Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.42 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I.
II.
III.
IV.
V.

Khái niệm
Thực trạng
Nguyên nhân
Hậu quả
Đề xuất giải pháp

KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo

LỜI MỞ ĐẦU


Giáo dục là nền tảng của mọi sự phát triển vì vậy giáo dục luôn là vấn đề quan
trọng tạo nên sự quan tâm cho mọi người trong xã hội.Nhưng hiện nay ngành giáo dục
và đào tạo nói chung đang đứng trước thách thức vô cùng to lớn về chất lượng,những
hiện tượnghọc sinh ngồi nhầm lớp học thì qua loa,đối phó nhưng kết quả thì rất cao
hay một số nhà giáo vì đồng tiền đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp,những kì thi tốt
ngiệp phát hiện sai phạm như học sinh chuyền bài cho nhau, giám thị làm ngơ cho học
sinh trao đổi hay là số lượng cử nhân, thạc sĩ,tiến sĩ ở nước ta nhiều nhưng chất lượng
không được bao nhiêu…là những biểu hiện cụ thể của căn bệnh này. Trong một nghiên
cứu mới nhất số lượng tiến sĩ của Việt Nam gần bằng với Nhật Bản tuy nhiên về số
bằng sáng chế thì chúng ta lại bằng 0 còn Nhật Bản thì là hơn 16000.Vâng đó chính là


bệnh thành tích trong giáo dục và tiêu cực trong thi cử đã và đang làm xói mòn các
nguyên tắc cơ bản của giáo dục, gây tác hại nghiêm trọng,lâu dài cho xã hội.
Trên thực tế,sau vụthi tốt nghiệp bê bối tại trường THPT Phú Xuyên A,Hà Nội
thì vào tháng 7/2006 Bộ Giáo dục và đào tạo đã triển khai rộng khắp trong toàn quốc
cuộc vận động “Hai không” với 2 nội dung“Nói không với tiêu cực trong thi cử và
bệnh thành tích trong giáo dục” bước đầu thu được kết quả tốt và được xã hội đồng
tình ủng hộ.Vì vậy vào năm tiếp theo cuộc vận động tiếp tục được Đảng và Nhà nước
triển khai mạnh mẽ và đổi mới là cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung: "Nói
không với tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích, vi phạm đạo đức nhà giáo và việc ngồi
nhầm lớp". Đây không còn chỉlà cuộc vận động của bộ, ngành mà là của toàn ngành
giáo dục.Chưa bao giờ giáo dục và đào tạo lại quan tâm giải quyết vấn đề chất lượng
một cách quyết liệt như vậy.Tiêu cực và bệnh thành tích đã có từ lâu.Nếu để tiêu cực
tiếp tục kéo dài, học sinh không có động lực để học, không tiếp thu được kiến thức, sẽ
không có tương lai.Các thầy cô cũng không có động lực để dạy, không có sáng kiến đổi
mới phươngpháp dạy học,nền giáo dục khi ấy sẽ ngày càng trì trệ.
Vậy bệnh thành tích cụ thể là gì?Căn nguyên cơ bản của chúng nằm ở đâu?Và
muốn chữa triệt để căn bệnh này cho nền giáo dục Việt Nam thì cần có những phương
thuốc cụ thể như thế nào?Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này.


Để giải quyết những câu hỏi đặt ra ở trên em xin chọn đề tài : “Tiêu cực trong
thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” để giúp hiểu rõ hơn về thực trạng của vấn
đề này cũng như nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

NỘI DUNG
I. Khái niệm :
Tiêu cực trong thi cử là những hành vi gian lận, bất minh làm sai lệch kết quả
thi cử. Những hành vi đó xuất phát từ nhiều động cơ, nguyên nhân và mục đích khác
nhau. Tiêu cực trong thi cử được thực hiện độc lập hoặc có sự phối hợp từ nhiều phía:
người thi, người coi thi, người xét duyệt kết quả…

