Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.38 KB, 11 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Từ trước đến nay, nền kinh tế nước ta luôn luôn có những đóng góp không
nhỏ của các sản phẩm từ tài nguyên nước và khoáng sản. Cũng chính vì những lợi
ích kinh tế từ những sản phẩm này đem lại nên chúng đã trở thành một vấn đề cần
quan tâm và sát sao hơn trong việc quản lý và khai thác, sử dụng. Các nhà làm luật
cũng đã hiện thực hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật để quản lý về lĩnh vực
này. Và mới đây là Nghị định số 142/2013/NĐ-CP quy định về “xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản”.
Tuy nhiên, sau một thời gian ban hành và được thực thi trong đời sống, các
nhà làm luật nhận thấy những quy định trong nghị định trên đã không còn phù hợp
với thực tiễn hoạt động và không mấy hiệu quả, Bộ tài nguyên và môi trường đã
đưa ra một dự thảo mới thay thế cho Nghị định số 142/2013 vào năm 2016 và đang
cho lấy ý kiến của nhân dân quy định về “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực tài nguyên nước và khoáng sản” vào năm 2016. Để xem xét và đưa ra những ý
kiến của nhóm về dự thảo này, nhóm em xin đi sâu và phân tích liệu việc sửa đổi
trên là cần thiết hay không ?

1


NỘI DUNG
I- Cơ sở lý luận :
1. Các khái niệm :
Tài nguyên nước là nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể
được dùng vào những mục đích khác phục vụ nhu cầu cuộc sống.
Khoáng sản là thành tạo khoáng vật của lớp vỏ Trái Đất, chúng được
sử dụng có hiệu quả và lợi ích trong lĩnh vực sản xuất ra của cải vật chất.
2 loại tài nguyên trên là 2 loại tài nguyên rất quan trọng với nền kinh
tế của các quốc gia, đặc biệt với nước ta- là một quốc gia giàu tài nguyên thiên
nhiên.
2. Những quy định của pháp luật :


Chính bởi những lợi ích không nhỏ của 2 loại tài nguyên này đã đem
lại giúp quốc gia có được nền kinh tế phát triển như hiện tại, các nhà làm luật
không thể không quy định chặt chẽ và ban hành các văn bản pháp luật quy định về
việc quản lý và khai thác chúng. Hai văn bản thể hiện rõ nhất điều này đó là Luật
khoáng sản ban hành ngày 17 tháng 11 năm 2010 và Luật tài nguyên nước ban
hành ngày 21 tháng 6 năm 2012.
Tuy nhiên, hai bộ luật trên hầu như chỉ quy định về việc khai thác, sử
dụng hay quản lý tài nguyên mà ko nêu rõ nhưng chế tài khi cá nhân, tổ chức có
hành vi vi phạm. Để giải quyết bài toán đó, Quốc hội đã cho ban hành Nghị định
số 142/2013/NĐ-CP quy định về “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài
nguyên nước và khoáng sản”. Tuy vậy, nhận thấy những điểm không còn phù hợp

2


khi áp dụng nghị định này vào thực tế đời sống, tới năm 2016, Bộ tài nguyên và
môi trường đã ra bản dự thảo nghị định mới thay thế cho nghị định 142/2013.

II- Cơ sở thực tiễn :
1. Tài nguyên nước :
Nhìn chung, hầu hết các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước gần
những nơi tập trung nguồn nước chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn về môi
trường theo quy định. Thực trạng đó làm cho môi trường sinh thái ở một số địa
phương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cộng đồng dân cư, nhất là các cộng đồng dân cư
lân cận với các khu công nghiệp đó đang phải đối mặt với thảm hoạ về ô nhiễm
nước. Họ phải sống chung với khói bụi, uống nước từ nguồn ô nhiễm chất thải
công nghiệp... Từ đó, gây bất bình, dẫn đến những phản ứng, đấu tranh quyết liệt
của người dân đối với những hoạt động gây ô nhiễm môi trường, có khi bùng phát
thành các xung đột xã hội gay gắt. Ví dụ: ở ngành công nghiệp dệt may, ngành
công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11; chỉ số

nhu cầu ô xy sinh hoá (BOD), nhu cầu ô xy hoá học (COD) có thể lên đến
700mg/1 và 2.500mg/1; hàm lượng chất rắn lơ lửng... cao gấp nhiều lần giới hạn
cho phép.Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến
84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã
gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư.
Cùng với sự ra đời ồ ạt các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng
nghề thủ công truyền thống cũng có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Việc phát
triển các làng nghề có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và
giải quyết việc làm ở các địa phương. Tuy nhiên, hậu quả về ô nhiễm nguồn nước
do các hoạt động sản xuất đưa lại cũng ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng ô
3


