Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Xây dựng phương án thiết kế tối ưu mẫu tàu dịch vụ hậu cần nghề cá vỏ gỗ ở khu vực miền trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.25 MB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KỸ THUẬT GIAO THÔNG

NGUYẾN VĂN QUANG
ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ TỐI ƯU MẪU
TÀU DỊCH VỤ HẬU CẦN NGHỀ CÁ VỎ GỖ Ở KHU VỰC
MIỀN TRUNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
(Ngành: Kỹ thuật tàu thủy)

NHA TRANG, NĂM 2016


NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Văn Quang

Lớp: 54 KTTT

Nghành: Kỹ thuật tàu thủy
Tên đề tài: “Xây dựng phương án thiết kế tối ưu mẫu tàu dịch vụ hậu cần nghề cá
vỏ Gỗ ở khu vực miền Trung”.
Số trang: 142

Số chương: 4

Số tài liệu tham khảo: 6

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
...........................................................................................................................................


...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Kết luận: ................................................................................................................
...........................................................................................................................................

Nha Trang, ngày…..tháng….năm 2016
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ tên)

Ths. HUỲNH VĂN NHU

i


PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Văn Quang

Lớp: 54 KTTT

Nghành: Kỹ thuật tàu thủy
Tên đề tài: “Xây dựng phương án thiết kế tối ưu mẫu tàu dịch vụ hậu cần nghề cá
vỏ Gỗ ở khu vực miền trung”.
Số chương: 4

Số trang: 142

Số tài liệu tham khảo: 6

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Điểm phản biện: .......................................................................................................
...........................................................................................................................................
Nha trang, ngày….tháng…..năm 2016
CÁN BỘ PHẢN BIỆN
(Ký và ghi rõ họ tên)

ĐIỂM CHUNG
Bằng số

Nha trang, ngày…..tháng…..năm 2016
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

Bằng chữ

(Ký và ghi rõ họ tên)

ii


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Gia Thái, ThS Huỳnh Văn Nhu
là những người trực tiếp hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành đề tài này.
Xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Chi cục Thủy sản Bình Thuận đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho công việc khảo sát thực tế của nhóm. Xin cảm ơn các cơ sở đóng tàu và
các ngư dân chủ tàu ở Bình Thuận đã nhiệt tình giúp đỡ chúng em trong đợt khảo sát.

Nhân dịp này cũng xin gửi lời cảm ơn tới KS Nguyễn Văn Tín, KS Nguyễn Văn Cảnh
là những người đã cùng chúng tôi tham gia các đợt điều tra hiện trạng hoạt động của
các mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá tại tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn 2015 – 2016.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu của Trường Đại học Nha Trang,
quý thầy khoa Kỹ thuật giao thông trường đại học Nha Trang đã truyền đạt kiến thức
và kinh nghiệm giúp tôi hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Văn Quang

iii


MỤC LỤC
Chương 1. TỔNG QUAN .............................................................................................. 1
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI .................................................................................... 1
1.2.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ ĐẶT RA ............................ 4
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.............................................................. 4
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước: .............................................................. 7

1.3. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....... 13
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 13
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 13
1.3.3. Phạm vi và nội dung nghiên cứu ............................................................... 13
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................. 14
2.1. CÁC CHỈ TIÊU KHAI THÁC VÀ KINH TẾ CỦA ĐỘI TÀU ĐÁNH CÁ .... 14
2.1.1.


Các chỉ tiêu khai thác .............................................................................. 14

1. Cường lực khai thác (Fishing Effort) .......................................................... 14
2. Năng suất khai thác (Catch Per Unit Effort - CPUE) ................................. 15
2.1.2. Các chỉ tiêu kinh tế ..................................................................................... 16
1. Doanh thu của đội tàu ................................................................................... 16
2. Chi phí của đội tàu CP .................................................................................. 16
3. Lợi nhuận của tàu ......................................................................................... 17
4. Chỉ số doanh lợi của đội tàu ......................................................................... 17
2.2. XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC TÀU THEO PHƯƠNG PHÁP BIẾN PHÂN .... 18
2.2.1. Trình tự tính toán ....................................................................................... 18
2.2.2.

Xác định các tỷ số kích thước................................................................. 28

1. Xác định tỷ số giữa chiều cao và mớn nước tàu H/T .................................. 28
2. Xác định tỷ số giữa chiều rộng và chiều chìm B/T ...................................... 30
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................... 34
3.1.

HIỆN TRẠNG NGHỀ CÁ Ở KHU VỰC MIỀN TRUNG ............................ 34
iv


3.1.1.

Hiện trạng cơ cấu đội tàu khai thác thủy sản ....................................... 34

3.1.2.


Hiện trạng cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản ................................ 35

3.1.3. Năng suất và sản lượng khai thác ............................................................. 36
3.1.4. Cách thức bảo quản sản phẩm .................................................................. 37
3.2.

MÔ HÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT DẠNG ĐỘI TÀU MẸ - CON............... 38
3.2.1. Phương thức tổ chức, hoạt động, thu mua vận chuyển và xếp dỡ sản
phẩm 38
1. Phương thức tổ chức ..................................................................................... 38
2. Phương thức hoạt động ................................................................................. 39
3. Phương thức thu mua, xếp dỡ và vận chuyển sản phẩm ............................ 41
3.2.2.

Hiệu quả kinh tế của mô hình trong một chuyến biển ........................ 42

1. Hiệu quả sản xuất trong một chuyến biển ................................................... 43
2. Các chỉ số kinh tế của các mô hình trong một năm ..................................... 45
3.2.3.

Phân tích SWOT của các tàu hoạt động dịch vụ hậu cần trên biển ... 50

1. Điểm mạnh ..................................................................................................... 51
2. Điểm yếu......................................................................................................... 54
3. Cơ hội ............................................................................................................. 55
4. Thách thức ..................................................................................................... 56
3.3.

3.4.


XÁC ĐỊNH QUY MÔ PHÙ HỢP CỦA MÔ HÌNH ĐỘI TÀU MẸ - CON . 57
3.3.1.

Xác định khả năng chứa sản phẩm của tàu mẹ làm dịch vụ hậu cần 59

3.3.2.

Xác định thời gian thu gom sản phẩm của tàu mẹ ttm ......................... 62

3.3.3.