Thành tích là kết quả đạt được sau một quá trình hoạt động.Để có được thành
tích,con người phải tốn nhiều thời gian và công sức.Thi đua lập thành tích giúp thúc
đẩy hoạt động của xã hội,nhưng từ đó cũng nảy sinh hiện tượng chạy theo thành
tích.Hiện tượng này đang phổ biến trong xã hội,ảnh hưởng đến chất lượng của các sản
phẩm tinh thần và vật chất.Ta gọi đó là bệnh thành tích.
II. Thực trạng :
Có thể nói tiêu cực trong thi cử là căn bệnh trầm kha của ngành giáo dục hiện
nay,thể hiện ngay ở những kì kiểm tra trên lớp.Biểu hiện rõ nhất cho những tiêu cực ấy
là những biệt ngữ thường đựơc sử dụng trong giới học sinh hiện nay: tủ đè, trúng tủ,
phao… và cả những kí hiệu tay mà học sinh dùng để trao đổi bài trong các kì thi. Ngay
cả trong những kì thi quốc gia như kì thi tốt nghiệp THPT, hiện tượng tiêu cực vẫn diễn
ra hết sức “sôi động”. Các điểm bán “phao” nhan nhản khắp nơi với đủ loại phao.Thế
mới có cảnh tượng đáng buồn “phao thả trắng trường thi” như ở Hội đồng thi trường
Quang Trung (Hà Nội), trường THPT Đinh Tiên Hòang (Ninh Bình)…Thậm chí, nhiều
phụ huynh còn móc nối với những đuờng dây thi thuê, thi hộ hay “bồi dưỡng” cho
giám khảo với số tiền lên đến vài chục, vài trăm triệu… Tất cả những cái đó đã tạo nên


những câu chuyện đau lòng như những kì thi tốt nghiệp THPT nghiêm túc thì lại đầy
điểm 0 môn sử. Nói là vậy song kết quả thi tốt nghiệp và tỉ lệ lên lớp hàng năm của các
bậc học phổ thông là gần như tuyệt đối, trong lúc tỉ lệ học sinh có thực lực thực sự yếu
kém ở các nhà trường là không nhỏ? Cụ thể trong bảng dưới đây :

Năm

Thí sinh dự thi

Tỉ lệ tốt nghiệp

2010 – 2011


1.057.354

98,72%

2011 – 2012

963.051

97,63%

2012 – 2013

946.064

97,52%

2013 – 2014

010.756

99.02%

Không biết từ bao giờ bệnh thành tích đã trở thành một căn bệnh gây tác hại
không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội nước ta hiện nay.Học tập,lao động,chiến đấu
cá nhân nào cũng có ước muốn chính đáng là lập được thành tích tốt đẹp.Nhưng vì hám
thành tích mà đút lót cho giáo viên,thi hộ,mua bằng cấp…Thành tích được vẽ ra,được
thổi phồng lên làm theo cấp số nhân,cấp số cộng để được nhận được nhận danh hiệu
lấy bằng khen để thi đua lập thành tích,ba mẹ của họ được nở mày nở mặt trước bà con
lối xóm vì con học giỏi…nhưng đằng sau đó là một cái đầu rỗng tuếch.Thật vậy,học

sinh đến trường học bây giờ thì qua loa đối phó,gian lận trong thi cử thậm chí xin xỏ
hoặc sửa điểm để kết quả học tập cao.Nhiều lúc ta ngạc nhiên trước lối học trên trường
thì ngáp lên ngáp xuống,về nhà thì sách vở vất lung tung nhưng khi đi thi thì họ vẫn
làm bài tốt và đạt những thành tích khá giỏi.Điều này thật là mâu thuẫn?Đó chỉ có thể
là tiêu cực vì nhiều trường hợp như học sinh đó làm bài thì điểm 1 nhưng lại được
chính cô giáo xin lên cho điểm 5 để đạt giỏi tổng kết,hoặc là vì những lí do “tế nhị”
nào đó lúc thi học sinh đó được đặc cách “tự do tung hoành” trong phòng thi mà không
bị giám thị nhắc nhở…có trường hợp cả phòng thi được “hưởng hơi” vì phòng thi đó
có một thí sinh đã được người nhà “gởi”.Và rồi bước vào kì thi đại học thật sự,kết quả


