Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tục ngữ giới trẻ ngày nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.71 KB, 7 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


TIỂU LUẬN MÔN VĂN HỌC DÂN GIAN
TỤC NGỮ GIỚI TRẺ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- 2015

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


TIỂU LUẬN MÔN VĂN HỌC DÂN GIAN
TỤC NGỮ GIỚI TRẺ
GVHD:
NHÓM:
1

Trần Thị Phượng

1356010101

2

Mai Thị Hà

1356020015



3

Nguyễn Thùy Dương

1356020013

4

Võ Ngọc Bảo Châu

1356020005

5

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-2015

2


Contents

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Tục ngữ là một phần phong phú trong Văn học dân gian của dân tộc ta. Đây
cũng là phần có giá trị nhất về mặt trí tuệ, tình cảm và nghệ thuật. Tục ngữ là
loại văn chương truyền miệng, biểu hiện nhiều mặt sinh hoạt của con người Việt
Nam nhất là đời sống tinh thần và tình cảm.
Ngày nay, với một xã hội phát triển trong xu thế Toàn cầu hóa nhiều giá trị
bị đảo lộn trở thành một việc phổ biến như sự xuất hiện của các câu vè, tục ngữ


3


được chế tác theo phong cách của giới trẻ, không những thế nó còn có sự xâm
nhập của ngôn ngữ nước ngoài.
Tục ngữ cũng lấy ngôn từ làm chất liệu sáng tác sự mai một và cải biến, hội
nhập phát triển đang làm cho tục ngữ đứng trước một thách thức lớn, việc tiếp
biến ồ ạt thiếu chọn lọc, theo mốt, theo cảm tính chính là một nguyên nhân làm
cho tục ngữ phát triển theo một hướng tiêu cực.
Song hiện tượng này cũng góp phần làm giàu bằng cách làm hoàn thiện hơn
hoặc tạo ra những chuẩn mới. Có một số bộ phận giới trẻ hiện nay đã lạm dụng
hiện tượng này để tạo ra sự “mới lạ” , “phá cách” theo một hướng phi chuẩn
mực làm cho các câu tục ngữ có phần trở nên dí dỏm và hài hước mà người ta
cho là chuẩn riêng và nó thể hiện qua các hình thức sáng tác.
Nhìn thấy được tính cấp thiết và cấp bách của vấn của những hiện tượng như
trên nên chúng tôi đã viết đề tài này nhằm chỉ ra thực trạng để từ đó tìm ra
những giải pháp hợp lí sao cho vẫn giữu được bản sắc dân tộc song vẫn có thể
bắt kịp được với xu hướng hiện đại.
2. Lịch sử vấn đề
Tìm hiểu về tình hình nghiên cứu tục ngữ từ trước đến nay là vấn đề thú vị
và đã thu hút được một số nhà nghiên cứu như sau:
Trong công trình nghiên cứu “ Tục ngữ Việt Nam” (1975), Chu Xuân Diên đã
giới thiệu một số thành tựu chủ yếu của người đi trước về nghiên cứu tục ngữ
qua phần tiểu luận về tục ngữ. Đó là một nghiên cứu về mặt xã hội học và
nhận thức luận. Trong từng góc độ,Chu Xuân Diên đã nêu lên được nhiều vấn
đề và phương pháp nghiên cứu và có minh họa bằng một số công trinh tiêu
biểu. Những vấn đề và phương pháp mà người viết đưa ra có tính chất lý
luận nhằm giới thiệu những thành tựu của người đi trước và tìm ra triển
vọng trên những con đường nghiên cứu tục ngữ, làm cơ sở cho phần nghiên

cứu của công trình trên.
Năm 1997, qua công trình “ Tục ngữ Việt Nam – cấu trúc và thi pháp”
Nguyễn Thái Hòa đã tìm ra những thành tựu nghiên cứu về phương diện lý
thuyết của tục ngữ. Đó là những vấn đề của tục ngữ nhìn ở góc độ nghiên cứu
văn học và ngôn ngữ học. Ở góc độ nghiên cứu văn học, theo ông thì các nhà
nghiên cứu nhìn một cách tổng quát về các vấn đề như khái niệm, nội dung,
các hình thức diễn đạt và sự vận dụng. Còn ở góc độ ngôn ngữ tác giả cũng có
điể qua một vài quan điểm về tục ngữ.
4


