Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Vấn đề đời sống văn hóa của người lao động việt nam trên báo điện tử (khảo sát báo lao động online, lao động thủ đô online, người lao động online từ tháng 9 2014 2 2015)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THU HUYỀN

VẤN ĐỀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA
NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học

Hà Nội-2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THU HUYỀN

VẤN ĐỀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA
NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ
(Khảo sát báo Lao động online, Lao động thủ đô online, Người lao động
online từ tháng 9/2014 – 2/2015)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học
Mã số: 60 32 01 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đậu Ngọc Đản


Hà Nội-2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo tại Khoa Báo chí và Truyền
thông Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà
Nội) đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong những năm vừa qua.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Tiến sĩ Đậu Ngọc
Đản, người đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các nhà báo, bạn bè, đồng
nghiệp… cung cấp tài liệu và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện, hoàn
thành Luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn bạn bè, người thân, những người đã động viên,
giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ
ràng.
Tác giả

Nguyễn Thị Thu Huyền


Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................... 2
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 5

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 6
5.Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 6
6.Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn ........................................................................ 7
7.Kết cấu luận văn ..................................................................................................... 8
PHẦN NỘI DUNG................................................................................................... 9
Chương 1: Cơ sở lý luận về báo điện tử và vấn đề đời sống văn hóa của người
lao động Việt Nam.................................................................................................... 9
1.1.Khái niệm báo điện tử và đặc điểm của báo điện tử .......................................... 9
1.1.1.Khái niệm báo điện tử ....................................................................................... 9
1.1.2.Đặc điểm của báo điện tử .................................................................................. 10
1.2.Văn hóa và vấn đề xây dựng đời sống văn hóa của người lao động .................... 12
1.2.1.Khái niệm và đặc trưng của văn hóa.................................................................. 12
1.2.2.Đời sống văn hóa của người lao động Việt Nam ............................................... 15
1.2.2.1.Đời sống văn hóa ........................................................................................... 15
1.2.2.2.Người lao động .............................................................................................. 17
1.2.3.Vấn đề xây dựng đời sống văn hóa của người lao động Việt Nam ..................... 18
1.3.Mối quan hệ giữa báo điện tử và vấn đề xây dựng đời sống văn hóa của người
lao động Việt Nam.............................................................................................. 20
1.4. Tiêu chí đánh giá chất lượng thông tin về đời sống văn hóa của người lao động
Việt Nam 27


Chương 2: Thực trạng báo điện tử phản ánh về đời sống văn hóa của người lao
động Việt Nam ......................................................................................................... 33
2.1. Giới thiệu báo điện tử được chọn để khảo sát.................................................. 33
2.1.1. Báo Lao động online ....................................................................................... 33
2.1.2. Báo Người lao động online .............................................................................. 34
2.1.3. Báo Lao động thủ đô online ............................................................................. 35
2.2. Nội dung thông tin về đời sống văn hóa của người lao động Việt Nam trên các
báo điện tử được khảo sát .................................................................................... 36

2.2.1. Thông tin chung ............................................................................................... 36
2.2.2. Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng đời
sống văn hóa của người lao động .............................................................................. 40
2.2.3. Thông tin về hoạt động bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, giáo dục truyền thống
và cách mạng trong người lao động ........................................................................... 46
2.2.4. Thông tin về các hoạt động văn nghệ quần chúng của người lao động ............. 49
2.2.5. Thông tin về hoạt động xây dựng nếp sống văn hóa của người lao động, văn
hóa trong lao động sản xuất....................................................................................... 50
2.2.6. Phản ánh hoạt động thể dục thể thao, vui chơi giải trí của người lao động ...... 51
2.2.7. Phản ánh hoạt động xã hội từ thiện của người lao động .................................. 52
2.2.8. Báo chí nêu gương cổ vũ những cá nhân, tập thể có đời sống văn hóa lành
mạnh điển hình .......................................................................................................... 53
2.2.9. Báo chí bảo vệ quyền lợi người lao động, tham gia giám sát, phản biện trong
hoạt động xây dựng đời sống văn hóa của người lao động ........................................ 54
2.3. Hình thức thể hiện nội dung đời sống văn hóa của người lao động Việt Nam
trên báo điện tử .................................................................................................. 55
2.3.1. Các thể loại báo chí được sử dụng ................................................................... 55
2.3.1.1. Thể loại tin .................................................................................................... 57
2.3.1.2. Thể loại bài phản ánh .................................................................................... 58
2.3.2. Đặc điểm ngôn ngữ báo điện tử về đời sống văn hóa của người lao động Việt
Nam ........................................................................................................................... 59


