Thơ,
Vĩnh Long và Cần Thơ, Hậu Giang và Vĩnh Long, Trà Vinh và Sóc Trăng rồi hội
nhập lại, cuối cùng đổ ra biển Đông bằng cửa Ba Thắc (bị bồi lấp vào khoảng
những năm 70 của thế kỷ XIX), cửa Định An và cửa Tranh Đề.
Ngoài ra, còn có một số sông như: sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây;
sông Sở Thượng, sông Sở Hạ; sông Giang Thành; sông Châu Đốc; sông Cái Lớn,
sông Cái Bé... và một hệ thống kênh đào chằng chịt thuận tiện cho việc đi lại và sản
xuất nông nghiệp của cư dân nơi đây.
TNB là sản phẩm bồi lắng phù sa của sông Mê Kông và bồi dần qua những
kỷ nguyên thay đổi mực nước biển. Qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành
những giồng cát dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã
hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo ven sông lẫn một số giồng cát
ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười,
tứ giác Long Xuyên - Hà Tiên, Tây Nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau. Địa hình
khá bằng phẳng với đa phần diện tích có cao độ nằm khoảng 0,5 - 1,5m, thấp dần
theo hướng Bắc - Nam và Tây - Đông.
Dựa theo đặc tính về địa hình, TNB có thể được chia thành hai vùng chính.
Đó là vùng cửa sông, ven biển và vùng ngập lũ:
Vùng cửa sông, ven biển có địa hình khá bằng phẳng và thấp. Khu vực có
địa hình cao hơn là do quá trình hình thành các giồng cát ở cửa sông (Tiền Giang,
Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng…), có độ cao từ 0,75 - 1,81m so với mực nước biển;
khu vực có địa hình thấp hơn bởi quá trình bồi lắng trầm tích phù sa (khu vực Bán
đảo Cà Mau, ven vịnh Thái Lan), có độ cao từ 0,25 - 0,50m so với mực nước biển.
Vùng ngập lũ nằm phía Bắc và Tây Bắc TNB, chủ yếu thuộc các tỉnh Long
An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, An Giang và Kiên Giang. Các khu vực
dọc sông Hậu và sông Tiền có địa hình tương đối cao hơn (1 - 3m) do quá trình bồi

đắp phù sa. Dựa vào phân vùng sinh thái đất nông nghiệp, vùng ngập lũ TNB có thể
chia thành 4 tiểu vùng chính: Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên, khu vực Tây
sông Hậu và khu vực giữa sông Tiền - sông Hậu [5, tr.3-4].


15

Quá trình hình thành và biến đổi của vùng TNB cùng với những đặc điểm về
môi trường sinh thái là một trong những yếu tố rất cần thiết để hiểu hơn về sự phân
bố và cuộc sống của các cộng đồng cư dân vùng này qua các thời kỳ lịch sử.
Theo các nhà địa chất, quá trình hình thành vùng đất TNB diễn ra trong thời
gian khá dài và phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: quá trình biển tiến,
biển thoái, vận động của vỏ trái đất qua hàng trăm triệu năm, các hoạt động bào
mòn và tích tụ… đã tạo nên những vùng sụt lún như vùng Đồng Tháp Mười hay
vùng trồi lên cao như dãy Bảy Núi (An Giang), đảo Phú Quốc (Kiên Giang)…
Trong đó, các đợt biển tiến, biển thoái có tác động mạnh mẽ nhất đến sự hình thành
vùng đất Nam Bộ [PL1.2, tr.190].
Đợt biển tiến đầu tiên cách nay khoảng 11.000 đến 6.000 năm thì đạt đến
mức cực đại, cao hơn mực nước biển hiện tại 4 - 5m. Thời điểm đó, toàn vùng TNB
ngày nay tràn ngập nước mặn, trở thành vịnh biển nông rộng lớn. Những ngọn đồi,
quả núi trong vùng Bảy Núi (An Giang), Hà Tiên (Kiên Giang) đều trở thành những
hòn đảo nhấp nhô trong vịnh biển. Giai đoạn biển tiến này đã phân hoá đồng bằng
thành nhiều vùng có đặc điểm khác nhau: biển nông, biển nông ven bờ, đầm lầy ven
biển… Tại các vùng biển nông ven bờ động vật thân mềm, da gai, san hô phát triển
rất phong phú... Đặc biệt, thời kỳ này hình thành và phát triển phong phú thực vật
nhiệt đới, tạo điều kiện cho sự hình thành các vùng chứa than bùn rộng lớn ở thời
kỳ tiếp theo [27, tr.18; 30, tr.16]…
Sau khi biển tiến đạt đến cực đại (+4 đến +5m), thì bắt đầu rút liên tục khỏi
đồng bằng (khoảng 1.600 năm) và dừng ở mực cao +2m (trong vòng 700 năm). Quá
trình mực nước biển rút và sự bồi lắng của phù sa mới từ hệ thống sông Mê Kông,

