Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

phân tích vai trò của pháp luật đối với nhà nước Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.42 KB, 13 trang )

MỤC LỤC

1


LỜI MỞ ĐẦU
Pháp luật là sản phẩm phát triển tự nhiên của xã hội loài người.
Pháp luật mang tính khách quan vì nó chỉ xuất hiện khi xã hội đạt
tới sự phát triển nhất định về kinh tế, xã hội. Bên cạnh đó, pháp
luật cũng mang tính chủ quan vì nó mang ý chí nhà nước. Nhà
nước sinh ra pháp luật, lấy pháp luật làm công cụ điều chỉnh xã hội
trong một trật tự, một khuôn mẫu.
Ngoài pháp luật còn có các công cụ xã hội khác như đạo đức,
tập quán, tín điều tôn giáo… tham gia quản lý xã hội và giữa
chúng có những quan hệ mật thiết với nhau. Chúng đều là công cụ
để quản lý xã hội, liên quan tới nhau, hỗ trợ nhau vì sự ổn định và
trật tự xã hội, cuộc sống người dân ổn định và phát triển.
Tuy nhiên mỗi công cụ đều có điểm mạnh và hạn chế nhất định.
Vì vậy việc nghiên cứu pháp luật trongđời sống xã hội, làm rõ vai
trò của pháp luật đối với nhà nước để sử dụng chúng sao cho có
hiệu quả là rất cần thiết nhất là trong quá trình đổi mới hội nhập
của nước ta hiện nay. Do đó chúng em chọn đề tài “ PHÂN TÍCH
VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HIỆN NAY”.
Do điều kiện thời gian cũng như sự am hiểu về vấn đề này có
hạn nên bài viết chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Chúng em kính mong nhận được những ý kiến phê bình, đánh giá
của thầy cô giáo cùng các bạn để đề tài này được hoàn thiện hơn
2



và đem lại cho chúng em những kinh nghiệm quý báu cho những
bài viết sau.
CHÚNG EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!

3


NỘI DUNG
Chương I: Khái quát về khái niệm pháp luật và nhà nước
1, Pháp luật
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do
Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các mối quan
hệ xã hội theo mục tiêu, định hướng cụ thể.
2, Nhà nước
Nhà nước là bộ máy quyền lực đặc biệt, được tổ chức và quản lý
xã hội bằng pháp luật, phục vụ lợi ích giai cấp, lợi ích xã hội và
thực thi các cam kết quốc tế.
Chương II: Vai trò của pháp luật đối với Nhà nước Việt Nam
hiện nay

1. Mối quan hệ giữa pháp luật với nhà nước
Pháp luật và nhà nước là hai thành tố cơ bản của thượng tầng
chính trị- pháp lý, nó luôn có mối quan hệ khăng khít với nhau.
Pháp luật và nhà nước cùng có nguyên nhân ra đời, tồn tại, phát
triển.
Pháp luật do nhà nước ban hành luôn phản ánh những quan
điểm, đường lối chính trị của lực lượng nắm quyền lực nhà nước
4



và đảm bảo cho quyền lực đó được thực thi trong toàn xã hội. Với
nghĩa đó, nhà nước không thể tồn tại thiếu pháp luật và pháp luật
chỉ có thể phát sinh và có sức mạnh hiệu lực khi dựa trên nhà
nước.
Tóm lại, pháp luật với nhà nước là những hiện tượng không thể
tách rời nhau, do đó khi xem xét bản chất của mỗi hiện tượng cần
đặt chúng trong mối quan hệ qua lại với nhau và với đời sống thực
tiễn.

2, Vai trò của pháp luật đối với nhà nước ở Việt Nam hiện nay:

2.1. Pháp luật là phương tiện để nhà nước triển khai cách
chính sách của nhà nước một cách nhanh chóng nhất, quản lý
xã hội một các hiệu quả nhất.
Pháp luật là cơ sở pháp lý để bộ máy nhà nước cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động. Nhà nước không thể
thiếu pháp luật, nhà nước cần tới pháp luật để tổ chức bộ máy của
mình, quy định thẩm quyền của các cơ quan nhà nước; xác định
mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa các cơ quan
nhà nước với các tổ chức xã hội và nhân dân, bảo đảm tính chặt
chẽ, chính xác, thống nhất tạo ra sức mạnh tổng hợp của bộ máy
5


nhà nước và bảo đảm cho việc thực hiện, triển khai các chính sách
của nhà nước một cách hiệu quả nhất.
Các công cụ quản lý xã hội như pháp luật, tập quán, đạo đức,
tôn giáo... luôn có mối liên hệ, tác động qua lại với nhau nhưng
trong các công cụ đó, pháp luật được xem là công cụ quản lý hiệu
quả nhất hiện nay, bởi vì: Thứ nhất, pháp luật do nhà nước ban

