Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

de thi + dap an thi HKI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.39 KB, 4 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM 2008
TRƯỜNG THPT TÂN ĐÔNG Môn thi: Địa lí - Trung học phổ thông phân ban
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

I. PHẦN CHUNG CHO THÍ SINH CẢ 2 BAN: (8,0điểm)
Câu 1: ( 3, 0 điểm)
Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, nêu khái quát sự phân hóa thiên nhiên theo đông -
tây?
Câu 2: ( 2.5 điểm)
Nêu phạm vi, đặc điểm chung, các dạng địa hình chính của vùng núi Tây Bắc?
Câu 3: (2,5 điểm)
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua thành phần đất, sinh vật và cảnh quan
thiên nhiên ở nước ta như thế nào?
II. PHẦN DÀNH CHO THÍ SINH TỪNG BAN: (2,0 điểm)
A. Thí sinh ban Chuẩn và ban KHTN chọn câu 4a hoặc 4b
Câu 4a (2,0 điểm)
Trình bày đặc điểm dải đồng bằng ven biển miền Trung?
Câu 4b (2,0 điểm)
Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta về tự nhiên?
B. Thí sinh ban KHXH&NV chọn 5a hoặc 5b
Câu 5a (2,0 điểm)
Dựa vào bảng số liệu sau:
Lượng mưa, bốc hơi, cân bằng ẩm của một số địa điểm
Địa điểm Lượng mưa (mm) Lượng bốc hơi (mm) Cân bằng ẩm (mm)
Hà Nội
Huế
Tp. Hồ Chí Minh
1676
2868
1931
989


1000
1686
+687
+1868
+245
Hãy so sánh và nhận xét về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm trên.
Giải thích?
Câu 5b (2,0 điểm)
Dựa vào bảng số liệu sau:
Dân số nước ta phân theo nhóm tuổi giai đoạn 1979-2005
Đơn vị: %
Năm Từ 0-14 tuổi Từ 15-59 tuổi Trên 60 tuổi
1979
1999
2005
42,5
33,5
27,0
50,4
58,4
64,0
7,1
8,1
9,0
Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi nước ta giai đoạn 1979-2005.
….Hết….
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM:
Đáp án Điểm
Câu 1 Phân hóa thiên nhiên theo đông - tây 3,0
a.Vùng biển và thềm lục địa:

- Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích đất liền, có khoảng 3000 hòn đảo lớn nhỏ.
- Khí hận biển Đông nước ta mang đặc điểm khí hậu của vùng biển nhiệt đới
ẩm gió mùa.
b. Vùng đồng bằng ven biển:
- Thiên nhiên vùng đồng bằng ven biển nước ta thay đổi tuỳ nơi và thể hiện mối
quan hệ chặt chẽ với dãy núi phía tây và vùng ven biển phía đông.
+ Đồng bằng mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng nông như
các đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ.
+ Đồng bằng hẹp ngang và bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ
biển khúc khủyu với thềm lục địa thu hẹp, tiếp giáp vùng biển nước sâu như dải
đồng bằng ven biển Trung Bộ.
+ Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến.
c. Vùng đồi núi:
Sự phân hóa thiên nhiên theo hướng đông – tây ở vùng đồi núi rất phức tạp, chủ
yếu do tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi.
+ Vùng núi thấp Đông Bắc mùa đông lạnh đến sớm.
+ Vùng núi thấp phía nam Tây Bắc, mùa đông bớt lạnh khộ hơn, mùa hạ đến
sớm, đôi khi có gió Tây, lượng mưa giảm.
0.75
0.75
0.5
0.5
0.5
1.0
Câu 2 Phạm vi, đặc điểm chung, các dạng địa hình chính của vùng núi Tây Bắc 2.5
- Phạm vi: nằm giữa sông Hồng và sông Cả
- Đặc điểm chung:
Địa hình cao nhất Việt Nam cùng những sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song
song và kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
- Các dạng địa hình chính:

+ Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ, có đỉnh Phanxipăng (3.143m).
Phía tây là địa hình núi trung bình với các dãy núi chạy dọc biên giới Việt –
Lào.
+ Ở giữa thấp hơn là các dãy núi, sơn nguyên và cao nguyên đá vôi: Phong Thổ,
Tả Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu, tiếp nối là những đồi núi đá vôi ở Ninh
Bình – Thanh Hóa.
+ Nằm giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng Tây Bắc – Đông
Nam: sông Đà, sông Mã, sông Chu.
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
Câu 3 Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua thành phần đất, sinh vật
và cảnh quan thiên nhiên ở nước ta
2.5
- Đất:
+ Feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm.
+ Đất dễ bị thoái hoá: là hệ quả của khí hậu nhiệt ẩm cao, mưa theo mùa, địa
hình nhiều đồi núi.
- Sinh vật:
+ Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là rừng rậm
nhiệt đới ẩm thường xanh.
+ Trong giới sinh vật, thành phần các loài nhiệt đới chiếm ưu thế.
 Thực vật phổ biến là các loài thuộc các họ cây nhiệt đới như; Đậu, Vang,
Dâu tằm, Dầu.
Động vật phổ biến: các loài chim thú nhiệt đới: công, trĩ, gà lôi, vẹt, khỉ …;
các loài bò sát, ếch nhái, côn trùng cũng rất phong phú.
0.5
0.25