miền TNB bắt đầu xuất lộ, hình thành nên các thềm phù sa ở độ cao +3, +2m lấn ra
phía biển [27, tr.18]. Quá trình này được thể hiện khá rõ trên các giồng cát từ Cai
Lậy trở xuống phía nam (có tuổi C14 khoảng 4.000 - 4.500 năm). Các giồng cát này
có hướng song song với đường bờ hiện tại. Khi mực nước biển rút đã để lại các vùng
đầm lầy rộng lớn thuận lợi cho sự phát triển của thực vật tạo than... [34, tr.16-17].
Sau đó, nước biển tiếp tục hạ thấp với tốc độ nhanh hơn (khoảng 250 năm),
đây được xem là đợt biển thoái đầu tiên. Từ năm 1650 - 1400 TCN (3650 - 3400


16

năm cách nay), mực nước biển từ độ cao khoảng +2m đã hạ thấp dưới mực nước
biển hiện nay. Khi mực nước biển hạ thấp đến độ cao 1,5 - 1m thì cửa biển Châu
Đốc, sông Mê Kông tách chia hai nhánh, đồng thời chuyển dòng chảy theo Tây Bắc
- Đông Nam. Hai dòng chảy này về sau trở thành hai con sông chính ảnh hưởng lớn
đến sự hình thành và phát triển chung diện mạo của toàn vùng TNB… Tuy nhiên,
phải tiếp tục trải qua quá trình trên dưới ngàn năm, sau đợt biển tiến, biển thoái thứ
hai, vào khoảng TCN, bề mặt vùng TNB mới thực sự hiện rõ nét [27, tr.19].
Đợt biển thoái thứ ba kéo dài khoảng 500 năm đầu Công nguyên (từ năm 50
TCN đến năm 500 SCN) có thể được xem là thời điểm mở đầu một thời kỳ mới
trong quá trình hình thành vùng TNB ngày nay. Thời điểm đó, mực nước biển từ độ
cao +0,4m (50 năm TCN) hạ thấp dần dưới mực nước biển hiện tại là -0,8m, vùng
TNB theo đó lại được mở rộng thêm về phía Đông nhờ nước biển rút dần. Phù sa
của các dòng chảy ngày càng bồi tụ mạnh về phía biển.
Tiếp đến, từ khoảng giữa thế kỷ VI, lại bắt đầu đợt biển tiến mới kéo dài đến
800 năm (từ khoảng năm 550 đến khoảng năm 1150 SCN), với mực nước biển dâng
cao trung bình +0,8m. Nước mặn đã tràn ngập các vùng đất thấp ven biển, có thể xâm
nhập sâu vào những vùng trũng không có hệ thống giồng cát che chắn (vùng rừng U
Minh, Tứ Giác Long Xuyên). Ngoài ra, nước mặn còn theo các sông rạch, lan toả
vào các vùng trũng trong lòng châu thổ (vùng Đồng Tháp Mười). Sự xâm nhập của

