Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên THCS môn Âm nhạc 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (688.34 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO …
TRƯỜNG THCS …

TÊN DỰ ÁN
Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên THCS - môn Âm nhạc 8
BÀI 4:TIẾT 14
- ÔN TẬP BÀI HÁT: HÒ BA LÍ
-ÔN TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 4
-ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: MỘT SỐ NHẠC CỤ DÂN TỘC
Lĩnh vực dự thi: Môn Âm nhạc
- Thông tin về giáo viên:
Họ và tên: ……. Giảng dạy môn: Âm nhạc. Giới tính: nữ
Ngày sinh: …... Điện thoại:……
- Thông tin về đơn vị quản lí trực tiếp giáo viên dự thi:
Trường: THCS …..
Địa chỉ: ………………
Điện thoại:

………., tháng 11 năm 2016

1


TRƯỜNG THCS ……………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ THI
Cuộc thi Dạy học theo chủ để Tích hợp
dành cho giáo viên trung học năm học 2016 - 2017



1. Tên dự án dạy học dự thi:
Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên THCS – môn Âm nhạc 8
Bài 4 : TIẾT 14
- ÔN TẬP BÀI HÁT: Hò Ba Lí
- ÔN TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN Số 4
- ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: Một số nhạc cụ dân tộc
2. Lĩnh vực của chủ đề: Âm nhạc
3. Loại chủ đề: cá nhân
4. Thời gian nghiên cứu của dự án: 2 tháng, bắt đầu từ tháng 10
5. Giáo viên:
Họ và tên: ………………..
Ngày sinh: ………….. Đang dạy môn Âm nhạc
Số năm công tác: 13. Trình độ chuyên môn: ĐHSP Âm nhạc
Trường …………...
Địa chỉ: ……………….
Điện thoại: …………….

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ DỰ THI
( Ký tên và đóng dấu)

2


PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
I/ TÊN DỰ ÁN DẠY HỌC

Âm nhạc 8
Bài 4 : TIẾT 14
- ÔN TẬP BÀI HÁT: Hò Ba Lí

- ÔN TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN Số 4
- ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: Một số nhạc cụ dân tộc
2/MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Kiến thức:
- Học sinh ôn lại bài hát: Hò ba Lí và bài Tập đọc nhạc số 4.
-

Tìm hiểu về “ Một số nhạc cụ dân tộc ” qua phần Âm nhạc thường thức.

* Tích hợp: Dạy di sản văn hóa dân tộc.
Nhằm phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc ý thức trách nhiệm,
bảo vệ giá trị di sản văn hóa Việt nam.
2. Kĩ năng:
- HS hát kết hợp biểu diễn bài hát theo hình thức hát “ Xô” và “ Xướng”. Biết đặt
lời mới cho bài hát. Phát triển năng lực cho học sinh
- HS đọc nhạc thuần thục kết hợp ghép lời ca và vỗ tay theo tiết tấu bài tập đọc
nhạc số 4..
- HS biết và phân biệt vài nét về một số nhạc cụ dân tộc qua phần Âm nhạc
thường thức.
3. Thái độ:
- Qua nội dung bài học giáo dục học sinh truyền thống yêu nước, lòng tự hào
dân tộc, ý thức trách nhiệm bảo vệ các nhạc cụ dân tộc - Di sản văn hóa dân
tộc, Giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa. Tích hợp dạy
di sản.
- Giáo dục học sinh luôn yêu mến và trân trọng các di sản của nền âm nhạc Việt
Nam.
4.Định hướng phát triển năng lực
4.1. Năng lực chung: Hợp tác nhóm, cặp đôi, giải quyết vấn đề
4.2. Năng lực đặc thù: Hoạt động kết hợp hiểu biết , cảm thụ đánh giá, thực hành
hợp tác , sáng tạo.

