KẾ HOẠCH DẠY HỌC
******
Khoa học:(tiết 1): Sự sinh sản.
I/Mục tiêu:
Sau bài này, HS có khả năng:
-Nhận ra mỗi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố,
mẹcủa mình. -Nêu ý nghĩa của sự sinh sản.
II/Chuẩn bị:
-Bộ phiếu dùng cho trò chơi “Bé là con ai?” (đủ dùng cho nhóm).
-Hình trang 4 và 5 sgk.
III/Hoạt động dạy học:
Tiến trình
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.Bài cũ:
2.Bài mới:
*Hoạt
động 1:
Chia nhóm.
*Hoạt
động 2:
Chia nhóm
đôi.
*Hoạt
động 3:
Cả lớp.
*Hoạt
động 4:
Cả lớp.
3.Dặn dò:
Kiểm tra sách giáo khoa môn khoa học, chuẩn bị
bài.
GV giới thiệu chương trình học:
+Yêu cầu HS đọc sgk.
+Giới thiệu: Môn khoa học cung cấp những k/thức
quí báu cho cuộc sống của chúng ta.
+Yêu cầu HS mở mục lục và đọc các chủ đề.
+Em có nhận xét gì về sách Kh/học lớp 5?
Sự sinh sản.
Trò chơi “Bé là con ai?”
-GV nêu trò chơi và luật chơi, phân đồ dùng cho
từng nhóm.
**Kết luận: Con cái có đặc điểm giống bố mẹ mình.
Ýnghĩa sự sinh sản của con người.
-GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ.
-HS hỏi, trả lời, nêu đúng sai.
-GV treo tranh minh hoạ, nhận xét.
+Câu hỏi dẫn dắt: GĐ Liên có mấy thế hệ? Các thế
hệ do đâu mà có?
**Kết luận: sgk.
Liên hệ thực tế.
-Hãy nhận xét và giới thiệu về gia đình mình.
+Gồm mấy thế hệ, gồm những ai?
-Yêu cầu HS giới thiệu về gia đình mình.
Củng cố:
+Tại sao chúng ta nhận được“Bố mẹ em bé và em
bé?”
+Nhờ đâu các thế hệ trong gia đình dòng họ kế tiếp
nhau?
+Nếu con người không sinh sản thì sao?
**Kết luận:Nhờ sinh sản mà con người được tồn
tại, duy trì, kế tiếp nhau từ thế hệ này sang thế hệ
khác.
Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài:Nam hay nữ.
HS kiểm tra.
HS trả lời.
HS mở sách.
HS thực hiện.
HS thảo luận và trả
lời câu hỏi.
HS trả lời.
HS trả lời
.
HS lắng nghe.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
******
Khoa học:(tiết 2): Nam hay nữ.
I/Mục tiêu:
Sau bài này, HS biết:
-Phân biệt các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ.
-Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về nam và nữ.
-Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới; không phân biệt bạn nam,
bạn nữ.
II/Chuẩn bị:
-Hình trang 6 và 7 sgk – Các tấm phiếu có nội dung như trang 8 sgk.
III/Hoạt động dạy học:
Tiến trình
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.Bài cũ:
2.Bài mới:
*Hoạt
động 1:
Chia nhóm
và cả lớp.
3.Dặn dò:
Kiểm tra bài: Sự sinh sản.
Nam hay nữ.
Sự khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh học.
B1:Nhóm trưởng điều khiển thảo luận câu 1, 2,
3/sgk.
B2:Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo
luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
**Kết luận: Ngoài những điểm chung nam, nữ có
sự khác nhau cơ bản về cấu tạo và chức năng của
cơ quan sinh dục. Khi còn nhỏ bé trai và bé gái
chưa có sự khác biệt rõ rệt về ngoại hình ngoài cấu
tạo của cơ quan sinh dục.
Đến một độ tuổi nhất định, cơ quan sinh dục mới
phát triển và làm cho cơ thể nam và nữ có nhiều
điểm khác nhau về mặt sinh học.
Ví dụ:
+Nam thường có râu, cơ quan sinh dục nam tạo ra
tinh trùng.
+Nữ có kinh nguyệt, cơ quan sinh dục nữ tạo ra
trứng.
-GV yêu cầuHS nêu một số điểm khác biệt của nam
và nữ về mặt sinh học.
Chuẩn bị tiết sau: Nam hay nữ (tiếp theo).
Yêu cầu HS:
+Phân biệt sự khác nhau và giống nhau giữa nam
và nữ về mặt sinh học, về đối xử của xã hội, gia
đình.
HS kiểm tra.
HS mở sách.
HS thảo luận và trả
lời câu hỏi.
HS đại diện nhóm.
HS trả lời.
HS lắng nghe.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
******
Khoa học:(tiết 3): Nam hay nữ (tiếp theo).
I/Mục tiêu:
Sau bài này, HS biết:
-Phân biệt các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ.
-Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về nam và nữ.
-Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới; không phân biệt bạn nam,
bạn nữ.
II/Chuẩn bị:
-Hình trang 6 và 7 sgk – Các tấm phiếu có nội dung như trang 8 sgk.
III/Hoạt động dạy học:
Tiến trình
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.Bài cũ:
2.Bài mới:
*Hoạt
động 2:
Trò chơi:
“Ai nhanh,
ai đúng”
Chia nhóm.
*Hoạt
động 3:
Một số
quan niệm
xã hội về
nam và nữ.
Chia nhóm.
3.Dặn dò:
Kiểm tra bài: Nam hay nữ.
Nam hay nữ (tiếp theo)
MT:HS p/bcác đ/điểm khác về sinh học và xã
hội .
B1: Tổ chức và hướng dẫn. Mỗi HS chuẩn bị 1phiếu
gợi ý trang8/sgk. Cách chơi.
+Thi xếp các tấm phiếu vào bảng sau:
Nam Cả nam và nữ nữ
+Từng nhóm giải thích +Cả lớp cùng đánh giá, xem
nhóm nào sắp xếp đúng và nhanh.
B2: Các nhóm tiến hành như hướng dẫn.Đại diện
nhóm trình bày.
B3:GV đánh giá, kết luận và tuyên dương .
MT: Giúp HS nhận ra một số quan niệm về
nam và nữ cần sửa đổi. Có ý thức tôn trọng
bạn cùng và khác giới không phân biệt nam
hay nữ.
B1: Yêu cầu thảo luận các câu:
a)Bạn có đồng ý những câu hỏi sau không? Giải
thích .
+Công việc nội trợ là của phụ nữ.
+Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình.
+Con gái nên học nữ công gia chánh, con trai nên
học kĩ thuật.
b)Trong gia đình những yêu cầu hay cư xử của cha
mẹ đối với con trai, con gái khác nhau không? Như
thế nào? Như vậy có hợp lí không?
c)Liên hệ trong lớp mình có sự phân biệt đối xủ
giữa nam và nữ không? Như vậy có hợp lí không?
d)Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và
nữ?
B2: Làm việc cả lớp, từng nhóm báo cáo kết quả
thảo luận. GV kết luận chung..
Bài sau: Cơ thể chúng ta được hình thành như thế
nào?
HS kiểm tra.
HS mở sách.
HS thảo luận và trả
lời câu hỏi.
HS đại diện nhóm.
HS thảo luận và trả
lời câu hỏi.
HS đại diện nhóm.
HS lắng nghe.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
******
Khoa học:(tiết 4): Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?
I/Mục tiêu:
Sau bài này, HS có khả năng:
-Nhận biết: Cơ thể của con người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ
và tinh trùng của bố. -Phân biệt một vài giai đoạn phát triển của thai nhi.
II/Chuẩn bị:
-Hình trang 10 và 11 sgk.
III/Hoạt động dạy học:
Tiến trình
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.Bài cũ:
2.Bài mới:
*Hoạt
động 1:
GV giảng
giải và cả
lớp.
*Hoạt
động 2:
Cả lớp làm
việc với
sgk.
3.Dặn dò:
Kiểm tra bài: Nam hay nữ.
Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?
HS nhận biết một số từ khoa học: thụ tinh,
hợp tử, phôi, bào thai.
B1: GV đặt câu hỏi cho cả lớp.
1/Cơ quan nào trong cơ thể quyết đinh giới tính của
mỗi người?
a)Cơ quan tiêu hoá. b)Cơ quan hô hấp.
c)Cơ quan tuần hoàn. d)Cơ quan sinh dục.
2/Cơ quan sinh dục nam có khả năng gì?
a)Tạo ra trứng. b)Tạo ra tinh trùng.