nước biển đã ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên, môi trường sinh thái tại những địa
bàn thấp trũng của châu thổ. Đến giữa thế kỷ XII về sau, mực nước biển dần hạ thấp
rồi dừng lại ở mức hiện tại. Vùng TNB bước vào thời kỳ phát triển mới theo chiều
hướng không ngừng mở rộng, phù hợp với quy luật tự nhiên của nó [27, tr.20-21].
Theo thư tịch cổ: Khang Thái và Chu Ứng là quan triều đình nhà Ngô thời
Tam Quốc (230 - 280) được cử đi sứ đến nước Phù Nam. Khi về nước, hai vị quan
này viết một vài quyển sách nói về chuyến đi của mình đến đất nước Phù Nam như:
Phù Nam ký, Phù Nam thổ tục, Phù Nam thổ tục truyện, Phù Nam dị vật chí. Tuy
nhiên, các sách này đều đã thất lạc, chỉ còn biết đến qua các trích dẫn trong một số
thư tịch cổ được ghi chép từ thế kỷ V - VI SCN như: Lương Thư, Nam Tề Thư, Tuỳ
Thư, Đường Thư... Những nội dung này đã cho chúng ta những hình dung về địa


17

hình, thiên nhiên và môi trường sinh thái vùng TNB thời bấy giờ (tương đương với
thời kỳ biển thoái kéo dài khoảng 800 năm SCN).
Theo Nam Tề Thư: Nước Phù Nam ở phía Nam quận Nhật Nam, trong vịnh
lớn phía Tây biển lớn, diện tích rộng hơn 3.000 dặm, nước ấy có một con sông lớn
chảy theo hướng tây ra biển [120, tr.268]. Theo Lương thư: Nước phù Nam cách
Nhật Nam khoảng 7.000 dặm, ở phía Tây Lâm Ấp, cách nước ấy 3.000 dặm. Kinh
thành cách biển 500 dặm. Trong nước có con sông lớn, rộng 10 dặm, chảy theo
hướng Tây Bắc sang phía Đông đổ ra biển. Diện tích cả nước rộng hơn 3.000 dặm.
Đất đai nước ấy thấp và bằng phẳng. Khí hậu và phong tục giống như Lâm Ấp [120,
tr.273]. Sách Tam Tạng kinh - Cao Tăng truyện còn có đoạn bổ sung “Phù Nam là
cửa biển có ngàn con sông” [27, tr.23].
Dựa vào những mô tả khái quát về nước Phù Nam qua các ghi chép của thư
tịch cổ Trung Quốc, đa số các nhà khoa học đều có chung nhận định: vị trí của nước
Phù Nam nằm ở phía Nam Đông Dương, phía Nam quận Nhật Nam (một phần đất
phía Nam Việt Nam xưa) và Lâm Ấp (Nam Trung Bộ Việt Nam ngày nay). Trong

đó, vịnh lớn phía Tây biển lớn là vịnh Thái Lan; con sông lớn, rộng 10 dặm chảy
theo hướng Tây đổ ra biển (hoặc chảy theo hướng Tây Bắc sang phía Đông rồi đổ ra
biển) tương ứng với phần hạ lưu sông Mê Kông, với đất đai thấp, trũng và bằng
phẳng. Có thể suy đoán đây là vùng TNB ngày nay. Từ đó có thể cho rằng, vào
khoảng thế kỷ V - VI vùng TNB đã hình thành, với đồng bằng rộng lớn (có phần
trũng thấp). Bên cạnh đó, theo thư tịch cổ, kinh thành cách biển 500 dặm (trên 200
km), chứng tỏ là vùng đất được con người khai phá với quy mô khá rộng lớn.
Đến thời kỳ tiếp theo, vùng đất này được xem là vùng đất của Thuỷ Chân Lạp,
Tuỳ thư mô tả nước này có bờ biển bao quanh và có nhiều hồ lớn. Tân Đường thư khi
viết về Thuỷ Chân Lạp thì viết là vùng đầm lầy rộng lớn. Theo mô tả như trên vào
khoảng thế kỷ VII - IX, vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn từ bằng phẳng, mênh mông,
nhiều sông ngòi đã bị biến thành nhiều hồ lớn, vùng đầm lầy rộng [27, tr.23-24].
Sự biến động này có thể liên quan trực tiếp đến đợt biển tiến thứ tư dâng cao đến +1m
diễn ra cùng thời.