2.3.2.1. Khái quát chung ............................................................................................ 59
2.3.2.2. Cách đặt tít .................................................................................................... 60
2.3.2.3. Ngôn ngữ phi văn tự ..................................................................................... 64
2.4. Hiệu quả công tác thông tin về đời sống văn hóa người lao động trên báo điện
65
tử
2.4.1. Nâng cao nhận thức cho xã hội trong việc thông tin về đời sống văn hóa của

người lao động .......................................................................................................... 66
2.4.2. Phản biện, hoàn thiện những chính sách về đời sống văn hóa của người lao
động .......................................................................................................................... 70
2.4.3. Nêu gương cổ vũ nhân tố mới trong công cuộc xây dựng đời sống văn hóa
của người lao động .................................................................................................... 72
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................... 73
Chương 3: Những giải pháp nâng cao hiệu quả của việc thông tin về đời sống
văn hóa của người lao động trên báo điện tử. ........................................................ 74
3.1. Những khó khăn, hạn chế của báo chí khi phản ánh vấn đề đời sống văn hóa
của người lao động ............................................................................................. 74
3.2. Nguyên nhân ............................................................................................... 75
3.3. Một số kiến nghị tăng cường hiệu quả thông tin về vấn đề đời sống văn hóa
người lao động trên báo điện tử ........................................................................... 76
3.3.1. Tăng cường sự định hướng, lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong quản lý
báo chí về vấn đề xây dựng đời sống văn hóa của người lao động ............................. 76
3.3.2. Về cách thức tổ chức nội dung tin, bài ............................................................. 78
3.3.3. Về việc tiếp cận đối tượng công chúng ............................................................. 82
Tiểu kết chương 3 ............................................................................................... 92
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 93


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng và phát triển đời sống văn hóa cho con người là một nhiệm vụ
thiết yếu đối với xã hội. Nó cũng quan trọng không kém việc xây dựng và
phát triển chính trị, kinh tế. Và đời sống văn hóa là một trong những yếu tố để
phát triển kinh tế bền vững, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội.
Đời sống văn hóa không chỉ là yếu tố trực tiếp tác động đến đời sống
kinh tế, chính trị mà nó còn bảo đảm cho kinh tế, chính trị phát triển đúng
hướng. Đời sống văn hóa lành mạnh sẽ như cơ thể khỏe mạnh làm cho mỗi

người, mỗi tổ chức phát huy tinh thần sáng tạo, yêu nghề nghiệp, nâng cao
vốn hiểu biết khoa học, kỹ thuật để từ đó góp phần xây dựng nền kinh tế chính trị vững mạnh.
Công nhân, viên chức, người lao động là một bộ phận quan trọng hàng
đầu trong xã hội. Họ là bộ phận tạo ra những giá trị vật chất của xã hội. Theo
điều tra kết quả điều tra dân số, năm 2011, trong tổng số 67,1 triệu người từ
15 tuổi trở lên có hơn ba phần tư (77,0%) tham gia lực lượng lao động. Như
vậy, có thể thấy người lao động là bộ phận chiếm đa số trong tổng dân số của
đất nước.
Để nâng cao đời sống văn hóa trong xã hội, cần phải xây dựng văn hóa
trong mọi bộ phận. Chính vì vậy, việc nâng cao đời sống văn hóa cho người
lao động là hoạt động cần được lưu ý và đẩy mạnh hơn nữa.
Sự phát triển của công nghệ thông tin toàn cầu (internet) đã tạo ra một
loại hình báo chí mới, đó là báo điện tử. Báo điện tử ra đời với nhiều ưu điểm
vượt trội hơn các loại hình báo chí khác. Có thể nói, ở đó hội tụ cả ba loại
hình báo chí đi trước: báo phát thanh, báo truyền hình và báo in. Trong nhiệm
vụ xây dựng và phát triển đời sống văn hóa tinh thần của người lao động Việt
Nam, báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng giữ một vai trò quan trọng.
Báo chí vừa là công cụ truyền bá văn hóa, vừa là một sản phẩm, một thành tố

1


văn hóa, tham gia tích cực trong việc lưu giữ, truyền bá và làm giàu kho tàng
văn hóa dân tộc và nhân loại. Mặc dù chỉ là một kênh thông tin nhưng báo
điện tử là phương tiện đặc biệt có hiệu quả trong việc thực hiện các chức năng
của văn hóa từ giáo dục, nhận thức, thẩm mỹ, đến giao tiếp, giải trí và dự báo.
Như vậy, việc xem xét, đánh giá về vai trò của báo chí nói chung và báo
điện tử nói riêng đối với việc xây dựng và phát triển đời sống văn hóa của
người lao động là đòi hỏi cấp bách.
Có thể thấy, vấn đề đời sống văn hóa của người lao động là một nội dung

rất rộng, bao gồm các nội dung: Trách nhiệm xã hội của người lao động; Đạo
đức nghề nghiệp của người lao động; Ý thức pháp luật của người lao động; và
Đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh của người lao động. Tuy nhiên, luận
văn tập trung phân tích các nội dung được các báo điện tử Lao động online,
Lao động thủ đô online và Người lao động online phản ánh về đời sống văn
hóa của người lao động. Trong đó chủ yếu là các nội dung tuyên truyền chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng đời sống văn hóa của
người lao động và các hoạt động văn hóa tinh thần của người lao động.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
- Những công trình nghiên cứu về văn hóa
Qua các công trình như “Việt Nam văn hoá sử cương” của Đào Duy Anh
(1938), “Bản sắc văn hoá Việt Nam” của Phan Ngọc (2000), “Cơ sở văn hoá
Việt Nam” của Trần Quốc Vượng (2000), “Tìm về bản sắc văn hoá Việt
Nam” của Trần Ngọc Thêm (2001), “Biên khảo thuần phong mỹ tục Việt
Nam” của Sơn Nam (1994), “Một nền văn hoá văn nghệ đậm đà bản sắc dân
tộc” của GS. Hà Minh Đức (2005); Phan Ngọc (2013), “Nền văn hoá mới của
Việt Nam”; Trần Quốc Vượng (2000), “Văn hoá Việt Nam – Tìm tòi và suy
ngẫm”; Trần Ngọc Thêm (1999), “Cơ sở văn hoá Việt Nam”; Nguyễn Tài
Cẩn (2001), “Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và văn hoá”; Trường