Xác định năng suất đánh bắt trung bình của đội tàu khai thác ....... 644

3.3.4.

Xác định số lượng tàu con phù hợp trong mô hình đội tàu mẹ - con 677

XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ TỐI ƯU TÀU MẸ ....................... 699
3.4.1.

Xây dựng hàm mục tiêu thiết kế .......................................................... 699

3.4.2.

Lựa chọn mô hình đội tàu mẹ - con ..................................................... 733

3.4.3.

Tính toán trọng lượng hàng tàu mẹ chuyên chở ................................ 744

v


1. Tính lượng hàng hóa mang đi .................................................................... 744
2. Tính lượng hàng hóa chuyến về ................................................................. 755
3.4.4.

Xây dựng nhiệm vụ thư thiết kế tàu mẹ .............................................. 766

1. Các thông số kỹ thuật tàu mẹ ...................................................................... 766
2. Các hệ thống tàu .......................................................................................... 766
3. Vật liệu chế tạo tàu mẹ ................................................................................ 766
3.4.5.

Xác định các kích thước tối ưu của tàu mẹ ......................................... 777

3.5. THIẾT KẾ ĐƯỜNG HÌNH VÀ BỐ TRÍ CHUNG TÀU DỊCH VỤ HẬU
CẦN ............................................................................................................................. 82
3.5.1.

Kết quả điều tra, khảo sát tàu thực tế ................................................... 82

1. Phương pháp khảo sát ................................................................................... 82
3.5.2. Đặc điểm đường hình tàu khảo sát thực tế ............................................... 93
1. Đặc điểm chung ........................................................................................... 933
2. Đặc điểm hình dáng tàu .............................................................................. 944
3.5.3.

Thiết kế đường hình tàu dịch vụ hậu cần ở Bình Thuận .................. 988


1. Hình dáng đường sườn ............................................................................... 988
2. Hình dáng đường nước, góc vào nước. ...................................................... 999
3. Hình dáng mũi và đuôi tàu ......................................................................... 999
3.5.4.

Thiết kế bố trí chung tàu ...................................................................... 102

Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................... 1066
4.1. KẾT LUẬN ...................................................................................................... 1066
4.2.

KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................ 1077

TÀI LIỆU THAM KHẢO: ..................................................................................... 1088
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 1099
Phụ lục I. Xác định kích thước tối ưu của tàu mẹ ................................................ 1099

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT
1

FAO

(Food and Agriculture Organization of the United Nations)
tổ chức lương thực và Nông Nghiệp của Liên hợp quốc


2

DVHC

Dịch vụ hậu cần

3

E

Cường lực khai thác

4

CPUE

Năng suất khai thác

5

L

Chiều dài tàu

6

B

Chiều rộng tàu


7

H

Chiều cao mạn

8

T

Chiều chìm tàu

9

Q

Sản lượng đánh bắt được

10

TĐK

Tấn đăng kí

11

CV

Công suất


12

GRT

Dung tích đăng kí tàu

13

DT

Doanh thu

14

CP

Chi phí

15

LN

Lợi nhuận

16

DL

Doanh lợi


vii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Bảng tính các kích thước tàu theo phương pháp biến phân (lần 1) ...... 23
Bảng 2.2. Bảng tính sức cản vỏ tàu ............................................................................ 24
Bảng 2.3. Bảng tính sức cản tàu theo phương pháp Holtrop – Mennen ................ 25
Bảng 2.4. Xác định trị số B/T và kiểm tra chu kỳ lắc............................................... 31
Bảng 2.5. Bảng tính các kích thước tàu theo phương pháp biến phân (lần 2) ...... 32
Bảng 3.1. Cơ cấu tàu thuyền khai thác hải sản theo vùng biển nằm 2010 ............. 34
Bảng 3.2. Hiện trạng cơ cấu nghề khai thác hải sản giai đoạn 2001 - 2010 ........... 35
Bảng 3.3. Hiện trạng cơ cấu nghề khai thác hải sản theo công suất năm 2010 ..... 35
Bảng 3.4. Sản lượng khai thác hải sản ....................................................................... 36
Bảng 3.5. Năng suất khai thác hải sản theo tàu thuyến, sản lượng và công suất. . 37
Bảng 3.6. Hiệu quả sản xuất của các tàu khai thác trong một chuyến biển ......... 43
Bảng 3.7. Hiệu quả sản xuất của các tàu dịch vụ hậu cần trong một chuyến biển44
Bảng 3.8. Các chỉ số hiệu quả kinh tế của các mô hình trong năm ...................... 445
Bảng 3.9. So sánh những lợi ích khi hoạt động trên biển của các tàu .................... 51
Bảng 3.10. So sánh những khó khăn gặp phải trên biển của các tàu trong và ngoài
mô hình ......................................................................................................................... 54
Bảng 3.11. Số lượng tàu thuyền làm dịch vụ hậu cần ở tỉnh Bình Thuận ............. 59
Bảng 3.12. Số liệu khảo sát về tàu mẹ làm dịch vụ hậu cần trong các mô hình….61
Bảng 3.13. Số liệu thực tế về thời gian chuyến biển của tàu mẹ ở Bình Thuận ..... 62
Bảng 3.14. Cơ cấu nghề khai thác nhóm tàu cá từ 90 CV trở lên năm 2013 và 2016
..................................................................................................................................... 644
Bảng 3.15. Đặc điểm của đội tàu sản xuất ............................................................... 626
Bảng 3.16. Số lượng các tàu con trong mô hình đội tàu mẹ - tàu con làm các nghề
khai thác khác nhau ở Bình Thuận.......................................................................... 688
Bảng 3.17. Tổng hợp đề xuất hoạt động dạng mô hình tàu mẹ - tàu con ............. 688

viii


Bảng 3.18. Vốn đầu tư đội tàu tàu nghề vây trong các mô hình mẹ - con và đơn lẻ
....................................................................................................................................... 72
Bảng 3.19. Thông số kỹ thuật của các tàu con trong mô hình đội tàu mẹ - con .. 733
Bảng 3.20. Bảng tính tối ưu các thông số tàu theo phương pháp biến phân ....... 777
Bảng 3.21. Tính lực cản và công suất máy cho các phương án thiết kế ............... 799
Bảng 3.22. Các thông số kỹ thuật chính của tàu mẹ làm dịch vụ hậu cần vỏ gỗ ... 81
Bảng 3.23. Bảng tính tối ưu các thông số tàu theo phương pháp biến phân ( tính
36 trường hợp) ......................................................................................................... 1099
Bảng 3.24. Tính lực cản và công suất máy cho các phương án thiết kế (cho 36
trường hợp) ............................................................................................................ 12121

