Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Bản tin thời sự truyền hình địa phương (khảo sát trên đài phát thanh truyền hình nghệ an, hà tĩnh, quảng bình từ tháng 10 2014 đến tháng 4 2015)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 143 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----***-----

NGUYỄN THỊ THÚY HẮNG

BẢN TIN THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH ĐỊA PHƯƠNG
( KHẢO SÁT TRÊN ĐÀI PHÁT THANH- TRUYỀN HÌNH
NGHỆ AN, HÀ TĨNH, QUẢNG BÌNH
TỪ THÁNG 10/2014 ĐẾN 4/2015)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: BÁO CHÍ HỌC

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------***------------

NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG

BẢN TIN THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH ĐỊA PHƯƠNG
( KHẢO SÁT TRÊN ĐÀI PHÁT THANH- TRUYỀN HÌNH
NGHỆ AN, HÀ TĨNH, QUẢNG BÌNH
TỪ THÁNG 10/2014 ĐẾN 4/2015)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01.01


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đinh Văn Hường

Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam kết, đây là luân văn do tôi tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn trực
tiếp của cán bộ hướng dẫn là PGS.TS Đinh Văn Hường. Các số liệu, kết quả nêu
trong Luận văn Bản tin Thời sự truyền hình địa phương (Khảo sát trên đài Phát
thanh truyền hình Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình từ tháng 10/2014 đến 4/2015)
chưa được công bố ở bất cứ công trình khoa học nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Thúy Hằng


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu: Bản tin Thời sự
truyền hình địa phương ( khảo sát trên đài Phát thanh truyền hình Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Bình từ tháng 10/2014 đến 4/2015 ), tôi xin chân thành cảm ơn
PGS.TS Đinh Văn Hường, Trưởng ban Chính trị và Công tác học sinh sinh viênĐHQGHN, đã hướng dẫn, giúp đỡ tận tình, tạo mọi điều kiện để tôi tiếp cận tài liệu,
tìm hiểu và nghiên cứu đề tài này. Tôi cũng xin tỏ lòng biết ơn đến các giảng viên
của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã giảng dạy, giúp đỡ, chỉnh
sửa, góp ý đề cương để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các sở ban ngành, các
đồng chí lãnh đạo và đồng nghiệp ở Đài PT- TH Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,
đã tạo mọi điều kiện để tôi có thể tiếp cận tư liệu, thực hiện khảo sát và phỏng vấn

một số nội dung. Trong điều kiện hạn chế về thời gian, địa bàn nghiên cứu rộng,
chắc chắn luận văn không tránh khỏi sơ suất. Tác giả mong nhận được sự đóng góp
của Hội đồng, thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để công trình nghiên cứu hoàn
thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Thúy Hằng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ........................................................... 3
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu......................................................... 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 6
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ........................................................... 7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ................................................................ 9
7. Kết cấu luận văn ................................................................................................ 10
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ
TRUYỀN HÌNH ĐỊA PHƯƠNG ........................................................................ 11
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài ............................................................. 11
1.2. Vị trí, vai trò của Thời sự truyền hình trong tổng thể chương trình truyền hình
của đài địa phương. ............................................................................................... 16
1.3. Yêu cầu chung đối với Bản tin thời sự truyền hình địa phương ....................... 19
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................. 35
Chương 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH
THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH ĐỊA PHƯƠNG ....................................................... 37
2.1. Khái quát về các đài PT-TH địa phương được khảo sát................................... 37

2.2. Khái quát về bản tin Thời sự truyền hình của một số đài địa phương trong diện
khảo sát ................................................................................................................. 40
2.3. Thực trạng chất lượng chương trình thời sự truyền hình của đài PT-TH địa
phương. ................................................................................................................. 43
2.4. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm ............................................................ 83
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................. 92
Chương 3: GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI BẢN TIN THỜI SỰ ................................... 93
TRUYỀN HÌNH ĐỊA PHƯƠNG ........................................................................ 93
3.1. Đổi mới Thời sự truyền hình địa phương là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh
truyền thông hiện đại. ............................................................................................ 93


3.2. Các nhóm giải pháp cho bản tin Thời sự truyền hình địa phương .................... 95
3.3. Một số kiến nghị đề xuất............................................................................... 112
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................ 114
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 115
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 117
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 1


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CHXNCN

:

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

KHXH&NV :


Khoa học xã hội và Nhân văn

ĐHQGHN

:

Đại học Quốc Gia Hà Nội

PGS.TS

:

Phó giáo sư. Tiến sỹ

PS

:

Phóng sự

PT-TH

:

Phát thanh - truyền hình

THVN

:


Truyền hình Việt Nam

VTV

:

Đài Truyền hình Việt Nam

VTV1

:

Thời sự chính trị Tổng hợp- Đài truyền hình Việt Nam

UBND

:

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Thống kê thể loại sử dụng trong Bản tin Thời sự Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình ........................................................................................................... 51
Bảng 2.2. Tờ mi chương trình Thời sự Hà Tĩnh tối ngày 7/2/2015 ......................... 55
Bảng 2.3: Tờ mi bản tin Thời sự Quảng Bình ........................................................ 61
Bảng 2.4: Tờ mi bản tin Thời sự Hà Tĩnh .............................................................. 61
Bảng 2.5: Thống kê thời lượng Thời sự Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình............... 65
Bảng 2.6: Bản tin Thời sự Hà Tĩnh tối thứ 3, ngày 14/4/2015. ............................... 70
Bảng 2.7 Thống kê tỷ lệ thông tin của các lĩnh vực................................................ 71

Bảng 2.8: Thống kê tỷ lệ các địa phương xuất hiện trên thời sự Hà Tĩnh ............... 72