18

Một số thư tịch cổ ghi lại cảnh quan vùng TNB từ thế kỷ XII trở về sau đều
có những mô tả khá giống nhau như: ký sự của Châu Đạt Quan trong“Chân Lạp
phong thổ ký” có đoạn viết: Từ Chân Bồ (Bà Rịa hay Vũng Tàu) theo hướng
Khôn-Thân (Tây Nam - 1/6 Nam), đi ngang qua biển Côn Lôn và vào cửa sông.
Sông này có hàng chục ngả, nhưng chỉ có thể vào được cửa thứ tư (Cửa Tiền
Giang vào Mỹ Tho ngày nay), các ngả khác có nhiều bãi cát thuyền lớn không đi
được. Nhìn lên bờ thấy toàn là cây mây cao vút, cổ thụ, cát vàng, lau sậy trắng,
thoáng qua không dễ gì biết được lối vào [116, tr.22]. Có đoạn khác lại viết: Bắt
đầu vào Chân Bồ hầu hết cả vùng đều là bụi rậm của khu rừng thấp, những cửa
rộng của con sông lớn chạy dài hàng trăm dặm, bóng mát um tùm của những cây
cổ thụ và cây mây dài tạo thành nhiều chỗ trú xum xuê. Tiếng chim hót và thú vật
kêu vang dội khắp nơi. Vào nửa đường trong cửa sông, mới thấy lần đầu cánh

đồng ruộng bỏ hoang, không có một gốc cây nào. Xa hơn tầm mắt chỉ toàn là cỏ
cây đầy rẫy. Hàng trăm hàng ngàn trâu rừng tụ họp từng bầy trong vùng này. Tiếp
đó, nhiều con đường dốc đầy tre chạy dài hàng trăm dặm [116, tr.73]… Đây là
quang cảnh của vùng TNB mà Châu Đạt Quan ghi lại trong chuyến đi sứ đến nước
Chân Lạp vào khoảng năm 1296 - 1297 SCN.
Vào cuối thế kỷ XVIII, trong cuốn sách “Phủ biên tạp lục”, Lê Quý Đôn có
những mô tả: Phủ Gia Định, đất Đồng Nai, từ cửa biển Cần Giờ, Soài Lạp, Cửa Đại,
Cửa Tiểu… toàn là rừng rậm hàng mấy trăm dặm [27, tr.24]. Qua mô tả từ các thư
tịch cổ cho thấy, từ thế kỷ thứ XII đến cuối thế kỷ XVIII vùng TNB phát triển theo
chiều hướng ngày càng hoang dã, cảnh vật thiên nhiên như chưa từng có ai khai phá.
Về khí hậu, theo các nhà nghiên cứu, những đặc điểm của các nhóm cổ sinh
đặc biệt là bào tử phấn hoa, cùng với đặc điểm của lớp vỏ phong hoá cổ có thể xác
định được khí hậu thời kỳ Pleistocen ở đồng bằng Nam Bộ có chế độ nhiệt đới gió
mùa rất rõ [34, tr.16-17]. Thảm thực vật toàn vùng đã phản ánh điều kiện khí hậu
thời kỳ Óc Eo mang tính nhiệt đới có sự xen kẽ nóng khô và nóng ẩm.
Như vậy, có thể thấy, điều kiện thiên nhiên và khí hậu những thế kỷ đầu
Công nguyên không khác nhiều so với ngày nay.


19

1.2.2. Dân cư
Qua các phát hiện khảo cổ học có thể thấy, con người đã có mặt trên vùng
đất Nam Bộ từ rất sớm. Trong quá trình phát triển (từ thời kỳ đồ đá cũ tiến đến thời
kỳ kim khí), con người nơi đây đã để lại trên vùng đất Nam Bộ một nền văn minh
rực rỡ. Vậy chủ nhân của nền văn minh đó (Óc Eo) là ai? Câu hỏi này được nhiều
học giả nghiên cứu, lý giải và tranh luận, đến nay vẫn chưa có lời giải đáp thoả
đáng. Việc nghiên cứu dân cư Óc Eo từ khối tư liệu khảo cổ học lại càng gặp nhiều
khó khăn hơn do các tư liệu nhân chủng phát hiện trong các cuộc khai quật quá ít ỏi,
một số khu mộ được phát hiện là chủ yếu là mộ hoả táng khiến cho việc xác định