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Sơ đồ hoạt động của đội tàu mẹ - con ......................................................... 2
Hình 2.1. Mối quan hệ giữa h/B với B và λ ............................................................... 31
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức của mô hình đội tàu mẹ - con ............................................. 39
Hình 3.2. Doanh thu trung bình trong năm của các loại mô hình .......................... 46
Hình 3.3. Chi phí biến đổi trung bình của các tàu trong một năm ......................... 47
Hình 3.4. Lợi nhuận theo năm .................................................................................... 48
Hình 3.5. Thu nhập trung bình của thuyền viên theo năm ..................................... 49
Hình 3.6. Cân bằng tàu bằng ống thủy bình và dây dọi .......................................... 83
Hình 3.7. Xác định đường tâm sỏ mũi ....................................................................... 84
Hình 3.8. Xác định đường tâm dưới đáy tàu .......................................................... 844
Hình 3.9. Xác định chiều rộng lớn nhất của tàu ..................................................... 855

Hình 3.10. Chia các khoảng sườn và đường nước của tàu khảo sát ..................... 877
Hình 3.11. Gióng điểm cơ bản từ đường tâm lên cọc làm chuẩn và xác định vị trí
đường nước trên vỏ tàu ............................................................................ 888
Hình 3.12. Xác định vị trí các đường nước trên sườn ............................................ 899
Hình 3.13. Đo tọa độ từng sườn .................................................................................. 90
Hình 3.14. Chia nhỏ sườn tại khu vực mũi tàu ......................................................... 91
Hình 3.15. Xác định chiều dài độ cong phía đuôi tàu............................................... 92
Hình 3.16. Xác định độ cao vòm đuôi từ đường cơ bản ........................................... 92
Hình 3.17. Đặc điểm tàu Bình Thuận ...................................................................... 933
Hình 3.18. Hình dáng mũi tàu cá đang đóng tại tỉnh Bình Thuận ....................... 944
Hình 3.19. Đường sườn mũi tàu truyền thống hình chữ S .................................... 955
Hình 3.20. Hình ảnh tàu khảo sát ............................................................................ 955
Hình 3.21. Hình dáng phần đuôi tàu cá đang đóng tại tỉnh Bình Thuận ............. 966
x


Hình 3.22. Hình dạng đuôi tàu và vây giảm lắc ...................................................... 977
Hình 3.23. Ky đáy có hình dạng cong ...................................................................... 977
Hình 3.24. Đường hình tàu dịch vụ hậu cần vỏ gỗ ................................................. 100
Hình 3.25. Tuyến hình tàu dịch vụ hậu cần vỏ gỗ được dựng trên Rhinoceros .. 101
Hình 3.26. Hình dạng cabin tàu ............................................................................................. 102
Hình 3.27. Bố trí buồng điều khiển .......................................................................... 102
Hình 3.28. Ván sàn boong phủ composite và bố trí buồng sinh hoạt ....................... 102
Hình 3.29. Khảo sát hầm neo, hầm tiền đông và hầm cấp đông ......................... 1033
Hình 3.30. Bố trí hầm neo, hầm dụng cụ và hầm chứa đông .............................. 1033
Hình 3.31. Bố trí các hầm trên tàu ......................................................................... 1044
Hình 3.32. Bố trí chung tàu vỏ gỗ........................................................................... 1055

xi



Chương 1. TỔNG QUAN

1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
Trong những năm qua, ngành Thủy sản nước ta đã và đang có tầm quan trọng lớn
đối với nền kinh tế quốc dân và là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Các chỉ
tiêu của ngành đã có sự tăng trưởng mạnh trong đó sản lượng khai thác hải sản không
ngừng tăng lên, giá trị xuất khẩu mặt hàng thủy sản năm 2015 đạt đến 6,7 tỷ đô la. Tuy
nhiên, do đặc điểm của nghề cá nước ta là nghề cá quy mô nhỏ, hoạt động đơn lẻ, ít có
sự liên kết và tương trợ lẫn nhau nên vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế. Năng
suất đánh bắt trên đơn vị cường lực tàu suy giảm từ 0,39 tấn/cv/năm (năm 2005) xuống
còn 0,24 tấn/cv/năm (năm 2012), chất lượng sản phẩm giảm (40 – 70)%, chi phí sản
xuất ngày càng tăng, dẫn đến hiệu quả kinh tế chuyến biển ngày càng giảm. Đứng
trước tình hình đó, ngư dân ở một số địa phương đã liên kết hợp tác với nhau để thành
lập các tổ đội đoàn kết sản xuất trên biển với mục đích tăng hiệu quả khai thác; hỗ trợ
cho nhau về vốn, tìm kiếm ngư trường và khi gặp những tai nạn rủi ro trên biển; nâng
cao chất lượng sản phẩm; giảm bớt chi phí sản xuất khi giá xăng dầu gia tăng… Thực
tế ở các địa phương nghề cá nước ta hiện nay đang tồn tại nhiều mô hình tổ đội đoàn
kết khai thác trên biển khác nhau nhưng có thể phân thành các mô hình sau đây:
- Mô hình đơn lẻ
Mô hình gồm (3 – 5) tàu, thường là trong cùng một gia đình hoặc cùng làng xóm,
liên kết lại nhằm hỗ trợ nhau trong sản xuất hoặc những lúc gặp các sự cố trên biển,
còn việc khai thác, tiêu thụ sản phẩm thì các tàu tự hạch toán kinh tế riêng lẻ.
- Mô hình luân phiên
Mô hình thường cũng gồm các tàu trong cùng một gia đình hoặc cùng làng xóm,
trong đó các tàu thay phiên nhau chở sản phẩm của các tàu khác trong cùng đội về bờ,
sau đó lấy nhiên liệu, đá, lương thực... ra cho các tàu trong đội đang ở trên ngư trường.
1



- Mô hình đội tàu mẹ - con
Mô hình gồm các tàu con (tàu khai thác) làm nhiệm vụ đánh bắt trên ngư trường
và (1 – 2) tàu mẹ (tàu dịch vụ hậu cần) có kích thước lớn và hệ thống bảo quản hiện đại
làm nhiệm vụ thu mua các sản phẩm khai thác từ các tàu con để vận chuyển về bờ,
đồng thời vận chuyển nhiên liệu, đá và các nhu yếu phẩm cần thiết từ bờ ra ngư trường
để cung ứng cho các tàu con trong mô hình như mô tả trong sơ đồ sau.

