1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lao động trong các tàu đánh cá, ngư dân đánh bắt hải sản phải
làm việc trong điều kiện khắc nghiệt của biển và điều kiện bất lợi trên
tàu biển. Khí hậu trên biển, nắng, gió biển, sóng biển, những hiểm
nguy luôn rình rập như bão biển, là những yếu tố gây ảnh hưởng rất
lớn đến sức khỏe của người lao động. Thêm vào là điều kiện lao động
trên tàu, như tiếng ồn, rung lắc không gian làm việc chật hẹp, thiếu vệ
sinh, điều kiện dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe có hạn tạo ra môi
trường lao động có tính đặc thù riêng của ngành khai thác biển. Nhiều
tác giả trong và ngoài nước đã khẳng định môi trường lao động trên
biển là nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe và cơ
cấu bệnh tật của người lao động trên biển.
Những năm gần đây đã có một số đề tài nghiên cứu về sức khỏe
của người lao động trên biển nhưng chủ yếu là tập trung vào nhóm
thuyền viên vận tải đường dài. Vì vậy, nghiên cứu về môi trường lao
động và sức khỏe nghề nghiệp của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ là
một việc làm cần thiết, có ý nghĩa thiết thực.
Đề tài được tiến hành với các mục tiêu sau:
1. Khảo sát điều kiện lao động và sinh hoạt của ngư dân làm
việc trên tàu đánh bắt hải sản xa bờ ở một số tỉnh phía nam Việt
Nam.
2. Xác định biến đổi một số chỉ tiêu chức năng sinh lý trước
và sau một hành trình đánh bắt xa bờ.
3. Đánh giá tình hình sức khoẻ và tai nạn, thương tích của
ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ ở một số tỉnh phía nam Việt Nam.
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Đã xác định được đặc điểm điều kiện lao động và sức khỏe
bệnh tật của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ hệ thống và toàn diện.
- Khảo sát được sự biến đổi môi trường lao động và một số chỉ
số tâm sinh lý (tim mạch, thị lực, thính lực, trạng thái căng thẳng cảm
xúc ) trước sau hành trình đánh bắt hải sản xa bờ.
2
- Xác định được mô hình tai nạn thương tích của ngư dân đánh
bắt hải sản xa bờ, góp phần đề ra giải pháp phòng chống tai nạn
thương tích cho cộng đồng nói chung và ngư dân đánh bắt hải sản xa
bờ nói riêng.
CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Luận án gồm 132 trang, trong đó phần đặt vấn đề (02 trang),
tổng quan tài liệu (33 trang), đối tượng và phương pháp nghiên cứu
(19 trang), kết quả nghiên cứu (41 trang), bàn luận (34 trang), kết luận
(02 trang), kiến nghị (01 trang); 47 bảng, 3 biểu đồ và 1 sơ đồ. Ngoài
ra, luận án còn có 160 tài liệu tham khảo (tiếng Việt: 37; tiếng Anh:
123) và phần phụ lục.
Chương 1
TỔNG QUAN
Các loại nghề khai thác cá biển ở nước ta rất đa dạng (trên 20
loại nghề), nhưng đối với nghề đánh bắt cá xa bờ, thì bao gồm lưới
kéo: 30,6%; lưới rê: 21,3%, nghề câu: 18,6%, nghề vây: 7,5% và các
nghề khác là 22,0% số lượng tàu thuyền.
Nhiều nghiên cứu khẳng định môi trường lao động trên biển là
yếu tố chính ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát sinh bệnh tật của
ngư dân.
Kaerlev L. (2007) cho rằng điều kiện làm việc của ngư dân ảnh
hưởng sức khỏe của họ. Các bệnh có tỷ lệ cao là viêm phế quản, khí
phế thũng, ung thư phổi, hội chứng Raynaud. Ehara M. (2006) phân
tích hồ sơ 51,641 ngư dân Nhật Bản mắc bệnh từ 1986- 2000 thấy các
bệnh phổ biến là bệnh hệ tiêu hóa, cơ xương và tim mạch, có liên quan
với tuổi nghề đi biển.
Môi trường lao động trên tàu biển dễ làm lây lan bệnh truyền
nhiễm, Gray N. J. (1993) kiểm tra X quang lồng ngực 1.471 ngư dân ở
Darwin thấy có 31 người (2,1%) lao phổi, 15 người cấy đờm dương
tính. Szymańska K.(2006) thấy từ 1960-1999 có 51 thuyền viên và
ngư dân tự tử. Các yếu tố liên quan là do ảnh hưởng môi trường lao
3
động, trạng thái stress và tâm lý. Nghiên cứu của Thomas T. K. (2001)
cho thấy có 574 ngư dân chấn thương phải vào viện, nguyên nhân là
ngã trên boong, vướng vào máy móc.
Nghiên cứu Vũ Văn Đài (2004) cho thấy sức khoẻ ngư dân giảm
sút nhanh sau những chuyến đi biển. Bệnh thường gặp là tim mạch,
đường ruột, răng miệng, đau đầu, sạm da, mất ngủ, đau cột sống, giảm
sức nghe và cước bàn tay.
Năm 2007, Nguyễn Thị Yến nghiên cứu điều kiện lao động và
cơ cấu bệnh tật của ngư dân đánh bắt cá xa bờ thuộc xã Lập Lễ, Thủy
Nguyên, Hải Phòng thấy nhiều mặt bệnh chiếm tỷ lệ cao như bệnh
nhiễm khuẩn và ký sinh trùng chiếm 58,1%, chủ yếu là nhiễm khuẩn
đường ruột (32,12%). Bệnh hệ thần kinh là 33,64%, nhiều nhất là rối
loạn giấc ngủ: 15,15%. Bệnh của mắt và tổ chức xung quanh chiếm
51,82%, chủ yếu là nhức mỏi mắt: 15,15%. Bệnh tăng huyết áp chiếm
tới 18,48% và viêm họng mạn tính là 37,27%. Tỷ lệ tử vong ở ngư
dân trong 5 năm là 7,27% do nhiều tai nạn khác nhau: giao thông
đường biển, rơi xuống biển, ngộ độc cá. Các bệnh tật đặc trưng ở ngư
dân đánh bắt cá xa bờ có liên quan với tuổi nghề.
Như vậy, các nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy có nhiều
bệnh lý và tai nạn, thương tích liên quan đến điều kiện lao động, nghề
nghiệp của người lao động trên biển, nhưng nghiên cứu trên ngư dân
đánh bắt hải sản xa bờ còn ít và chưa hệ thống.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Điều kiện lao động trên tàu đánh bắt hải sản xa bờ
- Nghiên cứu trên 46 tàu đánh bắt hải sản xa bờ.
2.1.2. Người lao động
- Tình trạng sức khoẻ và cơ cấu bệnh tật: 612 ngư dân.
- Khảo sát trước và sau hành trình: 51 người.
4
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Tại 4 tỉnh: Khánh Hòa, Bình Thuận, Kiên Giang và Bà Rịa –
Vũng Tàu vào mùa hè tháng 6-7, năm 2006 và 2007.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu và cỡ mẫu
- Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang có phân tích.
