Họ tên: Lê Hoàng Hải Yến.
Lớp: 12 Văn.
KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN
Đề bài: Một trong những vấn nạn hiện nay của giới trẻ là: Văn hoá đọc không được coi
trọng.
Anh (chị) hãy viết 1 bài văn trình bày quan điểm của mình về vấn đề trên.
Điểm Lời phê của thầy cô giáo
Bài làm.
Hermann Hesse đã từng nói: “Trong số nhiều thế giới mà con người được ban tặng,
không phải từ thiên nhiên mà từ chính trí tuệ của mình, thì thế giới sách là vĩ đại nhất”.
Có thể nói vai trò của sách đối với đời sống tinh thần của con người nói riêng và sự phát
triển của nền văn minh nhân loại nói chung rất quan trọng. Chính vì thế văn hoá đọc ngày
càng phải được chú ý, quan tâm hơn nữa vì mục đích tiến bộ của loài người. Tuy nhiên,
thế hệ trẻ hiện đại ngày nay có quá nhiều sở thích: thích dùng đồ ăn nhanh, Game online
giết thời gian… nhưng thời gian dành cho sở thích đọc sách thì hầu như ít bạn trẻ nào bố
trí cho mình. Có thể nói một trong những vấn nạn hiện nay của giới trẻ chính là: Văn hoá
đọc không được coi trọng – vấn đề đáng lo ngại của toàn xã hội.
Nói đến văn hoá đọc, ta không thể không nhắc tới tấm gương sáng trong lịch sử dân
tộc như Lê Quý Đôn, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trường Tộ… Quá trình tìm tòi, học tập
kiến thức qua sách vở đã làm nên thành công, làm nên vinh quang và đặc biệt là làm nên
vốn văn hoá đáng trân trọng của những bậc hiền tài xưa nay. Họ coi việc đọc sách là cả
một niềm đam mê, thích thú mặc dù điều kiện vật chất không hề có. Còn giới trẻ chúng ta
bây giờ thì sao? Quanh chúng ta có biết bao nhiêu trường học, trung tâm, thầy cô, gia sư,
thư viện… với điều kiện có sẵn, xã hội phát triển vượt bậc hơn rất nhiều, mỗi bạn trẻ lại
có quyền lựa chọn cho mình một con đường học và lĩnh hội kiến thức khác nhau nhưng ít
có ai lựa chọn việc đọc sách là con đường đơn giản mà hiệu quả nhất.Trên thực tế, đã có
nhiều người trở thành nhà học giả uyên bác không phải do được học ở các trường danh
giá mà chính là vì đọc và nghiên cứu sách. Trong cả một quá trình đấu tranh giành độc
lập dân tộc, đất nước ta dưới ách đô hộ của lũ đế quốc thực dân có những hơn 90% dân
số mù chữ. Và chính chủ tịch Hồ Chí Minh đã mở ra một thời đại mới với nhiệm vụ:
“Giệt giặc dốt” ngang hàng với “giệt giặc đói”. Văn hoá đọc đã nâng tầm quan trọng lên
ngang hàng với nhiệm vụ sống còn của một dân tộc.
Mỗi con người chúng ta sinh ra đều có ước mơ, lí tưởng và niềm đam mê. Có nỗi đam
mê dẫn ta đến với thành công, đến với hạnh phúc. Có niềm đam mê lại đưa ta đến thất bại
nếu như lựa chọn không đúng đắn. Nhưng riêng niềm đam mê đọc sách luôn làm con
người trở nên tỉnh táo và sáng suốt hơn. Niềm đam mê ấy không bao giờ phản bội ta. Nhờ
có những trang sách mà “Trái Đất rộng thêm ra”. Vượt qua không gian, ta nhìn thấy cả
một hiện thực xã hội Pháp trong khoảng hơn hai mươi năm đầu thế kỉ XIX qua bộ tiểu
thuyết “Những người khốn khổ” của văn hào Pháp Victor Huygo. Hơn thế nữa, tác phẩm
còn là cuốn bách khoa toàn thư đồ sộ về lịch sử, kiến trúc của thành phố Pari hoa lệ, nền
chính trị, triết lí, luật pháp, công lí, tín ngưỡng của nước Pháp nửa đầu thế kỉ XIX. Nếu
không đọc liệu ta có thể có được vốn kiến thức phong phú đến như thế?
