Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Một số câu hỏi và trả lời trong môn lý luận hành chính nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.45 KB, 24 trang )

Một số câu hỏi và trả lời trong môn lý
luận hành chính nhà nước
Câu 1: CM quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt
Quản lý Nhà nước mang những đặc điểm chung của quản lý xã hội nhưng quản
lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt. Tính chất đặc biệt ấy thể hiện ở
sự khác biệt giữa quản lý Nhà nước với các hoạt động quản lý xã hội khác. So
với quản lý của các tổ chức khác, thì quản lý nhà nước có những điểm khác biệt
như sau:
Trước hết, chủ thể quản lý NN là các CBCC và các cơ quan trong bộ máy
Nhà nước, cơ quan NN: Lập pháp (Quốc hội và cơ cấu t/c của Quốc hội), Hành
pháp (Hệ thống các CQ.HCNN – HĐND các cấp), Tư pháp (TAND và cơ cấu
t/c của TAND, VKSND và cơ cấu tổ chức của VKS). Còn quản lý xã hội chủ
thể của nó là các thực thể có lý trí và có tổ chức đảng, đoàn thể, các tổ chức
khác v.v... Chủ thể của quản lý XH có nhiều chủ thể tham gia quản lý khác nhau
(giám đốc doanh nghiệp, tổ chức chính trị…).
Thứ hai, đối tượng quản lý của quản lý Nhà nước bao gồm toàn bộ nhân
dân, mọi cá nhân sống và làm việc trên lãnh thổ quốc gia và công dân làm việc
bên ngoài lãnh thổ quốc gia, phạm vi của nó mang tính toàn diện trên mọi lĩnh
vực. Còn đối tượng quản lý của quản lý xã hội nó bao gồm các cá nhân, các
nhóm trong phạm vi một tổ chức.
Thứ ba, quản lý Nhà nước mang tính quyền lực Nhà nước và sử dụng
pháp luật làm công cụ chủ yếu để duy trì trật tự xã hội và thúc đẩy xã hội phát
triển. Quản lý xã hội mang tính quyền lực xã hội sử dụng các quy phạm quy chế
nội bộ để điều chỉnh các quan hệ.
Thứ tư, QLNN là quản lý toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao;
Thứ năm, mục tiêu của quản lý NN là phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn
định và phát triển
của toàn XH.
Từ những đặc điểm trên, có thể hiểu quản lý nhà nước là một dạng quản
lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực NN và sử dụng pháp luật và chính sách


để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống XH
do các CQ trong bộ máy HCNN thực hiện nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự
ổn định và phát triển của XH.
Câu 2: Trong các đặc điểm hành chính nhà nước đặc điểm nào thể hiện rõ
nhất tại Việt Nam? Tại sao?
Hành chính nhà nước có các đặc điểm sau:

Tính lệ thuộc vào chính trị



Tính pháp quyền

Tính liên tục, ổn định tương đối, thích ứng

Tính chuyên nghiệp

Tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ

Tính không vụ lợi

Tính nhân đạo
Đặc điểm thể hiện rõ nhất ở Việt Nam là Tính lệ thuộc vào chính trị
Giải thích:
- HCNN trước hết là phục vụ chính trị, thực hiện những nhiệm vụ chính trị do
cơ quan quyền lực Nhà nước quyết định. HCNN là trung tâm thực thi các quyết
định của hệ thống quyền lực chính trị, hoạt động của nó có ảnh hưởng lớn đến
hiệu lực và hiệu quả của hệ thống chính trị.
Ở nước ta, nền HCNN mang bản chất của một Nhà nước “của nhân dân, do
nhân dân và vì nhân dân” dựa trên nền tảng của liên minh công nông và tầng

lớp trí thức do Đảng Cộng sản lãnh đạo. HCNN ở nước ta là yếu tố cấu thành hệ
thống chính trị trong đó Đảng cộng sản là hạt nhân lãnh đạo, các đoàn thể nhân
dân, các tổ chức chính trị xã hội có vai trò giám sát và tham gia hoạt động của
Nhà nước. Trong hoạt động thực thi quyền lực Nhà nước, HCNN là yếu tố quan
trọng quyết định hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước cả hệ thống chính trị.
Câu 3: Trong các đặc điểm của HCNN, đặc điểm nào phân biệt HCNN với
hoạt động quản lý nhà nước khác?
Hành chính nhà nước có các đặc điểm sau:


Tính lệ thuộc vào chính trị



Tính pháp quyền



Tính liên tục, ổn định tương đối, thích ứng



Tính chuyên nghiệp



Tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ




Tính không vụ lợi



Tính nhân đạo

Trong các đặc điểm trên, tính liên tục, ổn định tương đối, thích ứng là đặc điễm
phân biệt HCNN với hoạt động quản lý nhà nước khác.
Ví dụ: Đại biểu Quốc hội ở nước ta phần lớn hoạt động kiêm nhiệm, vì thế
Quốc hội hoạt động không thường xuyên. Mỗi năm Quốc hội tiến hành các
công việc thuộc chức năng nhiệm vụ của mình tập trung vào 2 kỳ họp Quốc hội.
Ngoài thời gian 2 kỳ họp Quốc hội, ngoại trừ các đại biểu Quốc hội hoạt động
chuyên trách tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội một cách chuyên


nghiệp, các đại biểu hoạt động kiêm nhiệm vừa thực hiện chức năng của một đại
biểu Quốc hội, vừa thực hiện các công việc khác.
Hiệu quả hoạt động của Quốc hội được thể hiện qua hiệu quả hoạt động của các
kỳ họp Quốc hội, hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc,
Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội.
Hoặc là hoạt động của cơ quan tư pháp, nếu như HCNN thực hiện tốt công tác
tổ chức thực thi pháp luật, pháp luật được đảm bảo thì không cần đến hoạt động
tư pháp- bảo vệ pháp luật.
Câu 4: Từ mối quan hệ các yếu tố cấu thành HCNN hãy rút ra bài học
kinh nghiệm gì cho cải cách HCNN ở Việt Nam ?
Các yếu tố cấu thành nền HCNN gồm : Hệ thống thể chế HCNN ; Hệ
thống tổ chức HCNN (BMNN); Nhân sự ; Nguồn lực vật chất.
Nền HC của một quốc gia là thống nhất, một cấu trúc thực thi pháp luật,
đưa pháp luật vào quản lý đời sống –XH. Do đó, các yếu tố cấu thành HCNN có
mối quan hệ gắn bó nhau, không tách rời và có ảnh hưởng lẫn nhau.

Bài học kinh nghiệm cho cải cách HCNN Việt Nam
Cải cách phải đồng bộ, cải cách yếu tố này trong quan hệ với yếu tố kia. Ví dụ:
cải cách CBCC mà nếu như thể chế ( nghị định về cách tuyển dụng, đánh giá,
tiền lương …) không thay đổi thì không thể cải cách nhân sự HCNN được.
Không quá tập trung vào một yếu tố, còn các yếu tố còn lại thì mờ nhạt. Tuy
nhiên, căn cứ vào hoàn cảnh điều kiện cụ thể mà sẽ chọn đâu tư trọng điểm vào
một yếu tố
Cần nâng cao nhận thức, coi trọng công tác tuyên truyền, quán triệt sâu rộng các
chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và NN về cải cách HC. Bảo đảm sự
nhất quán, kiên trì, liên tục trong triển khai cải cách HC của Chính phủ, các Bộ,
Ngành TW và các địa phương.
Nâng cao vai trò của CQ chủ trì tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ trong công tác điều phối chung, tổng hợp, đôn đốc và theo dõi việc thực
hiện các nhiệm vụ cải cách HC.
Xác định các mục tiêu cải cách HC mang tính định lượng với mức độ phù hợp,
thiết thực để đảm bảo tính khả thi. Coi trong công tác thí điểm và kết quả của
một số mô hình trong triển khai cải cách HC.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá quá trình
triển khai thực hiện công tác cải cách HC. Tăng cường, phát huy vai trò giám
sát của MTTQ và các đoàn thể nhân dân đối với công tác cải cách HC. Nâng


cao năng lực đội ngũ công chức làm công tác cải cách HC, bố trí đủ nguồn lưc
tài chính cho cải cách HC.
Câu 5: Trong các yếu tố cấu thành nền HCNN, yều tố nào là quan trọng
nhất. Vì sao?
Nền HCNN bao gồm 4 yếu tố: bộ máy HCNN, nhân sự HCNN, thể chế HCNN
và nguồn lực vật chất.
Các yếu tố cấu thành nền hành chính nhà nước có mối quan hệ gắn bó hữu cơ,
không thể tách rời và có ảnh hưởng lẫn nhau.

