Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Vai trò của đảng bộ huyện kim bôi hòa bình đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mường trong thời kỳ đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (819.21 KB, 67 trang )


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phát huy truyền thống kiên cường, bất khuất của những năm kháng chiến và
thành tựu sau nhiều năm đổi mới. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Kim
Bôi - Hòa Bình đã nỗ lực vượt mọi khó khăn, chủ động, sáng tạo và đạt được
những bước tiến quan trọng về mọi mặt. Đảng bộ, chính quyền huyện Kim Bôi
đã lãnh đạo đẩy mạnh công tác phát triển văn hóa, tổ chức các lễ hội truyền
thống và tổ chức các cuộc thi về tìm hiểu nền văn hóa dân tộc Mường như: cuộc
thi viết về nền văn hóa dân tộc, cuộc thi ẩm thực văn hóa Mường, để nhằm
nâng cao hiểu biết và tinh thần trách nhiệm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc trong thời kỳ đổi mới. Nhiều nét đẹp cũng như tinh hoa văn hóa của dân
tộc được kế thừa và phát huy. Các đám hiếu, đám hỷ được tổ chức trang trọng,
gọn nhẹ mà vẫn mang đậm bản sắc văn hóa địa phương. Nhiều gia đình được
công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, nhiều xóm đủ tiêu chuẩn là xóm bản văn
hóa. Một số lễ hội truyền thống đã được khuyến khích khôi phục và duy trì
nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân và giữ gìn di sản văn hóa dân
tộc.
Kinh tế thị trường với những ưu điểm và hạn chế của nó, đã có ảnh hưởng
không nhỏ đến nền văn hóa truyền thống của dân tộc trong cộng đồng các dân
tộc Việt Nam, trong đó có văn hóa dân tộc Mường ở huyện Kim Bôi - Hòa Bình.
Trước sự tác động của cơ chế thị trường, mở rộng hội nhập quốc tế và giao lưu
văn hóa với các nước bên ngoài, nhiều giá trị truyền thống của dân tộc Mường
nói chung và người Mường ở Kim Bôi nói riêng đang ngày càng bị mất dần, mai
một, pha trộn, nguy cơ không còn giữ được bản sắc văn hóa. Trước tình hình đó
cần có những giải pháp như thế nào để giữ gìn được nền văn hóa dân tộc Mường
đậm đà bản sắc dân tộc đang là nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước đặc
biệt là Đảng bộ cùng toàn thể nhân dân huyện Kim Bôi - Hòa Bình.
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách
nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa



2
các dân tộc, tạo điều kiện để vùng Tây Bắc phát triển mạnh mẽ, đóng góp vào
việc thực hiện mục tiêu chung của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Chính vì vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc Mường ở Kim Bôi là vấn đề mang tính cấp thiết và quan trọng trong thời kỳ
đổi mới.
Nhận thức được tính quan trọng và cấp thiết của vấn đề giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc Mường như góp phần vào thực hiện mục tiêu xây dựng
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tác giả chọn đề tài
nghiên cứu là : “Vai trò của Đảng bộ huyện Kim Bôi - Hòa Bình đối với việc
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường trong thời kỳ đổi mới”.
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
Trước năm 1952, nước ta chưa có một công trình nào giới thiệu về lịch sử
và văn hóa dân tộc Mường (trừ của người Pháp thì có quyển “Điều tả dân tộc”
công phu và dày dặn của bà Quidiniê Cuisininer). Có rất nhiều các nhà nho tìm
hiểu và viết về vấn đề dân tộc song không ai xác định là dân tộc nào, mà chỉ gọi
chung là Man. Những người tân học vào những năm đầu thế kỷ XX cũng có viết
nhưng phần lớn là những bài báo lẻ đăng trên báo tiếng Pháp và tiếng Việt như
ông Nguyễn Thiệu Lan viết về những người Mường ở Châu Ngọc Lạc trên báo
Thanh Nghi năm 1942… Nếu để xét như một công trình nghiên cứu khoa học
thì theo ông Nguyễn Nhiêu Cốc tại cuộc “Hội thảo 50 năm về văn hóa dân tộc
Mường” tại trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (1995) thì có gần
1.000 công trình, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu gần đây như:
“Mo mường” của tác giả Đặng Văn Lung, nhà xuất bản Văn hóa dân tộc,
Hà Nội, 1996. “Mo mường” là cuốn sách viết về truyền thống văn hóa, phong
tục tập quán những bản mo Mường với những nét đặc sắc riêng, những giá trị
mang đậm bản sắc văn hóa mo Mường.
“Văn hóa các dân tộc Tây Bắc thực trạng và những vấn đề đặt ra” do GS.
Trần Văn Bính chủ biên, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004. Tài

liệu này được biên soạn với mục đích đánh giá, phân tích một cách toàn diện,

3
khách quan về thực trạng đời sống văn hóa của một số dân tộc thiểu số vùng Tây
Bắc trong công cuộc đổi mới đất nước.
“Văn hoá ẩm thực dân gian Mường Hòa Bình” của hội văn nghệ dân gian
Việt Nam, Bùi Chỉ ( chủ biên), nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2001.
Đây là tác phẩm nói lên những đặc trưng trong văn hóa ẩm thực cũng như
lao động sản xuất của người Mường “cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày
lui, tháng tới”.
“Mo sử thi dân tộc Mường”, Vương Anh, nhà xuất bản Văn hóa nghệ
thuật, Hà Nội, 1998. Đây là cuốn sách viết về lịch sử của dân tộc Mường bằng
những áng mo, trong áng mo này nói đến sự ra đời của người Mường từ khi hình
thành cho đến nay và quá trình xây dựng gian nan vất vả của người dân.
“Tín ngưỡng dân gian Mường tục thờ và lễ hội”, Sở văn hóa thông tin Hà
Sơn Bình, Hà Nội, 1993. Đây là tác phẩm nói đến tín ngưỡng dân gian của
người Mường trong các tục thờ cúng và các lễ hội, người Mường rất coi trọng
các tục cúng bái. Trong các lễ hội hay tục thờ họ đều thờ cúng rất nghiêm túc và
trong mọi dịp đều phải có lễ cúng bái để nhớ về tổ tiên đã xây dựng vùng đất
yên bình cho họ.
Giang Quỳnh Hương, “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Mường ở tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay”, khóa luận tốt nghiệp Học viện
báo chí và tuyên truyền, 2008. Trong tác phẩm này tác giả nêu lên những nét đặc
sắc trong văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Sơn La; những ưu điểm, hạn chế và
biện pháp khắc phục.
Nhóm tác giả: Lò Thị Mai, Trần Thị Nhẫn, Đinh Thị Trang, “vai trò của
Đảng đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở tỉnh Sơn
La trong giai đoạn hiện nay”, đề tài ngiên cứu khoa học Trường Đại học Tây
Bắc, năm 2012. Trong tác phẩm này tác giả nêu lên những nét đặc sắc trong văn
hóa dân tộc Thái và vị trí, vai trò của Đảng bộ tỉnh trong việc giữ gìn và phát

huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La.
Nhìn chung, các công trình tập chung làm rõ những vấn đề cơ bản về văn
hóa, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung và dân tộc Mường nói riêng,