hành và bảo đảm thực hiện, việc ban hành pháp luật của nhà nước
được tiến hành thông qua những thủ tục chặt chẽ với sự tham gia
của nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức, các cá
nhân nên pháp luật luôn có tính khoa học, chặt chẽ, chính xác
trong điều chỉnh các quan hệ xã hội. Thứ hai, pháp luật thể hiện ý
chí nhà nước của nhân dân, bảo vệ lợi ích nhân dân. Nhân dân
thông qua nhà nước nâng ý chí của mình thành ý chí của nhà nước
dưới dạng các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành nên nhân
dân tự giác thực hiện. Thứ ba, pháp luật có tính khái quát cao, là
những khuôn mẫu điển hình để các chủ thể (tổ chức, cá nhân) thực
hiện theo khi gặp phải những tình huống mà pháp luật dự liệu. Thứ
tư, pháp luật mang tính bắt buộc chung cho tất cả cách tổ chức và
cá nhân có liên quan. Thứ năm, pháp luật có phạm vi điều chỉnh
rộng lớn, hầu hết là các quan hệ xã hội. Pháp luật phản ánh nhu cầu
xã hội, những đòi hỏi khách quan của xã hội dưới hình thức pháp
lý. Thứ sáu, pháp luật xác định chặt chẽ hình thức, nội dung được
thể hiện bằng các hình thức khác nhau như điều khoản, điều luật,
6


văn bản luật,… tạo nên sự chặt chẽ rõ ràng về nội dung và hình
thức.
2.2. Pháp luật là công cụ để nhà nước kiểm tra, kiểm soát
hoạt động của các tổ chức, các cơ quan các nhân viên nhà nước
và mọi công dân.
Pháp luật thể hiện đường lối chính trị thông qua việc ghi
nhận các chính sách, mục tiêu của các lực lượng chính trị trong xã
hội, trong đối nội và đối ngoại. Pháp luật là phương tiện để thực
hiện hóa mục tiêu chính sách của nhà nước.
Ở Việt Nam, pháp luật được nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa xây dựng trên cơ sở hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm
nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về nhân dân (điều 2 hiến pháp
1992 quy định), bảo đảm sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa nhà
nước với các tổ chức, cơ quan, các cá nhân trong việc thực hiện
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Xây dựng đầy đủ các quy
định pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước, chú trọng việc quy
định chặt chẽ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà
nước kiên quyết thực hiện nguyên tắc: “Các cơ quan, nhân viên
nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép”. Xây dựng cơ
chế kiểm tra, kiểm soát, giám sát tính hợp pháp của các tổ chức,
các cơ quan các cá nhân và hoạt động, quyết định của các cơ quan
công quyền xử lý kiên quyết và nghiêm minh mọi vi phạm của các
cơ quan, các tổ chức, các cán bộ công chức nhà nước.
7


2.3 Pháp luật là công cụ để bảo vệ lợi ích của nhà nước , lợi ích
xã hội và lợi ích của mọi công dân
Pháp luật là công cụ để bảo vệ lợi ích của nhà nước, của xã
hội, tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của các cá nhân, tài
sản danh dự, uy tín của các tổ chức : muốn làm được điều đó phải
dựa trên căn cứ pháp lý và theo những trình tự thủ tục luật định.
Nhân dân muốn đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình phải tuân
theo các quy định pháp luật .
Dựa vào pháp luật nhà nước giải quyết các mâu thuẫn trong xã
hội , đồng thời đấu tranh chống lại các hiện tượng tiêu cực , những
hành vi vi phạm pháp luật , đặc biệt là tội phạm .
Để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình nhà nước phải
thông qua các hình thức hoạt động pháp luật và xây dựng pháp luật
, tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật . Như vậy , nhà nước không

thể thiếu pháp luật
2.4 Pháp luật là công cụ giúp nhà nước tổ chức , quản lý và
điều tiết nền kinh tế.
Pháp luật tạo ra các khung pháp lý để cho các cơ quan quản
lý nhà nước về kinh tế tiến hành hoạt động quản lý, sản xuất.
Thông qua pháp luật, nhà nước xác định các hình thức sở hữu
trong xã hội từ đó tác động đến quan hệ sở hữu, đặc biệt là đối với
tư liệu sản xuất. Chỉ có tính năng đặc thù của pháp luật mới đảm
bảo nhà nước thực hiện chức năng quản lý trong lĩnh vực kinh tế.
8


