Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tiểu luận về vai trò của giáo dục đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.2 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
I.Lời mở đầu
II.Nội dung
1.Vai trò của giáo dục đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc:
a)
b)

Đối với cá nhân:
Đối với xã hội:
2. Thực trạng hiện nay của giáo dục với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc:

3. Nguyên nhân dẫn đến các thực trạng trên:
III.Kết luận

1


I.LỜI MỞ ĐẦU
Di sản văn hóa dân tộc không chỉ được coi là tài sản có giá trị giáo dục
truyền thống, giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ mà còn là nguồn lực to lớn góp
phần phát triển KT-XH của đất nước. Bởi vậy, giới trẻ- những chủ nhân tương lai
của đất nước cần thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn, phát huy các giá
trị di sản, bản sắc văn hóa dân tộc để xứng đáng bằng long tự hào dân tộc, băng
hiểu biết và niềm đam mê cái đẹp.
Bản sắc văn hóa dân tộc-một nét đẹp truyền thống riêng của mỗi quốc gia,
dân tộc từ ngàn đời nay. Việc nhận thức đúng đắn về giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc là một nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục tri thức của mỗi con
người. Nó góp phần lưu giữ và phát huy được giá trị tinh hoa của nhân loại, đưa
đất nước ngày càng phát triển theo con đường hòa nhập nhưng không hòa tan.
Chính vì lẽ đó, tôi chọn đề tài:” Vai trò của giáo dục đối với việc giữ gìn và phát


huy bản sắc văn hóa dân tộc.” Nhằm giúp chúng ta hiểu rõ và có cái nhìn, nhận
thức đúng đắn hơn về vai trò, tầm quan trọng của việc lưu giữ nét đẹp riêng cho
dân tộc. Nhằm xứng đáng với vị trí là một công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Bản sắc dân tộc là sức sống bên trong của dân tộc, là quá trình dân tộc thường
xuyên tự ý thức, tự khám phá, tự vượt qua chính bản thân mình, biết cạnh tranh và
hợp tác để tồn tại và phát triển. Văn hóa theo nghĩa chung nhất là tất cả những gì
không phải từ thiên nhiên mà từ con người. Theo UNESCO:” Văn hóa là một tập
hợp các hệ thống biểu tượng, nó qui định ứng xử của con người và làm cho mội số
đông người có thể giao tiếp với nhau, liên kết họ lại thành một cộng đồng riêng
biệt.” Văn hóa còn được hiểu là tất cả những sinh hoạt của một cộng đồng, một dân
tộc bao gồm văn học, nghệ thuật, lễ hội, tôn giáo, phong tục, tập quán, cách ứng
xử, giao tiếp…
Có thể nói, xã hội học tập cung cấp các điều kiện, cơ hội để mỗi người tự nâng
cao trình độ, hoàn thiện bản thân, phát huy cao độ năng lực sáng tạo để thích ứng
với những biến đổi của tình hình kinh tế- xã hội trong xu thế hội nhập và toàn cầu
hóa.

2


Nền giáo dục trong xã hội học tập hướng vào việc xây dựng cho con người
năng lực tự đón nhận, xử lí, sử dụng, truyền bá thông tin để xã hội tiến kịp với sự
phát triển của tri thức nhân loại. Bên cạnh những lợi ích hết sức thiết thực mang
lại từ nền giáo dục mở, từ sự hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng với thế giới. Mọi
người, nhất là giới trẻ, học sinh, sinh viên ít nhiều không tránh khỏi tác động bởi
những mặt trái của cơ chế thị trường, của văn hóa phương Tây, đó là tư tưởng đề
cao chủ nghĩa cá nhân, sự tha hóa về đạo đức, nhân cách, lối sống hưởng thụ, đua
đòi trụy lạc. Chính vì vậy, vai trò của giáo dục ngày càng được nâng cao, là sự
trang bị cho giới trẻ những hiểu biết thiết thực về văn hóa. Hơn lúc nào hết, trong

bối cảnh hội nhập hiện nay, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đang
là nhiệm vụ cấp bách trong tiến trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Đó là nền
tảng, là cơ sở để đất nước ta hòa nhập với thế giới nhưng không hòa tan, vẫn phát
huy được niềm tự hào của dân tộc, bản sắc văn hóa riêng của con người và đất
nước Việt Nam.