nhân chủng khó có kết quả chính xác và tin cậy. Tuy nhiên, bằng những tư liệu hiện có,
công trình cố gắng khái quát những nét cơ bản nhất về cư dân Óc Eo ở Tây Nam Bộ.
Trong các đợt khai quật những di chỉ sớm, thuộc giai đoạn tiền Óc Eo ở vùng
Nam Bộ, các nhà khảo cổ học đã phát hiện một số mộ huyệt đất. Đây có thể coi là
nguồn tư liệu xác thực nhất, để xác định lớp người đầu tiên sinh sống ở vùng Nam
Bộ Việt Nam ngày nay.
Tại di tích An Sơn (có niên đại 3820±70 BP và 2775±50 BP) vào những năm
1978, 2004, 2007, 2009 các nhà khảo cổ học đã phát hiện 35 mộ táng và nhiều di
cốt nằm rải rác trong các hố khai quật. Qua giám định về cổ nhân học cho biết,
những di cốt này thuộc nhiều lứa tuổi (từ trẻ nhỏ 2 - 3 tuổi đến người lớn trên 50
tuổi), giới tính khác nhau (có nam, có nữ) và đều thuộc giống người có tên khoa học
là Indonesien [18]. Như vậy từ những phát hiện trên, có thể xác định, người
Indonesien chính là lớp người đầu tiên mở đất, lập nghiệp ở vùng đất này. Đặc biệt,
các di cốt người phát hiện trong cuộc khai quật tại An Sơn năm 2009 đã được phân
tích bằng nhiều phương pháp khác nhau. Kết quả cho thấy có 3 người trưởng thành
(1 nữ 40-49 tuổi, 1 nữ 20-29 tuổi, 1 nam 30-39 tuổi), 3 trẻ em từ 1-4 tuổi và 1 thiếu
niên từ 10-14 tuổi. Việc phân tích nhân chủng cũng đi đến nhận định rằng trong khi
người An Sơn có các chỉ số răng gần gũi với răng của cư dân Jomon và Hoà Bình
thời kỳ Holocene, các số đo sọ cũng cho thấy sự gần gũi với cư dân Đông Sơn thời
kỳ Đồ Đồng, người Việt và những người Đông Á hiện đại. Điều đó gợi ý rằng cư
dân An Sơn bảo lưu một số đặc điểm gien của các nhóm cư dân bản địa Đông Nam


20

Á sớm hơn, nhưng cũng xuất phát từ một quá trình di cư từ các khu vực khác của
Đông Á [155, tr.165].
Tại địa điểm Giồng Phệt (Thành phố Hồ Chí Minh), trong đợt khai quật
tháng 2 năm 1993 đã phát hiện 59 mộ chum nhưng cho đến nay, chưa có kết quả
xác định. Vào tháng 4 năm 1993, các nhà khảo cổ tiếp tục phát hiện 5 mộ táng và 1