4
có thể theo từng góc độ khác nhau hoặc tổng thể, song hầu hết chỉ nhìn nhận ở
góc độ văn hóa, những nét tích cực chứ chưa có công trình nào nghiên cứu một
cách cụ thể về những vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc
Mường, đặc biệt là ở một tỉnh miền núi như Hòa Bình. Dân tộc Mường ở huyện
Kim Bôi - Hòa Bình đang đứng trước sự mai một các giá trị văn hóa truyền
thống nên giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc Mường vẫn là một vấn đề cần
được quan tâm nghiên cứu đề ra các phương hướng giải pháp một cách thiết
thực hơn và quan trọng là phải xuất phát từ chính những mặt còn hạn chế, chính
điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Kim Bôi - Hòa Bình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, đề tài nghiên cứu vai trò của Đảng đối
với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở huyện Kim Bôi -
Hòa Bình trong giai đoạn hiện nay, để khẳng định vai trò to lớn trong việc đưa
ra các chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng trong lĩnh vực phát triển văn
hóa dân tộc Mường. Thông qua đó, thấy rõ được những kết quả đạt được trong
vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ chính sau:
Một là, làm sáng tỏ cơ sở khoa học việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc Mường.
Hai là, làm sáng tỏ vai trò của Đảng bộ huyện Kim Bôi - Hòa Bình trong
việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường trong thời kỳ đổi mới.
Ba là, đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao năng lực
lãnh đạo của Đảng bộ huyện Kim Bôi - Hòa Bình trong việc giữ gìn và phát huy

bản sắc văn hóa dân tộc Mường.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của Đảng bộ huyện Kim Bôi - Hòa Bình đối với việc giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường trong thời kỳ đổi mới.

5
Phạm vi nghiên cứu
Quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề văn hóa
nói chung và Đảng bộ huyện Kim Bôi - Hòa Bình về vấn đề giữ gìn, phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc Mường nói riêng.
Những nét văn hóa đặc sắc và những thành tựu, hạn chế trong việc giữ gìn
và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường ở huyện Kim Bôi - Hòa Bình.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp luận: đề tài nghiên cứu dựa trên lý luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là mối quan hệ biện chứng
giữa yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan, giữa kinh tế và văn hóa, giữa dân tộc
và giai cấp, giữa truyền thống và hiện đại, quy luật phủ định của phủ định …
- Phương pháp lôgic, quy nạp - diễn dịch, phân tích - tổng hợp, nghiên
cứu tài liệu …
Đây là những phương pháp rất quan trọng để tiếp cận vấn đề, những tài
liệu thu được về mặt lý luận giúp chúng ta nhận thức sâu sắc về vai trò của Đảng
bộ huyện Kim Bôi - Hòa Bình đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc Mường trong thời kỳ đổi mới.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài là tư liệu cần thiết giúp chúng ta hiểu sâu hơn về nét đặc trưng của
văn hóa dân tộc Mường ở huyện Kim Bôi - Hòa Bình.
Đặc biệt, còn thấy rõ được vai trò của Đảng bộ huyện Kim Bôi - Hòa
Bình trong việc đề ra đường lối, chủ trương đối với việc giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc Mường trong thời kỳ đổi mới.

Đề tài sẽ là tư liệu bổ ích đối với sinh viên chuyên ngành Lý luận chính trị
khi tìm hiểu về văn hóa dân tộc Mường trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo đề tài gồm 3
chương.
Chương 1: Cơ sở khoa học của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc

6
Chương 2: Vai trò của Đảng bộ huyện Kim Bôi - Hòa Bình đối với việc
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường thời kỳ đổi mới
Chương 3: Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của
Đảng bộ huyện Kim Bôi - Hòa Bình đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc Mường

7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT
HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC
1.1. Cơ sở lý luận việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh về
văn hóa
Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin của về văn hóa
Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định văn hóa có vị trí, vai trò rất quan trọng
trong đời sống xã hội. Mác - Ăngghen cho rằng con người vừa là chủ thể vừa là
sản phẩm của quá trình phát triển văn hóa, thông qua hoạt động thực tiễn, con
người đã tạo ra thế giới văn hóa, tạo ra chính bản thân mình, phát triển năng lực
vốn có trong bản thân mình, sáng tạo đó bắt nguồn từ lao động hay chính là sự
thăng hoa của sản xuất vật chất, hành vi trên của con người là văn hóa, các vật
phẩm do con người làm ra đều mang dấu ấn của con người và đến lượt nó, nó
tác động trở lại bồi đắp tính người và nâng cao chất của con người.

C.Mác viết : “ một tác phẩm nghệ thuật, cũng như mọi sản phẩm khác
tạo một công chúng nghệ thuật và có khả năng thưởng thức cái đẹp. Bởi vậy, sản
xuất không chỉ là sản xuất ra vật phẩm cho chủ thể mà còn sản xuất ra chủ thể
vật phẩm” [12; 50].
C.Mác và Ph.Ăngghen còn cho rằng: văn hóa là phương thức hoạt động
đặc thù của con người, đặc thù ở đây là con người nhào nặn vật chất theo qui
luật của cái đẹp. Bằng những hoạt động và lao động sáng tạo ấy, con người đã
xác định được ranh giới trong phương thức hoạt động của họ với phương thức
hoạt động của loài vật và phương thức ấy. Mác viết: “súc vật chỉ nhào nặn vật
chất theo thước đo và nhu cầu của giống loài nó, còn con người thì chỉ có thể
sản xuất theo thước đo của bất cứ giống loài nào và ở đâu cũng có thể áp dụng
thước đo thích dụng của đối tượng, do đó con người cũng nhào nặn vật chất theo
qui luật của cái đẹp” [12;23].
Như vậy, văn hóa không chỉ mang tính chất sản xuất thích dụng (đáp ứng
nhu cầu sử dụng của con người) mà còn sáng tạo theo qui luật của cái đẹp, cái

8
đẹp bao giờ cũng hướng đến sự hoàn mĩ và văn hóa không thể không có tính
sáng tạo theo qui luật của cái đẹp.
Các quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen sau này được V.I.Lênin phát
triển cụ thể hóa khi bàn về cách mạng văn hóa. Theo quan điểm của V.I.Lênin:
văn hóa vô sản là sự kế thừa tất cả nền văn hóa trong lịch sử nhân loại và chỉ ra
tính kế thừa biện chứng của sự phát triển văn hóa “văn hóa vô sản không phải
bỗng nhiên mà có, nó không phải do những người tự cho mình chuyên gia về
văn hóa vô sản phát minh ra. Đó hoàn toàn là điều ngu ngốc. Văn hóa vô sản
phải là sự phát triển phù hợp quy luật của tổng số những kiến thức mà loài người
đã tích lũy được dưới ách thống trị của xã hội tư bản… tất cả những con đường
đó, lớn và nhỏ, đã, đang và sẽ tiếp tục đưa tới văn hóa vô sản” [25; 80].
V.I.Lênin còn khẳng định văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh
thần do loài người sáng tạo ra nhờ những hoạt động không biết mệt mỏi của họ.

