Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

khảo sát đề cương và xây dựng chuẩn đầu ra chương trình kỹ thuật chế tạo theo mô hình cdio

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 21 trang )

Khảo sát đề cương và xây dựng chuẩn đầu ra
chương trình Kỹ thuật chế tạo
theo mô hình CDIO

Phạm Công Bằng, Phan Thị Mai Hà, Nguyễn Hữu Lộc, Trần Nguyễn Hoài An, Thái Thị Thu
Hà, Lưu Thanh Tùng, Trần Sĩ Hoài Trung, Lê Ngọc Quỳnh Lam, Huỳnh Ngọc Hiệp.
Khoa Cơ Khí, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc Gia Tp. HCM

Tóm tắt:
Ngoài phạm vi kiến thức cơ bản, cơ sở kỹ thuật và ngành, người kỹ sư hiện nay cần đòi hỏi
phải được trang bị với những kiến thức mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm,
phương pháp giải quyết vấn đề, tác phong công nghiệp cũng như ý tưởng kinh doanh … Do
đó, Người kỹ sư đúng nghĩa phải được xem xét cả về ba khía cạnh: kiến thức, kỹ năng và thái
độ với nghề nghiệp. Công nghệ đào tạo mới được đề cập đến ở đây chính là việc ứng dụng
CDIO (Conceive – Design – Implement – Operate) vào chương trình đào tạo kỹ thuật. Bài
báo cáo này chia sẽ những kinh nghiệm khi xây dựng chuẩn đầu ra theo tiêu chuẩn CDIO lần
đầu tiên thí điểm cho chương trình Kỹ thuật Chế tạo của Khoa Cơ Khí thuộc Đại học Bách
khoa. Xây dựng chuẩn đầu ra theo tiêu chuẩn CDIO là nêu được các tiêu chí đào tạo cụ thể
phù hợp với ý kiến các bên liên quan bao gồm giảng viên, sinh viên, cựu sinh viên và doanh
nghiệp. Vì vậy, nhóm triển khai đã thực hiện việc điều tra bốn bên liên quan nêu trên để khảo
sát ý kiến và sau đó cùng với nhóm chuyên gia để đề xuất các mức độ đạt được của từng tiêu
chí chuẩn đầu ra của kỹ sư tốt nghiệp ngành Cơ khí, chương trình Kỹ thuật Chế tạo. Theo đó,
chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đến mức độ 4 theo đề cương CDIO sẽ được xây dựng
dựa theo bảng Bloom. Chúng sẽ đóng vai trò quan trọng như là dữ liệu đầu vào trong việc
triển khai và thực hiện khung chương trình đào tạo và đề cương chi tiết cho từng môn học cụ
thể.
I. Giới thiệu
Theo B.M. Gordon, công ty Analogic, thì chất lượng kỹ sư ngày nay càng có nhiều vấn đề.
Một số người cho rằng kỹ sư tốt nghiệp hiện nay thì
- Hiệu quả kinh doanh ngày càng kém, không cân đối so với nguồn lực kỹ thuật được
đầu tư.


- Hạn chế về đào tạo chính quy và cơ hội tiếp cận với phạm vi kiến thức kỹ thuật cơ bản
rộng lớn.
- Giới hạn trong việc đào tạo và định hướng để đạt được một chiều sâu kỹ năng kỹ thuật
có ý nghĩa.
- Thiếu sự hiểu biết về tầm quan trọng của việc đo lường và kiểm tra chính xác.
- Thiếu động lực cạnh tranh và sự kiên trì.
- Hạn chế về kỹ năng giao tiếp.
- Thiếu kỷ luật và thiếu kiểm soát trong lề lối làm việc.
- Không dám chấp nhận rủi ro cá nhân

Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010 C-2/1
Như vậy một yêu cầu cấp thiết được đặt ra là phải ứng dụng công nghệ mới trong phương
pháp giáo dục để tạo ra người kỹ sư đúng nghĩa. Người kỹ sư này phải được xem xét về cả ba
khía cạnh là kiến thức, kỹ năng và thái độ với nghề nghiệp. Công nghệ mới được đề cập đến ở
đây chính là việc ứng dụng CDIO [1] vào chương trình đào tạo kỹ sư.

Thiết kế chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn CDIO (Conceive – Design - Implement –
Operate) - đã được áp dụng ở nhiều trường đại học trên thế giới [2, 3, 4] - lần đầu tiên thí
điểm cho ngành Cơ khí, chương trình Kỹ thuật Chế tạo của Khoa Cơ Khí thuộc Đại học Bách
khoa. Như được minh họa ở Hình 1, xây dựng chương trình đào tạo tích hợp là một quá trình
thiết kế vòng kín. Trong năm 2010, nhóm triển khai đã thực hiện các công việc liên quan đến
việc xây dựng chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo, bước đầu là xây dựng đề cương CDIO.
Đây là dữ liệu đầu vào để xây dựng chương trình đào tạo mới có tính kế thừa từ chương trình
đào tạo hiện có.

Khảo sát các
bên liên quan
Mục tiêu
sửa đổi
Chuẩn đầu ra

theo CDIO
Đối sánh
chương trình
đào tạo
Thiết kế
chương trình
đào tạo
Đối ứng
trình tự vào
cấu trúc
Thành quả học
tập của sinh viên
Chương trình
đào tạo tích hợp
Các điều kiện
sẳn có
Sự phát triển /
thay đổi thể chế

Hình 1: Mô hình quá trình thiết kế chương trình đào tạo tích hợp

Với mục tiêu nêu trên, nội dung bài báo cáo này được chia thành hai phần. Phần đầu sẽ trình
bày phương pháp khảo sát các bên liên quan để thu thập ý kiến và sau đó cùng với nhóm
chuyên gia để đề xuất các mức độ đạt được và mong muốn của từng tiêu chí chuẩn đầu ra của
kỹ sư tốt nghiệp ngành Cơ khí, chương trình Kỹ thuật Chế tạo. Phần hai sẽ trình bày các bước
xây dựng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đến mức độ 4 theo đề cương CDIO dựa theo
bảng Bloom.
II. Khảo sát các bên liên quan
Mục tiêu của phần này là: Khảo sát ý kiến các bên liên quan về mức độ cần thiết cũng như
mức độ đạt được của các chuẩn đầu ra theo đề cương CDIO. Có bốn nhóm đối tượng được

khảo sát ý kiến là giảng viên, doanh nghiệp, cựu sinh viên và sinh viên năm cuối. Dựa vào đề
cương CDIO, nhóm triển khai phân tích đánh giá để đưa ra bản câu hỏi phù hợp. Bản câu hỏi
có các tiêu chí theo tiêu chuẩn CDIO để các bên liên quan đánh giá về tầm quan trọng, mức
độ đạt được hiện nay và mức độ mong muốn (do nhu cầu hoặc/và do nhận thấy nhu cầu). Sau
khi điều tra sẽ thống kê ý kiến của từng nhóm và so sánh mức độ khác biệt ý kiến của từng
C-2/2 Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010
nhóm để phân tích nên xây dựng chuẩn đầu ra như thế nào khi tổng hợp ý kiến của các bên
liên quan.


Hình 2: Các bước thực hiện khảo sát ý kiến các bên liên quan
Như minh họa ở Hình 2, ba bước chính để khảo sát ý kiến các bên liên quan về mức độ cần
thiết cũng như mức độ đạt được của các chuẩn đầu ra theo đề cương CDIO bao gồm:
¾ Phương pháp khảo sát
Bốn nhóm đối tượng liên quan bao gồm:
• Nhóm cựu sinh viên: khảo sát các cựu sinh viên bằng nhiều hình thức: gửi thư (qua
bưu điện và qua e-mail), mời gặp mặt, hoặc đến nơi làm việc của cựu sinh viên để
khảo sát.
• Nhóm doanh nghiệp: tổ chức hội thảo đóng góp ý kiến cho chương trình đào tạo.
Ngoài ra, nhóm thực hiện còn tổ chức gửi thư (kể cả e-mail) và đến tận doanh nghiệp
khảo sát lại cho hoàn thiện bản câu hỏi.
• Nhóm giảng viên: tổ chức hội thảo đóng góp ý kiến và tiến hành khảo sát. Giảng viên
được gửi bản câu hỏi và sau thời gian suy ngẫm, điền bản câu hỏi và gửi lại về cho
nhóm khảo sát.
• Nhóm sinh viên: tổ chức gặp gỡ, giải thích đề án và tiến hành khảo sát.