3


II.NỘI DUNG
1.Vai trò của giáo dục đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc:
Giáo dục giữ vai trò to lớn trong việc giáo dục tri thức con người, đem lại nguồn
thông tin cần thiết cho sự phát triển toàn diện của con người.
Một nền tảng giáo dục vững chắc đưa đất nước phát triển vững mạnh.
c)

Đối với cá nhân:
- Trong nền kinh tế tri thức với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và
công nghệ,sự bùng nổ của công nghệ thông tin,không ai có thể coi kiến
thức của giáo dục ban đầu (từ phổ thông đến đại học) có thể đủ cho cả
đởi người.Vì vậy,việc tiếp tục học tập nâng cao trình độ về mọi mặt là
một nhu cầu tất yếu của mỗi cá nhân để đáp ứng sự phát triển của xã
hội,của trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến,công nghệ hiện đại.
- Mỗi cá nhân phải tự mình phấn đấu,rèn luyện,tự trau dồi cho bản thân
những kĩ năng cần thiết, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, nổ lực rèn luyện vì lợi ích chung của cộng đồng và vì chính sự
phát triển của cá nhân. Quan trọng hơn, các bạn trẻ cần xây dựng bản lĩnh
văn hóa, sẵn sàng đấu tranh với những hoạt động, sản phẩm văn hóa
không lành mạnh.

- Mỗi cá nhân cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức trên các lĩnh vực:
văn hóa, lịch sử, xã hội,…Thường xuyên trao dồi, tích cực nâng cao trình
độ, đặc biệt là hiểu biết về văn hóa của quê hương, đất nước.
- Mỗi cá nhân cần thể hiện được long yêu nước nồng nàn, ý thức tự lập, tự
cường, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng, long nhân ái, khoan dung.
Sống trên đạo lí trọng tình trọng nghĩa, hướng về gốc tích. Có đức tính
cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử và tính giản dị
trong lối sống. Lòng nồng nàn yêu nước, yêu đồng bào tạo nên sức mạnh
của dân tộc, giúp cho sự thống nhất ý chí, trí tuệ, tài năng của các cá nhân
trong cộng đồng xã hội, tạo nên sức mạnh to lớn để ứng phó với mọi khó
khăn, với nguy cơ trước kẻ thù xâm lược. Những nét văn hóa đặc sắc có
4


d)

từ ngàn xưa cần được duy trì, bảo tồn và phát triển qua từng thế hệ.
Muốn vậy, đòi hỏi mỗi cá nhân phải biết trân trọng, bảo vệ và phát huy
trong mọi hoàn cảnh và coi đó là nét văn hóa đặc sắc cần giáo dục cho
các thế hệ mai sau.
- Cá nhân, các bà mẹ trẻ hiện nay cần chú tâm hơn trong cách giáo dục con
cái. Chẳng hạn như, cho con cái nghe những lời hay ý đẹp, đưa những làn
điệu dân ca, quê hương vào tiềm thức, giấc ngủ của con mình. Để bản sắc
đẹp đẽ ấy thấm nhuần trong tâm trí, từ đó con cái có những cái nhìn thiện
cảm, sâu sắc hơn với âm hưởng dân tộc.
 Mỗi cá nhân phải biết tự ý thức và có trách nhiệm đối với quê hương,
đất nước. Bởi vì, một đất nước văn minh bắt nguồn từ vai trò to lớn
trong ý thức giáo dục nhân cách, đạo đức của mỗi con người chúng ta.
Đối với xã hội:
- Học tập thường xuyên, học tập suốt đời, học tập cho mọi người là nội