III/ ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA DỰ ÁN

Đối tượng dạy học của dự án là học sinh.
Số lượng: 38 em.
3


Số lớp thực hiện: 1.
Khối lớp: 8.
Một đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo dự án.
+ Dự án mà tôi thực hiện là một tiết Âm nhạc 8.
+ Các em là học sinh lớp 8 nên việc tiếp cận với kiến thức của chương trình THCS
được hơn 2 năm. Học sinh không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm trước những đổi mới về phương
pháp, đổi mới về kiểm tra đánh giá mà các thầy cô giáo đã áp dụng trong quá trình
giảng dạy.
IV. Ý NGHĨA CỦA DỰ ÁN
Môn Âm nhạc trong trường THCS không nhằm đào tạo những người làm nghề
Âm nhạc, những diễn viên, những nhạc sĩ, ca sĩ….mà chính là qua môn học để tác
động vào đời sống tinh thần của các em góp phần cùng với môn học khác thực hiện
mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông cũng như mục tiêu của bậc học.
Giáo dục phổ thông nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện, không những
nâng cao hiểu biết về kiến thức văn hóa dân tộc, các di sản văn hóa của Việt Nam thể
hiện qua một số nhạc cụ dân tộc phổ biến mà còn phát huy năng lực cảm thụ Âm
Nhạc, làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú, lành mạnh tạo điều kiện để các
em bộc lộ và phát triển năng khiếu, góp phần phát triển toàn diện và hài hòa tính cách
của các em, rèn kỹ năng sống cho học sinh.Biết trân trọng, bảo vệ và phát huy những
giá trị của các di sản văn hóa.
Đặc biệt là giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường phổ thông là một trong bốn mặt
giáo dục quan trọng nhất: Đức – Trí – Thể - Mĩ. Cái đẹp trong nghệ thuật âm nhạc
xuất phát từ tác phẩm, từ nghệ thuật trình diễn, những âm thanh phát ra từ các nhạc

cụ dân tộc tạo nên những hình tượng âm nhạc có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ làm
rung động lòng người, hướng con người đến Chân – Thiện – Mĩ…
Qua thực tế quá trình dạy học tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên môn học
vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết.
Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn
phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em
giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu
quả nhất.
Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động này nên tôi trình bày
và thực hiện thử nghiệm một dự án nhỏ đối với môn Âm nhạc 8. Tích hợp văn hóa
giáo dục trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sáng tạo
trong học tập và ứng dụng vào thực tế đời sống.
- Cụ thể: Đối với dự án này khi thực hiện sẽ giúp các em học sinh nắm được bài
học. Qua nội dung bài học giáo dục học sinh truyền thống yêu nước, lòng tự hào
dân tộc, ý thức trách nhiệm bảo vệ các nhạc cụ dân tộc - Di sản văn hóa dân tộc,
Giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa. Tích hợp dạy di sản.
- Giáo dục học sinh luôn yêu mến và trân trọng các di sản của nền âm nhạc Việt
Nam.
4


Trong thực tế chúng tôi nhận thấy khi soạn bài có kết hợp các kiến thức của các
môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề
đặt ra. Từ đó tổ chức hướng dẫn học sinh sẽ linh hoạt hơn, sinh động hơn. Học sinh
có hứng thú học tập, tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ, sáng tạo
nhiều hơn. Từ đó vận dụng kiến thức, sự hiểu biết vào thực tế tốt hơn.
- Học sinh được học tập những nội dung có giá trị gắn với thực tiễn, các em được trải
nghiệm và phát triển năng lực.
V. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU


* Giáo viên: Chương trình giáo dục, hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng,
SGK, SGV- Đàn phím điện tử.
- Đặt lời mới dựa trên giai điệu bài hát Hò ba Lí.
- Tranh ảnh nhạc cụ : Cồng, Chiêng, Đàn Đá, Đàn T’rưng.
- Băng, đĩa độc tấu về các nhạc cụ: Cồng, Chiêng, Đàn Đá, Đàn T’rưng.
- Sưu tầm về lễ hội hội Cồng, Chiêng giới thiệu cho học sinh biết nhạc cụ cồng
chiêng Tây Nguyện là 1 trong 6 di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại được
UNESCO công nhận vào năm 2005.
-Trang thiết bị/Đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT: Máy chiếu projecter)
*HS: SGK; vở ghi.
- Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên.
VI.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1) Kiểm tra bài cũ .
2) Tổ chức các hoạt động dạy học
- Vào bài- kết nối: GV nêu yêu cầu định hướng bài học:
- Bài mới: (Trình bày các quá trình dạy – học trên Bài giảng điện tử Powerpoint)
Bài học được tiến hành trong 1 tiết học (45 phút).
Tóm tắt nội dung chính của phần nội dung bài học mà GV hướng dẫn HS tìm
hiểu như sau:
+ Mục I: Ôn tập bài hát: Hò ba Lí.
- Ôn tập bài hát giúp học sinh hát tốt hơn, biết thể hiện tình cảm sắc thái của bài
dân ca Quảng Nam . GD HS hiểu “hò”là một thể loại dân ca độc đáo của dân tộc ta,
biết bảo tồn và phát huy giá trị quí báu của nó.
- Hướng dẫn học sinh hát Xô, Xướng, kết hợp đặt lời mới.
- Giáo viên sử dụng phương pháp vấn đáp, kĩ thuật động não, tổ chức HS thảo luận,
giải quyết vấn đề , trình bày suy nghĩ của bản thân.
- Phát triển năng lực của học sinh.
Liên hệ:
-Học sinh thể hiện được cách hát xô, xướng

5


- Đặt lời mới theo giai điệu bài hát, chủ đè về mái trường, thầy cô, quê hương, đất
nước.
+ Mục II: Ôn tập: Tập đọc nhạc số 4
- Đàn giai điệu một số câu nhạc bất kì trong bài TĐN số 4, yêu cầu HS nghe, nhận biết
và đọc nhạc câu đó.
- Đàn giai điệu bài TĐN số 4.
- Hướng dẫn HS đọc gam Đô 7 âm.
- Yêu cầu HS đọc nhạc, hát lời ca hoàn chỉnh bài TĐN.
- HS đọc nhạc, hát lời ca kết hợp gõ tiết tấu.
- Chia lớp làm 2 nhóm:
* Nhóm A: TĐN+ gõ phách
* Nhóm B:

Hát lời ca + gõ tiết tấu.

* Liên hệ: Phát triển năng lực học sinh
- HS đọc nhạc kết hợp đánh nhịp 24, vỗ tay đệm theo nhịp, phách.
-Các phương pháp dạy học được sử dụng:
-KT đặt câu hỏi, kt động não, thực hành, làm việc nhóm..
-KNS được giáo dục : Tự nhận thức về cách đánh nhịp 24 , ý nghĩa của nhịp 24 . HS tư
duy sáng tạo, tự tin, giao tiếp phản hồi, lắng nghe tích cực, giải quyết vấn đề , trình
bày hiểu biết của bản thân.
Mục III: Âm nhạc thường thức: Một số nhạc cụ dân tộc
- Các phương pháp sử dụng: Phân tích, đàm thoại, nhóm, bàn tay nặn bột, phát triển
năng lực của học sinh, kĩ thuật động não…
- KNS được giáo dục: Qua nội dung bài học giáo dục học sinh truyền thống yêu
nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm bảo vệ các nhạc cụ dân tộc - Di sản văn

hóa dân tộc, Giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của các nhạc cụ dân tộc . Tích hợp
dạy di sản.
- Giáo dục học sinh luôn yêu mến và trân trọng các di sản của nền âm nhạc Việt
Nam.
+ Mục IV: Hướng dẫn học sinh luyện tập
Các phương pháp và kĩ thuật dạy học được vận dụng ở mục này: luyện tập, thảo
luận, vấn đáp, nhóm, quan sát, động não,bàn tay nặn bột, phát triển năng lực của học
sinh ...
Ngoài các nội dung trong sách giáo khoa cần giải quyết, GV cho HS cảm nhận
thêm một số nhạc cụ để khắc sâu kiến thức, khái quát hóa nội dung bài học.
VII. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

Kiểm tra học sinh bằng hình thức vấn đáp:
- GV yêu cầu HS:+ Cảm nhận về bài hát
6


