Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

ĐÁP ÁN: VĂN HOÁ ĐA QUỐC GIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.42 KB, 16 trang )

I. CÁC TÔN GIÁO LỚN
a) Hồi giáo( Islam):
+ Nguồn gốc
- Đối với người ngoài, đạo Hồi ra đời vào thế kỷ thứ 7 tại bán đão Ả Rập, do Thiên Sứ Muhammad nhận
mặc khải của thượng đế truyền lại cho con người qua thiên thần Jibrael.
- Muhammad bắt đầu sự rao giảng, truyền bá đạo Hồi ở Macca. Sau này vì thấy đạo Hồi làm ảnh hưởng
tới lợi ích kinh tế của mình nên giới quý tộc ở Macca không ngừng thực hiện những hành động chống đối
và đe dọa ông. Trước tình hình đó, Muhammad dẫn đầu 1 cuộc tổng di cư tới Medina. Tại Medina, ông
tập hợp lực lượng và quay trở về chiếm lại Macca. Trong cuộc chiến này, quân đội của Muhammad toàn
thắng. Tuy nhiên, ông lại lựa chọn tha thứ cho những tên quý tộc đã từng hãm hại mình trước đây.
- Đạo Hồi chỉ tôn thờ Allah Đấng Tối cao, Đấng Duy Nhất
- Nguyên nghĩa của « Hồi giáo » trong tiếng Ả Rập là Islam và có nghĩa là "vâng mệnh, quy phục Thượng
đế"
- Danh từ Hồi giáo xuất phát từ danh từ Hồi Hột- nước láng giềng phái Bắc của Trung Quốc.
+ Đặc điểm:
- Là tôn giáo lớn nhất trên thế giới
- Đạo hồi tuyệt đối không thờ tượng thần vì đối với họ thánh Allah là thánh tối cao. Thánh đường Hồi
giáo chỉ trang trí bằng dòng chữ Arập được trích từ kinh Coran và một chỗ lõm khoét sâu vào tường đặt
kinh Coran và một số sách thánh khác. Riêng nhà thờ chính ở Mécca- nơi được coi là đất thánh của đạo
Hồi- có thờ một phiến đá đen (thánh vật) được giữ lại từ thời Môhamét truyền đạo.
- Năm 632 sau CN, hồi giáo có sự phân chia làm 3 nhánh: Sunni, Shia, Sufism. Trong đó dòng Sunni chiếm
75%–90% số người theo Đạo Hồi.
- Lễ hội Đạo Hồi : Tháng ăn chay Ramadan ( Tháng 9) ,Lễ Hiến Sinh, Lễ Thăng Thiên của Đấng Tiên Tri,..
- Người Hồi có các quy tắc cần phải nhớ như:
* Không ăn thịt heo
* Không lấy thức ăn bằng tay trái, muốn chỉ hướng hay vật gì phải dùng ngón cái
* Không được tới nhà khi chưa có lời mời của chủ nhà
* Không được hỏi thăm vợ bạn
*......
- Mọi thức ăn của người Hồi phải đạt tiêu chuẩn Halal
- Khi giết động vật, nếu dùng giao chém 3 lần mà con vật không hoàn toàn chết thì không giết nữa




- Các nước theo đạo Hồi là:Philipines, Ấn Độ,..
+ Tư tưởng:
- Năm trụ cột của Isam :
* Shahadah : sự tuyên xưng và đồng thời là điều cốt lõi trong đức tin của 1 tín đồ.
* Salat : việc cầu nguyện. Ngày 5 lần: bình minh, trưa, xế trưa, hoàng hôn và tối
* Zakat : sự bố thí.
* Sawn : việc nhịn ăn. Vào tháng ăn chay Ramada, tất cả tín đồ đạo Hồi phải cầu nguyện từ sáng tới tối và
không được ăn uống bất kì thứ gì( Trẻ em và phụ nữ có thai, người già và người bệnh tật được miễn
tham dự). Đồng thời trong tháng ăn chay này, họ không được quan hệ tình dục vào buổi sáng,...
* Hajj : việc hành hương . Người Hồi giáo phải ít nhất 1 lần trong đời hành hương về thánh địa Macca.
Tuy nhiên trước khi trở về Thánh địa, họ phải lo chu tất tiền bạc và mọi vấn đề khác cho những người còn
lại trong gia đình, không thể để vì chuyến đi hồi hương của mình mà làm gia đình phải chịu cảnh đói khổ,
khó khăn.
- 5 điều căn bản của đạo hồi:
* Tuyên đọc câu Kalimah Sahadah: nghĩa là tôi công nhận Allah là Thượng đế duy nhất và ngoài ra không
có ai khác cả và tôi công nhận Muhammad ;à vị sứ giả cuối cùng của ngài.
* Cầu nguyện ngày 5 lần: bình minh, trưa, xế trưa, hoàng hôn và tối
*Bố thí
* Nhịn ăn chay tháng Ramada
* Hành hương tại Mecca
b) Đạo Phật:
+ Nguồn gốc:
- Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật vào TK thứ 5 TCN,là một trong những tôn giáo
có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới
- Trong lịch sử, Đức Thích Ca Mâu Ni sanh ra là thái tử và có tên là Tất Đạt Đa. Sau khi chứng kiến toàn
cảnh sanh, lão, bệnh, tử của con người chỉ trong 1 ngày, Ngài đã thấu hiểu hết nỗi khổ của con người.Vì
vậy Người quyết định từ bỏ hết tất cả ra đi để tìm đạo giải thoát, giúp con người vượt qua khỏi bể khổ
nhân gian. Trải qua bao năm tháng cực khổ vất vả, cuối cùng dưới gốc cây bồ đề, Người cũng đã giác

ngộ,tìm ra được con đường giúp chúng sanh giải thoát.
- Từ “Phật” trong “Phật đà” có nghĩa là “người thức tỉnh”, “ người giác ngộ”.


+ Đặc điểm:
- Đạo Phật thờ các phật như Phật Quan Âm, Di lặc,....
- Đạo Phật đề cao vấn đề nhân quả luân hồi
- Đạo Phật đề cao sự hiếu thảo của con cái với ba mẹ, ông bà.
- Có 4 giáo lý cơ bản gọi là Tứ diệu đế gồm:
* Khổ đế: mọi dạng tồn tại đều mang tính chất khổ não, không trọn vẹn
* Tập đế: Nguyên nhân của cái khổ là sự ham muốn và ghét bỏ
* Diệt đế: gốc của mọi cái tham ái được tận diệt thì sự khổ cũng được tận diệt
* Đạo đế : chân lý về con đường dẫn đến diệt khổ.
- 7 cảm xúc được đề trong đạo Phật: hỉ, nộ, ái, ố, ai, lạc, dục.
- Phật giáo chia làm 2 loại:
* Đại thừa: tu đạo, truyền đạo để mọi người cùng thoát cái khổ. Các nước theo đạo như :VN, TQ,..
* Tiểu thừa: tu đạo chỉ để bản thân mình thoát khổ, người theo Tiểu thừa phải tuân theo những điều luật
vô cùng khắt khe. Các nước theo đạo: Thái Lan, Campuchia,..
- Ngũ giới ( Cấm) của đao Phật: ko sát sinh, ko tà dâm, ko nói dối, ko trộm cắp, ko ăn thịt và uống rượu.
- Các lễ hội đạo Phật:
* Vu Lan báo hiếu ( 15/7 AL)
* Phật Đản ( 15/4 AL)
+ Tư tưởng:
-

