Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Đối sánh chương trình Kỹ thuật Chế tạo với đề cương CDIO: Khảo sát ITU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (654.68 KB, 12 trang )

Đối sánh chương trình Kỹ thuật Chế tạo
với đề cương CDIO: Khảo sát ITU
Trần Nguyễn Hoài An, Nguyễn Hữu Lộc, Phan Thị Mai Hà, Lưu Thanh Tùng, Trần Sĩ Hoài
Trung và nhóm CDIO Khoa Cơ Khí, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc Gia Tp. HCM

Tóm tắt:
Bài báo này trình bày kết quả đối sánh hoạt động giảng dạy kiến thức và kỹ năng mềm cho sinh
viên dựa theo đề cương CDIO. Hoạt động giảng dạy được phân ra thành 3 dạng gồm: Giới thiệu
(Introduce), Dạy (Teach) và Sử dụng (Utilize) tùy thuộc vào thời lượng, nội dung và mối quan hệ
của từng chủ đề với mục tiêu môn học, phân loại bài tập về hình thức đánh giá. 65 môn học
thuộc chương trình đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật chế tạo (KTCT) đã được khảo sát với các
giảng viên trực tiếp giảng dạy và các chủ nhiệm môn học. Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các
kỹ năng ở đề cương CDIO đã được giới thiệu hay giảng dạy cho sinh viên, tuy nhiên tần suất
giảng dạy chưa nhiều, hiệu quả chưa cao và trình tự giảng dạy các kỹ năng còn chưa hợp lý. Cụ
thể ở một vài kỹ năng thì được giới thiệu (I) rất nhiều lần nhưng không hề được giảng dạy (T),
một vài kỹ năng mà xã hội cần đến hay nhu cầu sinh viên sử dụng kỹ năng này trong công việc
(U) thì cũng không được giảng dạy (T). Kết quả khảo sát ITU xem lại một cách toàn diện việc
trang bị các kỹ năng của giảng viên cho sinh viên dựa vào đề cương CDIO nhằm sắp xếp lại một
cách hợp lý kế hoạch giảng dạy và tần suất giảng dạy, giới thiệu và sử dụng các kỹ năng trong
chương trình đào tạo của chuyên ngành KTCT.
Từ khóa: Đề cương CDIO; Khái niệm I, T, U và ITU index

Giới thiệu
Chương trình đào tạo kỹ sư ngày nay không những cung cấp những kiến thức chuyên môn mà
còn giúp cho sinh viên phát triển các kỹ năng và phát huy hết năng lực của bản thân để có thể chế
tạo và vận hành một hệ thống kỹ thuật trong môi trường hiện đại ngày nay.
Chương trình này được bắt nguồn từ 4 trường đại học: 3 trường Thuỵ điển: Chalmers University
of Technology (Göteborg), Royal Institute of Technology (Stockholm), Linköping University
(Linköping) và 1 trường của Mỹ Massachusetts Institute of Technology. Cho tới nay chương
trình này đã mở rộng hơn 50 trường đại học trên 25 Quốc gia . Và lần đầu tiên được triển khai
cho chương trình Kỹ thuật Chế tạo của Khoa Cơ Khí, Đại học Bách khoa thuộc Đại học Quốc gia


Tp.HCM, Việt Nam.
Mục tiêu của bài báo này là đối sánh hoạt động giảng dạy kiến thức và kỹ năng cho sinh viên với
đề cương CDIO. Từ đó làm cơ sở để xây dựng lại cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo đáp
ứng đề cương và tiêu chuẩn CDIO.

Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010

C-1/1


Bài báo này bắt đầu với việc giới thiệu ngắn gọn đề cương CDIO. Tiếp đến trình bày cách thực
hiện khảo sát và kết quả khảo sát ITU tất cả các môn học trong chương trình KTCT dựa theo đề
cương CDIO. Sau cùng là phân tích số lần giảng dạy cũng như sự phân phối giảng dạy các kỹ
năng trong chương trình đào tạo hiện tại. Đây chính là giai đoạn đầu tiên trong quá trình thiết kế
lại chương trình đào tạo tích hợp mới.