Văn hóa biểu hiện trình độ phát triển của xã hội đạt được trong từng giai đoạn
lịch sử nhất định, nó có tầm quan trọng đặc biệt và trở thành một bộ phận hữu cơ
của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình làm cách mạng xã hội chủ
nghĩa, giai cấp công nhân tất yếu phải tiến hành cách mạng trên lĩnh vực văn hóa
- tư tưởng. Cuộc cách mạng này là hết sức khó khăn khi trình độ dân trí và cơ
sở hạ tầng lạc hậu, song không phải ngồi đợi lực lượng sản xuất phát triển rồi
mới làm cuộc cách mạng văn hóa mà phải chủ động tạo ra các tiền đề căn bản
của văn hóa, đó là yếu tố quan trọng để xây dựng xã hội mới.
V.I.Lênin còn gắn văn hóa với phát triển và Ông lưu ý là phải kế thừa một
cách có chọn lọc những giá trị văn hóa cũ, đặc biệt là văn hóa của giai cấp tư
sản, cần phải giành lấy tiến bộ của chủ nghĩa tư bản hiện đại, phải giành lấy tiến
bộ của nền khoa học - kĩ thuật, không có những thứ đó con người không thể nào
xây dựng được cơ sở của xã hội cộng sản. Ông viết như sau: “không phải là nghĩ
ra một thứ văn hóa vô sản kiểu mới, mà là phát triển những kiểu mẫu ưu tú,
những kết quả tốt nhất của văn hóa hiện tồn, xét theo quan điểm thế giới của chủ
nghĩa Mác và những điều kiện của đời sống và của cuộc đấu tranh của giai cấp
vô sản trong thời đại chuyên chính vô sản” [25; 548].

9
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin thì sự phát triển của văn hóa
gắn liền với sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội, con người vừa là chủ
thể vừa là sản phẩm của quá trình phát triển văn hóa.
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa
Quán triệt những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề văn hóa,
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vị trí, vai trò của văn hóa đối với sự nghiệp
cách mạng của dân tộc. Với tầm vóc của một danh nhân văn hóa thế giới, Chủ
tịch Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta một di sản tư tưởng vô cùng quý báu về
lĩnh vực văn hóa. Việc tìm hiểu những quan điểm về văn hóa và vấn đề giữ gìn,
bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc của Hồ Chí Minh giúp chúng ta có cơ sở lý luận
và thực tiễn để thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng nền văn hóa Việt

Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ đổi mới.
Tháng 8/1943, Hồ Chí Minh đã đúc kết quan điểm của mình về văn hóa
trong nhận định: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người
mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, khoa học, văn học,
nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương
thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó chính là văn hóa. Văn
hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà
loài người đã sản sinh ra. Nhằm thích ứng với những nhu cầu đời sống và đòi
hỏi của sự sinh tồn” [ 23; 43].
Với định nghĩa này, Hồ Chí Minh đã khắc phục được quan niệm phiến
diện về văn hóa trong lịch sử và hiện tại, hoặc chỉ đề cập đến lĩnh vực tinh thần,
trong văn học nghệ thuật, hoặc chỉ đề cập đến lĩnh vực giáo dục, phản ánh trình
độ học vấn,… Trên thực tế, văn hóa bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và
những giá trị tinh thần mà loài người đã sáng tạo ra, nhằm đáp ứng sự sinh tồn
và cũng là mục đích cuộc sống của loài người.
Hồ Chí Minh cho rằng văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc
kiến trúc thượng tầng; văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và
chính trị, phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế.
Người nói: “trình độ văn hoá của nhân dân cao sẽ giúp cho chúng ta đẩy mạnh

10
công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ. Nâng cao trình độ văn hóa của
nhân dân cũng là một việc cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hòa
bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh” [23; 181- 182].
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, văn hóa bao hàm ba tính chất: dân tộc,
khoa học, đại chúng. Tính chất dân tộc của nền văn hóa được Hồ Chí Minh biểu
đạt bằng nhiều khái niệm, như đặc tính dân tộc, cốt cách dân tộc, nhằm nhấn
mạnh đén chiều sâu bản chất rất đặc trưng của văn hóa dân tộc, giúp phân biệt,
không nhầm lẫn với văn hóa của các dân tộc khác. Tính khoa học của nền văn
hóa mới thể hiện ở tính hiện đại, tiên tiến, thuận với trào lưu tiến hóa của thời

đại. Tính đại chúng của nền văn hóa được thể hiện ở chỗ nền văn hóa ấy phải
phục vụ nhân dân và do nhân dân xây dựng nên.
Chức năng của văn hóa rất phong phú và đa dạng. Hồ Chí Minh cho rằng
văn hóa bao gồm các chức năng chủ yếu đó là bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và
những tình cảm cao đẹp cho nhân dân; mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí. Nâng
cao dân trí là để nhân dân có thể tham gia sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, góp
phần cùng Đảng “biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao
và đời sống vui tươi hạnh phúc” [23; 494]; bồi dưỡng những phẩm chất, phong
cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh, hướng con người đến chân, thiện, mỹ để
hoàn thiện bản thân.
Quan điểm về văn hóa của Hồ Chí Minh chống lại mọi biểu hiện kỳ thị,
độc tôn về văn hóa. Đúc kết trong kho tàng tri thức của mình tinh hoa văn hóa
đông, tây, kim, cổ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra chủ trương kế thừa thừa truyền
thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc phải đi đôi với việc học tập và tiếp thu có
chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại. Như vậy, những tư tưởng lớn của chủ tịch
Hồ Chí Minh về văn hóa là kim chỉ nam cho chúng ta trong việc xây dựng một
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trên cơ sở đó có thể hội nhập và
giao lưu với các nền văn hóa khác trên thế giới, cùng nhau phát triển.
1.1.2. Quá trình phát triển đường lối văn hóa của Đảng thời kỳ đổi mới

11
Để xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc
Đảng ta đã đưa ra các các chủ trương nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc trong thời kỳ đổi mới.
Đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986) khởi đầu cho sự đổi mới của đất nước,
những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội được xem là cấp thiết và đòi hỏi
phải có những mục tiêu, phương hướng phù hợp vì sự phát triển của đất nước.
Trong đó việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cũng rất quan trọng,
Đảng ta đã xây dựng các chủ trương, chính sách văn hóa nhằm thực hiện thắng
lợi mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản

sắc văn hóa dân tộc.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) đã xác
định: “xây dựng nền văn hóa với đặc trưng dân tộc, hiện đại, nhân văn. Công tác
văn hóa, văn học, nghệ thuật phải được nâng cao chất lượng, mỗi hoạt động văn
hóa văn nghệ đều phải tính đến hiệu quả xã hội, tác động tốt đến tư tưởng, tâm
lý, tình cảm, nâng cao trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa và trình độ thẩm mỹ
của nhân dân… Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết cho văn hóa nghệ
thuật, giữ gìn và tôn trọng những di tích lịch sử, văn hóa. Hoàn thành việc sưu
tầm vốn văn hóa và nghệ thuật các dân tộc, khuyến khích tìm tòi và thể nghiệm,
bảo đảm các đơn vị nghệ thuật hoạt động ổn định và ngày một nâng cao chất
lượng, ngăn chặn khuynh hướng thương mại và các hiện tượng tiêu cực khác”
[15; 149].
Từ mục tiêu, phương hướng của Đại hội VI, Đảng tiếp tục nhấn mạnh về
sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong đại hội VII. Văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991) đã vạch ra nhiệm
vụ: “tiếp tục xây dựng và phát triển sự ngiệp văn hóa Việt Nam bảo tồn và phát
huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân
loại.Vận động toàn dân thực hiện lối sống cần, kiệm, văn minh, lịch sự. Phổ biến
rộng rãi trong nhân dân những kiến thức văn hóa cần thiết cho sản xuất và đời
sống. Thực hiện nam nữ bình đẳng, bảo vệ nhân phẩm phụ nữ. Phát động phong
trào quần chúng bài trừ mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội khác” [16; 184].

