Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

tình yêu như là quyền lực – thomas hobbes, g.w.f hegel and jeanpaul sartre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.2 KB, 23 trang )

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
Bộ môn: Triết học trong Cuộc sống
Giảng viên: Đinh Hồng Phúc

TÌNH YÊU NHƯ LÀ QUYỀN LỰC – THOMAS HOBBES,
G.W.F HEGEL AND JEAN-PAUL SARTRE


Mã lớp: DC 121DV02-0900
Danh sách nhóm
TÊN

MSSV

Trần Duy Uyên

213 2016

Ong Ngọc Nhi

214 2135

Phan Hoàng Linh

214 2095

Trần Thị Ngọc Bích

214 1642

Nguyễn Phước Hảo



214 2936


PHẦN GIỚI THIỆU CỦA NHÓM
 Bài vi t d i â y là bài chúng tôi l c thu t t ch ng 6 “Love as power”
trong sách The meanings of love c a tác gi Robert E. Wagoner (Nxb.
Praeger Publishers, n m xu t b n 1997, trang 89 - 106)
 Tình yêu là i u r t khó hi u, nó nh m t phép màu o di u có th khi n
con ng i m nh m v t qua v c th m nh ng nó c ng có th làm con ng i
ph i ph thu c vào nó. Tác gi Robert E. Wagoner c ng th hi n nh ng
quan i m c a mình v tình yêu thông qua cu n sách The meanings of love.
c bi t ch ng 6 “Love as power”, ông cho th y tình yêu nh m t th
quy n l c m nh m và c ng nói v vai trò c a tình d c, nh ng hành x c a
con ng i và m t s các nh ngh a thú v khác.


Hunger allows no choice
To the citizen or the police;
We must love one another or die.
-W.H. AudenMọi người thường nói rằng: "Trong tình yêu và chiến tranh đều ẩn chứa sự
công bằng". Sự tương đồng giữa tình yêu và chiến tranh là lúc đầu chúng ta
đều lo ngại về chúng, nhưng suy đi tính lại, chúng tôi nhận thấy điều đó
phản ánh đúng một phần nào đó. Tình yêu có thể bao gồm tất cả và chúng
hoàn toàn tàn nhẫn như chiến tranh. Đôi khi người yêu của ta cư xử như thể
hạnh phúc đang bị cái gì đó đe doạ. Khi điều này xảy ra đạo đức bị nghi ngờ
hoặc như bị treo lơ lửng. Cuộc đấu tranh cho tình yêu dường như đòi hỏi
tính kiên trì và sự nghị lực đến nổi phần tình túy chỉ xuất hiện tầm thường
như một phép so sánh.
Thay vì nâng một người nào đó lên một mức độ cao về mối quan tâm đạo

đức, thì tình yêu có thể tạo ra những tác động ngược lại - quay trở lại với
tâm lý của nhà nước sơ khai Thomas Hobbes thời nguyên thủy, trong đó lợi
ích cá nhân được đặt trên hết. Trong thế kỷ XVII có viết rằng, Hobbes đã cố
gắng để thiết lập nền tảng của đời sống dân sự bằng đánh giá khách quan về
các giai đoạn khó khăn của con người. Khi quan sát ông thấy sự sợ hãi và
dục vọng là những gì kiểm soát chúng ta,. Chúng ta gọi những điều mà
chúng ta mong muốn là "tốt", và những điều mà truyền cảm hứng cho sự sợ
hãi và chán ghét thì chúng ta gọi là "xấu”. Như vậy, tôn trọng lẫn nhau,
nguyên tắc trong các mối quan hệ, kiên định và nhất quán tất cả có vẻ không
liên quan gì tới nhau. Điều quan trọng nhất là niềm vui và sự an toàn của
chúng ta: làm thế nào để có được những gì chúng ta muốn và làm thế nào để
giữ những gì chúng tôi nhận được. Để hiểu được những lời nói của Hobbes,
nó cũng giống như "Vào thời gian chiến tranh, là thời mà với mọi người
người đàn ông như là kẻ thù''.
Làm thế nào tình yêu có thể khiến con người cư xử như thế này?
Theo quan điểm của Hobbes lý do tại sao người đàn ông là kẻ thù của người
đàn ông khác là, không quan trọng bạn yếu thế ra sao, có quyền lực là có thể
cướp đoạt cuộc sống của người khác. Đối với khía cạnh này sự khéo léo và
lén lút khiến cho tất cả chúng ta trở nên bình đẳng. Như vậy, từ lúc mới sinh
ra, mỗi người tìm kiếm bằng bất cứ phương tiện để làm cho sự tồn tại an
toàn của mình hay là an toàn nhất có thể. Như vậy, từ lúc mới sinh ra, mỗi


người đều tìm kiếm bất cứ điều gì có thể làm cho cuộc sống của mình an
toàn nhất có thể. Cuộc đấu tranh vì quyền lực bắt nguồn từ tính dễ tổn
thương của con người. Theo nền tảng tồn tại của con người, cuộc sống và
đấu tranh sống còn này đã tạo nên chính quyền như một quy luật tất yếu để
kiềm chế chúng ta. Nếu không có hợp đồng xã hội này cuộc sống văn minh
sẽ là điều không thể. Sâu xa hơn thế, tất cả chúng ta đều biết rằng nếu một ai
đó thực sự có đủ lòng quyết tâm, anh ấy có thể lấy đi sinh mạng của người

khác. Hobbes phơi bày với những bí mật đen tối của xã hội loài người rằng:
đúng là chúng ta có quyền quyết định sự sống và cái chết lẫn nhau.
Tương tự, chúng tôi nhận ra tình yêu là mong manh. Nếu người yêu tôi thật
sự là tất cả đối với tôi, thì tôi là nô lệ của hắn ta. Hắn có thể kết thúc cuộc
đời tôi, hay ít nhất là lẽ sống của tôi. Yêu hắn, là tôi đã cho hắn quyền lực
đối với tôi. Tôi lâm vào thế gọng kìm: Tôi cần hắn, dù hắn là mối hiểm họa
đối tôi. Tình yêu trở thành một thứ đáng sợ vì sự quỵ lụy của tôi. Mặt khác,
tôi nghĩ yêu hắn là tôi có quyền lực đối với hắn. Tình yêu cân bằng tất cả.
Một triết gia trường phái Hobbes có thể tranh cãi rằng tận sâu đáy lòng
chúng ta khao khát tình yêu và sợ nhất là mất đi tình yêu. Vì thế, tình yêu
như là một cuộc chiến đấu tranh lấy một thứ quang trọng như là cuộc sống
vậy.
Nhưng Hobbes không phải là người duy nhất truy tìm sự trăng trở cơ bản
nhất của đời sống con người. Gần hai thế kỉ sau đó, một nhà triết học khác,
Georg Wilhelm Friedrich Hegel, cho rằng mâu thuẫn không đơn giản là mộ
sự thật chính trị của cuộc sống mà hiển nhiên là bản năng nhận thức của
chính con người. Tìm hiểu tiếng nói của Hegel về vấn đề quả là không thừa,
vì phân tích của ông là nền tảng cho ý tưởng của Jean-Paul Sartre về tình
yêu - trọng tâm của cuộc thảo luận về tình yêu là quyền lực này. Những gì
Hegel nêu lên về phương thức mâu thuẫn của tâm lý tạo ra đường lối cho
quan điểm của Sartre về cách tình yêu vận hành.
Hegel nói rằng ý thức vốn tự chia rẻ lẫn nhau. Ý thức không thể tự quyền
hạn bản thân, mà nó phải luôn quyền hạn điều gì đó hơn là chính nó. Tôi
không thể chỉ nghĩ (hoặc cảm nhận); tôi phải suy nghĩ (hoặc cảm nhận) về
điều gì đó. Hơn nữa, mọi suy nghĩ hoặc cảm nhận còn có thể được nghĩ theo
nhiều mặt khác nhau, hoặc thậm chí không theo quy luật nhất định. Có thể
nói rằng, ý thức chứa đựng trong chính phủ hoặc mâu thuẫn riêng của mình.
Tôi không chỉ nhận thức, mà tôi còn nhận thức mọi thứ theo nhiều khía
cạnh. Tôi nhận thức về sự ham muốn mãnh liệt của bản thân, ví dụ như, sự