¾ Xử lý số liệu
Sau khi nhận lại các phiếu khảo sát từ bốn nhóm nêu trên, chúng được đánh giá sơ bộ về mặt
đầy đủ thông tin trong việc trả lời bản câu hỏi. Các dữ liệu được mã hóa và nhập vào máy
tính. Sau đó, các số liệu được thống kê về giá trị trung bình và phương sai. Sự khác biệt ý kiến

giữa các nhóm đối tượng cũng được đánh giá qua phân tích ANOVA.

¾ Phân tích kết quả: bao gồm hai bước
• Bước 1: Dựa vào số liệu thống kê để đánh giá sơ bộ ý kiến của các đối tượng tham gia
điều tra về tầm quan trọng cũng như mức độ đã đang và nên đạt được của các tiêu chí
chuẩn đầu ra chương trình đào tạo.
• Bước 2: Dựa vào kết quả phân tích ANOVA để các chuyên gia thảo luận nhóm, phân
tích sâu để kết luận về mức độ chuẩn đầu ra cần đạt được.



A. Quá trình thực hiện
1. Xây dựng bản câu hỏi
Dựa vào đề cương CDIO, nhóm triển khai thảo luận và đánh giá mức độ chi tiết của đề cương
CDIO [5]. Trong đó, mức độ 3 của đề cương CDIO bao gồm 97 tiêu chí được đánh giá là khá
chi tiết và do đó chúng được sử dụng để khảo sát. Quá trình xây dựng bản câu hỏi phải trải
qua các bước đánh giá các tiêu chí ở mức độ 3, vận dụng ngôn ngữ để Việt hóa các tiêu chí
Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010 C-2/3
này với từ ngữ kỹ thuật phù hợp trong ngành Kỹ thuật chế tạo (do đối tượng điều tra hầu hết
có kiến thức sâu về ngành này). Nhóm triển khai cũng bàn bạc thảo luận nhiều vòng, khảo sát
sơ bộ … nhằm đánh giá từ ngữ phù hợp, nội dung sẽ khảo sát – thêm hoặc bổ sung các nội
dung phù hợp với yêu cầu đào tạo của Khoa, chuẩn đánh giá của nhà trường … vào nội dung
đề cương CDIO.

2. Tiến hành khảo sát thử
Bản câu hỏi sau khi xây dựng dưới dạng cấu trúc mở ở Bước 1 đã được khảo sát thử trong
nhóm triển khai. Quá trình này rút ra một kết luận là dù từ ngữ đã được chọn lọc nhưng vẫn
có thể khó hiểu do tính cô đọng trong câu hỏi. Nhóm triển khai xây dựng thêm phần giải thích
ngữ nghĩa đính kèm bản câu hỏi để thuận tiện trong việc giải thích nội dung câu hỏi. Quá
trình khảo sát thử được thực hiện với hai nhóm đối tượng là sinh viên tốt nghiệp tháng 4/2010

và giảng viên. Số lượng bản câu hỏi thu về với hai nhóm này lần lượt là 32 và 18. Bản câu hỏi
cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp bên cạnh nội dung trả lời.

3. Hiệu chỉnh lại bản câu hỏi
Dựa vào kết quả phân tích thử ở Bước 2, cùng với ý kiến đóng góp của người điều tra thử,
nhóm đã tiến hành hiệu chỉnh lại bản câu hỏi. Trong bản câu hỏi đầu tiên, với mỗi chuẩn đầu
ra theo đề cương CDIO thì nhóm thực hiện khảo sát về ‘mức độ mong muốn’ cần đạt được
của chuẩn đầu ra đó cũng như ‘tầm quan trọng’ của nó. Nhóm thực hiện đã bàn bạc và thống
nhất rằng việc xây dựng chuẩn đầu ra cũng phải dựa vào ‘mức độ hiện trạng’. Vì thế, trong
bản câu hỏi hiệu chỉnh thì nhóm cũng đã điều tra thêm việc đạt được các chuẩn đầu ra đó hiện
nay. Như được trình bày ở Hình 3, bốn cột a → d được dùng để khảo sát ‘tầm quan trọng’;
sáu cột 0 → 5 được dùng để xem ‘mức độ hiện đạt được’; và sáu cột 0 → V được dùng để
thăm dò ‘mức độ mong muốn’. Ngoài ra, một số tiêu chí cũng được thêm và bớt trong bản câu
hỏi mới này cho phù hợp với tình hình tại chương trình Kỹ thuật chế tạo của Khoa Cơ Khí –
Trường Đại học Bách khoa.



Hình 3: Năm tiêu chí ở cấp độ 3 về phần kiến thức kỹ thuật chuyên ngành
4. Tiến hành khảo sát
Để kết quả khảo sát được tốt, bốn nhóm đối tượng liên quan được chọn như sau:
- Nhóm sinh viên năm cuối hoặc vừa tốt nghiệp: hầu hết nam sinh viên
- Nhóm cựu sinh viên: có kinh nghiệm làm việc tối thiểu 2 năm
- Nhóm đại diện doanh nghiệp: người trả lời đại diện doanh nghiệp, hầu hết là các
trưởng phòng kỹ thuật, phòng phát triển sản phẩm hay phó giám đốc, giám đốc phụ
trách kỹ thuật …
- Nhóm giảng viên: Số năm kinh nghiệm giảng dạy tối thiểu 15 năm

1.3. KIẾN THỨC KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH a b c d 0 1 2 3 4 5 0 I II III IV V
1.3.1. Quá trình thiết kế - chế tạo

1.3.2. Kỹ thuật chế tạo (công nghệ chế tạo máy)
1.3.3. Trang thiết bị và công cụ hỗ trợ
1.3.4. Kỹ thuật đo lường
1.3.5 Tự động hóa sản xuất
Tầm
quan trọng
Mức độ sinh viên
đạt được hiện nay
Mức độ sinh viên
nên đạt được
C-2/4 Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010
5. Rà soát các bản câu hỏi và tiến hành khảo sát lại nếu bản hỏi đó chưa đầy đủ
hoặc chưa hợp lệ
Bản câu hỏi tuy chỉ chi tiết đến mức độ 3 theo đề cương CDIO nhưng cũng khá dài (khoảng
bảy trang A4 cho nội dung của các chuẩn đầu ra). Mỗi chuẩn đầu ra lại đánh giá về tầm quan
trọng, hiện trạng và mong muốn đạt được. Vì vậy có khá nhiều bản câu hỏi không được điền
đầy đủ do người trả lời không đủ kiên nhẫn. Mỗi bản câu hỏi đều được xem xét và đánh giá
về mức độ chi tiết và độ tin cậy. Một số bản trả lời có xu hướng chọn một mức độ nào đó và
đánh dấu giống nhau cho tất cả các tiêu chí trong đề cương từ tầm quan trọng cho đến hiện
trạng và mong muốn. Trong trường hợp này, nhóm thực hiện sẽ loại bỏ phiếu khảo sát này
hoặc tiến hành khảo sát lại.
• Hầu hết với đại diện các doanh nghiệp đều phải khảo sát lần 2 do điền không đủ nội
dung vì phần lớn các đại diện doanh nghiệp chỉ chú ý những tiêu chí nổi bật trong
chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.
• Các bản câu hỏi được các giảng viên đánh giá là cẩn trọng nhất vì giảng viên là người
am hiểu năng lực tiếp thu của sinh viên, đặc điểm cơ sở vật chất cũng như rất thường
xuyên quan hệ với doanh nghiệp nên am hiểu hiện trạng ngành nghề cũng như hiện
trạng cơ sở đào tạo.
6. Mã hóa bản câu hỏi và tiến hành nhập số liệu
Bản câu hỏi và nội dung trả lời được mã hóa thành số để thuận tiện trong việc nhập số liệu. Số

liệu được nhập vào chương trình Excel.
7. Phân tích kết quả
Dựa vào số liệu điều tra, nhóm triển khai phân tích giá trị trung bình của các ý kiến có phân
chia theo nhóm đối tượng điều tra. Với mỗi tiêu chí trong chuẩn đầu ra, mỗi đối tượng điều
tra đều nhận xét về mức độ quan trọng, mức độ đạt được hiện nay và mong muốn như minh
họa ở Hình 4.
Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010 C-2/5