nhiễm nước, chủ yếu là do nhiên liệu là than, lượng bụi và khí độc thải ra trong quá
trình sản xuất khá cao, gắt và quan trọng nhất là ý thức của các thợ thủ công chưa
cao.
Không chỉ các khu công nghiệp tập trung hay tại các làng nghề, nước
ô nhiễm cũng chính là bài toán khó giải tại các khu đô thị lớn. Những năm gần đây,
dân số ở các đô thị tăng nhanh khiến hệ thống cấp thoát nước không đáp ứng nổi
và xuống cấp nhanh chóng. Nước thải, rác thải sinh hoạt (vô cơ và hữu cơ) ở đô thị
hầu hết đều trực tiếp vứt ra sông, hồ mà không có bất kỳ một biện pháp xử lí môi
trường nào nào ngoài việc vận chuyển đến bãi chôn lấp. Mỗi ngày người dân ở các
thành phố lớn thải ra hàng nghìn tấn rác; các cơ sở sản xuất thải ra hàng trăm nghìn
mét khối nước thải độc hại; các phương tiện giao thông thải ra hàng trăm tấn bụi,
khí độc.
Việc sử dụng khai thác vô ý thức và không có quy hoạch làm cho mực
nước so với mặt đất bị hạ thấp. Đây là hiện tượng rất phổ biến tại các khu vực
đồng bằng Bắc bộ hay đồng bằng Sông Cửu Long.Tại các thành phố lớn như Hà
Nội, Thành phố Hồ Chính Minh... lượng nước thải sinh hoạt rơi vào tầm 600.000
mét khối mỗi ngày với khoảng 250 tấn rác, còn nước thải công nghiệp thì chỉ được

xử lý 10% còn lại đổ thẳng ra các ao hồ và sông lớn. ( Ví dụ : Hệ thống hồ công
viên Yên Sở tại Hà Nội là nơi chứa hơn 50% lượng nước thải của thành phố...)
2. Khoáng sản :
Việt nam là nước có diện tích không lớn nhưng có nguồn tài nguyên
khoáng sản đa dạng và phong phú với gần 40 chủng loại từ khoáng sản năng
lượng(dầu khí, than, urani, địa nhiệt), khoáng sản không kim loại, vật liêu xây
dựng đến khoáng sản kim loại. Tuy nhiên đất nước ta không phải là nước giầu về

4


tài nguyên khoáng sản vì hầu hết các khoáng sản ở Việt Nam có trữ lượng không
lớn, lại phân bố tản mạn không tập trung.
Trong hoạt động khai thác khoáng sản của nước ta hiện nay, đang xảy
ra tình trạng lãng phí quá nhiều tài nguyên. Tại các mỏ và hầm lò ở các địa phương
quản lý, hiệu suất thu hồi khoáng sản là không cao : Quặng vàng chỉ đạt tầm 3040%, khai thác apatit cũng chỉ ở mức 26%, quặng kim loại và vật liệu xây dựng là
15-30%, hiệu quả nhất là dầu khí cũng chỉ đạt mữ 60%. Có thể thấy số còn lại đều
bị thải ra ngoài môi trường rất lãng phí.
Việc quản lý không chặt chẽ, chồng chéo, cấp phép bừa bãi đã dẫn
đến những hậu quả hết sức đáng trách trong hoạt động khai thác khoáng sản. Các
cá nhân, tổ chức lợi dụng cơ hội đó để có thể khai thác không hạn chế và báo cáo
sai với các cơ quan chức năng, không tuân thủ quy trình hoạt động và không hề
nộp đủ phí bảo vệ môi trường với số lượng khai thác được.
Các chủ thể khi tiến hành khai thác cũng đã không tuân thủ nghiêm
ngặt, hay thậm chí luồn lách để thoát được những quy định của Luật khoáng sản.

III- Cơ sở pháp lý :
Luật Xử lý vi phạm hành chính được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày
20/6/2012, có hiệu lực từ ngày 01/7/2013. Để triển khai thực hiện Luật Xử lý vi
phạm hành chính, Bộ Tài nguyên và môi trường đã xây dựng trình Chính phủ ban

hành Nghị định 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản. Tuy nhiên, qua hơn 3 năm triển khai
thực hiện, một số nội dung không còn phù hợp. Bên cạnh đó, nhiều văn bản quy
phạm pháp luật về tài nguyên nước, khoáng sản đã được xây dựng, sửa đổi, bổ
5