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những người làm truyền hình vẫn thường nói với nhau rằng: họ sợ nhất cái
điều khiển ti vi. Câu nói đầy hàm ý về cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các phương
tiện truyền thông trong bối cảnh hiện đại. Riêng địa hạt truyền hình, giữa truyền
hình Trung ương với truyền hình địa phương, giữa các kênh truyền hình cuộc cạnh
tranh cũng đang nóng bỏng hơn bao giờ hết.
Đài PT- TH Hà Tĩnh cũng như các đài PT- TH Nghệ An, Quảng Bình, là cơ
quan Báo chí có nhiệm vụ tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp
luật của nhà nước, là diễn đàn của nhân dân, góp phần thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ
phát triển kinh tế, xã hội của Tỉnh đề ra. Trong đó, chương trình Thời sự luôn được
xem là kênh chủ công thực hiện nhiệm vụ chính trị này. Chương trình thời sự vì thế
được các đài PT-TH địa phương xem là trang nhất của tờ báo hình. Lợi thế cạnh
tranh của nó là tin tức cập nhật liên tục, ngắn gọn, súc tích. Chưa có một thống kê
đầy đủ, nhưng chương trình Thời sự trên sóng truyền hình Việt Nam nói chung và
các đài địa phương nói riêng vẫn chiếm tỷ suất người xem khá lớn. Trước hết, vì đó
là kênh thông tin về địa phương với những thông tin gần gũi thiết thực với công
chúng địa phương.
Trong năm 2014, bắt kịp xu thế phát triển chung và chuẩn bị một bước về nội
dung cho mục tiêu số hóa, phát sóng vệ tinh, các đài truyền hình địa phương Nghệ
An, Hà Tĩnh, Quảng Bình đã sản xuất thêm nhiều bản tin Thời sự. Đài PT- TH Nghệ
An có 6 bản tin/1 ngày; đài PT- TH Hà Tĩnh có 5 bản tin/ 1 ngày, đài Quảng Bình có
4 bản tin/ 1 ngày. Ngoài ra còn có một số bản tin bằng tiếng Anh và bản tin Thời sự
quốc tế, thể thao. Chương trình Thời sự không chỉ tăng về dung lượng, tần suất mà
còn đổi mới mạnh mẽ về nội dung, hình thức thể hiện.
Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan, chương trình Thời sự truyền hình của
các đài truyền hình địa phương nói chung chưa tận dụng được lợi thế cạnh tranh.

Những hạn chế thấy rõ là chương trình vẫn chưa thực sự phong phú, hấp dẫn về mặt đề
tài, tính thời sự chưa cao, lượng tin vụn vặt chiếm tỷ lệ khá lớn. Thậm chí, người ta đã

1


dùng cụm từ “phát thanh vá hình” dành cho các bản tin Thời sự truyền hình địa
phương. Tệ hơn nữa, là tình trạng lễ tân hóa bản tin Thời sự một cách đáng lo ngại,
khi phải liên tục theo sát hoạt động của lãnh đạo tỉnh. Nhiều bản tin Thời sự quốc tế,
Thể thao hiện nay ở phần nhiều đài địa phương chưa thể tự sản xuất. Trong khi đó,
người làm báo ở địa phương chưa tiệm cận được với xu hướng phát triển của truyền
thông hiện đại, khi thiếu tư duy làm báo chuyên nghiệp, thiếu những phương tiện tác
nghiệp cũng như sản xuất chương trình hiện đại. Những điều này, khiến bản tin thời sự
truyền hình địa phương đang dần mất đi ưu thế nổi trội, đánh mất bản sắc, và mất dần
công chúng, khi đem lên “bàn cân” so sánh với các bản tin Thời sự của đài truyền
hình Trung ương.
Trước sự cạnh tranh quyết liệt của các loại hình truyền thông và trước yêu
cầu ngày càng khắt khe của công chúng, hoạt động sáng tạo truyền hình nói chung,
sáng tạo trong thể hiện Bản tin Thời sự truyền hình nói riêng đang thường xuyên
phải đối diện với áp lực đổi mới. Mặt khác, theo định hướng phát triển của các địa
phương, đến cuối năm 2018, tất cả các đài PT-TH địa phương phải hoàn thành mục
tiêu số hóa phát sóng vệ tinh. Khi đó, các đài địa phương bước vào một bối cảnh
cạnh tranh mới, gay gắt và quyết liệt với vô số các kênh thông tin khác. Bản tin
Thời sự không chỉ gói gọn với lượng khán giả nhỏ hẹp trong tỉnh, mà lan tỏa cả
nước và thậm chí là quốc tế. Độ phủ sóng theo đó cũng vươn xa hơn so với hiện tại.
Cùng với đó, bối cảnh cạnh tranh thông tin ngày càng rầm rộ, công nghệ phát triển
như vũ bão, công chúng đang được nuông chiều với vô số cơ hội tiếp cận thông tin
từ nhiều nguồn khác nhau. Không còn cảnh “độc quyền” của nhà đài địa phương
như trước đây, phát cái gì thì công chúng phải xem cái đó. Bối cảnh truyền thông
hiện đại, cung cấp cho công chúng sự chủ động trong lựa chọn thông tin, vì vậy, họ

cũng sẽ trở nên thiếu kiên nhẫn để xem những tin tức nhạt nhẽo, dông dài, thiếu
thông tin. Bản tin Thời sự truyền hình địa phương đối diện với nhiều thách thức,
vừa phải hài hòa với việc hòa nhập đón đầu trong xu thế cạnh tranh, vừa phải duy trì
bản sắc của kênh truyền hình địa phương. Một trong những giải pháp đó là phải tiếp
tục hoàn thiện về mặt lý luận, xác định lý luận là cơ sở cho hoạt động sáng tạo. Có