+ Đọc hoàn chỉnh bài tập đọc nhạc số 4
+ Thông qua phần Âm nhạc thường thức em cần phải làm gì để
giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị quí báu của các nhạc cụ dân tộc ?
*Yêu cầu: HS cần trình bày được các nội dung sau:
+ Cảm nhận về bài hát: HS tự cảm nhận
+ Tập đọc nhạc: HS đọc nhạc, ghép lời ca kết hợp gõ tiết tấu thuần thục
+ Tình cảm: trân trọng, nâng niu, yêu mến, tìm tòi,học tập góp phần gìn giữ,bảo tồn,
tuyên truyền phổ biến, quảng bá các di sản văn hóa Việt nam.
VIII. CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH

100% HS của lớp 8a1 xếp loại đạt .
Tam Hưng, ngày 25 tháng 11 năm 2016
Người thực hiện dự án


GV: .....

7


Ngày dạy
24/11/2016

Tiết
1

Lớp
8A1

Tiến độ
Đúng tiến độ.

Ghi chú

Âm nhạc 8
Bài 4 : TIẾT 14
- ÔN TẬP BÀI HÁT: Hò Ba Lí
- ÔN TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN Số 4
- ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: Một số nhạc cụ dân tộc
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Học sinh ôn lại bài hát: Hò ba Lí và bài Tập đọc nhạc số 4.
-


Tìm hiểu về “ Một số nhạc cụ dân tộc phổ biến” qua phần Âm nhạc thường

thức.
* Tích hợp: Dạy di sản văn hóa dân tộc.
Nhằm phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc ý thức trách nhiệm,
bảo vệ giá trị di sản văn hóa Việt nam.
2. Kĩ năng:
- HS hát kết hợp biểu diễn bài hát theo hình thức hát “ Xô” và “ Xướng”. Biết đặt
lời mới cho bài hát. Phát triển năng lực cho học sinh
- HS đọc nhạc thuần thục kết hợp ghép lời ca và vỗ tay theo tiết tấu bài tập đọc
nhạc số 4..
- HS biết và phân biệt vài nét về một số nhạc cụ dân tộc qua phần Âm nhạc
thường thức.
3. Thái độ:
- Qua nội dung bài học giáo dục học sinh truyền thống yêu nước, lòng tự hào
dân tộc, ý thức trách nhiệm bảo vệ di sản văn hóa dân tộc, Giữ gìn, bảo tồn và
phát huy giá trị của các loại nhạc cụ dân tộc. Tích hợp dạy di sản.
- Giáo dục học sinh luôn yêu mến và trân trọng các di sản của nền âm nhạc Việt
Nam.
4.Định hướng phát triển năng lực
4.1. Năng lực chung: Hợp tác nhóm, cặp đôi, giải quyết vấn đề
4.2. Năng lực đặc thù: Hoạt động kết hợp hiểu biết , cảm thụ đánh giá, thực hành
hợp tác , sáng tạo.
II.CHUẨN BỊ

8


Giáo viên-----------------------------------------Học sinh
- Đàn phím điện tử

- SGK , vở ghi
- Đặt lời mới dựa trên giai điệu bài hát Hò - Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo
ba Lí.
viên.
- Tranh ảnh nhạc cụ : Cồng, Chiêng, Đàn
Đá, Đàn T’rưng và một số nhạc cụ khác.
- Băng, đĩa độc tấu về các nhạc cụ: Cồng,
Chiêng, Đàn Đá, Đàn T’rưng.
- Sưu tầm về lễ hội hội Cồng, Chiêng giới
thiệu cho học sinh biết nhạc cụ cồng chiêng Tây
Nguyên là 1 trong 10 di sản văn hóa phi vật thể
của nhân loại được UNESCO công nhận vào
năm 2005.
-Trang thiết bị/Đồ dùng dạy học liên
quan đến CNTT: Máy chiếu projecter)
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
1.Khởi động:
- Giới thiệu bài:: Hôm nay chúng ta cùng ôn lại bài hát: Hò ba Lí và bài Tập đọc
nhạc số 4, tìm hiểu về một số nhạc cụ dân tộc.
Các em ạ! Mỗi dân tộc trên thế giới đều có những loại nhạc cụ của riêng
mình. Đó là di sản văn hóa quí giá cần được gìn giữ và bảo vệ. Người Việt Nam đã
chế tạo và sử dụng nhiều loại nhạc cụ độc đáo bằng nhiều chất liệu khác nhau. Bài
học này chúng ta sẽ có dịp tìm hiểu kĩ hơn về một vài nhạc cụ trong số đó. Đó là
Cồng, Chiêng, đàn T’rưng và Đàn Đá.
2. Tìm hiểu kiến thức mới:
NỘI DUNG

I ÔN TẬP
BÀI HÁT:
HÒ BA LÍ.