Cuộc đời là bể khổ, tu để thoát kiếp luân hồi
Thương người, nhân từ, bác ái, an phận
Nhẫn nại, đôi khi đến nhẫn nhục
Thích sự bình yên và dễ hòa nhập với những đạo khác
Xuất hành theo ngày giờ nhất định

Làm việc lớn phải xem tuổi, làm nhà phải xem hướng
Xuất hành kiêng gặp nữ giới
Lễ tết thắp nhang cúng gia tiên ở Chùa, Miếu,...

c) Đạo Thiên Chúa:
+ Nguồn gốc:
- Đạo Thiên chúa thờ chúa Giê-su, là 1 nhánh của đạo Ki tô( Còn gọi là Cơ Đốc giáo)


- Đức Chúa Jésus khởi đầu giảng đạo vào năm Ngài 30 tuổi. Ngài thâu nhận 12 môn đệ, giảng đạo được 3
năm, bị Thầy Cả giáo phẩm đạo Do Thái tên là Cai-phe, hợp tác với chánh quyền thời đó bắt giữ và giết
chết bằng cách đóng đinh tay và chân căng trên Thập tự giá.
- Năm Đức Chúa Jésus giáng sinh được qui định làm năm khởi đầu cho kỷ nguyên Tây lịch (Dương lịch).
- Đạo Thiên Chúa hình thành dựa trên cơ sở Kinh Thánh Cựu Ước của đạo Do Thái
+ Đặc điểm:
- Toàn bộ Giáo lý, Triết lý và Giới Luật căn bản của Thiên Chúa giáo đều nằm trong quyển Kinh Thánh Cựu
Ước và Tân Ước.
- Quan niệm về Vũ Trụ
* Vũ trụ và vạn vật đều do Thiên Chúa tạo dựng
* Thiên Chúa có 3 Ngôi : Ngôi thứ 1 là CHA, Ngôi thứ 2 là CON, Ngôi thứ 3 là THÁNH THẦN.
- Quan niệm về con người : Tội Tổ Tông (Adam và Eva ăn trái cấm)
- Có 2 cách phân loại các Dòng Tu :
* theo Qui chế : 2 loại (Dòng Tu theo Qui chế Tòa Thánh và Dòng tu theo Qui chế Giáo Phận)
* theo cách hoạt động : 2 loại (Dòng Tu Chiêm niệm và Dòng Tu hoạt động)
+ Tư tưởng:
- Tư tưởng xuyên suốt là kính Chúa, Yêu Người.
1. Thờ Chúa là Thiên Chúa duy nhất không được thờ thần khác.
2. Không kêu tên Chúa Trời Vô Cớ.
3. Thảo hiếu cha mẹ.
4. Không giết người.

5. Không nói dối, không ăn cắp.
6. Không làm chứng dối.
7. Không ngoại tình.
8. Không ham của người, không ham muốn vợ chồng người.
9. Cho vay không mong lấy lại, tha nợ cho kẻ có nợ.
10. Làm việc 6 ngày, ngày cuối tuần dành cho Chúa.
11. Yêu thương kẻ thù của mình.
12. Ai tát má trái đưa má phải, ai lấy áo ngoài đưa áo trong.
13. Con người có quyền trên các con vật khác, không cấm sát sinh.


14. Người sau khi chết sống tốt lên thiên đàng, không tốt xuống hỏa ngục.
15. Làm việc mình thích người khác làm cho mình đối với người khác, việc gì mình không thích thì cũng
đừng làm cho người khác.
16. Đừng chỉ trích thì không bị chỉ trích.
17. Không được ly dị, không được phá thai.
18. Giúp đỡ kẻ rách rưới, đói khát. Cho kẻ lỡ bước tá túc.
d) Do Thái giáo:
+ Nguồn gốc:
- Do Thái giáo là một tôn giáo đặt nền tảng trên Kinh Torah, gắn liền với lịch sử dân tộc Do Thái (đa số
người theo đạo đều là người Do Thái)
- Hiếm có dân tộc nào chịu số phận bị đọa đày, miệt thị và khổ ải như dân tộc Do Thái với hai lần thiên di,
lần thứ nhất bắt đầu vào năm 722 và lần thứ hai bắt đầu vào năm 135 TCN
- Do Thái giáo xem mình là mối quan hệ giao ước giữa người Israel với Thiên Chúa. Và như thế, nhiều
người xem đây là tôn giáo độc thần đầu tiên.
- Do Thái giáo là một trong những tôn giáo cổ xưa nhất mà vẫn còn được thực hành cho đến ngày hôm
nay, sách thánh và rất nhiều truyền thống của Do Thái giáo tiếp tục được coi trọng trong các tôn giáo
truyền thống Abraham nói chung.
- Do Thái giáo ảnh hưởng rất nhiều tới các tôn giáo khác, bao gồm cả Kito6 giáo và Hồi giáo
- Do Thái giáo trân trọng việc hoc hỏi Cựu ước và trân trọng những gì ghi trong Cựu ước

- Kinh Thánh Cựu Ước có ghi chép lại câu chuyện Đức Chúa Trời chọn lựa một người tên là Ápraham và
lập giao ước với người đó. Đức Chúa Trời hứa sẽ ban phước cho dòng dõi người đó
+ Đặc điểm:
- Người theo đạo Do Thái sống rải rác khắp nơi trên thế giới
- Chỉ thờ phượng một Đức Chúa Trời duy nhất, thánh danh của Ngài là Giê-hô-va
- Hiện nay, Do Thái Giáo chia ra làm ba môn phái như sau:
Chánh Thống: cố làm đúng theo các giáo lý đã có từ lúc ban đầu, cẩn thận làm theo các luật kiêng cử về
thức ăn và thận trọng giữ ngày sa-bát.
Bảo Thủ: làm theo các luật lệ của Kinh Talmud. Họ thi hành các nghi lễ tôn giáo theo truyền thống, nhưng
uyển chuyển để thích hợp cho từng thế hệ.