0.5
0.25
0.25
0.25
+ Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm, gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan
tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.
0.5
Câu 4a Đặc điểm dải đồng bằng ven biển miền Trung 2.0
-Diện tích 15.000km
2
-Hình dạng hẹp ngang và bị các nhánh núi ngăn cách thành nhiều đồng bằng
nhỏ.
-Một số đồng bằng được mở rộng ở cửa sông lớn:
+Đồng bằng Thanh Hoá (cửa sông Mã)
+Đồng bằng Nghệ An (cửa sông Cả)
+Đồng bằng Quảng Nam (cửa sông Thu Bồn)
+Đồng bằng Phú Yên (cửa sông Đà Rằng)
-Nhiều đồng bằng có sự phân chia thành ba dải:
+Giáp biển là dải cồn cát, đầm phá
+Giữa là vùng trũng
+Dải trong cùng được bồi tụ thành đồng bằng.
-Biển đóng vai trò chủ yếu trong việc hình thành đồng bằng nên đất có đặc tính
nghèo, ít phù sa.
-Các nhánh núi lan sát ra biển, vì vậy nhiều đoạn bờ biển khúc khuỷu, nhiều
mũi đất và đèo.
0.25
0.25
0.5
0.5
0.25

0.25
Câu 4b Ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta về tự nhiên 2.0
- Nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới nửa cầu Bắc. Do đó thiên nhiên nước
ta mang đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nhiệt đới gío mùa, với nền nhiệt ẩm
cao, chan hoà ánh nắng.
- Nước ta còn nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa châu Á,
khu vực gió mùa điển hình trên thế giới, nên khí hậu nước ta có hai mùa rõ rệt:
mùa động bớt lạnh và khô, mùa hạ bớt nóng và mưa nhiều.
- Giáp với biển Đông là nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt ẩm nên chịu ảnh hưởng
sâu sắc của biển Đông. Vì thế thiên nhiên nước ta có bốn mùa xanh tốt khác hẳn
với thiên nhiên các nước cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và châu Phi.
- Nước ta nằm trên vành đai sinh khoáng châu Á - Thái Bình Dương và vành
đai sinh khoáng ĐịaTrung Hải, trên đường di cư của nhiều loài động thực vật
nên tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú.
- Vị trí hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên giữc miền
Bắc với miền Nam, miền núi và đồng bằng, ven biển và hải đảo, hình thành các
vùng tự nhêin khác nhau.

0.25
0.25
0.5
0.5
0.5
Câu 5a So sánh và nhận xét về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba
địa điểm trên. Giải thích
2.0
-Lượng mưa thay đổi từ Bắc xuống Nam. Huế mưa nhiều nhất sau đó đến Tp
Hồ Chí Minh, Hà Nội có lượng mưa ít nhất.
-Lượng bốc hơi càng vào Nam càng tăng.
-Về cân bằng ẩm: cao nhất là Huế rồi đến Hà Nội sau đó đến Tp Hồ Chí Minh.

*Giải thích:
-Huế có lượng mưa và cân bằng ẩm cao nhất là do ảnh hưởng của dãy Bạch Mã
đón gió thổi theo hướng đông Bắc từ biển vào, ảnh hưởng của bão và dải hội tụ
nhiệt đới. Do mưa nhiều, lượng bốc hơi nhỏ nên cân bằng ẩm lớn.
-TP Hồ Chí Minh có lượng mưa cao hơn Hà Nội vì trực tiếp đón nhận gió mùa
tây nam mang mưa, hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới mạnh, nhưng nhiệt độ
cao, lượng bốc hơi mạnh nên cân bằng ẩm thấp hơn Hà Nội.
-Hà Nội do có gió mùa đông lạnh nên lượng mưa ít hơn, lượng bốc hơi thấp
0.5
0.5
0.5
0.5
hơn, cân bằng ẩm lại cao.
Câu 5b Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi nước ta
giai đoạn 1979-2005
2.0
*Nhận xét:
-Cơ cấu dân số nư ớc ta có sự thay đổi về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi:
+Từ năm 1979 đến năm 2005 nhóm tuổi 0-14 giảm 15,5%.
+Nhóm tuổi 15-59 tuổi tăng 13,6 % trong giai đoạn từ 1979-2005.
+Nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên tăng 11,9 % trong giai đoạn từ 1979-2005.
Như vậy kết cấu dân số nước ta đang chuyển từ kết cấu dân số trẻ sang dân số
già.
*Nguyên nhân:
+Do chính sách dân số được thực hiện khá tốt nhận thức của người dân cũng
không ngừng được tăng lên đã làm giảm tỉ lệ sinh.
+Do y tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên đã làm tăng tuổi thọ trung
bình.
0.25
0.25

0.25
0.25
0.5
0.5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×