2


như vậy, lý luận mới theo kịp với xu hướng phát triển chung của loại hình báo hình
nói riêng và nền báo chí nói chung.
Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết này, tác giả quyết định lựa chọn đề tài Bản tin
Thời sự truyền hình địa phương, khảo sát thực tế ở các đài PT-TH Hà Tĩnh, Nghệ
An, Quảng Bình với mong muốn vừa khái quát thực tiễn vừa xây dựng những căn
cứ khoa học cho hoạt động sáng tạo thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Liên quan đến lĩnh vực lý luận báo chí Truyền hình, Thời sự truyền hình đã
có các công trình nghiên cứu về đặc điểm, lý luận, ngôn ngữ, dạng thức, cách thức
tổ chức chương trình truyền hình, các yếu tố liên quan đến chất lượng chương trình
truyền hình, xu hướng phát triển của loại hình báo chí Truyền hình. Có thể kể đến
một số cuốn sách, giáo trình, công trình nghiên cứu: Giáo trình Báo chí truyền hình
của tác giả Dương Xuân Sơn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2009.
Đây là công trình nghiên cứu toàn diện về báo chí truyền hình, hệ thống hóa đầy đủ
những kiến thức về lý luận truyền hình, vị trí vai trò, lịch sử ra đời và phát triển của
truyền hình, khái niệm, đặc trưng, nguyên lý, chức năng xã hội của truyền hình, các
thể loại báo chí truyền hình, các thuật ngữ truyền hình. Cuốn giáo trình cũng đã
cung cấp những kiến thức về thực tiễn tác nghiệp truyền hình như: quy trình thực
hiện các thể loại, yêu cầu tác nghiệp đối với những người làm truyền hình. Bên cạnh
đó, còn có các công trình nghiên cứu như: Sản xuất chương trình truyền hình của
tác giả Trần Bảo Khánh, Nhà xuất bản Văn hóa- Thông tin, năm 2003; Truyền

thông đại chúng của tác giả Tạ Ngọc Tấn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia; Giáo
trình Phóng sự truyền hình của tác giả Nguyễn Ngọc Oanh và Lê Kim Thanh- Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, năm 2014; Chính luận truyền hình- lý
thuyết và kỹ năng sáng tạo tác phẩm của tác giả Nguyễn Ngọc Oanh, Nhà xuất bản
Thông tấn, năm 2014. Một ngày Thời sự truyền hình của tác giả Lê Hồng Quang, do
Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí- Hội Nhà báo Việt Nam, năm 2004. Các
loại hình báo chí truyền thông của tác giả Dương Xuân Sơn, Nhà xuất bản Thông
tin và truyền thông, năm 2014. Sách chuyên khảo Nghề truyền hình khó nhỉ?! của

3


tác giả Bùi Chí Trung, Nhà xuất bản Thông tấn, năm 2014. Ngoài ra, cũng có thể kể
tên một vài công trình nghiên cứu tiêu biểu của tác giả nước ngoài như: “Báo chí
truyền hình” của tác giả G.V. Cudơnnhetxốp, X.L. Xvich, A.La. Iurốpxki, Nhà xuất
bản Thông tấn, năm 2004, Thời sự truyền hình của Victoria Mc Cullough Carroll,
Phóng sự truyền hình của tác giả Brigitte Besse, Nhà xuất bản Thông tấn, năm
2004. Hay những công trình đề cập đến những nét cơ bản và những thủ thuật sáng
tạo của một số thể loại sử dụng trong chương trình Thời sự truyền hình như: tin,
phóng sự ngắn. Rõ nhất là cuốn: Sổ tay phóng viên, Tin- Phóng sự truyền hình của
Neil Everton do Quỹ Reuters xuất bản năm 1999 ( Lê Phong dịch, Trần Bình Minh
hiệu đính). Các tác phẩm này đã cung cấp những kiến thức quan trọng hữu ích về
lịch sử hình thành và phát triển của truyền hình Thế giới cũng như Việt Nam, đưa ra
những tiêu chí đánh giá về các thể loại sử dụng trên chương trình Thời sự truyền
hình, những góc nhìn đa chiều về hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí nói chung và
truyền hình nói riêng, những kỹ năng, nguyên tắc và quy trình sáng tạo tác phẩm
truyền hình như: tổ chức sản xuất chương trình truyền hình, ghi hình, dựng hình,
phỏng vấn, thể hiện lời bình.
Liên quan đến hoạt động nghiên cứu về lĩnh vực truyền hình, Thời sự truyền
hình, còn có thể kể đến những bài báo của các nhà nghiên cứu hoặc những người

làm truyền hình đăng tải trên các báo, tạp chí, các website điện tử... Tuy nhiên,
trong giới hạn là một bài báo chỉ có thể đưa ra một góc nhìn, một cách đánh giá cụ
thể và phụ thuộc nhiều vào quan điểm cá nhân, do vậy các tài liệu này thường chỉ
mang ý nghĩa tham khảo về mặt khoa học.
Sinh viên và học viên cao học tại một số cơ sở đào tạo báo chí như Khoa Báo
chí và Truyền Thông– Trường Đại học KHXH&NV (ĐHQGHN) Học viện Báo chí
và Tuyên truyền, đã chọn đề tài chương trình Thời sự truyền hình làm đối tượng
nghiên cứu cho khoá luận hoặc luận văn tốt nghiệp. Mỗi luận văn xác định một
hướng nghiên cứu riêng, qua đó có những đóng góp thiết thực vào hệ thống lý luận
Báo chí về truyền hình. Điển hình là một số luận văn cao học Báo chí như: Hiệu
quả chương trình Thời sự truyền hình của Đài PT-TH Tuyên Quang- Luận văn

4


Thạc sỹ của Bạch Đức Toàn (năm 2005); Nâng cao chất lượng chương trình thời sự
Truyền hình của Đài PT-TH Tỉnh Lạng Sơn- Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Giang
Nam- Cao học khóa 14 (Năm 2010); Nâng cao chất lượng chương trình thời sự của
Đài THVN- Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Thu Hiền- Cao học khóa 15 (Năm
2011); Nâng cao chất lượng chương trình truyền hình Nam Định hiện nay- Luận
văn thạc sỹ của Trịnh Xuân Lộc- Cao học khóa 15 (Năm 2011); Nâng cao chất
lượng chương trình thời sự của đài PT-TH Nghệ An- Khóa luận tốt nghiệp của
Nguyễn Thị Quyên (Năm 2012). Ở những công trình nghiên cứu này, các tác giả đã
góp thêm những cơ sở lý luận và những khảo sát thực tế có giá trị về các thể loại sử
dụng trong Chương trình Thời sự truyền hình Việt Nam và một số địa phương, tâm
lý tiếp nhận của công chúng truyền hình địa phương, đưa ra những đánh giá khách
quan về thực trạng chương trình Thời sự, những yêu cầu đổi mới nâng cao chất
lượng của chương trình Thời sự, từ đó đề xuất giải pháp đổi mới, nâng cao chất
lượng chương trình Thời sự của Trung ương và địa phương, trong đó chú trọng về
chất lượng nội dung, hình thức thể hiện. nhân lực, phương tiện, phương thức và quy