- Cỡ mẫu: được xác định theo công thức điều tra dịch tễ học. số
lượng 612 ngư dân, lớn hơn cỡ mẫu cần khảo sát theo lý thuyết.
2.3.2. Các chỉ tiêu và kỹ thuật nghiên cứu
2.3.2.1. Phương pháp nghiên cứu điều kiện lao động
- Nhiệt độ, độ ẩm tương đối của không khí (%): xác định bằng
máy THERMOHYGROMETER hiện số của Mỹ.
- Tốc độ chuyển động của không khí: xác định bằng phong tốc
kế cánh quạt CASELLA của Anh.
- Cường độ tiếng ồn: đo bằng máy RION NL– 04 (Nhật Bản).
- Cường độ chiếu sáng: bằng máy ISO - ILM 350 (Anh).
- Rung xóc: đo bằng máy đo rung RION của Nhật Bản.
- Hơi khí độc: xác định bằng máy QUEST TECHNOLOGIES
MULTILOG 2000 của Mỹ.
- Tổ chức lao động, sinh hoạt: bằng phiếu điều tra.
- Nguồn nước sinh hoạt: quan sát kết hợp phỏng vấn; xác định
các chỉ tiêu hóa học bằng máy Smart 2 Colorimeter (Mỹ); xác định
Colliform tổng số bằng phương pháp đếm khuẩn lạc.
2.3.2.2. Phương pháp khảo sát sức khoẻ, cơ cấu bệnh tật và thương
tích
* Các chỉ số hình thái- thể lực
- Chiều cao đứng: bằng thước đo chiều cao của Trung Quốc.
- Trọng lượng cơ thể: xác định bằng cân y học.
* Khảo sát cơ cấu bệnh tật:
- Xác định cơ cấu bệnh tật theo Thông tư 13/2007/TT-BYT.
- Phân loại sức khoẻ theo quyết định số 1613/BYT-QĐ 1997.
* Tình hình tai nạn, thương tích: điều tra bằng phiếu phỏng vấn.
5
* Tình trạng rối loạn cơ xương: xác định bằng bảng câu hỏi theo
thường qui của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường.
* Tình trạng căng thẳng cảm xúc: đánh giá bằng bảng câu hỏi của
Spielberger.
* Các chỉ số chức năng hệ tim - mạch:
- Phân độ THA theo JNC-VII (2003).
- Điện tâm đồ: ghi bằng máy Cardiofax của Nhật Bản.
- Thống kê toán học nhịp tim theo Baevxki R.M. (1984).
* Thị lực: xác định bằng bảng thị lực vòng hở Landol.
* Thính lực: đo bằng máy Philip A70. Tính thiếu hụt thính lực theo
bảng Fowler – Sabine.
2.3.2.3. Các phương pháp nghiên cứu cận lâm sàng
* pH da: đo bằng máy HANNA của Hà Lan.
* Các chỉ số huyết học: đo bằng máy Cell- Dyn 1700 (Mỹ).
* Các chỉ số hoá sinh máu: xác định trên máy xét nghiệm hóa sinh
khô Reflotron của CHLB Đức.
2.3.4. Đạo đức nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu
quả công tác chăm sóc sức khỏe cho ngư dân làm việc trên tàu đánh
bắt hải sản xa bờ.
2.3.5. Xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý theo phương pháp y- sinh học trên máy
tính theo chương trình SPSS for Window 15.0.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đặc điểm về tàu đánh bắt xa bờ
Tàu đánh bắt xa bờ hiện nay vẫn chủ yếu là các tàu có công suất
nhỏ 90- 120 CV (65,2%). Tàu công suất trung bình chiếm tỷ lệ thấp:
150CV (30,4%) và chỉ có 4,4% tàu có công suất 260CV.
6
3.1.2. Đặc điểm về ngư dân
- Tuổi đời trung bình của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ là 43,4
± 15,5 tuổi và tuổi nghề trung bình là 20,3 ± 14,3 năm.
- Ngư dân lao động trong các họ nghề giã cào, pha xúc và lưới rê
chiếm tỷ lệ cao (26,2%; 19,0%; 17,3%). Các họ nghề mành chà, vây
rút chiếm tỷ lệ thấp hơn (15%; 12,7%). Hai họ nghề có tỷ lệ ngư dân
thấp nhất là lặn và câu (4,9%).
3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG CỦA
NGƯ DÂN LÀM VIỆC TRÊN TÀU ĐÁNH BẮT HẢI SẢN XA
BỜ
3.2.1. Kết quả khảo sát môi trường lao động
Bảng 3.5. Kết quả đo vi khí hậu tại các tàu đánh bắt hải sản xa bờ.
Vị trí đo
Nhiệt độ
(
o
C)
Độ ẩm
(%)
V gió (m/s)
Bức xạ nhiệt
cal/cm
2
/phút
X±
SD
%
vượt
TCCP
X±
SD
%
vượt
TCCP
X±
SD
%
vượt
TCCP
X±
SD
%
vượt
TCCP
Buồng lái
(1)
32,3
± 2,2
80,4
(37)
79,0
± 3,5
26,1
(12)
1,9
± 0,4
87,0
(40)
0,86
± ,39
37,0
(17)
Buồng nghỉ
(2)
32,2
± 3,0
65,2
(30)
73,4
± 3,9
6,5
(3)
1,1
± 0,3
15,2
(7)
0,52
± ,28
0
Hầm máy
(3)
34,7
± 2,0
89,1
(41)
79,5
± 5,8
41,3
(19)
0,5
± 0,2
0
0,97
± ,32
34,8
(16)
Boong tầu
(4)
33,2
± 2,3
80,4
(37)
82,6
± 5,7
73,9
(34)
1,9
± 0,4
100
(46)
1,32
±0,32
73,9
(34)
TCVSCP
(3733/ 2002/
QĐ- BYT)
≤32 ≤85 <1,5 1cal/cm
2
/
phút
p
1,3,4- 2
<0,05 p
1,3,4- 2
<0,05 p
2, 3- 1
<0,01 p
4- 1, 3
<0,01
- Vi khí hậu: 65,2% - 89,1% số mẫu đo nhiệt độ vượt TCVSCP.
Độ ẩm cao ở boong tàu và hầm máy (73,9% và 41,3% số mẫu đo vượt
TCVSCP).
7
- Tốc độ gió thấp trong hầm máy (0,3-0,5m/s), cao trên boong
tàu (1,6-3,2 m/s).
- Độ chiếu sáng: 100% số mẫu đo ở mũi tàu, giữa boong tàu và
đuôi tàu cao hơn TCVSCP.
Bảng 3.8. Kết quả đo tiếng ồn tại vị trí làm việc của ngư dân trên tàu
đánh bắt hải sản xa bờ khi vận hành.
