Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG, ĐẶC ĐIỂM BỆNH TẬT, CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯ DÂN ĐÁNH BẮT HẢI SẢN XA BỜ TẠI HUYỆN ĐẢO VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.62 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

TĂNG XUÂN CHÂU

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG, ĐẶC ĐIỂM BỆNH TẬT, CHĂM
SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯ DÂN ĐÁNH BẮT HẢI SẢN XA
BỜ TẠI HUYỆN ĐẢO VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH VÀ
HIỆU QUẢ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP
Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và tổ chức y tế
Mã số: 62 72 01 64

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2016


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN QUÂN Y

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Đào Xuân Vinh
2. PGS. TS. Hoàng Hải

Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Khắc Hải.
Phản biện 2: GS.TS. Nguyễn Trường Sơn.
Phản biện 3: PGS.TS. Lê Văn Bào.

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường


vào hồi:

giờ

ngày

tháng

Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Thư viện Quốc Gia
2. Thư viện Học viện Quân y
3. ………………………….

năm


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam có lợi thế lớn về biển, đánh bắt hải sản là ngành nghề truyền
thống lâu đời. Quan điểm của Đảng, Nhà nước phát triển nước ta mạnh, giàu
lên từ biển và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo, an ninh quốc gia [1], [16],
[64], [66]. Sức khỏe ngư dân bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trên biển như vi khí
hậu khắc nghiệt, sóng, gió biển, bão biển thất thường, rung lắc, tiếng ồn lớn,
không gian lao động, sinh hoạt chật hẹp, điều kiện sinh hoạt, dinh dưỡng, chăm
sóc sức khỏe (CSSK) trên biển dài ngày thiếu thốn [27], [37], [77], [102]. Đánh
bắt hải sản xa bờ là ngành nghề độc hại, nguy hiểm, bệnh, tai nạn thương tích
hay xảy ra [37], [41], [89],[99], [101]. Hệ thống y tế cơ sở ven biển, hải đảo,
thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe ngư dân cả ven bờ và trên biển còn
nhiều bất cập [8], [13], [34], [56], [61]. Xây dựng, áp dụng có hiệu quả các giải

pháp bảo đảm sức khỏe ngư dân là một nhu cầu tất yếu, khách quan không
những nâng cao chất lượng cuộc sống, mà còn giúp ngư dân an tâm bám biển,
phát triển nghề nghiệp góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội và
bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc [19], [51], [53].
Quảng Ninh là tỉnh trọng điểm biển đảo. Huyện đảo Vân Đồn có cảng biển
và tập trung chủ yếu ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ của tỉnh, đến nay chưa có
nghiên cứu nào về điều kiện lao động, đặc điểm bệnh tật và chăm sóc sức khỏe
của ngư dân cũng như giải pháp can thiệp.
Đề tài được tiến hành với các mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng điều kiện lao động, đặc điểm sức khỏe, bệnh tật, chăm
sóc sức khỏe của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ huyện đảo Vân Đồn, tỉnh
Quảng Ninh năm 2013.
2. Đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp nhằm cải thiện điều kiện
chăm sóc bảo vệ sức khỏe của ngư dân đánh bắt xa bờ thuộc nghiệp đoàn nghề
cá Cái Rồng, huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh năm 2014.


2

2. Những đóng góp mới của đề tài:
- Xác định được điều kiện lao động của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ ở
Vân Đồn chứa nhiều yếu tố bất lợi đến sức khỏe. Trong khi đó, điều kiện chăm
sóc sức khỏe của ngư dân rất hạn chế: Bảo hộ lao động chưa đầy đủ và ít sử
dụng; Ít được hướng dẫn an toàn lao động (9,1%); Có nhiều thói quen xấu đến
sức khỏe chiếm từ 76-97%; Thuốc, trang bị y tế trên tàu sờ sài.
- Xác định được đặc điểm bệnh tật của đối tượng ngư dân với một số nhóm
bệnh chủ yếu: bệnh hệ cơ xương khớp 55%, bệnh răng miệng 46%, bệnh ngoài
da 24,3%, bệnh mắt 20%, bệnh tai mũi họng 17,3%, tăng huyết áp 15,7%. Tỷ lệ
ngư dân đã từng bị tai nạn thương tích là 54,3%, đa phần là vết thương phần
mềm 81,6%, nguyên nhân chủ yếu do trượt ngã và do dụng cụ lao động, vị trí

hay xảy ra là boong tàu.
- Xây dựng, triển khai thí điểm tại nghiệp đoàn nghề các Cái Rồng, huyện
Vân Đồn Mô hình Ban quản lý sức khỏe ngư dân gắn kết với 03 giải pháp kỹ
thuật chuyên môn. Sau 6 tháng áp dụng thấy hiệu quả rõ ràng: So với trước can
thiệp tỷ lệ ngư dân có kiến thức, thái độ, thực hành tự bảo vệ, chăm sóc sức
khỏe và hài lòng về các hoạt động chăm sóc sức khỏe trên tàu tăng lên, khác
biệt có ý nghĩa thông kê (p<0,05). Trên 93,3% tàu đã được trang bị tủ thuốc,
các trang thiết bị cấp cứu, thuốc, dụng cụ y tế thiết yếu và cẩm nang y tế giúp
ngư dân tự bảo vệ, chăm sóc sức khỏe trên biển.
3. Bố cục của luận án: Luận án gồm 150 trang, gồm các phần và 4 chương:
Đặt vấn đề:

02 trang

Chương 1. Tổng quan: 36 trang
Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
Chương 3. Kết quả nghiên cứu:
Chương 4. Bàn luận:
Kết luận: 02 trang
Kiến nghị: 01 trang.

34 trang

47 trang

28 trang


3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. MỘT SỐ THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐÁNH BẮT HẢI SẢN XA BỜ
CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯ DÂN VEN BIỂN, HẢI ĐẢO
Số người tham gia đánh bắt thủy hải sản ngày càng tăng từ 1,64 triệu
người năm 2000 lên 1,96 triệu người năm 2007, tốc độ tăng trung bình
2,29%/năm [14]. Nhóm tàu công suất > 90 CV tăng bình quân 13%/năm [69].
Nước ta có trên 20 loại nghề khác nhau, nhưng đối với nghề đánh bắt cá
xa bờ, thì bao gồm lưới kéo: 30,6%; lưới cản (lưới rê): 21,3%, nghề câu: 18,6%,
nghề vây: 7,5%. Đặc điểm các họ nghề đánh bắt hải sản xa bờ khác nhau và
phân bố khác nhau tùy theo vùng, miền ngư trường đánh bắt [24].
1.2. ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CỦA NGƯ DÂN ĐÁNH BẮT HẢI SẢN
XA BỜ
Các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, bức xạ nhiệt, tiếng ồn, rung lắc, ánh
sáng, hơi khí độc ở trên các tàu, thuyền lao động dài ngày trên biển thường không
đạt TCVSCP [21], [25], [28], [31], [32], [37], [48], [105]. Trên tàu chỉ có một
giới nam, không được thỏa mãn những nhu cầu tình cảm khác giới, cuộc sống sinh
hoạt, lao động bó hẹp, lao động theo ca, nhịp thức lao động đơn điệu, thường thiếu
phương tiện vui chơi giải trí, thiếu nước sạch, dinh dưỡng thực phẩm mất cân đối,
thiếu rau tươi, nên điều kiện vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm của ngư dân
không đảm bảo, ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và tự chăm sóc sức khỏe còn
thấp nhất là ở ngư dân [21], [37], [48], [71], [76], [101].
1.3. THỰC TRẠNG SỨC KHỎE BỆNH TẬT CỦA NGƯ DÂN ĐÁNH
BẮT HẢI SẢN XA BỜ QUA CÁC NGHIÊN CỨU
Matheson C. và cs. (2005) điều tra tai nạn, thương tích ở 164 ngư dân ở
vùng Đông Bắc Scotland thấy 81% trường hợp bị chấn thương và 12% mắc các
bệnh mạn tính [99]. Szymańska K. và cs. (2006) thấy các yếu tố có liên quan
đến các vụ tự tử ở ngư dân là do ảnh hưởng của môi trường lao động nghề