làm nhiều người sửng sốt,bất ngờ,chính vì vậy mà trong các kì thi đại học không ít “sĩ
tử” thành “tử sĩ” chỉ vì học không đúng với bản thân,hổng kiến thức trầm trọng,thế
nhưng trong các năm học trước hay kì thi tốt nghiệp vẫn luôn là giỏi. Chính lúc bước
vào kì thi chung của cả nước, kì thi đại học gắt gao thì khả năng của mỗi học sinh mới
được thể hiện thật sự chính xác, ai giỏi có cố gắng thì sẽ đậu, ai mà chỉ biết mánh khoé,
học giả dối thì phải nhận kết quả thấp,hi vọng rằng họ sẽ không than vãn là “ học tài thi
phận”. Không biết rằng trước kết quả đáng buồn của học sinh mình,một số thầy cô có
hối hận hay không, vì đã quá dễ dãi trong việc dạy dỗ học sinh của mình.
Những trường để
i m ở thành phố là trường có “thương hiệu” lại là những
trường tiềm ẩn nhiều nhất “bệnh thành tích”. Bởi áp lực phải giữ uy tín, giữ danh hiệu
đó, bằng cách này cách khác những người làm giáo dục vẫn phải “chạy theo thành
tích”. Năm trước đã dẫn đầu năm nay đứng chót thì rõ ràng là không ổn.
Có thể thầy

cô không lỡ nhìn học sinh của mình buồn khi nhận

những để
i m


kém, kết quả tồi nên họ đã làm ngơ trước một vài đề
i u,có nhiều trường hợp học sinh đổ
xô đi học một giáo viên nào đó,không hẳn giáo viên đó dạy giỏi mà vì giáo viên đó
“thương” học trò của mình mỗi lần có bài kiểm tra là cho đềbài trước rồi học sinh về
nhà học theo sẽ làm bài được,hay từ tin đồn từ nhiều lứa học trò thầy này cô này biết đề
của Bộ vì quen biết thế là tên thầy cô bỗng “hot” được nhiều học sinh tìm tới đăng kí
học với mong nuốn gần tới ngày thi được thầy cô cho đề.
Hiện vẫn còn khá nhiều trường hợp không hưởng ứng, không tích cực tham gia
cuộc vận động. Mộtsố nhà quản lý giáo dục và giáo viên còn thoả hiệp hoặc làm ngơ,
vô cảm trước các hiện tượng tiêu cực, hiện tượng chạy trường, chạy lớp… Ngoài ra
còn xảy ra trường hợp một số giáo viên dũng cảm đứng lên tố cáo tiêu cực nhưng lại bị


trù dập và chịu sức ép từ nhiều phía. Đó đều lànhững hành vi đáng lên án và chê trách.
Tuy không thấy được cái hại trước mắt nhưng sẽ gây hại cho cho tương lai của học
sinh, hay rộng hơn là cho xã hội,cần phải có những biện pháp để ngăn chặn.
III. Nguyên nhân :
Có nhiều lý do gây nên thực trạng tiêu cực trong thi cử: do cơ chế, do học sinh
và cũng một phần lỗi của các thầy cô giáo.Đã một thời gian dài chúng ta sống theo
khẩu hiệu, học theo sách giáo khoa và làm theo chỉ đạo hay theo cung cách chung nào
đó. Người ta ít nghĩ đến tính hợp lý, hiệu quả mà nghĩ nhiều đến "hợp lệ" không mấy ai
dám nghĩ theo lối riêng, làm theo cách riêng.Hiện nay, sách giáo khoa của học sinh đã
được nghiên cứu cải cách nhiều lần nhưng vẫn còn nhiều khuyết điểm.Chương trình
quá nặng kết hợp với lối học khuôn mẫu, thiếu sáng tạo khiến học sinh càng học lên
cao thì kiến thức lại càng rỗng tuếch.
Tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích căn nguyên còn do thi đua mà ra.Nhà
trường vì muốn đạt chỉ tiêu của bộ đề ra, giáo viên muốn hoàn thành tốt thi đua của nhà
trường nên đã lờ đi đạo đức nghề nghiệp làm ngơ các sai phạm của học trò mà cho
điểm ảo. Nếu người giáo viên thiếu trách nhiệm trong việc giảng dạy thì làm sao học