Vị trí đo Khởi
hành
Tăng
tốc
Chạy
đều
Giảm
tốc
Tàu
nhỏ
(n=2)
- Buồng lái 90,5
82,5
98,5
81,5
93,5
86,5
102,5
85,5
91,7
88,5
102,0
86,5
90,5
89,0
100,0
87,0
- Buồng sinh hoạt
- Hầm tàu
- Boong tàu
Tàu trung
bình
(n=2)
- Buồng lái 99,8
100,6
104,4
85,7
101,1
101,4
108,1
88,5
101,6
101,9
108,8
89,9
100,7
101,2
104,6
88,4
- Buồng sinh hoạt
- Hầm tàu
- Boong tàu
- Từ lúc khởi hành, tăng tốc ra khơi, chạy đều và giảm tốc độ
cập bến, ở tất cảc các vị trí đo, cường độ tiếng ồn đều cao hơn
TCVSCP. Ở hầm máy, mức vượt ngưỡng cao nhất tới 13,8 dBA.
- Vận tốc rung: khi tàu chạy, các yếu tố rung ở ghế ngồi, sàn làm
việc đều vượt TCVSCP (1,5- 5 lần).
- Hơi khí độc: các loại hơi khí như CO, CO
2
, SO
2
, NO
2
tại các vị
trí đo đều dưới mức giới hạn cho phép.
3.2.2. Tổ chức lao động và sinh hoạt của ngư dân
- Thời gian lao động trong ngày của ngư dân là 12,3 ± 1,9 giờ
(86,1% vào ban đêm). Mỗi chuyến trung bình là 19,5 ± 6,2 ngày.
- Đa số tàu đã trang bị cho ngư dân các trang thiết bị bảo hộ lao
động nhưng không đủ so với số thành viên trên tàu.
- Diện tích sinh hoạt, lao động của ngư dân là 3,2 m
2
/người.
- Lượng nước sinh hoạt thấp 8,4 ± 1,6l lít /người/ngày. Đa số các
mẫu nước có hàm lượng nitrit sắt vượt TCVSCP (91,3% và 82,6%).
Các chỉ tiêu pH, độ cứng toàn phần hàm lượng nitrate và sulfat của
nước sinh hoạt trên tàu đều đạt TCVSCP.
8
3.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÂM SINH
LÝ CỦA NGƯ DÂN TRƯỚC VÀ SAU HÀNH TRÌNH ĐI BIỂN
ĐÁNH BẮT HẢI SẢN XA BỜ
3.3.1. Thể trọng của ngư dân trước và sau hành trình đi biển
Bảng 3.20. Biến đổi thể trọng của ngư dân.
Trọng
lượng
(kg)
Nhóm nghề (X ± SD)
Chung
(n= 51)
Lái tàu
(n= 4) (1)
Thợ máy
(n= 5) (2)
Bạn nghề
(= 42) (3)
Trước (T) 57,1 ± 5,2 56,5 ± 6,4
55,7 ± 6,7
55,8 ± 7,4
p
1-2
>0,05; p
1-3
>0,05; p
2-3
>0,05
Sau (S) 56,5 ± 5,5 55,3 ± 6,7
53,8 ± 6,9
54,2 ± 7,2
p
1-2
>0,05; p
1-3
>0,05; p
2-3
>0,05
Hiệu số 0,6±0,25 1,2±0,43 1,9±0,71 1,6±0,83
p
T-S
>0,05 p
T- S
<0,05 p
T- S
<0,01 p
T- S
<0,01
- Sau hành trình đi biển trọng lượng cơ thể của ngư dân giảm
trung bình 1,6 ± 0,83kg, p<0,01.
3.3.2. Một số chỉ số tim mạch của ngư dân trước và sau hành trình
đi biển
Sau hành trình đi biển, tần số mạch của ngư dân tăng nhẹ (4,5-
5,2 nhịp/ phút), p<0,05. Huyết áp tâm thu giảm từ 122,7 ± 7,9 mmHg
xuống còn 110,2±6,3 mmHg, p<0,05. Hiệu số huyết áp giảm 4,5±2,4
mmHg.
3.3.3. Sức nghe tạm thời của ngư dân trước và sau hành trình đi
biển
Sau chuyến đi biển, sức nghe ở tai trái giảm 7,58 ± 2,7%; tai
phải giảm 9,1 ± 3,1%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01.
3.3.4. Thị lực và triệu chứng nhức mỏi mắt của ngư dân trước và
sau hành trình đi biển
Bảng 3.23. Biến đổi thị lực và triệu chứng nhức mỏi mắt.
9
Triệu chứng
Lái tàu
(n= 4) (1)
Thợ máy
(n= 5) (2)
Bạn nghề
(n= 42) (3)
Tổng số
(n=51)
n % n % n % n %
Nhức
mỏi
mắt
Trước
1 1/4 1 1/5 9 21,4 11 21,6
Sau
3 3/4 3 3/5 18 42,8 24 46,9
p<0,05
Giảm
thị lực
Trước 0 0 1 1/5 9 21,4 10 19,6
Sau 0 0 2 2/5 12 28,5 14 27,4
p>0,05
- Sau hành trình đi biển, biểu hiện nhức mỏi mắt của ngư dân
tăng từ 21,6% lên 46,9% (p<0,05). Tỷ lệ ngư dân giảm thị lực tăng từ
19,6% lên 27,4%.
3.3.5. Tình trạng căng cảm xúc của ngư dân trước và sau hành trình
đi biển
Trước và sau hành trình thấy trạng thái căng thẳng cảm xúc hiện
tại ở mức độ cao tăng từ 9,8% lên 25,5% (p<0,05).
3.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỨC KHỎE VÀ CƠ
CẤU BỆNH TẬT CỦA NGƯ DÂN ĐÁNH BẮT HẢI SẢN XA BỜ
3.4.1. Tình hình sức khỏe của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ
- Hình thái, thể lực: chiều cao và cân nặng của nhóm bạn nghề
(159,8 cm và 55,9kg) thấp hơn so với lái tàu (162,0cm và 57,8 kg) và
thợ máy (160,9 cm và 56,7 kg), (p>0,05). Có 18,3% thừa cân và
10,8% béo phì; chỉ có 10,1% là gầy.
Tỷ lệ sức khỏe loại III, IV ở nhóm lái tàu (37,0% và 6,5%) thấp
hơn so với nhóm bạn nghề (46,9% và 17,2%), khác biệt có ý nghĩa
thống kê p<0,05.
- Một số chỉ số chức năng tim mạch:
Bảng 3.29. Tỷ lệ bệnh tăng huyết áp ở ngư dân.
Huyết áp Nhóm nghề Tổng số
10
(n=612)
Lái tàu
(n= 46) (1)
Thợ máy
(n= 48) (2)
Bạn nghề
(n= 518) (3)
n % N % n % n %
Bình thường 36 78,3 34 70,8 385 74,4 455 74,3
THA 10 21,7 14 29,2 133 25,6 157 25,7
p
1-2
>0,05; p
1-3
>0,05; p
2-3
>0,05
+ Có 25,7% người THA. Tỷ lệ THA ở nhóm thợ máy (29,2%)
cao hơn so với nhóm lái tàu (21,7%) và bạn nghề (25,6%), (p>0,05).
+ Tỷ lệ người có điện tâm đồ biến đổi là 58,5%, chủ yếu là rối
loạn dẫn truyền trong thất (22,2%).