trái ngược trong cảm giác trước đó về sự hài lòng. Sự khác biệt giữa hai điều
đó được Hegel gọi là “sự khao khát”. Bên cạnh đó, khi tôi đói tôi nhận ra
rằng tôi là một người khao khát được ăn. Do đó, trong cái khao khát (theo
quán tính) tôi có thể nhận thức được bản thân mình. Thực tế rằng nhận thức
không đồng nhất với chính nó, nhưng nếu khao khát một cái gì đó, nó sẽ tạo
ra ý thức – đó là ý thức của chính ý thức chúng ta. Hegel nói rằng “Tự ý
thức là một niềm khao khát”.
Có hai hình thức hay hai luồng ý thức đối lập nhau. Hegel nói rằng: “Người
thì độc lập, và bản chất cốt yếu là cho chính bản thân mình; người còn lại thì
không độc lập, và bản chất cốt yếu là sống và tồn tại cho người khác.” Điều
đó có nghĩa là có một kiểu ý thức khẳng định bản thân (nó là chính nó) và
một kiểu ý thức khác là tạo ra sự phủ định (có thể khác) mà phụ thuộc vào
sự khẳng định ban đầu. Hegel nhân cách hóa hai kiểu này bằng cách gọi xưa,
“ông chủ” và cái sau là “nông nô” (hay “đầy tớ”).
Hãy nhớ rằng những gì chúng ta đang nói tới là về quá trình tâm lý mà
chúng ta (với vai trò vật thể) học cách hiểu biết và có kiến thức về sự vật
(như vật thể) và của chính mình (cả chủ thể và vật thể). Để trở thành chủ thể
đòi hỏi chúng ta phải có vật thể. Với quan điểm của Hegel, quá trình này tiến
hóa từ một cuộc xung đột rất cơ bản trong chính nó, giữa các chế độ "chủ"
và các chế độ "đầy tớ". Vì vậy, tự ý thức tồn tại ở bản thân và tự thân chúng,
vì cả độc lập và phụ thuộc đều được liên kết bởi sự khao khát. Mỗi chế độ
của ý thức phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác để tồn tại và chưa từng tìm cách
xóa bỏ các yếu tố đó để chứng minh tính chắc chắn của nó. "Ý thức cho thấy
rằng nó là kiểu ngay lập tức và không phải là một ý thức khác, cũng như là
hiện tại dành cho chính bản thân một khi tự hủy hoại chính mình, và chỉ duy
nhất tồn tại trong sự tồn tại của người kia."
Hegel cho chúng ta thấy cách chúng ta biết mọi thứ là kết quả của sự phân
chia này trong quá trình ý thức của mỗi chúng ta. Bước đầu tiên là sự khác
biệt của người biết bản thân mình và những gì người đó biết. Đó là một sự

phủ nhận chủ quan. Khi tôi nhìn thấy cây bút chì thì sự phân biệt đầu tiên tôi
có được là cây bút chì không phải là tôi. Là một chủ thể không phải là một
vật thể, và là một vật thể thì bị phủ nhận bởi một chủ thể. Sự nhận thức, nói
cách khác, phải được gián tiếp thông qua sự đối lập, sự khác biệt. Sự phủ
nhận càng rõ rệt, kiến thức của chúng ta về vật thể càng rõ ràng, và sự tự
nhận thức của chúng ta cũng rõ hơn. Do đó, trong ý thức, hai hình thức –
“chủ nhân” và “đầy tớ” – bị bó buộc trong một cuộc đấu tranh sống và chết.


Hegel tiếp tục cho rằng “Họ phải tham gia vào cuộc chiến”, “họ phải có sự
chắc chắn về bản thân họ, sự chắc chắn về sự tồn tại của chính họ, đến mức
độ của một sự thật khách quan.”
Những gì mà Hegel đang bàn luận ở đây là những phương thức của sự nhận
thức, nhưng ông nhân cách hóa mỗi cách để khiến chúng ta nhìn nhận chúng
trong những giới hạn của cách cư xử của con người. Sự công nhận là những
gì mà mỗi phương thức (và con người) tìm kiếm trên tất cả - sự công nhận từ
người khác cho sự tự do của nó, “ và nó chỉ duy nhất bằng cách mạo hiểm
cuộc sống để giành lấy sự tự do.” Toàn bộ sức mạnh của sự tự nhận thức,
nói cách khác, đòi hỏi sự công nhận từ một người khác mà anh ta sẽ mạo
hiểm mọi thứ, kể cả chính cuộc sống, để chứng minh rằng anh ta hoàn toàn
độc lập. “Chắc chắn, cá nhân người mà không đánh cược cuộc sống của anh
ta có thể được công nhận như một con người, nhưng anh ta không thể đạt
được sự công nhận thật sự như là một sự tự ý thức độc lập. Người dừng
những nguy hiểm cuối cùng, người làm ngơ – thì trở thành đầy tớ. Người
chứng minh sự tự do của anh ta bằng cách mạo hiểm cả mạng sống sẽ trở
thành chủ nhân. Tuy nhiên, ngay cả trong sự chiến thắng này, người chủ trở
thành kẻ thu cuộc một cách nghịch lý bởi vì sự độc lập của anh ta chỉ được
công nhận bởi một sự tồn tại mang tính phụ thuộc (người đày tớ) người phải
tuân theo mệnh lệnh của anh ta. Sự công nhận hoàn toàn mà người chủ tìm
kiếm chỉ có thể đến từ sự nhận thức khác độc lập như anh ta – và điều này

anh ta không thể chịu đựng được. Cuộc chiến này sẽ bắt đầu lại từ đầu.
Câu chuyện của Hegel về hai trạng thái của nhận thức như “chủ và đầy tớ”
thật sống động khiến chúng ta bị cuốn hút mà quên rằng những gì ông ấy
đang nói cơ bản là một hiện tượng của trí óc – một sự tường thuật về mối
quan hệ giữa chủ thể và vật thể trong tiến trình của sự nhận thức. Những gì
câu chuyện mang lại cho chúng ta là sự ý thức là kết quả của xung đột – sự
mâu thuãn giữa cái chúng ta cần về sự đối lập (chúng ta phải có nó dể chắc
chắn rằng ta là ai, hoặc kể cả đó là chúng ta) với sự cần thiết để vượt qua sự
đối lập đó để chứng minh sự độc lập của ý thức. Đối với Hegel bên trong
mâu thuẫn của sự “ý thức không may” này cơ bản được hòa giải trong một
cái nhìn toàn diện và tiến bộ hơn của lịch sử loài người. Tuy nhiên, với JeanPaul Sartre, điều này không chỉ đơn thuần là một cái nhìn sâu sắc về cách ý
thức hoạt động, nhưng lại là một trực giác sâu sắc về bản chất mâu thuẫn của
con người chúng ta.


MỐI QUAN HỆ XÁC ĐỊNH
Sức mạnh của sự phủ định, cái mà Hegel tìm thấy là trung tâm của sự tự ý
thức, được Sartre cho là yếu tố chính của sự tồn tại con người. Sartre cho
rằng năng lực của chúng ta trong việc nhận thức về bất cứ trạng thái đối lập
nào của các vấn đề cho thấy chúng ta về cơ bản là tồn tại vô định. Sự tự do
gần giống với sức mạnh của việc nhận thức mang tính phủ định. Điều này
nghĩa là khi ta hành động, ta chịu trách nhiệm cho những hành động của ta
bởi vì mặt khác ta có thể nhận thức được những gì ta đã làm. Theo Sartre,
“Ý thức của tôi gắn chặt với hành động của tôi, nó là hành động của tôi”
(BN348). Không có gì buộc chúng ta phải hành động theo một cách cụ thể.
Ta là hành động của chính ta bởi vì đó là những lựa chọn của ta.
Do đó, đặc tính ưu việt của sự tồn tại loài người là sự thiếu hụt về bản chất.
Bản thân, trong và của chính nó, là không có gì. Tôi là trung tâm của sự tự
do mà có thể phủ nhận bất cứ điều gì và mọi thứ, kể cả quá khứ của chính
tôi. Liệu điều này có nghĩa là tôi có thể làm bất cứ chuyện gì tôi muốn?

