Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Phân tích vai trò của pháp luật đối với kinh tế ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.93 KB, 10 trang )

Bài tập cuối kì môn LLNN&PL Trần Thị Ngọc Anh. 350646
LỜI MỞ ĐẦU
Ra đời cùng với nhà nước, pháp luật là công cụ sắc bén để thực hiện
quyền lực nhà nước, duy trì địa vị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.
Nhà nước ban hành ra pháp luật và đảm bảo cho pháp luật được thực hiện.
Cả hai hiện tượng đều là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp.
Với bản chất và những đặc điểm đặc thù của mình, pháp luật có nhiều
vai trò trong đời sống nhà nước, đời sống xã hội. Vai trò của pháp luật có
thể được xem xét dưới nhiều góc độ. Nếu gắn với cơ chế xây dựng xã hội
mới ở Việt Nam, cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm
chủ thì pháp luật là phương tiện không thể thiếu đối với tất cả các chủ thể
trong cơ chế đó. Nếu gắn với các lĩnh vực hoạt động của đời sống và việc
thực hiện các chức năng của nhà nước thì vai trò của pháp luật trong lĩnh
vực kinh tế là vô cùng cần thiết.
Ở Việt Nam, trong thời kì đi lên xã hội chủ nghĩa, Nhà nước định
hướng phát triển kinh tế theo hướng kinh tế thị trường, tích cực hội nhập
và mở rộng thị trường. Cần có một hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa với
nhiều nội dung tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế.
Để làm rõ những vấn đề nêu trên, em xin tìm hiểu đề tài “Phân tích
vai trò của pháp luật đối với kinh tế ở Việt Nam hiện nay”. Trong quá
trình làm bài còn nhiều thiếu sót cũng như hạn chế về kiến thức, em rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy, cô để bài làm được hoàn
thiện hơn.
NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
1. Bản chất của pháp luật
1.1. Khái niệm
Có nhiều quan niệm khác nhau về bản chất của pháp luật song có thể
kết luận định nghĩa pháp luật là hệ thống các quy tắc xử do nhà nước đặt ra
Bài tập cuối kì môn LLNN&PL Trần Thị Ngọc Anh. 350646
hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị


trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội.
1.2. Đặc điểm của pháp luật
Pháp luật có các đặc điểm hay dấu hiệu cơ bản sau:
- Pháp luật có tính quyền lực nhà nước.
- Pháp luật có tính quy phạm phổ biến.
- Pháp luật có tính hệ thống.
- Pháp luật có tính xác định về hình thức.
- Pháp luật có tính ý chí.
2. Định nghĩa kinh tế
Khái niệm kinh tế có thể được tiếp nhận dưới nhiều góc độ, nên cũng
có nhiều quan niệm khác nhau về nó.
Tuy nhiên, nếu xem xét về kinh tế với tư cách là một hiện tượng thuộc
cơ sở hạ tầng của xã hội, có vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát
triển của xã hội thì có thể hiểu: kinh tế là toàn bộ hoạt động của xã hội loài
người trong lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng các của cải
vật chất làm ra.
II. Vai trò của pháp luật đối với kinh tế ở Việt Nam hiện nay
1. Mặt tích cực
1.1. Pháp luật tổ chức, quản lý và điều tiết nền kinh tế
Trong tổ chức và quản lí kinh tế, pháp luật có vai trò rất to lớn. Bởi vì
chức năng tổ chức và quản lí kinh tế của nhà nước có phạm vi rộng và
phức tạp, bao gồm nhiều vấn đề , nhiều mối quan hệ mà nhà nước cần xác
lập, điều hành và kiểm soát như hoạch định chính sách kinh tế, xác định
chỉ tiêu kế hoạch quy định các chế độ tài chính, tiền tệ, giá … Toàn bộ quá
trình tổ chức và quản lý đều đòi hỏi sự hoạt động tích cực của nhà nước
nhằm tạo ra một cơ chế đồng bộ, thúc đẩy quá trình phát triển đúng hướng
của nền kinh tế và mang lại hiệu quả thiết thực.
Do tính chất phức tạp và phạm vi rộng của chức năng quản lí kinh tế,
nhà nước không thể trực tiếp tham gia vào các hoạt động kinh tế cụ thể mà
Bài tập cuối kì môn LLNN&PL Trần Thị Ngọc Anh. 350646