3/Cơ quan sinh dục nữ có khả năng gì?
a)Tạo ra trứng b)Tạo ra tinh trùng.
B2: GV giảng theo sgv.
Hình thành cho HS biểu tượng về sự thụ tinh
và sự phát triển của thai nhi.
B1: -Yêu cầu HS quan sát các hình 1a, 1b, 1c và
đọc kĩ phần chú thích trang 10 sgk, tìm xem mỗi
chú thích hợp với hình nào.
-HS làm việc, một số HS trình bày.
Đáp án:
H1: Các tinh trùng gặp trứng.
H2: Một tinh trùng đã chui được vào trong trứng.
H3: Trứng và trinh trùng đã kết hợp với nhau tạo
thành hợp tử.
B2: -Yêu cầu HS quan sát hình 2, 3, 4, 5 trang
11sgk để tìm xem hình nào cho biết thai được 5
tuần, 8 tuần, 3 tháng, 9 tháng.
-HS làm việc, một số HS trình bày.
Đáp án: H2: Thai được khoảng 9 tháng..............
H3: Thai được 8 tuần....................
H4: Thai được 3 tháng......................
H5: Thai được 5 tuần........................
Bài sau: Cần làm gì để cả mẹ và bé đều khoẻ ?
HS kiểm tra.
HS mở sách.
HS trả lời.
HS thảo luận và trả
lời câu hỏi.
HS lắng nghe.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
******
Khoa học:(tiết 5): Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khoẻ?
I/Mục tiêu:
Sau bài này, HS biết:
-Nêu những việc nên và không nên làm đối với phụ nữ có thai để đảm bảo meu
khoẻ và thai nhi khoẻ.
-Xác định nhiệm vụ của người chồng và các thành viên khác trong gia đình và phải
chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai.
-Có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai.
II/Chuẩn bị:
-Hình trang 12 và 13 sgk.
III/Hoạt động dạy học:
Tiến trình
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.Bài cũ:
2.Bài mới:
*Hoạt
động 1:
Cặp đôi.
*Hoạt
động 2:
Cả lớp.
*Hoạt
động 3:
Chia nhóm.
3.Dặn dò:
Kiểm tra bài: Cơ thể chúng ta được hình thành ntn?
Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khoẻ.
Những việc nên và không nên làm đ/v phụ nữ
có thai để đảm bảo mẹ khoẻ và thai nhi khoẻ.
B1:Yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3,4 trang 12
sgk.
+Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì? Tại sao?
B2: HS làm việc theo HDGV.
B3: Trình bày kết quả thảo luận, Mỗi em nói nội
dung của một hình.
GVKết luận: sgv.
Xác định nh/vụ của người chồng và các thành
viên khác trong gia đình là phải chăm sóc,
giúp đỡ phụ nữ có thai.
B1: GV yêu cầu HS quan sát hình 5, 6, 7 trang 13
sgk.
B2: Lớp thảo luận câu hỏi: Mọi người trong gia đình
cần làm gì để thể hiện sự quan tâm chăm sóc với
phụ nữ có thai?
GVkết luận: sgv.
Đóng vai: HS có ý thức giúp đỡ người có thai.
B1: GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi trang 13 sgk:
Khi gặp phụ nữ có thai xách nặng hoặc đi cùng
chuyến ôtô không có chỗ ngồi, bạn làm gì để giúp
đỡ?
B2: Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thực hành
đóng vai theo chủ đề “Có ý thức giúp đỡ phụ nữ có
thai”
B3: Trình diễn trước lớp, các nhóm khác theo dõi
bình luận và rút ra bài học về cách ứng xử đối với
phụ nữ có thai.
Bài sau: Từ lúc sinh đến tuổi dậy thì.
HS kiểm tra.
HS mở sách.
HS thảo luận và trả
lời câu hỏi.
HS đại diện nhóm.
HS trả lời.
HS tham gia.
HS lắng nghe.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
******
Khoa học:(tiết 6): Từ lúc sinh đến tuổi dậy thì.
I/Mục tiêu:
Sau bài này, HS biết:
-Nêu một số đặc điểm chung của trẻ em ở từng giai đoạn: dưới 3 tuổi, từ 3 đến 6
tuổi, từ 6 đến 10tuổi.
-Nêu đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời của mỗi con
người.
II/Chuẩn bị:
-Thông tin và hình trang14, 15 sgk.
-HS sưu tầm ảnh chụp bản thân lúc còn nhỏ hoặc ảnh của trẻ em ở các lứa tuổi
khác nhau
III/Hoạt động dạy học:
Tiến trình
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.Bài cũ:
2.Bài mới:
*Hoạt
động 1:
Cả lớp.
*Hoạt
động 2:
Trò chơi:
“Ai
nhanh
, ai
đúng?
”
Chia nhóm.
*Hoạt
động 3:
Thực hành:
Cả lớp.
3.Dặn dò:
Kiểm tra bài: Cần làm gì để mẹ và em bé đều
khoẻ.
Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì.
Tuổi dậy thì và đđ của em bé trong ảnh sưu
tầm.
-GV yêu cầu HS đem ảnh của mình hồi nhỏ hoặc
ảnh của các trẻ em đã sưu tầm được lên giới thiệu
trước lớp theo yêu cầu:
+Bé mấy tuổi và đã biết làm gì?
MT: HS nêu được một số đặc điểm chung của
trẻ em ở từng giai đoạn dưới 3 tuổi, từ 3 đến 6
tuổi, từ 6 tuổi đến 10tuổi.
CB: Mỗi nhóm 1 bảng con, một chuông nhỏ.
TH: B1: GV phổ biến cách chơi, luật chơi.
+Các thành viên trong nhóm đều đọc các thông tin
trang khung chữ và tìm xem mỗi thông tin ưng với
lứa tuổi nào như đã nêu ở trang 14 sgk sau đó cử 1
bạn viết nhanh đáp án vào bảng, cử một bạn khác
lắc chuông để báo hiệu nhóm đã xong. Nhóm nào
làm xong trước và đúng là thắng cuộc.
B2: Làm việc theo nhóm.
B3: Làm việc theo lớp.
Đáp án: 1/b; 2/a; 3/c.
GV tuyên dương nhóm thắng cuộc.
MT: HS nêu được đặc điểm và tầm quan trọng
của tuổi dậy thì đ/v cuộc đời của mỗi con
người.
TH: B1: GV yêu cầu HS đọc các thông tin trang 15
sgk và trả lời câu hỏi: Tại sao nói tuổi dậy thì có
tầm quan trọng đặc biệt đ/v cuộc đời của mỗi con
người?
B2: GV gọi HS nêu trả lời câu hỏi.
GVkết luận: sgv.
Bài sau: Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già.
HS kiểm tra.
HS mở sách.
HS trả lời.
HS thảo luận và trả
lời câu hỏi.
HS đại diện nhóm.
HS trả lời.
HS lắng nghe.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
******
Khoa học:(tiết 7): Từ vị thành niên đến tuổi già.
I/Mục tiêu:
Sau bài này, HS biết:
-Nêu một số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già.
-Xác định bản thân HS đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời.
II/Chuẩn bị:
-Thông tin và hình trang 16, 17 sgk.
-Sưu tầm tranh ảnh của người lớn ở các lứa tuổi khác nhau và làm các nghề khác
nhau.
III/Hoạt động dạy học:
Tiến trình
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.Bài cũ:
2.Bài mới:
*Hoạt
động 1:
Chia nhóm
làm việc
với sgk.
*Hoạt
động 2:
Trò chơi:
“Ai? Họ
đang ở vào
giai đoạn
nào của
cuộc đời?”
Chia nhóm.
3.Dặn dò:
Kiểm tra bài: Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì.
Từ tuổi vị thành niên đến tuổi dậy già.
Một số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên,
tuổi trưởng thành, tuổi già.
B1: GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn.
-Yêu cầu HS đọc thông tin trang 16, 17 sgk và
thảo luận nhóm về đặc điểm nổi bật của từng giai
đoạn.
B2: HS Làm việc theo hướng dẫn của GV.
B3:Cử đại diện trình bày, mỗi nhóm trình bày một
giai đoạn và các nhóm khác bổ sung.
Gợi ý trả lời: sgv.
MT: Củng cố cho HS những hiểu biết về tuổi vị
thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già đã học
ở trên. HS xác định được bản than đang ở vào
giai đoạn nào của cuộc đời.
TH: GV cùng HS sưu tầm tranh ảnh nam, nữ ở các
lứa tuổi, làm các nghề khác nhau trong xã hội.
B1: Tổ chức và hướng dẫn.