Rằng tôi có thể bỏ qua những ảnh hưởng của vật chất, xã hội và kinh tế những yếu tố quyết định thế giới? Không, sức mạnh của sự phủ định tạo nên
sự tự do chủ yếu là sức mạnh của ý thức, nhưng không giống như sức mạnh
của thế giới vật chất. Đúng hơn là quyền xác định ý nghĩa và giá trị trong thế
giới của tôi. Một vài việc khó khăn có thể ngoài tầm kiểm soát, nhưng ý
nghĩa của chúng là kết quả cho những gì tôi đã chọn. Và ngay cả những việc
khó khăn cũng có thể được giải quyết bằng cách tôi hiểu về chúng, bởi
những dự định của tôi và cách tôi giải quyết chúng. Không gì có thể quyết
định đến những gì tôi đã chọn, dù nó có khó đi nữa. Không yếu tố nào có thể
khiến tôi làm bất cứ chuyện gì. Tôi luôn luôn có quyền nói không, kể cả khi
hậu quả là cái chết.
Nhưng khả năng phủ nhận độc nhất này của con người có nghĩa là có một sự
phân chia tại trung tâm của sự tồn tại loài người. Chúng ta không bao giờ là
chính ta một cách nguyên vẹn với bản thân ta. Mọi thứ chúng ta nhận thức
được có thể được hình thành từ những cách khác nhau. Chúng ta có thể biết
được việc có nhiều thân thể khác nhau, việc trở nên giàu có hơn, thành công
hơn, có những sự lựa chọn khác, cùng sống một cách khác. Nói như thế
không phải chúng ta có thể hoặc sẽ làm bất cứ những điều đó – nhưng cảm
giác của tôi về bản thân, về “cái tôi” là khác so với bất kì những thứ cố định


về tôi. Ý thức được điều gì đó, ngay cả về bản thân tôi, cũng không phải là
điều đó. Nói cách khác, ý thức của tôi về cơ bản chính là sự tự do của tôi.
Tôi hiểu rõ về mọi thứ, những khách thể mang tính vật lí (bao gồm cả cơ thể
của chính tôi), những đối tượng tinh thần (như những khái niệm toán học
hay những sự kiện lịch sử), và tôi ý thức một cách chắn chắn những suy nghĩ
của mọi người về tôi. Nhưng tôi không thể giảm bớt bất kì điều gì trong số
chúng hoặc kể cả kết hợp chúng.
Tuy nhiên, cùng lúc đó, sự tự nhận thức của tôi nói một cách mở rộng là
xuất phát từ nhận thức của tôi về những người khác. Lựa chọn vẫn thuộc về
tôi, nhưng những hành động đó được miêu tả, phân loại và đánh giá bởi

những người khác Sự tự do của tôi được chuyển hoá thành nhận thức của
người khác. Tôi có thể có những ý muốn nhất định trong hành động, nhưng
tính chất của những hành động đó đã bị chi phối bởi người khác và có thể
khác hoàn toàn với những gì tôi nghĩ. Dù sao đi nữa tôi vẫn phải đối diện
với hình ảnh của chính mình bị người khác chi phối. Ngay cả khi tôi nỗ lực
làm chủ hành động của mình, tôi cũng không tránh khỏi phải phụ thuộc vào
ngôn ngữ và những giá trị do người khác đặt ra: “Người Khác là một trung
giới không thể thiếu giữa bản ngã của tôi và chính tôi”. Nếu tôi làm điều gì
ngu ngốc hay thiếu tế nhị, tôi không cảm thấy quan trọng trừ khi có ai đó
thấy mình. Khi tôi bị người khác dòm ngó, tôi mới cảm thấy xấu hổ về bản
thân khi tôi hiện ra là Một người khác. Tôi nhận ra mình trở thành cái người
mà người khác nhìn thấy” (BN302).
Bởi thế, một mặt tôi chính là hành động của tôi, như Sartre đã nói (BN347),
nhưng mặt khác, tôi bị tách ra thành ít nhất hai hướng từ hành vi của tôi.
Đầu tiên, tôi không phải là hành vi của tôi theo nghĩa là tự do của tôi luôn
luôn khác với những gì tôi đã làm. Tôi có thể học hành chăm chỉ để qua
được một khoá học, nhưng tôi cũng có thể quyết định vào phút chót là không
tham gia kỳ thi cuối khóa. Không có gì đòi hỏi tôi phải xác định bản than
mình với những hành động trước đây. Tôi có thể không thừa nhận chúng.
Thứ hai, tôi không phải là hành vi của tôi khi tôi không kiểm soát nhận thức
của người khác về họ. Quyết định bỏ học của tôi có thể được một số người
nhìn nhận là một hành động độc lập, trong khi những người khác có thể coi
đó là liều lĩnh và vô trách nhiệm. Trong cả hai trường hợp có một “người
khác” trong bản thân tôi. Sự lệ thuộc của tôi vào “con người khác” ở trong
tôi đó gọi là “trực giác thong minh của Hegel”, theo Sartre, “Tôi là một bản


thể tự thân mà tự thân chỉ thông qua một người khác. Do đó, người khác đó
xâm nhập vào tôi đến tận tim”(BN321).
Những xung đột bên trong chúng ta, giữa những hành vi của ta và sự phủ

định của ta về chúng, vì thế mà được phóng đại trong quan hệ của chúng ta
với mọi người. Chúng ta đều không thể tự vệ, thậm chí bị biến thành nô lệ
của sự xem xét và đánh giá từ những người khác một cách bừa bãi miễn là
họ cảm thấy hài lòng. “Tôi là một nô lệ mà sự tồn tại của tôi phụ thuộc rất
nhiều vào một sự tự do mà không phải là của tôi và là điều kiện cho sự tồn
tại của tôi” (BN358). Một trong những nhân vật trong vở kịch Không Lối
Thoát của Satre dần nhận ra, “Địa ngục là từ những người khác!” Những sự
dày vò đau đớn nhất có thể tưởng tượng ra không phải là một căn phòng tra
tấn đầy lửa và lưu huỳnh, mà là bị ràng buộc một cách chặt chẽ với định
kiến của những người khác về sự tồn tại của chúng ta.
Tất nhiên, bằng nhiều cách, chúng ta ngăn chặn xung đột này để giành lấy
thiện cảm của người khác. Ví dụ, điều đó sẽ rất khó thực hiện trong giới
trung lưu, nếu chúng ta không được xem là tuân thủ pháp luật và có nghĩa vụ
công dân. Một việc kinh doanh thành công hay một nghề nghiệp chuyên
nghiệp đòi hỏi phải thiết lâp danh tiếng với sự trung thực và độ tin cậy. Tuy
nhiên, chúng ta có thể thấy chính mình được định nghĩa trong mắt người
khác theo cách mà khiến ta rất khó chịu nhưng vẫn không thể loại bỏ hoàn
toàn. Ví dụ, một người làm kinh doanh có thể cung cấp các dòng sản phẩm
nhất định mà tiết lộ mối quan tâm chủ yếu của anh ta là động cơ lợi nhuận
và không vì lợi ích của khách hàng như chính anh ta đã quảng cáo.
Satre đưa ra một ví dụ rất ấn tượng về việc mất kiểm soát trong đặc điểm
nhận dạng và vẻ bề ngoài của một người. Ông kể về một người đàn ông luôn
quan sát người khác bằng cách nhìn trộm qua lỗ khoá. Anh ta hoàn toàn bị
cuốn hút vào những gì anh ta đang làm. Nhưng khi anh ta đột nhiên nghe
thấy một ai đó phía sau và nhận ra mình đã bị nhìn bởi một người khác, anh
ta xấu hổ vì anh ta bắt đầu nhận thức được chính bản thân anh ta cũng bị
nhìn thấy qua con mắt người khác. Nói cách khác, anh ta đã đánh mất quyền
kiểm soát của mình cho sự tự do của một người khác. Anh ta là “ siêu việt
của sự siêu việt”, Sartre nhận xét. Năng lực biến người mà anh ấy đã quan
sát thành một đối tượng đã bị vượt qua bởi người đã quan sát anh ta. Anh ta

giờ cũng là một đối tượng cho người khác quan sát. Anh ta giờ là một
“người thị dâm”- một thứ được phân loại và đánh giá bởi người đã nhìn thấy
anh ta nhìn trộm người khác (BN347-349).