4

nghiệp, trạng thái stress và yếu tố tâm lý của cá [113]. Kaerlev L. và cs. (2008)
thấy lao động trên biển gồm thuyền viên, ngư dân Đan Mạch bị ảnh hưởng
nhiều đến thính lực, đặc biệt là nhân viên làm trong phòng máy [88].
Sigvaldason K. và cs. (2010) thấy tần suất xảy ra các vụ tai nạn thương tích với
ngư dân Iceland là 54/100.000 người/năm. 87% các tai nạn xảy ra trên tàu, 51%
khi tàu đang hành trình [111].
Sliskovic A. và cs. (2015) thấy mức độ hài lòng của thuyền viên Croatria
với công việc ở mức trung bình, lý do thuyền viên không hài lòng liên quan cơ
bản tới sự biệt ly xa cách nhà và gia đình, với địa vị xã hội, với điều kiện sống
và làm việc trên tàu [112]. Lefkowitz R.Y. và cs. (2015) thấy các bệnh dạ dày
ruột ở thuyền viên là phổ biến nhất [92].
Bùi Thị Thúy Hải, Bùi Thị Hà (2004) thấy toàn bộ ngư dân là nam giới,
sự hiểu biết CSSK hạn chế; 100% tàu không liên lạc trực tiếp với đất liền được;
62,1% tàu sử dụng nguồn nước không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh; Không có
tàu nào mang nhiệt kế, máy đo huyết áp; 50% tàu không mang thuốc [23].
Nguyễn Thị Yến (2007) thấy, ngư dân đánh bắt cá xa bờ ở Hải Phòng
thường gặp các bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng (58,1%), bệnh đường ruột
(32,12%), bệnh hệ thần kinh (33,64%). Các bệnh tật đặc trưng ở ngư dân đánh
bắt cá xa bờ đều có liên quan với tuổi nghề [71].
Phùng Thị Thanh Tú và cs. (2010) thấy, ngư dân miền Trung chưa được
quản lý sức khỏe, công tác tuyên truyền CCSK ngư dân còn thiếu và rất yếu nên
kiến thức về CSSK ngư dân rất hạn chế. Trang bị bảo hộ lao động chuyên dụng
kém, thiếu an toàn, tỷ lệ bị tai nạn thương tích chiếm rất cao (55,1%)...[63].
Nguyễn Văn Tâm và cs. (2016) nghiên cứu thấy: tỷ lệ tai nạn thương tích của
ngư dân là 41,67%, của thuyền viên là 3,68%, cao nhất ở nhóm có tuổi nghề
≤10 năm, các nguyên nhân do ngư dân trượt ngã 28,26%, do dây tời quấn
22,85%... [52].



5

1.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM SỨC KHỎE NGƯ DÂN ĐÁNH
BẮT HẢI SẢN XA BỜ
Các nghiên cứu giải pháp can thiệp nhằm bảo đảm công tác CSSK cho
ngư dân trên biển, nhất là cho ngư dân đánh bắt xa bờ còn hạn chế, các khiến nghị
mới chỉ ở mức đề xuất thực hiện, ít duy trì và đánh giá xác định lại giá trị thực
tiễn. Giải pháp đã triển khai thuộc các nhóm: Chính sách; Tổ chức mạng lưới y tế;
Huy động cộng đồng, Bảo đảm dinh dưỡng- an toàn thực phẩm (ATTP); Tuyên
truyền giáo dục sức khỏe (TTGDSK); Nâng cao năng lực trong cấp cứu, xử trí các
tình huống y tế biển; Cải thiện môi trường điều kiện lao động.
Với điều kiện, thức trạng hiện tại, trong khi chưa thể xây dựng hoàn thiện
cả hệ thống đồng bộ CSSK ngư dân cả trên bờ và trên biển, cần đề xuất một mô
hình tổ chức quản lý sức khỏe ngư dân dựa trên huy động nguồn lực của chính
cộng đồng gắn kết với các giải pháp kỹ thuật: Tuyên truyền GDSK; tập huấn
phòng và xử lý bệnh, tai nạn thường gặp, sơ cấp cứu ban đầu; và hỗ trợ trang bị,
thuốc, sách cẩm nang y tế nhằm cải thiện việc tự bảo vệ CSSK bản thân ngư
dân trong quá trình lao động đánh bắt xa bờ, dài ngày trên biển.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
* Người lao động trên tàu đánh bắt hải sản xa bờ tại huyện đảo Vân Đồn, tỉnh
Quảng Ninh. Bao gồm:
- Ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ
- Chủ tàu đánh bắt hải sản xa bờ
- Tàu đánh bắt hải sản xa bờ
- Điều kiện lao động trên tàu đánh bắt hải sản xa bờ.
* Cán bộ lãnh đạo liên quan công tác CSSK tại địa phương.

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh nơi có cảng biển lớn và tập trung nhiều ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ


6

2.1.3. Thời gian nghiên cứu
- Chuẩn bị nguồn lực và điều tra thực trạng từ 11/2012 đến 8/2013
- Xây dựng, áp dụng giải pháp can thiệp từ tháng 9/2013 đến 8/2014
- Đánh giá hiệu quả can thiệp và hoàn thiện từ tháng 9 đến 12/2014
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
- Mô tả cắt ngang có phân tích - nghiên cứu định lượng
- Can thiệp cộng đồng một nhóm không đối chứng - kết hợp định lượng
và định tính.
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
* Tiêu chuẩn chọn mẫu:
- Chọn chủ tàu, tàu (>90CV), ngư dân đánh bắt xa bờ, cách chọn mẫu chủ
đích, ưu tiên tàu, chủ tàu, ngư dân dễ tiếp cận hợp tác và trực tiếp lao động đánh
bắt hải sản xa bờ (không chọn nghề lặn do cấm)
* Cỡ mẫu trong nghiên cứu mô tả ngang:
- Khảo sát, bệnh tật, đặc điểm CSSK của ngư dân (gồm cả chủ tàu trên
tàu đánh bắt hải sản xa bờ) theo công thức tính cỡ mẫu cho ước lượng một tỷ lệ.
Cỡ mẫu tính là 294, làm tròn 300, cách chọn mẫu chủ đích.
- Khảo sát thể lực, thính lực, thị lực, căng thẳng cảm xúc (stress) trước và
sau hành trình với cỡ mẫu 40 ngư dân bằng cách chọn mẫu chủ đích.
- Phỏng vấn chủ tàu về tổ chức lao động, đặc điểm CSSK ngư dân trên
tàu trong khi đánh bắt hải sản xa bờ với cỡ mẫu 30 chủ tàu bằng cách chọn mẫu
chủ đích trong số 300 ngư dân/chủ tàu đã chọn điều tra trên.
- Khảo sát tiếng ồn, ánh sánh, rung xóc, hơi khí độc, nguồn nước sinh

hoạt với cỡ mẫu 30 tàu khi nổ máy không tải bằng cách chọn mẫu có chủ đích
- Khảo sát vi khí hậu, tiếng ồn và rung xóc trên 4 tàu hành trình công suất
khác nhau (trong số 30 tàu đã chọn) để làm đại diện nghiên cứu các tàu.
* Cỡ mẫu trong nghiên cứu can thiệp:


7

- Toàn bộ số ngư dân của 15 tàu của nghiệp đoàn nghề cá Cái Rồng, trung
bình khoảng 7 người/tàu, tổng số 100 ngư dân (trong số 30 tàu đã chọn).
- Phỏng vấn sâu 07 cán bộ lãnh đạo liên quan công tác CSSK ngư dân tại
địa phương
- Thảo luận nhóm lãnh đạo ở địa phương: 01 nhóm (07 người).
- Thảo luận nhóm chủ tàu: 01 nhóm (06 người).
- Thảo luận nhóm ngư dân: 02 nhóm, mỗi nhóm 06 người.
2.3.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU, KỸ THUẬT THU THẬP SỐ LIỆU
2.3.1. Nội dung nghiên cứu
Giai đoạn 1- Nghiên cứu mô tả cắt ngang, gồm các nội dung:
- Điều tra thực trạng bệnh, tai nạn thương tích, đặc điểm CSSK của ngư
dân đánh bắt hải sản xa bờ.
- Khảo sát thể lực, thính lực, thị lực, căng thẳng cảm xúc (stress) trước và
sau hành trình của 40 ngư dân trên tàu đánh bắt hải sản xa bờ
- Phỏng vấn 30 chủ tàu về tổ chức lao động, đặc điểm CSSK của ngư dân
trên tàu trong khi đánh bắt hải sản xa bờ
- Khảo sát về tiếng ồn, ánh sánh, rung xóc, hơi khí độc, nguồn nước sinh
hoạt của 30 tàu (đã phỏng vấn chủ tàu) chỉ nổ máy lúc đỗ nghỉ không tải .
- Khảo sát vi khi khậu, tiếng ồn và rung xóc trên 4 tàu hành trình công
suất khác nhau (trong số 30 tàu đã chọn) để làm đại diện nghiên cứu các tàu.
Giai đoạn 2- Nghiên cứu can thiệp cồng đồng, gồm:
* Xây dựng 4 nhóm giải pháp can thiệp kết hợp đồng thời sau:

- Giải pháp 1: Thành lập Mô hình Ban quản lý sức khỏe ngư dân thí điểm
tại Thị trấn Cái Rồng làm giải pháp trọng tâm, nhằm duy trì phát triển 3 giải
pháp can thiệp 2, 3, 4 đồng bộ kèm theo.
- Giải pháp 2: TTGDSK về ATLĐ, dinh dưỡng–ATTP, hành vi lành mạnh
bảo vệ và CSSK ban đầu cho chủ tàu và ngư dân trên biển.


8

- Giải pháp 3: Tập huấn thực hành về ATLĐ, dinh dưỡng–ATTP, Hành vi
lành mạnh, bảo vệ và CSSK ban đầu cho chủ tàu và ngư dân trên biển.
- Giải pháp 4: Xây dựng, Hỗ trợ trang thiết bị, thuốc, sách tư vấn y tế cho
chủ tàu, ngư dân tự bảo vệ CSSK ban đầu trên biển.
* Đánh giá hiệu quả can thiệp:
- So sánh trước và sau can thiệp Kiến thức, thái độ , thực hành (KAP) của
người dân về các nội dung: y học biển, dinh dưỡng, ATTP, hành vi lành mạnh,
kĩ thuật cấp cứu cơ bản, năng lực y tế trên tàu, sự hài lòng của ngư dân .
- Đánh giá chung tính hiệu quả, khả thi, tính bền vững và ý nghĩa thiết
thực của mô hình đã can thiệp thí điểm.
- Sử dụng chỉ số hiệu quả để đánh giá. Chỉ số này tính theo công thức:

|p2 - p1|
CSHQ (%)

=

x 100

p1
- Trong đó: CSHQ: chỉ số hiệu quả ( %); p1: là tỷ lệ tại thời điểm bắt đầu

can thiệp; p2: là tỷ lệ tại thời điểm sau can thiệp
2.3.2. Các kỹ thuật thu thập số liệu
- Phỏng vấn, khám sức khỏe cho ngư dân nhằm thu thập thông tin định
lượng về điều kiện lao động, đặc điểm bệnh tật, đặc điểm CSSK của ngư dân,
KAP của ngư dân về chăm sóc sức khỏe trước và sau can thiệp.
- Đo môi trường với các yếu tố vi khí hậu, rung, xóc ồn, ánh sáng, chất
lượng nước trên tàu; thể lực, thính lực, thị lực ngư dân trước sau hành trình
được thực hiện theo đúng quỳ trình kỹ thuật thường quy quy định.
- Thảo luận nhóm trọng tâm và phỏng vấn sâu lãnh đạo địa phương nhằm
đánh giá tính hiệu quả, tính bền vững và khả năng duy trì và nhân rộng các giải
pháp của mô hình chăm sóc sức khỏe ngư dân.
CHƯƠNG 3


9

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG, ĐẶC ĐIỂM BỆNH TẬT VÀ CHĂM SÓC
SỨC KHỎE CỦA NGƯ DÂN ĐÁNH BẮT HẢI SẢN XA BỜ HUYỆN
VÂN ĐỒN
3.1.1. Điều kiện lao động của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ tại Vân Đồn
* Khảo sát môi trường lao động trên 30 tàu nổ máy không tải tại cảng và trên 4
tàu hành trình thấy có nhiều chỉ tiêu không đạt TCVSCP:
- Nhiệt độ trên tàu trong khoảng 27- 330C, có 50,0% số tàu đo nhiệt độ ở vị
trí hầm máy vượt TCVSCP (TCVN 5508-1991, Mùa hè).
- Có 25% số tàu đo độ ẩm ở các vị trí trên tàu đều vượt TCVSCP
- Độ ồn: hầm tàu có 96,67% mẫu vượt TCVSCP
- Trong lúc chạy đều và tăng tốc ra khơi, ở tất cả 4 tàu đo, cường độ tiếng
ồn đều cao hơn TCVSCP (100% mẫu đo)
- Tại thời điểm tăng tốc, ở hầm máy có (50% tàu) có vận tốc rung đứng cao

hơn TCVSCP.
* Khảo sát 30 chủ tàu và 300 ngư dân/chủ tàu trên tàu về tổ chức lao động thấy có
nhiều hạn chế ảnh hưởng đến chăm sóc sức khỏe ngư dân:
- Tuổi đời ngư dân biến thiên rộng từ 16 đến 70; trung bình tuổi đời là
35,3 ± 10,7năm, tuổi nghề là 13,8 ± 9,8năm, số người trên tàu trung bình là 7
người; chỉ có nam giới; công suất tàu từ 200 - 400CV.
- Phân bố hai loại nghề chủ yếu là Chài chụp 69% và Lưới rê 24,7%.