TẦM QUAN TRỌNG ĐẠT ĐƯỢC MONG MUỐN
Tiêu chí
GV DN CSV SV GV DN CSV SV GV DN CSV SV
1.3.1 3.65 3.51 3.37 3.81 2.51 2.29 2.40 2.69 4.05 3.71 3.44 4.12
1.3.2 3.67 3.65 3.37 3.84 2.72 2.40 2.56 2.74 4.16 3.73 3.60 4.06
1.3.3 3.05 3.07 2.93 3.50 2.37 2.15 2.23 2.40 3.60 3.49 3.19 3.83
1.3.4 3.53 3.37 3.23 3.64 2.65 2.46 2.30 2.65 4.02 3.74 3.31 3.94
1.3.5 3.28 3.28 3.07 3.43 2.47 2.31 2.09 2.51 3.67 3.50 3.28 3.75
Hình 4: Năm tiêu chí ở cấp độ 3 về phần kiến thức kỹ thuật chuyên ngành

Ngoài ra phân tích độ lệch cũng được xem xét để đánh giá sự sai biệt ý kiến trong nhóm đối
tượng điều tra đó. Phân tích ANOVA được tiến hành cho từng tiêu chí, từng mức độ (tầm
quan trọng, hiện trạng và mong muốn) đối với bốn nhóm đối tượng điều tra để xem xét sự
khác biệt ý kiến của các nhóm này. Giả thiết được kiểm định là “Giá trị trung bình giữa 4
nhóm đối tượng là bằng nhau”.

Hình 5: Phân tích ANOVA về ‘tầm quan trọng’ đối với tiêu chí 1.3.3
Tiến hành phân tích ANOVA cho từng tiêu chí, nếu bảng ANOVA nào có “reject” có nghĩa là
giá trị trung bình của bốn nhóm đối tượng có khác biệt, và ngược lại. Hình 5 là thí dụ minh
họa về phân tích ANOVA về giá trị trung bình giữa các nhóm đối với tầm quan trọng của tiêu
chí 1.3.3. Trong đó,

nhóm A, B, C và D lần lượt được qui ước cho nhóm doanh nghiệp, nhóm
cựu sinh viên, nhóm sinh viên và nhóm giảng viên
tương ứng.
8. Lấy ý kiến chuyên gia về kết quả phân tích
Từ những số liệu phân tích thống kê và kết quả ANOVA, nhóm chuyên gia sẽ thảo luận
chuyên sâu với từng tiêu chí để xem xét sự khác biệt, nguyên nhân, hướng giải quyết và từ đó
đánh giá để ra quyết định về mức độ mong muốn đạt được của từng tiêu chí chuẩn đầu ra. Các
tiêu chí này được thể hiện mức độ đạt được dưới dạng số (có qui ước trước mức độ của từng
số).
C-2/6 Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010

9. Đề xuất chuẩn đầu ra
Dựa vào những số liệu thảo luận của chuyên gia, nhóm triển khai tiếp tục phân tích chọn lựa
động từ để gán vào các năng lực cần có của kỹ sư tốt nghiệp ngành Cơ khí, chuyên ngành Kỹ
thuật chế tạo. Việc lựa chọn động từ dựa theo bảng Bloom nhưng được Việt hóa rất cẩn trọng.
Tất cả các năng lực đều được đánh giá chi tiết đến mức độ 4 của đề cương CDIO (sẽ được
trình bày ở Phần III).
10. Lấy ý kiến các đối tượng liên quan về chuẩn đầu ra
Sau khi có bản kết và chuần đầu ra theo đề cương CDIO, nhóm triển khai giới thiệu và lấy ý
kiến các nhóm đối tượng liên quan về chuẩn đầu ra, bao gồm: Hội đồng Khoa học và đào tạo
khoa Cơ khí, Giảng viên giảng dạy, Doanh nghiệp… nhằm chỉnh sửa và hoàn thiện đề cương
và chuẩn đầu ra.
B. Kết quả và phân tích số liệu điều tra
Bản câu hỏi điều tra về chuẩn đầu ra ở cấp độ 3 gồm 97 tiêu chí chia làm bốn nhóm: Kiến
thức, Kỹ năng và tố chất cá nhân, Kỹ năng làm việc nhóm, Hiểu biết môi trường doanh
nghiệp và xã hội. Bản câu hỏi này khảo sát ý kiến về tầm quan trọng, mức độ đạt được hiện
tại và mong muốn sau này của từng tiêu chí đánh giá về chuẩn đầu ra của kỹ sư ngành Kỹ
thuật Chế tạo. Tiến hành khảo sát và kết quả về số phiếu thu được thể hiện ở Bảng 1.

Kết quả khảo sát được tổng hợp cho từng tiêu chí. Hình 6 minh họa kết quả khảo sát điển hình

bốn tiêu chí thuộc bốn nhóm của đề cương CDIO, cụ thể là: tiêu chí 1.3.1 (kiến thức về Quá
trình thiết kế - chế tạo ở Hình 6(a)), tiêu chí 2.1.1 (kỹ năng nhận dạng và xác định một vấn đề
kỹ thuật ở Hình 6(b)), tiêu chí 3.1.5 (kỹ thuật làm việc nhóm ở Hình 6(c)), và tiêu chí 4.1.1 (ý
thức về vai trò và trách nhiệm của người kỹ sư đối với xã hội ở Hình 6(d)).

Bảng 1: Bảng số liệu về số phiếu khảo sát
Nhóm Sinh viên Giảng viên Doanh nghiệp Cựu sinh viên
phát ra 124 53
> 200 > 200
thu về 124 43 46 48
Số bản
câu hỏi
hợp lệ 124 43 46 48

 
(a) Tiêu chí 1.3.1 (b) Tiêu chí 2.1.1

Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010 C-2/7
 
(c) Tiêu chí 3.1.5 (d) Tiêu chí 4.1.1
Hình 6: Kết quả khảo sát điển hình cho bốn nhóm của chuẩn đầu ra

Qua kết quả phân tích, có một số đặc điểm nhận thấy rằng:
• Cho sự chênh lệch khá lớn giữa ‘mức độ đạt được’ với ‘mức độ mong muốn’.
• Kết quả phân tích ANOVA ‘về tầm quan trọng’ và ‘mức độ mong muốn’ cho biết
phần lớn là có sự không đồng nhất giữa bốn nhóm đối tượng khảo sát.
• Đối với ‘mức độ đạt được’, nhóm sinh viên luôn cho rằng thế hệ sinh viên hiện nay
cũng có kiến thức, kỹ năng và một thái độ nghề nghiệp nhất định nào đó. Tuy nhiên,
ba nhóm đối tượng khảo sát còn lại thì không nghĩ như thế.
III. Xây dựng chuẩn đầu ra

Với các mức độ cần đạt được của từng tiêu chí chuẩn đầu ra của kỹ sư tốt nghiệp ngành Kỹ
thuật Chế tạo, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đến mức độ 4 theo đề cương CDIO sẽ
được xây dựng dựa theo bảng Bloom. Như được thể hiện trong bảng Bloom ở Hình 7, các
động tự được phân nhóm theo các mức độ cần đạt như được trình bày ở Bảng 2.