Điều đó minh hoạ cho mối quan hệ của chúng ta với mọi người. Mỗi cuộc
gặp gỡ với người khác là sự nỗ lực của tự do trong tôi để vượt qua sự tự do
của người khác, để khiến người đó trở thành đối tượng cho sự đánh giá và
mục đích của tôi; đồng thời, người khác cũng cố gắng để làm điều tương tự
với tôi. “Trong khi tôi nỗ lực để giải thoát bản thân khỏi sự ràng buộc của
người khác, người đó lại cố gắng giải thoát bản thân anh ta khỏi tôi; trong
lúc tôi tìm cách để giam cầm người khác, người đó cũng tìm cách để giam
cầm tôi… Xung đột là ý nghĩa ban đầu của sự tồn-tại-vì-người-khác”
(BN474f). Như vậy, tất cả những mối quan hệ của con người trên cơ bản là
sự đấu tranh quyền lực. Tôi phải có được sự công nhận của những người
khác để là bản thân mình - nếu không ai chú ý vào những gì tôi làm, sự tự do
của tôi sẽ là vô nghĩa - nhưng tôi phải được công nhận như một “chủ nhân”
và không phải như một “đầy tớ”.
Trong khi những phân tích của Sartre cho thấy cuộc đấu tranh này là cố hữu
trong tất cả mối quan hệ của con người, một vài trong số đó rõ ràng quan
trọng hơn những cái khác. Ví dụ, giống như người tọc mạch luôn nhìn trộm
qua lỗ khoá, nếu tôi bị bắt gặp bởi một người lạ thì sẽ hơi bối rối nhưng có
thể nhún vai xem thường. Nhưng nếu tôi bị bắt gặp bởi một người mà họ đối
với tôi vô cùng quan trọng, chẳng hạn người tôi yêu thương, thì nó sẽ tổn
thương danh dự của tôi biết bao. “Giá trị của bản thân tôi được nhìn nhận
như thế nào từ người khác phụ thuộc vào chính sự công nhận của tôi về họ
(BN320). Chỉ trong một vài mối quan hệ tôi cảm nhận được bản thân tôi
đang hoàn toàn mạo hiểm. Đây chính là lí do vì sao sự trải nghiệm trong tình
yêu vô cùng quan trọng. Khi tôi yêu một ai đó, tôi trao cho họ sức mạnh từ
sự tự công nhận của tôi. Tôi bị giam cầm trong cái nhìn của người đó, nhưng

đồng thời tôi cũng làm mọi điều có thể để điều khiển sự nhận định đó.
Đây là tình yêu, một sự nổ lực để đưa một người nào đó nhận ra rằng “Tôi là
tất cả” đối với anh ấy hay cô ấy, vì thế, tôi hoàn toàn tổng sở hữu tự do của
anh ấy hay cô ấy. Đây là quan hệ định nghĩa: người yêu là người mà tôi tìm
cách sở hữu sự tự do của người đó, Sartre nói, bởi vì ông ấy “giữ một bí mật
– bí mật về thân thế của tôi”. Ông ấy hiểu rõ tôi như tôi không thể nào hiểu
rõ bản thân mình. “Anh ấy hiểu tôi và do đó anh ấy sở hữu tôi”. Tôi đánh
mất bản thân trong nhận thức của những người khác, người mà tôi không thể
kiềm chế, nhưng sự thừa nhận của anh ấy làm tôi trở nên tồn tại. “Bởi đức
hạnh của ý thức của người khác giành cho tôi đồng thời là người đã chiếm
lấy tôi từ bản thân và người mà gây nên “có được” thứ chính là con người


của tôi” (BN475). Chỉ trong ánh mắt của anh ấy, tôi mới thấy chính bản thân
mình. Với ý nghĩa này, vậy thì, tình yêu là sự nỗ lực để giành lại bản thân tôi
qua việc đoạt lấy sự tự do của người mình yêu.
VAI TRÒ CỦA LẼ PHẢI
Trong các cuộc tranh luận về tình yêu phẩm hạnh, ta nhận thấy lòng chung
thủy, sự kiên định và cách cư xử có nguyên tắc có giá trị quan trọng hơn hết.
Một trong những điều hấp dẫn về tình yêu phẩm hạnh là nó có thể được
chuyển dịch sang các ngôn ngữ khác và được giải thích. Những hành động
của chúng ta có thể được bào chữa. Nhưng tình yêu của sự hiểu biết như là
một sức mạnh xoay chuyển chúng ta 180 độ theo chiều ngược lại. Cũng
giống như Hobbes, Sartre không tin rằng nhân cách có bất kì cơ sở lý lẽ nào.
Lẽ phải không thể quyết định được cách cư xử của chúng ta. Lý do có một
cơ ngơi đằng sau với sức mạnh của sự phủ nhận, với sức mạnh của sự chọn
lựa. Những lý do là những kết quả của sự chọn lựa, chứ không phải nền tảng
của nó.
Vì thế, bất kì sự bào chữa nào để chứng tỏ bản thân bằng việc khẩn cầu đến
pháp luật, luật đạo đức, giá trị văn hóa, hoặc tương tự, là những hình thức

mà Sartre gọi là “đức tin xấu xa”, bởi vì tất cả họ đều là những nỗ lực để cố
gắng thoát khỏi sự tự do cở bản của một người. “Sự tự do của tôi là nền tảng
của giá trị độc đáo và hoàn toàn không là gì, biện minh cho tôi trong việc
chấp nhận cái giá trị cụ thể này hay kia, quy mô cụ thể này hay quy mô cụ
thể kia của các giá trị. Như một con người mà tôi bằng mọi giá để tồn tại, tôi
là vô lý” (BN76). Nếu như cái tôi là sức mạnh của sự phủ nhận – quyền tự
do cơ bản không phải bất kì điều gì, thậm chí cũng không phải là điều thuộc
về đạo đức – sau đó, chỉ sự ủng hộ cho những giá trị trong thế giới là tự do
và sự lựa chọn của tôi. “Chính tôi là người duy trì các giá trị sự sống”, Sartre
nói, “mà không cần bất kì sự biện minh hay lý do nào” (BN77-78).
Đức tin xấu về cơ bản đã giả vờ rằng chúng ta không tự do. Ta có thể nói,
đó là một căn bệnh của ý thức, điều đó đã được chứng minh bất cứ khi nào
chúng ta hiện diện bản thân như không có sức mạnh của sự phủ nhận. Vì
vậy, công dân, hay giáo viên, hay người chồng mà tôi biện minh cho bản
thân mình qua việc nói rằng tôi phải tuân theo luật pháp, tôi đã được giao bài
tập về nhà, tôi phải mang hoa cho vợ tôi – như thể tôi không còn sự lựa chọn
phải làm khác. Vấn đề nghiêm trọng nhất về đức tin xấu không chỉ đơn


thuần là nỗ lực để che đậy sự tự do của chúng ta từ những người khác nhưng
bản thân lại tự lừa dối mình. Đức tin xấu là sự thiếu đi tính xác thực, giả dối,
dỏm. Trong thực tế, sự tự do của chúng ta được sử dụng để phủ nhận quyền
tự do của mình, để trốn tránh trách nhiệm khi nhận ra rằng không có gì xác
định hành vi của chúng ta nhưng sự lựa chọn của chúng ta. Đức tin xấu là
giả vờ, để cho chúng ta cũng như những người khác nhận ra rằng chúng ta
chỉ là những đối tượng – thứ gì đó không xác định, không có sự tự do cũng
như sự lựa chọn.
Rất nhiều điều, sau đó, chúng ta phải làm gì đó để được coi là thành phần có
trách nhiệm của xã hội – có nghĩa là, để cống hiến chính mình để chắc chắn
những nhiệm vụ mà chúng ta thực hiện một cách nhất quán và hăng hái –