+ Tỷ lệ người có chỉ số căng thẳng nhịp tim ≥200 đơn vị ở
nhóm bạn nghề (76,9%) cao hơn so với nhóm lái tàu (48,6%) và thợ
máy (54,1%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,001.
- Thính lực: tỷ lệ người giảm thính lực là 35,4%. Tỷ lệ giảm
thính lực ở nhóm thợ máy (73,0%) nhiều hơn so với nhóm lái tàu
(22,9%) và nhóm bạn nghề (26,4%), (p<0,001).
- Tình trạng căng thẳng cảm xúc: tại thời điểm nghiên cứu, số
người có mức độ căng thẳng cảm xúc cao chiếm tỷ lệ thấp: 1,4%.
Nhưng mức độ căng thẳng cảm xúc trong cuộc sống hàng ngày ở mức
độ cao của nhóm bạn nghề (50,6%) lại nhiều hơn so với nhóm lái tàu
(8,7%) và thợ máy (20,0%), (p<0,01).
- Tình trạng rối loạn cơ xương: các vị trí đau mỏi cơ xương
thường gặp ở ngư dân là gáy (63,8%), nửa dưới của lưng (51,7%), bả
vai (44,0%), một hoặc hai đầu gối (32,9%) và cổ tay/bàn tay (24,0%).
Tỷ lệ đau mỏi vùng gáy, bả vai, cổ tay/bàn tay và đầu gối ở nhóm bạn
nghề cao hơn so với nhóm lái tàu, (p<0,01- 0,001).
3.4.2. Cơ cấu bệnh tật của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ
Bảng 3.37. Cơ cấu bệnh tật của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ.
Nhóm bệnh Nhóm nghề Tổng số
11
Lái tàu
(n= 46) (1)
Thợ máy
(n= 48) (2)
Bạn nghề
(= 518) (3)
n % N % n % n %
Nội khoa
16 34,8 19 39,6 263 50,8 298 48,7
p
1-2
>0,05; p
1-3
<0,05; p
2-3
<0,05
Ngoại khoa
1 2,2 2 4,2 8 1,5 11 1,8
p
1-2
>0,05; p
1-3
>0,05; p
2-3
>0,05
Tâm- thần kinh
2 4,4 5 10,4 87 16,8 94 15,4
p
1-2
>0,05; p
1-3
<0,05; p
2-3
>0,05
Tai mũi họng
21 45,6 25 52,1 285 55,0 331 54,1
p
1-2
>0,05; p
1-3
>0,05; p
2-3
>0,05
Răng hàm mặt
15 32,6 26 54,2 339 65,4 380 62,1
p
1-2
<0,05; p
1-3
<0,001; p
2-3
<0,05
Mắt
4 8,7 7 14,6 164 31,7 175 28,6
p
1-2
>0,05; p
1-3
<0,001; p
2-3
<0,01
Da liễu
4 8,7 8 16,7 124 23,9 136 22,2
p
1-2
>0,05; p
1-3
<0,01; p
2-3
>0,05
Tỷ lệ bệnh nội khoa, răng hàm mặt, mắt, tâm- thần kinh và da
liễu ở nhóm bạn nghề cao hơn so với nhóm thợ máy và lái tàu
(p<0,05- 0,001).
- Đặc điểm bệnh nội khoa: tỷ lệ bệnh tim mạch, tiêu hóa và
xương khớp ở nhóm bạn nghề (34,6%; 35,7% và 37,6%) cao hơn so
với nhóm lái tàu (26,1%; 30,4% và 23,9%), (p>0,05).
- Đặc điểm bệnh tai mũi họng: tỷ lệ người nghe kém ở nhóm thợ
máy (43,8%) cao hơn so với nhóm lái tàu (30,4%) và bạn nghề
(37,1%). Tỷ lệ người viêm mũi dị ứng ở nhóm bạn nghề (14,3%) cao
hơn so với nhóm lái tàu và thợ máy (6,5% và 10,4%).
- Đặc điểm bệnh răng hàm mặt: tỷ lệ người mắc các bệnh lý của
răng và quanh răng ở nhóm bạn nghề (49,4% và 32,4%) cao hơn so
với nhóm lái tàu (39,1% và 28,3%), (p>0,05).
- Đặc điểm bệnh mắt: tỷ lệ người nhức mỏi mắt ở nhóm lái tàu
(39,1%) cao hơn so với nhóm bạn nghề (22,0%), (p<0,01).
- Đặc điểm bệnh da liễu
Bảng 3.42. Cơ cấu bệnh da liễu của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ.
12
Cơ cấu
bệnh
da liễu
Nhóm nghề
Tổng số
(n= 612)
Lái tàu
(n= 46) (1)
Thợ máy
(n= 48) (2)
Bạn nghề
(= 518) (3)
n % N % n % n %
Viêm da dị ứng
tiếp xúc
4 8,7 11 22,9 102 19,7 117 19,1
p
1-2
<0,05; p
1-3
<0,05; p
2-3
>0,05
Cước bàn tay
2 4,4 5 10,4 89 17,2 96 15,7
p
1-2
>0,05; p
1-3
<0,05; p
2-3
>0,05
Viêm nang lông
2 4,4 3 6,2 27 5,2 32 5,2
p
1-2
>0,05; p
1-3
>0,05; p
2-3
>0,05
Sạm da
1 2,2 1 2,1 13 2,5 15 2,5
p
1-2
>0,05; p
1-3
>0,05; p
2-3
>0,05
Eczema
0 0 4 8,3 7 1,4 11 1,8
p
1-2
>0,05; p
1-3
>0,05; p
2-3
>0,05
Viêm quanh
móng, nấm móng
2 4,4 8 16,7 82 15,8 92 15,0
p
1-2
<0,05; p
1-3
<0,05; p
2-3
>0,05
+ Tỷ lệ người mắc các bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc, viêm quanh
móng, nấm móng ở nhóm thợ máy (22,9% và 16,7%), nhóm bạn nghề
(19,7% và 15,8%) cao hơn so với nhóm lái tàu (8,7% và 4,4%). Tỷ lệ
người cước bàn tay ở nhóm bạn nghề (17,2%) cao hơn so với nhóm lái
tàu (4,4%), p<0,05.
+ Tỷ lệ ngư dân có pH da mu bàn tay và lòng bàn tay quá toan
pH<5,10 (38,0% và 34,3%) và quá kiềm pH >5,9 (18,2% và 14,3%).
3.4.3. Tình hình tai nạn, thương tích của ngư dân đánh bắt hải sản
- Theo tuổi đời:
Bảng 3.43. Phân bố tai nạn, thương tích theo tuổi đời.
Nhóm tuổi Số lượng Tỷ lệ (%)
<20 (n=23) 2 8,7
20 – 29 (n=109) 15 13,8
30 – 39 (n=130) 19 14,6
40 – 49 (n=128) 17 13,3
≥ 50 (n=222) 19 8,6
Cộng 72 11,8
13
- Tỷ lệ tai nạn, thương tích là 11,8%. Tỷ lệ tai nạn, thương tích
không khác biệt theo nhóm tuổi (p>0,05).