Hình 7: Bảng phân loại nhóm động từ Bloom’s Wheel

C-2/8 Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010
Bảng 2: Mức độ đánh giá theo bảng Bloom
Nhóm Mức độ Ý nghĩa
1
0.0 → 2.0
Có biết qua / có nghe qua
2
2.0 → 3.0
Có hiểu biết / có thể tham gia
3
3.0 → 3.5
Có khả năng ứng dụng
4
3.5 → 4.0
Có khả năng phân tích
5
4.0 → 4.5
Có khả năng tổng hợp
6
4.5 → 5.0
Có khả năng đánh giá


Theo mức độ mong muốn từ quá trình khảo sát ở Phần II.B, kết quả cho thấy mức độ mong
muốn hiện nay phần lớn rơi vào 3 nhóm: nhóm 2, nhóm 3 và nhóm 4. Bảng 3 dưới đây sẽ liệt
kê các động từ cho ba nhóm này khi triển khai chuẩn đầu ra cho cấp độ 4.
Bảng 3: Các động từ được được xem xét cho từng nội dung triển khai ở cấp độ 4
Nhóm Động từ (tiếng việt) nên dùng
4 Phân tích / So sánh / Đối chiếu / Lập biểu đồ / Phân biệt / Mổ xẻ / Nhận ra, phân
biệt / Nhận diện Minh họa / Phỏng đoán, suy đoán / Phác thảo / Chỉ ra, bình luận
/ Lựa chọn / Chia ra, phân chia / Sắp xếp / Chia nhỏ ra.
3 Áp dụng / Làm theo / Thu thập / Xây dựng / Chứng minh / Phát hiện / Minh họa /
Phỏng vấn / Tận dụng / Tác động / Liên hệ, liên kết / Cho thấy, dẫn dắt / Giải
quyết / Sử dụng.
2 Sửa đổi / Nêu lý do / Chú thích / Tính toán / Thay đổi / Chuyển đổi, biến đổi /
Hợp thành nhóm / Giải thích / Khái quát hóa / Cho thí dụ / Phỏng đoán, suy đoán
/ Làm sáng tỏ, diễn giải / Chú giải / Dự đoán / Xem xét lại /
Tóm tắt, tổng kết / Di dời, phiên dịch.

Thí dụ: đối với tiêu chí 4.5.2 (Qui trình chế tạo và lắp rắp) trong bảng đề cương CDIO, có 3
nội dung cần trang bị ở cấp độ 4 được minh họa ở Bảng 4.
Bảng 4: Thí dụ về nội dung chi tiết được triển khai ở cấp độ 4
Động từ cần dùng Nội dung, kiến thức cần trang bị
? việc chế tạo các bộ phận
? việc lắp ráp các bộ phận thành những thành phần lớn hơn
? dung sai, biên độ biến đổi, đặc tính chính yếu, và quy trình kiểm soát
dùng thống kê.

Kết quả ở phần II.B cho biết mức độ mong muốn của tiêu chí này là 3.5. Giá trị thuộc về
nhóm bốn ở Bảng 3, và do đó những động từ trong nhóm bốn này sẽ được cân nhắc, lựa chọn
khi sử dụng với những nhóm từ nội dung, kiến thức theo sau. Cụ thể là tiêu chí 4.5.2 (ở cấp
độ 3) sẽ được triển khai mở rộng thành chuẩn đầu ra cấp độ 4 với ba nội dung được minh họa
ở Bảng 5.

Bảng 5: Thí dụ về triển khai động từ ở cấp độ 4
4.5.2. Qui trình chế tạo và lắp rắp (3.5)
Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010 C-2/9
4.5.2.1 Minh họa được việc chế tạo các bộ phận
4.5.2.2 Minh họa được việc lắp ráp các bộ phận thành những thành phần lớn hơn
4.5.2.3 Minh họa được dung sai, biên độ biến đổi, đặc tính chính yếu, và quy trình
kiểm soát dùng thống kê

Các bước tương tự như trên sẽ được thực hiện cho tất cả các 97 tiêu chí ở cấp độ 3. Kết quả
chuẩn đầu ra theo đề cương CDIO được trình bày chi tiết trong phụ lục kèm theo.
IV. Kết luận
Trong bài báo này, nhóm triển khai đã trình bày quá trình khảo sát ý kiến các bên liên quan để
đề xuất các mức độ đạt được của từng tiêu chí chuẩn đầu ra của kỹ sư tốt nghiệp ngành Cơ
khí, chương trình Kỹ thuật Chế tạo. Theo đó, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đến mức
độ 4 theo đề cương CDIO sẽ được xây dựng dựa theo bảng Bloom. Chúng sẽ đóng vai trò
quan trọng như là dữ liệu đầu vào trong việc xây dựng và triển khai khung chương trình đào
tạo tích hợp cũng như đề cương chi tiết cho từng môn học cụ thể [6]. Mặc dù chuẩn đầu ra đề
cương môn học chi tiết chương trình đào tạo đến mức độ 4 theo đề cương CDIO bước đầu
được xây dựng, tuy nhiên chúng vẫn sẽ tiếp tục được hiệu chỉnh và bổ sung trong quá trình
triển khai để ngày càng hoàn thiện và làm sao mô hình CDIO phát huy được tác dụng để nâng
cao chất lượng đào tạo trong điều kiện thực tế ở các trường Đại học của Việt nam hiện nay

Tài liệu tham khảo

[1] CDIO, The CDIO Initiaitive -
[2] P. Hermon, C. McCartan, and G. Cunningham, “The use of CDIO methodology in
creating an integrated curriculum for a new degree programme”, in Proceedings of the 3rd
International Symposium for Engineering Education, 2010, University College Cork, Ireland.
[3] N. Houbak and P. Klit, “Mechanical engineering curriculum at DTU and the application of
CDIO in first year courses”, in Proceedings of the 1st Annual CDIO Conference, Queen’s

University, Kingston, Ontario, Canada, June 7 - 8, 2005.
[4] K. Bjerner and S. Granath, “Development of three bachelor programmes at linkoping
University according to CDIO”, in Proceedings of the 1st Annual CDIO Conference, Queen’s
University, Kingston, Ontario, Canada, June 7 - 8, 2005.
[5] Edward F. Crawley,”Creating the CDIO syllabus, a universal template for engineering
education”, in Proceedings of the 32nd ASEE/IEEE Frontiers in Education Conference,
Boston MA, November 6–9 2002, pp. 8 – 13.
[6] R.W. Brennan and R.J. Hugo, “The CDIO syllabus and outcomes-based assessment: a
case study of a Canadian mechanical engineering program”, in Proceedings of the 6th
International CDIO Conference, École Polytechnique, Montréal, June 15-18, 2010.

Phụ lục: Chuẩn đầu ra chương trình Kỹ thuật chế tạo tại Trường Đại học Bách khoa
theo mô hình CDIO

Phần 1 KIẾN THỨC VÀ LẬP LUẬN KỸ THUẬT
1.1. KIẾN THỨC KHOA HỌC CƠ BẢN
1.1.1.
(4.0) Toán giải tích (đạo hàm, vi phân, tích phân, PT vi, tích phân…)
C-2/10 Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010
1.1.2.
(3.5) Toán đại số
1.1.3.
(3.5) Xác suất thống kê
1.1.4.
(3.5) Phương pháp tính
1.1.5
(3.5) Vật lý: Cơ, nhiệt, quang, điện, từ….
1.1.6
(3.0) Hóa
1.1.7

(3.5) Tin học
1.2. KIẾN THỨC KỸ THUẬT CƠ SỞ
1.2.1.
(3.5) Cơ lý thuyết: Tĩnh học và động lực học
1.2.2.
(4.0) Nguyên lý máy
1.2.3.
(3.5) Sức bền vật liệu
1.2.4.
(4.0) Chi tiết máy
1.2.5.
(3.0) Cơ lưu chất
1.2.6.
(3.0) Kỹ thuật điện
1.2.7.
(3.0) Kỹ thuật điện tử
1.2.8.
(3.0) Kỹ thuật điều khiển tự động
1.2.9.
(4.0) Vẽ kỹ thuật, vẽ cơ khí
1.2.10.
(3.0) Nhiệt động lực học và truyền nhiệt
1.2.11.
(3.5) Vật liệu học
1.2.12.
(3.5) Dung sai
1.3. KIẾN THỨC KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH
1.3.1.
(3.5) Quá trình thiết kế - chế tạo
1.3.2.