trình sản xuất.
Các tài liệu kể trên đã cung cấp cho luận văn những thông tin mang tính chất
làm nền quan trọng, bổ ích, các thể loại báo chí sử dụng trong chương trình Thời sự
truyền hình, những góc nhìn thực tiễn sinh động về truyền hình địa phương. Trong
chừng mực nào đó, đã gợi mở cho tác giả cách tiếp cận và giải quyết những vấn đề
về lý luận cũng như thực tiễn trong quá trình thực hiện luận văn, giúp cho tác giả có
cái nhìn tổng quan về thực trạng Chương trình Thời sự truyền hình của một số Đài
PT-TH địa phương ở những thời điểm nhất định. Tuy nhiên, các công trình nghiên
cứu nói trên mới chỉ tập trung đi sâu vào việc nâng cao chất lượng chương trình
Thời sự ở mỗi địa phương, ở từng thời điểm cụ thể, mà chưa đề cập đến bối cảnh
phát triển của truyền hình nói chung và truyền hình địa phương nói riêng hiện nay.
Đó là thời điểm truyền hình địa phương phải đối mặt với những khó khăn trong
thực hiện chủ trương số hóa phát sóng vệ tinh, những thách thức khốc liệt trong bối
cảnh truyền thông hiện đại, những áp lực đổi mới của Thời sự địa phương để phục
vụ khán giả địa phương khi diện phủ sóng đã lan tỏa trong cả nước và cả quốc tế.

5


Do đó, lại càng thiếu những khảo sát và đánh giá thực tiễn, hệ thống mang tính tổng
quát về Thời sự truyền hình địa phương ở khu vực Bắc Trung Bộ là Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Bình.
Như vậy cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu tổng thể nào về Bản tin
Thời sự truyền hình địa phương ở các tỉnh Bắc Trung Bộ như Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình. Vậy nên, đề tài “ Bản tin Thời sự truyền hình địa phương” là một
trong những công trình đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này dưới góc độ báo chí học,
mang tính khoa học và thực tiễn một cách có hệ thống, phục vụ quá trình phát triển
của các đài PT-TH địa phương.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận văn là nghiên cứu, đánh giá thực trạng Bản tin Thời sự
truyền hình địa phương, từ đó đề xuất các giải pháp đổi mới nâng cao chất lượng
Thời sự truyền hình địa phương trong bối cảnh cạnh tranh của truyền thông hiện
đại. Luận văn cũng gợi mở những cách thức sáng tạo trong việc thể hiện bản tin
Thời sự truyền hình địa phương.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận cơ bản về truyền hình, Thời sự truyền hình
- Đánh giá thực trạng các chương trình Thời sự truyền hình Hà Tĩnh, Nghệ
An, Quảng Bình.
- Đề xuất những giải pháp đổi mới bản tin thời sự truyền hình địa phương,
đặt trong bối cảnh cạnh tranh của truyền thông hiện đại.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Bản tin Thời sự truyền hình địa phương.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn xác định phạm vi nghiên cứu là các chương trình Thời sự của Đài
Phát thanh và truyền hình Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình trong giai đoạn từ tháng
10/2014 đến 5/2015, trọng tâm là chương trình Thời sự chính thức, phát vào 19h45p
buổi tối hàng ngày.

6


Tác giả lựa chọn phạm vi nghiên cứu là các đài truyền hình khu vực Bắc
Trung bộ: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, sở dĩ đây là những địa phương liền kề,
nằm ở dải đất hẹp miền Trung, dù có những đặc điểm riêng, nhưng nhìn chung các
tỉnh này có điều kiện tự nhiên, chính trị, kinh tế văn hóa xã hội khá tương đồng.
Điều này dẫn đến các đài PT-TH của ba tỉnh này có nhiều đặc trưng, đặc điểm
giống nhau và tính chất khán giả địa phương cũng khá giống nhau. Cũng vì vậy,
điều kiện, môi trường sản xuất chương trình truyền hình, chất lượng Bản tin Thời sự

truyền hình chênh lệch không đáng kể. Ngoài những đặc điểm riêng của từng địa
phương, những yếu tố này, giúp tác giả có cái nhìn và sự đánh giá tổng quan về Bản
tin Thời sự truyền hình các địa phương trong diện khảo sát.
- Tham khảo chương trình Thời sự truyền hình Quốc gia và chương trình
truyền hình các đài địa phương khác để so sánh, đối chiếu, rút kinh nghiệm và vận
dụng.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài của luận văn được nghiên cứu trên cơ sở nền tảng chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử vừa là thế giới quan, vừa là phương
pháp luận cho hoạt động nghiên cứu.
Dựa trên cơ sở đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước
CHXHCN Việt Nam về báo chí. Đường lối chủ trương chính sách của Tỉnh Nghệ
An, Hà Tĩnh, Quảng Bình về định hướng phát triển truyền hình Hà Tĩnh giai đoạn
2010 đến 2015.
Đề tài luận văn kế thừa và phát huy sáng tạo thành quả nghiên cứu từ các
công trình lý luận về báo chí như Lý luận báo chí truyền thông, lý luận báo chí
truyền hình, lý luận về hoạt động sáng tạo tác phẩm truyền hình
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như
phương pháp khảo sát, thống kê, phương pháp phân tích tài liệu, hương pháp điều