2


Lưu (2006), “Văn hoá Việt Nam – truyền thống và hiện đại”; Hà Văn Tấn
(2005), “Đến với lịch sử văn hoá Việt Nam”; GS.TS Ngô Đức Thịnh (chủ
biên) (2010), “Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam
trong đổi mới và hội nhập”; GS.TS. Đỗ Huy (2013), “Văn hoá Việt Nam –
Trên con đường giải phóng, đổi mới, hội nhập và phát triển”; PGS.TS.
Nguyễn Thừa Hỷ (2012)“Văn hóa Việt Nam truyền thống: một góc nhìn”;
Mai Văn Hai, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Đức Chiện, Ngô Thị Thanh Quý

(2013), “Bản sắc làng Việt trong tiến trình toàn cầu hoá hiện nay”… chúng
ta thấy được các nhà nghiên cứu đã xây dựng căn bản những kiến thức quan
trọng nhất về sự hình thành, định hình và những bước phát triển của nền văn
hoá Việt Nam, từ khởi thuỷ đến hiện nay.
- Các tác giả khác nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn hoá và các
phương tiện truyền thông đại chúng, bao gồm các phương tiện truyền thông
mới, sự ảnh hưởng của PTTT mới đến văn hoá Việt Nam, như Bùi Hoài Sơn
(2006), “Ảnh hưởng của Internet đối với thanh niên Hà Nội”, Nxb Khoa học
Xã hội, Hà Nội; Phan Hồng Giang, Bùi Hoài Sơn (2012), “Quản lý văn hoá
Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế”, Nxb Chính trị Quốc
gia – Sự thật, Hà Nội; Đặng Thị Thu Hương (2013), “Một số vấn đề về truyền
thông đại chúng, văn hoá đại chúng và văn hoá truyền thông trong kỷ nguyên
số”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Văn hoá truyền thông trong thời kỳ hội nhập,
tháng 5/2013, Hà Nội; Nguyễn Thành Lợi (2013), “Hình thái văn hoá và
quyền lực văn hoá của truyền thông hội tụ”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Văn
hoá truyền thông trong thời kỳ hội nhập, tháng 5/2013, Hà Nội.
- Gần với đề tài nghiên cứu về đời sống văn hóa của người lao động Việt
Nam trên báo điện tử có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như sau:
Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Sơn Minh năm 2014 nghiên cứu về
vấn đề: “Báo điện tử với vấn đề xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam
hiện nay”. Luận án đã tìm hiểu, phân tích tổng thể quy trình truyền thông của
3


loại hình phương tiện báo chí mới – báo điện tử trong hoạt động thông tin văn
hoá, để xây dựng được một quy trình tổ chức và phương pháp thông tin hiệu
quả nhất. Đồng thời, Luận án cũng đưa ra những ý tưởng mới, những đề tài
nghiên cứu mới xung quanh vấn đề này.
Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thu Phương năm 2013 nghiên
cứu vấn đề: “Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Hưng Yên trong giai

đoạn hiện nay”. Luận văn hệ thống hóa những quan điểm cơ bản về đời sống
văn hóa tinh thần và làm rõ tầm quan trọng của xây dựng đời sống văn hóa
tinh thần trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội; Đánh giá thực trạng
quá trình xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân tỉnh Hưng Yên
trong thời gian qua, chỉ rõ những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân cơ
bản và những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết; Đề xuất phương hướng và các
nhóm giải pháp cơ bản góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh
Hưng Yên hiện nay.
Và còn một số công trình nghiên cứu khác cũng nghiên cứu về mối quan
hệ giữa văn hóa và báo chí. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào đề
cập đến vai trò của báo điện tử với việc xây dựng và phát triển đời sống văn
hóa của người lao động Việt Nam.Vì vậy, chúng tôi quyết định chọn đề tài:
“Vấn đề đời sống văn hóa của người lao động Việt Nam trên báo điện tử”.
Nội dung luận văn sẽ làm sáng tỏ vấn đề thông qua xem xét, nghiên cứu
các vấn đề văn hóa được đăng tải trên những tác phẩm báo chí cụ thể. Trong
khuôn khổ của luận văn này, người viết sẽ khảo sát và nghiên cứu những tờ
báo điện tử: Lao động online, Người lao động online, Lao động thủ đô
online.