(4.0) Kỹ thuật chế tạo (công nghệ chế tạo máy)
1.3.3.
(3.0) Trang thiết bị và công cụ hỗ trợ
1.3.4.
(3.5) Kỹ thuật đo lường
1.3.5.
(3.0) Tự động hóa sản xuất
1.4. KIẾN THỨC HỖ TRỢ KHÁC
1.4.1.
(3.5) Máy tính hỗ trợ thiết kế CAD
1.4.2.
(3.5) Máy tính hỗ trợ gia công CAM
1.4.3.
(3.5) Kỹ thuật CNC
1.4.4.
(3.0) An toàn và môi trường
1.4.5.
(3.5) Trang bị điện - điện tử
1.4.6.
(3.5) Kỹ thuật thủy lực – khí nén
Phần 2 KỸ NĂNG CHUYÊN MÔN - TỐ CHẤT CÁ NHÂN
2.1. KHẢ NĂNG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1.1
(4.0)
Nhận dạng và xác định một vấn đề kỹ thuật
- Xem xét được các dữ liệu và triệu chứng
- Giải thích được các giả thiết và khuynh hướng
-
Giải thích được các mức độ ưu tiên của vấn đề trong bối cảnh các mục tiêu
chung

-
Dự kiến được một kế hoạch thực hiện (mô hình phối hợp, các giải pháp giải tích
và số, phân tích định tính, thử nghiệm và xem xét các yếu tố bất định)
2.1.2.
(4.0)
Mô hình hóa vấn đề
-
Chú thích được các giả thiết để đơn giản hóa các hệ thống và môi trường phức
tạp
- Giải thích được các mô hình ý niệm và định tính
- Giải thích được các mô hình định lượng và mô phỏng
2.1.3. (3.0) Ước lượng và phân tích định tính vấn đề
Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010 C-2/11
- Giải thích được mức độ quan trọng, giới hạn và khuynh hướng
- Giải thích được các phép kiểm tra về tính đồng nhất và sai số
- Giải thích được về tính khái quát của các giải pháp phân tích
2.1.4. (3.0) Phân tích các yếu tố ngẫu nhiên
- Cho thí dụ được những thông tin không hoàn chỉnh và mơ hồ
- Giải thích được các mô hình xác suất và thống kê các sự kiện và trình tự
- Tính toán được chi phí – lợi ích kỹ thuật và phân tích rủi ro
- Giải thích được các bước phân tính ra quyết định
- Tính toán được các biên và mức dự phòng
2.1.5. (3.0) Kết luận về vấn đề đặt ra
- Giải thích được các lời giải cho bài toán đặt ra
- Giải thích được các kết quả quan trọng của các lời giải và dữ liệu kiểm tra
- Giải thích sự khác biệt giữa các kết quả (nếu có)
- Đưa ra được các đề xuất tóm lược
2.2. THỰC NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ TRI THỨC
2.2.1. (3.5) Lập giả thuyết về các khả năng xảy ra
- Xây dựng những câu hỏi quan trọng để xem xét

- Đặt ra giả thuyết để kiểm chứng
- Chọn ra các tiêu chuẩn và nhóm tiêu chuẩn để so sánh
2.2.2. (3.5) Tìm hiểu thông tin qua tài liệu in và điện tử
- Lựa chọn chiến lược nghiên cứu tài liệu
-
Tận dụng việc tra cứu và xác định thông tin bằng cách sử dụng các công cụ thư
viện (tài liệu trên mạng, các cơ sở dữ liệu, công cụ tìm kiếm)
- Mô tả việc sắp xếp và phân loại thông tin chính yếu
- Xác định chất lượng và độ tin cậy của thông tin
- Chỉ ra những nội dung chính yếu và điểm mới hàm chứa trong thông tin
- Mổ xẻ những vấn đề nghiên cứu chưa được trả lời
- Chỉ ra những trích dẫn về tài liệu tham khảo
2.2.3. (3.5) Khảo sát từ thực nghiệm
- Nhận ra ý tưởng và chiến lược thực nghiệm
- Liệt kê được những điều cần lưu ý khi con người tham gia vào việc thí nghiệm
- Mô tả được quá trình xây dựng thực nghiệm
- Liệt kê các thủ tục tiến hành thực nghiệm và bước kiểm tra
- Mô tả việc đo lường thí nghiệm
- Giải thích dữ liệu thí nghiệm
- Thảo luận dữ liệu thí nghiệm với những mô hình có sẵn
2.2.4. (3.0) Kiểm định giả thuyết đã đưa ra, và chứng minh
- Thảo luận tính hợp lý của dữ liệu thống kê
- Thảo luận được những giới hạn của dữ liệu được sử dụng
- Giải thích các kết luận được chứng minh bởi dữ liệu, các nhu cầu và giá trị
- Giải thích những cải tiến có thể đạt được trong quá trình khám phá tri thức
2.3. SUY NGHĨ MỘT CÁCH CÓ HỆ THỐNG
2.3.1. (3.4) Nhìn tổng thể vấn đề
- Xác định và định nghĩa một hệ thống, sự ứng xử và các thành phần của nó
-
Sử dụng những phương pháp tiếp cận liên ngành để đảm bảo rằng hệ thống

được hiểu từ mọi phía có liên quan
- Xác định bối cảnh xã hội, doanh nghiệp, và kỹ thuật của hệ thống
C-2/12 Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010
- Xác định những sự tương tác bên ngoài lên hệ thống và ứng xử của hệ thống
2.3.2. (3.2) Xác định những vấn đề phát sinh và tương tác trong hệ thống
-
Minh hoạ những khái niệm tóm tắt cần thiết để định nghĩa và lập mô hình hệ
thống
- Xác định các đặc tính vận hành và chức năng phát sinh từ hệ thống
- Xác định các điểm chung quan trọng giữa các thành phần
- Nhận thức được sự thích nghi với những biến đổi theo thời gian
2.3.3. (3.5) Sắp xếp và xác định các yếu tố trọng tâm
- Xác định và phân loại tất cả các nhân tố liên quan đến toàn bộ hệ thống
- Xác định các nhân tố chính trong tất cả nhân tố
- Giải thích các sự phân bổ nguồn lực để giải quyết các vấn đề chính
2.3.4. (3.4) Phân tích ưu nhược điểm và chọn giải pháp cân bằng
- Xác định các mâu thuẫn và nhân tố để giải quyết bằng những đánh đổi
-
Lựa chọn và sử dụng các phương pháp cân bằng nhiều yếu tố khác nhau, giải
quyết các mâu thuẫn và tối ưu hóa toàn bộ hệ thống
-
Mô tả các giải pháp linh hoạt so với các giải pháp tối ưu trong suốt vòng đời
của hệ thống
- Đánh giá những cải tiến có thể đạt được trong quá trình suy nghĩ tầm hệ thống
2.4. KỸ NĂNG VÀ THÁI ĐỘ CÁ NHÂN
2.4.1. (3.5) Chủ động và sẵn sàng chấp nhận rủi ro
- Khái quát các nhu cầu và các cơ hội cho đề xuất
- Làm sáng tỏ các lợi điểm và các rủi ro tiềm năng của một hành động
- Giải thích các phương pháp và hoạch định thời gian cho việc đề xướng đề án
-

Thể hiện sự lãnh đạo trong những đề xướng mới, với hướng thiên về các hành
động đúng đắn
- Dự đoán hành động, kết quả đạt được, và báo cáo các hành động
2.4.2. (3.5) Có tính kiên trì và linh hoạt
- Thể hiện sự tự tin, lòng nhiệt tình, và niềm đam mê
-
Thể hiện tầm quan trọng của làm việc chăm chỉ, có cường độ cao và chú ý đến
chi tiết
- Thể hiện sự thích nghi đối với thay đổi
- Thể hiện sự sẳn sàng và khả năng làm việc độc lập
-
Thể hiện sự sẳn sàng làm việc với người khác, xem xét và chấp nhận các quan
điểm khác nhau
- Thể hiện sự tiếp nhận lời phê bình và những phản hồi tích cực
2.4.3. (3.5) Có khả năng tư duy sáng tạo
- Minh họa khái niệm hóa và trừu tượng hóa
- Thể hiện khả năng tổng hợp và tổng quát hóa
- Minh họa quá trình phát minh
-
Thảo luận vai trò của tính sáng tạo trong nghệ thuật, khoa học, và nhân văn và
công nghệ
2.4.4. (3.5) Có khả năng tư duy đánh giá
- Phân tích sự trình bày về vấn đề
- Lựa chọn những lý lẽ và các giải pháp logic
- Đánh giá chứng cứ hỗ trợ
- Xác định các quan điểm, lý thuyết và dữ kiện đối nghịch
- Xác định các sự nhầm lẫn logic
- Kiểm tra các giả thuyết và kết luận
Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010 C-2/13
2.4.5. (3.0) Nhận thức về khả năng, đặc điểm về tính cách và kiến thức của chính mình