một cách chính xác mà Sartre gọi là “đức tin xấu”. Chúng ta không những
đảm nhận vai trò xã hội hoặc vai trò chuyên nghiệp nào đó, chúng ta phải
thuyết phục mọi người rằng chúng ta sẽ không đi chệch khỏi chúng. Ai sẽ tin
tưởng một nhà khoa học, hay một bác sĩ hay một quan chức chính phủ,
những người dường như chỉ “chơi” đúng vai trò của mình, như một diễn
viên, và đã không được hoàn toàn đồng nhất với nó? Chắc chắn không phải
cộng đồng, chắc chắn không phải cấp trên của mình. Ngay cả sự chân thành
của chính bản thân nó, do đó, có thể là một hình thức của đức tin xấu. Chúng
ta không những phải cư xử theo một cách hoàn toàn chức năng hóa, như thể
chúng ta hoàn toàn thiếu đi sự tự do nhưng chúng ta phải tự thuyết phục bản
thân rằng đây chính là sự thật. Lý do là ít hợp lý hơn.
Từ quan điểm này, do đó, cuộc sống luân lý không phải là một thành tựu
nhưng là một lối thoát, một chuyến bay từ sự tự do. Để sống một cuộc sống
gắn bó chặt chẽ với nguyên tắc là một sự từ chối của trách nhiệm của một
người cho từng thời điểm – một sự từ chối đối mặt với mỗi tình huống với
sự nhận thức đầy đủ của sự tự do của một người để hành động. Sự kiên trì,
liên tục, tận tình với nhiệm vụ, và vân vân, tất cả đơn thuần là những hình
thức hợp lý hóa của sự lảng tránh.
VAI TRÒ CỦA TÌNH DỤC
Chìa khóa để hiểu hết toàn bộ tình yêu như một sức mạnh được tìm thấy,
như chúng ta đã thấy, trong sự phân tích về ý thức của Hegel về sự chiếm
hữu của Sartre. Sự khác biệt là đối với Hegel, chủ nhân – người hầu miêu tả
cơ bản theo hướng logic về sự phát triển của kiến thức ( logic của sự khách


quan), trong khi đối với Sartre, điều đó bộc lộ sự thật cơ bản và các xung đột
không thể tránh trong các mối quan hệ với những người khác.
Tình yêu là một tập hợp con của các vấn đề lớn trong các mối quan hệ không
rõ ràng với những người khác. Tình yêu có quá nhiều vấn đề bởi vì nó xác
định mối quan hệ quan trọng nhất mà qua đó tôi tìm thấy cá nhân tôi được

nhìn nhận và để chiếm hữu sự tự do của người khác, người mà nhận ra nó.
Nhưng giấc mơ của tôi về sự hợp nhất với người khác là một sự ảo tưởng
bởi vì cô ấy không thể đồng thời là một sự phản ánh của độc lập về sự tự do
của tôi và phụ thuộc vào sự tự do của tôi. Cô ta không thể vừa là chủ thể vừa
là đối tượng, và những mâu thuẫn này là chính xác những gì tình yêu đang
tìm kiếm.
Không có nơi nào có sự nhập nhằng này rõ ràng hơn trong kinh nghiệm tình
dục; nhưng chúng ta vẫn thường bị cám dỗ để làm đơn giản hóa tình dục như
chủ yếu là một vấn đề phải làm với cơ thể tự nhiên của chúng ta. Nhưng,
một lần nữa, đó là logic của sự khách quan đưa vào cuộc sống. Vấn đề chủ
yếu là mức độ mà cơ thể của tôi và cơ thể người khác là những biểu hiện của
tính chủ quan, của sự tự do. Ở một vài cách thức, cơ thể của tôi như là một
đối tượng, nhưng ở những cách thức khác, nó diễn đạt đầy đủ nhất về tính
chủ quan và sự tự do của tôi.
Cơ thể tôi hoàn toàn chống đối, ví dụ, đối với sự kiểm tra của một bác sĩ, và
thậm chí đối với bản thân mình khi tôi coi nó như phẫu thuật xương, cơ bắp,
vân vân. Nhưng còn có một ý nghĩa trong đó, cơ thể tôi không chỉ là một đối
tượng nhưng đó là cách của tôi tồn tại trong thế giới – đó là cách cụ thể
trong đó tôi đi bộ, nhìn, ngồi trên ghế, với tới những thứ trên kệ, và vân vân.
Nó tạo thành cả sự giới hạn và khả năng bao hàm thực tế của tôi trên thế
giới.
Vẫn còn ý nghĩa nào đó trong cơ thể tôi có thể là sự hợp nhất của tính chủ
quan của tôi trong mắt những người khác. Chúng ta không bị xấu hổ bới sự
trần truồng của mình, ví dụ, nhưng chúng ta bối rối vì bị coi thường bởi
người khác. Trong ý nghĩa này, tôi đang bị chiếm hữu bởi người khác: “ Cái
nhìn thời trang trong cơ thể trần trụi của tôi, làm cho nó được sinh ra, chạm
trổ nó, sản xuất ra nó, thấy nó như thể tôi sẽ không bao giờ nhìn thấy nó”
(BN475). Sự bối rối của tôi là một bằng chứng mà tôi đã được thể hiện
khách quan bởi vấn đề chủ quan của người khác.



Giả sử, tuy nhiên, sự trần truồng là cố ý, là một hành động cố ý để khơi dậy
sự quan tâm gợi tình của người khác. Trong trường hợp, cơ thể của tôi là
một phương tiện mà tôi tìm cách đoạt lấy tính chủ quan của người kia. Sự
khác biệt chính là dục vọng. “Trong dục vọng”, Sartre nói, “tôi làm cho thân
xác bản thân hiện diện trong người khác để chiếm đoạt thân xác của người
khác” (BN506). Một loại của “cản trở của ý thức” như vậy diễn ra trong
chuyện ái ân. Mỗi người tìm cách để hiện thân chủ quan của người khác một
cách đầy đủ nhất có thể trong cơ thể của mình.
Mọi khía cạnh của sức khỏe thể chất của tôi bây giờ đã chở thành phương
tiện chuyên chở cho ý thức của tôi – làm thế nào tôi nói chuyện, làm thế nào
tôi nhìn, làm thế nào tôi di chuyển – tất cả là một nổ lực để gợi lên sự hiện
diện của người khác trong xác thịt của cô ấy. Tương tự, mọi sắc thái trong
hành vi của cô ấy bị buộc tội có ý nghĩa khi cô ấy tìm cách để làm như vậy
với tôi. Khao khát nhằm hóa thân lẫn nhau. Đây là trạng thái bị bỏ bùa mê
(BN511).
Sự phân tích cực kỳ nhạy bén và cực đoan của Sartre làm sáng tỏ rằng
những gì làm cho hoạt động tình dục không phải là khía cạnh vật chất như
vậy. Sự tiếp xúc của da khi da không phải là bản chất thú vị - ví dụ như khi
chúng ta bác sĩ kiểm tra. Đó là sự chăm sóc của một người đặc biệt mà
chúng ta muốn. Điều gì làm cho sự đụng chạm thú vị của cô ấy là khi đó là ý
định tiết lộ của cô ấy – dục vọng của cô ấy. Dục vọng của tôi không đơn
giản là đối với cơ thể của cô ấy mà còn dục vọng của cô ấy. Tôi tập trung
vào cô ấy là để mang tinh thần của cô ấy lên bề mặt – để hoàn toàn kết hợp
sự tự do với cơ thể của cô ấy: “ Sự âu yếm không muốn tiếp xúc đơn giản…
sự âu yếm không chỉ là cái vuốt ve đơn giản; đó là một hình thức. Trong sự
âu yếm khác, tôi làm cho xác thịt của cô ấy như được sinh ra dưới sự vuốt ve
của tôi, dưới những ngón tay của tôi. Sự âu yếm là toàn bộ những nghi lễ
tượng trưng cho người khác” (BN506f) .
Đó không chỉ là cơ thể người khác mà tôi muốn. Plato và Kant thật sai lầm