Vượt qua thời gian về với thời trung đại, ta lại bắt gặp “tiếng kêu xé ruột” của Đại thi
hào Nguyễn Du cho thân phận bất hạnh của người phụ nữ, nói lên tiếng than của cả một
kiếp người trong xã hội phong kiến đầu bất công, ngang trái.
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.
Đó cũng chính là những “chân trời mới” mà sách nói riêng và văn hoá đọc nói chung mở
ra trước mắt chúng ta (M.Gorki). Sách – nguồn tài sản phi thường của con người.
Nếu như đối với những người có tầm hiểu biết, đã có tuổi… sách như một người bạn
đồng hành trên đường đời thì ngược lại giới trẻ ngày nay lại không hề coi trọng văn hoá
đọc, thậm chí văn hoá đọc còn ngày càng bị “xuống cấp” nghiêm trọng. Vấn nạn này
ngày càng trở nên căng thẳng. Thay vì việc đọc sách là game, chat,… những phương tiện
giải trí khác. Chẳng khó gì để mỗi ngày chỉ tiêu tốn cho văn hoá đọc chừng 15 – 30 phút,
và một tác phẩm văn học hay không thể cho rằng “quá đắt” nếu nhìn vào những cuộc
chơi vô bổ của không ít “cậu ấm, cô chiêu”. Cùng lúc, văn hoá nghe – nhìn lại bị “kết án”
đã “lấn át văn hoá đọc” dẫu rằng đó vẫn là “kênh thông tin” cực kì quan trọng trong thời
đại ngày nay. Thực ra có nhiều cách để đọc, dù trên mạng hay trên sách và dù cuộc sống
có hịên đại, văn hóa đọc vẫn tồn tại. Theo số liệu thống kê của Cục Xuất Bản, bình quân
mỗi năm, một người Việt Nam đọc được 2,8 cuốn sách và 7,07 tờ báo. Nếu như trước
kia, các tác phẩm văn chương có tính nghệ thụât cao như “Chiến tranh và hoà bình”,
“Những người khốn khổ”, “Nhà thờ Đức Bà Paris”… được coi như những cuốn sách “gối
đầu giường” của nhiều thế hệ thì hiện nay những cuốn sách giải trí nhạt nhẽo đề cập đến
những câu chuyện tình ướt át hoặc những cuốn truỵên tranh với ngôn từ cộc lốc chứa đầy
bạo lực mà các bạn trẻ đọc theo kiểu hưởng thụ nhiều hơn là suy ngẫm lại được coi là sự
lựa chọn số một của nhiều bạn trẻ thời nay. Vì thế, tiếp cận với các tác phẩm kinh điển
các bạn thường thấy khó hiểu và ngại đọc. Theo kết quả của cuộc thăm dò do báo Lao
Động tiến hành, loại sách giới trẻ đọc nhiều nhất là… truyện tranh (60%). Đồng ý với
việc truyện tranh giúp các bạn trẻ thư giãn đầu óc sau những giờ học tập căng thẳng
nhưng cũng không phải vì thế mà để nó lấn át cả sang lĩnh vực văn hóa đọc truyền thống.
Những trang sách chính là thời khắc để chúng ta chậm lại cảm nhận cuộc sống. Vấn đề
đặt ra hịên nay là các bạn trẻ dường như dễ chấp nhận những cuốn sách nghèo nàn về
thông tin, biên tập vụng về… mà không chịu quan tâm đến những trang viết đầy tính
nhân văn về cách đối nhân xử thế, về một thân phận đáng thương hay những cuốn sách
kinh điển, những tuyển tập lịch sử hào hùng của dân tộc… Tâm lí “lười đọc” những gì
buộc họ phải tư duy, động não có thể sẽ làm phẩm chất tốt đẹp của thế hệ trẻ bị mài mòn
Đọc trên mạng hay đọc kiểu truyền thống không quan trọng. Quan trọng là có biết tìm
đúng sách để đọc hay không mà thôi.