sung. Do đó, cần phải sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Nghị định số
142/2013/NĐ-CP cho phù hợp với các hành vi quy định tại các văn bản quy phạm
pháp luật về tài nguyên nước và khoáng sản.
Cụ thể, những quy định của nghị định 142/2013 đã không còn hiệu quả với
thực trạng hiện nay khi không còn tính răn đe nghiêm khắc và quy định chi tiết cho
từng hành vi. Do đó, các cán bộ thuộc Bộ Tài nguyên và môi trường đã có những
điểm mới trong dự thảo lần này.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã dự thảo Nghị định gồm 5 chương, 61 điều.
Bên cạnh những quy định chung, dự thảo đã nêu rõ quy định cụ thể về: Hành vi vi
phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước, hình thức xử phạt, mức phạt và
biện pháp khắc phục hậu quả; hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng
sản, hình thức xử phạt, mức phạt và biện pháp khắc phục hậu quả; thẩm quyền xử
phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực
tài nguyên nước và khoáng sản. Cụ thể như sau :
- Về nhóm quy định chung và thẩm quyền, cần bổ sung các vi phạm hành
chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản trong phạm vi điều
chỉnh; giữ nguyên 2 hình thức xử phạt như Nghị định 142/2013/NĐ-CP
là cảnh cáo và phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép sẽ chuyển sang
hình thức xử phạt bổ sung đi kèm hình thức xử phạt chính; phân định rõ
thẩm quyền xử phạt của các lực lượng theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ…
- Sửa đổi, bổ sung các hành vi theo Nghị định thay thế Nghị định
15/2012/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Khoáng sản, đồng

thời sửa đổi một số điều của Nghị định 22/2012/NĐ-CP quy định về đấu
giá quyền khai thác khoáng sản mà đã được Tổng cục trình Chính phủ,
trong đó, bổ sung một số hành vi liên quan đến chế độ báo cáo, thống kê
6


khoáng sản; sửa đổi một số hình thức xử phạt là cảnh cáo đối với các vi
phạm có mức độ nhỏ hoặc vi phạm lần đầu và tăng mức phạt trong
trường hợp tái phạm; bổ sung quy định xử phạt hành chính đối với hành
vi tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép để tăng tính răn đe…
- Sửa đổi hầu hết các quy định của Nghị định 142/2013/NĐ-CP về tài
nguyên nước và bổ sung một số hành vi xử phạt vi phạm hành chính .
Cục đề xuất quy định cụ thể mức phạt đối với từng nhóm hành vi, bổ
sung một số quy định trong các nhóm hành vi như: vi phạm các quy định
về quy hoạch và điều tra cơ bản tài nguyên nước; vi phạm các quy định
về quan trắc, giám sát, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, hành nghề
khoan nước dưới đất; vi phạm các quy định về hồ chứa và quy trình vận
hành liên hồ chứa, hành lang bảo vệ nguồn nước; vi phạm các quy định
về bảo vệ tài nguyên nước…
IV- Cơ sở chính trị :
Ở nước ta, việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và sử dụng hợp lý luôn luôn
được chú trọng và đã được ghi nhận tại điều 63 , hiến pháp 2013 :
1. Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả,
bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học;
chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
2. Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử
dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
3. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên
nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc
phục, bồi thường thiệt hại.


7


Không chỉ được đưa vào đạo luật cao nhất của đất nước, các vấn đề về việc
bảo vệ và sử dụng tài nguyên thiên nhiên cũng đã được triển khai đồng bộ và sát
sao quán triệt tại các cuộc họp, và cụ thể bằng các văn bản, các chỉ thị của Bộ tài
nguyên và môi trường ban hành. Đảng và Chính Phủ luôn nêu cao chủ trương :
“tăng cường quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên, khoáng sản. Kiểm soát chặt
chẽ các nguồn gây ô nhiễm môi trường, nhất là tại các làng nghề, khu, cụm công
nghiệp, lưu vực sông, cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm nặng. Kiên quyết xử
lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chủ động ứng phó với biến đổi
khí hậu, phòng tránh thiên tai. Phát triển ngành tài nguyên và môi trường trên cơ
sở đổi mới cơ chế quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đồng bộ với thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm đảm bảo phát triển bền
vững, đồng thời gia tăng đóng góp của ngành cho ngân sách nhà nước.”

KẾT LUẬN

8


Với những tìm hiểu và đánh giá ở trên, nhóm em khẳng định rằng việc sửa
đổi lại các quy định tại Nghị định 142/2013/NĐ-CP quy định về “xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản” là cần thiết và hợp lý
vào thời điểm mà tài nguyên nước ta đang bị sử dụng và khai thác một cách lãng
phí và các cá nhân, tổ chức có liên quan không thực hiện đúng chủ trương, đường
lối của Nhà nước và cần phải có những chế tài thật chặt chẽ đối với họ.

MỤC LỤC

9


LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................. 1
NỘI DUNG ......................................................................................................2
I- Cơ sở lý luận................................................................................................ 2
1. Các khái niệm.............................................................................................. 2
2. Những quy định của pháp luật..................................................................

2

II- Cơ sở thực tiễn........................................................................................... 3
1. Tài nguyên nước.......................................................................................... 3
2. Khoáng sản.................................................................................................. 4
III- Cơ sở pháp lý............................................................................................ 5
IV- Cơ sở chính trị.......................................................................................... 7
KẾT LUẬN...................................................................................................... 9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU THAM KHẢO
10


1. Nghị định 142/2013/NĐ-CP quy định về “xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản”.
2. />3. />4. Những thống kê về tình trạng ô nhiễm nước của Bộ Tài Nguyên và
môi trường.
5. Thống kê về khoáng sản của Bộ Tài Nguyên và môi trường.

11




×