Một thể chế HCNN không thể tự mình vận hành trong xã hội nếu không được
một bộ máy thực thi áp dụng. Một cơ cấu tổ chức dù tốt cũng không có giá trị
nếu không được nhân viên làm việc trong đó không có đủ năng lực hoặc không
được khuyến khích đầy đủ để làm việc.
Những nhân viên có đầy đủ năng lực, phẩm chất nếu để làm việc trong một bộ
máy quan liêu, chồng chéo và trì trệ sẽ không thể phát huy được tối đa tài năng
của mình và dễ dẫn đến chán nản.Và bất kỳ hoạt động nào cũng không thể tiến
hành được tốt nếu thiếu những nguồn lực vật chất cần thiết.
Như vậy, mỗi một yếu tố là 1 trong những điều kiện cho hoạt động của các yếu
tố còn lại. Các yếu tố nằm trong mối quan hệ hữu cơ, đều quan trọng nhưng tùy
vào từng thời kỳ, điều kiện hoàn cảnh lịch sử mà sẽ có yếu tố được chú trọng
hơn.
6.
Trong các yếu tố cấu thành HCNN, trong giai đoạn hiện nay ta nên
chú trọng cải cách yếu tố nào? Tại sao?
Các yếu tố cấu thành HCNN:
+ Hệ thống thể chế hành chính nhà nước bao gồm Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh
và các văn bản quy phạm về tổ chức, hoạt động của HCNN;
+ Hệ thống tổ chức hành chính nhà nước phải phù hợp với yêu cầu thực hiện
quyền Hành pháp;
+ Nhân sự trong bộ máy hành chính nhà nước được đảm bảo về số lượng và
chất lượng để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của HCNN;
+ Nguồn lực vật chất bảo đảm yêu cầu thực thi công vụ của các cơ quan và công
chức hành chính.
Giữa các yếu tố cấu thành của nền hành chính có mối quan hệ hữu cơ và
tác động lẫn nhau trong một khuôn khổ thể chế. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả
nền HCNN cần phải cải cách đồng bộ cả 4 yếu tố trên.


+ Cải cách hành chính phải được tiến hành đồng bộ trong tổng thể đổi mới hệ

thống chính trị, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, cải cách bộ máy nhà
nước nói chung.
+ Cải cách hành chính phải đáp ứng nhu cầu hoàn thiện nhanh và đồng bộ thể
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu quả hội nhập
kinh tế quốc tế; phát huy dân chủ trong đời sống xã hội: huy động và sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực và sự tham gia của người dân vào tiến trình phát triển
của đất nước.
+ Cải cách hành chính nói chung, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính phải
đảm bảo tạo thuận lợi nhất cho người dân bảo đảm tạo thuận lợi cho các cá
nhân, tổ chức và góp phần tích cực chống quan liêu, phòng và chống tham
nhũng.
+ Thông qua cải cách tiếp tục làm rõ và phù hợp chức năng, nhiệm vụ, trách
nhiệm của từng cơ quan hành chính, thực hiện phân công, phân cấp rõ và phù
hợp, phân định rõ trách nhiệm giữa các cấp chính quyền, giữa chính quyền đô
thị và chính quyền nông thôn, giữa tập thể và người đứng đầu cơ quan hành
chính.
+ Xây dựng 1 đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất và năng lực
đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
+ Cải cách phải hướng tới xây dựng 1 nền hành chính hiện đại, ứng dụng có
hiệu quả thành tựu phát triển của khoa học- công nghệ, nhất là công nghệ thông
tin.
Câu 7: Phân tích các yếu tố trong nền hành chính ảnh hưởng đến thể chế
hành chính?
Các yếu tố cấu thành HCNN:
+ Hệ thống thể chế hành chính nhà nước bao gồm Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh
và các văn bản quy phạm về tổ chức, hoạt động của HCNN;
+ Hệ thống tổ chức hành chính nhà nước phải phù hợp với yêu cầu thực hiện
quyền Hành pháp;
+ Nhân sự trong bộ máy hành chính nhà nước được đảm bảo về số lượng và
chất lượng để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của HCNN;

+ Nguồn lực vật chất bảo đảm yêu cầu thực thi công vụ của các cơ quan và công
chức hành chính.


Sự ảnh hưởng của bộ máy hành chính đến thể chế: một hệ thống thể chế
hành chính dù có hoàn thiện và đồng bộ cũng không thể tự mình vận
hành nếu không có bộ máy, hệ thống các cơ quan hành chính thực thi
- Sự ảnh hưởng của đội ngũ cán bộ, công chức đối với thể chế hành chính:
đội ngũ nhân sự có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu lực, hiệu
quả của hoạt động công vụ. Chỉ thông qua những hoạt động cụ thể của
cán bộ, công chức mà hệ thống thể chế hành chính được đưa vào thực
hiện
- Sự ảnh hưởng của nguồn lực vật chất: cán bộ công chức là người thực thi
các thể chế hành chính, mà hoạt động công vụ của họ không thể diễn ra
nếu thiếu các nguồn lực vật chất.
-

Câu 8. So sánh cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền chung và cơ
quan hành chính thẩm quyền riêng.


Giống:

-

Đều là cơ quan hành chính nhà nước.

Đều quản lí trên phạm vi toàn quốc, trên một không gian lãnh thổ nhất
định.
-


Đều sử dụng quyền lực nhà nước để thực hiện hoạt động quản lí.

-

Được thành lập theo Hiến Pháp.