Trong công trình “Khảo luận về tục ngữ người Việt” năm 2006, Triều
Nguyên đã giới thiệu khái quát hai hướng tiếp cận tục ngữ. Đó là hướng tiếp
cận của các nhà Folklore học và các nhà ngôn ngữ học. Với mục đích trình bày
các kiến giả của người đi trước như chỉ dẫn định hướng cho việc tiếp tục xem
xét vấn đề nghiên cứu trong công trình của mình, mỗi hướng tiếp cận tục
ngữ, người viết giới thiệu một công trình tiêu biểu, có phân tích lý giải những
đóng góp và những hạn chế của công trình.
Tập sách tục ngữ bằng tranh với tên gọi “ Phê như con tê tê” ( tái bản có
chỉnh sủa và chỉnh sủa từ cuốn Sát thủ đầu mưng mủ) vừa quen thuộc vừa
mang tính giới trẻ. Trong số những nội dung được tiết lộ có những câu nói
thông dụng trong giới trẻ hiện nay như Ế trong tư thế ngẩng cao đầu; Gái gú
là phù du, Thầy u là vĩnh cửu; Thần kinh giẫm phải đinh; Bể học là vô biên,
quay đầu là hiphop... Đan lồng vào đó là những vấn đề thời sự như nạn rải
đinh, phong bì...Ngoài ra, ấn bản mới lần này cũng có thêm các lời nhận xét
của các chuyên gia về ngôn ngữ, giáo dục như nhà phê bình Phạm Xuân
Nguyên, giáo sư Văn Như Cương...PGS.TS. Phạm Văn Tình, Ủy viên BCH Hội
Ngôn ngữ học Việt Nam, Phó tổng biên tập Tạp chí Từ điển học & Bách khoa
thư cho biết: “Việc xới lên một mảng ngôn từ giới trẻ để làm sáng rõ hơn bức
tranh ngôn ngữ tiếng Việt là cần thiết và tiếp tục cần thiết. Tiếng Việt sẽ

phong phú thêm, giàu thêm, đẹp thêm chính từ những chắt lọc, bồi đắp ngôn
từ theo dòng chảy lịch sử. Cuốn sách này là một sự mở đầu cho việc khai thác
mảng từ ngữ đó. Đó chính là một thành công với người làm sách mà chúng ta
cần phải trân trọng”.
Xoay quanh cuốn sách này, PGS.TS ngôn ngữ học Hoàng Dũng nhìn nhận
rằng: “Giới trẻ có cách ăn nói tếu táo của họ, sao lại bắt họ phải nghiêm chỉnh
mới cho là hay? Còn chuyện lệch về đạo đức thì không đến nỗi như thế... Giới
trẻ muốn khẳng định mình và ở đây là khẳng định bằng ngôn ngữ của riêng
họ…”.
3.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là thể loại tục ngữ giới trẻ nó xuất hiện ở
trên các mạng xã hội, các mặt báo teen.

5


4.Phạm vi nghiên cứu
4.1 Phạm vi không gian
Vì nội dung của đề tài là tục ngữ giới trẻ thì tồn tại ở mọi lĩnh vực đời sống nên
phải tìm hiểu ở nhiều lĩnh vực khác nhau thì mới có thể mang lại kết quả cao
được.Nơi điển hình nhất chính là các mạng xã hội, truyện tranh, thơ..vv..
4.2 Phạm vi thời gian
Phạm vi thời gian của đề tài là những câu tục ngữ của giới trẻ mà chúng tôi đưa
vào nghiên cứu năm 2015
5.Phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu của một ngôn ngữ theo quan niệm của Nunan là: một quá
trình thiết lập các câu hỏi, vấn đề hay giả thiết thu thập dữ liệu hoặc bằng chứng
liên quan tới những câu hỏi, vấn đề hay giả thuyết đó và phân tích hoặc giải
thuyết dữ liệu gồm các bước:
-


Lập giả thuyết

-

Tìm hiểu và thực nghiệm để kiểm nghiệm giả thuyết qua những đối tượng
khảo sát khác nhau

-

Thu thập dữ liệu

-

Phân tích và giải thuyết dữ liệu

-

Khẳng định hay phủ định giả thuyết
Có hai cấp bậc trong nghiên cứu giả thuyết: tùy từng điều kiện nghiên cứu
và thời gian mà có các cấp bậc sau:
Nghiên cứu cấp một
Nghiên cứu:
Nghiên cứu cấp hai
Nghiên cứu cấp một gồm có:
-

Nghiên cứu định tính: tổng hợp tài liệu, các kỹ thuật định tính, phỏng vấn

-


Nghiên cứu thống kê: khám phá, thực nghiệm
Nghiên cứu cấp hai gồm có: nghiên cứu thư viện,qua sách vở, tài liệu, …

-

Khảo sát, thống kê tài liệu đã thu thập được

- Phân loại những tài liệu, hiện vật đó theo những tiêu chí khác nhau
6


6.Kết cấu đề tài
Đề tài của nhóm chúng tôi gồm có 3 chương, 6 tiết và 12 tiểu tiết.

7



×