Hình 1.1. Sơ đồ hoạt động của đội tàu mẹ - con
Các tàu khai thác trong mô hình đội tàu mẹ - tàu con cứ sau mỗi mẻ lưới đánh bắt
hoặc sau một thời gian khai thác nhất định sẽ có tàu mẹ đến mua sản phẩm đánh bắt.
Các tàu trong mô hình thường bám biển (2 ÷ 3) tháng mới về đất liền một lần.
- Mô hình dịch vụ hậu cần đơn lẻ
Mô hình này cũng tương tự mô hình đội tàu mẹ - tàu con nhưng chỉ khác ở chỗ là
các tàu dịch vụ thu mua trong mô hình không liên kết với các tàu khai thác mà chỉ đi ra
ngư trường liên hệ với tàu khai thác nào có nhu cầu bán sản phẩm khai thác thì mua.
Các tàu mẹ trong mô hình này thường di chuyển tự do ngoài ngư trường và liên lạc với
tàu khai thác (kể cả tàu làm nghề khác nhau) để thỏa thuận mua sản phẩm.
2


Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả nước ta cho thấy, trong các mô hình trên thì
mô hình đội tàu mẹ - tàu con chính là mô hình tổ đội đoàn kết sản xuất trên biển có
hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất và cũng phù hợp nhất với nghề cá nước ta hiện nay.
Các tàu trong mô hình thường được hình thành từ các tàu có mối quan hệ hàng xóm,
láng giềng hoặc bà con, anh em thân thuộc với nhau, cộng với tâm lý của các ngư dân
Việt Nam thường chỉ ưa thích các tổ đội có số quy mô vừa phải, nên tùy theo kích cỡ
của tàu mẹ và các tàu con trong mô hình và kinh nghiệm của ngư dân từng địa phương
thường lựa chọn quy mô của mô hình đội tàu mẹ - con gồm một tàu mẹ làm công tác
dịch vụ hậu cần và khoảng (5 ÷ 10) tàu con làm nhiệm vụ khai thác hải sản trên biển.
Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả kinh tế trong hoạt động của mô hình này là cao nhất,

cần đặt vấn đề nghiên cứu xác định quy mô hợp lý cho mô hình, thể hiện ở sự phù hợp
về số lượng tàu con, cùng với kích thước tàu mẹ và các tàu con trong mô hình cụ thể.
Do thời gian bảo quản sản phẩm hải sản khai thác trên tàu mẹ có giới hạn nhất định,
cùng với máy chính tàu mẹ có công suất lớn nên có thể xảy ra các tình huống sau:
- Nếu kích thước tàu mẹ quá lớn hoặc số lượng các tàu con trong mô hình quá ít,
có thể dẫn đến tình huống tàu mẹ chờ quá lâu làm chi phí chuyến biển tăng lên,
hoặc không thu mua hết sức chứa đã phải quay trở về bờ, khi đó sản lượng thu
mua không đủ để bù đắp các chi phí chuyến biển và gây thiệt hại về kinh tế.
- Nếu kích thước tàu mẹ quá nhỏ hoặc số lượng tàu con trong mô hình quá lớn,
tàu mẹ phải quay trở về bờ mặc dù vẫn còn thời gian để thu mua các sản phẩm.
Điều này cũng sẽ dẫn đến những thiệt hại về mặt kinh tế.
Do đó bài toán xác định được quy mô đội tàu mẹ - con nói chung và phương án
thiết kế tối ưu mẫu tàu dịch vụ hậu cần nói riêng có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng,
cần được các cơ quan nghiên cứu và quản lý nghề cá ở nước ta quan tâm giải quyết.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi được giao thực hiện đề tài tốt nghiệp
“Xây dựng phương án thiết kế tối ưu mẫu tàu dịch vụ hậu cần nghề cá vỏ Gỗ ở
khu vực miền Trung”.
3


1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ ĐẶT RA
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Mô hình tổ đội đoàn kết khai thác trên biển đã được khá nhiều nước trên thế giới
áp dụng từ lâu nên cũng có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài này.
Tuy vậy, các mô hình tổ đội đoàn kết sản xuất trên biển hầu như được hình thành từ
yêu cầu thực tế của hoạt động khai thác thủy hải sản và ngày càng được phát triển,
hoàn thiện về mặt sản xuất, lợi nhuận cùng với sự phát triển của nghề cá của các nước.
Các mô hình tổ chức sản xuất nghề cá của các nước trong khu vực và trên thế giới đã
hình thành và phát triển khá mạnh dưới nhiều hình thức, qui mô và phạm vi khác nhau.
Tuy nhiên, cho đến hiện nay hình thức tổ chức sản xuất của đội tàu khai thác thủy sản

trên thế giới thường tồn tại ở ba dạng chính sau.
- Mô hình khai thác đơn lẻ của đội tàu công nghiệp
Mô hình này thường được áp dụng cho các tàu đánh cá kiểu công nghiệp cỡ lớn.
Các tàu này tự đánh bắt, chế biến, bảo quản trên tàu và khi nào đủ sản lượng cần thiết
thì mới vận chuyển sản phẩm về bờ và bán cá ở các cảng theo hình thức bán đấu giá.
- Mô hình hợp tác xã
Mô hình hợp tác xã hay tổ đội sản xuất thường áp dụng cho các tàu cá cở nhỏ.
Ngư dân vào hợp tác xã nhưng tài sản, tàu thuyền, ngư cụ... vẫn thuộc quyền sở riêng,
còn hợp tác xã có nhiệm vụ thu mua và tiêu thụ sản phẩm, đồng thời cung cấp các
dịch vụ hậu cần như nhiên liệu, lương thực, nhu yếu phẩm… theo yêu cầu ngư dân.
Việc tiêu thụ sản phẩm và cung cấp nhiên liệu, nước, lương thực… cho tàu khai thác
có thể do các tàu trong tổ đảm nhiệm hoặc do tàu thu mua thực hiện. (FAO, 2004).
- Mô hình đội tàu mẹ - con
Mô hình gồm tàu mẹ có kích thước lớn, được trang bị hệ thống cấp đông hiện đại,
còn các tàu con sau thời gian khai thác sẽ chuyển sản phẩm đánh bắt được cho tàu mẹ
và tiếp nhận nhiên liệu, nước, nhu yếu phẩm cần thiết từ tàu mẹ để tiếp tục đánh bắt.
4