Khác
Tiêu chí
Phạm vi

Thẩm quyền chung
Quản lí tất cả các mặt
đời sống- xã hội

Cơ sở thành lập

Được thành lập theo
Hiến pháp và luật

Thẩm quyền thành lập Các lãnh đạo chủ yếu
thành lập theo chế độ
bầu cử hoặc bầu cử +
bổ nhiệm
Phương thức lãnh đạo -Cơ chế tập thể
- Kí thay

Thẩm quyền riêng

Quản lí môt hoặc một
số lĩnh vực đời sốngxã hội
Được thành lập theo
Hiến pháp và Văn bản
dưới luật
Cán bộ công chức
đươc thành lập theo
chế độ bổ nhiệm
- Thủ trưởng
- Kí trực tiếp


Câu 9: So sánh cán bộ, công chức, viên chức
Khái niệm Cán bộ: Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuản, bổ
nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của đảng Cộng sản
Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương(sau đây gọi chung là cấp Tỉnh), ở huyện, quận, thị xã,
thành phố trực thuộc tỉnh(sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và
hưởng lương theo ngân sách nhà nước(khoản 1,điều 4-luật Cán bộ, Công chức
2008)
Khái niệm Công chức: Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ
nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân
nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công
an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ
máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của ĐCSVN, nhà nước, tổ
chức chính trị- xã hội( sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong
biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước; đối với công chức trong bộ
máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ

quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.(khoản 2,
điều 4-Luật CBCC-2008)
Cán bộ xã, phường, thị trấn(sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Viêt Nam,
được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kì trong thường trực HĐND, UBND, bí
thư, phó bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị- xã hội; công chức
cấp xã là công dân VN được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn,
nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà
nước.
Khái niệm viên chức: là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc
làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc,
hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của
pháp luật( Điều 2- luật Viên chức 2010).
SO SÁNH CÁN BỘ VÀ CÔNG CHỨC
Giống:
-

Đều là công dân VN
Trong biên chế nhà nước


-

-

-

Hưởng lương từ ngân sách NN( riêng trường hợp công chức làm việc
trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì tiền
lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo
quy định của pháp luật.

Giữ một công vụ, nhiệm vụ thường xuyên
Làm việc trong công sở
Được phân định theo cấp hành chính( cán bộ ở TW, cấp tỉnh, cấp huyện,
cán bộ cấp xã; công chức ở TW, cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ, công chức
cấp xã)
Nghĩa vụ đối với Đảng, nhà nước, nhân dân; nghĩa vụ thi hành công vụ
và một số nghĩa vụ đặc biệt do pháp luật quy định.
Có quyền được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ, quyền về tiền
lương và các chế độ về tiền lương; quyền về nghỉ ngơi và một số quyền
khác.

Khác:
Tiêu chí so sánh
Cơ sở pháp lí
Cơ chế tuyển dụng
Thời gian công tác
Nơi làm việc

Cán bộ
Khoản 1, điều 4 luật
CBCC
Được bầu cử, phê chuản,
bổ nhiệm giữ chức vụ,
chức danh theo nhiệm kỳ
Theo nhiệm kì

-

ĐCS VN
Cơ quan nhà nước

Các tổ chức chính
trị- xã hội

Công chức
Khoàn 2, điều 4 luật
CBCC
Được tuyển dụng, bổ
nhiệm vào ngạch, chức vụ,
chức danh
Công việc thường xuyên
theo chuyên môn, nghiệp
vụ mang tính lâu dài
- ĐCS VN
- Cơ quan nhà nước
- Các tổ chức chính
trị- xã hội ỡ TW,
cấp Tỉnh, cấp
huyện.
- Trong bộ máy lãnh
đạo, quản lý của
đơn vị sự nghiệp
công lập
- Trong cơ quan, đơn
vị thuộc Quân đội
nhân dân mà không
phải là sĩ quan,
quân nhân chuyên
nghiệp, công nhân



Lương

Chịu trách nhiệm trước

Quy định về đánh giá

Xử lý vi phạm

quốc phòng
Trong cơ quan, đơn
vị thuộc Công an
nhân dân mà không
phải là sĩ quan, hạ sĩ
quan chuyên nghiệp
 Phạm vi hoạt động
rộng hơn
Hưởng lương theo ngân
Hưởng lương theo ngân
sách nhà nước theo vị trí, sách nhà nước theo ngạch
chức danh
bậc và quỹ lương của đơn
vị sự nghiệp công lập theo
quy định của pháp luật
- Đảng
- Cơ quan, tổ chức có
- Nhà nước
thẩm quyền về việc
- Nhân dân
thực hiện nhiệm vụ,
- Cơ quan, tổ chức có

quyền hạn được
thẩm quyền về việc
giao
thực hiện nhiệm vụ,
 Thể hiện trách
quyền hạn được
nhiệm hành chính
giao
của công chức
 Thể hiện trách
nhiệm chính trị của
Cán bộ
- Cán bộ phải đánh
- Đánh giá công chức
giá năng lực lãnh
gắn với nhiệm vụ
đạo
- Trình dộ chuyên
- Điều hành
môn, nghiệp vụ
- Tổ chức thực hiện
- Tiến độ và kết quả
nhiệm vụ
thực hiện nhiệm vụ
- Tinh thần trách
- Tinh thần và trách
nhiệm trong công
nhiệm trong việc
tác
thực hiện nhiệm vụ