Cải Cách: không coi trọng các luật lệ truyền khẩu của Kinh Talmud, nhưng chú trọng nhiều đến việc giáo
dục đạo đức cho tín hữu.
- Các ngày lễ : lễ Shabat( ngày CN- ngày nghỉ hàng tuần), lễ Vượt qua, lễ Lều tạm,...
+ Tư tưởng:
- Do Thái Giáo tin rằng Đức Chúa Trời Giê-hô-va là chân thần thực hữu duy nhất, vô hình, vô thể, là Đấng
Tạo Hóa đã tạo dựng nên loài người và vũ trụ. Chỉ có Ngài mới đáng để loài người tôn thờ. Ngài biết ý
tưởng và việc làm của từng người. Ngài sẽ thưởng cho người làm điều lành và hành phạt kẻ làm điều ác.
Người Do Thái tin có các thần khác, nhưng đều là tà thần không đáng được tôn vinh và thờ phượng.
- Do Thái Giáo tin rằng Đức Chúa Trời đã tạo dựng loài người bình đẳng theo “ảnh tượng” Ngài, nghĩa là
loài người có phần tâm linh, tâm hồn, trí phán đoán và sự thông minh. Ngài cho con người có tự do làm
điều mình muốn nhưng phải chịu trách nhiệm những việc mình làm.
Do Thái Giáo không tin có thuyết luân hồi, nhưng tin có sự sống lại của kẻ chết, tin con người có một
đời để sống, rồi sau khi chết sẽ bị xét đoán để được thưởng hay bị hành phạt tùy theo việc mình làm lúc
còn trong xác thịt.
e) Đạo Hindou:
+ Nguồn gốc:
- Đạo Hindou( tôn giáo của người Ấn Độ) là tôn giáo cổ xưa nhất, lớn nhất của Ấn Độ
- Đạo là 1 tôn giáo không có người sáng lập, ko có giáo chủ, giáo điều mà chỉ là sự tổng hợp các hệ thống

tôn giáo, tín ngưởng, triết học.
- Lịch sử của đạo có 3 giai đoạn:
* Gđ Vệ đà (giai đoạn quan trọng nhất): gắn liền vs sự xâm nhập của người Arian và Ấn Độ, đặt nền móng
về thần điện, giáo lý và nghi thức cho đạo Hindou. Đây cũng là thời kì kinh Vệ Đà ra đời- bộ kinh quan
trọng của đạo Hindou
* Gđ Bà-la-môn: 3 yếu tố cốt lõi của Đạo Hindou được hình thành( Dharma, Varna, Ashrama)
* Gđ Hin-du( kéo dài nhất): các vị thần được trừu tượng hóa thành các biểu tượng. 3 vị thần chủ thể là:
Brahma, Vishnu, Shiva.
- TK 16, các nhà truyền giáo và du phương thường nhắc đến gọi những người theo tôn giáo và phong tục
tại Ấn Độ là nhựng kẻ “ngoại đạo”
+ Đặc điểm:


- Đạo có tính thông thoáng, không giáo điều trong lễ nghi thờ cúng cũng như trong giáo lí
- ĐH được xem là Ba La Môn giáo cách tân, theo các hướng tích cực như giảm nhẹ vai trò của nghi lễ tế
đàn, cấm đoán việc hiến tế súc vật, coi trọng hơn đạo đức cá nhân và đạo đức xã hội, tổ chức giáo đoàn
theo kiểu Tăng già Phật giáo. Giáo phái Ấn Độ giáo cách tân có ảnh hưởng nhất hiện nay là Vêđanta.
- Đặc điểm chung của tất cả những người theo các nhanh của Ấn Độ giáo là đều tôn thờ Thánh tượng, tin
tưởng vào thuyết luân hồi và Chế độ chủng tính
- Lễ hội : Lễ hội màu sắc, Lễ hội Ganesha,...
+ Tư tưởng :
- ĐẠO HINĐU tiếp thu các quan niệm về Vật chất và Ý Thức. Bênh vực chế độ đẳng cấp bằng thuyết luân
hồi, nghiệp báo: mỗi người sinh vào đẳng cấp nào có nghĩa là do hậu quả của hành vi thiện hay ác trong
kiếp trước. Mỗi giáo phái nhất định cũng tồn tại trong khuôn khổ một đẳng cấp hay thứ đẳng cấp nhất
định.
- Có 4 đẳng cấp cha truyền con nối:
* Tăng lữ và tri thức
* Quân đội
* Chủ đất, nhà buôn
* Thợ thủ công và nông dân

- Người sinh ra ở đẳng cấp cao hơn tránh giao tiếp với những người có đẳng c6a1p thấp hơn.
- ĐH là đạo nhiều thần và bao gồm nhiều giáo phái khác nhau.
II. AN NAM TỨ ĐẠI KHÍ
là bốn kỳ quan, bốn vật quốc bảo và là bốn công trình nghệ thuật bằng đồng nổi tiếng của văn hóa
thời Lý, Trần bao gồm:
+ Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm (Chùa Quỳnh Lâm, Đông Triều, Quảng Ninh)
+ Tháp Báo Thiên ở Thăng Long (Hà Nội)
+ Chuông Quy Điền (chuông ruộng rùa) ở chùa Diên Hựu (chùa Một Cột), Hà Nội
+ Vạc Phổ Minh ở chùa Phổ Minh, Thiên Trường (Nam Định).
Mặc dù đều là những vật quốc bảo song khi giặc Minh sang xâm chiếm nước ta, tứ đại khí đều bị cướp
hoặc phá huỷ để lấy đồng đúc vũ khí và nhằm làm mất đi một phần "nguyên khí" của người Việt.
1. Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm
Chùa Quỳnh Lâm có hai pho tượng lớn nổi tiếng được đúc vào hai thời kỳ khác nhau. Một pho thời Lý do
sư Nguyễn Minh Không cho đúc, và pho thứ hai thời Trần do thiền sư Pháp Loa tạo dựng.
Truyền thuyết kể rằng, khi đúc pho tượng khổng lồ ở chùa Quỳnh Lâm, sư Minh Không đã dùng một cái
túi lớn để thu gom đồng ở Trung Quốcđem về nước đúc nên các vật kim loại lớn. Theo các tài liệu còn lại
thì pho tượng Phật Di Lặc ở chùa Quỳnh Lâm thời Lý cao 6 trượng (một trượng xấp xỉ 3,3 m, tức là pho
tượng cao khoảng 20 m).


Pho tượng lớn đến nỗi người ta phải xây dựng một tòa điện cao 7 trượng (khoảng 23,5 m) để đặt tượng.
Chính vì chiều cao, độ lớn của tượng và điện chứa tượng nên tục truyền rằng, đứng phía nam
huyện Đông Triều, cách chùa Quỳnh Lâm ước chừng 10 dặm, vẫn còn thấy nóc điện che sát đầu pho
tượng.
Sau đó không rõ tượng mất khi nào, có thể tượng bị mất cùng với ba thứ kim khí lớn khác khi quân Minh
xâm lược nước ta. Ý kiến khác cho rằng, tượng bị mất từ khi quân Nguyên Mông sang xâm chiếm nước ta
bởi vì sau đó sư Pháp Loa cho đúc một pho tượng lớn tương tự.
Pho tượng Phật lớn thứ hai của Quỳnh Lâm cũng là tượng Di Lặc được thiền sư Pháp Loa - ông tổ thứ hai
của Thiền phái Trúc Lâm, cho đúc. Tượng được đúc xong từ năm 1327. Năm 1328, nhân dịp vua Trần
Minh Tông đến thăm chùa, sư Pháp Loa đã tâu xin cho kéo tượng từ điện lên bảo tọa để dát vàng. Văn