4


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Mục đích trọng tâm và quan trọng nhất của luận văn là những vấn đề
mang tính lý luận và thực tiễn nhằm phân tích hiệu quả của các hoạt động xây
dựng đời sống văn hóa của người lao động cũng như thông tin về các hoạt
động này trên báo điện tử. Thông qua việc sưu tầm, tổng hợp tất cả các tin,
bài liên quan đến hoạt động xây dựng đời sống văn hóa của người lao động
trên 3 tờ báo điện tử Lao động online, Người lao động online và Lao động thủ

đô online từ ngày 1/9/2014 đến ngày 28/2/2015 từ đó đưa ra những đánh giá
về hình thức hoạt động cũng như thông tin bài vở về công tác xây dựng đời
sống văn hóa của người lao động trên các tờ báo này với những kết quả, đóng
góp và hạn chế.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện những mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ cụ thể
như sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về báo điện tử và vấn đề đời
sống văn hóa của người lao động.
- Phân tích thông điệp về đời sống văn hóa của người lao động trên 3 tờ
báo điện tử Lao động online, Người lao động online và Lao động thủ đô
online từ tháng 9/2014 đến tháng 2/2015.
- Phỏng vấn sâu một số nhà báo hoạt động trong lĩnh vực thông tin về đời
sống văn hóa của người lao động từ đó phân tích quan điểm của họ về vấn đề
này.
- Khảo sát, lấy ý kiến công chúng về các thông tin về đời sống văn hóa
của người lao động trên 3 tờ báo điện tử nói trên.

5


- Dựa trên kết quả phân tích, khảo sát nội dung, phỏng vấn sâu và khảo
sát công chúng để đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
của các thông điệp về đời sống văn hóa của người lao động trên báo điện tử.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của đề tài là những thông tin về công tác xây dựng đời sống
văn hóa của người lao động trên 3 tờ báo điện tử, những hiệu quả, hạn chế và
những tác động.
Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài thực hiện trong 6 tháng, từ tháng 09 –
2014 đến tháng 02 – 2015. Phạm vi khảo sát là 3 báo điện tử: Lao động
online, Người lao động online và Lao động thủ đô online.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1.

Cơ sở lý thuyết của việc nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết của luận văn là những lý thuyết nền tảng về truyền thông,
báo điện tử, văn hóa, đời sống văn hóa của người lao động Việt Nam, tác
động của truyền thông với văn hóa, trong đó lý luận hướng về việc tác động
giữa truyền thông với việc xây dựng và phát triển đời sống văn hóa của người
lao động.
5.2.

Phương pháp nghiên cứu cụ thể

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu có sẵn: tìm hiểu những nghiên cứu về
truyền thông, báo điện tử, văn hóa doanh nghiệp, tương tác giữa truyền thông
và văn hóa. Phân tích và tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp phân tích nội dung: tác giả tiến hành đọc và phân tích
các bài báo trên báo điện tử Lao động online, Người lao động online và Lao
6


động thủ đô online, từ đó tổng hợp và khái quát để chỉ ra những điểm tích cực
và hạn chế của hoạt động truyền thông về đời sống văn hóa của người lao
động trên báo điện tử.
- Phương pháp điều tra xã hội học: tác giả tiến hành điều tra bằng bảng
hỏi kết hợp phỏng vấn các đối tượng là người lao động ở một số quận, huyện

trên địa bàn Hà Nội để đánh giá hiệu quả của báo điện tử trong việc góp phần
xây dựng đời sống văn hóa của người lao động Việt Nam.
- Phương pháp phỏng vấn: tác giả tiến hành phỏng vấn với một số nhà
báo hoạt động trong lĩnh vực đời sống văn hóa của người lao động để có
những đánh giá chung về những khó khăn, thuận lợi trong quá trình tác
nghiệp cũng như những biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt
động thông tin trong lĩnh vực này.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
6.1.

Ý nghĩa lý luận

Luận văn khái quát những lý luận về mối quan hệ tương tác giữa truyền
thông với văn hóa, đặc biệt là tác động của truyền thông với việc xây dựng
đời sống văn hóa của người lao động làm cơ sở lý luận cho hoạt động xây
dựng đời sống văn hóa của người lao động ở Việt Nam hiện nay.
6.2.

Ý nghĩa thực tiễn

Thông qua việc nghiên cứu cụ thể các bài báo trên báo điện tử Lao động
Online, Người lao động online, Lao động thủ đô online cũng như việc phỏng
vấn độc giả để có những đề xuất thiết thực nhằm nâng cao chất lượng hoạt
động truyền thông về đời sống văn hóa của người lao động cũng như nâng cao
hiệu quả truyền thông văn hóa trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

7


7. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận
văn gồm có 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về báo điện tử và vấn đề đời sống văn hóa của
người lao động Việt Nam.
- Chương 2: Thực trạng báo điện tử phản ánh về đời sống văn hóa của
người lao động Việt Nam.
- Chương 3: Những giải pháp nâng cao hiệu quả của việc thông tin về
đời sống văn hóa của người lao động Việt Nam trên báo điện tử.