GV phát cho mỗi nhóm từ 3 đến 4 hình. Yêu cầu HS
xác định xem những người trong ảnh đang ở giai
đoạn nào của cuộc đời và nêu đặc điểm của giai
đoạn đó.
B2: Làm việc theo nhóm.
B3: Làm việc cả lớp.
+Các nhóm cử đại diện trình bày.
+Các nhóm khác chất vấn.
+GV yêu cầu cả lớp thảo luận các câu hỏi:
a)Bạn đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời?
b)Biết được chúng ta đang ở giai đoạn nào của
cuộc đời có lợi gì?
GV kết luận: sgv.
Bài sau: Vệ sinh tuổi dậy thì.
HS kiểm tra.
HS mở sách.
HS thảo luận và trả
lời câu hỏi.
HS đại diện nhóm.
HS thảo luận và trả
lời câu hỏi.
HS đại diện nhóm.
HS trả lời.
HS lắng nghe.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
******
Khoa học:(tiết 8): Vệ sinh tuổi dậy thì.
I/Mục tiêu:
Sau bài này, HS có khả năng:
-Nêu những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì.
-Xác định những việc nên và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và
tinh thần ở tuổi dậy thì.
II/Chuẩn bị: -Hình trang 18 và 19 sgk, các phiếu ghi một số thông tin về những việc
làm để bảo vệ sức khoẻ ở tuổi dậy thì, mỗi HS chuẩn bị một thẻ từ ghi Đ, S.
III/Hoạt động dạy học:
Tiến trình
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.Bài cũ:
2.Bài mới:
*Hoạt
động 1:
Động não
Cả lớp.
*Hoạt
động 2:
Chia nhóm.
*Hoạt
động 3:
Quan sát
tranh và
thảo luận.
Chia nhóm.
*Hoạt
động 4:
Trò chơi: “
Tập
làm
diễn
giả”
Chia nhóm.
3.Dặn dò:
Kiểm tra bài: Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già.
Vệ sinh tuổi dậy thì.
Nêu được những việc nên làm để giữ vệ sinh
cơ thể ở tuổi dậy thì.
B1: GV giảng và nêu vấn đề.
+Ở tuổi dậy thì, các tuyến mồ hôi và tuyến dầu ở
da hoạt động mạnh.
+Ở tuổi này, chúng ta nên làm gì để giữ cho cơ thể
luôn sạch sẽ, thơm tho và tránh bị mụn “trứng cá”?
B2: HS nêu ý kiến ngắn gọn trả lời câu hỏi trên.
GV kết luận: sgv.
Làm việc với phiếu học tập.
B1: GV chia lớp thành nhóm (Nam và nữ riêng).
+Nam nhận phiếu “Vệ sinh cơ quan sinh dục nam”.
+Nữ nhận phiếu “Vệ sinh cơ quan sinh dục nũ”.
B2: Chữa bài theo từng nhóm nam, nữ riêng.
MT: Xác định được những việc nên làm và
không nên làm để bảo vệ sức khoẻ về thể chất
và tinh thần ở tuổi dậy thì.
TH:B1: GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển lần
lượt quan sát các hình 4, 5, 6, 7 trang 19 sgk. Và
trả lời câu hỏi: Chúng ta nên và không nên làm gì
để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần tuổi
dậy thì?
B2: Đại diện từng nhóm trình bày. GV kết luận:
sgv.
MT: Hệ thống lại kt đã học về những việc nên
và không nên làm ở tuổi dậy thì.
B1: GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn.B2: HS trình
bày.
B3: GV tổng kết khen ngợi và đặt câu hỏi cho HS
trả lời: Các em đã rút ra được điều gì qua phần
trình bày của bạn?
GV dặn dò: sgv.
Bài sau: Nói không đối với các chất gây nghiện.
HS kiểm tra.
HS mở sách.
HS trả lời.
HS thảo luận và trả
lời câu hỏi.
HS đại diện nhóm.
HS thảo luận và trả
lời câu hỏi.
HS đại diện nhóm.
HS thảo luận và trả
lời câu hỏi.
HS đại diện nhóm.
HS lắng nghe.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
******
Khoa học:(tiết 9): Thực hành: Nói “Không” đối với các chất gây nghiện.
I/Mục tiêu:
Sau bài này, HS có khả năng:
-Xử lí các thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc là, ma tuý và trình bày những
thông tin. II/Chuẩn bị:
-Thông tin và hình trang 20, 21, 22, 23 sgk.
-Các hình ảnh và thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý sưu tầm
được.
-Một số phiếu ghi các câu hỏi về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
III/Hoạt động dạy học:
Tiến trình
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.Bài cũ:
2.Bài mới:
*Hoạt
động 1:
Thực hành:
Xử lí thông
tin.
Cả lớp.
*Hoạt
động 2:
Trò chơi:
“Bốc
thăm
trả lời
câu
hỏi”
Chia nhóm.
3.Dặn dò:
Kiển tra bài: Vệ sinh tuổi dậy thì.
Thực hành: Nói “Không!” đối với các chất gây
nghiện.
MT:-HS lập bảng tác hại của rượu, bia; thuốc
lá, m/tuý
B1: HS đọc thông tin trong sgk và hoàn thành bảng
về tác hại của thuốc lá, rượu bia, ma tuý đ/v người
sử dụng và người xung quanh.
B2: GV gọi HS trình bày, HS khác bổ sung.
-GV kết luận: sgv.
MT: Củng cố cho HS những hiểu biết về tác hại
của thuốc lá, rượu, bia, ma tuý.
TH: B1:GV tổ chức và hướng dẫn.
+Chuẩn bị 3 hộp đựng phiếu.
Hộp 1: câu hỏi liên quan đến tác hại của thuốc lá.
Hộp 2: câu hỏi liên quan đến tác hại của rượu, bia.
Hộp 3: câu hỏi liên quan đến tác hại của ma tuý.
+Mỗi nhóm cử 1 bạn vào ban giám khảo, cử các
bạn khác tham gia các chủ đề khác nhau. Các bạn
còn lại là quan sát viên.
B2: Đại diện từng nhóm lên bốc thăm trả lời, GV và
ban giam khảo cho điểm độc lập sau đó cộng lại và
tính điểm trung bình.
Kết thúc hoạt động này, nếu nhóm nào có điểm
trung bình cao là thắng cuộc.
Câu hỏi gợi ý: sgv
+Nhóm câu hỏi về tác hại thuốc lá ở trang 48.
+Nhóm câu hỏi về tác hại rượu, bia ở trang 49.
+Nhóm câu hỏi về tác hại ma tuý ở trang 50.
Bài sau: Thực hành: Nói “Không !” đối với chất gây
nghiện.
HS kiểm tra.
HS mở sách.
HS trả lời.
HS thảo luận và trả
lời câu hỏi.
HS đại diện nhóm.
HS lắng nghe.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
******
Khoa học:(tiết 10): Thực hành: Nói “Không” đối với các chất gây nghiện (tiếp
theo).
I/Mục tiêu:
Sau bài này, HS có khả năng:
-Xử lí các thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc là, ma tuý và trình bày những
thông tin. -Thực hiện kĩ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện.
II/Chuẩn bị:
-Một số phiếu ghi các câu hỏi về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
-GV chuẩn bị một số tình huống ghi vào giấy.
III/Hoạt động dạy học:
Tiến trình
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.Bài cũ:
2.Bài mới:
*Hoạt
động
3:Trò chơi:
“Chiếc ghế
nguy
hiểm”.
Cả lớp.
*Hoạt
động 4:
Đóng vai
Chia nhóm.
3.Dặn dò:
Kiểm tra bài: Thực hành: Nói “Không!”
đ/v...............
Thực hành: Nói “Không!” đ/v các chất gây
nghiện.
MT: HS nhận ra: Nhiều khi biết chắc hành vi
nào đó sẽ gây nguy hiểm cho bản thân hoặc
người khác mà có người vẫn làm. Từ đó, HS có
ý thức tránh xa nguy hiểm.
TH: B1: GV tổ chức và hướng dẫn.
+Chuẩn bị 2ghế. (1 cái có phủ khăn)
+GV giải thích chiếc ghế được phủ khăn
B2: GV yêu cầu HS thực hành.
B3: Thảo luận lớp theo câu hỏi GV nêu.
+Em thấy thế nào khi đi qua chiếc ghế?
+Tại sao khi đi qua chiếc ghế, một số bạn đã đi
chậm lại và rất thận trọng để không chạm vào ghế?
+Tại sao có người biết là ghế rất nguy hiểm mà
vẫn đẩy bạn, làm cho bạn chạm vào ghế?