Huệ Vương Trần Quang Triều, chủ soái của Bích Động thi xã và người chị ruột, công chúa Thượng Trân, vợ
vua Trần Anh Tông đã cúng vào chùa 900 lượng vàng để đúc tượng. Tượng cũng bị mất vào thế kỷ 15 khi
quân Minh sang xâm chiếm nước ta, chúng đã phá tượng để đúc súng đạn. Truyền thuyết dân gian nói
rằng, giặc mang tới 24 bễ đến định thổi đồng đúc đạn nhưng thổi không được, còn bia chùa thì ghi tượng
trầm trầm tại hạ (chìm dần xuống đất).
2. Tháp Bảo Thiên (Thăng Long-Hà Nội)
Tháp Báo Thiên có tên gọi đầy đủ là Đại thắng tư thiên bảo tháp, được xây cất vào năm Đinh Dậu (1057)
đời Lý Thánh Tông. Tháp cao 20 trượng (khoảng 70 m) và gồm 30 tầng (có tài liệu chép là 12 tầng), nằm
trong khuôn viên chùa Sùng Khánh ở phường Báo Thiên (nay ở vào khoảng bên phải đền Lý Quốc Sư đến
đầu phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội) nên còn gọi là tháp Báo Thiên.
Các tầng dưới được xây bằng đá, nhưng tầng trên và chóp thì đúc toàn bằng đồng. Tương truyền do
thiền sư Không Lộ vẽ kiểu, dựa theo mô hình của Linh Thứu Tự và trông coi việc đúc tháp.
Lý do để tháp được coi là một trong tứ đại khí do có số tầng chẵn biểu thị sự cân bằng, ổn định, tĩnh tại,
bền vững như triều đình nhà Lý đầy khí thế, sẽ tồn tại dài lâu. Ngọn tháp đúc bằng đồng khắc ba chữ Đao
Ly Thiên tỏ ý tưởng của đấng tối cao xông lên tận trời thẳm. Đỉnh tháp có tượng người tiên bưng mâm
ngọc hứng móc ngọt làm thuốc cho vua
Tuy nhiên, trận bão năm Mậu Ngọ (1258) đời Trần Thánh Tông đã làm ngọn tháp này bị đổ! Sau khi
được trùng tu, tháp lại bị sét đánh sạt mất hai tầng về góc bên đông vào năm Nhâm Tuất (1322) đời Trần
Minh Tông. Đến tháng sáu năm Bính Tuất (1406) đời Hồ Hán Thương (84 năm sau khi được trùng tu lần
thứ hai) đỉnh tháp lại bị đổ. Thời thuộc Minh (1414-1427), quân Minh đã cho phá tháp để chế súng. Chỗ
tháp bị phá sau đó được đổ đất thành gò cao để dựng đàn tràng.
3. Chuông Quy Điền (Hà Nội)
Tương truyền rằng: vào năm 1049, vua Lý Thánh Tông nằm chiêm bao thấy Phật Quan Âm hiện ra, cầm
tay nhà vua dẫn lên toà sen. Khi tỉnh dậy nhà vua đã đem toàn câu chuyện kể cho triều thần nghe. Có
người cho là điềm không lành. Nhà sư Thiền Tuệ khuyên nên xây chùa ở trên cột đá giữa hồ làm toà sen
thờ đức Quan Âm. Khi xây cất xong, nhà vua lại sai lập trai đàn chẩn tế để cầu cho nhà vua được sống lâu.
Vì thế có tên là chùa Diên Hựu. Năm 1105 Lý Nhân Tông ban sắc chỉ cho sửa chữa lại toàn bộ ngôi chùa
nầy, trước sân lại còn cho xây thêm một bửu tháp. Ba năm sau đó, Ỷ Lan Phu Nhân cũng cho đúc một quả
chuông rất to, tương truyền là nặng đến 12.000 cân. Chuông nầy có tên là Giác Thế Chung, ngụ ý là tiếng
chuông sẽ thức tỉnh người trên cõi đời. Chuông nầy được liệt vào một trong Tứ đại khí trong thời bấy giờ.

Nhưng sau khi hoàn thành thì chuông gióng lên không kêu liền cho đem bỏ ngoài ruộng, có nhiều rùa.
Chuông có tên là chuông Quy Điền. Năm 1105 vua Lý Nhân Tông ngôi chùa nầy tu bổ đã cho xây 2 ngọn
tháp chỏm trắng. Một số giả thuyết cho rằng chùa trước lớn hơn bây giờ, nhưng không có bằng chứng rõ
ràng. Chùa xây trên trụ đá hình bát giác, mỗi cạnh có một khối gỗ chống từ cột lên xà ngang. Từ xà ngang
hướng lên phía trên có 8 cột chống. Chùa cất theo bố cục hình vuông; các góc đều được trang trí khá tinh


vi. Mái được lợp ngói uyên ương (âm dương) ở phần chánh điện và ngói ngang ở phần sau. Từ bờ hồ đi
vào có xây một bậc thang dùng làm lối đi chính vào chùa. Cho đến thế kỷ XV, quân Minh đem quân sang
xâm lăng nước ta, chiếm được thành Đông Quan (tức là Hà Nội sau nầy). Lê Lợi đem quân từ Lam Sơn ra
chống lại quân thù, bao vây thành lũy của chúng rất gấp. Vì thiếu vũ khí đạn dược, cho nên tướng Minh là
Vương Thông đã sai quân lính đem phá hủy chuông nầy để lấy đồng đúc khí giới. Lê Lợi thắng giặc đem
lại thịnh trị cho đất nước, nhưng chuông Quy Điền thì đã không còn lại nữa.
4. Vạc Phổ Minh
Đây là môt chiếc đỉnh rất lớn (nên có sách chép là chiếc vạc Phổ Minh, vì căn cứ theo truyền thuyết là hai
người có thể chạy đuổi bắt nhau ở trên thành miệng của chiếc vạc nầy). Chiếc đỉnh được dựng tại chùa
Phổ Minh, còn gọi là chùa Tháp. Chùa nằm ở xã Tức Mạc (nay là xã Vương Lộc) ngoại thành Nam Định,
được xây dựng vào đời nhà Lý. Đỉnh Phổ Minh đúc vào đời vua Trần Nhân Tông (thế kỷ XIII): chiều sâu 4
thước, rộng 10 thước ta, nặng 6,150 cân ta (căn cứ theo bài "Phổ Minh Tự Đỉnh" được phụ chép ở phần
cuối sách Ức Trai Thi tập của Nguyễn Trãi). Chiếc đỉnh quan trọng này cũng đã bị quân Minh phá hủy.
trước tháp cao đặt ở sân chùa Phổ Minh hiện vẫn còn các trụ đá kê chân đỉnh. Chiếc đỉnh đó không
những chỉ lớn mà kiến trúc lại rất đẹp, do những nghệ nhân xuất sắc tại kinh thành Thăng Long đúc nên.
III. TỨ BẤT TỬ
- Tản Viên Sơn Thánh, hay Sơn Tinh, là vị thần núi Tản Viên (Ba Vì), núi tổ của các núi nước Việt Nam. Tản
Viên tượng trưng cho ước vọng chinh phục tự nhiên, chiến thắng thiên tai.
- Phù Đổng Thiên Vương hay Thánh Gióng, tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm và sức mạnh tuổi
trẻ.
- Chử Đồng Tử, còn được gọi là Chử Đạo Tổ, tượng trưng cho tình yêu, hôn nhân, và sự sung túc giàu có.
- Liễu Hạnh công chúa, hay Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Liễu Hạnh, tượng trưng cho cuộc sống tinh thần,
phúc đức, sự thịnh vượng, văn thơ.