dung chủ yếu của khái niệm xã hội học tập. Văn kiện của Đảng đã nhấn
mạnh:” Đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình
thức giáo dục chính quy và không chính quy, thực hiện giáo dục cho mọi
người”; xây dựng “ Cả nước trở thành một xã hội học tập chuyển dần mô
hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở- mô hình xã hội học
tập với hệ thống giáo dục suốt đời, đào tạo lien tục, liên thông giữa các
bậc học, ngành học, xây dựng và phát triển hệ thống học tập, thực hành
linh hoạt, đảm bảo sự công bằng xã hội trong giáo dục”.
- Giáo dục việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Có thể nói, toàn bộ lịch sử
của văn hóa bản địa Việt Nam đã tồn tại ba lớp văn hóa chồng lên nhau.
Đó là: văn hóa bản địa, văn hóa giao lưu với Trung Quốc và văn hóa giao
lưu với phương Tây. Mặt dù giao lưu với các nền văn hóa khác nhau, văn
hóa của dân tộc Việt Nam đã trải qua biết bao thử thách, chẳng những
vẫn tồn tại bền vững mà còn không bị văn hóa ngoại lai đồng hóa, biết “
Việt hóa” các ảnh hưởng đó để làm giàu cho nền văn hóa dân tộc. Trách
nhiệm của chúng ta ngày nay là phải biết tiếp tục giữ gìn, bảo vệ và giáo
dục cho lớp lớp con cháu mai sau để dân tộc ta mãi mãi là dân tộc Việt
Nam.
- Trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân hết sức quan tâm đến
việc giữ gìn các di sản văn hóa dân tộc, từ đó tạo nên tiền đề làm sống
dậy một tiềm năng văn hóa, coi đó như là nguồn lực bên trong thúc đẩy
5


-

tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Nghị quyết trung ương 5 (khóa
VIII) đã chỉ rõ:” di sản văn hóa là tài sản vô giá , gắn kết cộng đồng dân
tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sang tạo những giá trị mới và
giao lưu văn hóa”. Coi trọng, bảo tồn, thừa kế, phát huy những giá trị văn

hóa truyền thống, văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi
vật thể.
Giáo dục cho giới trẻ lòng yêu thiên nhiên, thái độ giữ gìn, bảo vệ thiên
nhiên. Đây là biểu hiện của đạo đức, là nét văn hóa đã tồn tại từ ngàn xưa
của dân tộc ta.

2.Các hành động tích cực của giới trẻ trong việc giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc:
Thực tế cho thấy, giới trẻ hiện nay vẫn có nhận thức sâu săc về trách nhiệm
của mình trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc:
-

-

-

Xác định rõ xây dựng quê hương là nhiệm vụ hàng đầu, thanh niên đang
ra sức cống hiến trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt, họ
xây dựng cho mình hình ảnh xung kích đi đầu trong các phong trào tình
nguyện. Trong những năm qua, các đội thanh niên tình nguyện chung sức
vì cộng đồng tại các địa phương đã góp phần phát triển kinh tế, xói đói
giảm nghèo; tham gia các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, chăm sóc
thếu niên, nhi đồng; tuyên truyền phổ biến pháp luật, phòng chống tệ nạn
xã hội, giữ gìn TTATGT; tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
Đặc biệt là phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng NTM” đã tạo nên
một hình ảnh đẹp về lớp thanh niên trong giai đoạn hiện nay, olaf môi
trường tốt để tuổi trẻ cống hiến và trưởng thành. Họ thực sự là màu xanh
của quê hương, đất nước, là mẫu hình đẹp về văn hóa lối sống và tâm hồn
cao thượng của tuổi trẻ. Khắp nơi trên mọi miền quê, hình ảnh màu xanh
tình nguyện đã trở thành biểu tượng đẹp đẽ, thanh niên có mặt ở những

miền khó khăn, vùng lũ lụt, thanh niên giúp dân di dời, tái định cư…
Không chỉ góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, tuổi trẻ còn
ra sức bảo vệ những giá trị văn hóa của dân tộc trong xu thế hội nhập.
Những năm gần đây, khắp các địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh rộ lên
loại hình nghệ thuật hát dân ca ví, giặm, thu hút đông đảo ĐVTN tham
gia. Hát dân ca ví, giặm không chỉ phổ biến trong đời sống nhân dân mà
6


-

còn có sức lan tỏa trong các trường học. Nhiều trường học nhận chăm sóc
các di tích lịch sử văn hóa
Tuổi trẻ khắp mọi miền Tổ quốc còn cống hiến sức trẻ trong việc giữ gìn
văn hóa dân tộc, các nghĩa cử cao đẹp trong các hoạt động từ thiện, xã
hội với lòng nhiệt huyết thể hiện tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc
cao quí
Qua đó cho thấy bộ phận giáo dục của nước ta hiện nay đã tích cực trong
việc đào tạo ra những con người mang trong mình dòng máu Việt, chảy
khắp xứ sở với một ý thức trách nhiệm cao. Luôn sẵn sàng khi Tổ quốc
gọi tên.