7


tra xã hội học, phỏng vấn sâu, phương pháp so sánh đối chiếu, từ đó để tác giả có
cái nhìn đa chiều, toàn diện, đầy đủ, khách quan hơn trong quá trình đánh giá về các
bản tin thời sự truyền hình của đài PT-TH Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình. Cụ thể:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nhằm mục đích có được những nền tảng
lý thuyết, số liệu về các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu, từ đó so sánh, đối

chiếu vào hoạt động thực tiễn.
- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân tích: được sử dụng để tiếp cận các
chương trình Thời sự của các đài PT- TH Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, nhằm
thống kê, hệ thống số lượng tin bài trong thời gian thực hiện khảo sát, qua đó đánh
giá, phân tích những ưu điểm, hạn chế của Bản tin Thời sự truyền hình địa phương.
- Phương pháp so sánh: Để đề xuất giải pháp cho Bản tin thời sự truyền
hình địa phương, phải đặt trong một chuẩn mực nhất định, chẳng hạn như so sánh
với các đài PT-TH địa phương khác hoặc đài truyền hình quốc gia để thấy được
những ưu điểm, nhược điểm bản tin Thời sự truyền hình địa phương hiện nay.
- Phương pháp điều tra xã hội học: nhằm mục đích thu thập các ý kiến của
công chúng, bạn xem truyền hình về chất lượng, nội dung, thời lượng, thời điểm
phát sóng, kết cấu bản tin thời sự, từ đó làm cơ sở cho việc phân tích và đề ra các
giải pháp.
+ Đối với khán giả: có 360 phiếu được phát ra, thu về 325 phiếu, trưng cầu ý
kiến về các nội dung: tần suất xem chương trình Thời sự, ý kiến đánh giá về nội
dung, hình thức, kết cấu, người dẫn chương trình Thời sự truyền hình địa phương
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
+Đối với nhà báo: có 55 phiếu được phát ra, thu về 50 phiếu trưng cầu ý
kiến các nội dung: đánh giá về Bản tin Thời sự truyền hình địa phương mình, so
sánh với các đài địa phương khác, quá trình tác nghiệp, nguyên nhân ảnh hưởng
chất lượng tin bài, cơ chế nâng cao chất lượng đội ngũ, nhân lực hiện nay như thế
nào.

8


Đây là những khảo sát mang tính định lượng, nhằm giúp tác giả đưa ra
những đánh giá, kết luận khách quan về chất lượng Bản tin Thời sự truyền hình của
các đài Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: được dùng để tham khảo ý kiến những

chuyên gia, những người có kinh nghiệm về các vấn đề trong luận văn đề cập đến.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần khẳng định vị trí, vai trò của bản tin Thời sự truyền hình
địa phương, nhất là trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của một cơ quan
báo chí ở địa phương, định hướng dư luận xã hội, nâng cao hiệu quả tuyên truyền
các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Trên cơ sở nhận diện vai trò vị trí của bản tin Thời sự truyền hình địa
phương, đề tài tập trung phân tích sâu về đặc trưng đặc điểm của bản tin Thời sự
truyền hình địa phương ở ba tỉnh bắc miền trung là Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Qua đó đề xuất giải pháp về hình thức và nội dung, vừa phù hợp với bối cảnh truyền
thông hiện đại, vừa hài hòa tính địa phương, góp phần hình thành cơ sở khoa học
cho hoạt động nghiên cứu và sáng tạo trong thực tiễn.
Bằng việc phân tích, đánh giá thực tế Bản tin Thời sự truyền hình ở các địa
phương là Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình tác giả hy vọng luận văn sẽ góp phần bổ
sung vào hệ thống công trình nghiên cứu về truyền hình. Đây là sự nối tiếp cho hoạt
động nghiên cứu của các công trình về truyền hình trước đó, đồng thời là cơ sở lý
luận cho các công trình nghiên cứu tiếp theo ở những góc độ tiếp cận mới mẻ hơn...
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài mong muốn sẽ góp phần để lãnh đạo Đài PT-TH địa phương, nhất là
Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình và phòng chuyên môn có thể áp dụng vào thực tiễn
để nâng cao chất lượng chương trình Thời sự truyền hình. Luận văn càng có ý nghĩa
trong giai đoạn các đài các đài PT- TH địa phương đang xây dựng lại khung chương
trình để chính thức lên sóng vệ tinh vào cuối năm 2015. Đề tài là tài liệu để các đài

9


PT- TH các địa phương trong cả nước có thể tham khảo, các nhà báo quan tâm có
thể nghiên cứu.

Bằng việc chỉ ra dấu hiệu đặc thù và thực trạng hiện nay của các đài PT- TH
địa phương, tác giả hy vọng luận văn sẽ cung cấp thêm những cơ sở khoa học cho
hoạt động thực tiễn. Người làm Thời sự truyền hình sẽ có thêm những nguyên tắc
trong tác nghiệp, phục vụ hiệu quả công tác tuyên truyền ở địa phương.
Ngoài ra luận văn còn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho hoạt
động giảng dạy, hoạt động quản lý, biên tập, tổ chức sản xuất chương trình Thời sự
truyền hình.
Với riêng cá nhân tác giả, đề tài nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa hết sức
quan trọng trong việc trang bị cách nhìn, cách làm Thời sự truyền hình trong bối
cảnh truyền thông hiện đại, phục vụ thiết thực cho công việc của người làm thời sự
ở một đài truyền hình địa phương.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
chính của luận văn bao gồm ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chương trình thời sự truyền hình địa
phương.
Chương 2: Đánh giá thực trạng chất lượng chương trình thời sự truyền hình
địa phương hiện nay
Chương 3: Giải pháp đổi mới nâng cao chất lượng bản tin thời sự truyền
hình địa phương.
Nội dung của Luận văn sẽ được trình bày theo thứ tự các chương trên.