+Tại sao khi bị xô đẩy, có bạn cố gắng để không bị
ngã vào ghế?
+Tại sao có người lại tự mình thử chạm tay vào
ghế?
GV kết luận: sgv.
MT: HS biết thực hiện kĩ năng từ chối, không
sử dụng các chất gây nghiện.
TH: B1: GV nêu vấn đề thảo luận.
+Hãy nói rõ bạn không muốn làm việc đó.
+Nếu người kia rủ rê, hãy giải thích lí do.
+Nếu người kia vẫn cố tình lôi kéo bạn, tốt nhất là
hãy tìm cách ra khỏi nơi đó.
B2: Tổ chức và hướng dẫn.
B3: HS các nhóm đọc tình huống, hội ý cách thể
hiện.
B4: Trình diễn và thảo luận.
GV kết luận: sgv.
Bài sau: Dùng thuốc an toàn.
HS kiểm tra.
HS mở sách.
HS trả lời.
HS trả lời câu hỏi.
HS tham gia.
HS lắng nghe.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
******
Khoa học:(tiết 11): Dùng thuốc an toàn.
I/Mục tiêu:
Sau bài này, HS có khả năng:
-Xác định khi nào nên dùng thuốc.
-Nêu những đặc điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và khi mua thuốc.
-Nêu tác hại của việc dùng không đúng thuốc, không đúng cách và không
đúngliềulượng.
II/Chuẩn bị:
-Sưu tầm một số vỏ dựng và bản hướng dẫn sử dụng thuốc. Hình trang 24 và 25
sgk.
III/Hoạt động dạy học:
Tiến trình
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.Bài cũ:
2.Bài mới:
*Hoạt
động 1:
Làm việc
theo cặp.
*Hoạt
động 2:
Thực hành
làm bài tập
trong sgk.
Cả lớp.
*Hoạt
động 3:
Trò chơi:
“Ai nhanh,
ai đúng”.
Chia nhóm.
3.Dặn dò:
Kiểm tra bài: Nói “Không!” đ/v các chất gây
nghiện.
Dùng thuốc an toàn.
Khai thác vốn hiểu biết của HS về tên một số
thuốc và trường hợp cần sử dụng thuốc đó.
B1:GV yêu cầu HS hỏi và trả lời câu hỏi sau: Bạn
đã dùng thuốc bao giờ chưa và dùng trong
trườnghợpnào?
B2: Gọi 1 số cặp lên thực hiện. GV giảng theo sgv.
MT: Xác định được yêu cầu của bài.
B1: GV yêu cầu HS làm bài tập trang 24 sgk.
B2: GV chỉ định một số HS nêu kết quả bài tập.
Đáp án: 1/d; 2/c; 3/a; 4/b.
GV kết luận: sgv.
Lưu ý: HS sưu tầm một số vỏ đựng và bản hướng
dẫn sử dụng thuốc và GV cho một số HS đọc trước
lớp.
MT:Giúp HS không chỉ biết cách sử dụng thuốc
an toàn mà còn biết cách tận dụng giá trị dinh
dưỡng của thức ăn để phòng tránh bệnh tật.
B1:GV yêu cầu mỗi nhóm đưa thẻ từ đã chuẩn bị
sẵn ra và hướng dẫn ra và hướng dẫn cách chơi:
+Cả lớp cử 3 ban HS làm trọng tài.
+Cử 1HS làm quản trò để đọc từng câu hỏi.
+GV đóng vai cố vấn, nhận xét và đánh giá từng
câu giải thích các nhóm.
B2: Tiến hành chơi.
+Quản trò đọc từng câu trong sgk trang 25 trong
mục Trò chơi, các nhóm thảo luận nhanh viết vào
thẻ rồi giơ lên.
+Trọng tài xem nhóm nào đúng và nhanh nhất.
-GV yêu cầu một vài HS trả lời 4 câu hỏi trong mục
thực hành trang 24 sgk để củng cố những kiến thức
đã học và nói lại cho người thân biết những gì đã
học.
Bài sau: Phòng bệnh sốt rét.
HS kiểm tra.
HS mở sách.
2HS hỏi và trả lời.
HS trả lời câu hỏi.
HS nhóm tham gia.
HS trả lời.
HS lắng nghe.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
******
Khoa học:(tiết 12): Phòng bệnh sốt rét.
I/Mục tiêu:
Sau bài này, HS có khả năng:
-Nhận biết một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét.
-Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt rét.
-Làm cho nhà ở và nơi ngủ không có muỗi.
-Tự bảo vệ mình và những người trong gia đình bằng cách ngủ màn.
-Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
II/Chuẩn bị:
-Thông tin và hình trang 26, 27 sgk.
III/Hoạt động dạy học:
Tiến trình
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.Bài cũ:
2.Bài mới:
*Hoạt
động 1:
Làm việc
với sgk,
chia nhóm.
*Hoạt
động2:
Quan sát
và thảo
luận.
Chia nhóm.
3.Dặn dò:
Kiểm tra bài: Dùng thuốc an toàn.
Phòng bệnh sốt rét.
MT: HS nắm được 2 mục tiêu đầu của bài.
B1:GV chia nhóm và giao nhiêm vụ.
+Quan sát và đọc lời thoại của các nhân vật trong
hình 1,2 trang 26 sgk.
+Trả lời các câu hỏi một số câu hỏi về bệnh sốt rét.
1/Nêu một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét.
2/Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào?
3/Tác nhân gây ra bệnh sốt rét là gì?
4/Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào?
B2: Các nhóm trưởng điều khiển nhóm theo h/dẫn.
B3: Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ
sung
GV chốt lại theo sgv trang 58 và 59.
Quan sát và thảo luận:
MT: HS nắm được 3 mục tiêu còn lại của bài.
B1: GV viết sẵn các câu hỏi ra các phiếu đưa về
nhóm.
1/Muỗi a-nô-phen thường ẩn náu và đẻ trứng ở
những chỗ nào trong nhà và xung quanh nhà?
2/Khi nào thì muỗi bay ra để đốt người?
3/Bạn có thể làm gì để diệt muỗi trưởng thành?
4/Bạn có thể làm gì để ngăn chặn không cho muỗi
sinh sản và đốt người?
Đáp án: sgv trang 60.
B2: Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
-GV yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 27
sgk.
**lưu ý: +Tác nhân gây bệnh: Chỉ trực tiếp vi
khuẩn, vi rút, kí sinh trùng gây bệnh.
+Nguyên nhân gây bệnh: Hiểu theo nghĩa
rộng hơn, bao gồm tác nhân và các yêu tố gây
bệnh khác như môi trường, chế độ dinh dưỡng.
Bài sau: Phòng bệnh sốt xuất huyết.
HS kiểm tra.
HS mở sách.
HS thảo luận và trả
lời câu hỏi.
HS đại diện nhóm.
HS thảo luận và trả
lời câu hỏi.
HS đại diện nhóm.
HS đọc theo yêu cầu.
HS lắng nghe.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
******
Khoa học:(tiết 13): Phòng bệnh sốt xuất huyết.
I/Mục tiêu:
Sau bài này, HS có khả năng:
-Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết.
-Nhận ra sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết.
-Thực hiện các cách diệt muỗi và tránh không để muỗi đốt.
-Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
II/Chuẩn bị:
-Thông tin và hình trang 28, 29 sgk.
III/Hoạt động dạy học:
Tiến trình
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.Bài cũ:
2.Bài mới:
*Hoạt
động 1:
Thực hành
làm bài tập
sgk
Cả lớp.
*Hoạt
động 2:
Quan sát
và thảo
luận, cả
lớp.
3.Dặn dò:
Kiểm tra bài: Phòng bệnh sốt rét.
Phòng bệnh sốt xuất huyết.
MT: Nắm được 2 mục tiêu đầu của bài.
B1: GV yêu cầu HS đọc kĩ các thông tin, sau đó làm
các bài tập trang 28 sgk.
B2: GV chỉ định một số HS nêu kết quả bài tập.
Đáp án: 1/b; 2/b; 3/a; 4/b; 5/b.
-GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi: Theo bạn, bệnh
sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Tại sao?
**Lưu ý: sgv trang 62.
GV kết luận: Sốt xuất huyết là bệnh do vi-rút gây
ra. Muỗi vằn là động vật trung gian truyền bệnh.
Bệnh sốt xuất huyết có diễn biến ngắn, bệnh nặng
có thể gây chết người nhanh chóng trong vòng từ 3
đến 5 ngày. Hiện nay chưa có thuốc để chữa bệnh.