- Mô tả các kỹ năng, mối quan tâm, điểm mạnh, điểm yếu của mình
-
Thảo luận về giới hạn những khả năng của mình, trách nhiệm của mình, cho sự
cải tiến bản thân để khắc phục những điểm yếu quan trọng
- Thảo luận tầm quan trọng của cả độ sâu và độ rộng của kiến thức
2.4.6. (3.5) Ham tìm hiểu và khả năng học tập suốt đời
- Thảo luận động cơ tự học liên tục
- Thể hiện các kỹ năng tự học hỏi
- Thảo luận cách học của riêng mình
- Thảo luận sự phát triển các mối quan hệ với người hướng dẫn
2.4.7. (3.5) Biết cách quản lý nguồn lực và thời gian
- Thảo luận việc sắp xếp nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên
- Giải thích tầm quan trọng và/hay tính cấp bách của các nhiệm vụ
- Giải thích việc thực hiện hiệu quả của các nhiệm vụ
2.5. CÁC KỸ NĂNG VÀ THÁI ĐỘ CHUYÊN NGHIỆP
2.5.1. (3.5) Thể hiện đạo đức nghề nghiệp, tính trung thực, làm việc có trách nhiệm
- Thể hiện được các tiêu chuẩn và nguyên tắc về đạo đức của mình
-
Thể hiện được lòng can đảm để hành động theo nguyên tắc bất chấp hoàn cảnh
không thuận lợi
- Nhận ra được mâu thuẫn giữa những mệnh lệnh đạo đức nghề nghiệp
-
Thể hiện được nhận thức rằng sai lầm là có thể chấp nhận được, nhưng mình
phải có trách nhiệm với sai lầm đó
- Thể hiện được công lao của những người hợp tác
- Thể hiện được sự cam kết để phục vụ
2.5.2. (3.0) Có thái độ hành xử chuyên nghiệp
- Thảo luận được phong cách chuyên nghiệp
- Giải thích được sự lịch thiệp chuyên nghiệp
- Xác định được các phong tục quốc tế và tập quán tiếp xúc trong giao tiếp

2.5.3. (3.0) Chủ động lên kế hoạch cho nghề nghiệp của mình
- Thảo luận được tầm nhìn cá nhân cho tương lai của mình
- Giải thích được việc tạo mạng lưới quan hệ với những người chuyên nghiệp
- Xác định được hồ sơ thành tích của mình về các kỹ năng chuyên nghiệp
2.5.4. (3.5) Luôn cập nhật thông tin trong lĩnh vực kỹ thuật
- Thảo luận được sự tác động tiềm năng của những khám phá khoa học mới
- Mô tả được tác động xã hội và kỹ thuật của những công nghệ và phát minh mới
-
Thảo luận được sự quen thuộc với thực hành / công nghệ đương thời trong kỹ
thuật
- Giải thích được các mối liên kết giữa lý thuyết và thực hành kỹ thuật
Phần 3 KỸ NĂNG LÀM VIỆC THEO NHÓM VÀ GIAO TIẾP
3.1. LÀM VIỆC THEO NHÓM
3.1.1. (3.5) Thành lập nhóm
-
Làm rõ/hiểu/giải thích các giai đoạn của việc thành lập nhóm và vòng đời của
nhóm
- Tóm tắt nhiệm vụ và các quy trình hoạt động nhóm
- Xác định các vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm
-
Giải thích các mục tiêu, nhu cầu, và đặc tính (cách làm việc, sự khác biệt về văn
hóa) của từng cá nhân thành viên trong nhóm
C-2/14 Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010
- Làm rõ các điểm mạnh và điểm yếu của nhóm
-
Giải thích về các quy tắc liên quan đến tính bảo mật, bổn phận, và đề xướng của
nhóm
3.1.2. (3.5) Tổ chức hoạt động nhóm
- Khái quát các mục tiêu và công việc cần làm
- Đưa ra kế hoạch và tạo điều kiện cho các cuộc họp có hiệu quả

- Xác định các nguyên tắc của nhóm
-
Cho thí dụ giao tiếp hiệu quả (lắng nghe, hợp tác, cung cấp, và tiếp nhận thông
tin một cách chủ động)
- Đưa ra sự phản hồi tích cực và hiệu quả
- Lập kế hoạch, lên chương trình và thực hiện một đề án
- Đưa ra các giải pháp cho các vấn đề (tính sáng tạo và đưa ra quyết định)
- Cho thí dụ về thương lượng và giải quyết mâu thuẫn
3.1.3. (3.0) Phát triển nhóm
- Làm rõ các chiến lược cho sự phản hồi, đánh giá, và tự đánh giá
- Xác định các kỹ năng cho sự duy trì và phát triển nhóm
- Xác định các kỹ năng cho sự phát triển cá nhân trong phạm vi nhóm
- Giải thích các chiến lược cho việc giao tiếp của nhóm
3.1.4. (3.0) Lãnh đạo nhóm
- Làm rõ các mục tiêu của nhóm
- Cho thí dụ quản lý quy trình nhóm
- Mô tả các kiểu lãnh đạo và hỗ trợ (chỉ dẫn, huấn luyện, hỗ trợ, phân nhiệm)
- Làm rõ các phương pháp để động viên (ví dụ, khích lệ, sự công nhận, v.v…)
- Cho thí dụ đại diện nhóm trước những người khác
- Mô tả khả năng hướng dẫn và cố vấn
3.1.5. (3.1) Kỹ thuật làm việc nhóm
- Mô tả làm việc trong nhiều loại nhóm khác nhau:
- Các nhóm liên ngành, bao gồm không kỹ thuật
- Nhóm nhỏ và nhóm lớn
- Các môi trường về không gian, sự phân tán, và môi trường làm việc trực
tuyến
- Làm rõ sự hợp tác kỹ thuật với các thành viên trong nhóm
3.2. GIAO TIẾP
3.2.1. (3.0) Chiến lược giao tiếp
- Xác định các tình huống giao tiếp

- Giải thích một chiến lược giao tiếp
3.2.2. (2.6) Cấu trúc giao tiếp
- Xác định cách giao tiếp liên ngành và liên văn hóa
- Cấu trúc phù hợp và các mối quan hệ giữa các ý tưởng
- Bằng chứng hỗ trợ phù hợp, đáng tin cậy, và chính xác
- Ngôn ngữ một cách súc tích, quả quyết, chính xác, rõ ràng
- Các yếu tố cường điệu (ví dụ: cách trình bày tùy thuộc vào người nghe)
3.2.3. (3.0) Giao tiếp bằng bằng văn bản
- Thực hành viết mạch lạc và trôi chảy
- Thực hành viết đúng chính tả, chấm câu, và ngữ pháp
- Phân loại viết kỹ thuật
Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010 C-2/15
-
Giải thích những kiểu viết khác nhau (văn bản chính thức và không chính thức,
báo cáo, v.v. …)
3.2.4. (3.1) Giao tiếp đa phương tiện
- Thực hành chuẩn bị bài thuyết trình bằng điện tử
-
Thảo luận các qui chuẩn liên quan đến việc sử dụng thư điện tử, lời nhắn, và hội
thảo qua video
- Sử dụng các hình thức giao tiếp điện tử khác nhau (biểu đồ, trang web, …)
3.2.5. (4.0) Giao tiếp đồ họa
- Thực hành vẽ phác thảo, và vẽ
- Phân loại các bảng biểu, đồ thị, biểu đồ
- Giải thích các bản vẽ kỹ thuật và vẽ phối cảnh
3.2.6 (3.5) Thuyết trình và cử chỉ giao tiếp
-
Áp dụng chuẩn bị thuyết trình và phương tiện hỗ trợ với ngôn ngữ, phong cách,
thời gian, và cấu trúc phù hợp
-