8


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận về báo điện tử và vấn đề đời sống văn
hóa của người lao động Việt Nam
1.1. Khái niệm báo điện tử và đặc điểm của báo điện tử
1.1.1. Khái niệm báo điện tử
Sự ra đời của internet đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã
hội. Đặc điểm nổi bật nhất của internet là khả năng lưu giữ, truyền tải và cung
cấp một lượng dữ liệu khổng lồ. Khác với các phương tiện truyền thông đại
chúng khác là chỉ phát đi tin tức một chiều đến công chúng, truyền thông
internet là quá trình tương tác hai chiều, trong đó các thành viên vừa là người
phát tin vừa là người tiếp nhân các thông tin. Xét trên phương diện báo chí thì
internet và Word Wide Web đã kéo theo sự ra đời của một loại hình xuất bản
điện tử, hay nói cách khác là các loại hình báo chí mới: Báo điện tử và mạng
thông tin trực tuyến.
Cùng với sự phát triển chóng mặt của các công nghệ kết nối, giúp đẩy
nhanh tốc độ truyền tải, số lượng các tờ báo điện tử cũng nở rộ khắp nơi trên
thế giới, truyền tải thông tin dưới mọi hình thức mà các loại báo truyền thống
cung cấp. Người lướt web không chỉ được cập nhật tin tức dưới dạng chữ viết

mà còn có thể nghe rất nhiều kênh phát thanh và xem truyền hình ngay trên
website báo chí.
Dựa trên những định nghĩa của một số nhà nghiên cứu cũng như phân
tích nhiều quan điểm và các tiêu chí xác định để đi đến một khái niệm tương
đối về báo điện tử.
Báo điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của
một website và phát hành trên mạng internet. Hay cũng có thể hiểu: Báo điện

9


tử là sản phẩm đặc biệt, được sinh ra từ sự kết hợp của các loại hình báo chí
truyền thống. Báo điện tử sử dụng các yếu tố công nghệ cao như là một yếu tố
quyết định. Quy trình sản xuất và truyền tải thông tin dựa trên nền tảng mạng
internet toàn cầu.
1.1.2. Đặc điểm của báo điện tử
Tính tương tác cao của báo điện tử: Phản hồi là một yếu tố rất quan
trọng, thể hiện hiệu quả mang lại của quá trình truyền thông và cũng là cơ sở
để điều chỉnh nội dung, phương thức truyền thông sao cho phù hợp với nhu
cầu người tiếp nhận.
Khả năng đa phương tiện: Khả năng này của báo điện tử thể hiện ở sự
kết hợp ngôn ngữ viết, âm thanh, hình ảnh, màu sắc, đồ họa… Thông tin được
cung cấp trên báo điện tử được sự hỗ trợ của âm thanh, video clip… Với khả
năng đa phương tiện này, báo điện tử đã chứng tỏ được tính ưu việt so với các
loại hình báo chí truyền thống ở khả năng cung cấp thông tin toàn vẹn, sâu
sắc. Tuy nhiên, khi trình độ kỹ thuật – công nghệ chưa phát triển tới mức lý
tưởng thì khả năng đa phương tiện này sẽ làm hạn chế, chậm quá tình tải nội
dung thông tin.
Tính tức thời và phi định kỳ: Báo điện tử vượt trội so với các loại hình
báo chí truyền thống khác ở chỗ: tính thời sự của sự kiện, thông tin đến với

độc giả gần như tức thời. Nội dung thông tin của báo điện tử không bị giới
hạn, không bị cố định trên mặt giấy và cũng không bị khống chế bởi thời
lượng phát sóng nên có thể bổ sung, cập nhật thông tin bất cứ lúc nào và
không hạn chế số lượng. Với sức mạnh công nghệ của mạng internet, thì chỉ
cần máy tính xách tay, đường truyền internet là phóng viên đã có thể cập nhật
tin bài. Và gần như ngay lập tức, độc giả báo điện tử có thể tiếp nhận thông
tin cho dù họ ở bất cứ đâu.

10


Khả năng truyền tải thông tin không hạn chế: Internet vốn là một kho
lưu giữ thông tin khổng lồ. Báo điện tử không bị hạn chế bởi số trang, thời
lượng phát sóng… nên nội dung thông tin có thể phát triển không giới hạn
nhờ việc thiết lập các siêu liên kết. Các siêu liên kết tổ chức thông tin thành
từng lớp, tạo mối quan hệ giữa thông tin mới nhất với các thông tin tham khảo
cùng một chủ đề. Nhờ đó, người đọc có thể dễ dàng tìm kiếm, thu nhận một
lượng thông tin khổng lồ, phong phú, toàn diện về mọi vấn đề.
Với những đặc điểm mang tính ưu việt như vậy, báo điện tử có được lợi
thế rất lớn khi tiếp cận công chúng. Công chúng được chủ động trong tiếp cận
thông tin trên báo điện tử, họ có quyền lựa chọn tần suất và trình tự tiếp nhận
chứ không phải tiếp nhận chứ không phải tiếp nhận lần lượt theo định sẵn như
phát thanh, truyền hình. Họ có quyền lựa chọn cho mình bất kì nội dung nào
mà họ muốn đọc, muốn xem, bất cứ lúc nào chỉ thông qua một cái nhấp chuột
chứ không phải chờ đợi hay phải xem những thông tin mà họ không có nhu
cầu.
Tuy nhiên, công chúng tiếp nhận thông tin báo điện tử qua màn hình máy
tính, vì thế họ bị hạn chế bởi độ rộng của màn hình, có những phần bị khuất
nên công chúng không thể xác định được dung lượng và bố cục bài viết. Họ
phải vừa đọc vừa kéo thanh trượt dọc mới đọc được hết bài viết nếu bài viết