Các hình thức tổ chức thu mua, tiêu thụ sản phẩm khai thác hải sản tại một số
nước trên thế giới và trong khu vực, được hình thành dựa trên cơ sở hợp tác bình đẳng,
với một số mô hình cụ thể như sau.
 Philippin
Mô hình nghề cá ở nước này thường hoạt động theo hình thức đội tàu mẹ - con,
gồm 1 tàu mẹ có kích thước lớn chở theo nhiều tàu con – tàu khai thác kích thước nhỏ.
Mô hình này áp dụng cho nghề câu tay và phát triển mạnh ở thành phố General Santos.
Số lượng khoảng 4.000 tàu, trọng tải hơn 18 tấn, thời gian chuyến biển (20 – 25) ngày.
Ngư trường khai thác của các tàu nghề câu tay là xung quanh các chà là ở vùng biển
Indonesia, Papua New Guinea... với phương pháp khai thác của mô hình này như sau.
Tàu mẹ chở theo (4 – 6) tàu con tới điểm thả chà, sau đó thả 1 tàu con xuống tiến hành

câu thử quanh chà, nếu cá ăn câu thì thả các tàu con còn lại xuống câu và câu trên tàu.
Trong trường hợp cá không ăn câu thì thuyền trưởng của tàu mẹ sẽ tiến hành thu các
tàu con lên trên tàu mẹ và chạy tới những cây chà khác để thực hiện lại quá trình câu.
Hình thức ăn chia của mô hình như sau: dành 10% tổng lợi nhuận dùng để bảo dưỡng
phần vỏ tàu, máy móc và các trang thiết bị trên tàu, phần còn lại sẽ được phân chia
thành 4 phần, trong đó 3 phần sẽ dành cho chủ tàu và 1 phần dành cho thuỷ thủ đoàn.
(N. Barut & E. Garvilles, 2004, Philippines Fishery Report).
 Thái Lan
Đội tàu khai thác hải sản nước này thường hoạt động theo mô hình tàu mẹ - con,
trong đó các tàu khai thác sẽ bán các sản phẩm đánh bắt được cho tàu mẹ đi thu mua và
ngược lại tàu mẹ sẽ cung cấp nhiên liệu, lương thực thực phẩm cho các tàu khai thác.
Tàu mẹ mua sản phẩm của tất cả các tàu đánh bắt ở gần khu vực mà tàu này hoạt động.
Tàu mẹ làm nhiệm vụ thu mua thường có chiều dài (30 – 50) m được đầu tư hệ thống
bảo quản sản phẩm rất hiện đại, để đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn đạt tiêu chuẩn.
Ở Thái Lan, các mô hình dịch vụ hậu cần chủ yếu là do ngư dân tự thành lập, liên kết
lại với nhau, chính phủ chỉ quản lý bằng cách cấp giấy phép hoạt động ngư trường.
5


 Đài Loan
Ở Đài Loan, đội tàu câu vàng cá ngừ hoạt động ùng biển nhiệt đới thường được
tổ chức theo đội tàu mẹ - con, trong đó các tàu con sẽ chuyển sản phẩm cho tàu mẹ và
nhận nhiên liệu, vật tư từ tàu mẹ để tiệp tục đánh bắt và cứ sau khoảng (10 – 15) ngày
thì tàu mẹ vận chuyển sản phẩm về bờ một lần và lấy nhiên liệu, vật tư ra cho tàu con.
Đối với đội tàu hoạt động vùng cận nhiệt đới và ôn đới thường theo hình thức đơn lẻ,
trong đó các tàu tự đánh bắt và vận chuyển sản phẩm vào các cảng cá gần nhất để bán
theo hình thức đấu giá và sau đó lấy nhiên liệu, vật tư... để tiếp tục chuyến biển khác.
Những tàu này thường đi vào các cảng cá mỗi năm từ (2 – 3) lần để bán sản phẩm và
lấy nhiên liệu, vật tư.
 Các nước EU, Ghana, Senegal, Nga

Ở các nước này, đội tàu câu cá ngừ hoạt động theo mô hình tổ đội tàu mẹ - con,
trong đó tàu mẹ cung cấp nhiên liệu, lương thực, nhu yếu phẩm… cho (5 – 6) tàu con,
sau đó tàu mẹ vận chuyển các sản phẩm về bờ. Đội tàu con thường hoạt động liên tục
và rất ít khi về bờ (khoảng 1 năm mới về bờ 1 lần).
 Nhật Bản:
Ngoài mô hình dịch vụ hậu cần theo kiểu công nghiệp, ở Nhật Bản đã xây dựng
mô hình quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng, với việc xây dựng mô hình Hợp tác xã có
các đặc điểm chính như sau:
- Tất cả ngư dân, chủ tàu đều có thể tham gia Hợp tác xã.
- Tài sản, tàu thuyền vẫn thuộc sở hữu riêng.
 Malaysia
Ở Malaysia, chính phủ nước này đã xây dựng mô hình tổ chức quản lý nghề cá
dựa vào cộng đồng cho các tàu khai thác hải sản theo hình thức mô hình hợp tác xã.
Theo đó, các sản phẩm sau khi khai thác của ngư dân sẽ giao cho hợp tác xã để bán
theo hình thức đấu giá ở các cảng cá.
6


1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước:
Ở nước ta trong thời gian vừa qua đã có khá nhiều nghiên cứu có liên quan đến
mô hình tổ đội đoàn kết sản xuất trên biển, trong đó có thể kể đến các công trình sau.
(1) Dự án Tăng cường năng lực quản lý trong khai thác thuỷ sản (SCAFI) năm 2009
đã thực hiện đề án ”Củng cố phát triển tổ đội khai thác thuỷ sản giai đoạn 2010 –
2015” với kết quả như sau: đến năm 2015 số lượng tàu trên 75 CV là 6.000 tàu
được xây dựng thành (500 ÷ 750) tổ khai thác xa bờ, mỗi tổ từ 8 - 10 - 12 - 14 tàu,
gồm có:
- Tàu lưới rê khai thác khơi chiếm 2.000 tàu, chia thành (208 ÷ 250) tổ.
- Tàu chụp mực khai thác khơi 1.000 tàu, chia thành (100 ÷ 125) tổ.
- Tàu nghề vó khơi 1.000 tàu, chia thành (100 ÷ 125) tổ.
- Tàu nghề câu khơi 1.000 tàu, chia thành (100 ÷120) tổ.