- Theo tuổi nghề: có tỷ lệ tai nạn, thương tích cao theo thứ tự là
nhóm 11– 15 năm (20%) và nhóm 16- 20 năm (19,1%); nhóm tuổi
nghề <5 năm và >20 năm có tỷ lệ tai nạn, thương tích thấp hơn cả
(8,7%).
- Theo nhóm nghề: tỷ lệ tai nạn, thương tích cao nhất ở nhóm
nghề giã cào (17,5%) và nghề lặn (16,7%). Các nhóm nghề khác có tỷ
lệ tai nạn, thương tích thấp hơn: pha xúc (11,2%), vây rút chì (10,2%),
mành chà (9,8%), câu (6,7%) và lưới rê (6,6%).
- Theo tổn thương: vết thương phần mềm chiếm tỷ lệ cao nhất
(26,4%), tiếp đến là cụt đốt bàn, ngón tay chân (19,4%); rạn xương và
gãy xương chi trên (9,7%), gãy xương chi dưới (6,9%), liệt chi dưới
8,3%.
- Theo chức danh nghề nghiệp:
Bảng 3.46. Phân bố tai nạn, thương tích theo chức danh làm việc.
Nghề nghiệp Số lượng Số tai nạn Tỷ lệ (%)
Lái tàu 46 3 6,5
Thợ máy 48 5 10,4
Bạn nghề 518 64 12,4
Cộng 612 72 11,8
Nhóm bạn nghề và thợ máy có tỷ lệ tai nạn, thương tích (12,4%
và 10,4%) cao hơn so với nhóm lái tàu (6,5%), nhưng sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- Theo vị trí làm việc:
14
Biểu đồ 3.3. Phân bố tai nạn, thương tích theo vị trí làm việc trên tầu.
Tai nạn, thương tích xảy ra trên boong tàu chiếm tỷ lệ cao nhất
(38,9%), thành tàu và hầm máy gần tương đương nhau (18,1% và
20,8%), các vị trí khác chiếm tỷ lệ thấp hơn (9,7- 12,5%).
- Theo nguyên nhân:
Bảng 3.47. Phân bố tai nạn, thương tích theo nguyên nhân.
Nguyên nhân Số lượng Tỷ lệ (%)
Giảm áp lặn 19 26,4
Sửa chữa, tháo lắp máy 14 19,4
Tời, dây tời dứt 11 15,3
Ngã 13 18,1
Tầu đâm va quệt 6 8,3
Dụng cụ lao động trên tầu 7 9,7
Dây cuaroa 2 2,8
Cộng 72 100,0
+ Các nguyên nhân gây tai nạn, thương tích có tỷ lệ cao là giảm
áp trong lặn (26,4%), sửa chữa, tháo lắp máy, ngã trên boong tàu và
xuống nước, tời đứt, đập, quấn từ 15,3 đến 19,4%.
+ Các nguyên nhân khác như tàu đâm, va quệt, do dụng cụ lao
động trên tàu, do đứt dây cua roa đều thấp dưới 10%.
15
Chương 4
BÀN LUẬN
4.1. ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TRÊN TÀU ĐÁNH BẮT HẢI SẢN
XA BỜ
4.1.1. Đặc điểm môi trường lao động trên tàu đánh bắt hải sản xa bờ
* Điều kiện vi khí hậu:
Tại các vị trí đo có 65,2%- 80,4% số mẫu nhiệt độ, 6,5%- 73,9%
số mẫu đo độ ẩm và 34,8%- 73,9% số mẫu đo bức xạ nhiệt cao hơn
TCVSCP. Kết quả này cũng phù hợp với nhận xét của Bùi Thị Hà
(2002), Nguyễn Thị Yến (2007). Ô nhiễm nhiệt là yếu tố bất lợi trong
môi trường lao động làm hạn chế thải nhiệt, tăng thân nhiệt, rối loạn
các chức năng của cơ thể.
* Cường độ chiếu sáng:
Trên các tàu khai thác hải sản, ngư dân sử dụng dàn đèn có
cường độ chiếu sáng cao để thu hút và đánh bắt cá, vì vậy cường độ
chiếu sáng trên tàu luôn ở mức cao. 100% số mẫu đo ở mũi tàu, giữa
boong tàu và đuôi tàu cao hơn TCVSCP là nguyên nhân gây nhức mắt
mỏi mắt, lóa mắt, giảm thị lực ở ngư dân.
* Tiếng ồn:
Ở cảng, các tầu nổ máy không tải thì chỉ có hầm tàu có tiếng ồn
cao vượt TCVSCP (0,7 – 11,4 dBA), nhưng khi ra khơi thì ở tất cả các
vị trí đo, cường độ tiếng ồn đều cao hơn TCVSCP tới 13,8 dBA là
nguyên nhân gây giảm thính lực ở và ngư dân.
* Rung:
Khi tàu vận hành, với các dải tần số từ 16- 250 Hz, vận tốc rung
đứng và ngang của tàu đánh vượt TCVSCP từ 1,5 đến 5,0 lần. Ngư
dân phải ở trên tàu liên tục 24/24 giờ nên rung sẽ tác động trường diễn
lên cơ thể của ngư dân và gây những ảnh hưởng bất lợi như nhức đầu,
chóng mặt, run tay có khi nôn mửa…
* Hơi khí độc:
Nồng độ các loại hơi khí như CO, CO
2
, SO
2
, NO
2
tại các vị trí đo
đều dưới mức TCVSCP. Nhưng tiếp xúc thường xuyên, liên tục và lâu
16
dài với các chất khí này vẫn có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ ngư dân
nhất là những người làm việc ở hầm tàu.
4.1.2. Điều kiện lao động và sinh hoạt trên tàu đánh bắt hải sản xa bờ
* Tổ chức lao động:
Thời gian lao động trung bình trong ngày của ngư dân là 12,3 ±
1,9 giờ và thường lao động vào ban đêm (86,1%). Lao động nặng
nhọc trong môi trường khắc nghiệt, thời gian lao động kéo dài kết hợp
với sự đảo lộn nhịp sinh học là những yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến
sức khỏe của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ.
* Trang bị bảo hộ lao động và huấn luyện an toàn vệ sinh lao động:
Các tàu đã trang bị cho ngư dân các trang thiết bị bảo hộ lao
động (quần áo, găng tay, ủng, phao bơi), nhưng số lượng không đủ.
Vẫn còn số lượng lớn ngư dân không được cung cấp thông tin về vệ
sinh an toàn lao động, nên chỉ sử dụng trang bị bảo hộ lao động khi
tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố bất lợi của môi trường. Đây là điều
nguy hiểm vì các yếu tố nguy cơ của môi trường lao động thường
xuyên tác động đến ngư dân không chỉ phụ thuộc vào liều lượng, mà
còn phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc.
* Điều kiện sinh hoạt:
Diện tích sinh hoạt và lao động trên tàu của ngư dân thấp
(3,2m
2
/người) đã tạo ra gánh nặng về thần kinh tâm lý, dễ phát sinh
các bệnh rối loạn thần kinh, tâm lý và các rối loạn hành vi tâm thần.