có dung lượng dài và cũng chỉ có thể xem được từng trang bài hiển thị trên
màn hình. Hơn nữa, đọc báo điện tử rất nhanh bị mỏi mắt và dễ gây ra mệt
mỏi.
Khi tiếp nhận thông tin trên báo điện tử, công chúng phải tập trung chú ý
vào màn hình và con chuột, theo dõi thông tin theo trình tự di chuột nên nhiều
khi bị gián đoạn. Nói chung là độ tập trung phải cao hơn so với việc tiếp nhận
thông tin trên báo in, phát thanh và truyền hình.

11


Công chúng muốn tiếp nhận thông tin trên báo điện tử phải là những
người có trình độ, ít nhất phải có sự hiểu biết về máy tính và internet và
thường công chúng này là những người có độ tuổi trẻ, chủ yếu là sống ở khu
vực thành thị, có nhu cầu thông tin cao và quỹ thời gian hạn hẹp. Họ chỉ tranh
thủ thời gian lúc nghỉ ngơi để nhấp chuột vào những đường link về một vấn
đề hấp dẫn nào đó hoặc một vấn đề họ đang quan tâm.
Với những đặc điểm về bản chất cũng như sự tiếp nhận thông tin của
công chúng báo điện tử đòi hỏi những người làm báo cần có sự thích ứng để
tạo ra những tác phẩm báo chí phù hợp với đặc tính thông tin của loại hình,
giúp đạt hiệu quả thông tin cao nhất.
1.2. Văn hóa và vấn đề xây dựng đời sống văn hóa của người lao động
1.2.1. Khái niệm và đặc trưng của văn hóa
Thế giới hiện nay là một thế giới toàn cầu hóa và hội nhập, một thế giới
mở cửa, văn hóa được mọi người, mọi quốc gia chú ý. Tiếp cận xã hội ở bất
cứ lĩnh vực nào, góc độ nào đều ít nhiều biến động chạm đến văn hóa.
Văn hóa là tổng thể các giá trị tình cảm và tri thức, vật chất và tinh thần,
là hệ thống giá trị gắn liền với con người, với dân tộc, với lịch sử. Nó là
những giá trị vật chất có thể nắm bắt được như đền đài, miếu mạo… và cả
những giá trị phi vật chất như nếp sống, lối ứng xử, giao tiếp, hành vi đạo

đức… Văn hóa là sự đúc kết qua cuộc sống của nhiều thế hệ trong xã hội nhất
định. Nó vừa là nền tảng xây dựng xã hội mới, vừa là động lực giải quyết các
vấn đề xã hội.
Nói theo nghĩa rộng, tất cả những giá trị tinh thần và vật chất mà con
người đã sáng tạo ra trong quá trình lịch sử của mình, là cái biểu hiện trình độ
của xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Đó là trình độ nhận thức tự
nhiên, xã hội. Nó bao gồm trong đó tín ngưỡng, phong tục tập quán, nghệ

12


thuật… Văn hóa là dòng chảy liên tục kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai.
Văn hóa là sự kết tinh những giá trị vật chất và tinh thần của một dân tộc.
Cho tới thời điểm hiện tại đã có hàng trăm định nghĩa về văn hóa. Vào
cuối thế kỷ XIX, Eduard Bur Tylor, nhà xã hội học về văn hóa người Anh là
người đầu tiên cung cấp cho văn hóa một định nghĩa được mọi người chấp
nhận rộng rãi: “Văn hóa là một chỉnh thể phức hợp bao gồm tri thức, tín
ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, tập tục và bất kỳ năng lực, thói quen
nào khác mà con người cần có với tư cách là một thành viên của xã hội”.
Và theo sự phát triển của xã hội, hiện nay, văn hóa được bàn đến ở khắp
mọi nơi. UNESCO thừa nhận văn hóa là cội nguồn trực tiếp của phát triển xã
hội, có vị trí trung tâm và đóng vai trò điều tiết xã hội. Trong những nước tiên
tiến, sự chi tiêu cho văn hóa ngày càng lớn, kinh doanh văn hóa trở thành
thành một ngành lớn đem lại thu nhập không kém thu nhập công nghiệp và
thương nghiệp. Một số định nghĩa văn hóa thường gặp:
+ Văn hóa là “trình độ phát triển lịch sử của xã hội và của con người,
biểu hiện trong các kiểu và các hình thức tổ chức của đời sống và hành động
của con người, cũng như trong các giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con
người tạo ra. Văn hóa có thể được dùng để chỉ trình độ phát triển về vật chất
và tinh thần của những xã hội, dân tộc, bộ tộc cụ thể (thí dụ văn hóa cổ đại,

văn hóa Maya, văn hóa Trung Quốc…). Theo nghĩa hẹp, văn hóa chỉ liên
quan tới đời sống tinh thần của con người” (Bách khoa toàn thư Liên Xô).
+Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt
của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ
cũng như đang diễn ra trong hiện tại, trải qua hàng nhiều thế kỷ, nó đã cấu
thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống… mà
dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình… Văn hóa là
thuộc tính bản chất của con người (xã hội) “Con người vốn là quả tim đích