Sử dụng các phương tiện giao tiếp không bằng văn bản hay lời nói (cử chỉ, ánh
mắt, tư thế)
- Lựa chọn trả lời các câu hỏi một cách hiệu quả
Select answering questions effectively
3.3. GIAO TIẾP BẰNG NGOẠI NGỮ
3.3.1. (3.5) Tiếng Anh (chuẩn đầu ra 450 TOEIC)
3.3.2. (3.0) Các ngôn ngữ khác
Phần 4 HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG, THIẾT KẾ, TRIỂN KHAI, VÀ VẬN HÀNH
TRONG BỐI CẢNH DOANH NGHIỆP VÀ XÃ HỘI
4.1. BỐI CẢNH BÊN NGOÀI XÃ HỘI
4.1.1. (3.0) Vai trò và trách nhiệm của người kỹ sư đối với xã hội
- Khái quát được các mục tiêu và vai trò của ngành nghề kỹ thuật
- Làm sáng tỏ các trách nhiệm của kỹ sư đối với xã hội
4.1.2. (3.4) Nhận thức được những lợi ích mang lại trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật
-
Minh họa được những tác động của kỹ thuật đối với môi trường, các hệ thống
xã hội, kiến thức, và kinh tế trong văn hóa hiện đại
Các quy tắc của xã hội đối với kỹ thuật 4.1.3. (3.0)
-
Giải thích được vai trò của xã hội và các cơ quan của nó trong việc điều tiết kỹ
thuật
-
Khái quát hóa phương thức các hệ thống pháp lý và chính trị điều tiết và tác
động đến kỹ thuật
-
Làm sáng tỏ vai trò các tổ chức chuyên nghiệp cấp giấy phép và đề ra các tiêu
chuẩn như thế nào
- Làm sáng tỏ tài sản trí tuệ được tạo ra, sử dụng, và bảo vệ như thế nào
4.1.4. (3.0) Kiến thức pháp luật, lịch sử và văn hóa
-

Cho thí dụ thể hiện bản chất đa dạng và lịch sử của xã hội loài người cũng như
các truyền thống của họ về văn học, triết lý và nghệ thuật
-
Khái quát hóa các nghị luận và phân tích phù hợp cho việc thảo luận ngôn ngữ,
tư tưởng, và giá trị
4.1.5. (3.0) Các vấn đề mang tính thời sự
-
Giải thích về giá trị quan trọng đương thời đối với chính trị, xã hội, pháp lý, và
môi trường
C-2/16 Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010
-
Hợp thành nhóm các quy trình sử dụng để đặt ra các giá trị đương thời và vai
trò của mỗi người trong các quy trình này
- Dự đoán các cơ chế để mở rộng và phổ biến kiến thức
4.1.6. (2.5) Phát triển viễn cảnh toàn cầu
- Làm sáng tỏ sự quốc tế hóa của hoạt động nhân đạo
-
Cho thí dụ những điểm tương đồng và khác nhau trong các tập quán của các văn
hóa về chính trị, xã hội, kinh tế, kinh doanh, và kỹ thuật
-
Cho thí dụ về các hiệp ước và đồng minh quốc tế giữa các doanh nghiệp với
nhau, và giữa các chính phủ với nhau
4.2. BỐI CẢNH KINH DOANH VÀ DOANH NGHIỆP
4.2.1. (3.0) Tôn trọng sự đa dạng văn hóa doanh nghiệp
-
Khái quát được sự khác biệt trong quy trình, văn hóa, và thước đo sự thành
công trong các văn hóa doanh nghiệp khác nhau:
- công ty / cơ quan giáo dục / tổ chức phi vụ lợi / tổ chức phi chính phủ
- điều tiết bởi thị trường / điều tiết bởi chính sách
- lớn / nhỏ

- tập trung / phân quyền
- Nghiên cứu và phát triển / vận hành sản xuất
- Trong giai đoạn bão hòa / giai đoạn tăng trưởng / giai đoạn khởi đầu
- Chu trình phát triển dài hơn / chu trình phát triển nhanh hơn
- Có công đoàn lao động / không có công đoàn lao động
4.2.2. (3.0) Chiến lược, mục tiêu, và kế hoạch kinh doanh
- Khái quát được sứ mạng và quy mô của doanh nghiệp
- Tính toán khả năng chính yếu và thị trường của doanh nghiệp
- Giải thích được quá trình công nghệ và quá trình nghiên cứu
- Dự đoán các liên minh quan trọng và mối quan hệ với nhà cung ứng
- Tổng kết được các mục tiêu và hệ thống đo lường về tài chính và quản lý
- Khái quát được hoạch định và kiểm soát tài chính
-
Khái quát được các quan hệ với các bên liên quan (với chủ sở hữu, nhân viên,
khách hàng, v.v…)
4.2.3. (3.0) Có đầu óc thương mại hóa kỹ thuật
- Dự đoán các cơ hội kinh doanh có thể sử dụng công nghệ
- Dự đoán các công nghệ có thể tạo ra các sản phẩm, và hệ thống mới
- Khái quát được cách tổ chức và tài chính trong kinh doanh
4.2.4. (3.5) Khả năng thích ứng trong các môi trường làm việc khác nhau
- Áp dụng được chức năng của quản trị
- Chỉ ra được các vai trò và trách nhiệm khác nhau trong một tổ chức
- Chỉ ra được các vai trò của các tổ chức theo chức năng và theo chương trình
- Xây dựng được cách làm việc hiệu quả trong phạm vi cấp bậc và tổ chức
- Chỉ ra được sự thay đổi, năng động, và tiến triển trong các tổ chức
4.3. HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG & XÂY DỰNG HỆ THỐNG
4.3.1. (3.0) Thiết lập những mục tiêu và yêu cầu của hệ thống
- Dự đoán được các nhu cầu và cơ hội của thị trường:
- Suy đoán nhu cầu khách hang
- Dự đoán được các cơ hội xuất phát từ công nghệ mới hay các nhu cầu

tiềm ẩn
- Giải thích các yếu tố cấu thành bối cảnh của yêu cầu:
Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010 C-2/17
- Khái quát hóa các mục tiêu, chiến lược, khả năng, và đơn vị liên kết của
doanh nghiệp
- Họp thành nhóm những đối thủ cạnh tranh và đối sánh thông tin
- Làm sáng tỏ được các ảnh hưởng về đạo đức, xã hội, môi trường, pháp
lý và luật lệ điều tiết
- Giải thích xác suất của thay đổi trong các yếu tố ảnh hưởng đến hệ
thống, các mục tiêu và nguồn lực sẵn có của nó
-
Diễn giải các mục tiêu và yêu cầu của hệ thống
- Cho thí dụ về cách diễn đạt / thể thức của các mục tiêu và yêu cầu

- Diễn giải những mục tiêu ban đầu (dựa trên các nhu cầu, cơ hội và các
ảnh hưởng khác)

- Giải thích khái niệm đo lường hiệu suất của hệ thống

- Diễn giải sự hoàn chỉnh và nhất quán trong các yêu cầu

4.3.2. (3.0) Xác định chức năng, khái niệm và cấu trúc của hệ thống
-
Khái quát hóa các chức năng cần thiết của hệ thống (và các điều kiện hoạt
động)
- Cho thí dụ về các khái niệm về hệ thống
- Phỏng đoán được mức độ công nghệ phù hợp
- Giải thích sự trao đổi giữa các khái niệm và sự phối hợp của chúng
- Làm sáng tỏ được hình thức và tổ chức cấu trúc ở cấp độ cao
-

Giải thích được sự phân rời hình thức thành các thành phần, giao chức năng cho
từng thành phần, và xác định giao diện giữa các thành phần
4.3.3. (3.0) Mô hình hóa hệ thống và đảm bảo mục tiêu có thể đạt được
- Khái quát hóa các mô hình phù hợp về hiệu suất kỹ thuật
- Giải thích các khái niệm về triển khai và vận hành
-
Tính toán các giá trị và chi phí trong chu trình vòng đời (thiết kế, triển khai, vận
hành, cơ hội, v.v…)
-
Giải thích được sự trao đổi giữa các mục tiêu, chức năng, khái niệm, và cơ cấu;
và lặp đi lặp lại cho đến khi có được kết quả thống nhất cuối cùng
4.3.4. (3.5) Quản lý đề án
-
Giải thích được những công việc kiểm soát chi phí, hiệu suất, và trình tự của đề
án
- Giải thích được các thời điểm chuyển tiếp phù hợp và nhận xét
- Giải thích được cấu hình quản lý và tài liệu
- Diễn giải thực hiện công việc so với mức chuẩn
- Cho thí dụ về quy trình giá trị đạt được
- Nếu lý do cho việc ước lượng và phân bổ các nguồn lực
- Suy đoán được các rủi ro và các lựa chọn thay thế
- Dự đoán sự phát triển các quy trình cải tiến có thể thực hiện được
4.4. THIẾT KẾ
4.4.1 (3.4) Quy trình thiết kế
-
Minh họa các yêu cầu cho mỗi thành phần hay bộ phận được rút ra từ các mục
tiêu và yêu cầu ở mức độ hệ thống
- Phát hiện các lựa chọn thay thế trong thiết kế
- Xây dựng được thiết kế ban đầu
-