12
Xác định được mục tiêu quan trọng cấp bách về văn hóa trong các kỳ Đại
hội trước, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996),
khẳng định: “văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là
động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Mọi hoạt động văn hóa, nghệ
thuật, phải nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh cho sự phát triển xã hội…
củng cố và tăng cường mạng lưới văn hóa cơ sở. Quản lý tốt các hoạt động văn

hóa, văn nghệ, khai thác và phát triển mọi sắc thái và giá trị văn hóa, nghệ thuật
của các dân tộc trên đất nước ta, tạo ra sự thống nhất trong tinh đa dạng và
phong phú của nền văn hóa Việt Nam…” [17; 110-111].
Trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII Đảng ta tiếp tục
khẳng định mục tiêu, phương hướng nhất quán từ các kỳ đại hội trước là giữ gìn
và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, Đảng đã nêu rõ : “kế thừa và phát huy các
giá trị tinh thần, đạo đức và thẩm mỹ, các di sản văn hóa, nghệ thuật của dân tộc.
Bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh của đất
nước. Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc
biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy
truyền thống đâọ đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc. Tiếp thu tinh hoa
của các dân tộc trên thế giới, làm giàu đẹp thêm nền văn hóa Việt Nam; đấu
tranh chống sự xâm nhập của các loại văn hóa độc hại, những khuynh hướng
sùng ngoại, lai căng, mất gốc. Khắc phục tâm lý sùng bái đồng tiền, bất chấp
đạo lý, coi thường các giá trị nhân văn” [17; 111].
Như vậy, qua quá trình 10 năm đổi mới Đảng ta đã có những bước tiến
nhất định về việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa. Đảng đã đưa ra mục tiêu
phấn đấu để phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, tuy chưa
thực hiện được hết các mục tiêu đã đề ra nhưng Đảng đã góp phần nào đó vào sự
nghiệp giữ gìn và phát huy nền văn hóa để nền văn hóa Việt Nam vẫn giữ được
bản chất. Nhìn lại 10 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 -
2010, và 20 năm thực hiện cương lĩnh 1991, trong lĩnh vực văn hóa Đảng ta
nhận định: “hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin, thể thao ngày càng mở

13
rộng, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân
dân. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa từng bước đi vào
chiều sâu” [17; 155].
Để góp phần nâng cao dân trí và ổn định đời sống văn hóa tinh thần của
nhân dân, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001) đã

nhấn mạnh: “phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; bảo tồn và tôn tạo các di sản văn
hóa vật thể và phi vật thể làm nền tảng cho sự giao lưu văn hóa giữa các cộng
đồng, giữa các vùng cả nước và giao lưu văn hóa với bên ngoài. Tiếp tục đưa
các hoạt động văn hóa thông tin về cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các
dân tộc; phát động phong trào toàn dân tham gia nếp sống văn minh, gia đình,
bản, làng văn hóa; tiến tới hệ thống thiết chế văn hóa bằng nguồn lực nhà nước
và mở rộng xã hội hóa, làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư…” [18;
136].
Để khắc phục những hạn chế trong công tác lãnh đạo của Đảng về văn
hóa, Đảng đã tiếp tục đưa ra các mục tiêu mới để nhằm giải quyết vấn đề cấp
bách trước mắt chính là giữ gìn và phát huy nền văn hóa dân tộc. Văn kiện Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (2006) đã khẳng định mục tiêu chính
là: “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc,
phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần
nhân văn, dân chủ tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào
toàn bộ đời sống xã hội, trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng và phát
triển”[19; 99].
Để tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại mà vẫn giữ được nét đặc sắc
trong văn hóa Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa trong Đại hội lần thứ XI. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
của Đảng (2011) đã đưa ra nhiệm vụ tổng quát đó là: “Phát triển, nâng cao chất
lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công
nghệ và kinh tế tri thức. Tập trung giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho
người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tạo bước
tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội,

14
giảm tỉ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Tiếp
tục xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn
và phát huy các giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa

văn hoá nhân loại” [20; 162].
Nói đến đổi mới trong đời sống văn hoá trước hết là nói tới đổi mới về
đường lối, chủ trương, chính sách. Kể từ thời mở cửa, chúng ta phải ghi nhận
một cột mốc quan trọng về mặt đổi mới đường lối văn hoá Việt Nam. Đó là việc
Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII ra Nghị quyết Trung ương 5 “Về
xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”,
ban hành 16 - 7 - 1998.
Trong Nghị quyết này, Đảng đã đánh giá khách quan những thành tựu văn
hoá, nghiêm khắc kiểm điểm những mặt yếu kém, thẳng thắn chỉ ra những
nguyên nhân chủ yếu và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cụ thể để phát triển văn
hoá. Đảng đã có chủ trương phát triển văn hoá rất đúng theo quan điểm hội nhập
quốc tế, xây dựng con người và văn hoá Việt Nam trong mối quan hệ biện
chứng giữa dân tộc với quốc tế; coi văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa
là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; nhấn mạnh
ngay ở nhiệm vụ đầu tiên là phải xây dựng con người Việt Nam vừa có đức tính
yêu nước, vừa đoàn kết với nhân dân thế giới; đề cao giá trị dân chủ và tôn trọng
tự do sáng tác của các văn nghệ sĩ; mở cửa tiếp thu mọi thành tựu văn hoá của
thế giới; hoàn toàn không nhắc đến quan điểm giáo điều suy tôn phương pháp
hiện thực xã hội chủ nghĩa, để khẳng định rằng Đảng “khuyến khích tìm tòi, thể
nghiệm mọi phương pháp, mọi phong cách sáng tác” [24, 171].
Đây là một điều rất mới, là cơ sở pháp lý đúng đắn, đảm bảo quyền tự do
văn hoá cho con người Việt Nam. Điều này đang được thể hiện thành hiện thực
sáng tác phong phú và đa dạng trong văn học - nghệ thuật đương đại.
Đến Đại hội IX (2001), tiếp nối tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khoá
VIII, Đảng đã đề ra định hướng phát triển văn hoá là “Đẩy mạnh cuộc vận động
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”; “Xây dựng nếp sống văn minh