13


thực của văn hóa, của một nền văn hóa” (Federico Mayor – Tổng giám đốc
UNESCO).
UNESCO đã nhìn nhận văn hóa với ý nghĩa rộng rãi nhất của từ này: Đó
là một phức thể – tổng thể các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri
thức và tình cảm… khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm
làng, vùng miền, quốc gia, xã hội… Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật,
văn chương mà cả những lối sống, quyền cơ bản của con người, những hệ
thống giá trị, những truyền thống tín ngưỡng…
Bên cạnh những định nghĩa về văn hóa nêu trên, một số học giả, nhà
nghiên cứu Việt Nam cũng đưa ra một số nhận thức cơ bản về văn hóa:
+ Văn hóa là toàn bộ những hoạt động sáng tạo, bảo vệ và phát huy
những giá trị của một dân tộc về mặt sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần
trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước trên cơ sở một phương thức sản xuất
nhất định. Văn hóa thể hiện trong lý tưởng sống, trong lao động và đấu tranh,
tổ chức xã hội, mức sống, lý tưởng thẩm mỹ… (GS Hoàng Trinh).
+Yếu tố hàng đầu của văn hóa là sự hiểu biết, bao gồm tri thức khoa học,
kinh nghiệm và sự khôn ngoan tích lũy được trong quá trình học tập, lao động
sản xuất và đấu tranh để duy trì phát triển cuộc sống của mỗi cộng đồng dân

tộc và các thành viên trong cộng động ấy. Nhưng, chỉ riêng sự hiểu biết không
thôi chưa làm nên văn hóa. Sự hiểu biết ấy chỉ trở thành văn hóa khi nó làm
nên và định hướng cho thế ứng xử (thể hiện ở tâm hồn, đạo lý, lối sống, thị
hiếu, hành vi…) của mỗi cá nhân và cả cộng đồng hướng tới cái đúng, cái tốt,
cái đẹp trong quan hệ với mình, với người, với môi trường xã hội và môi
trường tự nhiên… (GS Phạm Xuân Nam).
+Văn hóa là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân
hay một tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộc
người này mô hình hóa theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng. Điều biểu
14


hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hóa dưới hình thức dễ thấy
nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người, khác
các kiểu lựa chọn của cá nhân hay các tộc người khác. (GS Phan Ngọc).
Với cách hiểu văn hóa bao gồm văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất,
văn hóa bao gồm tất cả những giá trị do con người tạo ra. Không phải chỉ có
những gì thuộc về tinh thần mới là văn hóa. Những thứ tưởng chừng như rất
đời thường như quần áo, ăn ở, đường xá, nhà cửa… cũng là những thứ thuộc
về văn hóa của con người. Cùng với đó, cách sống, cách sinh hoạt, cách làm
việc… cũng thuộc về phạm vi của văn hóa.
1.2.2. Đời sống văn hóa của người lao động Việt Nam
1.2.2.1. Đời sống văn hóa
Năm 2007, cuốn Lý luận văn hoá và đường lối văn hoá của Đảng cho
rằng đời sống văn hoá bao gồm 4 yếu tố: văn hoá vật thể và phi vật thể; cảnh
quan văn hoá; văn hoá cá nhân; văn hoá của các "tế bào" trong mỗi cộng
đồng, từ đó đưa ra khái niệm: “Đời sống văn hoá là một bộ phận của đời sống
xã hội, bao gồm tổng thể những yếu tố hoạt động văn hoá vật chất và tinh
thần, những tác động qua lại lẫn nhau trong đời sống xã hội để tạo ra những
quan hệ có văn hoá trong cộng đồng, trực tiếp hình thành nhân cách và lối

sống của con người”.
Con người sinh ra và trưởng thành, muốn cho đời sống cá nhân được
phong phú, lành mạnh thì tất yếu người đó có quan hệ đến:
- Đời sống vật chất: đảm bảo yếu tố cho người đó sinh tồn.
- Đời sống tinh thần: nhằm thỏa mãn nhu cầu ý thức về tình cảm, lý trí,
nghị lực, tư tưởng của người đó.