10


Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ
TRUYỀN HÌNH ĐỊA PHƯƠNG
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Truyền hình.
Thuật ngữ truyền hình có nguồn gốc từ hai từ ghép của tiếng La Tinh và Hi

Lạp: “tele” nghĩa là xa, và “videre” nghĩa là xem, “televidere” nghĩa là xem ở xa.
Tiếng anh là Television.
Tác giả Phạm Thành Hưng trong cuốn Thuật ngữ báo chí truyền thông (NXB
ĐHQGHN, năm 2007) đưa ra định nghĩa: “ Truyền hình là hệ thống kỹ thuật,
chuyển hình ảnh, tiếng động đi xa qua tín hiệu truyền hình và được tiếp nhận trực
tiếp qua mà huỳnh quang. Chức năng truyền thông của đài truyền hình là sáng tạo
và truyền phát các chương trình truyền hình”[12, tr. 220]
Tác giả Dương Xuân Sơn đề cập khái niệm truyền hình trong Giáo trình báo
chí truyền hình( NXB ĐHQGHN, năm 2011): “Thuật ngữ truyền hình ( Television)
có nguồn gốc từ tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp. Theo tiếng Hy Lạp, từ Tele có nghĩa
là ở xa, còn videre là thấy được, còn tiếng La Tinh có nghĩa là xem được từ xa.
Ghép hai từ đó lại thành Televidere có nghĩa là xem được ở xa. Tiếng Anh là
Television, tiếng Pháp là Television. Như vậy, dù phát triển bất cứ ở đâu, ở quốc gia
nào thì tên gọi truyền hình cũng có chung một nghĩa là nhìn được từ xa” [ 22, tr.13]
Trong khi đó, ở nước ngoài cũng có nhiều quan niệm riêng về truyền hình.
Trong cuốn Báo chí truyền hình của nhóm tác giả G.V. Cudơnnhetxốp, X.L. Xvich,
A.La. Iurốpxki (NXB Thông tấn, năm 2004): đưa ra khái niệm: Truyền hình được
hiểu là từ trung tâm phát sóng, người ta truyền đi những dao động điện từ vào
không trung và những sóng điện từ ấy được thu cùng một lúc ở hàng triệu điểm, tín
hiệu đó mang thông tin về âm thanh và hình ảnh [38, tr.25]
Trong cuốn Nghiệp vụ báo chí – Lý luận và thực tiễn của tác giả V.V.
Vôrôsilop (NXB Thông tấn, năm 2004) khi nói về truyền hình đã viết: “Truyền
thông phải có phương tiện phản ánh một cách tương ứng hiện thực, hiệu quả hơn cả

11


trong các phương tiện truyền thông là truyền hình- một năng lực tập hợp giữa lời nói,
hình ảnh và âm nhạc. [52, tr.128]
Sự xuất hiện của truyền hình gắn liền với hàng loạt phát minh khoa học vào

cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Theo tác giả Nhật An trong tác phẩm Đường vào
nghề phát thanh truyền hình thì năm 1927 là năm đánh dấu mốc quan trọng của lịch
sử ngành truyền hình thế giới. Lần đầu tiên một chương trình truyền hình giữa New
York và Washington (Mỹ) được dàn dựng đồng thời phát sóng với quy mô lớn.
Năm 1925, tháp Effel cũng đã được sử dụng cho truyền hình, lần đầu tiên tại Pháp
ngoài chức năng du lịch và khoa học. Với sự tiến triển của kỹ thuật, các buổi phát
sóng thực nghiệm được tiến hành trong khoảng thời gian 1935 tới 1939. Năm 1936
một công ty truyền thông ở Anh xây dựng đài truyền hình trên cung điện Alisanta
với thời lượng phát sóng 2 giờ mỗi ngày. Cũng trong năm 1936 nước Đức tổ chức
truyền hình trực tiếp thế vận hội Olympic khai mạc tại Berlin. Việc phát sóng
truyền hình qua hệ thống điện bắt đầu được áp dụng vào năm 1936 tại Mỹ và Anh,
năm 1938 tại Liên Xô, Pháp, Đức, Italia. Năm 1954 có truyền hình màu. Vào thập
kỷ 60 của thế kỷ XX tín hiệu truyền hình được chuyển tải qua vệ tinh nhân tạo đến
với nhiều quốc gia, tiếp đó là sự ra đời của truyền hình cáp và ngày nay có thêm
truyền hình kỹ thuật số, truyền hình qua Internet...Có thể nói cùng với thời gian,
truyền hình đã tạo được những bước tiến khổng lồ về kỹ thuật, công nghệ đồng thời
tham gia mạnh mẽ vào các hoạt động của đời sống, trở thành kênh truyền thông đại
chúng đầy ưu thế. Theo đánh giá của độc giả tuần báo Times (Anh): vô tuyến truyền
hình là một trong 10 phát minh quan trọng nhất của nhân loại trong thế kỷ XX .
Ở Việt Nam ( miền Bắc) phải đến tháng 9/1970 mới bắt đầu có truyền hình.
Ngày 7/9/1970 đài Truyền hình Việt Nam chính thức thành lập. Trong bối cảnh đất
nước chia cắt, toàn Đảng toàn dân đang dồn sức chống chiến tranh phá hoại ở miền
Bắc và đấu tranh giải phóng ở miền Nam, phóng viên truyền hình đã có mặt kịp thời
trên các điểm nóng phản ánh tinh thần chiến đấu anh dũng, động viên phong trào thi
đua sản xuất, giết giặc lập công, đấu tranh bẻ gãy các luận điệu xuyên tạc thù địch.
Trong thời kỳ này các phóng sự như “Hà Nội 5 ngày đọ sức” (1973), “ Tiếng trống