3.1.2. Đặc điểm bệnh tật, tai nạn thương tích của ngư dân đánh bắt hải sản
xa bờ tại Vân Đồn
Bảng 3.10. Chiều cao, cân nặng, BMI của ngư dân (n = 300)


10

Chỉ số
1- Chiều cao (cm)
2- Cân nặng (kg)
3- BMI
4- Phân loại BMI
4 mức độ <18,5 (gầy)
18,5-<23 (bình
thường)
23-25 (thừa cân)
> 25( béo phì)

X ± SD
166,7 ± 6,5
61,5 ± 7
22,17 ± 2,97

Số lượng
Tỷ lệ (%)
6
2.0
207
64
23

69.0
21.3
7.7

- Kết quả khảo sát 40 ngư dân sau chuyến đi biển thấy, cân nặng, thính
lực, thị lực tạm thời của ngư dân giảm sút và gia tăng chỉ số căng thẳng cảm
xúc hiện tại so với trước hành trình có ý nghĩa thống kê (p<0,01).
Bảng 3.15. Đặc điểm bệnh của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ (n = 300)
TT
1
2
3
4
5
6
7
8

Loại bệnh
Bệnh cơ xương khớp
Bệnh răng miệng
Bệnh ngoài da

Bệnh mắt
Bệnh TMH
Bệnh THA
Bệnh đường tiêu hóa
Bệnh ngoại khoa

Số lượng
165
138
73
60
52
47
28
14

Tỷ lệ
55,0
46,0
24,3
20,0
17,3
15,7
9,3
4,7

- Khám sức khỏe 300 ngư dân thấy có 8 nhóm bệnh, trong đó nhóm bệnh
cơ xương khớp chiếm tỷ lệ cao nhất.
- Qua phỏng vấn 300 ngư dân về các triệu chứng cơ năng hiện tại thấy:
chiếm tỷ lệ phổ biến là đau lưng 59,3%, mệt mỏi 55%, đau xương khớp 28,9%,

mẩn ngứa 16,6%, viêm loét móng 14,6%, mất ngủ 11,6%.
- Trong số 300 ngư dân nghiên cứu, có 163 ngư dân đã bị tai nạn thương
tích, chiếm tới 54,3%, chủ yếu bị vết thương phần mềm (81,6%), tử vong do tai
nạn thương tích trên tàu chiếm (0,6%). Nguyên nhân chủ yếu do dung cụ lao
động chiếm 33,1% và do trượt ngã trên boong tàu chiếm 27,6%. Vị trí bị TNTT


11

cao nhất là boong tàu chiếm 76,7%. Tỷ lệ bị tai nạn thương tích giữa các nhóm
tuổi nghề gần tương tự nhau.
3.1.3. Đặc điểm chăm sóc sức khỏe của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ
- Tỷ lệ ngư dân thường xuyên sử dụng ủng, găng tay, áo cứu sinh mới đạt
từ 71% đến 88%; tỷ lệ ngư dân sử dụng quần áo, khẩu trang và kính bảo hộ rất
thấp (42,3%, 7,7%, 0,3%).
- Tỷ lệ ngư dân được hướng dẫn An toàn lao động (ATLĐ) chỉ có 27,3%,
chủ yếu là từ chủ tàu, đồng nghiệp và người thân (18,3%).
- Số tàu có chủ tàu trang bị tủ thuốc, thuốc chỉ có 1/30 tàu nghiên cứu,
trong tủ thuốc thiếu cả thiết bị y tế, chưa đủ số lượng và chủng loại thuốc.
Bảng 3.26. Cách xử lý bệnh của ngư dân khi đánh bắt xa bờ (n=200)
TT
1
2
3
4
5

Cách xử lý
Tự xử lý trên tàu
Không chữa trị

Y tế tư nhân
Bệnh viện Huyện
Trạm y tế

Số lượng
178
8
8
3
3

Tỉ lệ (%)
89,0
4,0
4,0
1,5
1,5

Bảng 3.28. Ý kiến của ngư dân để xử lý bệnh trên tàu tốt hơn (n = 300)
TT
1
2
3
4
5
6

Ý kiến
Hỗ trợ đủ thuốc y tế
Hướng dẫn cách xử lý bệnh

Hỗ trợ thiết bị y tế trên tàu
Hỗ trợ tiền trang bị tàu tốt hơn
Hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế
Không có ý kiến/không biết

Số lượng
175
46
9
7
2
114

Tỉ lệ (%)
58,3
15,3
3,0
2,3
0,7
38,0

Bảng 3.29. Thói quen của ngư dân ảnh hưởng tới sức khoẻ (n= 300)
TT

Chỉ số

Số lượng

Tỷ lệ (%)


1

Chung bàn chải

24

8,0

2

Hút thuốc lá

228

76,0


12

3

Uống bia rượu

291

97,0

4

Ăn gỏi cá, hải sản sống


247

82,3

5

Uống nước lã

173

57,6

6

Không rửa tay trước khi ăn

230

76,7

7

Không rửa tay sau khi đi vệ sinh

238

79,3

8


Sử dụng thực phẩm bị ôi

12

4,0

9

Tắm không đủ lượng nước

278

92,7

10

Ăn thiếu rau tươi trên tàu

281

93,7

Ngư dân có nhiều thói quen xấu đến sức khỏe, đều chiếm tỷ lệ cao.
3.2. KẾT QUẢ XÂY DỰNG, ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP CAN THIỆP
CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯ DÂN ĐÁNH
BẮT HẢI SẢN XA BỜ TẠI NGHIỆP ĐOÀN NGHỀ CÁ CÁI RỒNG
HUYỆN VÂN ĐỒN
3.2.1. Đề xuất các giải pháp can thiệp cải thiện sức khỏe ngư dân
* Căn cứ đề xuất các giải pháp can thiệp: Kết quả của các nghiên cứu trước

đây về ngư dân đánh bắt hải sản trên biển; Điều kiện lao động, đặc điểm bệnh
tật và CSSK của ngư dân trên biển tại Vân Đồn; Chủ trương đường lối chính
sách của Đảng, Chính phủ về công tác y tế biển đảo [1], [66].
* Triển khai mô hình Ban Quản lý sức khỏe ngư dân (BQLSKND)

- Thành lập BQLSKND thí điểm tại thị trấn Cái Rồng, thành phần sau:
1.
2.
3.

Trưởng ban
Phó ban thường
trực
Ủy viên

4.
5.

Ủy viên
Ủy viên

Phó chủ tịch Thị trấn
Trạm trưởng trạm y tế Thị trấn
Phụ trách thủy sản Thị trấn (Cán bộ khuyến
ngư)
Phụ trách Hội chữ thập đỏ Thị trấn
Phụ trách văn hóa, thông tin Thị trấn


13


6.
7.