15
và gia đình văn hoá”; Phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; bảo tồn và tôn tạo các
di sản văn hoá vật thể và phi vật thể làm nền tảng cho sự giao lưu văn hoá giữa

các cộng đồng, giữa các vùng cả nước và giao lưu văn hoá với bên ngoài” [18,
222]. Ở đại hội này, phát triển văn hoá được nhấn mạnh vào việc xây dựng “đời
sống văn hoá”, “nếp sống văn minh”, đẩy mạnh “giao lưu văn hoá” trong biên
giới và liên biên giới. Có thể thấy rõ, đường lối phát triển văn hoá theo tinh thần
hội nhập đã được Đảng kiên trì quán triệt.
Đại hội X (2006) của Đảng đã khẳng định lại phương hướng coi phát triển
văn hoá là “nền tảng tinh thần của xã hội”. Cụ thể là phải “làm cho văn hoá thấm
sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới
của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu
tinh hoa văn hoá của loài người, tăng sức đề kháng chống văn hoá đồi truỵ độc
hại. Nâng cao tính văn hoá trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh
hoạt của nhân dân” [19, 213].
Gần đây nhất, ngày 16 - 6 - 2008, Đảng đã ban hành Nghị quyết 23 – Nghị
quyết Trung Ương của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học,
nghệ thuật trong thời kỳ mới. Đây là nghị quyết đầu tiên của Đảng dành riêng
cho văn học nghệ thuật, một lĩnh vực cụ thể của văn hoá, như là sự cụ thể hoá
Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII về xây dựng nền văn hoá Việt Nam. Trong
Nghị quyết lần này, Đảng cũng khẳng định quyền tự do sáng tác khi nói đến
thành tựu của văn học nghệ thuật thời gian qua: “Tự do trong sáng tạo nghệ
thuật và sự đa dạng về nội dung, phong cách sáng tác, phương thức biểu hiện
được tôn trọng; dấu ấn cá nhân, cá tính sáng tạo được khẳng định” [19, 5 - 6].
Và trong phần “Mục tiêu, quan điểm chỉ đạo ”, Đảng chủ trương: “Tiếp tục đổi
mới, tạo điều kiện thuật lợi cho sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng của văn học,
nghệ thuật về đề tài, nội dung, loại hình, phương pháp sáng tác, sự tìm tòi, thể
nghiệm, nâng cao chất lượng toàn diện nền văn học, nghệ thuật nước nhà.” Đây
là sự quan tâm sát sao của Đảng đối với việc xây dựng và phát triển văn hoá và

16
đời sống văn hoá của người Việt Nam, là sự quyết tâm của Đảng đối với sự
nghiệp đổi mới văn hoá.

Vì thế, từ ngày đổi mới đến nay, đời sống văn hoá của người dân Việt Nam
đã được nâng lên một tầm cao mới, trở nên đa dạng và phong phú hơn rất nhiều.
Các loại hình văn hoá - nghệ thuật cũ được phát huy. Đồng thời, các loại hình
văn hoá - nghệ thuật mới của thế giới cũng được tiếp thu rộng rãi. Đây cũng là
kết quả của việc Đảng công nhận và mở rộng quyền tự do văn hoá, theo đúng
với xu hướng chung về mở rộng quyền con người của thế giới.
Một điều đổi mới quan trọng trong tư duy là Đảng đã công nhận khía cạnh
quyền lợi cá nhân trong quyền tự do văn hoá. Trong các đức tính của con người
Việt Nam, Đảng chủ trương xây dựng con người có đức tính lao động chăm chỉ
“vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội” (Nghị quyết Trung ương 5
khoá VIII). Đó là một điều rất mới, bởi lẽ trước đây chúng ta vẫn hô hào hy sinh
quyền lợi cá nhân vì lợi ích tập thể. Điều này ngày nay cũng có nghĩa là sáng tạo
văn hoá không chỉ vì lợi ích tinh thần, mà nó còn có thể đem lại lợi ích vật chất -
kinh tế. Với tư cách là nền tảng của đời sống tinh thần, văn hoá không thể không
mang giá trị vật chất - kinh tế, nhất là khi nó được đưa vào đời sống, trở thành
đời sống văn hoá của người dân. Vì thế chúng ta không có quyền xem nhẹ giá trị
vật chất - kinh tế của văn hoá. Về điều này, Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII
của Đảng cũng nói rất rõ: Phải xây dựng “Chính sách kinh tế trong văn hoá
nhằm gắn văn hoá với các hoạt động kinh tế”.
Có thể nói, đổi mới về khía cạnh chính trị - pháp lý đã làm thành cơ sở
quan trọng cho đổi mới văn hoá nước ta trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Nó
chính là đòn bẩy để chúng ta xây dựng và phát triển con người và nền văn hoá
mới vừa mang tính tiên tiến của thời đại, vừa phát huy các giá trị bản sắc dân tộc
của văn hoá truyền thống.
Như vậy, chính sách giữ gìn và phát triển văn hóa của Việt Nam đã thể
hiện quan điểm đúng đắn, kịp thời, tinh thần và thái độ đầy trách nhiệm đối với
văn hóa từ phía Đảng và Nhà nước. Chúng ta cần có sự quan tâm hơn nữa đến

17
các chính sách về văn hóa trong thời kỳ đổi mới để xây dựng nền tảng vững

chắc, đảm bảo cho Việt Nam phát triển về kinh tế và có một nền văn hóa tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
1.2. Cơ sở thực tiễn việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Mường
1.2.1. Sự cần thiết phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Văn hóa dân tộc Mường là nền văn hóa rất đặc sắc, trải qua bao nhiêu
thăng trầm của lịch sử nhưng vẫn giữ được nhiều nét văn hóa đậm đà của dân
tộc mình. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập như hiện nay cùng sự giao lưu kinh
tế - văn hóa với các khu vực bên ngoài đã khiến nền văn hóa dân tộc Mường
ngày dần bị mai một và không còn giữ vững được bản sắc như trước nữa. Bên
cạnh đó hiện nay khu vực Kim Bôi là một khu vực mà ngành du lịch đang rất
phát triển, tiêu biểu như một số điểm du lịch như: “suối khoáng Kim Bôi”, “thác
bạc Long Cung”, “khu du lịch sinh thái”,… những khu du lịch này có rất nhiều
khách du lịch đến để nghỉ ngơi và vui chơi vào những dịp lễ, và có rất nhiều
khách nước ngoài đến đây để đi du lịch. Bởi những yếu tố tác động bên ngoài
như vậy nên các thế hệ thanh thiếu niên bây giờ ít ai còn nhớ và biết đến nền văn
hóa của chính dân tộc mình, hầu như thế hệ trẻ đang dần sống theo phong cách
hiện đại, hướng ngoại và quên hết đi bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Trong thời
kỳ đổi mới như hiện nay sự giao lưu văn hóa giữa các khu vực cũng ảnh hưởng
to lớn đến nền văn hóa dân tộc Mường, nền kinh tế thị trường ngày càng phát
triển kéo theo sự mai một về văn hóa, mọi người chạy đi kiếm tiền mà không
còn quan tâm đến việc giữ gìn các giá trị văn hóa của dân tộc nữa. Chính vì vậy
việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường trong thời kỳ đổi mới
là vấn đề cần thiết, đó chính là làm thế nào để có thể vừa hội nhập, giao lưu văn
hóa với các khu vực, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại mà vẫn giữ được bản
sắc văn hóa dân tộc Mường.
Trước tình hình đó Đảng bộ huyện Kim Bôi đã chỉ ra nhiệm vụ cấp bách
là giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường trong giai đoạn hiện nay,
đồng thời đưa ra các chính sách nhằm giữ gìn các giá trị văn hóa để nền văn hóa