trò có thể nghiêm túc trong học tập và thi cử?Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao là vì thi
đua,lẽ ra thi đua lập thành tích góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội? Nhưng vì
ngành giáo dục đánh giá thầy cô giáo,đánh giá các trường hằng năm lâu nay hay dựa
vào những con số,mà muốn có những con số đạt chất lượng thì phải tiêu cực.Nếu
như tỉ lệ học sinh tốt nghiệp hoặc lên lớp thấp thì không những nhà trường mất danh
hiệu tiên tiến mà các giáo viên còn bị cắt danh hiệu cá nhân như lao động giỏi, lao
động tiên tiến…Vì vậy, không giáo viên nào dám để học sinh ở lại lớp, cho dù học lực
của học sinh có yếu, để
i m kiểm tra có thấp thì cũng phải nâng đểchúng lên lớp cho đạt
chi tiêu. Và nếu tất cả các trường trên cả nước đều có những kết quả xuất sắc tương tự,


phải chăng Bộ Giáo dục và đào tạo sẽ được đánh giá là có thành tích tốt trong công tác
đề
i u hành.
Tuy nhiên, không thể đổ lỗi hòan toàn cho nguyên nhân khách quan bởi người
học sinh vẫn đóng vai trò quan trọng nhất. Một số học sinh đã vin vào lỗi cơ chế để
không chú trọng việc học, chây lười, thụ động. Đó chính là biểu hiện của sự thiếu ý
thức, vô trách nhiệm với tương lai của chính mình. Bên cạnh đó, thói quen xấu “nước
tới chân mới nhảy” của một bộ phận không nhỏ học sinh cũng góp phần tạo nên tiêu
cực trong thi cử.Về phụ huynh họ cũng là một nhân tố tiếp tay cho bệnh thành tích để
nó ngày càng lan rộng và nặng hơn.Phụ huynh vì muốn con em mình là học sinh giỏi
có danh hịêu được tự hào vì con mình học giỏi không thua thiệt với đồng nghiệp,bạn
bè, xóm giềng vì vậy mà vô tình họ đã góp phần chạy theo thành tích mà không quan
tâm đến chất lượng.Là người bỏ tiền của thật,công sức thật,thời gian thật để mong con
mình có được một tương lai tốt đẹp thì chẳng có lý do gì họ lại mong muốn nhận sự giả
dối từ kết quả học tập của con em mình.Tuy nhiên,vì một số lí do khó hiểu nào đó họ
vẫn chấp nhận làm mọi cách để con em mình có một tấm bằngđi đã, vì đó là tấm bằng
được xã hội thừa nhận, rồi sau này khi có điều kiện sẽ cố mà học tiếp một cách chân
thực.