1.Chử Đồng Tử
là người Chữ Xá, huyện Văn Giang tỉnh Bắc Ninh là con trai ông Chử Cù Vân thường được người ta tôn
là Chử Đạo Tổ , Chữ Đồng Tử đã kết duyên với Tiên Dung Công Chúa , con gái Vua Hùng Vương, sự tích
được kể rõ ràng trong Nam Hải Dị Nhân của Phan Kế Bính. Ngài là tượng trưng cho tình yêu, hôn nhân,
và sự sung túc giàu có.
Chử Đồng Tử đi vào tâm thức dân gian không chỉ là người con hiếu thảo, nhân ái, mà còn là biểu tượng
của một chí hướng phát triển cộng đồng: mở mang khai phá đồng bằng trũng lầy thành cánh đồng tốt
tươi, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải và phát triển các ngành nghề khác, đặc biệt nghề buôn bán. Chử Đồng
Tử và Tiên Dung đã mở một hướng mới cho sự phát triển dân tộc, tạo nên sự giao lưu giữa dân tộc và
cộng đồng bên ngoài.
2. Liễu Hạnh Công Chúa
là người làng Vân Cát , huyện vụ bản tỉnh Nam Định , ái nữ của Lê Thái Công. Bà là người văn hay chữ
tốt đã được triều đình sắc phong Công Chúa. Bà tượng trưng cho cuộc sống tinh thần, phúc đức, sự
thịnh vượng, văn thơ.
Trong tiềm thức của nhân dân, Liễu Hạnh là một vị thần, một biểu tượng của khát vọng tự giải phóng,
nhất là phụ nữ muốn thoát khỏi sự ràng buộc của xã hội, của lễ giáo phong kiến, khát vọng vươn tới đạt
được những ước vọng của hạnh phúc gia đình. Đó cũng là ý thức hệ nhân sinh của người dân Việt Nam
đã được ký thác niềm tin vào biểu tượng người mẹ.


3.Phù Đồng Thiên Vương
hay Thánh Gióng là người đánh giắc Ân về đời vua Hùng Vương thứ VI, người làng Phủ Đổng , huyện
Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Thánh Gióng tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm và sức mạnh tuổi trẻ.
Trong tâm thức của người dân đất Việt, Thánh Gióng là hào khí của bản hùng ca hoành tráng từ ngàn
xưa vọng lại. Niềm tự hào, kính trọng về sức mạnh đoàn kết của dân tộc trong việc chống giặc ngoại
xâm, bảo vệ đất nước. Bên cạnh đó, còn là bản tình ca tuyệt đẹp về tình mẫu tử, về trách nhiệm của mỗi
con người đối với tổ quốc.
4.Tản Viên Sơn Thánh hay Sơn Tinh,
là vị thần núi Tản Viên (Ba Vì), núi tổ của các núi nước Việt Nam. Tản Viên tượng trưng cho ước vọng
chinh phục tự nhiên, chiến thắng thiên tai.

Trong tâm thức dân gian của người Việt, Tản Viên là vị thánh biểu đạt cho những khả năng to lớn và
vĩnh viễn của cộng đồng trong lao động sáng tạo ra nguồn của cải vô tận và trong chiến đấu chống thiên
tai (lũ lụt) để bảo vệ cuộc sống chung. Tuy nhiên, đã có hai quan niệm và cách giải thích nguồn gốc của
vị Thánh này.
Tín ngưỡng thờ “Tứ bất tử” là một nét sáng tạo độc đáo, riêng biệt thuần túy của người Việt Nam được
kết tinh từ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh “dựng
nước và giữ nước”, là một bộ phận không thể tách rời trong di sản văn hóa của dân tộc. Ngày nay, tín
ngưỡng thờ “Tứ bất tử” tiếp tục làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân; đồng thời góp
phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
TRUYỀN THUYẾT DÂN TỘC VIỆT NAM
Nguồn gốc dân tộc Việt bắt đầu từ họ Hồng Bàng. Vị vua đầu tiên là Kinh Dương Vương (vua nước Xích
Quỷ) hiện còn có mộ tại làng An Lữ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ông lên làm vua vào khoảng
năm Nhâm Tuất (2879 TCN) sau đó lấy bà Long Nữ (con gái Thần Long là vua Hồ Động Đình), sinh hạ
được Sùng Lãm. Sùng Lãm lên làm vua, lấy hiệu là Lạc Long Quân, lấy bà Âu Cơ (con gái Đế Lai) sinh ra
100 trứng, nở ra 100 người con. Một hôm nhà Vua bảo bà Âu Cơ: "Ta là giống Rồng, nàng là giống tiên,
thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó". Bèn từ biệt nhau. Hai ông bà đồng ý chia hai số người con; năm
mươi người con theo mẹ lên núi, số còn lại theo cha xuống biển. Sau đó, nước Xích Quỷ chia thành nhiều
nước gọi là Bách Việt. Một trong các nước nhỏ này là nước Văn Lang. Lạc Long Quân về sau phong cho
người con trưởng làm vua nước Văn Lang, xưng hiệu là Hùng Vương thứ 1, đặt quốc hiệu làVăn Lang,
đóng đô ở Phong Châu (Bạch Hạc, Vĩnh Phúc hoặc Phú Thọ). Dòng dõi Hùng Vương lưu truyền được 18
đời, đến đời Hùng Vương thứ 18 thì bị nhà Thục lấy mất nước.
IV. Những lễ hội ở Việt Nam
* Những lễ hội tiêu biểu ở vùng Tây Bắc và Việt Bắc:
1.Lễ hội Lồng Tồng:
- Thời gian: hàng năm vào tháng 1,2 âm lịch.
- Địa điểm: tổ chức ở từng địa phương của cộng đồng người Tày
- Hình thức tổ chức:
Trước ngày hội, các gia đình đều quét dọn nhà cửa, xóm bản sạch sẽ, chuẩn bị lương thực để đón
khách. Vào ngày lễ xuống đồng, ngoài đồng của Bản, mỗi gia đình chuẩn bị một mâm cỗ theo khả năng.
Mang hàm ý phô bày sự khéo léo của người phụ nữ trong việc nội trợ, nấu nướng các món ăn truyền

thống như bánh chưng, bánh giầy, chè lam, bánh bỏng... Trên mỗi mâm đều có một chiếc bánh hình bông
hoa nhiều màu sắc. Mỗi mâm cỗ còn có thêm hai đôi quả còn được làm bằng vải màu, trong nhồi cát,
bông, có tua rua nhiều màu sắc sặc sỡ. Lễ khấn cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt được thực