Đề cương CDIO [1]
Sản phẩm đầu tiên của chương trình đào tạo theo chuẩn CDIO là đề cương CDIO. Một đề cương
CDIO đầy đủ bao gồm 5 cấp độ bao gồm các kiến thức cơ sở và kỹ thuật, các kỹ năng và thái độ
cần có cho kỹ sư ngày nay.
Hình 1 mô tả một đề cương CDIO ở cấp độ 3 với 4 phần chính gồm : kiến thức và lập luận kỹ
thuật, kỹ năng và tố chất cá nhân, kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp và hình thành ý tưởng,
thiết kế, triển khai và vận hành trong bối cảnh doanh nghiệp và xã hội. Ở phần 2 của đề cương là
Kỹ năng chuyên môn và tố chất cá nhân thì các yêu cầu cần có của một kỹ sư ngày này là Lập
luận kỹ thuật và giải quyết vấn đề (2.1), Thực nghiệm và khám phá tri thức (2.2), Suy nghĩ một
cách có hệ thống (2.3), Kỹ năng và thái độ cá nhân (2.4) và Kỹ năng và thái độ chuyên nghiệp
(2.5) đây chính là đề cương CDIO cấp độ 2.
Mục 2.1 Lập luận kỹ thuật và giải quyết vấn đề được chia thành nhiều mục con: Nhận dạng và
xác định một vấn đề kỹ thuật (2.1.1), Mô hình hóa vấn đề (2.1.2), Ứớc lượng và phân tích định
tính vấn đề (2.1.3), Phân tích các yếu tố ngẫu nhiên (2.1.4) và Kết luận về vấn đề đặt ra (2.1.5) và

đây cũng là đề cương CDIO cấp độ 3 đối với phần 2.
Đề cương CDIO rất hữu ích trong khi xây dựng lại chương trình đào tạo, cụ thể là trong việc xây
dựng chuẩn đầu ra cho các chuyên ngành kỹ thuật [5] cũng như khảo sát thực trạng giảng dạy của
giảng viên về các kỹ năng. Phần tiếp theo bài báo này trình bày phương pháp khảo sát thực trạng
giảng dạy của giảng viên thông qua các khái niệm I, T, U

C-1/2

Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010


I. KIẾN THỨC VÀ LẬP LUẬN KỸ THUẬT
1.1. KIẾN THỨC KHOA HỌC CƠ BẢN
1.2. KIẾN THỨC NỀN TẢNG KỸ THUẬT CƠ SỞ
1.3. KIẾN THỨC NỀN TẢNG KỸ THUẬT CHUYÊN NGHANH
1.4 KIỀN THỨC HỖ TRỢ KHÁC
II. KỸ NĂNG CHUYÊN MÔN VÀ TỐ CHẤT CÁ NHÂN
2.1. LẬP LUẬN KỸ THUẬT VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1.1. Nhận dạng và xác định một vấn đề kỹ thuật
2.1.2. Mô hình hóa vấn đề
2.1.3. Ước lượng và phân tích định tính vấn đề
2.1.4. Phân tích các yếu tố ngẫu nhiên
2.1.5. Kết luận về vấn đề đặt ra
2.2. THỰC NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ TRI THỨC
2.2.1. Lập giả thuyết về các khả năng xảy ra
2.2.2. Tìm hiểu thông tin qua sách, vở và internet
2.2.3. Khảo sát từ thực nghiệm
2.2.4. Kiểm định giả thuyết đã đưa ra, và chứng minh
2.3. SUY NGHĨ MỘT CÁCH CÓ HỆ THỐNG
2.3.1. Nhìn tổng thể vấn đề

