Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Cấu trúc nguồn luật ở các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ pháp luật XHCN và cấu trúc nguồn luật ở các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Cilvil Law dưới góc đọ so sánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.8 KB, 14 trang )

MỤC LỤC

1


I-

Đặt vấn đề

Dòng họ Civil Law và dòng họ pháp luật XHCN là một trong những
dòng họ pháp luật lớn và điển hình trên thế giới. Mỗi dòng họ có những
đặc trưng nhất định tạo nên những giá trị pháp lí khác nhau. Việc tìm
hiểu và so sánh hai hệ thống pháp luật này nói chung cũng như về cấu
trúc nguồn luật nói riêng là điều hữu ích. Bởi vậy, em xin chọn đề tài:
“Cấu trúc nguồn luật ở các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ pháp
luật XHCN và cấu trúc nguồn luật ở các hệ thống pháp luật thuộc
dòng họ Cilvil Law dưới góc đọ so sánh.”
Giải quyết vấn đề
Điểm tương đồng về cấu trúc nguồn luật giữa dòng họ Civil Law và
II-

1.

dòng họ pháp luật XHCN. Lí giải
Điểm tương đồng dễ nhận thấy nhất giữa hai dòng họ Civil Law và
dòng họ pháp luật XHCN chính là sự thừa nhận cả ba thành tố : Văn bản
thành văn, các nguyên tắc chung của pháp luật và tập quán pháp là
2


nguồn của pháp luật. Điều này có thể thấy rõ khi nhìn vào cấu trúc


nguồn luật của hai dòng họ:
Civil Law :

- Luật thành văn
- Án lệ (tiền lệ pháp)
- Tập quán pháp
- Các nguyên tắc chung của pháp luật
- Các học thuyết pháp luật
- Lẽ phải tự nhiên.
Pháp luật XHCN:
-

Luật thành văn
Tập quán pháp
Các nguyên tắc chung của pháp luật
Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng cộng sản
Tiền lệ pháp
Thứ hai, cả hai dòng họ pháp luật này đều rất coi trọng nguồn pháp

luật thành văn (statute law). Pháp luật thành văn là hệ thống các quy
phạm pháp luật được tập hợp hóa và pháp điển hóa do nhà nước ban
3


hành.Ví dụ: Sự thừa nhận luật thành văn với tư cách một nguồn luật
chính trong dòng họ Civil Law xuất phát từ cuối thế kỷ XIX, với việc
phục hồi pháp điển hoá. Pháp là nước điển hình của dòng họ Civil Law,
là quốc gia theo trường phái pháp luật thực chứng họ coi pháp luật thành
văn là nguồn luật duy nhất của pháp luật và cho rằng các bộ luật như là “
sự hoàn hảo của ý chí”. Tuy nhiên, ngày nay pháp luật thành văn ở quốc

gia này không còn giữ vai trò tuyệt đối nữa nhưng nó vẫn được coi là
nguồn luật quan trọng nhất trong hệ thống các nguồn pháp luật. Còn
Việt Nam, một quốc gia thuộc dòng họ pháp luật Xã hội chủ nghĩa thì
pháp luật thành văn (văn bản quy phạm pháp luật) cũng được coi là loại
nguồn hình thức chủ yếu, cơ bản và quan trọng nhất của pháp luật. Bởi
lẽ, các cơ quan nhà nước ở Việt Nam khi giải quyết các vụ việc pháp lý
thực tế thuộc thẩm quyền của mình đều chủ yếu dựa vào các VBQPPL.
VBQPPL là văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung được
Nhà nước bảo đảm thực hiện, nằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.

4


Sở dĩ có những điểm giống nhau này là do: xuất phát từ quá trình
hình thành và phát triển pháp luật của hai dòng họ đều dựa trên cơ sở lý
luận pháp luật, pháp luật được xây dựng cùng quá trình hình thành và
phát triển các học thuyết nghiên cứu pháp luật. Với cả hai dòng họ thì
pháp luật ra đời đều do nhu cầu của thực tế. Ngoài ra, trong quá trình
xây dựng hệ thống pháp luật các nước Xã hội chủ nghĩa đã kế thừa, học
hỏi những yếu tố tiến bộ, phù hợp với quốc gia mình để hoàn thiện pháp
luật.
2.

Những điểm khác biệt về cấu trúc nguồn luật dòng họ Civil Law
và Xã hội chủ nghĩa. Lí giải.
a.

Ngoài những nguồn luật giống nhau được kể trên thì mỗi dòng

họ pháp luật lại thừa nhận những nguồn luật khác.