- Kết quả thực hiện
- Thái độ phục vụ
nhiệm vụ được giao
nhân dân
- Khiển trách
- Khiển trách
- Cảnh cáo
- Cảnh cáo
- Cách chức
- Hạ bậc lương
- Bãi nhiệm
- Giáng chức
- Cách chức
- Buộc thôi việc


SO SÁNH CÔNG CHỨC VÀ VIÊN CHỨC
Giống: đều là đội ngũ nhân sự trong các cơ quan của Nhà nước;hưởng lương từ
ngân sách nhà nước; đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau.
Khác:
1. Về Chế độ làm việc
- Công chức: Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh,
trong biên chế.
- Viên chức: Không phân thành ngạch mà phân thành hạng viên chức
(phân thành 04 hạng khác nhau) và làm việc theo chế độ hợp đồng làm
việc. Viên chức được đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc đơn vị sự
nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên
chức theo các trường hợp được quy định trong Luật Viên chức.
2. Về tuyển dụng
- Công chức: Việc tuyển dụng phải căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc

làm và chỉ tiêu biên chế. Về điều kiện tham gia dự tuyển thì bắt buộc phải
từ đủ 18 tuổi trở lên.
- Viên chức: Việc tuyển dụng phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí
việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị
sự nghiệp công lập. Đối với viên chức thì đối với một số lĩnh vực hoạt
động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao tuổi dự tuyển có thể thấp hơn
theo quy định của pháp luật, đồng thời phải có sự đồng ý bằng văn bản
của người đại diện theo pháp luật.
3. Về cơ quan, đơn vị nơi công chức, viên chức làm việc
- Công chức: Làm việc trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong
cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; trong cơ quan, đơn vị thuộc
Công an nhân dân và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự
nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính
trị - xã hội.
- Viên chức: Làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Nguồn chi trả lương cho công chức và viên chức
- Công chức: Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc từ quỹ lương của
đơn vị sự nghiệp công lập (đối với những người trong bộ máy lãnh đạo,
quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập).
- Viên chức: Làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc và hưởng lương từ
quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.


5. Các hình thức kỷ luật
- Công chức: Vi phạm kỷ luật, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải
chịu một trong những hình thức kỷ luật sau: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc
lương, giáng chức; cách chức và buộc thôi việc.
- Viên chức: Hình thức kỷ luật bao gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách
chức và buộc thôi việc (không có hình thức hạ bậc lương, giáng chức)


Câu 10: Phân biệt hành chính công và dịch vụ công
Hành chính công là hoạt động thực thi quyền hành pháp của Nhà nước, là sự tác
động có tổ chức và là sự điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật của Nhà nước tới
các quá trình xã hội và hành vi của con người thông qua việc các cơ quan hành
chính Nhà nước từ trung ương đến địa phương tiến hành nhằm duy trì và phát
triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật, thoả mãn nhu cầu hợp pháp
của công dân. Hành chính công trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc
nhằm đạt được các mục tiêu của quốc gia một cách hữu hiệu nhất trong từng
giai đoạn phát triển
Dịch vụ công là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật,
không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước (hoặc tổ chức, doanh
nghiệp được ủy quyền) có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức
các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó
quản lý.
Đối tượng phục vụ hướng tới của hành chính công là người dân có đủ điều kiện
nhất định theo quy định của pháp luật và các công dân đều bình đẳng trong việc
hưởng quyền này;
Hánh chính công được thực hiện thông qua đội ngũ công chức hoặc những
người được Nhà nước ủy quyền.
Dịch vụ công cũng giống với hành chính công ở chỗ mục đích của nó nhằm
phục vụ nhân dân, vì lợi ích công cộng, tuy nhiên, khác với hành chính công,
dịch vụ công không có tính chất phục vụ mà mang tính chất dịch vụ, tức là
“công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ
chức và được trả công”từ đó dịch vụ công sẽ mang một số đặc điểm sau:


- Hoạt động dịch vụ công có thể do cả nhà nước và tư nhân thực hiện bởi nó
không gắn với quyền lực nhà nước, không nhất thiết phải do Nhà nước thực
hiện thông qua đội ngũ công chức;