3. Thực trạng hiện nay của giáo dục với việc giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc:
Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, sự giao thoa về văn hóa bên cạnh góp
phần làm phong phú đời sống tinh thần cũng đặt ra nhiều thách thức. Đó là
sự du nhập của những dạng văn hóa không phù hợp với truyền thống dân
tộc, mà đối tượng dễ ảnh hưởng nhất là giới trẻ:
-


-

Hiện nay các di tích lịch sử như: quần thể Cố đô Huế (Thừa Thiên Huế),
Thành nhà Hồ ( Thanh Hóa), Hoàn thành Thăng Long ( Hà Nội), Thánh
địa Mỹ Sơn (Quảng Nam)…đã được UNESCO công nhận là di sản văn
hoá thế giới, tuy nhiên giá trị, ý nghĩa sâu sắc của những di sản đó vẫn
chưa được quảng bá một cách sâu rộng đến đại bộ phận công chúng
nhằm tôn vinh và lưu truyền những giá trị lịch sử vô giá đó.
Bên cạnh những hình ảnh đẹp của tuổi trẻ trong thời đại mới, dưới tác
động của mặt trái kinh tế thị trường và toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng
đã xuất hiện một bộ phận không nhỏ tầng lớp thanh niên có lối song s
lệch lạc, thiếu lí tưởng, giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấp hành pháp
luật; có lối sống thực dụng, đua đòi, lãng phí, cá biệt, một số thanh niên
xa vào tệ nạn xã hội, phạm pháp. Các phương tiện thông tin, báo chí,
truyền hình, internet thời gian qua đã phản ánh nhiều hình ảnh phản cảm
về cách cư xử, ăn mặc lố lăng của thanh niên hay việc các bạn trẻ truy
cập các tranh wep độc hại, chat “nuy”, đua xe, quan hệ tình dục ở tuổi vị
thành niên đang có chiều hướng gia tăng. Theo số liệu thống kê, mỗi
năm, cả nước có 1,2 triệu ca nạo phá thai, trong đó có tới 20% trường
7


-

-

-

hợp là học sinh THPT. Nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây
nhiêm qua đường tình dục ở vị thành niên và thanh niên cũng đang ở

mức báo động.
Quá trình hội nhập quốc tế đã có những tác động nhất định làm thay đổi
phương thức tư duy, lối sống của giới trẻ theo hướng hiện đại và tích cực,
chủ động hơn. Sinh viên nước ta biết them nhiều hơn về phong tục, tập
quán, văn hóa và con người của các quốc gia trên thế giới…Có điều kiện
khám phá thế giới, tiếp thu và làm chủ các tiến bộ khoa học kĩ thuật hiện
đại, tri thức mới…Bên cạnh đó, cũng có những mặt hạn chế cần được
nhìn nhận và điều chỉnh kịp thời như: một bộ phận học sinh sinh viên xa
rời truyền thống, lịch sử văn hóa của dân tộc. Không ít người có thái độ
ứng xử, biểu hiện tình cảm thái quá trong các hoạt động giải trí, văn hóa,
nghệ thuật. Tình trạng giới trẻ sính ngoại, chạy theo phong cách Tây Âu,
bỏ quên hang Việt vẫn đang được phổ biến trong giới trẻ hiện nay. Các
học sinh, sinh viên đua đòi theo phong cách sành điệu, nghe nhạc Hàn,
xem phim Hàn, là những fan cuồng của ngoại quốc…ngày càng tăng
trong giới trẻ Việt. Lãng quên, thờ ơ đối với nhạc dân ca, dòng nhạc cách
mạng, truyền thống.
Một hiện tượng báo động của giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng
trong việc hội nhập, tiếp thu văn hóa thế giới, du nhập những hoạt động
văn hóa tiêu cực, không phù hợp với thuần phong mĩ tục của dân tộc.
Không ít sinh viên đang ngày đêm cuốn vào các trò chơi điện tử, game
online mang tính bạo lực, sống với thế giới ảo… ảnh hưởng tới sức khỏe,
thời gian học tập. Có những người say mê với các ấn phẩm, văn hóa
phẩm không lành mạnh, độc hại dẫn đến nhữnghành động suy trồi đạo
đức, vi phạm pháp luật.
Những biểu hiện sai lệch của những người mà giới trẻ coi là thần tượng
như ca sĩ, diễn viên điện ảnh…cũng ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống
của giới trẻ hiện nay. Ngoài ra, ngôn ngữ dung trong các cuộc trò chuyện
trên các trang mạng xã hội hay tin nhắn cũng bị một bộ phận học sinh,
sinh viên “biến tấu” với những từ ngữ khó hiểu, thậm chí dung tục gây
mất lịch sự với người nghe và sử dụng một cách tràn lan, khó chấp nhận,

không còn giữ được sự trong sáng, lành mạnh của tiếng Việt. Thậm
chí,có những từ bị dùng sai bản chất với ngụ ý không lành mạnh.