Lượng nước sinh hoạt hạn chế (8,4 lít/người/ngày) và nhiều mẫu
đo có hàm lượng nitrit, hàm lượng sắt vượt TCVSCP (91,3% và
82,6%), 100% số mẫu đo có chỉ số coli và coliform cao hơn so với
TCVSCP là nguyên nhân dẫn đến các bệnh tật về da liễu, răng miệng
và mắt…
4.2. BIẾN ĐỔI MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÂM SINH LÝ TRƯỚC VÀ
SAU HÀNH TRÌNH ĐI BIỂN
4.2.1. Biến đổi thể trọng của ngư dân trước và sau hành trình đi biển
Khảo sát thể trọng của ngư dân sau hành trình đánh bắt hải sản
thấy thể trọng của ngư dân giảm 1,6 ± 0,83 kg, (p<0,01). Trong đó
17
nhóm bạn nghề trực tiếp đánh bắt giảm thể trọng (1,9 ± 0,71 kg) nhiều
hơn nhóm thợ máy (1,2 ± 0,43 kg) và lái tàu (0,6 ± 0,25 kg).
Mức độ giảm cân của từng nhóm công việc trên tàu cũng thể
hiện được phần nào mức độ hoạt động của mỗi nhóm. Nhóm bạn nghề
trực tiếp lao động đánh bắt, hoạt động thể lực nhiều hơn so với nhóm
lái tàu và thợ máy nên giảm thể trọng nhiều hơn. Ngoài ra, cân nặng
giảm còn là biểu hiện của chế độ ăn thiếu năng lượng, dinh dưỡng
không bảo đảm, mất cân bằng trong chế độ ăn uống.
4.2.2. Biến đổi một số chức năng hệ tim mạch trước và sau hành
trình đi biển
Sau hành trình đi biển, tần số mạch của ngư dân tăng nhẹ (4,5-
5,2 nhịp/phút), hiệu số huyết áp giảm (4,5 mmHg), làm giảm sự lưu
thông máu và làm tăng sự mệt mỏi của ngư dân. Những tác động lên
hệ tuần hoàn kéo dài có thể gây những ảnh hưởng không hồi phục và
làm cho tỷ lệ bệnh tim mạch ở ngư dân tăng đáng kể.
4.2.3. Biến đổi sức nghe tạm thời của ngư dân trước và sau hành
trình đi biển
Sau hành trình thấy tất cả ngư dân đều giảm thính lực (tai trái
giảm 7,58 ± 2,7%; tai phải giảm 9,1 ± 3,1%), (p<0,01)chứng tỏ trong
khi đi biển, ngư dân phải tiếp xúc với tiếng ồn của sóng biển và máy
tàu suốt ngày đêm nên ngưỡng nghe đã thay đổi. Mặc dù, đây chỉ là
tình trạng giảm sức nghe tạm thời, sau khi nghỉ ngơi sẽ hồi phục,
nhưng tiếp xúc lâu dài sẽ gây giảm thính lực thực thể.
4.2.4. Biến đổi thị lực và triệu chứng nhức mỏi mắt của ngư dân
trước và sau hành trình đi biển
Sau hành trình thấy tỷ lệ nhức mỏi mắt và giảm thị lực của ngư
dân tăng từ 21,6% và 19,6% lên 46,9% và 27,4% (p<0,05) là do tiếp
xúc với ánh sáng có cường độ chiếu sáng quá mức trên tàu để dẫn dụ
và đánh bắt cá cũng với sự thay đổi nhịp sinh học gây mất ngủ, căng
thẳng về tâm lý kéo dài.
4.3. TÌNH HÌNH SỨC KHỎE VÀ CƠ CẤU BỆNH TẬT CỦA
NGƯ DÂN ĐÁNH BẮT HẢI SẢN XA BỜ
18
4.3.1. Đặc điểm thể lực
Chiều cao và cân nặng của nhóm bạn nghề (159,8 cm và 55,9kg)
thấp hơn so với lái tàu (162,0cm và 57,8 kg) và thợ máy (160,9 cm và
56,7 kg), (p>0,05).
Lao động nghề cá là lao động nhỏ lẻ mang tính chất gia đình nên
việc tuyển chọn và đào tạo ngư dân gần như không có, mà thường dựa
vào quan hệ họ hàng, làng xóm. Chính vì vậy, chiều cao và cân nặng
của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ thấp hơn so với chiều cao, cân
nặng của thuyền viên VOSCO Ltd.
4.3.2. Cơ cấu bệnh tật
Nghiên cứu cơ cấu bệnh tật theo Thông tư 13/2007/TT-BYT
thấy các bệnh chiếm tỷ lệ cao là bệnh nội khoa, tâm- thần kinh, tai
mũi họng, răng hàm mặt, mắt và da liễu (48,7%; 15,4%; 54,1%;
62,1%; 28,6% và 22,2%). Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu
của Filikowski J. và cs. (1985) trên các thuyền viên Ba Lan thấy chỉ
có 32- 38% số thuyền viên là khoẻ mạnh, còn lại đều có các rối loạn
chức năng và bệnh lý với tỷ lệ rất cao (>60%), có tới 42,97% số
thuyền viên mắc các bệnh mạn tính.
* Cơ cấu bệnh nội khoa:
Trong số các bệnh nội khoa, các bệnh chiếm tỷ lệ cao là bệnh
tim mạch, tiêu hóa và xương khớp (33,5%; 35,1% và 36,1%); 25,7%
người THA; 58,5% ngư dân có điện tâm đồ biến đổi (chủ yếu là rối
loạn dẫn truyền trong thất: 22,2%). Tỷ lệ người tăng cholesterol và
triglyceride máu là 35,1% và 23,2%.
Tomaszewski R. và cs. (1987) thấy rằng ở các thuyền viên Ba
Lan được khám sức khỏe định kỳ thì bệnh tim mạch chiếm tỷ lệ hàng
đầu (25,5%), trong đó loạn nhịp tim tăng từ 7,24% (năm 1978) lên
18,4% (năm 1987). Tỷ lệ thuyền viên có điện tâm đồ bất thường rất
cao (54,5%), trong đó nhồi máu cơ tim: 10%, dày thất trái: 11,6%,
loạn nhịp tim: 12,6%.
Trong số các bệnh tiêu hóa, chủ yếu là các bệnh dạ dày- tá tràng
và viêm đại tràng mạn tính (29,1% và 14,1%). Nghiên cứu của
19
Nguyễn Trường Sơn và cs. (1994) cũng cho thấy bệnh hệ thống tiêu
hoá chiếm tỷ lệ 29,58%, trong đó chứng bệnh táo bón chiếm tỷ lệ cao
nhất, tiếp đến là hội chứng dạ dày - tá tràng, loét dạ dày hành tá tràng
và viêm đại tràng mạn tính, gan nhiễm mỡ Nguyên nhân là do thói
quen ăn uống và điều kiện lao động của ngư dân, chế độ ăn bị mất cân
đối, nhiều thịt, ít rau xanh, nên chức năng vận động của bộ máy tiêu
hoá giảm, tỷ lệ bị táo bón tăng.