- Dịch vụ công có thể được thực hiện thông qua quan hệ hợp đồng dân sự (hợp
đồng dịch vụ) giữa người cung cấp và người sử dụng dịch vụ;
- Do mang tính chất dịch vụ nên trong một chừng mực nhất định hoạt động dịch
vụ công có thể hướng tới mục đích lợi nhuận;
- Đối tượng phục vụ có thể không bình đẳng hoàn toàn trong việc hưởng dịch
vụ công vì có thể trong một số trường hợp có người dân có nhu cầu sử dụng, có
người không có nhu cầu sử dụng, có người có điều kiện sử dụng và có người
không, do vậy, người sử dụng có thể phải trả tiền.
Tầm quan trọng của việc phân biệt trên đây còn là vấn đề xác định “xã hội hóa”
hay không “xã hội hóa” một hoạt động của nhà nước, tức là chỉ có thể thực hiện
“xã hội hóa” những hoạt động có tính chất của một dịch vụ công, đối với những
hoạt động công vụ - dịch vụ hành chính công Nhà nước không thể chuyển giao
cho cá nhân, tổ chức khác thực hiện. Đồng thời, sự phân biệt này cũng có ý
nghĩa làm cơ sở để tiếp tục thực hiện việc tách các hoạt động có tính chất sự
nghiệp ra khỏi các hoạt động có tính chất quản lý hành chính nhà nước thuần
túy. Cuối cùng, nó còn có một ý nghĩa là nếu là hành chính công thì một công
dân bất kỳ có quyền đòi hỏi được nhà nước thực hiện nếu anh ta đã có đủ các
điều kiện do pháp luật quy định, còn dịch vụ công thì không phải như vậy.
Câu 11: So sánh hoạt động quản lý nhà nước và hoạt động cung cấp dịch
vụ công?
Giống nhau
- Đối tượng: tác động lên cá nhân tổ chức
- Mục tiêu: ổn định và phát triển đất nước .
- Thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
Khác nhau
Hoạt động cung cấp dịch công
-Phản ánh mối quan hệ giữa người cung
ứng (CQHCNN) và khách hàng (công
dân)
- Là giao dịch cụ thể giữa cơ quan hành

chính nhà nước với công dân (quan hệ
trực tiếp)
- Phục vụ trục tiếp nhu cầu quyền và

Hoạt động quản lý nhà nước
-Phản ánh mối quan hệ giữa chủ thể
quản lý (CQHCNN) và đối tượng bị
quản lý (công dân)
-Vừa có mối quan hệ trực tiếp, vừa có
mối quan hệ gián tiếp
- Kác hoạt động này xuất phát từ yêu
cầu quản lý của bản thân bộ máy nhà


nghĩa vụ cụ thể của các tổ chức và công
dân
- Được thu trực tiếp từ khách hàng dưới
dạng phí và lệ phí.

nước
- Không thu trực tiếp của khách hàng mà
được bù đắp từ ngân sách nhà nước.

Câu 12:Quyết định quản lý HCNN bất hợp pháp, bất hợp lý.
1.
Thông tư 33/2012/TT-BNNPTNT:Quy định điều kiện vệ sinh, đảm bảo
an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thịt và phụ phẩm ăn được của động
vật ở dạng tươi sống dùng làm thực phẩm (Ở văn bản này chúng ta có thể thấy
được sự bất hợp lý ở chỗ: Điều 5 Chương I quy định: "Thịt và phụ phẩm bảo
quản ở nhiệt độ thường chỉ được bày bán trong vòng 8 tiếng đồng hồ sau khi

giết mổ". Thịt và phụ phẩm được bảo quản ở nhiệt độ 0 - 5oC chỉ được bày bán
trong vòng 72 giờ kể từ khi giết mổ. Đối với phụ phẩm là dạ dày, ruột non và
ruột già bảo quản ở nhiệt độ 0 - 5oC chỉ được bày bán trong vòng 24 giờ kể từ
khi giết mổ. Tuy nhiên, để kiểm tra số giờ thực phẩm bày bán tại các chợ không
phải là dễ, cần máy móc chuyên nghiệp, không thể dựa vào trực quan và mắt
thường. Đây cũng là một khó khăn cho lực lượng thú y địa phương và kẽ hở để
cho các chủ kinh doanh lách luật.; Khoản 4 Điều 10 quy định: đảm bảo vệ sinh
cá nhân khi làm việc (đối với người trực tiếp bày bán thực phẩm tươi sống tại
chợ truyền thống): a) Những người có vết thương hở phải băng bó bằng vật liệu
chống thấm; b) Không được ăn uống, hút thuốc, khạc nhổ trong khi pha lọc, bán
hàng và bốc dỡ thịt và phụ phẩm; c) Rửa tay bằng xà phòng trước khi pha lọc,
sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với những vật liệu bị ô nhiễm; d) Người bán
hàng không được ngồi trên bàn/quầy bán thịt. Những vi phạm trên cần có bằng
chứng, bắt tận tay để xử lý, nên không thể có đủ lực lượng thú y túc trực
2.
Nghị định 71/CP về xe chính chủ: Thứ nhất, việc giao CSGT có thẩm
quyền xử phạt là không đáp ứng được yêu cầu bảo đảm "sự phù hợp giữa quy
định dự thảo với điều kiện thực hiện". Các nghị định trên đều giao CSGT có
thẩm quyền xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện giao
thông.
Muốn phạt được thì trong hàng triệu trường hợp vi phạm giao thông, CSGT
phải xác định ai là người chủ đích thực của phương tiện chưa chuyển quyền.
Việc giao CSGT nhiệm vụ "truy tìm" chủ xe thông qua việc giữ người điều
khiển vi phạm vừa không đúng với chức năng là lực lượng tuần tra, kiểm soát
nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông vừa không khả thi.