Như vậy có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến hiện tượng
này.Tiêu cực trong thi cử không chỉ làm hại bản thân người học sinh mà còn là vật cản
sự phát triển của dân tộc.
IV. Hậu quả :
Tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục rõ ràng để lại hậu quả vô
cùng tai hại.Nó khiến mỗi cá nhân không hiểu rõ về thực lực của mình,tự mãn về thành
tích,không có xu hướng phát triển đi lên.Bệnh thành tích do đó mà tiếp tục được duy trì
và phát triển.Dần dần nó sẽ ăn sâu,đeo bám vào tư tưởng,lối sống cách thức làm việc
của xã hội,làm cho chất lượng thực sự bị bỏ bê chỉ có vẻ bề ngoài là hào nhoáng đẹp
đẽ.Có những trường hợp vì chạy theo thành tích mà nhà trường chấp nhận cho học sinh
lên lớp hàng loạt,bất chấp kết quả thực tế.Hậu quả là hàng trăm học sinh ngồi nhầm lớp


nhầm trường.Một trường hợp gần đây nhất,vào15/2/2014 bản tin thời sự VTV có
phóng sự về trường hợp học sinh tiểu học ở Nghệ An sắp học xong chương trình lớp 3
mà hầu như không thể viết từ đơn giản cũng như đọc hiểu. Bố của cháu bé vô tình phát
hiện ra sự việc, xin với nhà trường cho con học lại từ lớp 1, nhưng không được chấp
thuận.Đây lại là một trường quốc gia hẳn hoi,liệu có hay không chính vì điều này mà
nhà trường mới thiếu trách nhiệm,làm ngơ sai phạm trầm trọng như vậy.Khi được bố
của cháu bé chất vấn lãnh đạo nhà trường lại trả lời vì “gia đình không chăm bẵm con
mình nên mới ra nông nổi”(!?).Không chỉ riêng trường hợp đơn cử này,mà trước đây
vẫn còn rất nhiều trường hợp bị phanh phui trước báo chí,thậm chí có em lên được lớp
7 mà vẫn chưa thông thạo việc đọc viết. Nếu không có bệnh thành tích, hẳn sẽ không
sinh ra nạn “ngồi nhầm lớp” khá phổ biến này, hẳn không thể có tới hơn 300.000 HS
“ngồi nhầm lớp” trong suốt 12 năm đèn sách vừa qua, và con số tiếp tục “ngồi nhầm
lớp” bằng giờ này sang năm là bao nhiêu?
Cứ như vậy, vấn nạn này sẽ tạo ra rất nhiều “nhân tài giả, tiến sĩ giấy” với hàng
tá bằng cấp bao quanh nhưng hiểu biết nông cạn, kiến thức hạn hẹp. Với năng lực như
vậy, liệu những học sinh đó có đủ sức xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh hay sẽ
trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội? Hậu quả trực tiếp học sinh là người gánh

chịu,nhưng hậu quả lâu dài tương lai đất nước phải chấp nhận thui chột về đạo đức tài
năng của nhiều thế hệ, chưa kể tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục
còn tạo ra một tiền lệ xấu cho thế hệ sau, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận mệnh
đất nước. Ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và gây cản trở sự phát triển của
toàn xã hội.
V. Đề xuất biện pháp :
Đã đến lúc chúng ta phải trả lại ý nghĩa đích thực và giá trị đúng đắn của từ thàn
h


tích. Tất cả chúng ta cần nhận thức đây là việc cần thiết làm mang lại lợi ích cho ngành
giáo dục, tạo kỉ cương trong môi trường sư phạm .Thành tích phải được đánh giá bằng
sự nỗ lực phấn đấu,có tài năng thật sự nhờ vào quá trình luyện tập không ngừng trau
dồi vốn kiến thức chứ không phải đánh giá dựa vào những con số ảo,thành tích ảo…

Để bài trừ đuợc tiêu cực trong thi cử và thành tích trong giáo dục, cần sự phối
hợp đồng bộ giữa các cấp lãnh đạo, nhà trường và phụ huynh, học sinh.Có các biện
pháp tổng hợp như :
-

Thứ nhất nhà trườngcần có một nghiên cứu kĩ lưỡng và khoa học hơn trong
phân bố chương trình và tiết dạy. Đồng thời, việc thi cử cũng phải được kiểm
sóat chặt chẽ, nghiêm ngặt hơn, cuộc vận động “ Hai không ” của ngành giáo
dục Việt Nam không nên chỉ là những lời kêu gọi suông mà cần có phương
hướng hành động rõ rệt, triệt để hơn. Về phía các thầy cô giáo, nên ra đề mở vừa
để hạn chế tiêu cực vừa kích thích tư duy của học sinh.