2.3.2. Xác định những vấn đề phát sinh và tương tác trong hệ
thống
2.3.3. Sắp xếp và xác định các yếu tố trọng tâm
2.3.4. Phân tích ưu nhược điểm và chọn giải pháp cân bằng
2.4. KỸ NĂNG VÀ THÁI ĐỘ CÁ NHÂN
2.4.1.Chủ động và sẵn sàng chấp nhận rủi ro: 3.0
2.4.2. Có tính kiên trì và linh hoạt
2.4.3. Có khả năng tư duy sáng tạo
2.4.4. Có khả năng tư duy đánh giá
2.4.5. Khả năng nhận biết về khả năng, đặc điểm về tính cách
và kiến thức của chính mình
2.4.6. Ham tìm hiểu và khả năng học tập suốt đời
2.4.7. Biết cách quản lý nguồn lực và thời gian
2.5. CÁC KỸ NĂNG VÀ THÁI ĐỘ CHUYÊN NGHIỆP
2.5.1. Thể hiện đạo đức nghề nghiệp, tính trung thực, làm việc
có trách nhiệm
2.5.2. Có thái độ hành xử chuyên nghiệp
2.5.3. Chủ động lên kế hoạch cho nghề nghiệp của mình
2.5.4. Luôn cập nhật thông tin trong lĩnh vực kỹ thuật
III. KỸ NĂNG LÀM VIỆC THEO NHÓM VÀ GIAO TIẾP
3.1. LÀM VIỆC THEO NHÓM
3.1.1. Thành lập nhóm
3.1.2. Tổ chức hoạt động nhóm
3.1.3. Phát triển nhóm
3.1.4. Lãnh đạo nhóm
3.1.5. Kỹ thuật làm việc nhóm
3.2. GIAO TIẾP
3.2.1. Chiến lược giao tiếp
3.2.2. Cấu trúc giao tiếp
3.2.3. Giao tiếp bằng bằng văn bản

3.2.4. Giao tiếp đa phương tiện
3.2.5. Giao tiếp đồ họa
3.2.6. Thuyết trình và cử chỉ giao tiếp
3.3. GIAO TIẾP BẰNG NGOẠI NGỮ
3.3.1. Tiếng Anh
3.3.2. Các ngôn ngữ khác

IV. HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG, THIẾT KẾ, TRIỂN KHAI,
VÀ VẬN HÀNH TRONG BỐI CẢNH DOANH NGHIỆP
VÀ XÃ HỘI
4.1. BỐI CẢNH BÊN NGOÀI XÃ HỘI
4.1.1. Vai trò và trách nhiệm của người kỹ sư đối với xã hội
4.1.2. Nhận thức được những lợi ích mang lại trong việc ứng
dụng khoa học kỹ thuật
4.1.3. Các quy tắc của xã hội đối với kỹ thuật
4.1.4. Kiến thức pháp luật, lịch sử và văn hóa
4.1.5. Các vấn đề mang tính thời sự
4.1.6. Phát triển viễn cảnh toàn cầu
4.2. BỐI CẢNH KINH DOANH VÀ DOANH NGHIỆP
4.2.1. Tôn trọng sự đa dạng văn hóa doanh nghiệp: 3
4.2.2. Chiến lược, mục tiêu, và kế hoạch kinh doanh: 3
4.2.3. Có đầu óc thương mại hóa kỹ thuật: 3
4.2.4. Khả năng thích ứng trong các môi trường làm việc khác
nhau
4.3. HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG & XÂY DỰNG HỆ THỐNG
(Conceive)
4.3.1. Thiết lập những mục tiêu và yêu cầu của hệ thống
4.3.2. Xác định chức năng, khái niệm và cấu trúc của hệ thống
4.3.3. Mô hình hóa hệ thống và đảm bảo mục tiêu có thể đạt
được