8


-

Thực trạng hiện nay, diện tích rừng ngày càng thu hẹp,số lượng động vật
hoang dã đã ngày càng ít đi, khí hậu không ngừng thay đổi thất thường là
hậu quả của việc khai thác rừng quá mức, không bảo tồn thiên nhiên mà
chính con người đã tự mình gây ra.

4. Nguyên nhân dẫn đến các thực trạng trên:
-

-

-

Những thực trạng nêu trên xuất phát từ những nguyên nhân khách quan
và những nguyên nhân chủ quan của nền giáo dục. Trước hết, cần khẳng
định, bản thân mỗi học sinh, sinh viên chưa thực sự xây dựng được cho
mình ý thức tự rèn luyện, nâng cao trình độ, học hỏi kĩ năng.
Bản lĩnh, ý thức tìm hiểu còn hạn chế của sinh viên trước những loại hình
hoạt động văn hóa, nghệ thuật khác nhau. Trong thực tế cuộc sống, một
số loại hoạt động văn hóa nghệ thuật không còn phù hợp với sở thích của
tuổi trẻ cho nên giới trẻ phải tìm đến những loại hình nghệ thuật du nhập
từ nước ngoài. Tuy nhiên các loại hình này chưa được chọn lọc từ trước
khi tràn lan trong xã hội. Công tác quản lí của ban ngành các cấp chức

năng chưa thực sự có hiệu quả trong việc khắc phục thực trạng này.
Mặt khác, do sự quản lí, gò bó, theo khuôn khổ của gia đình. Chính vì
vậy khi ra đời các bạn trẻ thường xa ngả trước những cám dỗ, cạm bẫy
tiêu cực trong xã hội. Nguyên nhân chính ở đây là do thiếu kinh nghiệm
sống, sống buông thả: lối sống hưởng thụ, tình trạng sống thử trước hôn
nhân…dẫn đến các hậu quả ngoài ý muốn gây tổn hại tinh thần, sức
khỏe, thời gian và chùn bước trên đường tương lai.

5.Các biện pháp giáo dục nhằm khắc phục thực trang tiêu cực, nâng cao
vai trò trong giữ gìn và phát huy bản săc văn hóa dân tộc:
-

Đầu tiên, một trong những giải pháp mang tính lâu dài và bền vững là
thông qua hệ thống giáo dục. Giáo dục chính là kênh truyền thông có tính
hiệu quả cao nhất, đặc biệt là giáo dục đại học thông qua những hoạt
động ngoại khóa, những chương trình lồng ghép trong các môn học, dần
dần đưa những giá trị cốt lõi, hồn dân tộc của các di sản văn hóa đến từng
sinh viên để sinh viên có nhận thức đầy đủ, sâu sắc và từ đó có những
hành động, việc làm góp phần giữ gìn , phát huy giá trị các di sản văn hóa
của đất nước.
9


-

Việc học hỏi văn hóa nước bạn cũng là một điều tốt. Tuy nhiên, việc học
cần có chọn lọc, không nên quá đà chạy theo những thứ viễn vong mà
quay lưng với văn hóa truyền thống. Xã hội, gia đình, nhất là nhà trường
cần có các biện pháp giáo dục thiết thực để đưa sinh viên về với văn hóa
Việt. Giữ gìn và phát huy giá trị các di sản văn hóa của đất nước:

+ Hội sinh viên Việt Nam cần tiếp tụcđẩy mạnh việc giáo dục tư tưởng,
đạo đức, tác phong sống trong sinh viên và coi đây là nhiệm vụ quan
trọng, cấp bách, cần thường xuyên thực hiên tốt. Đẩy mạnh các cuộc thi
tìm hiểu liên quan lịch sử hào hùng. Các chương trình dạy học cần được
cải tiến: lồng ghép những đoạn phim về cách mạng, giới thiệu cho giới
trẻ văn hóa nước nhà: tà áo dài Việt Nam, các di sản văn hóa nhờ đâu mà
được ghi danh như ngày nay…Hơn nữa, phải chủ động, sáng tạo và linh
hoạt trong tổ chức các hoạt động định hướng cho sinh viên tiếp thu
những mặt tích cực, tiên tiến của văn hóa hiện đại. Giúp sinh viên, học
sinh có cái nhìn và nhận thức đúng đắn hơn về bản sắc văn hóa dân tộc.
Từ đó đi theo con đường tích cực, yêu hơn những gì thuộc về quê hương,
xứ sở, có ý thức trách nhiệm đối với cội nguồn. Khơi dậy tinh thần tự hào
dân tộc, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Kiên quyết đấu
tranh với những biểu hiện vô cảm, khơi dậy tinh thần tương thân tương ái
trong tuổi trẻ.
+ Tạo các sân chơi lành mạnh để đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi, giải
trí của học sinh, sinh viên. Tổ chức các hoạt động giao lưu với chủ đề:
văn hóa truyền thống, đưa những làn điệu dân ca, ca dao, những trò chơi
dân gian truyền thống để học sinh, sinh viên giao lưu và có hứng thú tìm
hiểu. Nâng cao khả năng học hỏi, sáng tạo, tìm tòi văn hóa, lưu giữ và
giáo dục cho thế hệ con cháu mai sau.
+ Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để sinh viên đăng kí và tham gia
nghiên cứu, thực hiện các đề tài khoa học, giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc.
+ Tôn trọng ý kiến đóng góp của học sinh, sinh viên.
+ Lồng ghép những chuyên đề về truyền thống vào chương trình giảng
dạy để giáo dục đạo đức, tư duy, lối sống và bản lĩnh cho sinh viên. Đưa
giới trẻ vào đời với đầy đử hành trang của người công dân tốt, thông
minh, cần cù, sáng tạo, có tính kỉ luật cao mang dáng dấp, tinh hoa của
người Việt Nam, sẵn sàng đi lên phía trước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

10


-

+ Gia đình, nhà trường, xã hội cần là những thành viên gương mẫu, tiên
phong trong các hoạt động, chủ trương xây dựng tác phong, lối sống đẹp,
sống có ích và động viên, khuyến khích bạn trẻ hưởng ứng. Như vậy, vai
trò của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc sẽ nhanh chóng
được khẳng định.
Trong việc giữ gìn tài nguyên quốc gia, đã đến lúc phải dừng việc” vay
mượn tài nguyên của thế hệ con cháu”. Phải giáo dục cho thế hệ trẻ, các
học sinh, sinh viên về tình yêu thiên nhiên, quí trọng những gì mà thiên
nhiên mang lại cho con người.

11


III.KẾT LUẬN
Mỗi dân tộc bao giờ cũng có những sắc thái văn hóa đặc thù, phản ánh những
phong cách, diện mạo của chính dân tộc đó. Khi một dân tộc quay lưng với truyền
thống, đánh mất bản sắc văn hóa của dân tộc mình, nhất định sẽ không tồn tại.
Xuất phát từ thực tế đó, Đảng ta coi việc xây dựng và bảo vệ bản sắc văn hóa dân
tộc là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài trong quá trình đi lên của đất nước. Mỗi
người Việt Nam, nhất là đối với thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước
phải luôn có ý thức giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoán dân tộc, đó cũng là thể hiện
trách nhiệm đối với đất nước.
Hiện nay, song song với nhiệm vụ trọng tâm là phát triển nền kinh tế, việc xây
dựng nền văn hóa văn minh hiện đại, trong đó bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa
bản địa là việc làm vô cùng cần thiết trong hệ thống giáo dục Việt Nam, đặc biệt

trong giáo dục đại học hiên nay. Những trí thức Việt Nam trong thời đại công
nghiệp hóa- hiện đại hóa của nền kinh tế tri thức toàn cầu phải là hiền tài, nguyên
khí của quốc gia mang đầy đủ bản lĩnh, bản sắc và tinh hoa của dân tộc Việt. Phải
làm sao để các giá trị truyền thống của bốn nghìn năm văn hiến lan tỏa thành giá trị
đặc thù của nền văn hóa Việt.

12



×