MT: Nắm được 2 mục tiêu còn lại của bài.
B1: GV yêu cầu cả lớp quan sát các hình 2, 3, 4
trang 29 sgk và trả lời câu hỏi:
+Chỉ và nói về nội dung của từng hình.
+Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng
hình đối với việc phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.
Gợi ý trả lời:
H 2: Bể nước có nắp đậy, bạn nữ đang quét sân,
bạn nam đang khơi thông cống rãnh.
H 3: Một bạn ngủ màn, kể cả ban ngày.
H 4: Chum nước có nắp đậy.
B2: GV yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi trang 29
sgk.
GV kết luận: Cách phòng bệnh sốt xuất huyết tốt
nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung
quanh, diệt muỗi, diệt bọ gậy và tránh để muỗi
đốt. Cần có thói quen ngủ màn, kể cả ban ngày.
Bài sau: Phòng bệnh viêm não.
HS kiểm tra.
HS mở sách.
HS trả lời.
HS lắng nghe.
HS trả lời.
HS lắng nghe.
HS lắng nghe.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
******
Khoa học:(tiết 14): Phòng bệnh viên não.
I/Mục tiêu:
Sau bài này, HS có khả năng:
-Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm não.
-Nhận ra sự nguy hiểm của bệnh viêm não.
-Thực hiện các cách tiêu diệt muỗi và tránh không để muỗi đốt.
-Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
II/Chuẩn bị:
-Hình trang 30 và 31 sgk.
III/Hoạt động dạy học:
Tiến trình
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.Bài cũ:
2.Bài mới:
*Hoạt
động 1:
Trò chơi:
“Ai nhanh,
ai
đúng?”,chia
nhóm.
*Hoạt
động 2:
Quan sát
và thảo
luận,
cả lớp.
3.Dặn dò:
Kiểm tra bài: Phòng bệnh sốt xuất huyết.
Phòng bệnh viêm não.
MT: HS nắm được 2 mục tiêu đầu của bài.
B1: GV phổ biến cách chơi và luật chơi.
+Mọi thành viên trong nhóm đều đọc các câu hỏi
và các câu trả lời trang 30 sgk rồi tìm xem mỗi
câu ứng với câu trả lời nào. Sau đó một bạn viết
nhanh đáp án vào bảng. Cử một bạn khác lắc
chuông để báo hiệu là nhóm đã làm xong.
+Nhóm nào làm xong trước và đúng là thắng cuộc.
B2: HS làm theo hướng dẫn của GV.
B3: GV ghi rõ nhóm nào làm xong trước, nhóm nào
làm xong sau. Đợi tất cả cùng xong, mới giơ đáp
án.
Đáp án: 1/c; 2/d; 3b; 4/a.
MT: HS nắm được 2 mục tiêu sau của bài.
B1: GV yêu cầu cả lớp quan sát hình 1, 2, 3, 4
trang 30 sgk và trả lời câu hỏi:
+Chỉ và nói về nội dung của từng hình.
+Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng
hình đ/v việc phòng tránh bệnh viêm não.
Gợi ý trả lời:
H1: Em bé ngủ có màn, kể cả ban ngày.
H2: Em bé đang được tiêm thuốc để phòng bệnh .
H3: Chuồng gia súc được làm cách xa nhà ở.
H4: Mọi người làm vệ sinh môi trường xung quanh
nhà ở: quét dọn, khơi thông cống rãnh, chôn kín
rác thải, dọn sạch những nơi đọng nước, lấp vũng
nước....
B2: GV yêu câu HS thảo luận câu hỏi:
Chúng ta có thể làm gì để phòng bệnh viêm não?
GV giúp HS liện hệ cho sát thực tế địa phương.
GV kết luận: sgv.
Bài sau: Phòng bệnh viêm gan A.
HS kiểm tra.
HS mở sách.
HS thảo luận và trả
lời câu hỏi.
HS đại diện nhóm.
HS trả lời.
HS tham gia.
HS lắng nghe.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
******
Khoa học:(tiết 15): Phòng bệnh viêm gan A.
I/Mục tiêu:
Sau bài này, HS biết:
-Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm gan A.
-Nêu cách phòng bệnh viêm gan A.
-Có ý thức thực hiện phòng tránh bệnh viêm gan A.
II/Chuẩn bị:
-Thông tin và hình trang 32, 33 sgk. Sưu tầm các thông tin về tác nhân, đường lây
truyền và cách phòng tránh bệnh viêm gan A.
III/Hoạt động dạy học:
Tiến trình
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.Bài cũ:
2.Bài mới:
*Hoạt
động 1:
Làm việc
với sgk,
cả lớp.
*Hoạt
động 2:
Quan sát
và thảo
luận, cả
lớp.
3.Dặn dò:
Kiểm tra bài: Phòng bệnh viêm não.
Phòng bệnh viêm gan A.
MT: HS nắm được mục tiêu đầu của bài.
B1: GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ:
+Đọc lời thoại của các nhân vật trong hình 1 trang
32 sgk và trả lời các câu hỏi:
1/Nêu một số dấu hiệu của viêm gan A.
2/Tác nhân gây ra bệnh viêm gan A là gì?
3/Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào?
B2: Nhóm trưởng điều khiển theo hướng dẫn của
GV.
B3: Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc
của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
Bảng tham khảo: sgv.
MT: HS nắm được 2 mục tiêu còn lại của bài.
B1: GV yêu cầu HS quan sát các hình 2, 3, 4, 5
trang 33 sgk và trả lời câu hỏi:
+Chỉ và nói về nội dung của từng hình.
+Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng
hình đối với việc phòng tránh bệnh viêm gan A.
Gợi ý trả lời:
H2: Uống nước đun sôi để nguội.
H3: Ăn thức ăn đã nấu chín.
H4: Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng trước khi
ăn.
H5: Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng sau khi đi
đại tiện.
B2: GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
1/Nêu các cách phòng bệnh viêm gan A.
2/Người mắc bệnh viêm gan A cần lưu ý điều gì?
3/Bạn có thể làm gì để phòng bệnh viêm gan A?
GV kết luận: sgv.
Bài sau: Phòng tránh HIV/AIDS
HS kiểm tra.
HS mở sách.
HS thảo luận và trả
lời câu hỏi.
HS đại diện nhóm.
HS trả lời.
HS lắng nghe.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
******
Khoa học:(tiết 16): Phòng tránh HIV/AIDS.
I/Mục tiêu:
Sau bài này, HS biết:
-Giải thích một cách đơn giản HIV là gì, AIDS là gì.
-Nêu các đường lây truyền HIV/AIDS.
-Nêu cách phòng tránh HIV/AIDS.
-Có ý thức vận tuyên truyền, vận động mọi người cùng phòng tránh HIV/AIDS
II/Chuẩn bị:
-Thông tin và hình trang 35 sgk. Sưu tầm tranh ảnh, tờ rơi, tranh cổ động và các
thông tin về HIV/AIDS. Các bộ phiếu hỏi-đáp có nội dung như trang 34 sgk (đủ cho mỗi
nhóm một bộ)
III/Hoạt động dạy học:
Tiến trình
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.Bài cũ:
2.Bài mới:
*Hoạt
động 1:
Trò chơi
“Ai nhanh,
ai đúng”.
Chia nhóm.
*Hoat
động 2:
Sưu tầm
thông tin
hoặc tranh
ảnh và
triển lãm.
Chia nhóm.
3.Dặn dò:
Kiểm tra bài: Phòng bệnh viêm gan A.
Phòng tránh HIV/AIDS.
Theo số liệu của BYT thì cuối tháng 5/2004 cả nước
có hơn 81 200 trường hợp nhiễm HIV, gần 12 700
ca đã chuyển thành AIDS và 7 200 người tử vong.
Phần lớn bệnh nhân trẻ 2/3 thanh thiếu niên 20-
29tuổi.
-GV nêu: Em biết gì về HIV/AIDS?
MT: HS nắm được 2 mục tiêu đầu của bài.
B1: GV tổ chức và hướng dẫn.
GV phát cho mỗi nhóm một bộ phiếu có nội dung
như trong sgk, một tờ giấy khổ to và băng keo. Yêu
cầu các nhóm thi xem nhóm nào tìm được câu trả
lời tương ứng với câu hỏi đúng và nhanh nhất.
B2: Nhóm trưởng điều khiển thực hiện theo HDGV.
B3: GV yêu cầu đại diện mỗi nhóm cử 1bạn làm
ban giám khảo. Nhóm nào làm đúng nhanh và trình
bày đẹp là thắng cuộc.
Đáp án: 1/c; 2/b; 3/d; 4/e; 5/a.