4.3.4. Quản lý đề án
4.4. THIẾT KẾ (Design)
4.4.1.Quy trình thiết kế
4.4.2.Các giai đoạn quá trình thiết kế và phương pháp tiếp cận
4.4.3.Vận dụng kiến thức trong thiết kế
4.4.4.Thiết kế chuyên ngành
4.4.5.Thiết kế đa lĩnh vực
4.4.6.Thiết kế đa mục tiêu
4.5. TRIỂN KHAI (Implement)
4.5.1. Lập kế hoạch quá trình triển khai
4.5.2. Qui trình chế tạo và lắp rắp
4.5.3. Qui trình triển khai hệ thống điều khiển
4.5.4. Tích hợp phần cơ và phần điều khiển
4.5.5. Thử nghiệm, kiểm tra, thẩm định, chứng nhận
4.5.6. Quản lý quá trình triển khai
4.6. VẬN HÀNH (Operate)
4.6.1. Thiết kế và tối ưu hóa quá trình vận hành
4.6.2. Huấn luyện và vận hành
4.6.3. Các hoạt động hỗ trợ trong vòng đời hệ thống
4.6.4. Cải tiến và phát triển hệ thống
4.6.5. Xử lý sau vòng đời hệ thống
4.6.6. Quản lý vận hành

Hình 1: đề cương CDIO cấp độ 3 [2], [3].

Nội dung chương trình đào tạo cụ thể

Phương pháp khảo sát I, T, U

Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010


C-1/3


Nhóm triển khai đã thiết kế bảng khảo sát (hình 2) dựa theo đề cương CDIO [5] bao gồm 14 chủ
đề chính từ 2.1 đến 4.6 ở cấp độ 2 (X.X) và từng chủ đề nhỏ trong 14 chủ đề chính đó ở cấp độ 3
(X.X.X).

Hình 2. Bảng khảo sát I, T, U (trích lược)

Bằng hình thức gửi bản khảo sát trực tiếp đến quí thầy cô, gửi qua email và trực tiếp phỏng vấn.
Đối tượng được khảo sát là những giảng viên đảm nhiệm các môn học hay nhóm môn học liên
quan đến kiến thức cơ bản, kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên ngành cũng như các kiến thức hỗ
trợ khác trong chương trình KTCT hiện nay. Tổng số môn học được khảo sát là 65/65 môn học.
Điều đầu tiên chúng tôi đã phân loại hoạt động giảng dạy ra ba khái niệm giới thiệu (Introduce),
dạy (Teach) và sử dụng (Utilize) viết tắt lần lượt là I, T và U dựa vào mức đầu tư giảng dạy của
giảng viên cho sinh viên. Mỗi khái niệm I, T hay U bao gồm 6 nội dung: mục đích, mối quan hệ
với mục tiêu môn học, thời lượng, mối quan hệ với nhiệm vụ học, mối quan hệ với việc đánh giá
và ví dụ. Định nghĩa I, T và U sử dụng trong bài báo này được định nghĩa như sau [1] :

Giới thiêu (Introduce)
- Giới thiệu sơ lược về một chủ đề cụ thể.
- Không có mục tiêu cụ thể liên quan đến mục tiêu môn học

C-1/4

Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010


- Thời lượng phần giới thiệu này tối đa 1 giờ trên lớp, thực hành và thí nghiệm hay ở buổi