chỉ thực hiện việc quản lí ở tầm vĩ mô và mang tính chất hành chính-kinh
tế. Quá trình quản lí kinh tế không thể thực hiện được nếu không dựa vào
pháp luật.
Chỉ trên cơ sở một hệ thống văn bản pháp luật kinh tế đầy đủ, đồng
bộ, phù hợp với thực tiễn( điều kiện và trình độ phát triển của kinh tế xã
hội) và kịp thời trong mỗi thời kỳ cụ thể, nhà nước mới có thể phát huy
hiệu lực của mình trong lĩnh vực tổ chức và quản lí kinh tế xã hội.
1.2. Pháp luật thúc đấy nền kinh tế phát triển
Pháp luật phụ thuộc vào kinh tế là sự phản ảnh trình độ phát triển
của kinh tế, nội dung các quy định của nó không được cao hơn hoặc thấp
hơn trình độ của nền kinh tế đã sinh ra nó. Tuy nhiên, với tính độc lập
tương đối của mình, pháp luật có thể tác động trở lại tớ sự phát triển của
kinh tế theo hai chiều hướng: thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của nền
kinh tế.
Pháp luật có thể thúc đẩy nền kinh tế phát triển khi những quy định
của nó phù hợp, phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế. Pháp luật
góp phần phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt trái của kinh tế thị trường
chống độc quyền, chống bán phá giá, giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo
trong xã hội,… Ngược lại, pháp luật có thể kìm hãm sự phát triển của kinh
tế khi những quy định của nó cao hơn hoặc thấp hơn so với trình độ của
nền kinh tế.
Thực tiễn phát triển nền kinh tế thị trường hơn 20 năm đổi mới cho
thấy, pháp luật nhà nước ta đã có nhiều tác động tích cực trong việc bảo
đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển nền kinh tế
này. Việc từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách bằng nhiều văn bản
luật, các pháp lệnh, quy định về chế độ sở hữu và cơ cấu thành phần kinh
tế đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch theo hướng tạo động lực và điều kiện
thuận lợi hơn cho khai thác các tiềm năng trong và ngoài nước để phát
triển kinh tế- xã hội. Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhìn chung,
không ngừng được nâng cao: thời kỳ 1986 - 1990, tăng trưởng GDP bình

quân đạt 4,5%/năm; 1996 - 2000: 7%/năm; 2001 - 2005: 7,5%/năm; năm
Bài tập cuối kì môn LLNN&PL Trần Thị Ngọc Anh. 350646
2007 đạt 8,48%. Năm 2008, dù phải đối mặt với không ít khó khăn, nhưng
Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng GDP là 6,23%.
1.3. Pháp luật bảo vệ kinh tế
Xét từ góc độ đó, Nhà nước có tác động trực tiếp nhất tới việc định
hướng sự vận động của kinh tế thị trường. Pháp luật, chương trình, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước chỉ đúng, khi chúng phản
ánh chính xác yêu cầu phát triển khách quan của thị trường, lấy quy luật thị
trường làm cơ sở. Xét ở mặt này, chúng mang tính khách quan. Nhưng
chúng lại là sự thể chế hóa, cụ thể hóa mục tiêu chính trị của Đảng, nên
cũng có mặt chủ quan. Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, định hướng chủ quan (ý chí của Đảng, của
Nhà nước và nhân dân ta) là ở chỗ, cùng với việc bảo đảm lợi ích hợp lý
của doanh nhân, thì việc ưu tiên bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của
người lao động là một vấn đề có tính nguyên tắc Đối với giai cấp lãnh đạo
của một Nhà nước thì yếu tố quản lý và tổ chức kinh tế sẽ góp phần quyết
định đến sự tồn tại của giai cấp đó.
Thứ ba, trên thực tế, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa là một trong những vấn đề căn bản của triết lý phát triển ở
Việt Nam hiện nay. Từ rất sớm chúng ta đã khẳng định, nền kinh tế mà
chúng ta đang xây dựng phải có sự quản lý của Nhà nước. Kiên trì tư tưởng
đó, tại Đại hội X, Đảng ta nhấn mạnh sự cần thiết phải “bảo đảm vai trò
quản lý, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”.
1.4. Pháp luật thể chế hóa các chính sách kinh tế
Bằng những nội dung của pháp luật mà Nhà nước xây dựng các cơ
chế, chính sách... tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động trực tiếp hay
thông qua các khâu trung gian nhất định tham gia quá trình hoạch định, tổ
chức, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch phát triển của doanh
nghiệp ( Luật Doanh nghiệp, Luật sở hữu, Luật kinh doanh bảo hiểm…).