Chúng ta đang sống trong một xã hội hịên đại với tốc độ phát triển nhanh, phải đối mặt
và xử lí vô vàn các thông tin, sự kiện khác nhau, các bạn trẻ phải cố gắng hết sức để sống
đúng với thời đại của mình. “Sống” chứ không phải “Tồn tại”. Mỗi bạn trẻ cần phải tích
luỹ, sự tích luỹ về vốn văn hoá, vốn hiểu biết, kinh nghịêm sống, cách sống… mà việc
tích luỹ đó chỉ có thể có được qua vịêc Đọc. Tuy nhiên không phải bạn trẻ nào tìm đến
với sách bởi đúng gái trị đích thực của nó. Người thi đọc sách vì không biết làm gì, để
giết thời gian. Người thì đọc sách theo phong trào mà không biết sau những cuốn sách đó
họ có lĩnh hội được chút kiến thức nào cho mình hay không. Nhưng dù sao không thể phủ
nhận rằng ngoài những con số, những hịên tượng nêu ở trên vẫn còn có một bộ phận
những bạn trẻ đến với sách với niềm say mê thực thụ. Những “hạt vàng” như thế trong
văn hoá đọc của giới trẻ Việt Nam thực sự không nhiều nhưng vẫn còn hơn những “hạt
sạn”. Vậy giải pháp cơ bản cho vấn đề này như thế nào? Một trong những tố quan trọng
để các bạn trẻ thích đọc hơn đó là phải có sách hay, sách có giá trị tư tưởng, nghệ thuật,
hấp dẫn người đọc chứ không phải những tác phẩm câu khách, rẻ tiền… Và muốn có
sách hay thì phải đầu tư cho sáng tác, đặt hàng, tài trợ đối với những loại sách đặc biệt.
Tổ chức các cuộc Hội thảo, các trại sáng tác văn học để cho các nhà văn, nhà khoa học,
các tác giả trẻ có cơ hội tham gia, sáng tác, viết các tác phẩm văn học, khoa học, lý luận,
giáo dục có chất lượng. Ngoài ra, còn phải hoàn thiện, phát triển và nâng cao đội ngũ
những người dịch thuật để họ có điều kiện dịch được nhiều tác phẩm tinh hoa của thế giới
phổ biến ở trong nước. Hơn thế nữa, cần phải đẩy mạnh công tác lý luận, phê bình sách
nhất là sách văn học có tác động rất tốt đến việc định hướng để cho ra đời những cuốn
sách hay, đồng thời phê phán những cuốn sách có nội dung thấp kém, ảnh hưởng đến tâm
lí còn non trẻ của các bạn. Tuyên truyền về văn hóa đọc cũng rất quan trọng, các báo, tạp
chí viết và điện tử cần thường xuyên đăng các sáng tác văn học mới. Tạo riêng một
website trên Internet hoặc diễn đàn văn hoá đọc cho cho giới trẻ, mở rộng và hiện đại hóa
hệ thống thư viện, phòng đọc. Cuối cùng theo suy nghĩ của cá nhân tôi thì bên cạnh việc
in sách bìa cứng, giấy đẹp để bán ở thành phố thì cũng nên in sách bìa và giấy bình
thường để giảm giá thành, phù hợp với túi tiền của học sinh, sinh viên nhưng tránh sử
dụng sách lậu. Vai trò định hướng của các cơ quan chức năng trong việc tìm giải pháp
cho vấn nạn này là rất lớn, ngoài ra con đòi hỏi chính bản thân lớp trẻ chúng ta phải có sự
thay đổi tư duy văn hoá đọc để cải thiện vấn đề đang hết sức cấp thiết này. Hãy tự tìm và
trau dồi cho bản thân mình thói quen đọc ngay từ bây giờ. Quan tâm đến văn hoá đọc
chính là quan tâm tới chính bản thân mình và xã hội. Chính vì thế mà ngày 23-4 đã được
UNESCO chọn là “Ngày đọc sách thế giới”. Thời đại thông tin dạy chúng ta biết tận
dụng cơ hội và nắm bắt thời cơ. Công nghệ hiện đại giúp chúng ta nối dài cánh tay mình.
Chúng sẽ hỗ trợ cho nhau nếu chúng ta biết kết hợp hài hoà nhu cầu đọc đang có trong
cuộc sống.
Vấn đề văn hoá đọc không được coi trọng trong giới trẻ ngày nay đang là vấn đề
cần được quan tâm đúng mức của toàn xã hội. Nó ảnh hưởng đến văn hoá cũng như sự
phát triển của cả một dân tộc. Vì một đất nước Việt Nam văn minh, giàu đẹp lớp trẻ hịên
nay phải có trách nhịêm với chính bản thân mình. Hãy là một con người Việt Nam có văn
hoá.
…………………… HẾT……………………….
< >