thảo luận
- Không có phần bài tập trên lớp hay về nhà hoặc bài tập lớn cụ thể cho phần giới thiệu này.
- Nội dung của nó thường không có trong nội dung kiểm tra đánh giá môn học.
Thí dụ: Vào đầu buổi học, Giảng viên nêu một thí dụ về nguyên lý hoạt động / phương thức
vận hành của một hệ thống kỹ thuật nào đó (tiêu chí 4.6) nhằm nhấn mạnh khía cạnh thiết kế,
nhưng không có hướng dẫn rõ ràng và đầy đủ các bước để phân tích và thiết kế hệ thống này
như thế nào.
Dạy (Teach)
- Truyền đạt cho sinh viên (SV) phần kiến thức, kỹ năng hay hiểu biết mới và mong muốn SV
đạt được trình độ nhận thức ở một mức cao hơn.
- Thời lượng phần giảng dạy này thông thường trong vòng nhiều giờ học trên lớp/thảo
luận/thực hành, thí nghiệm
- Có phần bài tập trên lớp/ở nhà hoặc bài tập lớn về phần kiến thức, kỹ năng hay hiểu biết.
Phần này thường nằm trong nội dung kiểm tra đánh giá môn học.
Thí dụ: Đối với tiêu chí 4.6, phần T được hiểu là Giảng viên có trình bày rõ ràng và đầy đủ
phần quy trình thiết kế cho sinh viên, và sinh viên cũng có quá trình để vận dụng / thực hành
quy trình thiết kế này thông qua các bài tập / bài tiểu luận
Sử dụng (Utilize)
- Mặc định SV đã có hiểu biết về kiến thức, kỹ năng hay hiểu biết cụ thể ở mức độ nhất định.
- Mặc dù không được giảng dạy và đề cập đến, nhưng sinh viên phải có khả năng sử dụng
phần kiến thức, kỹ năng, hiểu biết này để giải quyết một vấn đề được đặt ra.
- Không có phần bài tập cụ thể cũng như không có hình thức đánh giá rõ ràng về những phần
kiến thức hay kỹ năng, hiểu biết mặc định này.
Thí dụ: Sau khi học về một vấn đề nào đó, sinh viên được yêu cầu thực hiện một bài thuyết
trình (tiêu chí 3.2) để giải thích công việc / báo cáo kết quả về vấn đề được giao. Tuy nhiên
phần kỹ năng thuyết trình / các bước trình bày thì không được đề cập đến vì giảng viên xem
như sinh viên đã có những phần kỹ năng này.
Trước khi phát bản khảo sát hoặc trực tiếp phỏng vấn, nhóm khảo sát đã tổ chức một buổi hội
thảo với các chủ nhiệm bộ môn quản lý các môn học trong chương trình đào tạo (toàn trường) để
giới thiệu về mục đích của việc khảo sát và giải thích các khái niệm I, T và U. Sau đó triển khai

chi tiết từng môn học đến các bộ môn. Các thầy cô vắng mặt sẽ được nhóm khảo sát thực hiện
phỏng vấn trực tiếp. Việc khảo sát phỏng vấn trực tiếp được thực hiện với lượng thời gian là khác
nhau từ 45 đến 120 phút tùy vào môn học. Các môn học được khảo sát là các môn học bắt buộc
của chương trình, ngoài ra khảo sát thêm vài môn tự chọn thường xuyên mở và có sỉ số lớn sinh
viên tham gia.

Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010

C-1/5


Đối với việc khảo sát thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp, trước hết là nhóm khảo sát thông
thường là 2 giảng viên thuộc nhóm triển khai sẽ trình bày mục đích của việc khảo sát và giải
thích ý nghĩa các từ ngữ trong bảng khảo sát, và trọng tâm là các khái niệm I, T và U.
Một số câu hỏi được đưa ra trong quá trình khảo sát như là: ở môn học quí thầy cô đang phụ trách
thì phần kiến thức, kỹ năng này quí thầy cô giới thiệu, dạy hay sử dụng? Nếu được giảng dạy hay
sử dụng thì đã được giới thiệu ở đâu? Nếu dạy thì sẽ sử dụng ở đâu?. Trong quá trình phỏng vấn
các thầy cô được khảo sát sẽ được nhắc nhớ lại sự khác nhau giữa các khái niệm I, T hay U. Các
câu hỏi này sẽ được lặp lại trong tất cả các chủ đề ở cấp độ X.X.X trong 14 chủ đề của đề cương
CDIO từ 2.1 đến 2.5, 3.1 đến 3.3 và 4.1 đến 4.6. Các thầy cô khảo sát luôn được khuyến khích để
thảo luận và trao đổi với nhóm khảo sát và xem xét lại các khái niệm I, T và U sao cho phù hợp
nhất cũng như xem lại kiến thức hay kỹ năng nào thật sự cần thiết cho người kỹ sư trong tương
lai.
Trong quá trình khảo sát một số quí thầy cô được khảo sát đánh giá cao các kỹ năng trong đề
cương CDIO, một số khác thì ít quan tâm và một số rất nhỏ quí thầy cô dành rất ít thời gian cho
việc đánh giá kỹ năng. Đây là điều khó khăn lớn nhất mà nhóm triển khai trong quá trình xử lý
kết quả khảo sát.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn và giới hạn như đã đề cập, nhóm triển khai đã cố gắng thống kê và
kết quả khảo sát ban đầu. Sau đó phân tích, đánh giá và tiến hành khảo sát lại một số môn học
bằng cách gặp trực tiếp các giảng viên.