- Tàu nghề lưới kéo bay khoảng 200 tàu, chia thành (20 ÷ 25) tổ.
- Tàu nghề khác chiếm khoảng 800 tàu, chia thành (60 ÷ 80) tổ.
- Tàu dịch vụ khai thác 500 tàu, chia thành 10 tổ.
Tương ứng tổ và số tàu, địa phương tự cơ cấu tổ chức sản xuất cho phù hợp với
số tàu thực tế của mình theo nghề, theo đó mỗi tổ sản xuất có 1 tàu dịch vụ cho
(10 ÷ 12) tàu khai thác, ước tính khoảng 500 tàu dịch vụ được chia làm 10 tổ.
Như vậy, đến 2015 số lượng tàu vùng lộng và ven bờ khoảng 44.000 tàu, chia ra
(4000 ÷ 4400) tổ, mỗi tổ (10 ÷ 11) tàu, 14.000 tàu/(46 ÷ 75) CV/(1280 ÷ 1400) tổ,
20.000 tàu/(21 ÷ 45) CV/(1820 ÷ 2000) tổ, 10.000 tàu < 21 CV/(900 - 1.000) tổ.
Các địa phương phân theo cách chia này để hướng dẫn, vận động và quyết định
thành lập các tổ liên thôn - xã và các tổ liên xã khai thác thủy hải sản tương ứng.
Như vậy có thể nhận thấy, việc phân chia tổ khai thác như trên mang tính áp đặt
và hầu như chưa có cơ sở khoa học, cũng như chưa nêu rõ được mặt cấu trúc,
phương thức hoạt động và cơ chế chính sách của các mô hình tổ đội khai thác.
7


(2) Năm 2008 - 2010, Viện Nghiên cứu Hải sản thực hiện Đề tài “Nghiên cứu cơ sở
khoa học phục vụ việc điều chỉnh cơ cấu đội tàu và nghề nghiệp khai thác hải sản”
Đề tài đã xác định được cơ sở khoa học cho việc đề xuất mô hình tổ chức sản xuất
cho các đội tàu khai thác hải sản ở vùng biển ở ven bờ, vùng lộng và vùng khơi,
từ đó đề xuất mô hình tổ đội cho từng đội tàu khai thác ở các vùng biển khác nhau.
Cụ thể là cho các nghề lưới kéo đôi, kéo đơn, lưới rê tầng mặt, lưới rê tầng đáy,
lưới vây, câu nổi, câu đáy và chụp mực, tập trung ở 3 nhóm công suất sau:
- Mô hình tổ chức sản xuất và dịch vụ hậu cần trên biển cho đội tàu công suất
(50 – 89) CV khai thác ở vùng (tuyến) lộng.
- Mô hình tổ chức sản xuất và dịch vụ hậu cần trên biển cho đội tàu công suất
(90 – 249) CV khai thác ở vùng (tuyến) khơi.
- Mô hình tổ chức sản xuất và dịch vụ hậu cần trên biển cho đội tàu công suất
trên 250 CV, khai thác ở vùng (tuyến) khơi.

Tuy nhiên, đề tài này cũng chỉ mới dừng lại ở việc tính toán xây dựng mô hình
tổ chức sản xuất dựa vào nguồn số liệu nghề cá thực tế mà chưa có điều kiện để
kiểm chứng hiệu quả hoạt động trong thực tế của các mô hình sản xuất đã đề xuất.
Bảng 1.1 là số tàu và số ngày trong 1 chu kỳ khai thác của các mô hình sản xuất.
Bảng 1.1. Số tàu và số ngày trong 1 chu kỳ khai thác của các mô hình sản xuất
Nhóm công suất
(CV)

Số tàu trong mô hình
(tàu)

Số ngày trong chu kỳ
(ngày)

50 ÷ 89

5 – 10

5–8

90 ÷ 249

3 – 13

5 – 10

≥ 250

3 - 14


4–8

Cũng từ năm 2000 trở lại đây đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về mô hình
sản xuất trên biển trong đó hầu hết đều tập trung đánh giá hiện trạng hoạt động của các
mô hình khai thác và dịch vụ hậu cần nghề cá, cụ thể như sau:
8