Ủy viên
Nhân viên

Phụ trách nghiệp đoàn nghề cá Thị trấn
02 cán bộ của trạm y tế

- Kết quả hoạt động cụ thể của BQLSKND (từ tháng 4/2014):
+ Vận động được 100% ngư dân của nghiệp đoàn nghề cá tham gia tập huấn
kiến thức kỹ năng tự bảo vệ, CSSK và các kỹ thuật sơ cấp cứu cơ bản trên biển
do Ban chủ nhiệm đề tài tổ chức.
+ Hợp đồng, thống nhất được cơ chế đổi thuốc cận hạn cho các chủ tàu
của nghiệp đoàn nghề cá Cái Rồng tại nhà thuốc Thanh Bình.
+ Tuyên truyền vận động được 100% chủ tàu đóng tủ thuốc trên tàu.
+ Tuyên truyền vận động các chủ tàu tiếp tục trang bị thêm thiết bị y tế và
thuốc thiết yếu sẵn trên tàu cho đầy đủ ngoài số lượng đề tài hỗ trợ.
+ Triển khai tuyên truyền 7 chủ đề tuyên truyền giáo dục sức khỏe
(TTGDSK) cho ngư dân thông qua trong các cuộc họp, sinh hoạt của khu dân
và phát trên loa phát thanh của 9 khu dân thị trấn Cái Rồng 2 lần/tháng và trong
các đợt chiến dịch tuyên truyền phòng bệnh dịch tại địa phương.
- Triển khai, duy trì công tác thông tin, báo cáo về bệnh, tai nạn thương tích
của ngư dân và nhu cầu liên quan CSSK ngư dân cho BQLSKND.
- Soạn, gửi công văn huy động sự tham gia phối hợp công tác cứu hộ cứu
nạn và CSSK ngư dân của các cơ quan tuyên trên và tại địa phương.
* Giải pháp 2: TTGDSK về ATLĐ, Dinh dưỡng –ATTP, Hành vi lành mạnh
bảo vệ và CSSK ban đầu cho chủ tàu và ngư dân trên biển.
- Xây dựng 4 loại tờ rơi TTGDSK: 1-An toàn lao động, 2-An toàn thực

phẩm, 3-Thực hiện nếp sống lành mạnh trên tàu, 4-Kĩ thuật cấp cứu ban đầu
trên biển.
- Xây dựng 7 chủ đề TTGDSK (có đĩa TTGDSK) cho ngư dân, hướng
dẫn BQLSKND triển khai cho 9 khu dân của thị trấn Cái Rồng nêu trên.
- Hỗ trợ tờ rơi TTGDSK, sách cẩm nang y tế đầy đủ cho 15 tàu của
nghiệp đoàn nghề cá Cái Rồng và Tài liệu TTGDSK cho BQLSKND.


14

*Giải pháp 3: Tập huấn thực hành về ATLĐ, Dinh dưỡng –ATTP, Hành vi lành
mạnh, bảo vệ và CSSK ban đầu cho chủ tàu và ngư dân trên biển.
- Tập huấn 100% ngư dân của nghiệp đoàn nghề cá Cái Rống kiến thức,
kỹ năng ATLĐ, hành vi lành mạnh, ATTP, phòng, xử trí bệnh, tai nạn thương
tích thường gặp và kỹ thuật sơ cấp cứu ban đầu trên tàu.
* Giải pháp 4: Xây dựng, Hỗ trợ trang thiết bị, thuốc, sách tư vấn y tế cho chủ
tàu, ngư dân tự bảo vệ, chăm sóc sức khỏe ban đầu trên biển.
- Xây dựng, hỗ trợ 100% cho 15/15 tàu của nghiệp đoàn nghề cá Cái
Rồng sách cẩm nang y tế giúp ngư dân tự phòng, CSSK trên biển.
- Xây dựng Danh mục và hỗ trợ một phần các trang thiết bị y tế, thuốc
thiết yếu trên tàu. Hướng dẫn BQLSKND tiếp tục vận động cộng đồng, ngư
dân, chủ tàu tự trang bị thêm và duy trì bổ sung sau mỗi hành trình đi biển.
- Giới thiệu tủ thuốc mẫu, hướng dẫn cách bố trí sắp xếp thuốc, cố định tủ
thuốc trên tàu. Hướng dẫn BQLSKND tiếp tục vận động cộng đồng, ngư dân,
chủ tàu tự trang bị đầy đủ tủ thuốc.
3.2.2. Đánh giá hiệu quả các giải pháp can thiệp nhằm cải thiện điều kiện
chăm sóc sức khỏe ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ tại Vân Đồn
3.2.2.1. Hiệu quả của giải pháp truyền thông, tập huấn nâng cao khả năng
thực hành y tế tại chỗ cho ngư dân
- Sau can thiệp, nhiều kiến thức về phòng chống bệnh và CSSK của ngư

dân tốt hơn trước can thiệp có ý nghĩa thống kê: tỷ lệ ngư dân biết đầy đủ về
mục đích cấp cứu đã tăng từ 45,0% lên 94,0% (CSHQ=109%); tỷ lệ nắm được
đầy đủ các bước sơ cấp cứu cơ bản cao hơn trước (gấp tới 51 lần); tăng tỷ lệ
biết xử trí say sóng cao (gấp tới 45 lần); tăng tỷ lệ biết nguyên tắc cấp cứu bỏng
(CSHQ=72%); tăng tỷ lệ biết nguyên tắc cấp cứu ngạt thở cao hơn trước
(CSHQ=139%); tăng tỷ lệ biết cấp cứu gãy xương cẳng tay (CSHQ=108%).
- Sau can thiệp, thái độ của ngư dân về phòng chống bệnh và CSSK tốt
hơn trước can thiệp rõ rệt: tỷ lệ ngư dân thấy cần trang bị áo phao, phao bơi,


15

thuyền phao trên tàu từ 78% lên 98% (CSHQ=26%); cần tập huấn phòng cháy
nổ an toàn lao động từ 80% lên 89% (CSHQ=11%); cần trang bị các dụng cụ y
tế trên tàu cao hơn trước (p<0,05; CSHQ=14%); cần phải huấn luyện kĩ thuật
cấp cứu cao hơn trước (p<0,05; CSHQ=22%)

Biểu đồ 3.8. Hiệu quả thay đổi thực hành của ngư dân về xử lý bệnh, tai nạn
thương tích (n= 100)
- Sau can thiệp ngư dân thực hành phòng và xử lý bệnh, tai nạn đúng đều
cao hơn trước can thiệp (p<0,01).
3.2.2.2. Hiệu quả thay đổi chất lượng trang bị tủ thuốc, thuốc, trang bị y tế
trên tàu cho ngư dân
- Sau hơn 4 tháng triển khai các nội dung can thiệp, 100% các tàu đã đóng
tủ thuốc đúng theo mẫu hướng dẫn (loại to), đóng cố định ở ca bin, chuẩn bị đủ
các loại thuốc, thiết bị y tế thiết yếu theo hướng dẫn.
- Tuy nhiên, mới có 8/15 tàu đủ cả về số lượng cụ thể của mỗi loại thuốc,
cụ thể còn 3 tàu chưa dự trữ đủ số lượng loại thuốc trị bệnh ngoài da, 3 tàu
chưa dự trữ đủ số lượng loại thuốc tim mạch, hô hấp, 6 tàu chưa dự trữ đủ số
lượng loại thuốc dùng ngoài, 5 tàu chưa dự trữ đủ số lượng loại thuốc chống

say tàu xe, 1 tàu chưa có đủ nẹp, garô.
- Các tàu có 3 nhóm ý kiến về sử dụng thuốc, trang bị y tế trên tàu: tỷ lệ
mong muốn được tập huấn lại hàng năm về cách cứu chữa bệnh, tai nạn và sử