+ Ở dòng họ Civil Law: nguồn luật còn bao gồm cả : Án lệ
(Jurisprudence) và các học thuyết (La doctrine). Án lệ được hiểu là các
bản án, quyết định của toà án, trọng tài; là lời giải thích các quy phạm
pháp luật của thẩm phán. Các nguyên tắc, giải pháp pháp lý rút ra từ án

5


lệ không có giá trị như luật thành văn vì chúng không chắc chắn, có thể
bị huỷ bỏ hoặc sửa đỏi bất cứ lúc nào.
Các học thuyết pháp lý là toàn bộ các công trình nghiên cứu của các
học giả, các ý kiến, các bài viết…liên quan đến luật. Các công trình
nghiên cứu có hình thức và nội dung đa dạng của các giáo sư luật, các
thẩm phán và các nhà thực hành luật (luật sư, trọng tài viên…). Trước
khi có luật thành văn, các học thuyết pháp lý ra đời từ các trường đại học
là nguồn quan trọng nhất của Civil Law. Các học thuyết pháp lý tạo ra
các nguồn, các thuật ngữ, các khái niệm pháp lý (mà các nhà lập pháp
buộc phải sử dụng), các phương pháp tiếp cận khoa học pháp lý và phát
triển văn hoá pháp lý. Học thuyết pháp lý có thể gợi ý cho các nhà lập
pháp các cách giải thích luật phù hợp với nhu cầu mới của xã hội. Ví dụ
như ở Pháp, các phán quyết của tòa án thường rất khó hiểu, việc mô tả
các tình tiết của các vụ án thường rất ngắn và các lập luận không được
trình bày rõ ràng trong các bản án, quyết định của tòa án. Các học giả
giải thích rõ vụ việc, giúp người đọc hiểu rõ vụ việc đó, hiểu được quyết
định của pháp luật và việc áp dụng các quy định đó trong thực tiễn xét
6



xử. Học thuyết có thể gợi ý cho các nhà lập pháp các giải pháp pháp lí
mới, gợi ý cho các thẩm phán cách giải thích luật phù hợp với nhu cầu
mới của xã hội.
+ Trong khi đó dòng họ pháp luật Xã hội chủ nghĩa lại thừa nhận các
điều ước của quốc tế là loại nguồn luật chính thức, mà Civil Law lại xếp
nó vào danh sách các nguồn luật thành văn.
+Tuy nhiên, việc phân chia những điểm khác nhau này cũng chỉ là
tương đối vì trên thực tế các nước Xã hội chủ nghĩa cũng có sự dụng tiền
lệ pháp (án lệ, quyết định, phán quyết của tòa) như một loại nguồn luật
góp phần bổ sung cho những thiếu sót, những lỗ hổng của pháp luật
thành văn và khắc phục được tình trạng thiếu pháp luật; tạo điều kiện
cho việc áp dụng pháp luật được dễ dàng, thuân lợi hơn. Tuy nhiên, ở
các nước Xã hỗi chủ nghĩa hiện nay án lệ vẫn chưa được thừa nhận một
cách chính thức. Trong điều kiện có nhiều thay đổi thì tư tưởng, học
thuyết pháp lý cũng dần được tiếp nhận và sử dụng. Ví dụ : Điều 2 của
Hiến pháp hiện hành nước Việt Nam quy định : “Nhà nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
7


nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự
phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện
các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Quy định này của Hiến pháp
được xây dựng trên cơ sở sự kế thừa tư tưởng của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; tư tưởng chủ
quyền nhân dân; tư tưởng nhà nước pháp quyền và tiếp nhận các yếu tố
hợp lý của học thuyết phân chia quyền lực nhà nước.
+ Ngoài ra, trong cấu trúc nguồn luật XHCN có thể bao gồm cả

đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng cộng sản.
Có điểm khác biệt trên là do xuất phát từ sự khác nhau trong tư duy
pháp lý trong quá trình phát triển của hai dòng họ này. Hơn nữa hai dòng
họ pháp luật này bao gồm những quốc gia thuộc các hình thức nhà nước
khác nhau, cấu trúc bộ máy khác nhau đồng thời bản chất nhà nước cũng
hoàn toàn khác nhau nên nguồn pháp luật của chúng cũng khác nhau.

8


Hơn nữa sự ảnh hưởng của các học thuyết pháp lý cũng những tư
tưởng lập pháp khác nhau giữa các nước thuộc hai hệ thống pháp luật
này cũng đã tạo ra sự khác biệt cơ bản về lập pháp. Ví dụ : Ở các nước
Xã hội chủ nghĩa với ảnh hưởng sâu sác của Tư tưởng Mác Lênin còn ở
các nước thuộc dòng họ Civil Law lại vận dụng triệt để các học thuyết
về phân chia quyền lực
b.