Dân ca:
Quảng
Nam

HĐ CỦA GIÁO VIÊN

*Hoạt động 1:
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

HĐ CỦA HS

- Hs ghi bài

- Giáo viên giới thiệu bài. Cho hs nghe bài hát
-Hướng dẫn HS cách thể hiện sắc thái bài hát
*Bước 2: Giải quyết nhiệm vụ
- Hướng dẫn HS luyện thanh đơn giản (1phút)

- HS luyện thanh

- Đứng hát theo
chỉ huy.
- GV chỉ huy cho HS đứng hát thể hiện đúng sắc
thái của bài hát.
9


- Nhận xét, sửa sai chi tiết.
*Bước 3 : Luyện tập

- Chia lớp thành 2 nhóm, hướng dẫn HS tập hát
Xướng và Xô với phần đệm của đàn Organ.
KNS: mạnh dạn, tự tin

- HS tập hát
Xướng và Xô.

- Gọi HS lên trước lớp biểu diễn theo nhóm hoặc cá - HS biểu diễn
nhân.
Phát triển năng lực sáng tạocủa học sinh
-GV : Yêu cầu học sinh đặt lời mới theo giai điệu
bài hát.

- HS đặt lời mới

-Kỹ năng đánh giá
II. ÔN TẬP
TĐN SỐ 4.

Chim hót
đầu xuân.
(Trích)
N&L:
Nguyễn
Đình Tấn

- GV + HS : Nhận xét – Đánh giá – Xếp loại .
*Hoạt động 2:
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


- HS quan sátghi bài.

*Giáo viên : Chuyển ý – Ghi Bảng

- HS nghe và tập
- Đàn giai điệu một số câu nhạc bất kì trong bài
nhận biết câu
TĐN số 4, yêu cầu HS nghe, nhận biết và đọc nhạc nhạc.
câu đó.

- Đàn giai điệu bài TĐN số 4.
*Bước 2: Giải quyết nhiệm vụ
- Hướng dẫn HS đọc gam Đô 7 âm.

- Đọc gam Đô 7
âm.

- Yêu cầu HS đọc nhạc, hát lời ca hoàn chỉnh bài
TĐN.

- TĐN hoàn
chỉnh

- Yêu cầu HS đọc nhạc, hát lời ca kết hợp gõ tiết
tấu.

- Tập gõ tiết tâu
bài TĐN.

- Kỹ năng: hợp tác. kNS mạnh dạn, tự tin. Kỹ

năng đánh giá
- Chia lớp làm 2 nhóm:
* Nhóm A:

TĐN+ gõ phách

* Nhóm B:

Hát lời ca + gõ tiết tấu.

*Bước 3 : Luyện tập
- Kiểm tra một số cá nhân HS đọc nhạc, hát lời ca
hoàn chỉnh( Tự chọn cách thể hiện bài tập đọc nhạc
như đánh nhịp 24, vỗ tay theo tiết tấu, phách và theo

- Tập đọc nhạc,
gõ phách và tiết
tấu theo nhóm.
- Cá nhân trình
bày

10


nhịp....)
III. ÂM
NHẠC
THƯỜNG
THỨC:
MỘT SỐ

NHẠC CỤ
DÂN TỘC.