MT: HS nắm được 2 mục tiêu còn lại của bài.
B1: Tổ chức và hướng dẫn.
GV yêu cầu các nhóm sắp xếp, trình bày.
B2: Nhóm trưởng điều khiển và phân công làm
theo hướng dẫn.VD:
-Một số bạn trang trí và trình bày các tư liệu mà
nhóm thu thập được về HIV/AIDS.
-Một số bạn tập nói về những thông tin sưu tầm
được.
B3: Trình bày triển lãm.
-GV phân chia khu vực trình bày triển lãm.
-Sau khi xem và nghe các nhóm trình bày, cả lớp
trở về vị trí và chọn nhóm làm tốt, trình bày đẹp.
**Lưu ý: sgv.
Bài sau: Thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS.
HS kiểm tra.
HS mở sách.
HS lắng nghe.
HS thảo luận và trả
lời câu hỏi.
HS đại diện nhóm.
HS thảo luận và trả
lời câu hỏi.
HS đại diện nhóm.
HS lắng nghe.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
******
Khoa học:(tiết 17): Thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS.
I/Mục tiêu:
Sau bài này, HS có khả năng:
-Xác định các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV.
-Có thái độ không phân biệt đối xủ với người bị nhiễm HIV và gia đình.
II/Chuẩn bị:
-Hình trang 36, 37 sgk. 5 tấm bìa cho hoạt động đóng vai “Tôi bị nhiễm HIV”.
-Giấy và bút màu.
III/Hoạt động dạy học:
Tiến trình
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.Bài cũ:
2.Bài mới:
*Hoạt
động 1:
Trò chơi
tiếp sức
“HIV lây
truyền
hoặc
không lây
truyền
qua..”
Cả lớp.
*Hoạt
động 2:
Đóng vai
“Tôi bị
nhiễm
HIV”.
Chia nhóm.
Kiểm tra bài: Phòng tránh HIV/AIDS.
Thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS.
MT: HS nắm được mục tiêu đầu của bài học.
CB:a)Bộ thẻ các hành vi.
b)Kẻ sẵn trên bảng phụ “HIV lây truyền hoặc
không lây truyền qua...”
Các hành vi có nguy cơ
lây truyền HIV
Các hành vi không có
nguy cơ lây nhiễm HIV
B1: Tổ chức và hướng dẫn.
-GV chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội có 10 HS tham
gia.
-HS 2 đội lắng nghe hướng dẫn của giáo viên.
-HS bắt đầu chơi khi có hiệu lệnh của GV.
-Đội nào gắn xong trước và đúng là thắng cuộc.
B2: Các đội cử đại diện lên chơi: Lần lượt từng
người tham gia chơi của mỗi đội lên dán các tấm
phiếu mình rút được vào cột tương ứng trên bảng.
B3: -GV cùng HS không tham gia chơi kiểm tra.
-GV yêu cầu các đội giải thích đối với một số
hành vi.
-Nếu có tấm phiếu đặt không đúng GV nhấc
ra, hỏi cả lớp nên đặt ở đâu, sau đó GV đặt đúng
vào vị trí. -GV giải thích.
Đáp án: sgv.
GV kết luận: HIV không lây truyền qua tiếp xúc
thông thường như bắt tay, ăn cơm cùng,......
MT: HS nắm được mục tiêu còn lại của bài.
Biết được trẻ bị nhiễm HIV có quyền
được học tập, vui chơi và sống chung cùng
cộng đồng.
B1: Tổ chức và hướng dẫn.
-GV mời 5HS đóng vai: 1HS đóng vai bị nhiễm HIV,
4HS khác sẽ thể hiện hành vi ứng xử với HS bị
nhiễm như đã ghi trong phiếu gợi ý:
HS 1: Nhiễm HIV, là một HS mới chuyển đến.
HS 2: Tỏ ra ân cần khi chưa biết, sau đó thay đổi
thái độ.
HS 3: Đến gần người bạn mới đến lớp học, định
làm quen, khi biết bạn bị nhiễm HIV cũng thay đổi
thái độ vì sợ lây.
HS kiểm tra.
HS mở sách.
HS thảo luận và trả
lời câu hỏi.
HS đại diện nhóm.
HS thảo luận và trả
lời câu hỏi.
HS đại diện nhóm.
*Hoạt
động 3:
Chia nhóm.
3.Dặn dò:
HS 4: Đóng vai GV, sau khi đọc xong tờ giấy nói:
“Nhất định là em đã tiêm chích ma tuý rồi. Tôi sẽ
đề nghị chuyển em đến lớp khác”, sau đó đi ra khỏi
phòng
HS 5: Thể hiện thái độ hỗ trợ, cảm thông.
+GV khuyến khích HS đóng vai sáng tạo hơn.
+HS không tham gia đóng vai phải theo dõi cách
thể hiện của từng vai để thảo luận cách ứng xử nào
nên và không nên.
B2: Đóng vai và quan sát.
B3: GV hướng dẫn cả lớp thảo luận các câu hỏi
sau:
+Em nghĩ gì về từng cách ứng xử?
+Các em nghĩ người nhiễm HIV có cảm nhận ntn
trong mỗi tình huống?(nên hỏi người đóng vai HIV
trước).
Quan sát và thảo luận.
B1: Nhóm trưởng điều khiển quan sát hình trang
36, 37 sgk và trả lời câu hỏi:
+Nói về nội dung của từng hình.
+Theo bạn, các bạn ở trong hình nào có cách ứng
xử đúng đối với những người bị nhiễm HIV/AIDS và
gia đình họ?
+Nếu các bạn ở hình 2 là những người quen của
ban, bạn sẽ đối xử với họ như thế nào? Tại sao?
B2: Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của
nhóm mình; các nhóm khác nhận xét , bổ sung.
GV kết luận: HIV không lây qua tiếp xúc thông
thường. Những người nhiễm HIV, đặc biệt là trẻ em
có quyền và cần được sống trong môi trường có sự
hỗ trợ, thông cảm và chăm sóc của gia đình, bạn
bè, làng xóm; không nên xa lánh và phân biệt đối
xử với họ. Điều đó sẽ giúp người nhiễm HIV sống
lạc quan, lành mạnh, có ích cho bản thân, gia đình
và xã hội.
-GV gọi một vài HS trả lời câu hỏi:
+Trẻ em có thể làm gì để tham gia phòng tránh
HIV/AIDS.
Bài sau: Phòng tránh bị xâm hại.
HS thảo luận và trả
lời câu hỏi.
HS đại diện nhóm.
HS trả lời.
HS lắng nghe.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
******
Khoa học:(tiết 18): Phòng tránh bị xâm hại.
I/Mục tiêu:
Sau bài này, HS có khả năng:
-Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần chú
ý để phòng tránh bị xâm hại.
-Rèn luyện kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại.
-Liệt kê danh sách những người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ giúp đỡ bản
thân khi bị xâm hại.
II/Chuẩn bị: -Hình trang 38, 39 sgk. Một số tình huống để đóng vai.
III/Hoạt động dạy học:
Tiến trình
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.Bài cũ:
2.Bài mới:
*Khởi
động:
*Hoạt
động 1:
Quan sát
và thảo
luận.
Chia nhóm.
*Hoạt
động 2:
Đóng vai
“Ứng phó
với nguy cơ
bị xâm hại”
Chia nhóm.
*Hoạt
động 3:
Vẽ bàn tay
tin cây.
Cá nhân.
3.Dặn dò:
Kiểm tra bài: Thái độ đối với người nhiễm HIV.
Phòng tránh bị xâm hại.
Trò chơi: “Chanh chua, cua cắp”
B1: Tổ chức và hướng dẫn.
B2: Thực hiện như hướng dẫn của giáo viên.
GVhỏi: Các em rút ra bài học gì qua trò chơi?
MT: HS nắm được mục tiêu 1 của bài học.
B1: -Nhóm trưởng điều khiển quan sát các hình 1,
2, 3 trang 38 sgk và trao đổi nội dung từng hình.
-Nhóm trưởng điều khiển thảo luận các câu hỏi
trang 38 sgk.
B2: GV gợi ý để HS đưa thêm một số tình huống
khác với những tình huống các nhóm đang thảo
luận.
B3: Đại diện từng nhóm trình bày, nhóm khác bổ
sung
GV kết luận: sgv.
MT: HS nắm được mục tiêu 2 của bài học.
Nêu được các quy tắc an toàn cá nhân.
B1: GV giao nhiệm vụ cho nhóm.
N1: Phải làm gì khi có người lạ tặng quà cho mình?