* Cơ cấu bệnh tâm thần kinh:
Hội chứng suy nhược thần kinh ở những người đánh bắt hải sản
xa bờ là 11,4%. Trong đó tỷ lệ suy nhược thần kinh ở nhóm bạn nghề
(12,2%) cao hơn so với nhóm lái tàu (2,2%) và thợ máy (4,2%),
(p<0,05) là do tác động của stress trường diễn kéo dài.
* Cơ cấu bệnh tai mũi họng:
Tỷ lệ người viêm mũi dị ứng ở nhóm bạn nghề (14,3%) cao hơn
so với nhóm lái tàu và thợ máy (6,5% và 10,4%) chứng tỏ các protein
ở sinh vật biển có ảnh hưởng nhất định đến tình trạng viêm mũi,
xoang dị ứng ở ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ.
Đo thính lực đồ cho 178/612 ngư dân thấy tỷ lệ giảm thính lực
chiếm 35,4%. Tỷ lệ giảm thính lực ở nhóm thợ máy (73,0%) nhiều
hơn so với nhóm lái tàu (22,9%) và bạn nghề (26,4%) là do nhóm thợ
máy luôn tiếp xúc với tiếng ồn.
Kontosić I. và cs. (1996) nghiên cứu thính lực đồ của 231 thuyền
viên có thời gian đi biển trên 5 năm thấy có mối tương quan giữa tuổi
nghề và mức độ giảm thính lực. Chủ yếu là giảm thính lực ở tần số
2000 và 4000Hz.
* Cơ cấu bệnh răng hàm mặt:
Tỷ lệ ngư dân mắc các bệnh lý của răng và quanh răng là 48,2%
và 32,0% là do kiến thức về chăm sóc sức khỏe răng miệng của ngư
dân còn hạn chế, thêm vào là do hạn chế về lượng nước sinh hoạt và
20
chất lượng nước sử dụng trên tàu biển nên bệnh răng miệng chiếm tỷ
lệ cao.
* Cơ cấu bệnh mắt:
Tỷ lệ ngư dân nhức mỏi mắt và giảm thị lực là 24,2% và 21,6%.
Nguyễn Thị Yến (2007) nghiên cứu trên ngư dân đánh bắt hải sản xa
bờ ở Hải Phòng thấy nhức mỏi mắt có tỷ lệ cao nhất (22,12%), tiếp
đến là viêm kết mạc, giác mạc (7,58% và 5,15%).
* Cơ cấu bệnh da liễu:
Tỷ lệ người mắc các bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc, viêm quanh
móng, nấm móng ở nhóm thợ máy (22,9% và 16,7%) và bạn nghề
(19,7% và 15,8%) cao hơn so với nhóm lái tàu (8,7% và 4,4%); còn tỷ lệ
người cước bàn tay ở nhóm bạn nghề (17,2%) lại cao hơn so với nhóm
lái tàu (4,4%), (p<0,05) là do trong quá trình lao động, ngư dân phải
thường xuyên tiếp xúc với nước biển có độ mặn cao và dùng tay để phân
loại, ướp lạnh cá nhưng lại không có thói quen dùng găng tay bảo hộ.
4.3.3. Tình trạng căng thẳng cảm xúc
Điều tra trạng thái căng thẳng cảm xúc của 495 ngư dân thấy tỷ
lệ bạn nghề có mức độ căng thẳng cảm xúc cao hàng ngày (50,6%)
nhiều hơn so với nhóm lái tàu (8,7%) và thợ máy (20,0%), (p<0,01).
Phân tích các chỉ số thống kê toán học nhịp tim của Baevxki
thấy tỷ lệ bạn nghề chỉ số căng thẳng nhịp tim ≥200 đơn vị (76,9%)
cao hơn so với nhóm lái tàu (48,6%) và thợ máy (54,1%), (p<0,001),
chứng tỏ rằng lao động trên tàu đánh cá xa bờ có tình trạng căng thẳng
cảm xúc tâm lý cao là nguy cơ làm tăng các bệnh lý tim mạch nói
chung và THA nói riêng ở ngư dân.
4.3.4. Tình trạng rối loạn cơ xương
Các vị trí đau mỏi cơ xương thường gặp là gáy (63,8%), nửa
dưới của lưng (51,7%), bả vai (44,0%), một hoặc hai đầu gối (32,9%)
và cổ tay/bàn tay (24,0%).
21
Nhóm bạn nghề có tỷ lệ người đau mỏi vùng gáy, bả vai, cổ
tay/bàn tay và đầu gối ở cao hơn so với nhóm lái tàu, (p<0,01- 0,001).
Lipscomb H. J. và cs. (2004) điều tra 215 ngư dân cũng thấy tình trạng
rối loạn cơ xương là 38,5%, chủ yếu là ở vùng thắt lưng (17,7%), cổ
tay và vai (7%).
4.3.5. Phân loại sức khỏe
Qua nghiên cứu thấy có 38,1% số người đánh bắt hải sản xa bờ
có sức khỏe loại I, II; 46,1% sức khỏe loại III và 15,8% sức khỏe loại
IV.
Tỷ lệ ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ có sức khỏe loại I (5,7%)
thấp hơn, còn tỷ lệ loại III, IV (61,9%) cao hơn so với thuyền viên vận
tải xăng dầu (9,4% và 55,56%) trong nghiên cứu của Bùi Thị Hà
(2002).
4.4. TÌNH HÌNH TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH CỦA NGƯ DÂN
ĐÁNH BẮT HẢI SẢN XA BỜ
4.4.1. Tình hình tai nạn, thương tích
Tỷ lệ tai nạn, thương tích ở ngư dân đánh bắt hải sản là 11,8%.
Tại Nauy, Aasjord H. L. (2006) thấy nguy cơ là 23,6/1000
người/năm. Matheson C. và cs. (2005) điều tra tai nạn, thương tích ở
164 ngư dân ở Scotland thấy 81% trường hợp từng bị chấn thương,
16% trường hợp đã từng phải cấp cứu rời khỏi tàu.
4.4.2. Nguyên nhân gây tai nạn, thương tích
Các nguyên nhân gây tai nạn, thương tích có tỷ lệ cao là giảm áp
trong lặn (26,4%), sửa chữa, tháo lắp máy, ngã trên boong tàu và
xuống nước, tời đứt, đập, quấn từ (15,3% đến 19,4%).
Điều này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Công Đức (2004):
nguyên nhân khách quan như thời tiết, trơn trượt, gió bão (71,69%),
trượt ngã chiếm 29,09%, vật rơi hoặc đâm vào người chiếm 40,16%.
Lincoln J. và cs. (2001) cũng thấy nguyên nhân gây tai nạn, thương
tích chủ yếu là do các thiết bị trên tàu (60%) và ngã (25%).