16

dụng thuốc trang bị y tế trên tàu để thành thạo và không quên chiếm 86,7%; đề
nghị được hỗ trợ thêm thuốc thường xuyên cho tủ thuốc chiếm 73,3% và ý kiến
được trang bị thêm thiết bị y tế chiếm 6,7%.
3.2.2.3. Hiệu quả tiếp cận thông tin dinh dưỡng- an toàn thực phẩm, nếp
sống lành mạnh, biện pháp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe ngư dân

Biểu đồ 3.11. Hiệu quả thay đổi mức độ cung cấp thông tin thường
xuyên chung tới ngư dân về dinh dưỡng- an toàn thực phẩm (n=100)
- Sau can thiệp, ngư dân được cung cấp thông tin về DD-ATTP thường
xuyên tốt hơn trước, tăng gấp hơn 3 lần (p<0,01; CSHQ=207%).
- Sau can thiệp, tỷ lệ ngư dân được cung cấp thông tin về DD- vệ sinh
ATTP đều cao hơn trước: từ tranh ảnh, sách báo tăng gấp hơn 11,5 lần
(p<0,001); từ loa phát thanh phường, khu, chợ 4,4 lần (p<0,01); từ lớp tập huấn
tăng từ 42% lên 91% ((p<0,01; CSHQ=117%).
- Sau can thiệp, tỷ lệ ngư dân được cung cấp thông tin về nếp sống lành
mạnh cao hơn trước can thiệp có ý nghĩa thống kê: từ tranh ảnh, sách báo tăng
gấp 16,6 lần (p<0,001); từ loa phát thanh tăng 4,4 lần (p<0,001); từ cán bộ y tế
tăng từ 29% lên 61% (CSHQ=110%; (p<0,05); từ lớp tập huấn tăng từ 46% lên
92% (CSHQ=100%; p<0,01).
- Sau can thiệp, ngư dân được cung cấp thông tin về các biện pháp bảo vệ
sức khỏe từ các nguồn khác nhau đều tốt hơn trước có ý nghĩa thống kê: từ
tranh ảnh, sách báo tăng gấp hơn 19,7 lần; từ loa phát thanh phường, khu, chợ



17

tăng gấp hơn 4,3 lần (CSHQ=332%); từ lớp tập huấn tăng từ 42% lên 95%
(CSHQ=126%); từ cán bộ y tế tăng từ 32% lên 47% (CSHQ=47%).
3.2.2.4. Hiệu quả hài lòng của ngư dân về hoạt động chăm sóc sức khỏe
Sau can thiệp, tỷ lệ ngư dân hài lòng với hoạt động CSSK đều cao hơn
trước can thiệp có ý nghĩa thống kê (p<0,05): Ngư dân hài lòng về khả năng tự
xử lý các vấn đề y tế trên tàu hơn trước can thiệp, tăng gấp hơn 6,7% (CSHQ=
578%), ngư dân hài lòng về trang bị thuốc, thiết bị y tế sẵn có trên tàu hơn
trước, tăng gấp hơn 9 lần (CSHQ= 809%); ngư dân giảm lo lắng về thuốc và
trang bị y tế trên tàu (p<0,05; CSHQ= 67%).
3.2.2.5. Đánh giá chung tính hiệu quả, tính bền vững và khả năng mở rộng
của mô hình Ban quản lý sức khỏe ngư dân cùng các giải pháp kỹ thuật
chuyên môn đã can thiệp.
Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm với các lãnh đạo địa phương liên quan
quản lý công tác CSSK ngư dân và các chủ tàu, các ngư dân trên tàu đánh bắt hải
sản xa bờ đều hoan nghênh, chấp nhận và nhận xét tốt về tính hiệu quả, tính bền
vững và khả năng áp dụng mở rộng của mô hình can thiệp cho các xã biển, đảo
có ngư dân đánh bắt xa bờ khác, nhưng cần theo dõi đánh giá rút kinh nghiệm
trong thời gian lâu dài để hoàn thiện tốt hơn.

CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN
4.1. ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG, ĐẶC ĐIỂM BỆNH TẬT VÀ CHĂM SÓC
SỨC KHỎE CỦA NGƯ DÂN ĐÁNH BẮT HẢI SẢN XA BỜ
4.1.1. Điều kiện lao động trên tàu đánh bắt hải sản xa bờ
Các chỉ số khảo sát môi trường lao đồng trên tàu (vi khí hậu, độ ồn, rung,
độ ẩm, ánh sáng, hơi khí độc) trong nghiên cứu của chung tôi tương tự phù hợp
và có phần tốt hơn so với kết quả của các tác gia khác: Bùi Thị Hà (2002) [21];



18

Nguyễn Thị Yến (2007) [71], Lê Hoàng Lan, Nguyễn Bảo Nam (2012) [32]; Lê
Hồng Minh (2012) [37]; Rapisarda., Valentino M., Bolognini S., et al. (2004),
[105].
Điều kiện tổ chức lao động của ngư dân như: công suất tàu ở mức trung
bình trong khoảng 200- 400CV, thời gian lao động dài ngày/chuyến đi, kéo dài
trong ngày, lao động chủ yếu về đêm, số lao động trung bình 7 ± 1/tàu , tuổi
đời, tuổi nghề ngư dân biến thiên trong khoảng rộng , trình độ học vấn thấp
trong kết quả nghiên cứu của chung tôi có xu hướng phù hợp với kết quả của
tác giả khác: Nguyễn Thị Yến (2007) [71], Lê Hồng Minh (2012) [37], Nguyễn
Đình Khuê, Nguyễn Thị Giang (2014) [31].
4.1.2. Đặc điểm bệnh tật của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ
Chúng tôi cũng thống nhất với Tác giả Lê Hồng Minh (2012) [37] thấy ngư
dân bị các nhóm bệnh tương tự giống nhau, tuy nhiên tỷ lệ nhóm bệnh xương
khớp trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nhiều (55%) so với (36,1%), tỷ lệ
các nhóm bệnh khác trong nghiên cứu của chúng tôi có thấp hơn trong nghiên
cứu của Lê Hồng Minh (2012). Theo chúng tôi là do đặc điểm thời tiết khí hậu
ở vùng biển miền Bắc có nhiều yếu tố bất lợi gây phát sinh nhóm bệnh xương
khớp hơn là miền Trung như là sự thay đổi nhiệt độ lớn hơn, có mùa nồm độ
ẩm cao, có nhiều sương giá hơn, thường bị các đợt không khí lạnh tràn sang
trực tiếp; Nhưng điều kiện lao động đánh bắt gần bờ hơn, chất lượng nước,
phương tiện bảo hộ lao động, thông tin liên lạc, giải trí và môi trường lao động
trong kết quả nghiên cứu hiện trạng của chúng tôi tốt hơn nên sẽ có thể hạn chế
tỷ lệ ngư dân bị bệnh hơn.
Về tình hình tai nạn thương tích, kết quả của chúng tôi cũng tương tự các
nghiên cứu ngoài nước trong giai đoạn 1997-2015 [92], [93], [99], [115] và Lê
Hồng Minh (2012) [37]; Nguyễn Văn Tâm (2016) [52] đều thấy ngư dân bị tai

nạn thương tích cao, chủ yếu bị vết thương phần mềm, nguyên nhân chính do
trượt ngã và dụng cụ lao động, vị trí hay xảy ra nhất là trên boong tàu.