N2: Phải làm gì khi có người lạ muốn vào nhà?
N3: Phải làm gì khi có người trêu ghẹo hoặc có
hành động gây bối rối, khó chịu với bản thân...?
B2: Từng nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
-GV cho cả lớp thảo luận câu: Trong trường hợp bị
xâm hại, chúng ta cần phải làm gì?
GV kết luận: sgv.
MT: HS nắm được mục tiêu 3 của bài học.
B1: -GVHDHS Vẽ bàn tay của mình trên giấy và ghi
tên một người tin cậy trên một ngón.
B2: HS trao đổi hình vẽ của mình với bạn bên cạnh.
B3: HS trình bày hình vẽ của mình với cả lớp.
GV kết luận: sgv.
Bài sau: Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ.
HS kiểm tra.
HS mở sách.
HS cả lớp tham gia.
HS thảo luận và trả
lời câu hỏi.
HS đại diện nhóm.
HS thảo luận và trả
lời câu hỏi.
HS đại diện nhóm.
HS tham gia.
HS lắng nghe.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
******
Khoa học:(tiết 19): Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ.
I/Mục tiêu: Sau bài này, HS có khả năng:
-Nêu một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và một số biện pháp an toàn
GT.
-Có ý thức chấp hành đúng luật giao thông và cẩn thận khi tham gia giao thông.
II/Chuẩn bị: -Hình trang 40, 41 sgk. Sưu tầm hình ảnh và thông tin về tai nạn giao
thông.
III/Hoạt động dạy học:
Tiến trình
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.Bài cũ:
2.Bài mới:
*Hoạt
động 1:
Quan sát
thảo luận.
Cặp đôi.
*Hoạt
động 2:
Quan sát
và thảo
luận.
Cặp đôi.
3.Dặn dò:
Kiểm tra bài: Phòng tránh bị xâm hại.
Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ.
MT: HS nhận ra những việc làm vi phạm luật
GT của những người tham gia GT trong hình.
Nêu được hậu quả có thể xảy ra của những
người sai phạm đó.
B1: -2HS ngồi cạnh nhau quan sát hình 1, 2, 3, 4
trang 40 sgk, cùng phát hiện và chỉ ra những việc
làm vi phạm của người tham gia giao thông trong
từng hình; đồng thời đặt ra những câu hỏi để nêu
được hậu quả có thể xảy ra của những người sai
phạm đó.
H1:+Chỉ ra những sai phạm của người tham gia
giao thông trong hình 1(trẻ em chơi dưới lòng
đường, người đi bộ dưới lòng đường).
+ Tại sao có những việc làm vi phạm đó?(hàng
quán lấn chiếm vỉa hè).
+ Điều gì có thể xảy ra đối với những người đi
bộ dưới lòng đường?
H2: Điều gì có thể xảy ra nếu cố ý vượt đèn đỏ?
H3: Điều gì có thể xảy ra đ/v người đi xe đạp hàng
3?
H4: Điều gì có thể xảy ra đ/v người chở hàng
c/kềnh?
B2: Đại diện một số cặp lên đặt câu hỏi và chỉ định
nhóm khác trả lời.
GV kết luận: sgv.
MT: HS nêu được một số biện pháp an toàn
GT.
B1: 2HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát hình 5, 6, 7
sgk và phát hiện những việc cần làm đ/v người
tham gia giao thông được thể hiện qua hình:
VD: H5: thể hiện việc HS được học về luật GTĐB.
H6: Một bạn HS đi xe đạp sát lề đường bên
phải và có đội mũ bảo hiểm.
H7: Những người đi xe máy đi đúng phần
đường quy định.
B2: Một số HS trình bày kết quả thảo luận theo
căp. Tiếp theo GV yêu cầu mỗi HS nêu ra một biện
pháp an toàn giao thông . GV ghi lại ý kiến của HS
và kết luận.
Bài sau: Ôn tập: Con người và sức khoẻ.
HS kiểm tra.
HS mở sách.
HS thảo luận và trả
lời câu hỏi.
HS thảo luận và trả
lời câu hỏi.
HS lắng nghe.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
******
Thứ ngày tháng năm
Khoa học:(tiết 20): Ôn tâp: Con người và sức khoẻ.
I/Mục tiêu:
Sau bài này, HS có khả năng:
-Xác định giai đoạn tuổi dậy thì trên sơ đồ sự phát triển của con người kể từ lúc
mới sinh.
-Vẽ hoặc viết sơ đồ cách phòng tránh: bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não,
viêm gan A; nhiễm HIV/ AIDS.
II/Chuẩn bị:
-Các sơ đồ trang 42 và 43 sgk. Giấy khổ to và bút dạ đủ dùng cho các nhóm.
III/Hoạt động dạy học:
Tiến trình
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.Bài cũ:
2.Bài mới:
*Hoạt
động 1:
Làm việc
với sgk.
Làm việc
cá nhân,cả
lớp.
*Hoạt
động 2:
Trò chơi:
“Ai nhanh,
ai đúng.
Chia nhóm.
3.Dặn dò:
Kiểm tra bài: Phòng tránh tai nạn giao thông đường
bộ.
Ôn tập: Con người và sức khoẻ.
MT: Ôn lại kiến thức trong các bài: Nam hay
nữ; từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì.
B1: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân theo yêu cầu
như bài tập 1, 2, 3 trang 42 sgk.
B2: Gọi HS sửa bài.
Đáp án:
1/+Tuổi vị thành niên: 10 tuổi đến 19 tuổi.
+Tuổi dậy thì ở nữ: 10 tuổi đến 15 tuổi.
+Tuổi dậy thì ở nam: 13 tuổi đến 17 tuổi.
2/d: Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt thể
chất, tinh thần, tình cảm và mối quan hệ xã hội.
3/c: Mang thai và cho con bú.
MT: HS viết hoặc vẽ được sơ đồ cách phòng
tránh một trong các bệnh đã học.
B1: Tổ chức và hướng dẫn.
-GV hướng dẫn HS tham khảo sơ đồ cách phòng
trành bệnh viêm gan A trâng 43 sgk.
-Phân công các nhóm chọn ra một bệnh để vẽ sơ
đồ cách phòng tránh bệnh đó:
N1: Vẽ sơ đồ cách phòng tránh bệnh sốt rét.
N2: Vẽ sơ đồ cách phòng tránh bệnh sôt xuất
huyết.
N3: Vẽ sơ đồ cách phòng tránh bệnh viêm não.
N4: Vẽ sơ đồ cách phòng tránh nhiễm HIV/AIDS.
-Nhóm nào xong trước và đúng là thắng cuộc.
B2: Các nhóm trưởng điều khiển thảo luận. GV hỗ
trợ thêm cho các nhỏm trong quá trình thảo luận.
B3:Làm việc cả lớp.
-Các nhóm treo sản phẩm và cử người trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, góp ý và có thể nêu ý
tưởng mới.
Bài sau: Ôn tập: Con người và sức khoẻ (tiếp theo)
HS kiểm tra.
HS mở sách.
HS trả lời.
HS thảo luận và trả
lời câu hỏi.
HS đại diện nhóm.
HS lắng nghe.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
******
Khoa học:(tiết 21): Ôn tập: Con người và sức khoẻ (tiếp theo).
I/Mục tiêu:
Sau bài này, HS có khả năng:
-Xác định giai đoạn tuổi dậy thì trên sơ đồ sự phát triển của con người kể từ lúc
mới sinh.
-Vẽ hoặc viết sơ đồ cách phòng tránh: bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não,
viêm gan A; nhiễm HIV/ AIDS.
II/Chuẩn bị:
-Các sơ đồ trang 42 và 43 sgk. Giấy khổ to và bút dạ đủ dùng cho các nhóm.
III/Hoạt động dạy học:
Tiến trình
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.Bài cũ:
2.Bài mới:
*Hoạt
động 3:
Chia nhóm.
3.Dặn dò:
Kiểm tra bài: Ôn tập: Con người và sức khoẻ.
Ôn tập: Con người và sức khoẻ (tiếp theo).
MT: HS vẽ tranh vận động phòng tránh sử
dụng các chất gây nghiện ( hoặc xâm hại trẻ
em, hoặc HIV/AIDS, hoặc tại nạn giao thông).
B1: GV gợi ý.
-Quan sát các hình 2, 3 trang 44 sgk.
-Thảo luận về nội dung của từng hình đó.
-Đề xuất nội dung tranh của nhóm mình và phân
công nhau cùng vẽ.
B2: Các nhóm làm việc dưới sự điều khiển của
nhóm trưởng, GV hỗ trợ thêm trong quá trình tổ
thực hiện tranh vận động theo chủ đề của nhóm.