Thứ hai, không thể yêu cầu công dân khi sử dụng phương tiện giao thông phải
mang theo giấy tờ chứng minh việc mình mượn, thuê phương tiện đó vì không
hợp pháp và không phù hợp với tập quán, văn hóa ứng xử của người Việt.

Thứ ba, quyền sở hữu của chủ phương tiện giao thông có thể bị điều chỉnh bởi
Luật Dân sự và Luật Hành chính. Dưới góc độ dân sự, nghĩa vụ chứng minh
thuộc về đương sự và sự kiện pháp lý xuất hiện nghĩa vụ chứng minh là khi có
tranh chấp quyền sở hữu. Còn dưới góc độ hành chính, nếu xử phạt hành chính
vì lý do không chuyển quyền thì nghĩa vụ chứng minh thuộc người có thẩm
quyền xử phạt.
Như vậy, việc bắt công dân chứng minh chiếc xe đang đi là mượn hay mua
nhưng chưa làm thủ tục vào thời điểm họ vi phạm luật về giao thông nhằm làm
căn cứ xử phạt vi phạm hành chính là không đúng pháp luật.

Câu 13) Phân biệt quyết định quản lý hành chính nhà nước và quyết định
cơ quan lập pháp, cơ quan tư pháp.
• Quyết định quản lý hành chính nhà nước:

-Là một dạng của quyết định pháp luật
- Công cụ để chủ thể hành chính nhà nước quản lý xã hội
- Sản phẩm của hoạt động quản lý hành chính nhà nước
VD: Nghị quyết số 64/NQ – CP ban hành ngày: 21/12/2010 Về việc
đơn giản hóa thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của Ngân hàng Chính
sách xã hội.
• Quyết định cơ quan lập pháp:
_Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục
dưới hình thức nhất định nhằm giải quyết những vấn đề cơ bản quan
trọng trong đời sống xã hội.
VD: Luật cán bộ công chức, Luật khiếu nại tố cáo....
• Quyết định cơ quan tư pháp:
Do chủ thể có thẩm quyền ban hành theo trình tự thủ tục tư pháp nhằm
giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động tư pháp
VD: Quyết định bổ nhiệm ông A làm giám đốc sở thành phố k
Tiêu chí

Chủ thể
có thẩm
quyền

Quyết định hành chính

Quyết định lập
pháp
Do nhiều chủ thể khác nhau -Chỉ có Quốc
trong cơ quan nhà nước có Hội mới có
thẩm quyền ban hành.
quyền ban hành

Quyết định tư pháp
Hội đồng thẩm phán
tòa án nhân dân tối
cáo, chánh án tòa án


ban hành Gồm :
+ Chính phủ ra quyết định
hành chính dưới hình thức
là những nghị quyết,
+ Nghị định thủ tướng
chính phủ,
+ Các bộ, UBND, các cơ
quan chuyên môn thộc ủy
ban nhân dân, sự phối hợp
giữa các cơ quan hành
chính với tổ chức xã hội

Hình
Có nhiều hình thức tên gọi
thức
khác nhau như : quyết định,
nghị quyết, thông tư.
Trình tự
thủ tục

-Xây dựng dự thảo và ban
hành quyết định
-Tổ chức thực hiện quyết
định HCNN
-Đánh giá hiệu lực, Hiệu
quả quyết định HCNN

hiến pháp,
Luật, Nghị
quyết
-Ủy ban
thường vụ quốc
hội thì ban hành
pháp lệnh và
nghị quyết

nhân dân tối cao,
viện trưởng viện
kiểm sát nhân dân tối
cao

Chỉ có Hiến

pháp, Luật,
pháp lệnh, nghị
quyết
Là thủ tục làm
hiến pháp và
làm luật do các
chủ thể sử dụng
quyền lập pháp
tiến hành.

Quyết định mở phiên
tòa, quyết định xét
xử sơ thẩm....