Ví dụ kết qủa khảo sát trình bày trong bảng 1 ở đề cương CDIO cấp độ X.X. Kết quả ở cấp độ
X.X.X được trình bày trong tập “báo cáo khảo sát I,T,U”.

Kết quả khảo sát

C-1/6

Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010


Hình 3. Kết quả khảo sát I, T, U của 65 môn học ở chuyên ngành KTCT (bảng rút gọn cấp độ X.X)

Kết quả khảo sát ở cấp độ X.X trong đề cương CDIO được tổng hợp ở hình 3. Kết quả cho thấy
có khoảng 60% trong tổng số các môn học đã I, T hoặc U các kỹ năng trong 14 chủ đề của đề
cương CDIO từ 2.1 đến 4.6. Ở nhóm kỹ năng phần 2 là Kỹ năng chuyên môn và tố chất cá nhân
được I, T hay U là nhiều nhất khoảng 80%, tiếp đến nhóm kỹ năng ở phần 3 là Kỹ năng làm việc
nhóm và giao tiếp chiếm khoảng 60%, và cuối cùng là nhóm kỹ năng thuộc và phần 4.X là Hình
Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010

C-1/7


thành ý tưởng (Conceive), Thiết kế (Design), Triển khai (Implement) và Vận hành (Operate)
được truyền giảng ít nhất khoảng 50%.
Nếu chỉ đề cập đến việc giảng dạy (T) các kỹ năng thì có trung bình khoảng 20% cho 14 chủ đề
của đề cương CDIO từ 2.1 đến 4.6, nhóm kỹ năng ở phần 2 được giảng dạy khoảng 27%, ở phần
3 là 10% và phần 4 là 18%.
Khi so sánh với kết quả này với kết quả khảo sát của chương trình đào tạo của ngành vật lý ứng
dụng và kỹ thuật điện với 8 học kỳ của Trường Đại học LiU (Linkoeping University), Thụy Điển
[1] (hình 4) cho thấy số lần I, T và U ở chương trình Kỹ thuật chế tạo khoa Cơ khí đều lớn hơn.


Hình 4. So sánh số lần I, T, U giữa HCMUT và LiU
Mặc dù vậy, nhưng khi quan sát một cách cụ thể hơn việc giảng dạy các kỹ năng này trong
chương trình Kỹ thuật chế tạo ở hình 5 cho thấy việc giảng dạy các kỹ năng không đồng đều,
thấy rõ nhất ở nhóm kỹ năng thuộc chủ đề 3.3 Giao tiếp ngoại ngữ mặc dù có giới thiệu và sử
dụng rất nhiều tuy nhiên không hề được giảng dạy. Một điều khá bất ngờ là trong chương trình
đào tạo có 4 môn học tiếng Anh rải đều từ học kỳ 1 đến học kỳ 4.
Ở nhóm kỹ năng 4.1 là Bối cảnh xã hội thì việc giới thiệu rất nhiều với 35 lần trên 65 môn học,
trong khi đó thì được giảng dạy rất ít với 4 lần. Tương tự với nhóm kỹ năng 4.2 là Bối cảnh kinh
doanh và doanh nghiệp cũng vậy, mặc dù được giảng dạy rất ít chỉ có một lần trong khi đó thì sử
dụng đến 24 lần.