khi đặt ngang hàng sự ham muốn tình dục với những sự ham muốn thông
thường: xác thịt không phải là đối tượng trong sự khao khát của tôi. Những
gì mà tôi muốn là gài bẫy sự tự do của những người khác trong sự kiện tính
khách quan trên cơ thể của cô ấy – nó “phải dạo chơi trên bề mặt cơ thể của
cô ấy, và được lan tỏa ra khắp cơ thể của cô ấy; và bằng cách chạm vào cơ
thể này cuối cùng tôi nên chạm vào sự chủ quan tự do của người khác.” Nó
là sự hiện diện thực sự của cô ấy mà tôi mong muốn. Vâng, tôi muốn “sở


hữu” cơ thể của cô ấy, nhưng chỉ tới một chừng mực mà cô ấy được đồng
nhất với nó (BN511-512). Mặc khác cô ấy đáng lẽ ra đã tránh né tôi.
Sự tan vỡ của những kiếp người là điều chắn chắc xãy ra – điều đó ở mức tốt
nhất là một thứ ảo ảnh lẫn lộn. Tôi có thể triệu tập sự xuất hiện của sự tự do
những ngừoi khác trong xác thịt của cô ấy, nhưng tôi không thể ném nó đi.
Cái “tôi cô lập” gợi nhớ về cái tôi cô lập. Sự tan vỡ ấy như vậy chuyển theo
xu hướng của sự bạo dâm hoặc sự ác dâm. Trong sự nổ lực bảo vệ mối quan
hệ mà tôi có thể tìm kiếm để trở thành một mục tiêu của những người muốn
chiếm giữ tình yêu của cô ấy. Bằng việc quy phục cô ấy và sẵn sàng chịu
đựng đau khổ, tôi cố gắng đưa ra ý nghĩa cuộc sống bản thân bởi vì nó thuộc
về cô ấy. Những thứ mà điều này tiết lộ là sự thất bại của chứng bạo dâm,
Sartre đã chỉ ra rằng, bởi vì thực tế những điều tôi đang làm là sử dụng
những thứ khác theo một cách làm cho cuộc sống của tôi có ý nghĩa. Mặc dù
xuất hiện trái ngược, cô ấy là người mà tính siêu việt của cô ấy vượt qua mọi
giới hạn. Sự tự do căn bản cấu thành tính chủ quan đến cuối cùng không thể
bị chối bỏ. Kể cả sự cố gắng để từ chối sự tự do trong thực tế là một sự xác
nhận của nó.
Sự bạo dâm là kết quả vô lý trong việc chối bỏ sự tự do của bản thân tôi, thì
ác dâm là kết quả vô lý trong việc chối bỏ sự tự do của những người khác
bằng cách cố gắng ép buộc sự khám phá của cô ấy qua cơ thể mình. Sự lợi
ích của nổi đau và bạo lực đó là thử bắt buộc cơ thể xâm nhập vào ý thức.

Quan điểm ấy, tuy vậy, lại không đơn giản để gây ra nổi đau – đó không
phải là sự trừng phạt. Sự thành công của sự ác dâm là khoảnh khắc khi nạn
nhân biểu lộ bản thân trong sự đau khổ của bản thân. Ác dâm giống với tình
yêu ở chổ nó tìm kiếm một phẩm chất đặc biệt: “Điều mà người ác dâm kiên
trì tìm kiếm… là sự tự do của những Người khác” giống như nó được tiết lộ
bởi cơ thể của cô ấy (BN522f). Nhưng sự thành công của điều đó tốt nhất
chỉ có thể mang tính tạm thời. Hơn thế nữa, miễn là nạn nhân có ý thức rằng
luôn luôn có khả năng mà cô ấy có thể thay đổi mọi tình thế đối với người ác
dâm và mang anh ấy vào một mục tiêu thông qua sự nhạo báng hay cái nhìn
khinh thường của cô ấy.
Những cách mà sức mạnh định nghĩa mối quan hệ tình dục là một vấn đề
thiên tài bắt đầu với sự tranh luận của chúng ta về tình yêu dâm tính. Chúng
ta thấy được như thế nào mà sự căng thẳng giữa Socrate và Alcibiades minh
họa một trò chơi dâm tính mà bản năng giới tính là một sự đấu tranh cho
điều bí ẩn – vượt qua bản thân một người, vượt qua những thứ khác – và mối


bận tâm này tái diễn một lần nữa trong tầm nhìn Christian, một tầm nhìn
lãng mạn, và tầm nhìn đạo lý trong tình yêu, “Nhật ký của kẻ dụ dỗ” cả
Kierkeaard có vẻ là sự mô phỏng hiện đại về cuộc đấu khẩu gợi tình của
Socrates và Alcibiades. “Sự tìm kiếm sức mạnh” là một vấn đề trọng tâm
trong cách suy nghĩ hiện đại phương Tây (ví dụ như Hobbes và Descartes),
và nó lại xuất hiện một lần nữa trong tục ngữ chủ - tớ của Hegel, điều mà
ông ấy cố gắng đưa ra một sự mô tả đặc trưng logic cho quyền độc lập khó
giải quyết của bản thân.
Nhưng điều gì xảy ra khi cái tôi không có hiệu lực? Điều gì xảy ra nếu
quyền lực không bắt nguồn từ sự tự do của bản thân mà từ một vài hiện thực
toàn diện mà cái tôi được đặt vào tình thế? Hegel nghĩ rằng cảm xúc của con
người cuối cùng bị chi phối bởi khách quan lịch sử. Marx đã đảo ngược quá
trình và chỉ rõ rằng sức mạnh của kinh tế và xã hội chính là điều tạo ra ý

nghĩa và sự lựa chọn. Hơn nữa, Michel Foucault giữ vững quan điểm rằng
toàn bộ phạm vi của mối những quan hệ giới tính (kể cả mọi thứ khác) bị
phủ nhận và được bình ổn bởi “những sức mạnh” những cá nhân mang tính
siêu việt hơn mà họ không có cấu trúc cũng không hợp lý như cách nghĩ của
Hegel và Marx. Đi theo những bước chân theo lời quả quyết của Nietzsche
rằng thái độ của con người được trình bày, ở phía dưới, bởi “mong muốn sức
mạnh,” Foucault chứng tỏ rằng tất cả những mối quan hệ xã hội là “những
mối quan hệ bắt buộc” và như vậy chúng được gắn vào với ngôn ngữ, luật
pháp, những tập tục xã hội, và những giá trị văn hóa. Những sức mạnh này
thì minh bạch nhưng lại không có trật tự trong bất kì ý nghĩa toàn diện nào.
Những ví dụ có thể là sự thống trị nhưng những ý kiến thay đổi không
ngừng về “sức khỏe” và “bệnh tật”, “niềm vui” và “công việc”, thì chiếm ưu
thế hơn trong bất kì cộng đồng nào được đưa ra. Chúng là “chất nền duy
chuyển” mà thuộc về nơi nào đó, phức tạp, và ngoài trừ bất kì mục đích hay
lý do cụ thể nào. Chúng không phải là những biểu hiện của lí trí, như Hegel
nói, chũng cũng không phải là ảnh hưởng của kinh tế, như Marx nói. Chúng
cũng không được hiểu một cách đơn giản như bên ngoài đến những cá nhân,
như trong sự bắt đầu có xu hướng hà khắc hoặc quyền thống trị nổi trội. Hay
đúng ra, những mối quan hệ của sức mạnh đáp ứng như một “ma trận
chung” cho cuộc sống và kể từ đó là nội tại bên trong sự lựa chọn và những
quyết định cá nhân. Theo luân lý học của người Hy Lạp xưa, ví dụ, “những
tiêu chuẩn của luân lý tính dục luôn luôn phù hợp với cách sống của một
người, thứ mà tự nó được xác định bởi một trạng thái đã thừa kế và một thứ
mục đích đã được lựa chọn.” Những người trong cuộc sống cộng đồng, đặc