Sử dụng các nguyên mẫu và các mẫu thử nghiệm trong quá trình phát triển thiết
kế
C-2/18 Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010
- Áp dụng tối ưu hóa phù hợp với những ràng buộc hiện có
- Giải quyết sự lặp đi lặp lại cho đến khi đạt kết quả
- Xây dựng được thiết kế cuối cùng
- Chứng minh sự đáp ứng khi yêu cầu thay đổi
4.4.2. (3.3) Các giai đoạn quá trình thiết kế và phương pháp tiếp cận
-
Giải thích các hoạt động trong các giai đoạn của thiết kế hệ thống (ý tưởng,
thiết kế sơ bộ, và thiết kế chi tiết)
-
Giải thích các mô hình quá trình phù hợp cho các đề án phát triển cụ thể (mô
hình thác nước, mô hình xoắn ốc, mô hình đồng thời)
-
Giải thích quy trình cho các sản phẩm đơn lẻ, sản phẩm mềm, hay sản phẩm
chỉnh sửa
4.4.3. (3.6) Vận dụng kiến thức trong thiết kế
- Áp dụng kiến thức kỹ thuật và khoa học
- Liên hệ được mối quan hệ giữa tư duy sáng tạo và suy xét, và giải quyết vấn đề
-
Giải quyết công việc ưu tiên trong lĩnh vực, sự tiêu chuẩn hóa và tái sử dụng
các thiết kế (bao gồm kỹ thuật ngược và thiết kế lại)
- Minh họa việc thu thập kiến thức thiết kế
4.4.4. (3.5) Thiết kế chuyên ngành
- Sử dụng được những kỹ thuật, dụng cụ, và quy trình phù hợp
- Giải thích sự hiệu chỉnh và phê chuẩn công cụ thiết kế
- Sử dụng được phân tích định lượng cho các lựa chọn thay thế khác
- Xây dựng mô hình hóa, mô phỏng, và kiểm tra
- Phát hiện sự chắt lọc có tính chất phân tích về thiết kế

4.4.5. (2.5) Thiết kế đa lĩnh vực
- Giải thích được sự tương tác giữa các chuyên ngành
- Giải thích được các quy ước và giả định khác nhau
- Giải thích được sự khác biệt về tính hoàn hảo của các mô hình chuyên ngành
- Giải thích được các môi trường thiết kế đa lĩnh vực
- Giải thích được thiết kế đa lĩnh vực
4.4.6. (2.5) Thiết kế đa mục tiêu
- Cho thí dụ quá trình thiết kế liên quan đến:
- tính năng, chi phí và giá trị chu trình vòng đời
- thẩm mỹ và yếu tố con người
- việc triển khai, phê chuẩn, kiểm tra, và sự bền vững đối với môi trường
- sự vận hành
- khả năng bảo trì, độ tin cậy, và an toàn
- Sự bền vững, tiến triển, cải tiến và đào thải sản phẩm
4.5. TRIỂN KHAI
4.5.1. (3.0) Lập kế hoạch quá trình triển khai
-
Khái quát hóa các mục tiêu và các thước đo tính năng, chi phí, và chất lượng
của việc triển khai
- Khái quát hóa sự triển khai của thiết kế hệ thống:
- Bố trí mặt bằng
- Tiến trình công việc
- Những vấn đề về người sử dụng / người vận hành
4.5.2. (3.5) Qui trình chế tạo và lắp rắp
- Minh họa việc chế tạo các chi tiết
Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010 C-2/19
- Minh họa việc lắp ráp các chi tiết thành những kết cấu lớn
-
Minh họa được dung sai, biên độ biến đổi, đặc tính chính yếu, và quy trình kiểm
tra dùng thống kê

4.5.3. (3.0) Qui trình triển khai hệ thống điều khiển
-
Giải thích sự chia nhỏ các thành phần ở mức độ cao thành các môđun thiết kế
(bao gồm thuật toán, và cấu trúc dữ liệu)
- Diễn giải được thuật toán (cấu trúc dữ liệu, dòng điều khiển, dòng dữ liệu)
- Giải thích được ngôn ngữ lập trình
- Diễn giải được thiết kế ở cấp độ thấp (mã hóa)
- Giải thích được tổ chức của hệ thống
4.5.4. (3.0) Tích hợp phần cơ và phần điều khiển
-
Làm sáng tỏ sự tích hợp phần mềm vào trong phần cứng điện tử (quy mô của bộ
xử lý, truyền thông, v.v.)
-
Giải thích được sự tích hợp của việc tích hợp phần mềm với bộ cảm biến, bộ
kích hoạt, và các phần cứng cơ khí
- Giải thích được chức năng và độ an toàn của phần cứng / phần mềm
4.5.5. (3.0) Thử nghiệm, kiểm tra, thẩm định, chứng nhận
-
Làm sáng tỏ các thủ tục kiểm tra và phân tích (phần cứng so với phần mềm,
mức độ chấp nhận được so với mức độ có chất lượng)
- Làm sáng tỏ sự kiểm tra tính năng so với yêu cầu của hệ thống
- Làm sáng tỏ hiệu lực của tính năng so với yêu cầu của khách hàng
- Giải thích sự chứng nhận đối với các tiêu chuẩn
4.5.6. (3.0) Quản lý quá trình triển khai
- Khái quát hóa tổ chức và cơ cấu cho việc triển khai
- Làm sáng tỏ nguồn cung cấp, hợp tác, và dây chuyền cung ứng
- Giải thích việc kiểm soát chi phí trong triển khai, thực hiện và tiến trình
- Làm sáng tỏ đảm bảo chất lượng và an toàn
- Làm sáng tỏ các cải tiến có thể thực hiện được trong quá trình triển khai
4.6. VẬN HÀNH

4.6.1. (2.5) Thiết kế và tối ưu hóa quá trình vận hành
-
Diễn giải các mục tiêu và đo lường tính năng hoạt động, chi phí, và giá trị của
vận hành
- Giải thích cấu trúc và phát triển quy trình vận hành
- Giải thích sự phân tích và mô hình hóa vận hành (và sứ mạng)
4.6.2 (2.5) Huấn luyện và vận hành
- Giải thích việc huấn luyện để vận hành chuyên nghiệp
- Mô phỏng
- Tập lệnh và chương trình
- Các bước thực hiện
- Giải thích nhu cầu đào tạo cho sự vận hành của khách hàng
- Diễn giải các quy trình vận hành
- Diễn giải các sự tương tác của quy trình vận hành
4.6.3. (2.5) Các hoạt động hỗ trợ trong vòng đời hệ thống
- Giải thích sự bảo trì và hậu cần
- Diễn giải tính năng và độ tin cậy của chu trình vòng đời
- Diễn giải giá trị và các chi phí của chu trình vòng đời
- Diễn giải sự phản hồi để tạo điều kiện cho việc cải tiến hệ thống
C-2/20 Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010
4.6.4. (2.5) Cải tiến và phát triển hệ thống
- Nêu lý do về sự cải tiến sản phẩm được hoạch định trước
- Cho thí dụ các cải tiến dựa trên các nhu cầu nhận thấy được từ vận hành
- Giải thích sự tiến triển trong việc nâng cấp hệ thống
-
Cho thí dụ các cải tiến / giải pháp để xử lý các trường hợp bất ngờ xảy ra từ vận
hành
4.6.5. (2.5) Xử lý sau vòng đời hệ thống
- Dự đoán các vấn đề cuối đời
- Tổng kết các lựa chọn để đào thải

- Cho thí dụ giá trị còn lại vào cuối đời
- Cho thí dụ những cân nhắc về môi trường cho việc đào thải
4.6.6. (2.5) Quản lý vận hành
- Khái quát hóa tổ chức và cơ cấu cho việc vận hành
- Giải thích được các quan hệ đối tác và liên kết
- Giải thích sự kiểm soát của chi phí vận hành, tính năng, và trình tự
- Cho thí dụ việc đảm bảo chất lượng và an toàn
- Giải thích việc quản lý chu trình vòng đời
- Dự đoán sự cải tiến có thể thực hiện được trong quá trình vận hành

Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010 C-2/21

×