hiện do các thầy tào tiến hành.
Trong lễ hội:
Ðể chuẩn bị cho hội tung còn, ở giữa đám ruộng lớn được chọn làm địa điểm lễ hội, người ta dựng một
cây mai cao từ 20–30 m làm cột. Trên đỉnh cột có uốn vòng tròn đường kính 50 – 60 cm dán giấy hai bên,
đề chữ Nhật- Nguyệt tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời. Tung còn đòi hỏi cả sức khỏe và sự khéo
léo.
Nếu ở lễ hội nào không có ai tung còn trúng vòng tròn thì dân bản không vui, vì theo quan niệm của họ,
phải có người tung còn trúng vòng tròn làm rách giấy thì năm đó làm ăn mới thuận lợi, mưa thuận gió
hòa. Trong trò chơi này, nam nữ thanh niên còn thi tung còn cho nhau.
2. Lễ hội cầu an bản Mường
- Thời gian: cuối tháng Giêng, đầu tháng 2 âm lịch hằng năm
- Địa điểm: đồng bào dân tộc Thái ở Mai Châu, Thuận Châu, Mộc Châu và đồng bào dân tộc Mường.
- Hình thức tổ chức:
Mỗi Mường chọn địa điểm, thời gian, cách thức tiến hành và một số nghi lễ khác nhau. Người Thái Tây
Bắc thường tổ chức lễ hội này ở đầu nguồn sông suối, nơi cung cấp nước cho toàn Mường. Tuy nhiên,
người Thái Đen ở Mường Lò (Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) lại tổ chức ở một khu rừng cấm của Mường, nơi có
gốc đa to nhất, xung quanh là chỗ "yên nghỉ" của những người đã khuất. Ở Mường Lò, ông mo Nghè (mo
Mường), người trông coi thần quyền cho chủ Mường và Hội Phụ lão đứng ra tổ chức lễ hội Xên Mường.
Tại đây, lễ Xên Mường phải có áo của con trai thuộc dòng dõi quý tộc gốc hay người đương chức làm vật
tế. (Ngày nay, chức danh quý tộc không còn nữa nên người Thái lấy áo của một vị lãnh đạo xã làm vật tế).
Lễ vật do người dân toàn Mường đóng góp, có thể mổ từ hai đến bốn con trâu. Riêng người Thái ở Yên
Châu, tỉnh Sơn La thì tế trâu trắng. Điều lạ là, con trâu để Xên Mường phải do chính mo Nghè đi tìm, ông
thích con nào thì chỉ con đấy, không cần biết con trâu đó của nhà ai. Người ta bảo khi bị ông mo chỉ gậy
vào, con trâu đứng yên đến mức gần như bị thôi miên, người giúp việc cho ông chỉ việc dắt trâu về nơi tổ
chức lễ hội. Cỗ cúng thường gồm ba mâm nhưng phải đảm bảo có thịt trâu chín, gạo và rượu. Ông mo

khấn bảy lần, mời các vị thần, tổ tiên về dự lễ và phù hộ cho dân Mường được ấm no, sung túc, cuộc
sống an vui.
Các trò chơi trong lễ hội Xên Mường thường là:

Xoè vòng theo nhịp

Ném còn. Trước khi bắt đầu, người Thái lập đàn tế còn dưới chân cột còn cao 15m-20m. Lễ vật gần
giống Xên Mường, chỉ khác là có thêm hàng trăm quả còn trên đàn tế. Tham gia trò này chủ yếu là
nam thanh niên, ai ném rách tâm điểm trên đỉnh cột còn sẽ được coi là người hùng của hội...

Múa các điệu dân gian
3. Lễ hội hoa ban
- Thời gian: Tháng 2 âm lịch, khi hoa ban nở trắng núi rừng Tây Bắc.
- Địa điểm: Đồng bào dân tộc Thái
- Hình thức tổ chức:
Họ mang lễ vật lên hang Thẩm Lé cúng. Lễ gồm một con lợn, mấy cành ban, hoa ban, chai rượu, hai bát
gạo, hai bát cơm, vài nén hương cùng với trầu cau. Thầy mo làm lễ cúng thần hang, thần rừng, cầu cho
dân chúng có suộc sống ấm no, sung túc.
Thanh niên trai gái bắt đầu vui hội hái hoa, sôi nổi với những trò diễn độc đáo. Âm vang nhộn nhịp của
tiếng pí, tiếng khèn, tiếng trống chiêng. Con trai thổi khèn, con gái dập dìu múa điệu Thẩm Lé, điệu múa
dành riêng cho việc đi hái hoa ban. Các chàng trai thi nhau trèo lên các cây ban hái hoa. Một cây có khi 5,
6 người trèo lên. Ở bên dưới, các cô gái lấy cái ớp (gần giống cái giỏ) đón những bông hoa thả xuống. Anh


chàng nào có ý với cô gái nào thì thả vào chỗ cô đó. Các cô cũng vậy, ưng anh nào thì cố mà đón lấy hoa
của anh đó.
Vùng châu thổ Bắc Bộ
1.Lễ hội chùa Hương
-Thời gian: kéo dài từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch (Chính hội là ngày 15 tháng 2)
- Địa điểm: địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Tây (nay là HN).

- Hình thức tổ chức:
Lễ thực hiện rất đơn giản, có nghiêng về "thiền" (Phật). Nhưng ở chùa ngoài lại thờ các vị sơn thần
thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo. Đền Cửa Võng là "chân long linh từ" thờ bà chúa Thượng Nàn,
là người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là "tì nữ tuý Hồng" của sơn thần tối cao. Chùa
Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần.
Chùa Trong có lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Lúc cúng có hai
tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn rồi mới tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ. Trong lúc chạy đàn, hai vị
tăng ni múa rất dẻo và đẹp mắt. Từ ngày mở hội cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa
trên đến gõ mõ tụng kinh chừng nửa giờ tại các chùa, miếu, đền. Còn hương khói thì không bao giờ đứt.
= Nét thanh tịnh của miền đất Phật đã tạo cho con người, cảnh vật hòa lẫn vào không gian khi vào hội,
Đường vào chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền, cộng thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào
non tiên cõi Phật. Con người được hòa nhập vào núi vãn cảnh chùa chiền và bắt đầu hành trình mới hành trình leo núi. Leo núi chơi hang, chơi động. Cuộc leo núi tạo ra trong con người tâm lý kỳ vọng,
muốn vươn lên đến cái đẹp. Và sự kỳ vọng cái đẹp hẳn sẽ làm cho con người thêm phần sảng khoái tin
yêu cuộc đời này hơn. Ðường núi từ chùa Ngoài vào chùa Trong lúc nào cũng tấp nập.
2. Lễ hội đền Hùng:
- Thời gian: kéo dài từ ngày mùng 8 đến 11 tháng 3 âm lịch (Chính hội 10/3)
- Địa điểm: núi Nghĩa Linh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
- Hình thức tổ chức:
Lễ vật dâng cúng là “lễ tam sinh” (gồm: 1 con lợn, 1 con dê, 1 con bò), bánh chưng, bánh dày và mâm
xôi to nhiều màu. Sau khi một hồi trống vang lên, các vị chức sắc vào tế lễ dưới sự điều khiển của chủ lễ.
Tiếp theo đó là các vị bô lão của các làng, xã sở tại quanh đền Hùng vào tế lễ. Sau cùng là nhân dân và các
du khách hành hương vào tế lễ trong các đền thờ tưởng niệm các vua Hùng. Sau phần lễ là đến phần hội.
Ở lễ hội năm nào cũng tổ chức cuộc thi kiệu của các làng xung quanh. Mỗi năm, đám rước kiệu có 3 cỗ
kiệu đi liền nhau. Cỗ kiệu đi đầu bày hương hoa, đèn, nhang, trầu cau, chè nước và bầu rượu. Cỗ kiệu thứ
2 có đặt hương án, bài vị của thánh, có lộng và quạt với nhiều màu sắc trang hoàng tôn nghiêm. Cỗ thứ 3
rước bánh cưng và bánh dày, một cái thủ lợn luộc để nguyên.
Trong lễ hội đền Hùng có tiến hành nghi lễ hát thờ (hát Xoan) đây là một hình thức rất quan trọng và
độc đáo. Ở đền Hạ có hát ca trù. Xung quanh khu vực dưới chân núi Hùng là các trò diễn và trò chơi dân
gian cổ truyền được nhiều người tham dự: ném côn, chơi đu, đấu vật, chọi gà, cờ người…
3. Lễ hội Gióng

