Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bí quyết thành công của nhà thơ Tố Hữu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.49 KB, 6 trang )

Bí quyết thành công của nhà thơ Tố Hữu
Tiến sĩ Trần Thị Trâm
( Văn học và tuổi trẻ - số 6/2004)
- Trong lịch sử dân tộc không chỉ một mình TH làm thơ tuyên truyền
CM, mà ông là người nối tiếp những câu thơ dậy sóng của PBC, PCT,HCM,
Sóng Hồng, Xuân Thủy…Nhưng dường như vượt lên trên nhiều nghệ sĩ -
chiến sĩ đương thời, TH thật sự xứng đáng là nhà thơ trữ tình chính trị xuất
sắc nhất của nền thi ca CM.
- TH làm thơ CM một cách đầy NT tài hoa, nhờ vậy những nội dung
chính trị từ trái tim cháy bỏng nhiệt huyết của nhà thơ đã đến với trái tim
bạn đọc một cách tự nhiên theo đúng quy luật tình cảm, thông qua cái đẹp
bằng cái đẹp nên thường đạt hiệu quả tối ưu. Thơ TH luôn gắn bó với các
chặng đường CM, là cuốn biên niên sử phản ánh rất sát mọi vấn đề chính trị
của thời đại. Hình như không có vấn đề lớn nào của cuộc sống, không có
chủ trương đường lối quan trọng nào của Đảng mà ông không thể hiện trong
thơ. Nhưng thơ ông vẫn mượt mà, mềm mại bởi những cảm hứng chính trị
đã được kết hợp khéo léo với những cảm hứng trữ tình và thường được bộc
lộ một cách rất thơ. Chính trị lại nâng cánh cho thơ ông, làm cho những câu
thơ mềm mại có thể mang tầm khái quát lịch sử, mang vóc dáng thời đại.
Ở ông luôn có sự thống nhất giữa NT và chính trị. ÔNg là nhà thơ
dùng thơ làm vũ khí đấu tranh CM tuyên truyền cho đường lối của Đảng,
làm cho văn hóa, văn nghệ thực sự trở thành một mặt trận. Ông là người
định hình cho kiểu nhà thơ CM hiện đại, người gánh vác sứ mạng cao quý
và vinh quang nhưng cũng đấy khó khăn của một nhà tuyên truyền.Thơ TH
luôn song hành cùng con đường CM.Trước CM ông làm thơ để kêu gọi, tập
hợp những người lao khổ đi theo Đảng, giúp họ nhận đường. Trong kháng
chiến chống Pháp thơ ông động viên khích lệ toàn dân đi kháng chiến.Khi
hòa bình, thơ TH cất cao tiếng hát ngợi ca công ơn Đảng, Bác, ngợi ca cuộc
sống mới, con người mới. Khi cuộc KC chống Mĩ nổ ra, hơn ai hết, TH lại
với thơ cúng “ra trận”.
- Nếu thơ là tiếng nói của tình cảm thì thơ TH thường hướng vào