Pháp luật cụ thể hóa hệ thống chính sách kinh tế do nhà nước hoạch
định, nhằm sử dụng các nguồn lực - trực tiếp là bộ phận kinh tế nhà nước -
để định hướng, can thiệp vào lĩnh vực phân phối và phân phối lại theo
Bài tập cuối kì môn LLNN&PL Trần Thị Ngọc Anh. 350646
hướng ưu tiên phân phối theo lao động và qua phúc lợi xã hội; kết hợp tăng
trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội; hoạch định các chính sách
xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa (Luật kinh doanh, bảo hiểm...)
- Thực tiễn phát triển nền kinh tế thị trường hơn 20 năm đổi mới cho
thấy, pháp luật nhà nước ta đã có nhiều tác động tích cực trong việc bảo
đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển nền kinh tế
này. Việc từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách bằng nhiều văn bản
luật, các pháp lệnh, quy định về chế độ sở hữu và cơ cấu thành phần kinh
tế đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch theo hướng tạo động lực và điều kiện
thuận lợi hơn cho khai thác các tiềm năng trong và ngoài nước để phát
triển kinh tế- xã hội. Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhìn chung,
không ngừng được nâng cao: thời kỳ 1986 - 1990, tăng trưởng GDP bình
quân đạt 4,5%/năm; 1996 - 2000: 7%/năm; 2001 - 2005: 7,5%/năm; năm
2007 đạt 8,48%. Năm 2008, dù phải đối mặt với không ít khó khăn, nhưng
Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng GDP là 6,23%.
- Nhà nước đã có nhiều chính sách được cụ thể hóa bằng văn bản luật
nhằm phát huy vai trò các nhân tố nội lực, coi trọng tích lũy từ nội bộ nền
kinh tế. Đặc biệt coi trọng nhân tố con người. Do vậy, Nhà nước đã có
nhiều chính sách về giáo dục - đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực. Số lao động tốt nghiệp phổ thông trung học từ 13,5% năm 1996 tăng
lên 19,7% năm 2005. Năm 1996 mới có 12,31% lực lượng lao động được
đào tạo, đến nay, tỷ lệ này đạt 31%. Về nỗ lực nâng cao tích lũy từ nội bộ
nền kinh tế: năm 1990, tỷ lệ tích lũy so với GDP mới đạt 2,9%, năm 2004
là 35,15% và những năm gần đây đều có xu hướng tăng lên...
- Bằng pháp luật Nhà nước cũng có nhiều chính sách khai thác ngoại
lực, biến ngoại lực thành nội lực cho sự phát triển. Biểu hiện rõ nhất là

Nhà nước đã hoàn thiện Luật Đầu tư, thu hút được nhiều vốn ODA, FDI,...
Từ năm 1988 đến hết năm 2006, có hơn 8.000 dự án đầu tư FDI với tổng
vốn đăng ký 74 tỉ USD. Năm 2008, dù kinh tế thế giới suy thoái, nhưng
nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam lại tăng kỷ lục: vốn đăng ký 64 tỉ
USD, trong đó các dự án mới chiếm 60,2 tỉ USD.

×