1. Cồng,
chiêng

GV + HS: Nhận xét, xếp loại.
*Hoạt động 3:
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
* Giáo viên chuyển ý – Ghi bảng
GV: Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung thứ 3 của bài
học: Đó là Âm nhạc thường thức: Một số nhạc cụ
dân tộc.
-Giáo viên cho học sinh quan sát tranh một số loại
nhạc cụ như: Đàn Nguyệt, đàn Tính, đàn Bầu, Sáo,
đàn Tranh, đàn Nhị ( Đàn Cò), đàn Tỳ Bà

- HS ghi bài
- HS lắng nghe

-HS quan sát

Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu 3 loại nhạc cụ
tiếp theo đó là: Cồng, Chiêng; Đàn T’rưng; Đàn Đá
*Bước 2: Giải quyết nhiệm vụ
GV: Hướng dẫn học sinh quan sát tranh

- HS quan sát

2. Đàn t’

rưng
3. Đàn đá.

Sử dụng
phương
phápbàn
tay nặn bột
Kỹ năng đặt câu hỏi và giải quyết vấn đề
GV: ? Em muốn biết những gì về một số nhạc cụ
dân tộc
11


HS: Đặt câu hỏi :
HS 1: Em muốn biết chất liệu của 3 nhạc cụ?

-

HS 2: Em muốn biết cấu tạo của các loại nhạc cụ
đó?
HS 3: Em muốn biết điểm giống nhau của 3 loại
nhạc cụ?
HS 4: Em muốn biết ý nghĩa của các loại nhạc cụ
đó?
– GV ghi các câu hỏi của học sinh lên bảng.
- Kỹ năng thảo luận, làm việc nhóm, giải quyết
vấn đề.

- HS quan sát


-GV: Chia lớp làm 4 nhóm - Hướng dẫn học sinh
thảo luận theo nhóm trong 2 phút

- Cồng, chiêng :
Chất liệu bằng
đồng, thau.

GV: Gọi các nhóm trình bày – Nhận xét- Bổ sung
- Kỹ năng nhận xét- đánh giá, sự hiểu biết.
Câu hỏi của hs1:(Nhóm 1)

* Chất liệu

- Đàn T’rưng:
Chất liệu làm
bằng tre, nứa.
Đàn đá: Chất
liệu làm từ đá.
Cấu tạo:

-GV: hướng dẫn các nhóm nhận xét – Bổ
sung( Nếu có).
Câu hỏi của hs2:(Nhóm 2)

-Cồng, Chiêng:
hình tròn như
chiếc nón quai
thao, đường kính
từ 20cm cho đến
60cm, ở giữa có

núm hoặc không
có núm. Dùng
dùi quấn vải
mềm hoặc dùng
tay để đánh
cồng, chiêng.
-Đàn T’rưng:Là
loại nhạc cụ làm
bằng các ống
nứa to, nhỏ, dài,
12


ngắn khác
nhau.Một đầu
ống bịt kín bằng
cách để nguyên
các đầu mấu,
đầu kia vót
nhọn.Dùng dùi
gõ vào các ống
sẽ tạo âm thanh.

- Kỹ năng nhận xét- đánh giá, sự hiểu biết, cập
nhật thông tin

Đàn Đá: Với các
kích thước dài,
ngắn, dày, mỏng
khác nhau.

Thanh đá dài, to,
dày thì tiếng
trầm. Thanh đá
ngắn, nhỏ, mỏng
thì tiếng thanh.
* Giống nhau: 3
loại nhạc cụ này
đều thuộc bộ gõ
Ý nghĩa:

Câu hỏi của hs3:(Nhóm 3)

GV: Hướng dẫn học sinh các nhóm nhận xét –
Bổ sung( Nếu có)

Câu hỏi của hs4:(Nhóm 4)

Cồng, Chiêng:
Là nhạc cụ
thiêng để tế lễ
thần linh và
trong các lễ hội
dân gian.
Đàn T'rưng
thường được
diễn tấu bên
trong nhà rông
hoặc ngoài trời
vào các dịp lễ
hội truyền thống

hay trong sinh
hoạt cộng đồng
13


của các dân tộc
người Ba Na,
Gia Rai, Ê Đê...
- Đàn Đá:Là một
phương tiện để
Giáo viên
nối liền cõi âm
GV: Hướng dẫn học sinh các nhóm nhận xét –
dạy tích hợp Bổ sung( Nếu có)
với cõi dương,
di sản văn
giữa con người
-Kỹ năng hiểu biết và cập nhật thông tin
hóa
với trời đất thần
GV: Chốt và bổ sung mở rộng thêm cho học sinh
linh, giữa hiện
? Cồng, Chiêng Tây Nguyên là 1 trong 6 di sản văn
tại với quá khứ
hóa phi vật thể của nhân loại được UNESCO công
nhận vào năm nào?
- HS trả lời:
GV: Khi gió rừng tràn về là lúc mùa màng thu
Năm 2005.
hoạch xong. Mọi nhà, mọi buôn chuẩn bị mừng lễ