-

Thứ hai sửa đổi lại cách đánh giá các danh hiệu thi đua của cá nhân và tập thể

nhà trường một cách sát thực hơn. Thay vì lấy tiêu chí học sinh lên lớp, đậu tốt
nghiệp làm cơ sở chính để xét thi đua thì ngành giáo dục dùng các biện pháp
như thường xuyên tăng cường dự giờ, thao giảng, kiểm tra sổ sách một cách bất
ngờ không báo trước, lấy ý kiến phản hồi từ học sinh về khả năng và phương
pháp dạy - hiểu của giáo viên đối với học sinh, khả năng tổ chức quản lý dạy
học của nhà trường…Bộ,Sở Giáo dục đích thân kiểm tra, đánh giá năng lực của
lãnh đạo, giáo viên các trường tránh hiện tượng “ ngồi nhầm ghế ” vì một số lí
do nào đó.

-

Thứ ba giáo dục thêm cho các giáo viên ý thức đấu tranh phê bình và tự phê
bình đối với các biểu hiện thiếu trung thực về thành tích dạy học cũng như các
vấn đề tiêu cực khác trong nhà trường, cần phải làm mạnh tay và có biện pháp
chế tài đủ mạnh với những trường hợp báo cáo thành tích cao nhưng khi kiểm


tra trình độ thực tế thì không giống như trong báo cáo, bên cạnh đó cũng cần
tuyên dương những giáo viên có trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Tuy nhiên như đã nói ở trên, vai trò cốt yếu vẫn là của người học sinh. Người học
sinh cần xác định lý tưởng rõ ràng: học tập là con đường duy nhất để đạt đến thành
công thực sự.

KẾT LUẬN
Tương lai của mỗi người do chính bản thân mình quyết định, hãy sống như thế
nào để không hổ thẹn với mình với những thành quả mình đạt được trong học tập.Đất
nước chúng ta đang tiến lên con đường đổi mới, mở cửa, hội nhập để cùng hòa mình
chung vào sự phát triển của thế giới, vì vậy sự đòi hỏi lúc này là cần có những nhân tài
để giúp đất nước phát triển mà nhân tài là những người có năng lực thực sự, là nguyên
khí của quốc gia. Giáo dục chính là điểm xuất phát, là nơi sản sinh ra nguồn năng lực

cho sự cường thịnh của một đất nước.Một nền giáo dục thực sự tốt sẽ tạo ra những con
người làm được điều này, vì vậy đất nước chúng ta sau này có cường thịnh hay không
tùy thuộc vào nền giáo dục của chúng ta có đổi mới để có thể sản sinh ra những nhân
tài thực học hay không.Chỉ có chữa được căn bệnh này thì sự nghiệp công nghiệp hóa,


hiện đại hóa mới phát triển và giành được nhiều thành tựu rực rỡ. Có chữa được tận
gốc thì mới chống được gian lận trong thi cử, mới xây dựng được con người mới,đạo
đức mới xã hội văn minh.
Bản thân với trách nhiệm là một sinh viên sư phạm,chúng ta cần phải học tập
thật tốt,ra sức tu dưỡng đạo đức để sau này có thể giúp ích cho xã hội và cho bản thân.
Cần phải đẩy lùi tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích. Đó không phải là vịêc quá
khó nếu chúng ta cùng có quyết tâm “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành
tích trong giáo dục”. Mọi người mọi nhà đang tham gia hưởng ứng cuộc vận động một
cách tích cực,học sinh sinh viên chúng ta hãy hòa mình vào đó góp phần tạo nên một
nền giáo dục Việt Nam phát triển bền vững.
.

Tài liệu tham khảo
/> /> /> /> />


×