-Thời gian: Chính hội ngày 9/4 âm lịch hằng năm
- Địa điểm: làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm, HN
- Hình thức tổ chức:
Công việc chuẩn bị cho lễ hội bắt đầu vào ngày 1/3 – 5/4 âm lịch, với các việc tập dợt chuẩn bị cho ngày
chính hội. Ngày 9/4 có lễ rước từ đền Mẫu đến đền Thượng. Múa hát thờ, hội trận. Cuối cùng là việc
khao quân và đêm đến có hát chèo. Ngày 10/4 là ngày văn hội, làm lễ duyệt quân, lễ tạ ơn Thánh Gióng.
4. Lễ hội gò Đống Đa
- Thời gian: mùng 5 Tết Nguyên Đán hằng năm
- Địa điểm: quận Đống Đa, HN.
- Hình thức tổ chức:


Lễ hội thường được tổ chức từ sang sớm ngày mùng 5 Tết, sau những hồi trống, chiêng báo hiệu bắt
đầu cuộc rước thần chiến thắng, tượng trưng biểu dương khí thế quân Tây Sơn, từ đình làng Khương
Thượng về gò Đống Đa. Tham gia cuộc rước có thanh niên các làng: Khương Thương, Thịnh Hào…ăn mặc
theo lễ phục hội, đi sau là cơ, biểu, lộng kiệu…và cuối đoàn rước là hình tượng “con rồng lửa” kết bằng
rơm.
Chùa Đống Quang đối diện với gò Đống Đa là nơi diễn ra lễ cầu siêu, dâng hương tưởng nhớ công ơn
của những anh hùng, nghĩa sĩ đã hết long vì dân, vì nước. Sau phần nghi lễ là các trò chơi dân gian vui
khỏe, đua tài, đua trí như: Múa rồng, múa lân, đấu vật, chươi cờ, chọi gà….
Những lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung Bộ
1. Lễ hội cầu Ngư
-Thời gian: ngày 12/1 âm lịch hàng năm
- Địa điểm: làng Thái Dương hạ, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Hình thức tổ chức:
Lễ hội được diễn ra trong hai ngày, ngày đầu thiết lễ tiên thường, ngày sau là lễ tế chính thức. Trong
ngày lễ, bàn thờ được trang hoàng hết sức rực rỡ, trang nghiêm. Các nhà đều đặt bàn hương án bày đồ lễ
cúng. Trên mỗi tàu thuyền đều chăng đèn kết hoa. Làng chọn ra một ban nghi lễ gồm các cụ cao niên,
hiền đức, có uy tín với bạn chài và không bị mắc tang chế. Vị chánh bái dâng đồ tế lễ (không được dùng
hải sản) và đọc văn tế nói lên lòng biết ơn của dân làng đối với công đức Cá Ông và cầu mong mùa đánh

bắt bội thu, thuyền bè đi khơi về lộng an toàn.
Rạng sáng ngày hôm sau, dân làng đánh trống làm lễ rước trên biển. Có nơi còn tổ chức lễ rước Ông từ
làng này qua làng khác để bày tỏ sự đoàn kết giữa các làng vạn chài. Tất cả tàu thuyền ra khơi đến một vị
trí đã định trước và vị chánh tế tổ chức “xin keo”. Đó là lễ Cá Ông chứng giám lòng thành của ngư dân
ngoài biển. Vào nửa đêm hôm đó, dân làng làm lễ chánh tế bao gồm lễ khai mõ, đội học trò dâng hương.
Về phần hội, tuỳ điều kiện, mỗi địa phương có một hình thức tổ chức riêng, nhưng cũng đều là các trò
chơi dân gian vùng biển: lắc thúng, đua thuyền, bơi lội, kéo co, đá bóng... Về văn nghệ, ngoài hát tuồng,
hát hò khoan, còn có một hình thức múa hát đặc trưng của Lễ hội Cầu Ngư là múa hát bả trạo (bả: nắm,
trạo: chèo đò) diễn tả tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong một con thuyền, vượt qua sóng to gió
cả, mang về một mùa bội thu cho ngư dân.
2. Lễ hội Lam Kinh
- Thời gian: 22/8 âm lịch hằng năm
- Địa điểm: khu di tisch Lam Kinh thuộc địa bàn xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
- Hình thức tổ chức:
Trong lễ hội, nghi thức rước kiệu từ lăng vua Lê Thái Tổ về đền thờ được tổ chức rất trang trọng. Sau
phần lễ dâng hương tưởng niệm, khách trẩy hội có dịp tham quan quần thể di tích Lam Kinh, được xem
các điệu múa, các trò chơi dân gian truyền thống đặc sắc, như: Múa Xuân Phả, trò Bình Ngô phá trận…
3. Lễ hội Dinh Thầy-Thím
- Thời gian: 14-16/9 âm lịch
- Địa điểm: khu di tích lịch sử - văn hóa Dinh Thầy – Thím ở xã Tân Tiến, thị xã Lagi, tỉnh Bình Thuận
- Hình thức tổ chức:
Phần lễ mang dấu ấn văn hóa truyền thống đặc sắc được tái hiện qua những lễ nghi như lễ nghinh thần,
lễ nhập điện an vị, thỉnh thực, giỗ Tiền Hiền và cúng binh gia…
Phần hội có rất nhieeffu trò chơi dân gian thu hút đông đảo du khách cùng tham gia như: Chèo Bà Trạo,
diễn xướng Tích Thầy, biểu diễn võ thuật, thi lắc thúng, gánh cá đi bộ, kéo co, múa lân, múa rồng,…đã tạo
nên không khí lễ hội vô cùng sôi động.
4. Lễ hội katê
- Thời gian: 1/7 Chăm lịch (khoảng từ 25/9 đến 5/10 Dương lịch) hằng năm.
- Địa điểm: tại tháp Pôklông Garai (Ninh Thuận) hoặc các tháp Chàm.