19

4.1.3. Đặc điểm chăm sóc sức khỏe của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ tại
Vân Đồn
Điều kiện ATLĐ của ngư dân còn nhiều bất cập: các trang thiết bị bảo hộ
lao động chưa đầy đủ, ít sử dụng thường xuyên, được hướng dẫn ATLĐ đúng
rất thấp trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự, phù hợp với kết
quả của tác giả Lê Hồng Minh (2012) [37]; Lê Hoàng Lan, Nguyễn Bảo Nam
(2012) [32]; Nguyễn Đình Khuê, Nguyễn Thị Giang (2014) [31].
Điều kiện vệ sinh, sinh hoạt của ngư dân trong nghiên cứu chúng tôi cũng
thống nhất với các nghiên cứu Lê Hồng Minh (2012) [37], Nguyễn Thị Yến
(2007) [71], Nguyễn Trường Sơn (2010) [51] đều thấy đa số tàu không có trang
bị thùng rác, lịch làm vệ sinh và công tác diệt chuột, gián, ruồi muỗi chiếm tỷ
lệ thấp, nguy cơ vứt rác xuống biển phổ biến. Số tàu có sách báo, ti vi chiếm tỷ
lệ thấp. Lượng nước sinh hoạt trên tàu hạn chế, trên tàu chỉ có nam giới. Tuy
nhiên về phương tiên liên lạc trên tàu và chất lượng nước trong kết quả nghiên
cứu của chung tôi tốt hơn so với kết quả của Lê Hồng Minh (2012) [37],
Nguyễn Thị Yến (2007) [71].
Chúng tôi cũng thống nhất với Lê Hồng Minh (2012) [37] thấy ngư dân
trên tàu có nhiều thói quen xấu đến sức khỏe chiếm tỷ lệ cao, cũng thống nhất
với Nguyễn Trường Sơn, Trần Quỳnh Chi (2004) [48]; Lê Hồng Minh (2012)
[37]; Nguyễn Thị Yến (2007) [71] cho rằng vì nguyên nhân này mà tỉ lệ các
bệnh tiêu hóa, ngoài da, mắt, răng miệng của ngư dân đều chiếm tỉ lệ cao
Kết quả của chúng tôi cũng tưng tự với nhiều tác giả khác thấy điều kiện
thuốc, trang bị y tế trên tàu rất sơ sài, ngư dân chủ yếu xử lý bệnh, tai nạn thương
tích theo kinh nghiệm, có tỷ lệ đáng kể ngư dân không xử trí gì để tự khỏi trên tàu

[8], [23], [40], [49], [52], [53], [63].
4.2. HIỆU QUẢ CÁC GIẢI PHÁP CAN THIỆP ĐÃ TRIỂN KHAI
4.2.1. Mô hình Ban quản lý sức khỏe ngư dân Thị trấn Cái Rồng


20

Mô hình đã nhấn mạnh sự tham gia của cộng đồng tại chính địa phương
vào công tác CSSK ngư dân. Mô hình đã thể hiện rõ ràng y đức trong nghiên
cứu đồng thời phát huy được hiệu quả của nhiều giải pháp can thiệp và tổng
hợp găn kết cả giải pháp tổ chức với các giải pháp kỹ thuật chuyên môn. Mô
hình BQLSKND sẽ không phải là sự “phình to” trong cơ cấu tổ chức mà là sự
“tổ chức lại theo nhiệm vụ” với yêu cầu nhiệm vụ trọng tâm hơn do vậy không
tốn kém chi phí, lực lượng hợp lý có tính phù hợp, khả thi cao.
Hoạt động của Mô hình BQLSKND đáp ứng được nhiệm vụ của luận án
trong tổ chức triển khai, quản lý các nội dung can thiệp, duy trì các hoạt động can
thiệp cũng như huy động, gắn kết cộng đồng tham gia công tác CSSK ngư dân.
Mô hình BQLSKND kết hợp, gắn kết cả giải pháp tổ chức với các giải
pháp chuyên môn kỹ thuật có đánh giá hiệu quả, tính bền vững, khả thi sau can
thiệp là hoạt động triển khai đầu tiên tại tỉnh Quảng Ninh trong công tác CSSK
ngư dân tại tuyến y tế xã phường. Góp phần nâng cao nhận thức của y tế cơ sở,
các cấp quản lý, và chính ngư dân về công tác CSSK bản thân.
4.2.2. Hiệu quả của giải pháp truyền thông, tập huấn nâng cao khả năng
thực hành y tế tại chỗ cho ngư dân
Qua nghiên cứu chúng tôi thấy thái độ“biết nhưng mặc kệ”, “phó mặc”
của ngư dân về các nội dung chăm sóc sức khỏe là khá phổ biến. Thay đổi thái
độ của ngư dân là việc làm rất khó khăn đòi hỏi sự tác động của nhiều yếu tố
trong thời gian nhất định, nên xây dựng môi trường văn hóa an toàn - sức khỏe
cho ngư dân cần chú trọng tính phù hợp, đồng bộ và duy trì lâu dài.
Vì vậy chúng tôi rất coi trọng giải pháp truyền thông giáo dục sức khỏe,

đảm bảo thiết kế các nội dung phải dựa trên hiện trạng nhu cầu và khả năng tiếp
nhận của đối tượng được truyền thông GDSK. Đề tài đã xây dựng 4 loại tờ rơi
TTGDSK vừa đủ các nội dung cơ bản cả về vệ sinh phòng bệnh thực hiện hành
vi lành mạnh, cả về ATLĐ, ATTP trên tàu và kỹ thuật sơ cấp cứu ban đầu phát
cho ngư dân có hướng dẫn trực tiếp, phát thanh trên loa phát thanh công cộng
vào thời điểm ngư dân có thể tiếp nhận, đồng thời phát đầy đủ cho tất cả các tàu


21

sách cẩm nang y tế với đầy đủ nội dung có thể tự CSSK cần thiết và phối hợp
với các cơ sở y tế, cứu hộ, cứu nạn trên bờ khi cần.
Đồng thời với giải pháp truyền thông giáo dục sức khỏe ngư dân, chung tôi
tiến hành tập huấn cho ngư dân những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho việc
phòng, xử lý các bệnh tai nạn thường gặp trên biển trong quá trình lao động.
Những kiến thức kỹ năng tập huấn được xây dựng dựa trên nghiên cứu hiện trạng
bệnh, tai nạn của ngư dân và tham khảo kết quả của nhiều nghiên cứu trong nước
cũng như trên thế giới và phù hợp với điều kiện khả năng của ngư dân trong thời
gian lâu dài. Đây là những kiến thức, kỹ năng không thể thiếu cho việc đảm bảo
sức khỏe ngư dân trước mắt cũng như lâu dài. Ngư dân có kiến thức, thực hành về
xử lý bệnh, tai nạn tốt hơn sẽ là cơ sở tốt cho việc xử lý các tình huống y tế gặp
phải, hạn chế được những trường hợp nặng và tử vong không đáng có.
4.2.3. Sự hài lòng của ngư dân về hiệu quả hoạt động chăm sóc sức khỏe
Sự hài lòng về chăm sóc sức khỏe của ngư dân đến từ nhiều nguồn thông tin,
là tổng hợp các điều kiện như kiến thức về chăm sóc sức khỏe, kĩ năng chăm sóc
sức khỏe, các trang bị có được về chăm sóc sức khỏe. Qua đánh giá hiệu quả sau
can thiệp cho thấy các nội dung trên đều có sự cải thiện rất tốt, chỉ số hiệu quả đều
rất cao và khác biệt có ý nghĩa thống kê ( p<0,05). Ngoài ra sự hài lòng của ngư
dân đến từ tổng hợp các yếu tố bao hàm cả sự hài lòng qua thực tế mỗi lần trải
nghiệm khi có các tình huống y tế của ngư dân. Một chương trình can thiệp hiệu