mộ vò, tuy nhiên, các di cốt không còn nguyên vẹn. Đến cuối năm 1993, cũng tại
địa điểm này, các nhà khảo cổ học tiếp tục phát hiện 3 mộ đất và 3 mộ chum. Trong
đó, có một bộ di cốt có hộp sọ còn tương đối nguyên được xác định giới tính nam,
khoảng 50-60 tuổi, có quan hệ gần gũi với sọ của người Mongoloid, cư dân Đông
Sơn (nhóm loại hình Đông Nam Á).
Tại địa điểm Giồng Cá Vồ, các cuộc khai quật trong các năm 1993, 1994 và
1997 đã phát hiện 359 mộ chum và mộ đất, trong đó 24 sọ (13 sọ nam và 11 sọ nữ)
đã được Nguyễn Lân Cường đưa đi nghiên cứu. Tuy nhiên chỉ 6 sọ có đủ yếu tố xác
định nhân chủng, trong đó có 5 sọ nữ khá gần với những sọ nữ thuộc nhóm loại
hình Đông Nam Á của văn hóa Đông Sơn có đặc trưng của chủng tộc Mongoloid
Nam Á [19, tr.187].
Tại địa điểm Lộc Giang (Long An) đã phát hiện một hộp sọ của phụ nữ
khoảng 30 - 35 tuổi trong tầng văn hóa Óc Eo. Tuy không còn nguyên vẹn, song
Nguyễn Lân Cường cho rằng sọ có một số nét của người Mongoloid [19, tr.185].
Tại khu vực Gò Rạch Rừng, huyện Mộc Hoá, Long An, nhân dân đã phát
hiện 8 bộ xương cốt cùng với một số đồ trang sức bằng đá, mảnh gốm, xương động
vật. Trong đó, có 3 sọ có thể nghiên cứu được: 1 sọ của một người phụ nữ khoảng
25 tuổi, cao 1,54m; 1 sọ của một người nam giới khoảng 60 tuổi, cao 1,65m; 1 sọ
của một người phụ nữ khoảng 65 tuổi, cao 1,57m; Nguyễn Quang Quyền cho rằng
họ thuộc loại hình “thượng cổ” gần giống với Melanesien. Tuy nhiên, Nguyễn Lân
Cường có các số đo hơi khác và cho rằng đây chính là những người Indonesien cổ.
Năm 1997 tại địa điểm Gò Ô Chùa, các nhà khảo cổ học đã phát hiện 2 di cốt
(trong số 12 di cốt) được xác định là của một cá thể nam, khoảng 40 tuổi, cao 1,67m
và một cá thể nam, khoảng 18-20 tuổi, cao 1,63m. Sọ của hai cá thể này gần nhất
với sọ người Việt [19, tr.182].


21

Tại di tích Cạnh Đền (Trăm Phố), Malleret phát hiện 7 sọ người và được xác

định là thuộc thời đại Đồng – Đá, cách ngày nay 4000 năm. Theo E. Genet Varcin,
đây là những sọ của người Indonesien. Hai sọ và một số xương cốt do các nhà khảo
cổ học Việt Nam phát hiện sau này, cũng trong khu vực phát hiện được nhóm di cốt
nói trên, được Nguyễn Quang Quyền cho là có các đặc điểm của người Thượng
(Indonesien), với nhiều đặc điểm của đại chủng Australoid [59, tr.247-250].
Tại di tích Gò Tháp, các nhà khảo cổ học cũng đã phát hiện một số di cốt
người cổ. Trong đó, sọ kí hiệu ĐT.84.TS.X.03 có dáng rất giống sọ Cạnh Đền (sọ
Thnal Mroy 24.359, nữ 30 tuổi). Lê Trung Khá cho rằng, sọ ở Gò Tháp và Cạnh
Đền thuộc cùng thời kì văn hóa Óc Eo hay sớm muộn hơn đôi chút, có nhiều nét
tương tự sọ nữ cổ ở An Sơn và Samrongsen và mang đặc điểm của người Thượng,
nhóm người được xếp vào tiểu chủng hay loại hình nhân chủng Indonesien. Di duệ của
lớp người này hiện nay vẫn còn ở Đông Nam Á lục địa và hải đảo [59, tr.247-250].
Một sọ cổ (OE84.TS.X01) của cá thể nam, khoảng 30 tuổi phát hiện ở Lung
Lớn cũng có dáng dấp giống sọ Gò Tháp nhưng kích thước lớn và thô hơn. Kết quả
nghiên cứu cho thấy sọ có thể có cùng niên đại với sọ Gò Tháp và Cạnh Đền, thuộc
chủng Indonesian [59, tr.247-250].
Tại di tích Nhơn Thành (Cần Thơ), phát hiện 1 sọ nam khoảng 55-60 tuổi và 2 sọ
trẻ em khoảng 8-11 tuổi, được Nguyễn Quang Quyền xác định thuộc loại hình Thượng
hoặc Việt. Cũng tại di tích này, 2 sọ khác của một nam và một nữ, đều ở độ tuổi 60
được Nguyễn Lân Cường và nguyễn Kim Thuỷ xác định thuộc nhóm người Việt.
Tại địa điểm Gò Cây Tung (An Giang), trong các cuộc khai quật năm 19931994 đã phát hiện 19 ngôi mộ và có tới 23 cá thể, có niên đại khoảng thế kỉ 6-5
TCN đến 4-5 SCN. Các di cốt đã được xác định gồm 7 nữ, 9 nam và 7 cá thể không
xác định, hầu hết các cá thể ở độ tuổi 20-50, 1 cá thể gần 70 tuổi. Các sọ thuộc loại
ngắn, mặt thuộc loại rộng trung bình, nghiêng về hẹp ở nữ và rộng ở nam, được cho
là gần gũi với sọ của cư dân Thái Lan, Việt và cư dân Đông Sơn cổ (nhóm loại hình
Đông Nam Á), khác biệt hẳn với người Thượng và người Khmer [19, tr.188-189].
Như vậy, từ những nghiên cứu nhân chủng, chủ yếu phát hiện trong các di
tích tiền Óc Eo và Óc Eo sớm, có thể thấy sự có mặt của nhiều nhóm tộc người khác