Pháp luật là công cụ hữu hiệu giúp nhà nước khắc phục được
các nhược điểm của nền kinh tế thị trường , tạo ra sự công bằng xã
hội . Do tính tự phát vốn có, kinh tế thị trường có thể mang lại suy
thoái, khủng hoảng,…sự can thiệp của pháp luật sẽ đảm bảo hiệu
quả cho sự vận động của thị trường được ổn định nhằm tối đa hóa
hiệu quả kinh tế ,…
Pháp luật còn là công cụ giúp nhà nước giải quyết có hiệu quả
các tranh chấp kinh tế nảy sinh trong nền kinh tế thị trường. Nhờ
có pháp luật, nhà nước có thể tổ chức và quản lý được nền kinh tế ,
tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định.
Pháp luật có tác dụng tạo dựng môi trường pháp lý cho các hoạt
động kinh tế của các tổ chức và cá nhân được tiến hành thuận lợi ,
có trật tự và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Pháp luật giúp cho thành phần kinh tế nhà nước vươn lên hoạt
động hiệu quả hơn để cùng cạnh tranh lành mạnh với các thành
phần kinh tế khác.
2.5. Pháp luật là công cụ thiết lập, củng cố, mở rộng và bảo vệ
nền dân chủ, đảm bảo công bằng xã hội, thực hiện dân chủ xã

hội chủ nghĩa.
Khi xã hội vẫn còn giai cấp, vẫn còn sự khác biệt về mặt lợi ích
giữa các bộ phận xã hội thì vẫn còn những thế lực phản động, đi
ngược lại lợi ích của xã hội và xu thế phát triển. Nhà nước là người
đại diện chính thức cho xã hội và cho lợi ích của nhân dân lao
9


động, đồng thời là người thực hiện chức năng chuyên chính giai
cấp. Nhà nước ban hành pháp luật là cơ sở pháp lý để bảo vệ các
thành quả xã hội chủ nghĩa, củng cố, mở rộng và bảo vệ nền dân
chủ, đảm bảo công bằng xã hội. Nhà nước ban hành ra pháp luật,
xác định địa vị pháp lý cho công dân, thừa nhận và đảm bảo các
quyền chính trị cơ bản cho công dân như quyền tự do lập hội, tự do
ngôn luận, báo chí… Pháp luật tạo ra khuôn mẫu ứng xử chung
cho toàn xã hội, lấy lợi ích cộng đồng để bảo vệ và thực hiện lợi
ích của cá nhân và mỗi cá nhân sẽ thực hiện trách nhiệm của mình
vì sự tự do chung của cộng đồng, của xã hội. Pháp luật tạo ra sự
bình đẳng cho mọi người, tạo cơ hội cho mọi người là ngang nhau
về quyền cũng như nghĩa vụ, nhờ đó xóa bỏ mọi đặc quyền đặc lợi.
Pháp luật là công cụ pháp lý đắc lực giúp nhà nước ta thực hiện
mục tiêu hướng tới một xã hội tốt đẹp, con người yêu thương nhau
dựa trên cơ sở sự công bằng đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.
2.6. Pháp luật là cơ sở pháp lý, khung pháp lý cho tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước
Bộ máy nhà nước là loại thiết chế đặc biệt, là yếu tố cấu thành
quan trọng nhất của nhà nước. Nhờ có bộ máy nhà nước, quyền lực
nhà nước được thể hiện và phát huy hiệu lực, chức năng của nhà
nước được triển khai, các mục tiêu, kế hoạch và nhiệm vụ cụ thể
của nhà nước được thực hiện. Chính vì thế, giống như các nhà

nước trước, nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng không thể thiếu pháp
10


luật để tổ chức và điều chỉnh sự hoạt động của bộ máy nhà nước.
Trong suốt chặng đường phát triển, nhà nước ta không ngừng nâng
cao hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động bộ máy
nhà nước từ trung ương đến địa phương. Nhà nước ban hành Luật
tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân… Bên cạnh đó nhà nước ban hành
các quy định về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và chế độ trách
nhiệm cho các cơ quan trong bộ máy nhà nước, đồng thời xác lập
mối quan hệ giữa các cơ quan đó với nhau tạo ra sự thống nhất,
đồng bộ và hoạt động có hiệu quả của bộ máy nhà nước. Nhờ
những quy định này mà xã hội có thể kiểm soát được nguy cơ tùy
tiện, lạm dụng quyền lực thành lộng quyền, loại trừ sự mâu thuẫn,
chồng chéo và thiếu trách nhiệm trong quy trình tổ chức và thực
hiện quyền lực nhà nước. Đồng thời, pháp luật giúp bộ máy nhà
nước trở nên chuyên nghiệp hơn.

KẾT LUẬN
Như vậy có thể khẳng định rằng pháp luật có vai trò vô cùng
quan trọng đối với nhà nước Việt Nam hiện nay. Nhà nước không
11


thể tồn tại thiếu pháp luật. Cùng với sự phát triển của nhà nước và
xã hội, vai trò của pháp luật ngày càng được củng cố,mở rộng và
nâng cao; những giá trị xã hội của pháp luật được thừa nhận và
phát huy. Việt Nam đã, đang và sẽ không ngừng cải cách, hoàn

thiện , đổi mới hệ thống pháp luật để pháp luật có thể phát huy tối
đa vai trò của nó giúp nhà nước thực hiện tốt chức năng của mình.
Là một người dân Việt Nam, chúng ta hãy thực hiện tốt quy định
pháp luật,qua đó giúp pháp luật phát huy được tối đa vai trò của nó
đối với nhà nước, góp phần xây dựng nhà nước Việt Nam phát
triển vững mạnh.

12


13



×