18
Mường ngày càng phát triển, đậm đà bản sắc và không đánh mất đi gốc gác của
nền văn hóa Mường.
Như vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở
huyện Kim Bôi là rất cần thiết. Không chỉ Đảng bộ huyện mà tất cả nhân dân
đều phải có trách nhiệm giữ gìn nền văn hóa dân tộc Mường, giúp nền văn hóa
Mường có thể tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại nhưng không đánh mất đi bản
sắc và những giá trị tốt đẹp của nền văn hóa dân tộc.
1.2.2. Những nét đặc sắc trong văn hóa dân tộc Mường
* Nguồn gốc dân tộc Mường
Người Mường là một dân tộc sống ở khu vực miền núi phía Bắc Việt
Nam, tập trung đông nhất ở tỉnh Hòa Bình và các huyện miền núi tỉnh Thanh
Hóa, Phú Thọ, Sơn La, Hà Nội (khu vực Ba Vì), Yên Bái,
Trước năm 1945, tỉnh Hòa Bình là nơi cư trú chủ yếu của người Mường.
Khi đó, dân cư phân bố theo 4 thung lũng lớn, gọi là 4 Mường: Bi, Vang, Thàng,
Động. Theo lịch sử phát triển và quy mô phân bố dân cư, người ta sắp xếp: Nhất
Bi, Nhì Vang, Tam Thàng, Tứ Động. Ở đây chúng ta hiểu Mường là một khái
niệm chỉ một vùng cư trú của người Mường. Người Mường Thanh Hóa bao gồm
hai bộ phận: Mường Trong (Mường gốc) và Mường Ngoài (người Mường di cư
từ Hòa Bình vào).
Về tên gọi, người Mường có tên tự gọi là Mol hoặc Mon, Moan, Mual.
Các nhóm địa phương: Ao Tá (Âu Tá), Mọi Bi. Người Mường sống tập trung ở
các thung lũng hai bờ sông Đà (Hòa Bình, Phú Thọ, Sơn La, Ba Vì) và khu vực
trung lưu của sông Mã, sông Bưởi (các huyện Thạch Thành, Bá Thước, Cẩm
Thủy, Ngọc Lặc của tỉnh Thanh Hóa).
Theo số liệu thống kê năm 2009, “văn hóa người Mường huyện Kim Bôi
tỉnh Hòa Bình”, nhà xuất bản văn hóa dân tộc Hà Nội, 2009. Dân tộc Mường ở
Việt Nam có 1.268.963 người. Địa bàn cư trú của người Mường tập trung ở các
thung lũng hai bờ sông Đà và khu vực trung lưu của sông Mã, sông Bưởi. Ngoài
ra ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ cũng có gần 27.000 người mới di cư vào

trong những năm gần đây.

19
Ở Hòa Bình người Mường tập trung định cư hầu hêt trên tất cả các huyện
như Kim Bôi, Lạc Sơn, Tân Lạc, ….
Người Mường ở huyện Kim Bôi - Hòa Bình có số lượng là 65.000 người
chiếm 46% số dân trong toàn tỉnh.
Văn hóa của người Mường ở Tây Bắc cho đến nay là nền văn hóa đặc sắc,
phong phú, đa dạng và mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc ngày càng phát
triển.
* Những nét văn hóa đặc sắc
Người Mường nói chung và người Mường ở Kim Bôi nói riêng đã lưu giữ
được nhiều nét văn hóa truyền thống cổ xưa, mang đậm đặc trưng của dân tộc,
đó là những giá trị văn hóa vật chất và những giá trị văn hóa tinh thần. Nói về
dân tộc Mường có câu ca sau: “quần một ống, áo một gang, cơm đồ, nhà gác,
nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới”. Sau đây là một số những nét đặc sắc
trong văn hóa dân tộc Mường ở Kim Bôi.
Nhà ở
Nhà ở của người Mường là những ngôi nhà sàn đơn sơ, giản dị mang đậm
bản sắc văn hóa dân tộc, lưu giữ cho đến tận những thế hệ con cháu sau này.
Trong xã hội Mường cổ truyền ở Kim Bôi, người Mường ở nhà gác (nhà sàn).
Ngôi nhà sàn của người Mường ở Kim Bôi có 4 mái: hai mái trước và sau có
hình thang cân; hai mái đầu hồi có hình tam giác cân.
Kết cấu ngôi nhà sàn gồm có các cột trôn đất, xà luồn gỗ đục vì kèo gác.
Nhà có 2 vì kèo, 4 cái cột cái và 8 cái cột con, giữa 2 đầu cột cái nối với nhau
gọi là xà ngang (quết); ngoài ra có các đòn tay nối các vì kèo với nhau và trên
đòn tay có các hàng rui nối từ nóc nhà xuống tận mái hiên, trên rui có các hàng
mè nằm vuông góc với rui. Trên cùng, gác trên đầu các vì kèo (nóc nhà) có đòn
nóc.
Nhà được lợp bằng cỏ tranh hoặc lá cọ đan thành từng phên dài, sàn nhà

được lát bằng cây bương hoặc là gỗ, cột nhà làm bằng gỗ hình tròn hoặc hình
vuông chôn xuống đất, nhà sàn có bố trí hai cầu thang: cầu thang chính ở đầu
hồi bên phải, cầu thang phụ ở đầu hồi bên trái. Trong nhà, theo chiều dọc phía

20
trên có các cửa sổ gọi là cửa vóong. Người Mường ở Kim Bôi có một số thành
ngữ liên quan đến ngôi nhà hoặc nói về ngôi nhà như sau:
Thứ nhất nhà dỏ, thứ hai rỏ bữa
(Thứ nhất nhà dột, thứ hai không bữa)
Nhà tụp ngụp như nhà ông Mo
Nhà to ngo như nhà mệ mỡi
(Nhà lụp xụp như nhà ông Mo
Nhà xác xơ như nhà bà mỡi)
Vợ tạm thì khà, nhà tạm thì dạc
(Vợ tạm thì già, nhà tạm thì rách)
Trang phục
Trang phục là cách ăn mặc của con người. Mỗi một thành phần dân tộc
trên đất nước ta có một nếp sống đặc thù của mình nên cách ăn mặc cũng phản
ánh những sắc thái phong phú, đa dạng đó. Trang phục của người Mường là biểu
hiện sinh động bản sắc riêng của văn hóa dân tộc Mường. Họ có những nét đặc
trưng riêng về tạo hình và phong cách thẩm mỹ trên trang phục, mà đặc biệt
trang phục của nữ giới. Trang phục của người Mường được phân biệt theo giới
tính, phân biệt y phục thường ngày và lễ phục, trang phục mặc khi chết và lúc để
tang, trang phục trong những ngày lễ.
Trang phục của nam giới
Áo nam giới: Nam giới người mường có hai loại là “áo cánh” và “áo
chùng”. “Áo cánh (ạo kéng)” được may xẻ ngực, cài khuy, dài trùm mông, cổ
đứng, trùm quanh vai là một miếng vải lót phía bên trong hình bán nguyệt tạo
dáng đứng cho áo. giữa sống lưng, áo được may ghép hai thân thẳng từ cổ áo
xuống đến gấu. hai vạt áo trước, phần sát với gấu, người ta may 2 chiếc túi khá