15


- Đời sống xã hội: xã hội hình thành nhân cách con người. Bản thân mỗi
người đều muốn sống với cộng đồng, thông qua cộng đồng để chứng minh,
khẳng định phẩm chất, năng lực của mình và hoàn thiện bản thân.
Đời sống văn hóa có thể hiểu đó là tất cả những hoạt động của con người
tác động vào đời sống vật chất, đời sống tinh thần, đời sống xã hội để hướng
con người vươn lên theo qui luật của cái đúng, cái đẹp, cái tốt, của chuẩn mực
giá trị chân, thiện, mĩ, đào thải những biểu hiện tiêu cực tha hoá con người.
Đời sống văn hóa là quá trình diễn ra sự trao đổi thông qua các hoạt động văn
hóa nhằm nâng cao chất lượng sống của con người. Đó là quá trình các yếu tố
văn hóa mà con người tiếp thu được tác động vào đời sống vật chất để con
người biến đổi môi trường tự nhiên tạo lập môi trường nhân văn, làm ra được
nhiều sản phẩm vật chất cho xã hội; tác động vào đời sống tinh thần để con
người thỏa mãn nhu cầu chủ quan đáp ứng các yêu cầu về tư tưởng, tình cảm,
đạo đức, lối sống; tác động vào đời sống xã hội để xây dựng một hệ thống các
giá trị chuẩn mực xã hội; tác động vào chính bản thân đời sống cá nhân, điều
chỉnh hành vi ứng xử của cá nhân và cho cá nhân phương thức lựa chọn
hướng đi tốt nhất cho chính cuộc đời mình.
Đời sống văn hóa bao giờ cũng có tính kế thừa. Kế thừa các giá trị truyền
thống tốt đẹp của các thế hệ đi trước tạo ra sự ổn định và tiền đề khẳng định
những giá trị mới.

Đời sống văn hóa bao giờ cũng có tính đổi mới, bởi lẽ con người luôn
luôn có khát vọng vươn lên cái tốt đẹp, chỉ có mạnh dạn sáng tạo, mạnh dạn
cải đổi mới mong đáp ứng nhu cầu càng cao về vật chất và tinh thần của con
người.
Từ những phân tích nêu trên, chúng tôi cho rằng: Đời sống văn hóa là
hiện thực sinh động các hoạt động của con người trong môi trường sống để
duy trì, đồng thời tái tạo các sản phẩm văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần

16


theo những giá trị và chuẩn mực xã hội nhất định nhằm không ngừng tác
động, biến đổi tự nhiên, xã hội và đáp ứng nhu cầu đổi mới, nâng cao chất
lượng sống của chính con người.
1.2.2.2. Người lao động
Theo Bộ luật lao động, người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả
năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động.
Phân loại người lao động:
Người lao động được hiểu bao gồm:
Người lao động trực tiếp (người công nhân trực tiếp sản xuất)
Người lao động gián tiếp (người sử dụng lao động: nhà lãnh đạo, quản lý,
những người làm việc tại các phòng, ban của một đơn vị, không trực tiếp sản
xuất)
Tuy nhiên, đó là cách hiểu theo nghĩa hẹp. Về nghĩa rộng hơn, theo C.
Mác, lao động được hiểu là hoạt động cơ bản của con người. Trong các lĩnh
vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Tùy theo lĩnh vực, tính
chất, hoạt động mà lao động được phân chia thành lao động sản xuất, kinh
doanh, lao động khoa học, lao động văn hóa, nghệ thuật…
Những người tham gia hoạt động trong các lĩnh vực của đời sống xã hội
được gọi là người lao động. Những người lao động, theo sự phân loại có tính

chất truyền thống được chia thành: Những người lao động trong độ tuổi lao
động (tùy theo từng quốc gia) có nghĩa vụ và quyền lợi lao động theo quy
định đã được Hiến pháp ghi nhận.
Người ngoài độ tuổi lao động gồm những người chưa đến tuổi lao động,
những người đã hết tuổi nghĩa vụ lao động (theo quy định của Hiến pháp)
nhưng vẫn tham gia lao động.

17


Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về việc báo
điện tử phản ánh đời sống văn hóa của người lao động. Ở đây bao gồm tất cả
những người tham gia các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ nông dân, công
nhân, viên chức, cán bộ… đều là đối tượng phản ánh của các bài báo trong ba
tờ báo khảo sát.
1.2.3. Vấn đề xây dựng đời sống văn hóa của người lao động Việt Nam
Vấn đề xây dựng đời sống văn hóa của người lao động Việt Nam gắn
liền với định hướng xây dựng đời sống văn hóa cơ sở của Đảng. Xây dựng
đời sống văn hóa ở cơ sở là tổng hợp những hoạt động của các cơ quan làm
công tác giáo dục văn hóa nhằm tuyên truyền, giáo dục, truyền bá văn hóa,
đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, sáng tạo văn hóa tinh thần của nhân dân và xây
dựng nếp sống văn hóa lành mạnh tiến bộ trên từng địa bàn dân cư. Xây dựng
đời sống văn hóa ở cơ sở cũng có nghĩa là xây dựng đời sống vật chất và tinh
thần phát triển vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh”. Định hướng phát triển văn hóa Đại hội X của Đảng tiếp tục khẳng
định: “Đẩy mạnh việc thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa… làm cho văn
hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người… Nâng cao tính
văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân
dân… Đẩy mạnh việc xây dựng đời sống văn hóa đại chúng và môi trường
văn hóa lành mạnh”.

Trong hoàn cảnh hiện nay ở nước ta nói chung và một số địa phương nói
riêng, có thể khái quát các hoạt động văn hóa ở cơ sở vào một số lĩnh vực sau:
- Thông tin cổ động: Đây là hoạt động quan trọng trong công tác xây
dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, là phương tiện đắc lực trong hoạt động tuyên
truyền, đấu tranh chính trị, củng cố hệ thống xã hội. Thông qua hoạt động
này, các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến được
với người dân để mọi người có thể làm theo.

18


×