12



trường” (1973), “Việt Nam và chiếc xe đạp” (1975) đã tạo được dấu ấn sâu đậm
trong lòng người xem, để lại những bài học sâu sắc về kỹ năng làm nghề cũng như
lòng nhiệt tình nghề nghiệp.
Như vậy, có rất nhiều định nghĩa, quan niệm khác nhau về truyền hình,
nhưng tựu chung lại thì truyền hình được hiểu một cách đơn giản là nhìn thấy được
từ xa, là một loại hình phương tiện thông tin đại chúng, sử dụng các phương tiện
thiết bị khoa học kỹ thuật để chuyển tải hình ảnh, âm thanh từ trung tâm phát sóng
đến các điểm thu sóng.
1.1.2. Chương trình truyền hình
PGS.TS Dương Xuân Sơn đưa ra những khái niệm khá cụ thể về chương
trình truyền hình trong Giáo trình báo chí truyền hình: “Chương trình truyền hình
đó là sự liên kết, sắp xếp, bố trí hợp lý các tin, bài, bảng biểu, tư liệu bằng hình ảnh
và âm thanh được mở đầu bằng lời giới thiệu, nhạc hiệu, kết thúc bằng lời chào tạm
biệt, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của cơ quan báo chí truyền hình nhằm mang lại
hiệu quả cao nhất cho khán giả.[22, tr.113]
GS-TS Tạ Ngọc Tấn trong cuốn Truyền thông đại chúng [25, tr.76] cho rằng,
thuật ngữ chương trình truyền hình được sử dụng trong hai trường hợp:
Trường hợp thứ nhất, người ta dùng chương trình truyền hình để chỉ toàn bộ
nội dung thông tin phát đi trong ngày, trong tuần, trong tháng của một kênh truyền
hình hay của cả một đài truyền hình.
Trường hợp thứ hai, chương trình truyền hình dùng để chỉ một hay nhiều tác
phẩm hoàn chỉnh, hoặc kết hợp với một số thông tin tài liệu khác được tổ chức theo
một chủ đề cụ thể với hình thức tương đối nhất quán, thời lượng ổn định và được
phát theo định kỳ.
Như vậy có thể thấy các tin, bài, bảng biểu, tư liệu, hình ảnh, âm thanh chính
là những thành tố tạo ra những cấu trúc truyền hình phức tạp hơn đó chính là các
chương trình truyền hình. Chúng ta có thể nhận biết dễ dàng qua các chương trình
truyền hình như: Chương trình thời sự, chương trình trò chơi âm nhạc hay chương
trình thể thao.


13


So với các loại hình báo chí khác, một tác phẩm truyền hình, một chương trình
truyền hình có sự khác biệt về nội dung, hình thức cũng như phương thức sản xuất.
Một chương trình truyền hình được thai nghén và hình thành, sau đó hoàn chỉnh để
phát sóng là sản phẩm của một tập thể, là một sản phẩm báo chí hoàn chỉnh, thống nhất
về hình thức và nội dung thể hiện, được sắp xếp xâu chuỗi với nhau một cách logic,
hợp lý.
Ngày nay, trong bối cảnh truyền thông đại chúng ngày càng phát triển,
truyền hình cũng bắt kịp xu thế với sự xuất hiện của nhiều loại hình truyền hình, từ
kỹ thuật số, truyền hình HD công nghệ cao, đi kèm với đó là sự nở rộ không ngừng
của các kênh truyền hình. Điều này mang đến một sự cạnh tranh không khoan
nhượng giữa các đài truyền hình, giữa các kênh truyền hình. Do đó, để thu hút công
chúng, điều đầu tiên đòi hỏi các nhà đài, hay các kênh sóng phải chú trọng đến đổi
mới nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình. Đặc biệt là đối với các đài
truyền hình địa phương, do diện phủ sóng còn khiêm tốn, các phương tiện, nhân lực
khá nghèo nàn, nên việc đổi mới hoàn thiện chương trình trở thành một áp lực đè nặng
trong từng ngày, từng giờ.
1.1.3. Chương trình thời sự truyền hình.
Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ học, Nhà xuất bản Đà Nẵng -2001
định nghĩa:
- Chương trình là: ‘ Toàn bộ nói chung những dự kiến hoạt động theo một
trình tự nhất định và trong một thời gian nhất định. [29, tr. 193]
- Thời sự là: “ tổng thể nói chung những sự việc ít nhiều quan trọng trong
một lĩnh vực nào đó, thường là xã hội, chính trị, xảy ra trong thời gian gần nhất và
đang được nhiều người quan tâm” [29, tr. 956]
Trong cuốn Báo chí truyền hình của nhóm tác giả G.V. Cudơnnhetxốp, X.L.
Xvich, A.La. Iurốpxki, quan niệm: “ Nhiều khi người ta còn gọi bản tin thời sự là
bản tin ngắn. Bản tin Thời sự ghi lại những sự kiện lịch sử theo trình tự thời gian.

Trong báo chí, thể loại thời sự là thông tin ngắn về sự việc. Vậy nên, bản tin ngắn
và bản tin Thời sự trở nên đồng nghĩa. Trong truyền hình, thể loại ấy gồm bản tin
được phát sóng bắng lời và bản tin ngắn bằng hình ảnh...Đối với những người làm

14


truyền hình thì họ thường sử dụng tên gọi là “bản tin” ( khi nói đến mọi tin tức thời
sự, kể cả bản tin được phát bằng lời) [38, tr. 21-22]
Theo tác giả Dương Xuân Sơn nhận định, bản tin thời sự truyền hình hàm
chứa những đặc điểm nổi bật:
- Thông tin thời sự được cập nhật liên tục, cung cấp cho người xem những
tin tức mới nhất về sự kiện đang diễn ra, có khả năng đưa tin nhanh nhất bằng
truyền hình trực tiếp. Các bản tin được sản xuất liên tục theo chu kỳ thời gian, có
thể là 1 tiếng, 3 tiếng, 6 tiếng, 12 tiếng...Chu kỳ bản tin càng ngắn thì tốc độ làm
việc của ban biên tập và các ê-kíp sản xuất càng cao.
- Đảm bảo cơ cấu thông tin các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội,
thể thao...nhờ đó mà nhu cầu thông tin của nhiều đối tượng khán giả được đáp ứng.
- Đảm bảo thông tin các vùng miền: mỗi đài truyền hình đều xác định đối
tượng khán giả trong một không gian địa lý, việc xây dựng kết cấu bản tin và đưa
tin tức đều khắp các khu vực là cần thiết, nó đảm bảo công bằng trong tiếp nhận tin
tức của công chúng [ 24, tr. 185-186]
Về cơ bản, thuật ngữ “bản tin Thời sự” hay “chương trình Thời sự” không có
sự khác biệt. Bởi vậy, ở nhiều đài địa phương người ta gọi chương trình Thời sự là
Bản tin, như Bản tin trưa, bản tin chào buổi sáng hay bản tin tối.
Như vậy, chương trình thời sự truyền hình ( bản tin Thời sự truyền hình) là
một chương trình truyền hình, trong đó chuyển tải các thông tin về sự kiện, hiện
tượng trong cuộc sống xã hội một cách nhanh chóng, kịp thời đến công chúng, đáp
ứng được yêu cầu nhiệm vụ tuyên truyền và nhu cầu thông tin của công chúng,
được phát sóng định kỳ, có thời lượng ổn định. Một chương trình thời sự truyền