biệt, áp đặt những tiêu chuẩn khắc khe lên chính họ để thể hiện quyền thế tối
cao của họ.
Bằng những tranh luận trên, Foucault cắt ngắn những giả định cơ bản của
Sartre rằng thứ sức mạnh để chứng minh ý nghĩa nằm trong sự tự do của cái

tôi cá nhân. Trong quan điểm của Foucault, cuộc đấu tranh của một tính chủ
quan để tìm ra chính nó trong trong một tính chủ quan khác sẽ chỉ là một
hiện tượng phụ - một trường hợp nơi mà sự giao nhau của những qui tắc và
những giá trị xác định hình thành nên ý nghĩa.
Foucault nhận thấy, vì vậy, sự tự nhiên có kỉ luật của tình yêu dục tính mà
chúng ta ghi nhận trong cuộc tranh luận về Hội nghị chuyên đề thì không có
nhiều hậu quả trong cuộc theo đuổi cái đẹp và sự thật, mà có lẽ đúng hơn là
kết quả của một phong tục thượng lưu – “một nguyên tắc của sự cách điệu
hóa về quy tắc đạo đức cho những người mà họ mong muốn mang cho sự
tồn tại của họ một hình thái tuyệt vời và hoàn mĩ nhất có thể.” Những việc
đang diễn ra ở đây, theo một cách nói khác, là một ý nghĩa mang tính thẩm
mĩ xác định, hình thành bởi những người ưu tú, mà nó yêu cầu sự tiết chế và
sự chừng mực để đạt được “nghệ thuật mang ý nghĩa của sự tự do được nhận
thức như một trò chơi quyền lực.” Một người vẫn có thể nói rằng tình yêu là
sức mạnh, nhưng đây không phải là người trung tâm của sự tự do đấu tranh
với những người còn lại. Nó là sức mạnh bị thay thế vị trí quan trọng thứ mà
sự quan trọng của tính chủ quan bị thu hút bởi những vương quốc đàm luận
rộng hơn mà chúng thiết lập “sự thật” về những thứ diễn ra giữa người với
người. Từ “tầm nhìn mắt điểu” của Foucault thì điều này làm nên một tình
huống chắc chắn. Nhưng từ khoảng cách niềm đam mê chỉ là những hiện
thực xã hội.
Trong vương quốc của người đầy kinh nghiệm sống thì loại khoảng cách này
không có lợi cho họ. Khi một người nào đó biết yêu sự trực tiếp của người
khác lấp đầy hoàn toàn tầm nhìn. Chúng ta không so sánh “sức mạnh” hay
“mối quên hệ bắt buộc” trong thực tế của kinh nghiệm sống. Chúng là những
thứ trừu tượng. Khao khát như tôi thật sự trãi nghiệm nó chỉ được phát triển
bởi người có khả năng nhận ra tôi như sự tự do.
KẾT QUẢ



Những nghiên cứu của Sartre tiết lộ một vài điều quan trọng bên trong mà
chúng đẩy chúng ta vào tình yêu như không có ý kiến nào khác làm. Như
ông ta nói, cái tôi thì chủ yếu cô độc trong sự tự do của riêng nó (BN60).
Bởi vì sự tự do tuyệt đối của nó chính là hoàn toàn không có gì, chúng ta
không có lựa chọn nào ngoài việc trở thành những người biết yêu: Bởi vì
chúng ta không là gì trong chính bản thân, chúng ta phải tìm chính mình
thông qua những người khác. Một ít như Plato, Sartre chỉ cho chúng ta rằng
bởi vì bản thân thiếu sự thể hiện nó chắc chắn bị điều khiển đến người khác
với nổ lực để đạt được tính vững chắc nó không cần phải là chính nó. Không
giống Plato, tuy nhiên, điều mà bản thân một người đạt được không mang sự
thường xuyên hay sự không thực tế vĩ đại hơn, nhưng chỉ có sự thừa nhận
thoáng qua đạt được bởi sự chinh phục hay sự từ bỏ sự tự do của người
khác.
Một trong những lý do khiến tình yêu thật lôi cuốn chính vì nó dường như
ban tặng một sự thiết lập cho sự sống của chúng ta. Không có khả năng để
khẳng định bản thân, chúng ta mong đợi người ta yêu cho ta một lí do để
sống. “Cô ấy (hoặc anh ấy) là tất cả của tôi,” những người đang yêu thường
nói. Nhưng làm thế nào sự thiết lập cuộc sống của tôi có thể phụ thuộc vào
sự chiếm hữu về sự tự do của người khác? Nó là một sự mâu thuẫn lẫn nhau.
Theo mặc khác của Sartre sự ngược đời của tình yêu hiện ra một cách mạnh
mẽ nhất. Điều mà Hegel miêu tả như những hình thái của ý thức xen kẻ nhau
trong lời nói ẩn dụ chủ - tớ của ông ấy hình thành cho Sartre mô hình của sự
đối lập không thể tách rời giữa những người yêu nhau. Để tìm ra chính tôi từ
những người khác đó là đòi hỏi sự từ bỏ của tôi và cả của người tôi yêu. Bởi
vì sự tự do của mỗi người là điều không thể dời chuyển được, tình yêu về cơ
bản là mẫu thuẫn và bị kết tội cho sự thất bại. Roger Scruton ghi nhận rằng,
“Tình yêu đòi hỏi sự từ bỏ hoàn toàn về điều hoàn toàn tự do, và tuyệt đối
thống nhất giữa những điều hoàn toàn khác nhau.”
Sự phức tạp nêu lên quan điểm này là đáng kể. Một mặt, mục đích bề ngoài
của người yêu là nguyên tắc tự mâu thuẫn. Những người yêu tìm cách phục

hồi tâm hồn của mình bằng cách hấp thụ hoàn toàn sự tự do của người khác,
nhưng nếu anh ta thành công trong việc này, người yêu không còn là "khác."
Các yêu sẽ không còn có đủ riêng biệt để cung cấp các bản sắc riêng biệt mà
tự khao khát. Nói cách khác, nếu tình yêu đạt được sự thống nhất, nó thất
bại.


Điều này dẫn chúng ta trở lại với tình trạng khó xử đặt ra bởi người đầy tớ
thầy dụ ngôn của Hegel. Những gì tình yêu tìm là tự do của người kia - toàn
thể ý thức của người mình yêu quý. Người yêu không muốn chỉ đơn thuần là
một điều trơ, một đối tượng. Anh ta cũng không muốn làm cô ấy sự sợ hãi
hoặc ép buộc hoặc thậm chí như nhiệm vụ. Sự nhìn nhận được đưa ra bởi
một nô lệ không đạt được nhiều.Tình yêu cũng không được thỏa mãn khi nó
được đưa ra bởi một trong những người phụ thuộc hay ràng buộc bởi nghĩa
vụ. Đó là "tự do như tự do" rằng người yêu muốn sở hữu (BN478). Dĩ nhiên,
lúc này sự tự do này đã đầu hàng - "Hãy lấy tôi, tôi là của bạn!" - Nó không
còn quyền tự chủ nữa. Tại thời điểm rất đắc thắng, bản thân người yêu đánh
mất những gì họ muốn - sự công nhận quyền tự chủ của mình từ nguời kia.
Điều mà bản thân thật sự muốn, theo Sartre, là nên yêu quý bằng cách nào
đó "sẽ nuôi nhốt riêng của mình", vì vậy tình yêu mà cả hai đã cho là tự do
và chưa được sở hữu an toàn bởi những người yêu (BN479).
Nhưng vẫn có những biến chứng hơn nữa. Những người yêu làm thế nào để
người yêu mình đầu hàng sự tự do? Chiến thuật của sự thống trị và kiểm
soát rõ ràng là tự chuốc lấy thất bại. Những gì anh ta phải làm là bằng cách
nào đó làm cho mình trở thành một đối tượng mà cô ấy mong muốn. Cô ấy
phải muốn anh ta là "cả thế giới" với cô ấy và vì vậy anh ta phải hòa nhập
chính mình vào được thế giới của cô. Điều đó có nghĩa, khi yêu cô ấy,
những gì anh ta thực sự muốn là cô ta yêu anh. Anh ta phải tự giới thiệu
mình với cô ấy như một người mà cô sẽ muốn cho đi tự do của mình. Và cô
ấy, về phần mình, phải xuất trình bản thân mình trong một cách mà anh ta sẽ