Về vai trò giữa các nguồn luật của hai dòng họ pháp luật này
cũng có những điểm khác nhau .

+ Tập quán pháp đều là loại nguồn được cả hai dòng họ thừa nhận tuy
nhiên lại ở những mức độ khác nhau. Nếu như phong tục tập quán ở các
nước Xã hội chủ nghĩa được thừa nhận là nguồn hình thức của pháp luật
và được thể hiện cụ thể trong một số đạo luật. Ví dụ, Ở Việt Nam điều 3
Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Trong trường hợp pháp luật không
quy định và các bên không có thoả thuận thì có thể áp dụng tập quán…”
hoặc theo Điều 6 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì, “trong quan
hệ hôn nhân và gia đình, những phong tục, tập quán thể hiện bản sắc của
mỗi dân tộc mà không trái với những nguyên tắc quy định tại Luật này

9


thì được tôn trọng và phát huy”. Trong khi đó vai trò của tập quán pháp
ở dòng họ Civil Law lại không được xác định rõ ràng và tồn tại nhiều
quan điểm lý luận khác nhau. Có quan điểm cho rằng: “tập quán đóng
vai trò chủ đạo trong các nguồn của pháp luật, chính tập quán là nền
tảng cho pháp luật xác định những phương pháp áp dụng”. Đối lập với
quan điểm trên, trường phái pháp luật thực định lại phủ nhận vai trò của
tập quán, cho rằng tập quán pháp chỉ là nguồn luật bổ trợ cho pháp luật
thành văn.
Có điểm khác biệt trên là do hai dòng họ pháp luật này bao gồm
những quốc gia thuộc các hình thức nhà nước khác nhau, mỗi quốc gia
lại có những phong tục tập quán hoàn toàn khác nhau. Trong quá trình
nghiên cứu luật học thì tư duy của các nhà làm luật về tập quán pháp
cũng có sự khác nhau nên khi áp dụng lại đứng ở những vai trò khác
nhau.
+ Các nguyên tắc chung của pháp luật: Các nguyên tắc chung của
pháp luật là các nguyên tắc pháp lý được chấp nhận trong luật quốc gia
của hầu hết các nước. Các nguyên tắc chung của pháp luật được coi là
10


nguồn luật đặc thù của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa. Là các
nguyên tắc pháp lí được chấp nhận trong luật quốc gia. Đây là một dạng
luật không thành văn, có nguồn gốc án lệ. có giá trị bắt buộc đối với tất
cả các cơ quan nhà nước. Đây là nguồn bổ sung cho lỗ hổng của luật
thành văn. Nguyên tắc chung của pháp luật thường bắt nguồn từ luật La
mã. Còn ở các nước xã hội chủ nghĩa, việc sử dụng các nguyên tắc
chung của pháp luật sử dụng để hạn chế những lõ hổng về pháp luật.

3.

Đánh giá
Có thể thấy cấu trúc nguồn luật của hai dòng họ Civil Law và dòng

họ pháp luật xa hội chủ nghĩa có điểm tương đồng nổi bật đó là rất coi
trọng pháp luật thành văn trong cấu trúc nguồn luật.
Tuy nhiên trong cấu trúc nguồn luật của hai dòng họ cũng có những
điểm khác biệt nhất định ở vai trò của các loại nguồn.
Có thể thấy, cấu trúc nguồn luật của dòng họ Civil Law phong phú
hơn và là cơ sở để các quốc gia học tập. Trên thực tế dòng họ pháp luật
XHCN không còn, tầm ảnh hưởng của dòng họ Civil Law vẫn lớn hơn
11


III-

Kết thúc vấn đề

Việc xây dựng cấu trúc nguồn luật có vai trò quan trọng trong quá
trình xây dựng pháp luật. Cấu trúc nguồn luật của hai dòng họ Civil Law
và dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa mang những điểm tương đồng và
khác biệt nhất định. Việc tìm hiểu cấu trúc nguồn luật của hai dòng họ
này sẽ là bài học để áp dụng vào quá trình làm luật của các quốc gia trên
thế giới.

12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

-

Giáo trình luật so sánh, Trương Đại học Luật Hà Nội, Nxb –
CAND, Hà Nội, 2008.

-

Luật so sánh ( tiếng Việt ), Michael Bogdan, Nxb, Kluwer,
Norstedts Juridik, Tano,2002.

-

/>
-

giua-civil-law-va-common-law.1335/
/>
13


-

/>
14



×