C-1/8

Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010


Hình 5. Giới thiệu, dạy và sử dụng các kỹ năng trong đề cương CDIO
Nhìn chung các nhóm kỹ năng từ 2.1 đến 3.2 và từ 4.3 đến 4.5 thì số lần giảng dạy khá tốt trên
10 lần trong toàn bộ 9 học kỳ của chương trình đào tạo. Vì thế, số lần giảng dạy được xem có thể
là đủ, và nên chăng chỉ cần bố trí lại bằng cách rải đều cho mỗi học kỳ ít nhất được giảng dạy để
nhắc nhớ và giúp tăng cường các kỹ năng này. Trong khi đó các nhóm kỹ năng 3.3, 4.1, 4.2, và
4.6 thì được giảng dạy ít với số lần lớn nhất là 6 lần và đặc biệt là nhóm kỹ năng 3.3 không hề
được giảng dạy. Do đó ở các nhóm kỹ năng này cần được tăng cường giảng dạy, và nên chăng
tập trung vào các môn liên quan đến giao tiếp và kiến thức xã hội.
Ngoài ra, để định lượng giá trị của kiến thức và kỹ năng được đánh giá như thế nào thì một giá trị
được gọi là ITU index được sử dụng.
Khái niệm ITU index [1]:
ITU index là một giá trị nhằm định lượng tần số truyền giảng bằng một giá trị tương ứng với giá
trị của chuẩn đầu ra của đề cương CDIO và được tính theo công thức (1)


(1)
Trong đó N là số môn học được khảo sát. Trọng số của I là 10% và T là 30% so với T.
Các trọng số này chỉ mang tính tương đối, tuy nhiên cũng có thể tham khảo để xác định chuẩn
đầu ra sẽ xây dựng trong tương lai dựa và khoảng cách giữa giá trị này và kết quả sinh viên đạt
được cũng như khoảng cách giữa giá trị này với chuẩn đầu ra mong muốn từ 4 nhóm đối tượng
khảo sát.
Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010

C-1/9


 
Hình 6. So sánh giá trị ITU index, các kết quả khảo sát từ 4 đối tượng liên quan và chuẩn đầu ra sẽ xây dựng.

Hình 6 cho thấy giá trị ITU index nằm trên giá trị sinh viên đạt được và nằm dưới mức mong
muốn từ 4 nhóm đối tượng khảo sát. Từ kết quả này nhóm chuyên gia định giá trị mong muốn
cho chuẩn đầu ra là 3.0 có khoảng cách lớn hơn giá trị ITU index khoảng 1 mức. Giá trị này cao
hơn cả mức mong muốn của 4 đối tượng khảo sát khoảng 0.5. Vì đây là một trong các kỹ năng
quan trọng mà người kỹ sư cần phải có.
Bằng việc thống kê và quan sát kết quả phân tích có thể đưa ra các nhận xét cụ thể về hiện trạng
đào tạo của chương trình KTCT như sau:

-

Đã có sự cố gắng rất lớn của giảng viên bằng việc truyền đạt các kỹ năng mà một người kỹ sư
ngày nay cần có cho sinh viên và hầu như đã lấp đầy các nhóm kỹ năng trong đề cương
CDIO.

-


Tuy nhiên thấy rất rõ là có một số nhóm kỹ năng thì việc giảng dạy rất nhiều lần và lặp lại
ngay cả trong một học kỳ. Ngoài ra có phần kỹ năng không hề được giảng dạy mà được giới
thiệu và sử dụng rất nhiều.

-

Ngoài ra cũng có thể rút ra được rằng hiệu quả truyền giảng chưa cao, vì khi so sánh với kết
quả trình độ sinh viên đạt được các kỹ năng rất thấp từ 4 đối tượng khảo sát [4], [5]. Có
khoảng cách lớn với trình độ mong muốn.

Nhìn chung kết quả khảo sát đã cho thấy nội dung chương trình đào tạo đã đáp ứng khá đầy đủ
các yêu cầu của đề cương CDIO. Tuy nhiên thật sự cần thiết sắp xếp lại cũng như tăng cường tính
hiệu quả của việc truyền giảng các kỹ năng cho sinh viên. Kết quả khảo sát đã cung cấp những
C-1/10

Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010


thông tin rất hữu ích là ở nhóm kỹ năng nào được giảng dạy nhiều hay ngược lại và ở môn học
nào thì trang bị những nhóm kỹ năng nào. Từ đó có thể thiết kế lại nội dung từng môn học kèm
theo các kỹ năng cũng như mức độ cần đạt được cho các kỹ năng này.