muốn cô ấy muốn anh ta muốn cô ấy yêu anh. . . và cứ như vậy.Vòng tuần
hoàn vô hạn ở đây khá chóng mặt nhưng trong thực tế, dường như nó mô tả
sự bất an của hầu hết các vấn đề tình yêu. Tình yêu là cho đi nhận lại không
ngừng chuyển dịch của hai thứ tự do, mỗi bên cố nắm bắt đối phương và cố
không để bị nắm bắt , không chắc chắn và khó hiểu như một trò chơi trốn
tìm trong một hội trường đầy gương. Không có gì ngạc nhiên khi Sartre nói
rằng bản chất của tình yêu là xung đột và một mối tình thật sự thỏa mãn là
không thể có.
SỰ ĐỊNH GIÁ
Chúng ta có thể mong đợi gì từ tình yêu quyền lực?
Hơn bất cứ quan điểm nào khác khái niệm này của tình yêu soi sáng những
cái phức tạp và không chắc chắn làm bối rối mỗi mối quan hệ yêu thương.


Bằng cách nâng các tấm màn che của tình cảm, chúng ta thấy rằng những gì
đang thực sự xảy ra là một cuộc đấu tranh quyền lực, và chúng ta thấy bây
giờ tại sao các cuộc đấu tranh là rất tuyệt vọng. Bản chất con người đang bị
đe dọa: nó hoặc là "đang hoặc hư vô" - người ta có thể nói. Hoặc ít nhất nó
có vẻ như thế khi nhìn từ trong kinh nghiệm của tình yêu khi nó được sống
ngày qua ngày. Bây giờ chúng ta thấy tại sao sự cố khá tầm thường có thể
bùng nổ cảm xúc như vậy; bây giờ chúng ta thấy tại sao những cử chỉ tinh tế
có thể thú vị hoặc người ta thất vọng như vậy. Sức mạnh mà tình yêu tìm
kiếm là sức mạnh của sự nhìn nhận, cả bản thân mình và của người yêu.
Tình yêu là kinh doanh mạo hiểm -nó trao cho người kia sức mạnh để làm
nên hoặc phá vỡ tôi.
Điều này cũng giải thích tại sao những người bên ngoài mối quan hệ không
thực sự hiểu những gì đang xảy ra. "Không ai biết những gì trong nồi trừ cái
thìa khuấy nó ", câu tục ngữ Tây Ban Nha. Chỉ từ kinh nghiệm sống của tôi,
tôi có thể biết liệu tự do của tôi đã chiến thắng - hoặc là của cô ấy.
Điều này cho thấy làm thế nào cả sức mạnh và điểm yếu của ý tưởng tình

yêu xuất phát từ sự phụ thuộc dựa vào phân tích của Hegel về ý thức. Là một
tài khoản nhận thức nội tâm chúng ta đó là chính xác: tinh thần chúng ta có
thể trong thực tế phủ nhận bất cứ điều gì và tất cả mọi thứ. Sartre mô tả về
sự linh động của ý thức tiết lộ làm thế nào một cách tự do và ý định mà
chúng ta quan tâm trượt từ điều này sang một điều khác, sự độc lập của
logic, các ràng buộc đạo đức, hoặc hạn chế thực tế ở bất cứ thể loại nào.
Điều này dẫn đến một ảo giác về sự tự do tuyệt đối và trách nhiệm tuyệt đối.
Nhưng thế giới "ngoài kia" - thế giới bên ngoài -là không negatable. Có
những sự kiện khó thay đổi như sinh, tử, vật lý những hạn chế, và vân vân.
Đúng, không ai trong số những sự kiện này có thể thiết xác định thái độ của
tôi hay những gì tôi sẽ làm gì về họ, nhưng họ làm có khó khăn, kết nối xác
định với nhau, em bé có được cho ăn và chăm sóc, cây không thể thu hoạch
nếu họ không trồng, đường ống nước đóng băng ở ba mươi hai độ
Fahrenheit, tiền thuê đã được thanh toán.
Vì vậy, trong vấn đề tình yêu, về nguyên tắc tôi có thể nhận thức được sức
mạnh của tôi để phủ nhận những việc khác (khẳng định sự tự do của tôi),
nhưng trên thực tế vướng mắc về thời gian và tự nhiên như vậy là điều
không thể tránh được. Chủ quyền của nội tâm của tôi có thể là tuyệt đối,


nhưng sự tự do của kinh nghiệm sống như vậy là hạn chế đến mức không
đáng chú ý dù chỉ ở lề.
Trong khi phân tích của Sartre đi xa về phía giải thích tại sao tình yêu có thể
rất thú vị và đe dọa và tức giận, nó không đến đầy đủ để hiểu thấu với tình
yêu trong thế giới thực "ngoài đó." Về nguyên tắc, có, tôi có thể nhận thức
hầu như bất cứ điều tiêu cực gì, nhưng trong thực tế, như chúng ta đều biết,
điều này là cực kỳ khó khăn, nếu không nói là bất khả thi. Truyền thống,
hoàn cảnh, gia đình và đồng đẳng áp lực, chính quyền đạo đức -Tất cả đè
nặng lên chúng ta. Họ đối đầu với chúng tôi như thực tại hữu hình. Thực tế
là họ không thể dễ dàng bị từ chối làm rất rõ ràng mức độ mà tôi xác định

với họ, thường không lựa chọn làm như vậy - gia đình, ví dụ. Ý thức của tôi
chỉ là đủ tự do để nhận ra họ là sức mạnh ngoài bản thân mình, nhưng không
đủ tự do để vượt qua họ. Ngay cả nếu tôi làm quản lý để vượt qua họ trong
giây lát tôi biết rất rõ là họ sẽ tồn tại lâu hơn tôi và tôi không thể có được
loại bỏ họ một lần và mãi mãi.
Sartre đã tự mình nhận xét trong một bài tiểu luận trước đó, "Điều không
thay đổi là sự cần thiết để tồn tại trong thế giới, để được làm việc ở đó, để
được ở đó ở giữa những người khác, và để được chết ở đó. "20 Tương tự
như vậy, nó là "trong thế giới đó", nơi tình yêu diễn ra. Nó không chỉ là một
vấn đề của ý thức nội tâm, một cách triệt tự do cho bản thân. Tình yêu là vấn
đề của cuộc đụng độ với những người chống lại chúng ta, chúng ta thất
vọng, chúng ta ngạc nhiên, làm nên nhu cầu của chúng ta -và đôi khi ủng hộ
chúng ta.
Có lẽ đây không phải là một điều xấu. Nếu tình yêu chỉ có duy nhất một
chức năng là ý thức, nó có thể là thất bại mà Sartre nói. Nhưng vì tình yêu là
một vấn đề của hành động cụ thể và nguyên liệu tham gia, nó đạt được một
sự liên tục và lâu dài mà ý thức không bao giờ có. Như chúng ta đã thấy,
mong muốn nhằm mục đích nhập thể, và vật chất hóa tình yêu có được một
sự ổn định nhất định. nó không thể tách rời tự do như ý thức. Tình yêu trong
thế giới thực có thể thành công mặc kệ logic của ý thức.

LỜI CẢM ƠN


Nhóm xin g i l i c m n chân thành n th y i n h H n g Phúc.
Trong su t quá trình h c t p , th y ã t n tâm ch b o và truy n
t nh n g ki n th c b ích cho l p .




×