B3: Làm việc cả lớp.
-Đại diện từng nhóm trình bày sản phẩm của nhóm
với cả lớp.
-GV nhận xét chung và động viên các em tự vẽ
tranh ở nhà.
-Cuối buổi học, GV dặn HS về nhà nói với bố mẹ
những điều đã học.
GV giới thiệu phần học tiếp theo của chương trình
khoa học.
Chương: Vật chất và năng lượng
Đặc điểm và công dụng của một số vật liệu thường
dùng.
Bài sau:Tre, mây, song.
HS kiểm tra.
HS mở sách.
HS thảo luận và trả
lời câu hỏi.
HS đại diện nhóm.
HS lắng nghe.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
******
Khoa học:(tiết 22): Tre, mây, song.
I/Mục tiêu:
Sau bài này, HS có khả năng:
-Lập bảng so sánh đặc điểm và công dụng của tre, mây, song.
-Nhận ra một số đồ dùng hằng ngày làm bằng tre, mây, song.
-Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song được sử dụng trong gia đình.
II/Chuẩn bị:
-Thông tin và hình trang 46, 47 sgk. Phiếu học tập.
-Một sổ tranh ảnh hoặc đồ dùng thật được làm từ tre, mây, song.
III/Hoạt động dạy học:
Tiến trình
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.Bài cũ:
2.Bài mới:
*Hoạt
động 1:
Làm việc
với sgk.
Chia nhóm.
*Hoạt
động 2:
Quan sát
và thảo
luận.
Chia nhóm.
3.Dặn dò:
Kiểm tra bài: Ôn tập: Con người và sức khoẻ.
Tre, mây, song.
MT: HS làm được mục tiêu 1 của bài học.
B1:GV phát cho các nhóm phiếu học tập và yêu cầu
HS đọc các thông tin trong sgk và kết hợp với kinh
nghiệm cá nhân để hoàn thành phiếu học tập.
B2: HS quan sát hình vẽ, đọc lới chú thích và thảo
luận rồi điền vào phiếu học tập.
Tre Mây, song
Đặc điểm
Công dụng
B3: Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc
của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
Đáp án: sgv.
MT: HS thưc hiện được mục tiêu còn lại của
bài.
B1: Làm việc nhóm.
-Nhóm trưởng điều khiển quan sát hình 4, 5, 6, 7
trang 47 sgk và nói tên từng đồ dùng có trong mỗi
hình, đồng thời xác định xem đồ dùng đó được làm
từ vật liệu tre hay mây, song.
-Ghi kết quả thảo luận vào bảng:
Hình Tên sản phẩm Tên vật liệu
B2: Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của
nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
Đáp án: sgv.
-GV yêu câu HS thảo luận các câu hỏi trong sgk:
+Kể tên một số đồ dùng được làm bằng tre, mây,
song mà bạn biết.
+Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây,
song có trong nhà bạn.
GV kết luận: sgv.
Bài sau: Sắt, gang, thép.
HS kiểm tra.
HS mở sách.
HS thảo luận và trả
lời câu hỏi.
HS đại diện nhóm.
HS thảo luận và trả
lời câu hỏi.
HS đại diện nhóm.
HS lắng nghe.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
******
Khoa học:(tiết 23): Sắt, gang, thép.
I/Mục tiêu:
Sau bài này, HS có khả năng:
-Nêu nguồn góc của sắt, gang, thép và một số tính chất của chúng.
-Kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm từ gang hoặc thép.
-Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng gang, thép có trong gia đình.
II/Chuẩn bị:
-Thông tin và hình trang 48, 49 sgk.
-Sưu tầm tranh ảnh một số đồ dùng được làm từ gang hoặc thép.
III/Hoạt động dạy học:
Tiến trình
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.Bài cũ:
2.Bài mới:
*Hoạt
động 1:
Thực hành
xử lí thông
tin.
Cả lớp.
*Hoạt
động 2:
Quan sát
và thảo
luận
Nhóm đôi.
3.Dặn dò:
Kiểm tra bài: Tre, mây, song.
Sắt, gang, thép.
MT: HS nêu được mục tiêu đầu của bài học.
B1: HS đọc thông tin trong sgk và trả lời các câu
hỏi:
-Trong tự nhiên, sắt có ở đâu?
-Gang, thép đều có thành phần nào chung?
-Gang và thép khác nhau ở điểm nào?
B2: GV gọi một số HS trình bày bài làm của mình,
HS khác góp ý.
GV kết luận: sgv.
MT:Giúp HS thực hiện mục tiêu còn lại của bài
học
B1: GV giảng: Sắt là kim loại được sử dụng dưới
dạng hợp kim. Hàng rào sắt, đường sắt, đinh sắt,...
thực chất được làm bằng thép.
B2: GV yêu cầu HS quan sát hình trang 48 và 49
sgk theo nhóm đôi và nói xem gang hoặc thép được
sử dụng để làm gì.
B3: GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả làm
việc của nhóm mình và sửa bài.
Đáp án: +Thép được sử dụng:
H1: Đường ray tàu hoả. H2: Lan can nhà ở.
H3: Cầu (Cầu Long biên bắc qua sông Hồng)
H5: Dao, kéo, dây thép.
H6: Các dụng cụ được dùng để mở ốc vít.
+Gang được sử dụng:
H4: Nồi.
GV yêu cầu HS:
+Kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được
làm từ gang hoặc thép khác mà em biết.
+Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng gang,
thép có trong gia đình.
GV kết luận: sgv.
Bài sau: Đồng và hợp kim của đồng.
HS kiểm tra.
HS mở sách.
HS trả lời.
HS thảo luận và trả
lời câu hỏi.
HS đại diện nhóm.
HS lắng nghe.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
******
Khoa học:(tiết 24): Đồng và hợp kim của Đồng.
I/Mục tiêu:
Sau bài này, HS có khả năng:
-Quan sát và phát hiện một vài tính chất của đồng.
-Nêu một số tính chất của đồng và hợp kim của đồng.
-Kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng đồng hoặc hợp kim của
đồng.
-Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng có trong gia đình.
II/Chuẩn bị:
-Thông tin và hình trang 50, 51 sgk. Phiếu học tập. Một số đoạn dây đồng.
-Sưu tầm tranh ảnh, một số đồ dùng được làm từ đồng và hợp kim của đồng.
III/Hoạt động dạy học:
Tiến trình
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.Bài cũ:
2.Bài mới:
*Hoạt
động 1:
Làm việc
với vật
thật.
Chia nhóm.
*Hoạt
động 2:
Làm viêc
với sgk.Cá
nhân.
*Hoạt
động 3:
Quan sát
và thảo
luận.
Cả lớp.
3.Dặn dò:
Kiểm tra bài: Sắt, gang, thép.
Đồng và hợp kim của đồng.
MT: HS nắm được mục tiêu đầu của bài.
B1: Nhóm trưởng điều khiển quan sát đoạn dây
đồng được đem đến lớp có mô tả màu sắc, độ
sáng, tính cứng, tính dẻo của đoạn dây đồng. So
sánh đoạn dây đồng với đoạn dây thép.
GV theo dõi giúp đỡ các nhóm trong quá trình
t/luận.
B2: Đại diện từng nhóm trình bày kết quả quan sát
và thảo luận, các nhóm khác bổ sung.
GV kết luận: Dây đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim,
không cứng bằng sắt, dẻo, dễ uốn, dễ dát mỏng
hơn sắt
MT: HS nắm được mục tiêu 2 của bài học.
B1: GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu làm
việc theo chỉ dấn của trang50 sgk và ghi lại các câu
trả lời vào phiếu học tập.
Phiếu học tập
Đồng Hợp kim của đồng
Tính chất
B2: GV gọi một số HS trình bày bài làm của mình,
các HS khác góp ý.
Đáp án: sgv.GV kết luận: sgv.
MT: HS nắm được hai mục tiêu còn lại của bài.
B1: GV yêu cầu HS:
-Chỉ và nói tên các đồ dùng bằng đồng hoặc hợp
kim của đồng trong các hình trang 50, 51 sgk.
-Kể tên những đồ dùng khác được làm bằng đồng
hoặc hợp kim của đồng.
-Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng đồng và
hợp kim của đồng trong gia đình.
GV kết luận: sgv.
Bài sau: Nhôm.
HS kiểm tra.
HS mở sách.
HS thảo luận và trả
lời câu hỏi.
HS đại diện nhóm.
HS trả lời.
HS cả lớp tham gia.
HS lắng nghe.