22

nhau trên vùng đất Nam Bộ. Trong đó, các nhà nghiên cứu nhân chủng cho rằng,
nét nổi bật của cư dân cổ ở vùng Nam Bộ là những người Mongoloid gần gũi với
người Việt, nhóm loại hình Đông Nam Á của người Đông Sơn.
Khi nói về chủ nhân của nền văn hóa Óc Eo, thư tịch Trung Hoa cho biết
người Phù Nam có nước da đen, tóc quăn, mặt tròn, mũi ngắn. Nam sử và Thông chí
cũng mô tả người Phù Nam nước da đen, xấu, búi tóc (có lẽ là chỉ phụ nữ, như Lương
thư cũng nói đến), vẽ mình, ở trần, đi chân đất. Những mô tả này cho thấy những
phong tục gần gũi với các nhóm cư dân vùng Tây Nguyên (người Thượng), theo chế
độ mẫu hệ, vốn là hậu duệ của lớp cư dân bản địa có nguồn gốc từ sự kết hợp giữa các
tộc người nói tiếng Nam Đảo với các tộc người nói tiếng Môn-Khmer [132, tr.50-55].
Ngoài ra, qua các ghi chép của sứ thần Trung Hoa, truyền thuyết và bia kí, có
thể thấy rằng từ khoảng đầu Công nguyên người Ấn Độ đã có mặt trên vùng đất
này. Điều này được thể hiện trước hết qua cuộc hôn nhân của thủ lĩnh địa phương
(Liễu Diệp) với giới quý tộc người Ấn Độ (Hỗn Điền). Những dấu tích sớm của các
ngôi nhà lợp ngói kiểu Ấn Độ, các loại đồ gốm cao cấp có bề mặt miết bóng màu
vàng bò (buff ware) kiểu Ấn phủ thành lớp dày trong hố khai quật tại Gò Tư Trâm
cho thấy ở đây có thể đã có những kiều dân Ấn hoặc ít nhất là những người mang
hai dòng máu Ấn và bản địa. Từ những đồ trang sức và một số điêu khắc thể hiện
sâu đậm những ảnh hưởng Ấn Độ, có thể cho rằng đã có các nhóm thợ thủ công
người Ấn cư trú trong vùng. Các giáo sĩ và nhà sư người Ấn không chỉ theo các con
tàu đi truyền giáo, mà còn định cư một số nơi trong vùng Đông Nam Á, trong đó có
vùng đất Nam Bộ. Họ đặc biệt được coi trọng trong triều đình Phù Nam. Vào năm
484, vua Jayavarman (Đồ Gia Bạt Ma) còn cử nhà sư Na Gia Tiên (Nagasena) sang
sứ Trung Quốc. Từ các nguồn tư liệu trên, không thể phủ nhận rằng có một số
lượng cư dân gốc Ấn đáng kể trong thành phần dân cư nơi đây.
Ngoài ra, các tác phẩm mang tính chất tôn giáo, những tượng đất nung nhỏ
hoặc các hình nhân phát hiện ở Óc Eo (An Giang), Nhơn Thành (Cần Thơ), Gò
Tháp (Đồng Tháp), cho thấy yếu tố của các nhóm cư dân ngoại lai từ Trung Hoa và

các khu vực khác. Các điêu khắc tôn giáo cũng đã phản ánh phần nào thành phần
dân cư trong cộng đồng Óc Eo. Điều này được thể hiện qua các điêu khắc của hai vị


×