quả, có nội dung - thời gian tác động đủ sâu, rộng sẽ mang lại sự hài lòng từ phía
đối tượng được chăm sóc. So với kết quả nghiên cứu của Sliskovic A. Và cs.
(2015) [112] trên các tàu vận chuyển hàng cho thấy mức độ hài lòng chung của
thuyền viên với điều kiện sống, làm việc trên tàu: rất hài lòng chiếm 1,7%, hài lòng
chiếm 27,6%, bình thường chiếm 43,2%, không hài lòng chiếm 17,5%, rất không
hài lòng chiếm 7,2%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn: mức hài lòng từ
trung bình trở lên với các các hoạt đông CSSK của ngư dân đạt từ 50% tới 100%.
Đánh giá sau 6 tháng áp dụng thấy mô hình can thiệp có tính khả thi, hiệu
quả rất rõ ràng đã đạt được mục tiêu cải thiện điều kiện CSSK ngư dân trên
biển, đồng thời được các thành phần của cộng đồng từ các lãnh đạo địa phương


22

liên quan công tác CSSK ngư dân, đến các chủ tàu, ngư dân, BQLSKND dân
đều hoan nghênh, chấp nhận, ủng hộ mô hình đã thí điểm và khẳng định các
hoạt động can thiệp có hiệu quả, có tính khả thi, thiết thực phù hợp với thực tế,
nên duy trì và áp dụng mở rộng mô hình BQLSKND cho các xã biển, đảo có
ngư dân xa bờ, nhưng cần theo dõi đánh giá rút kinh nghiệm trong thời gian lâu
dài để hoàn thiện giải pháp này tốt hơn.
KẾT LUẬN
1. Điều kiện lao động, đặc điểm bệnh tật và chăm sóc sức khỏe của ngư dân
đánh bắt hải sản xa bờ tại huyện Vân Đồn
* Điều kiện lao động chứa nhiều yếu tố bất lợi đến sức khỏe:
- Tiếng ồn cao vượt TCVSCP, (100% số tàu ); Vi khí hậu nóng (50% mẫu
ở hầm tàu), độ ẩm thấp (25% mẫu), ít gió (hầm, buồng nghỉ, khoang lái -100%
mẫu dưới TCVSCP); ở hầm tàu tối 100% mẫu dưới TCVSCP; có 50% mẫu đo
độ rung đứng tại thời điểm tăng tốc cao hơn TCVSCP.
- Công suất tàu trong khoảng 90 – 400CV, trung bình 208,5±93,4CV.
- Lao động dài ngày trên biển (15,9 ± 5,3 ngày/chuyến đi), kéo dài trong ngày

(12,3 ± 1,9h/ngày), với 80% lao động ban đêm, nhịp thức hoạt động đơn điệu,
không theo nhịp ngày đêm, ngư dân không có hợp đồng lao động.
* Đặc điểm chăm sóc sức khỏe của ngư dân trên tàu rất hạn chế:
- Bảo hộ lao động chưa bảo đảm đủ, ít sử dụng quần áo bảo hộ, đặc biệt
kính (0,3%), khẩu trang (7%). Thiếu phương tiện giải trí, nước sinh hoạt, rau
tươi trên tàu.
- Tỷ lệ ngư dân được hướng dẫn ATLĐ chỉ chiếm 9,1%, chủ yếu theo kinh
nghiệm của chủ tàu, đồng nghiệp và người thân (18,3%).
- Ngư dân có nhiều thói quen ảnh hưởng đến sức khỏe chiếm từ 76 – 97%.
Biện pháp vệ sinh trên tàu rất kém. Thuốc, trang bị y tế trên tàu sờ sài, thụ động
trang bị theo kinh nghiệm của cá nhân ngư dân.


23

- Khi bị bệnh, tai nạn thương tích chủ yếu tự xử trí trên tàu theo kinh
nghiệm chiếm đến 89% với bệnh và 78,5% với tai nạn thương tích;
- Có 62% ngư dân muốn được quan tâm hỗ trợ về điều kiện lao động và
chăm sóc y tế trên tàu tốt hơn hiện tại; vẫn còn 38% ngư dân chưa ý thức quan
tâm đến vấn đề này.
* Ngư dân trên tàu bị mắc bệnh và thương tích chiếm tỷ lệ cao:
- Ngư dân thường bị các bệnh gồm: hệ cơ xương khớp 55%, răng miệng
46%, bệnh ngoài da 24,3%, bệnh mắt 20%, bệnh tai mũi họng 17,3%, tăng
huyết áp 15,7%, bệnh đường tiêu hóa 9,3%, bệnh ngoại khoa 4,7%.
- Ngư dân bị tai nạn thương tích chiếm khá cao 54,3%, đa phần là vết
thương phần mềm 81,6%, tử vong 0,6%, nguyên nhân chủ yếu do trượt ngã và
do dụng cụ lao động, vị trí hay xảy ra là boong tàu.
- Sau chuyến đi biển, ngư dân đều bị giảm cân, thính lực, thị lực tạm thời
và gia tăng chỉ số căng thẳng cảm xúc hiện tại.
2. Các giải pháp can thiệp tại nghiệp đoàn nghề cá Cái Rồng

Xây dựng, triển khai thí điểm tại nghiệp đoàn nghề các Cái Rồng, huyện Vân
Đồn Mô hình Ban quản lý sức khỏe ngư dân gắn kết với 03 giải pháp kỹ thuật
chuyên môn (1- Tuyên truyền Giáo dục Sức khỏe cho ngư dân; 2- Tập huấn kỹ
năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ban đầu cho ngư dân; 3- Hỗ trợ trang bị,
thuốc, sách cẩm nang y tế cho ngư dân tự bảo vệ, CSSK trên biển).
Sau 6 tháng áp dụng can thiệp, thấy hiệu quả rõ ràng: So với trước can
thiệp tỷ lệ ngư dân có kiến thức, thái độ, thực hành tự bảo vệ, CSSK và hài lòng
về các hoạt động CSSK trên tàu tăng lên, khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,05). Trên 93,3% tàu đã được trang bị tủ thuốc, các trang thiết bị y tế thiết
yếu và cẩm nang y tế giúp ngư dân tự bảo vệ CSSK trên biển. Mô hình bước
đầu được đánh giá là phù hợp, có khả năng duy trì và áp dụng mở rộng cho các
nghiệp đoàn nghề cá trong toàn tỉnh Quảng Ninh.


×