hình được kết cấu, xây dựng bởi các thể loại: Tin, phóng sự, ghi nhanh, phỏng
vấn…
1.1.4. Truyền hình địa phương
- Địa phương:
Trong cuốn Địa phương học của Nhà xuất bản Văn hóa: “ Địa phương là một
đơn vị lãnh thổ xác định về mặt không gian, một bộ phận của một quốc gia thống
nhất”

15


Còn trong cuốn Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ Việt Nam( NXB Đà
Nẵng, 2001): “địa phương là khu vực, trong quan hệ với những vùng, khu vực khác
nhau. Hay cũng có thể hiểu là vùng, khu vực trong quan hệ với Trung ương, với cả
nước “[33, tr. 315]
Hiện nay ở lĩnh vực phát thanh, truyền hình, Việt Nam có 67 đài phát thanh,
truyền hình quốc gia và địa phương, hơn 300 kênh truyền hình phát sóng hàng ngày.
Trong con số khổng lồ đó, Đài PT-TH địa phương hiện dừng ở con số 64. Nghĩa là
mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có một đài phát thanh và truyền hình.
Trong suốt chặng đường hình thành và phát triển, đài PT-TH địa phương đã đóng
góp to lớn vào sự nghiệp báo chí cách mạng. Ngày nay, đài PT-TH địa phương lại
tiếp tục đặt dấu ấn trong sự nghiệp đổi mới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã
hội.
Ở các địa phương, Báo đảng do Tỉnh ủy trực tiếp quản lý, còn các Đài Phát
thanh và Truyền hình do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý.
Vừa thực hiện sứ mệnh là cơ quan ngôn luận của Tỉnh vừa là diễn đàn của nhân
dân. Truyền hình địa phương có vai trò quan trọng bậc nhất đó là một bộ phận quan
trọng của báo chí địa phương. Cùng với Báo in, phát thanh và truyền hình là những
cơ quan ngôn luận chính thống trong hệ thống báo chí địa phương.
Như vậy, Chương trình truyền hình địa phương là một chương trình truyền

hình được sản xuất bởi đài truyền hình địa phương ( là tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương), phát sóng chủ yếu trên địa bàn địa phương đó. Chương trình truyền
hình địa phương có chức năng trước hết phục vụ cho việc tuyên truyền, chủ trương
chính sách của địa phương, các chương trình được xây dựng phù hợp với điều kiện
kinh tế, văn hóa xã hội, tâm lý tiếp nhận thông tin của mỗi địa phương.
1.2. Vị trí, vai trò của Thời sự truyền hình trong tổng thể chương trình truyền
hình của đài địa phương.
Một nhà báo, nhà quản lý kỳ cựu ở đài phát thanh truyền hình địa phương
từng nói: Chương trình Thời sự là trang nhất của tờ báo hình. Trong Cuốn thời sự

16


truyền hình của tác giả Victoria Mc Cullough Carroll đã khẳng định: “Tin tức
truyền hình đó là một cuộc cạnh tranh theo đúng nghĩa…Người ta vẫn nói rằng
những người làm việc trong chương trình thời sự lúc nào cũng “ngửi thấy” mùi
cạnh tranh nhưng điều đó giúp họ giữ vững được vị trí của mình” [52, tr. 11-12].
Nói như vậy, để khẳng định vị trí hàng đầu của chương trình Thời sự, với những ưu
thế vượt trội so với các chương trình khác của Đài. Trong tổng thể khung chương
trình của Đài PT-TH địa phương, chương trình Thời sự đang chiếm ngôi vị số một ở
bất kỳ một đài địa phương nào, thông qua một số trò nổi bật:
Một là, kênh thông tin những vấn đề sự kiện diễn ra hàng ngày hàng giờ trên
địa bàn tỉnh một cách nhanh nhất, chính xác nhất.
Hai là, Chương trình Thời sự truyền hình địa phương là đơn vị chủ công
trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân địa phương thực hiện chủ trương đường
lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và đặc biệt là của Tỉnh. Có khả năng định
hướng dư luận, tác động đến tư tưởng cũng như hành động đến công chúng trong
tỉnh.
Ba là, kênh thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng để động viên cổ vũ tinh
thần thi đua lao động, sản xuất, làm việc, học tập trong các tầng lớp nhân dân; cổ vũ

những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến, góp phần tích cực trong việc thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở địa phương; đem đến cho công chúng địa
phương những thông tin bổ ích, thiết thực, gắn với cuộc sống hàng ngày của họ.
Bốn là, vai trò cực kỳ to lớn trong việc phát hiện, vạch trần tiêu cực, gióng lên
những tiếng chuông cảnh tỉnh trước những tiêu cực nảy sinh, cản trở sự tiến bộ xã hội,
bằng những phóng sự, những chương trình có tính chiến đấu cao. Đây là lợi thế đặc
biệt của chương trình Thời sự, bởi đây là chương trình hội đủ nhiều thể loại nhất, trong
đó có nhiều thể loại là ưu thế trong việc khai thác các đề tài có vấn đề, đặc biệt là phóng
sự ngắn, phóng sự điều tra. Đó là những linh kiện quan trọng trong vận hành cỗ máy của
một chương trình Thời sự.
Năm là, Chương trình Thời sự truyền hình địa phương giữ vai trò quan trọng
trong việc giữ vững sự ổn định chính trị, thúc đẩy công cuộc đổi mới trên mọi

17


×