Kết luận
Bài báo đã tập trung vào việc xem lại hoạt động giảng dạy của giảng viên về các kiến thức và kỹ
năng mềm cho sinh viên nhằm cấu trúc lại chương trình đào tạo cho chương trình Kỹ thuật chế
tạo. Thách thức lớn nhất là không những tìm ra phương pháp giảng dạy mới mẽ và phù hợp mà
còn là việc bố cục lại cấu trúc chương trình đào tạo và tích hợp nó vào cấu trúc đề cương CDIO.
Kết quả phân tích cho thấy các môn học trong chương trình Kỹ thuật chế tạo hiện nay đã đáp ứng
gần đầy đủ các kỹ năng trong đề cương CDIO. Cần lưu ý nhóm kỹ năng 3.3 Giao tiếp ngoại ngữ

và các nhóm kỹ năng 4.1 và 4.2 liên quan đến Bối cảnh xã hội cũng như bối cảnh kinh doanh.
Ngoài ra việc bố trí việc truyền giảng bằng cách giới thiệu, giảng dạy hay sử dụng còn chưa hợp
lý. Vì thế, việc xây dựng lại khối lượng truyền giảng ở các nhóm kỹ năng 3.3, 4.1 và 4.2 cũng
như bố trí lại việc giới thiệu, giảng dạy hay sử dụng tất cả các kiến thức và kỹ năng trong đề
cương theo chuẩn CDIO bằng cách rải đều trong suốt 9 học kỳ và cấp độ tăng dần là điều cần
thiết và cấp bách.
Kết quả khảo sát ITU dựa vào đề cương CDIO giúp tìm ra thực trạng giảng dạy hiện tại của
chương trình Kỹ thuật chế tạo nhằm: Sửa đổi chương trình đào tạo và nội dung giảng dạy; Xây
dựng chuẩn đầu ra cho các môn học; Sửa đổi và cải tiến phương pháp dạy, học và đánh giá môn
học để đạt được trình độ mong muốn cho mỗi kỹ năng; Phát triển và sử dụng môi trường học tập
và thí nghiệm mới; Thường xuyên khảo sát kiểm tra quá trình đánh giá việc học và dạy để nâng
cao chất lượng đào tạo dưới sự phản hồi từ yêu cầu xã hội. Quá trình này cần được thực hiên và
cải tiến liên tục. Đây cũng chính là các công việc trong tương lai sẽ cần phải làm.
Để làm được việc này thì cần có sự nỗ lực phối hợp từ các nhà quản lý giáo dục, nơi sử dụng
nguồn nhân lực là các doanh nghiệp và sinh viên là người đóng vai trò trọng tâm và nhất là các
giảng viên tham gia vào quá trình đào tạo. Có như thế thì việc thiết kế và triển khai chương trình
đào tạo mới đạt được mong muốn thực sự.

Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010

C-1/11


Tài liệu tham khảo:
[1]

Benchmarking Engineering curricular with the CDIO syllabus, Int.J.Engng Ed. Vol. 21,
No.1, pp.121-133, 2005

[2]


Rethinking Engineering Education. Edward F. Crawley, Johan Malmqvist, Sören Östlund,
Doris R. Brodeur. ISBN 978-0-387-38287-6, Springer Science+Business Media, LLC,
2007

[3]

The CDIO Syllabus A Statement of Goals for Undergraduate Engineering Education,
Edward F. Crawley, Department of Aeronautics and Astronautics, Massachusetts Institute
of Technology, 2001

[4]

Chương trình đào tạo KTCT và so sánh với các chuẩn khác. Nguyễn Hữu Lộc và các
thành viên nhóm triển khai CDIO, Khoa Cơ khí, Trường ĐH BK, 12.2010.

[5]

Chọn chuẩn đầu ra theo đề cương CDIO. Phạm Công Bằng, Phan Thị Mai Hà và các
thành viên nhóm triển khai CDIO, Khoa Cơ khí, Trường ĐH BK, 12. 2010.

C-1/12

Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010



×