to. Trên ngực bên trái may 1 túi nhỏ có gân chéo ở gần miệng túi và làm bằng
vải màu trang trí. Áo không sẻ nách, tay dài buông tới mu bàn tay, ống tay may
vừa phải, có thể sắn lên tới khửu tay. Tổng thể, áo có dáng khỏe khoắn, giản dị.
“Áo dài (ạo chùng)” nam giới Mường thường mặc lồng 1 đôi áo chùng
(kiểu mặc kép). Áo chùng có hai loại: loại sang được may bằng lụa màu xanh,

21
màu tím hoặc màu vàng còn loại thường được may bằng vải bông (pải nhà), màu
đen sẫm. Về kiểu dáng, áo dài thường đến ngang đầu gối, cài khuy lệch sang bên
phải, hai bên xẻ tà cao tới ngang hông, cổ đứng và cứng. Áo thường được mặc
trong các lễ hội, cưới xin.
Quần nam giới: quần của nam giới Mường may ống rộng và đứng, đũng
rộng, cắt kiểu chân què, cạp quần rộng, khi mặc dùng sợi dây vải buộc hặt để
định vị. Quần thường may bằng vải màu trắng, màu nâu, màu hồng và màu
chàm, những màu này thường được chế biến bằng cây, lá tự nhiên.
Trang phục nữ giới
Trang phục nữ giới Mường in đậm bản sắc văn hóa dân tộc, bộ trang phục
nữ giới Mường là váy, về cơ bản bao gồm những chi tiết sau:
Trên đầu thắt một chiếc khăn trắng mà tiếng mường gọi là mũ, đó là một
giải trắng không viền rộng khoảng 1 gang tay. Áo ngắn, tiếng Mường gọi là “
Áo pẳn”, dài đến chấm eo lưng, phía sau có một đường can vải dọc theo sống
lưng. Tiếp theo là áo chùng, là cái áo ngắn được may kéo dài xuống đến đầu gối
hoặc quá đầu gối. Phía chân áo hơi xòe ra, phía trước áo hoàn toàn mở và không
cài cúc.
Yếm, người Mường gọi là “Áo báng”, tức là áo một bên. Nó là một miếng
vải hình vuông, cạnh trên khoét một cổ tròn và khít, dùng hai dây cài sau gáy.
Ba cạnh còn lại để nguyên và dùng hai dây cài để thắt đằng sau lưng. Váy, tiếng
Mường gọi là “wẳl” có nơi gọi là quần, được chia làm hai phần chính, phần từ
hông trở lên rực rỡ hơn bởi bộ đầu váy (gọi là cạp váy), từ hông trở xuống mắt
cá chân là thân váy, thân váy chỉ dùng mù đen hoặc màu xanh đen, phần cạp váy

dệt rất công phu có hình đầu rồng và rất cầu kỳ là bộ phận bậc nhất của váy. Váy
người Mường cần phải có một dải thắt lưng dùng để thắt ở eo.
Trong bộ trang phục của nữ giới Mường còn có những đồ trang sức làm tô
thêm vể đẹp dịu dàng, độc đáo của người phụ nữ như: vòng bạc đeo ở tay gọi là
“lằm”, chuỗi hạt cườm, bộ xà tích bằng bạc kết thành dây bốn cạnh dài hai gang.
Thường những ngày cưới, ngày hội họ mới mang ra dùng.

22
Như vậy, người Mường đã tạo cho mình bộ trang phục vừa mang yếu tố
chung của tộc người chung sống trên đất nước ta vừa có nét riêng vô cùng đặc
sắc, đặc biệt là cạp váy của người Mường, nó không chỉ nói lên óc thẩm mĩ sáng
tạo, sự khéo léo của người dệt mà còn chứa đựng nhiều giá trị nhân sinh và vũ
trụ của người Việt cổ, bởi thế mà người phụ nữ Mường luôn được gọi là cầu nối
giữa hiện tại và quá khứ.
Văn hóa ẩm thực
Người Mường Kim Bôi thường dựa vào trồng trọt, chăn nuôi, săn bắn, hái
lượm làm nguồn cung cấp thức ăn chính cho mình. Xưa kia, người Mường có xu
hướng tận dụng mọi điều kiện tự nhiên để làm ruộng. Ở đâu có đất, có nước
hoặc có thể dẫn nước vào được là bà con tận dụng làm ruộng.
Theo truyền thống, cơm nếp được sử dụng thường xuyên nên lúa nếp là
loại cây được trồng nhiều hơn lúa tẻ. Nói về người Mường có câu nói sau: “cơm
đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui”, văn hóa ẩm thực của người Mường vô cùng
phong phú và đa dạng từ những món ăn đều thể hiện sự khéo léo, giản dị và
sáng tạo trong mỗi món ăn của những phụ nữ Mường mang đậm đà bản sắc văn
hóa dân tộc, trong đó có thể kể đến một số món ăn như:
Cơm nếp:
Tiếng Mường gọi là “cơm đếp” hoặc “cơm rếp” theo cách phát âm của
từng vùng. Trong :
“ Pổn mươl tởng lõ nà
Pa mươl tởng lõ lốc lõ rõng”

( Bốn mươi giống lúa ruộng
Ba mươi giống lúa nương)
thì người Mường quý và ưa dùng các giống lúa nếp hơn.
Trong những bữa ăn của người Mường, cơm nếp được sử dụng thường
xuyên, không chỉ bởi mục đích no bụng thông thường mà còn bởi giá trị dinh
dưỡng vốn có của nó. Gạo nếp đem ngâm vài tiếng, vo sạch, vớt cho vào hông
bằng gỗ đặt lên viếng đồ. Khi cơm chín đổ vào trang hay mủng, tãi đều rồi quạt
cho nguội. Hạt cơm nếp do được quạt sẽ se mặt ngoài nhưng vẫn giữ được độ