- Hình thức tổ chức:
Nghi lễ được tiến hành đơn giản. Sau khi các thầy coi về đạo giáo, thầy cúng làm lễ cúng tế ở ngoài sân
xong thì vào tháp, chứng kiến bà bóng và thầy cúng cùng tắm rửa và thay áo cho vua Pôklông Garai
(tượng đá), đọc kinh và hát những bài hát dân ca. Kết thúc nghi lễ bằng điệu múa thiêng liêng của bà
bóng trong tháp. Bên ngoài là chương trình ca nhạc đặc sắc do người Chăm biểu diễn.
Những lễ hội tiêu biểu ở vùng Tây Nguyễn và Nam Bộ
1. Lễ cơm mới
- Thời gian: Hằng năm, sau khi thu hoạch lúa xong (tháng 11 dương lịch đến tháng 1 năm sau)
- Địa điểm: đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
- Hình thức tổ chức:
Đối với người Mạ, gọi là lễ mừng lúa mới hay lễ ăn cơm mới, tiếng Mạ là “Du rê”. Mức độ của nghi lễ
này lớn nhỏ khác nhau tùy theo điều kiện kinh tế của từng gia đình. Vật hiến sinh trong các lễ chủ yếu là
gà, dê, heo, nếu là của tập thể và của cộng đồng thì có giết trâu. Thời gian tổ chức mừng lúa mới thường
vào dịp cuối năm. Có nơi cúng ngay khi bắt đầu thu hoạch gùi lúa đầu tiên; có nơi thu hoạch xong khu vực
gieo trồng lúa thì cúng, có nơi khi đã xong hẳn mùa màng mới tổ chức lễ... Gia đình nào xong sớm tổ
chức trước, xong sau thì cúng lễ sau.
Đối với người Êđê, khi lúa trên rẫy đã được gùi về đổ đầy các kho để lúa, gia chủ bắt tay vào việc tổ
chức lễ cúng cơm mới. Lễ không tổ chức cho toàn buôn một lúc mà lần lượt từng nhà. Phụ nữ lo việc bếp
núc, nấu nướng. Đàn ông thì lo rượu cần, chuẩn bị heo, gà để giết thịt. Khách mời là họ hàng từ các buôn
xa gần được mời đến dự...
2.Hội đua voi
- Thời gian: hằng năm vào Tháng 3 âm lịch
- Địa điểm: ở Buôn Đôn hoặc ở những cánh rừng thưa nằm ven song Sêvepốc (ở Đắk Lắk)
- Hình thức tổ chức:
Bãi đua được chọn thường là dải đất bằng phẳng đủ để 5-10 con voi giăng hàng ngang để thi theo từng
tốp. Sau hiệu lệnh là một hồi tù và, đàn voi phóng nhanh về phía trước sự cổ vũ nhiệt tình của đông đảo
du khách và người dân trong khu vực cùng tiếng chiêng, tiếng trống thúc giục. Sau hội đua, cả buôn làng
tập trung về nhà cộng đồng để ăn tiệc, uống rượu cần và nhảy múa trong không khí của lễ hội với âm
vang cồng chiêng rộn rã.

3.Lễ hội đâm trâu
- Thời gian: Tháng 3 hoặc 4 âm lịch
- Địa điểm: đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên và ở phía Bắc vùng Đông Nam Bộ.
- Hình thức tổ chức:
Sau các nghi lễ cúng thần linh, con trâu được dắt ra cột ở gốc cây nêu giữa sân, người già, trẻ em và trai
gái trong bản cùng nhau nhảy múa trong tiếng nhạc của cồng, chiêng. Sau đó, một đội đâm trâu gồm
những chàng trai trè, khoẻ được trang bị giáo, mác và nghi thức đâm trâu diễn ra. Thịt trâu được người
dân trong buôn, sóc chia nhau ăn mừng.
4.Lễ hội Dinh Cô
- Thời gian: 10,12/2 âm lịch
- Địa điểm: bờ biển Long Hải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Hình thức tổ chức:
Trước ngày chánh lễ(mùng 10 và 11/2 âm lịch) có những đêm hội hoa đăng trên biển. Hàng vạn ghe
thuyền kết hoa đăng rực rỡ đậu kín bên bờ biển, hướng mũi vào Dinh Cô. Từ ngày chánh lễ(12/2 âm
lich),từ sáng sớm các ghe thuyền quay hướng ra biển làm lễ Nghinh Cô. Một chiếc ghe của dân chài được
coi là đi biển giỏi nhất trong năm được chọn dẫn đầu,trên có ngai,long vị Cô cùng các vị trong ban nghi
lễ,các bô lão cao niên với lễ phục trang nghiêm và đội lân sư rồng. Đoàn ghe thuyền nối nhau ra khơi


trong tiến trống vang trời.Đi khoảng 2-3 hải lý,nhắm chừng tới nơi Cô tử nạn ngày xưa,ông chánh bái bắt
đầu nghi lễ rước Cô cùng các vị thần linh,ông bà tổ tiên cùng về dinh ăn giỗ.
5. Lễ hội Bà Chúa Xứ
- Thời gian: đêm 23 đến 27 tháng 4 âm lịch
- Địa điểm: miếu Bà Chúa Xứ ở núi Sam, tỉnh An Giang
- Hình thức tổ chức:
Đêm 23 tháng 4 làm lễ tắm và thay xiêm y cho tượng Bà. Nước tắm tượng là nước thơm, bộ y phục cũ
của Bà được cắt nhỏ ra phân phát cho người dân hay khách trẩy hội và được coi như lá bùa hộ mệnh giúp
cho người khỏe mạnh và trừ ma quỷ.
Tiếp theo các lễ:


Lễ rước bốn bài vị từ lăng Thoại Ngọc Hầu về miếu Bà

Lễ Túc Yết được tổ chức vào lúc 24 giờ ngày 25 rạng ngày 26. Lễ được tiến hành theo trình tự:
dâng hương, chúc tửu (rượu), hiến trà, đọc văn tế. Sau đó bài văn tế được hóa cùng với một ít giấy
vàng bạc

Lễ Xây Chầu - Hát Bội do do một người sành nghi lễ và có uy tín làm tế tại miếu Bà thực hiện cùng
đào kép hát bội cầu nguyện cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa

Lễ Chính Tế vào 4 giờ sáng ngày 26/4, lễ nghi được tiến hành giống lễ Túc Yết. Chiều ngày 27/4 bài
vị Thoại Ngọc Hầu được đưa về lăng. Chương trình hát bội cũng chấm dứt, kết thúc lễ vía Bà.
6. Lễ hội Ok Om Bok (lễ cúng Trăng)
- Thời gian: dịp rằm tháng 10 âm lịch
- Địa điểm: đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ
- Hình thức tổ chức:
Lúc thần Mặt Trăng lên cao, dâng cúng các khoản vật của mùa màng nông sản trong năm, vừa thu hoạch
như cốm dẹp, chuối, mía...Cầu mong thần Mặt Trăng cho năm sau được mưa thuận gió hòa, cây cối tươi
tốt.
Trong lễ hội vào buổi tối, diễn ra cuộc thi thả đèn gío. Đèn gió bay lên cao tượng trưng cho những ước
vọng, nền tin của người thả. Gửi tới thần Mặt Trăng, và luôn nghĩ đến thần đang nhìn mình và ủng hộ
mình.




×