1. Mô hình tổ đội đoàn kết đơn lẻ
Kết quả điều tra của Nguyễn Phi Toàn năm 2014 đã cho thấy ở các địa phương
nghề cá như Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Thuận, Bến Tre, Tiền Giang …,
đội tàu khai thác xa bờ của các nghề lưới rê thu - ngừ, nghề lưới vây, nghề lưới kéo,
nghề câu cá ngừ đại dương có từ (3 – 7) tàu trong cùng thôn, xóm hoặc các chủ tàu,
thuyền trưởng có quan hệ anh em, họ hàng trong cùng dòng tộc thành lập tổ đoàn kết.
Hình thức hợp tác của các tàu trong tổ đoàn kết khai thác hải sản là hỗ trợ tìm kiếm,
ngư trường, cứu hộ cứu nạn, hỗ trợ vốn để mua ngư cụ và thiết bị để phục vụ sản xuất,
hỗ trợ về mặt tinh thần, kết nối thông tin giữa tàu với tàu và giữa biển với đất liền,
giúp nhau tìm lưới bị đứt trôi trên biển, sửa chữa máy móc khi bị hỏng hóc trên biển.
Ngoài ra, các tàu trong tổ còn tham gia làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền vùng biển
quốc gia, thường xuyên thông tin với bộ đội biên phòng diễn biến tình hình trên biển.
Tuy nhiên, số lượng tàu trong một mô hình chưa phù hợp và không có cơ sở khoa học,
phương thức hoạt động và cơ cấu tổ chức của mô hình vẫn còn hết sức lỏng lẻo và
chưa thực sự bền vững.
2. Mô hình tổ đội sản xuất dạng tàu mẹ - tàu con.
Mô hình khai thác - dịch vụ hậu cần dạng tàu mẹ - con giữa đội tàu của 2 ngư đội
Trường Sa liên kết với Công ty trách nhiệm hữu hạn Hải Vương ở tỉnh Khánh Hòa,
gồm 8 tàu con của các ngư dân khai thác xa bờ và 2 tàu mẹ của công ty Hải Vương,
trong đó tàu mẹ có nhiệm vụ cung cấp dầu, nước đá, nhu yếu phẩm, chăm sóc y tế,
đồng thời tiêu thụ cá cho tàu con với giá bằng giá hiện tại ở đất liền nếu có nhu cầu bán
Hai ngư đội đều được hỗ trợ các thiết bị hiện đại như máy liên lạc ICOM, máy dò cá,

vàng câu, lưới chuyên dụng khai thác cá ngừ đại dương, bám biển (9 – 10) tháng/năm.
Đến nay, 8 tàu con đã bán các chuyến hàng đầu tiên, mỗi tàu thu lãi trên 40 triệu đồng.
Tuy nhiên, mô hình chỉ hoạt động khoảng 02 tháng là tan rã do nhiều nguyên nhân,
một trong những nguyên nhân là chưa đưa ra được cơ chế, chính sách, cơ cấu tổ chức
phù hợp và rõ ràng, nhằm đảm bảo được quyền lợi cho cả hai bên nên các tàu con đã
không bán sản phẩm cho tàu mẹ.
9


Kết quả điều tra của Nguyễn Đình năm 2010 về đội tàu thu mua ở Phú Quý Bình Thuận cho thấy hình thức hoạt động của mô hình dịch vụ hậu cần này như sau.
Sản phẩm đánh bắt của các tàu con sẽ được tàu thu mua và đưa xuống hầm cấp đông
để bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, sau đó sẽ được đưa về bờ trong thời gian ngắn nhất.
Các sản phẩm đưa về bờ sẽ bán cho các cơ sở thu mua ở đảo hoặc các công ty chuyên
xuất khẩu thủy sản để tiêu thụ nội địa hay xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
Doanh thu tàu mẹ là giá trị bán sản phẩm thu mua từ tàu con cho chủ nậu vựa trên bờ
nên sẽ phụ thuộc sản lượng sản phẩm thu mua từ các tàu con, nghĩa là các tàu con càng
đánh bắt được nhiều thì tàu mẹ sẽ thu mua nhiều sản phẩm từ đó sẽ tăng doanh thu.
Hình thức giao dịch kinh doanh của tàu thu mua với các chủ nậu/vựa trong bờ như sau.
Tàu thu mua sẽ trực tiếp chở sản phẩm vào bờ để bán hoặc gửi tàu quen chở vào bán,
còn chủ nậu vựa có thể ứng trước một số tiền (không lấy lãi) cho tàu mẹ để giữ mối và
trừ dần vào sản lượng bán hoặc căn cứ sản lượng báo qua điện thoại để trả tiền cho tàu.
Việc mua bán do tự nguyện của hai bên với giá sản phẩm thường được thu mua bằng
hoặc thấp hơn một ít so với giá trên bờ và trả tiền sòng phẳng để tạo niềm tin cho nhau.
Các tàu thu mua còn cung cấp nhiên liệu, dầu nhớt, nước đá, lương thực, thực phẩm…
cho các tàu con trên biển, giúp ngư dân bám biển dài ngày, tăng hiệu quả chuyến biển.
Như vậy, mô hình tổ đội dạng tàu mẹ - tàu con trên biển đã giúp cho các ngư dân
tăng thời gian bám biển, giảm các chi phí, tăng thu nhập, tăng chất lượng sản phẩm.
Tuy nhiên, mô hình này hiện vẫn còn tồn tại một số các hạn chế đó là chưa có cơ chế,
chính sách ràng buộc trong quá trình thu mua sản phẩm và cung ứng dịch vụ hậu cần
nên vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các chủ tàu

thu mua với nhau, ngư dân vẫn bán sản phẩm theo kiểu tàu nào thu mua cao thì bán,
tình trạng ép giá thu mua các sản phẩm và tăng giá bán nguyên vật liệu vẫn xảy ra....
Bên cạnh đó, các đội tàu thu mua chỉ chú trọng đến các sản phẩm theo đơn đặt hàng,
cũng như sản phẩm xuất khẩu mà chưa chú trọng đến các sản phẩm tiêu thụ nội địa.
Vì vậy cho đến hiện nay, mô hình tổ đội đoàn kết này thật sự vẫn chưa phát huy được
hết những thế mạnh của mô hình này.
10