4.4.3. Cơ cấu tai nạn, thương tích
Vết thương phần mềm chiếm tỷ lệ cao nhất (26,4%), tiếp đến là
cụt đốt bàn, ngón tay chân (19,4%); rạn xương và gãy xương chi trên
22
(9,7%), gãy xương chi dưới (6,9%), liệt chi dưới 8,3%; các tổn thương
khác chiếm tỷ lệ thấp (1,4- 4,2%) tương tự như nghiên cứu của
Nguyễn Công Đức (2004): vết thương phần mềm chiếm 66,03%, gãy
xương chiếm 52,83%.
4.4.4. Các yếu tố liên quan đến tai nạn, thương tích
* Tuổi đời và tuổi nghề:
Nhóm tuổi có tỷ lệ tai nạn, thương tích cao nhất là 30- 39 tuổi
(14,6%), tiếp đến là 20- 29 tuổi (13,3%), nhóm tuổi >50 có tỷ lệ thấp
nhất (8,6%).
Theo tuổi nghề thấy theo thứ tự là nhóm 11– 15 năm (20%) và
nhóm 16- 20 năm (19,1%); nhóm tuổi nghề <5 năm và >20 năm có tỷ
lệ thấp hơn cả (8,7%) tương tự như kết quả nghiên cứu của Khúc
Xuyền (2007).
* Nhóm nghề:
Tỷ lệ tai nạn, thương tích cao nhất ở nhóm nghề giã cào (17,5%)
và nghề lặn (16,7%). Các nhóm nghề khác có tỷ lệ tai nạn, thương tích
thấp hơn: pha xúc (11,2%), vây rút chì (10,2%), mành chà (9,8%), câu
(6,7%) và lưới rê (6,6%) phù hợp với kết quả nghiên cứu của Khúc
Xuyền (2007)
* Chức danh nghề nghiệp:
Nhóm bạn nghề và thợ máy có tỷ lệ tai nạn, thương tích (12,4% và
10,4%) cao hơn so với nhóm lái tàu (6,5%), (p>0,05). Điều tra của Khúc
Xuyền (2007) cũng cho thấy tai nạn, thương tích có tỷ lệ cao nhất ở
thuyền viên với 80,3%, người phục vụ: 8,4%; tỷ lệ tai nạn, thương tích ở
thuyền trưởng, lái tàu và thợ máy thấp hơn (2,8%- 4,2%).
* Vị trí trên tàu:
Tai nạn, thương tích thường xảy ra trên boong tàu (38,9%), thành
tàu và hầm máy (18,1% và 20,8%). Khúc Xuyền (2007) cũng thấy ở
ngư dân tỷ lệ xảy ra tai nạn, thương tích trên boong tàu, thành tàu và
hầm máy (39,4%; 19,7% và 18,3%) cao hơn so với các nơi khác.
KẾT LUẬN
1. Điều kiện lao động của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ có
nhiều yếu tố bất lợi đối với sức khỏe.
23
- Điều kiện vi khí hậu: 65,2- 80,4% số mẫu đo nhiệt độ, 6,5-
73,9% số mẫu đo độ ẩm và 34,8- 73,9% số mẫu đo bức xạ nhiệt vượt
TCVSCP.
- Tiếng ồn: khi tàu vận hành, cường độ tiếng ồn vượt TCVSCP
tới 13,8 dBA, vận tốc rung vượt TCVSCP từ 2- 5 lần.
- Chiếu sáng: 100% số mẫu đo ở mũi tàu, giữa boong tàu và đuôi
tàu cao hơn TCVSCP.
- Thời gian lao động trung bình trong ngày của ngư dân kéo dài:
12,3 ± 1,9 giờ (86,1% vào ban đêm), thời gian đi biển là 19,5 ± 6,2
ngày mỗi chuyến.
- Bảo hộ lao động: số lượng thiết bị không đầy đủ và không
được thường xuyên sử dụng trong quá trình lao động.
- Lượng nước sinh hoạt hạn chế (8,4 ± 1,6 lít/người/ngày). Chất
lượng nước chưa đạt TCVSCP: 91,3% mẫu đo có hàm lượng nitrit,
82,6% mẫu đo có hàm lượng sắt và 100% số mẫu đo có chỉ số coli và
coliform cao hơn TCVSCP.
2. Sau hành trình đánh bắt xa bờ, một số chức năng tâm sinh
lý của ngư dân có biến đổi.
- Tần số mạch có xu hướng tăng nhẹ (4,5- 5,2 nhịp/phút), huyết
áp hiệu số giảm 4,5 ± 2,4 mmHg.
- Sức nghe giảm 7,58%- 9,1%; tỷ lệ nhức mỏi mắt tăng từ 19,4%
lên 46,9%; tỷ lệ giảm thị lực tăng từ 20,4% lên 27,5%
- Trạng thái căng thẳng cảm xúc ở mức độ cao tăng từ 8,2% lên
24,5%.
3. Tình hình sức khỏe, cơ cấu bệnh tật và các loại thương
tích của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ.
- Tỷ lệ ngư dân có mức độ căng thẳng cảm xúc cao (44,3%), rối
loạn cơ xương vùng gáy, bả vai, cổ tay/bàn tay, đầu gối là (63,8%:
44,0%; 24,0%; 32,9%).
- Tỷ lệ bệnh nội khoa, tâm- thần kinh, tai mũi họng, răng hàm
mặt, mắt và da liễu của ngư dân là (48,7%; 15,4%; 54,1%; 62,1%;
28,6% và 22,2%). Một số bệnh liên quan đến nghề nghiệp có tỷ lệ cao
như: bệnh tim mạch (33,5%), tiêu hóa (35,1%), xương khớp (36,1%),
24
suy nhược thần kinh (11,4%), giảm thị lực (21,6%), giảm thính lực
(35,4%) da dị ứng tiếp xúc (19,1%), cước bàn tay (15,7%)
- Tỷ lệ tai nạn, thương tích ở ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ là
11,8%, chủ yếu là tổn thương phần mềm (26,4%), cụt đốt bàn, ngón
tay chân (19,4%), rạn xương và gãy xương chi trên (9,7%), gãy xương
chi dưới (6,9%), liệt chi dưới (8,3%).
- Tai nạn, thương tích gặp nhiều ở nhóm nghề giã cào (17,5%)
và nghề lặn (16,7%). Phần lớn xảy ra trên boong tàu (38,9%), thành
tàu và hầm máy (18,1% và 20,8%). Nguyên nhân thường gặp là giảm
áp trong lặn (26,4%), sửa chữa, tháo lắp máy, ngã, tời đứt (15,3%-
19,4%).
KIẾN NGHỊ
1. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý và chăm sóc
sức khỏe cho ngư dân phù hợp với điều kiện của các làng nghề cá Việt
Nam.
2. Áp dụng các biện pháp tuyên truyền, truyền thông vệ sinh
phòng bệnh, huấn luyện phòng chống tai nạn, thương tích, trên tàu
đánh cá bảo đảm sức khỏe cho ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ.
3. Trang bị tủ thuốc thiết yếu và phương tiện sơ cứu trên tàu đáp
ứng việc xử trí tai nạn, điều trị bệnh thường gặp trên tàu biển.