những tình cảm lớn. Thơ ông là sự rung động mãnh liệt trước những vấn đề
mang tính sử thi của CM. Đó là tình yêu lí tưởng, tình yêu Tổ quốc, ND,
lòng tự hào dân tộc, tình đồng chí, tình quân dân cá nước, lòng kính yêu
Đảng và lãnh tụ và tình quốc tế vô sản…Riêng về đề tài lãnh tụ không ai viết
nhiều và thành công như TH. TH là nhà thơ viết nhiều nhất về Bác, hay nhất
về bác nhưng không lần nào giống lần nào, nhưng lần nào cũng giống Bác.
Luôn gắn bó với cuộc sống lớn nên thơ TH thấm đẫm hồn thời đại,
tràn ngập niềm vui, hân hoan tươi sáng và phơi phới đi lên với cảm hứng
lãng mạn trong trẻo, lạc quan. Không ai viết về niềm vui nhiều như TH và
hay như TH
- Sướng vui thay miền Bắc của ta
Năm năm mới bấy nhiêu ngày
Mà trông trời đất đổi thay đã nhiều.
- Vui biết mấy những bước đi, dáng đứng
Thơ ông chở đầy niềm vui xây dựng và niềm vui chiến thắng: Hoan
hô chiến sĩ ĐB, Ta đi tới, Bài ca mùa xuân 61…Đồng thời thơ TH cũng luôn
mở hướng đi tới tương lai:
- Răng không cô gái tên sông
Ngày mai cô sẽ từ trong tới ngoài
- Từ trong đổ nát hôm nay
Ngày mai sẽ đến từng giây, từng giờ
TH đã trở thành gương mặt văn hóa, đã thể hiện tập trung tư tưởng mĩ
học thời đại. Khi cả nước có chiến tranh, văn nghệ phải trở thành vũ khí, còn
nhà thơ phải là nhà thơ chiến sĩ. Đáp ứng nhu cầu của lịch sử, kết tinh khát
vọng của mọi con tim, thơ Tố Hữu được mọi người từ cụ già tóc bạc đến ưm
bé đầu xanh chào đón, tiếp nhận và được dân gian hóa bởi tính đại chúng lạ
lùng của nó. Tố Hữư chính là người đã đưa thơ tuyên truyền cách mạng
thành thơ nghệ thuật với sức cuốn hút đặc biệt. Thành công của tác giả do
nhiều nguyên nhân, có cả chủ quan và khách quan.
Trước hết, Tố Hữu là người có tư chất nghệ sĩ và có tài năng của một

nhà chính trị. Ở ông có sự kết hợp rất hài hòa giữa nhà thơ và nhà chính trị,
giữa người chiến sĩ và người nghệ sĩ. Mặt khác, Tố Hữu đã tiếp nhận ảnh
hưởng tốt đẹp của văn hóa gia đình : cha là nhà nho suốt đời sưu tầm thơ vì
rất yêu thơ, mẹ là người phụ nữ thuộc rất nhiều ca dao, dân ca. Đồng thời
còn phải kể đến ảnh hưởng của của văn hóa vùng cố đô Huế thơ mộng. Nhờ
yếu tố này mà thơ ông trở nên thiết tha, sâu lắng, mang âm hưởng của những
điệu hò mái nhì man mác. Theo Xuân Diệu,thơ Tố Hữu được thoát thai từ
phong trào thơ mới.Nhưng nếu không có cách mạng sẽ không có một Tố
Hữu nhà thơ trữ tình chính trị, người đã phát huy tối đa khả năng tuyên
truyền to lớn của thơ ca mà sẽ chỉ có thể tạo nên một Tố Hữu nhà thơ với
phong cách khác. Rõ ràng một trong những bí quyết tạo nên thành công của
nhà thơ chiến sĩ xuất sắc tài hoa đó là bởi ông đã viết dưới ánh sáng của mặt
trời chân lí, nhớ được “Mặt trời chân lí chói qua tim”.
Tài năng của Tố Hưu do nhiều nguyên nhân tích hợp còn sức mạnh
tuyên truyền, khả năng biến thơ ca thành vũ khí sắc bén của cách mạng có lẽ
là bởi ông đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật chủ yếu sau đây:
Tố Hữu là người có biệt tài thể hiện những vấn đề chính trị dưới dạng những
tình cảm riêng tư nên thấm đẫm chất trữ tình.
Dường như mọi vấn đề của cuộc sống lớn đều được chưng cất qua
tâm hồn, trái tim nhạy cảm, được phản ánh bằng con mắt xanh non và chan
chứa ân tình của một nhà thơ tài năng. Ông đã tình cảm hóa, thơ hóa, trữ tình
hóa những vấn đề chính trị và đã tìm cho mình một cách biểu hiện riêng, phù
hợp với tâm lí của một dân tộc ưa lối sống duy cảm luôn muốn tình cảm hóa
các mối quan hệ xã hội, yêu thơ và thích phô diễn bằng thơ. Vì thế mà thơ
,tuyên truyền của ông dễ đi đến và neo đậu nới trái tim bạn đọc để rồi nhanh
chóng biến thành sức mạnh vật chất to lớn.
Thử hỏi trên đời này còn có tình cảm nào sâu nặng bằng tình mẫu tử?
Vậy là khi nói về tình cảm quân dân cá nước, ông đã tinh tế chọn cách biểu
hiện sinh động bằng thứ tình yêu nguyên sơ, thuần khiết ấy:
Ai về thăm mẹ quê ta

Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…
Bầm ơi có rét không bầm
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
(Bầm ơi)
Có nỗi nhớ nào da diết cháy bỏng như nỗi nhớ người yêu? Để diễn tả
tình cảm nhớ nhung giữa những cán bộ kháng chiến và Việt Bắc trong giờ
phút chia tay, người đi kẻ ở, Tố Hữu đã phô diễn bằng chính tình cảm lứa
đôi thắm thiết, với biết bao nhớ nhung bịn rịn và những bổi hổi bồi hồi:
Ta về mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
(Việt Bắc)
Còn tấm lòng kính yêu lãnh tụ vô hạn của nhân dân. Tố Hữu bộc lộ rất
tinh tế thông qua tình phụ tử ruột rà, gần gụi mà thiêng liêng sâu nặng:
Bàn tay con nắm tay cha
Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng.
Để kịp thời cổ vụ cho một quan niệm sống đẹp đẽ của thời đại: “Mình
vì mọi người, mọi người vì mình” và thái độ luôn trân trọng quần chúng,
lòng biết ơn những người anh hùng vô danh đã hát bè trầm trong dàn hợp
xướng hào hùng của dân tộc, Tố Hữu nhanh chóng cho ra đời: Tiếng chổi tre
và Mẹ Tơm. Ở đây, nội dung chính trị được ông trình bày một cách rất thơ
bằng câu chuyện tình cảm sâu nặng của một nghĩa tử đối với người mẹ nuôi
đã hết lòng che chở, cưu mang các chiến sĩ cách mạng trong những năm đen
tối:
Ôi bóng người xưa, đã khuất rồi
Tròn đôi nấm đất trăng chân đồi
Sống trong cát, chết vùi trong cát
Những trái tim như ngọc sáng ngời!
Để giáo dục những tình cảm lành mạnh cho thế hệ trẻ, Tố Hữu đã gửi
gắm hồn mình trong lời mẹ ru êm ái, dịu dàng, lắng đọng, thiết tha:
Con ong làm mật, yêu hoa

Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời
Con người muốn sống con ơi
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.
(Tiếng ru)
Còn khi đến tình quốc tế vô sản ông lại chọn cách biểu đạt là tình anh
em máu chảy ruột mềm:
Em ơi, Ba Lan mùa tuyết tan
Đường bạch dương sương trắng nắng tràn
Anh đi, nghe tiếng người xưa vọng
Một giọng thơ ngâm, một giọng đàn.
(Em ơi…Ba Lan)
Một vấn đề chính trị, mọi chủ trương, đường lối của Đảng đều được
ông nói một cách rất thơ, rất trữ tình, được nhìn bằng con mắt của nhà thơ vì
thế ông đã thơ hóa, tình cảm hóa, trữ tình hóa được những vấn đề của đời
sống chính trị.Thông thường, những vấn đề chính trị lớn lao luôn được nhà
thơ nói nhỏ nhẹ bằng những tình cảm riêng tư rất đỗi gần gũi và ấm áp tình
người.
Bài VB, ra đời năm 1954 khi kháng chiến thần thánh “chín năm làm
một ĐB” vừa thắng lợi, đã phản ánh một nội dung vô cùng trọng đại của đời
sống dân tộc, đã diễn tả cuộc chia tay lịch sử giữa các cán bộ kháng chiến
đứng đầu là Bác Hồ kính yêu với VB “quê hương CM làm nên cộng
hòa”.TH khẳng định sự tài hoa của mình khi ông đi đến sự lựa chọn tối ưu,
phù hợp nhất với cách biểu hiện một vấn đề có tính chất sử thi dưới dạng
một bài hát trữ tình đầy chất dân ca ngọt ngào, duyên dáng.Ông đã biến cuộc
chia tay lịch sử nghiêm trang thành cuộc chia li, tiễn đưa đầy bồi hồi thương
nhớ với biết bao sâu nặng, thiết tha.
Trình bày một vấn đề trọng đại của dân tộc, nhưng lại nói bằng lối nói
mộc mạc, chân thật mà đằm thắm vì vậy mà nhà thơ dễ dàng đạt được hiệu
quả tối ưu trong công tác tuyên truyền.
Ngược lại, mọi vấn đè của cuộc sống riêng tư đều được ông nhìn bằng con