23
ẩm bên trong nên không bị cứng. Ăn cơm rất mềm, dền. Khi ăn thường bốc ít
một rồi nắm cho dẻo thêm, càng nắm càng dẻo ăn càng ngon.
Cơm lam:
Đồng bào Mường thường làm cơm lam vào các dịp thu hoạch lúa mới
(tháng 11) hoặc tết Nguyên Đán. Để làm cơm lam phải dùng loại lúa nếp ngon
đem giã thành gạo rồi đem ngâm với nước lá mướp, gừng. Sau đó đem dồn vào
ống nứa, khi dồn gạo phải chú ý vừa dồn vừa lắc sao cho thật chặt, rồi đem
nướng bằng than củi cho đến khi vỏ ống nứa vàng đều là cơm lam đã chín. Khi
ăn ta dùng dao chẻ mỏng ống nứa và bóc lam ra bẻ thành khúc 2 - 3 cm, bày lên
đĩa cơm lam sẽ trắng, dẻo, thơm phức. Chấm cơm lam cùng mật mía hoặc muối
vừng, muối lạc đậm đà hương vị của núi rừng.
Cơm lam của người Mường ở Kim Bôi - Hòa Bình nướng bằng than củi
cho đến khi vỏ ống nứa vàng đều còn cơm lam của người Thái thì đưa lên bếp
đốt cho đến khi ống tre cháy sém.
Cá ốch đồ:
Cá đánh bắt được đem về làm sạch, cắt khúc sau đó ướp với muối, gừng,
lá sả, hành; đợi ngấm gia vị sẽ đồ bằng chõ. Khi bỏ cá vào đồ, lấy lá chuối hay
lá dong đã hơ qua lửa cho mềm để gói cá và buộc lại (còn gọi là ốch cá), mỗi gói
khoảng 1 đĩa cá. Món cá đồ càng lâu càng ngon, nhưng ít nhất cũng phải 1 - 2
tiếng mới dừ. Món cá đồ để nguội ăn càng ngon.

Các gia đình người Mường ở Kim Bôi thường dùng món cá đồ để tiếp
khách quý, uống với rượu ăn với cơm nếp rất hợp khẩu vị.
Rượu cần:
Từ xa xưa người Mường đã có tục uống rượu cần. Để có được một chum
rượu cần ngon thì cách làm đến cách uống rượu phải thật công phu.
Người Mường ở Kim Bôi để chế biến được rượu cần phải lấy rất nhiều
thứ lá cây và vỏ cây trong rừng có vị cay, hương thơm, đem giã nhỏ trộn với bột
gạo, nhào kỹ và nắm lại thành từng viên bằng quả trứng gà đặt vào mủng đã lót
lá chuối khô và đem hong ra chỗ thoáng không có ánh nắng mặt trời để làm nên
những bánh men. Ngâm gạo nếp rồi chộn theo tỉ lệ : một gạo, hai vỏ thuốc, trấu

24
rồi đem đồ không đậy vung cho chín tới, dỡ ra để nguôi rồi rắc bột men vào, đắp
lá chuối lên, phơi khô, cho vào vò phủ một làn lá chuối, lấy tro nhào nước bịt
kín lại để ủ rượu, khoảng từ 3 đến 5 ngày là có thể dùng được.
Chum rượu được mở ra lấy nước suối nguồn đổ vào chum cho đầy, cắm
cần vào chum rượu và mời mọi người cùng uống, khi cuộc rượu bắt đầu bao giờ
cũng có một người điều hành gọi là “chí chám”, “chí chám” dùng một cái sừng
trâu để rót rượu, khi đông người thì uống theo cặp đấu, bên nào thua thì phải hát
rằng thường để chuộc lỗi.
Theo phong tục, uống rượu cần thường theo các cặp hai hoặc ba cần một
lúc hoặc theo hai phe, phe nào uống kém sẽ bị phe bên kia đổ nước lên đầu.
Rượu hết đến đâu nước lại được cho thêm vào để nước rượu lúc nào cũng mấp
mé miệng vò. Bên hũ rượu cần là nơi tất cả mọi người xum họp, hội tụ theo tinh
thần đoàn kết, bình đẳng và xum vầy.
Rạo thiêu, vừa ăn vừa oọng
Rạo đọong, cơm hơ rạo khau
( Rượu tăm, vừa ăn vừa uống
Rượu cần, cơm trước rượu sau)
Văn hóa nghệ thuật

Văn hoá nghệ thuật của người Mường rất phong phú, đa dạng với ngững
thể loại như: hội sắc bùa, trò chơi ném còn, dân ca, múa bông, múa nàng
Khọt,…
Hội sắc bùa( xéc bùa): theo người Mường, sắc bàu hay còn gọi là “xéc
bùa” có nghĩa là xách cồng, là một hội vui, có tính chất giải trí, diễn ra vào dịp
đầu năm mới ở khắp bản Mường để cầu chúc cho nhau may mắn, mạnh khỏe
trong dịp đầu năm mới. Sắc bùa bao giờ cũng phải có phường do những người
biết hát, biết đánh cồng và biết đối gọi là phường bùa.
Phường bùa bao giờ cũng có một chủ phường là một người hát giỏi, biết
đánh cồng và ứng phó tốt. thường một phường bùa như vậy có khoảng 12 người
đánh chiêng, 2 người khiêng thúng đựng tặng phẩm đi cuối và trùm phường. Từ
sau mồng hai tết, phường bùa tiến hành đi sắc bùa các gia đình trong xóm. Trang

25
phục của họ phải đẹp, nam mặc áo dài, chít khăn đầu rìu; nữ mặc áo khoác màu
vàng, màu hồng, đội nón bằng, đeo vòng tay, kiềng bạc và xích…. đoàn sắc bùa
đi đến đâu, xóm làng rộn vang chiêng đến đó. Chiêng là loại nhạc cụ có âm
thanh độc đáo, có giá trị cả về vật chất và tinh thần của người mường ở Kim
Bôi. Khi đến các gia đình, phường bùa đứng ngoài ngõ đánh bài “khóa rác”, hát
xong cổng sẽ mở ra, phường sắc bùa tiến vào sân nhà, vừa đi vừa đánh cồng, sau
đó là những bài hát với ngững lời chúc tụng, ngợi ca gia đình sang năm mới sức
khỏe, hạnh phúc, thành đạt. Cứ như vậy mọi người vừa hát vừa đánh cồng say
xưa, mọi người đón nhận một cách nồng nhiệt, sau khi phường bùa kết thúc, nếu
gia chủ là những người giỏi thường, rang, bọ mẹng (những bài hát dân ca đối
đáp) thì có thể cất tiếng hát giữ chân phường bùa. Nếu không, gia chủ đem tặng
gạo, tặng quà thì phường bùa sẽ sang nhà khác để tiếp tục cuộc hát vui vẻ của
mình trong không khí ngày xuân ấp áp.
Trò chơi ném còn: trước sân đình, bãi cỏ, tổ chức hội tưng bừng náo nhiệt.
bạn bè gần xa đổ về dự hội, tham gia các trò chơi dân gian truyền thống.
Vào trò chơi họ cất lời mừng:

“ Cất lời mừng nhao nhao
Đưa tay chào xá xá
Trầu ngon đãi nhau giữa đàng
Nang non mời nhau giữa lối
Trầu đẹp đơm đầy trong túi
Nang non đơm đầy trong khăn
Cùng ăn, ta bày quả còn ra ném…”
Thế rồi nam, nữ đôi bên:
“ Bên trai cũng thấy một trăm
Bên gái cũng thấy một trăm
Không bên nào năm mươi “Mười đứa”’
Sau đó, trai gái hai bên ném quả còn qua một cái vòng trò treo trên cái cột
cao tầm 10m. Mỗi quả còn nếm đi là một lời hát giao duyên để lại, rồi có những
chuyện tình đơm hoa, kết trái từ đó.

×