3. Mô hình tổ đội sản xuất dạng luân phiên
Kết quả điều tra của tác giả Nguyễn Phi Toàn năm 2014 cho thấy một số công ty
như Công ty Lâm sản của Bến Tre có đội tàu gồm 09 tàu làm nghề khai thác lưới vây,
đội tàu đánh cá ngừ đại dương của Mạnh Hà, Việt Tân, Đại Dương, Tân Biển Đông…
mỗi đội có (7 – 14) tàu hoạt động theo hình thức thay phiên nhau vận chuyển sản phẩm
về bờ, sau đó lấy nhiên liệu, lương thực, thực phẩm... ra cho các tàu khác trong đội.
Trong thời kỳ đầu, mô hình tổ đội sản xuất trên biển dạng này hoạt động rất hiệu quả
và nổi lên như một mô hình mẫu cho các địa phương tham khảo ứng dụng vào nghề cá.
Tuy nhiên sau một thời gian hoạt động thành công, hiệu quả từ các hoạt động khai thác
ngày càng đi xuống do phương thức quản lý không chặt chẽ và không phù hợp thực tế
sản xuất, việc quản lý trong thời gian vận chuyển sản phẩm về bờ không tốt đã dẫn đến
việc thất thoát sản lượng khai thác và làm giảm hiệu quả kinh tế, chưa gắn kết được
quyền lợi và trách nhiệm của người lao động với sản phẩm tạo ra dẫn đến tình trạng
“cha chung không ai khóc”, “mạnh ai người ấy làm” đã làm hiệu quả hoạt động của
công ty ngày càng đi xuống, dẫn đến các công ty, tập đoàn phá sản do làm ăn thua lỗ.
Đề tài của tác giả Huỳnh Văn Thảo thực hiện năm 2008 đã đề xuất mô hình tổ hợp tác
gồm có (6 – 7) tàu, thời gian một chu kỳ vận chuyển sản phẩm về bờ là (6 – 9) ngày,
cùng đề xuất về qui chế hoạt động, chức năng, nhiệm vụ... của các thành viên trong tổ.
Tuy nhiên việc nghiên cứu đề xuất các mô hình tổ hợp tác chỉ dừng lại ở mặt lý thuyết,
chưa có thử nghiệm để điều chỉnh nên việc áp dụng vào thực tế hoàn toàn chưa khả thi.
Như vậy các nghiên cứu về mô hình tổ đoàn kết dạng luân phiên đã cho thấy,

nguồn vốn đầu tư cho các tàu trong một mô hình luân phiên rất lớn và phải đồng bộ,
đồng thời thuyền trưởng các tàu tham gia trong mô hình phải có trình độ như nhau.
Các thành viên trong mô hình tổ đội sản xuất này cần phải tìm được tiếng nói chung
về cách thức vận chuyển các sản phẩm khai thác về bờ và cung ứng nguyên vật liệu.
Vì vậy, ở nước ta hiện nay mô hình tổ đội đoàn kết sản xuất trên biển dạng luân phiên
đang hoạt động kém hiệu quả, không thật sự bền vững nên cần đặt vấn đề nghiên cứu
xây dựng mô hình tổ đội phù hợp hơn.
11


Từ phần tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài nêu ở trên có thể nhận thấy,
mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu về mô hình tổ đội đoàn kết khai thác trên biển
nhưng các công trình nghiên cứu đều chủ yếu tập trung nghiên cứu theo 2 hướng:
- Đánh giá hiện trạng hoạt động của các mô hình.
- Nghiên cứu xây dựng mô hình.
Tuy nhiên ở hướng nghiên cứu thứ 2, các công trình nghiên cứu đã tính toán được
số lượng tàu và chu kỳ hoạt động của các tàu trong mô hình, đã xây dựng được dự thảo
tổ chức hoạt động cho các mô hình tổ đội dựa trên các nguyên tắc và tiêu chí cụ thể.
Nhưng việc nghiên cứu đề xuất xây dựng mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển
tập trung vào xây dựng hai dạng mô hình là dạng “luân phiên” và dạng “tổ đơn lẻ”.
- Tàu hoạt động theo mô hình luân phiên thay phiên nhau vận chuyển sản phẩm.

Nếu việc ăn chia không rõ ràng và minh bạch, tất yếu sẽ nảy sinh ra mâu thuẫn
giữa chủ tàu, thuyền trưởng và các thuyền viên trên tàu, mà nguyên nhân chính
là do các tàu trong mô hình đã phân chia lợi nhuận thu được không đều nhau.
Mô hình dạng này còn tồn tại các vấn đề cần phải được đầu tư về con người,
tàu thuyền, trang thiết bị, kỹ thuật khai thác, ngư cụ... một cách đồng bộ.
- Các tàu hoạt động theo mô hình tổ đội đơn lẻ chưa mang lại hiệu quả thật sự,

do phát sinh từ tính chất cạnh tranh ngư trường khai thác, điển hình là việc

không thông tin về ngư trường, thời gian hoạt động giữa các tàu trong tổ, nếu
có xảy ra tai nạn trên biển thì việc cứu hộ, cứu nạn không kịp thời.
Do đó, việc xây dựng tổ đội đoàn kết sản xuất trên biển theo hai mô hình chính
“luân phiên” và “tổ đoàn kết” này chưa phù hợp với nghề cá của nước ta hiện nay.
Ngoài ra, các công trình nghiên cứu chưa tập trung phân tích, đánh giá hiện trạng để có
cơ sở khoa học đề xuất xây dựng mô hình dạng “tàu mẹ - con” cho nghề cá ở nước ta.
Vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng mô hình tổ đội đoàn kết sản xuất trên biển dưới dạng
đội tàu mẹ - tàu con phù hợp với nghề cá ở khu vực miền Trung nước ta hiện nay nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất của quá trình khai thác là cần thiết.
12


1.3. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng phương án thiết kế tối ưu cho mẫu tàu mẹ làm dịch vụ hậu cần nghề cá
vỏ gỗ trong mô hình đội tàu mẹ - tàu con ở khu vực miền Trung của Việt Nam, với các
mục tiêu cụ thể sau:
- Xác định quy mô (số lượng các tàu con và kích thước tàu mẹ) trong mô hình
đội tàu mẹ - con phù hợp với nghề cá cụ thể.
- Thiết kế tối ưu tàu mẹ làm dịch vụ hậu cần bằng vật liệu gỗ.
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu
- Mô hình tổ đội đoàn kết sản xuất trên biển dạng tàu mẹ - tàu con ở khu vực
miền Trung nói chung và tỉnh Bình Thuận nói riêng.
- Phương án thiết kế tàu mẹ vỏ Gỗ làm dịch vụ hậu cần nghề cá trong mô hình tổ
đội đoàn kết sản xuất dạng tàu mẹ - tàu con ở khu vực miền trung nói chung và
ở tỉnh Bình Thuận nói riêng.
1.3.3. Phạm vi và nội dung nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tiến hành giải quyết vấn đề đặt ra
trên cơ sở các số liệu điều tra, khảo sát thực tế nghề cá Bình Thuận – một trong những
địa phương có nghề cá phát triển nhất tại khu vực miền Trung của nước ta hiện nay.

Trên cơ sở đó, để giải quyết được mục tiêu nghiên cứu đã được đặt ra, đề tài bao gồm
các nội dung chính như sau:
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 4: Kết luận và khuyến nghị

13


×