mắt tỉnh táo của một nhà chính trị, ông luôn khai thác ý nghĩa chính trị để
chính trị hóa những vấn đề trong cuộc sống thường nhật. Với cách nhìn
sắc nhọn của một nhà chính trị ông dễ dàng chính trị hóa, khái quát hóa,dân
tộc hóa và thời đại hóa để rồi bất tử hóa những vấn đề của cuộc sống đời
thường. Thơ ông không chỉ là tiếng nói tình cảm mà còn là tiếng nói đồng
tình, đồng ý và trở thành tiếng nói đồng chí. Chẳng hạn, hiện tượng đi ở, mồ
côi, gái mãi dâm, cấy lúa thẳng hàng, bờ mương mới nắn, hàng xoan mới
trồng, chị lao công quét rác, bé em đội mũ rơm đi học…ông đều khái quát
thành những vấn đề lớn lao mang ý nghĩa thời đại.
- Mang mũ rơm đi học đường dài
Chuyện thần kì dân tộc ta là vậy.
- Lúa đứng thẳng hàng quyết tâm năm tấn
Chào o dân quân vai súng tay cày
Chân lội bùn mơ hạ máy bay
Tình yêu là vấn đề rất riêng tư nhưng lại được nhà chính trị thể hiện trong
mối quan hệ với lịch sử:
Mà nói vậy: Trái tim anh đã
Rất chân thật, chia ba phần tươi đỏ
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiêu
Phần cho thơ, và phần để em yêu..”
Em xấu hổ: “Thế cũng nhiều anh nhỉ!”
Rồi hai đứa hôn nhau, hai người đồng chí
Mỗi con người, mỗi nhân vật trong thơ Tố Hữu nhờ vậy mà trở thành biểu
trưng của dân tộc, của thời đại và đã được lịch sử hóa, sử thi hóa, thời đại
hóa, bất tử hóa:
- Anh giải phóng quân thành dáng đứng VN.
- Chị Trần Thị Lí trở nên người con gái VN
- Mẹ Tơm, mẹ Suốt là bà mẹ VN
- Anh Nguyễn Văn Trỗi trở thành chân lí bất tử
- Bà bủ, bà bầm trở thành bà mẹ chiến sĩ.

- Chỉ một chiếc mũ tai bèo hiền lành bé nhở đã có giá trị biểu trưng cho cốt
cách, bản lĩnh, dáng đứng VN:
Ôi cái mũ vải mềm dễ thương như một bàn tay nhỏ
Chẳng làm đau một chiếc lá trên cành
Sáng trên đầu như một mảnh trời xanh
Mà xông xáo, mà tung hoành ngang dọc

Ta muốn hỏi Trường Sơn
Có đỉnh nào cao hơn
Chiếc mũ lia của chủ nghĩa anh hùng cách mạng?
(Bài ca xuân 68)
Với cái nhìn sắc nhọn của một nhà chính trị, Tố Hữu đã có khả năng lựa
chọn khoảnh khắc lịch sử để bất tử hóa nhân vật và sự kiện. đó là những thời
gian nghệ thuật đắt giá: 5 phút trước pháp trường của Nguyễn Văn Trỗi,
khoảnh khắc Mo-ri-sơn trước lúc tự thiêu, giờ phút chia tay với Việt Bắc,
thời khắc cgị Lai nữ dân quân giương cao súng giải tên lính Mĩ trên đường..

×