- HS: lắng nghe
hội, từ lễ đặt tên cho đứa bé, cho đến lễ trưởng
thành, trao vòng đính hôn… đều không thể thiếu
tiếng cồng chiêng.
Cồng chiêng không chỉ để giao lưu với thần linh,
thông tin đến mọi người trong buôn làng, mà còn là
tâm hồn của người Tây Nguyên đầy trữ tình và khát
vọng yêu cuộc sống. Cồng chiêng Tây Nguyên bao
giờ cũng có bộ, mỗi dân tộc có một bộ chiêng khác
nhau, dàn chiêng Ê đê có từ 7-10 chiếc. Chỉ cần
nghe âm điệu là biết ngay nơi đó có việc gì đang
diễn ra, chiêng bỏ mả chầm chậm như tiếc thương;
chiêng đám cưới rộn ràng; chiêng cúng bái trang
trọng ngân nga… Cồng chiêng đã trở nên thân quen
trong cuộc sống của đồng bào dân tộc. Không gian
văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên đã được
UNESCO công nhận là di sản truyền khẩu và phi
vật thể nhân loại (25-11-2005).
- Kỹ năng nhận xét- đánh giá, sự hiểu biết, cập
nhật thông tin

? Ngày 23/11 hàng năm là ngày gì?
- Kỹ năng trình bày, tổng hợp
?Em có nhận xét gì về nguồn gốc, xuất sứ của các
nhạc cụ dân tộc nói trên?

-HS: Ngày di
sản văn hóa
- Mỗi nhạc cụ
đều có nguồn

gốc và tính năng
riêng của nó,đã
tạo nên sự phong
phú và giá trị
14


? Em hãy kể tên một số các di sản văn hoá được
UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới
GV giới thiệu 10 di sản văn hoá phi vật thể được
UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới

nghệ thuật đa
dạng của các
loại nhạc cụ dân
tộc Việt Nam
điều đó thể hiện
nhu cầu thưởng
thức nghệ thuật
của con người
qua mọi thế hệ,
mọi thời đại.
-HS trả lời

1/Nhã nhạc cung đình Huế
-HS lắng nghe
và quan sát

2/Nghi lễ kéo co


3/Dân ca quan họ Bắc Ninh
15


4/ Ca trù

5/ Hội gióng

6/Hát xoan
16


7/Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

8/Đờn ca tài tử Nam bộ

9/Dân ca ví dăm Nghệ Tĩnh
17


10/ Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây
nguyên

*Bước 3 : Luyện tập
- Kỹ năng lắng nghe, phân tích và sự hiểu biết,
phát hiện.
Giáo viên: Hướng dẫn học sinh nghe và cảm nhận - Quan sát, lắng
các âm thanh của các loại nhạc cụ: Cồng, Chiêng; nghe và cảm
Đàn T’rưng; Đàn Đá. Lễ hội Cồng, Chiêng Tây nhận.
Nguyên.

3.Luyện tập:
Giáo viên yêu cầu HS: + Nêu cảm nhận về bài hát
+ Đọc hoàn chỉnh bài tập đọc nhạc số 4
4. Vận dụng
+ Thông qua phần Âm nhạc thường thức em cần phải làm gì
để giữ gìn,bảo tồn và phát huy những giá trị quí báu của các nhạc cụ dân tộc ?
18


5. Phát triển mở rộng:
-Tìm hiểu thêm một số loại nhạc cụ dân tộc khác.
- Ôn lại bài hát Tuổi hồng, Hò ba lí.
- Ôn lại bài TĐN số 3,4
- Xem lại nội dung các tiết học từ tiết 8 đến tiết 14.



19



×