Xây dựng và ban
hành theo trình tự
thủ tục tố tụng, như
giải quyết các vụ án
có thể như hình sự,
dân sự, hành chính
dưới hình thức là các
bản ản quyết định
của tòa án quyết định
của viện kiểm sát là
chủ yếu.
Hiệu luật Những quyết định hành
Có giá trị hiệu
Có hiệu lực mang
pháp lý chính có thể sửa đổi, hủy bỏ lực pháp lý và tính giá trị pháp lý ổn
bởi bất kì cơ quan nào trong tính ổn định cao định. Nó chỉ có thể

bộ máy nhà nước
nhất
sửa đổi hoặc hủy bỏ
bởi chính cơ quan
cấp trên trong hệ
thống.
Nội dung, Quyết định hành chính nhà Quyết định
Nhằm giải quyết các
mục đích nước chứa đựng các quy tắc những vấn đề
công việc phát sinh
xử sự. Nhằm giải quyết
cơ bản, quan
trong hoạt động tư
những việc phát sinh trong trọng của đời
pháp
quản lí hành chính nhà
sống xã hội
nước.


Câu 14: Phân biệt QĐ QLHCNN và văn bản hành chính thông thường.
Nội dung so sánh
Khái niệm

Chủ thể ban hành

Nội dung

Đối tượng điều chỉnh
Hiệu lực thi hành


Thể thức

Quyết định quản lý
hành chính
Là quyết định của các
chủ thể hành chính nhà
nước được ban hành trên
cơ sở pháp luật để giải
quyết một vấn đề đặt
nhằm thực hiện chức
năng nhiệm vụ của các
chủ thể hành chính nhà
nước
Các chủ thể hành chính
nhà nước: cơ quan hành
chính nhà nước, cán bộ,
công chức hành chính
nhà nước được trao thẩm
quyền
Lựa chọn cách thức tốt
nhất để giải quyểt vấn đề
đặc ra trong quá trình
thực hiện chức năng
nhiệm vụ hành chính nhà
nước
các hành vi và quá trình
xã hội, khi xuất hiện vấn
đề cần điều chỉnh….
Mang tính mệnh lệnh

đơn phương được đảm
bảo thực hiện bằng
quyền lực nhà nước
Gồm quyết định hành
chính thể hiện dưới dạng
văn bản; Quyết định
hành chính nhà nước
hoặc để giải quyết những

Văn bản hành chính
thông thường
là những văn bản mang
tính chất thông tin điều
hành nhằm thực thi các
văn bản quy phạm pháp
luật hoặc dùng để giải
quyết các công việc cụ
thể, phản ánh tình hình
giao dịch, trao đổi, ghi
chép công việc của cơ
quan
Mọi cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp, cá nhân,


nội dung chỉ mang tính
chất thông tin để giải
quyết các công việc cụ
thể, trao đổi, ghi chép
công việc

Có thể điều chỉnh hoặc
hông điều chỉnh cá nhân
tập thể nào
Có thể cấm đoán hoặc
hông bắt buộc thực hiện
Còn văn bản hành thông
thường không có phần
ghi năm, ví dụ: Quyết
định số 01/QĐ-UBND


Tính chất

Trình tự ban hành

việc khẩn cấp, gấp rút;
Quyết định hành chính
thể hiện dưới dạng ký
hiệu, biển báo, tín hiệu.i
Mang tính quyền lực nhà
nước, tính đơn phương,
mang tính pháp lý và
tính dưới luật
Phải tuân thủ các quy
định của pháp luật về nội
dung và hình thức thủ
tục….

Tính cưỡng chế thấp
hoặc hông mang tính

cưỡng chế
cơ quan, đơn vị, cá nhân
nào ban hành thì sẽ tự
soạn thảo và phát hành
mà không cần tuân theo
trình tự, thủ tục luật định
nào.

Câu 16: Phân tích tình trạng ban hành QĐ QLHCNN bất hợp pháp, bất
hợp lý. Đề xuất giải pháp
I. Tình trạng ban hành QĐ QLHCNN bất hợp pháp và bất hợp lý
Hiện nay, hoạt động xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quyết định hành
chính còn nhiều hạn chế, bất cập đã phần nào đã kéo lùi hiệu quả hoạt động của
các cơ quan hành chính nhà nước.
-Các văn bản quy phạm pháp luật của cấp dưới thường sao chép lại các quy
định của cấp trên nên nhìn chung tính khả thi sau khi ban hành không cao, đến
lúc thực hiện thì còn chung chung và chưa thực sự có hiệu quả. Các quyết định
của cấp dưới nhiều khi còn chưa làm rõ được nội dung, vấn đề giải quyết, chưa
xác định được phương thức giải quyết vấn đề từ đó tạo ra nhiều kẽ hở pháp luật
trong quản lý dẫn tới sai phạm phát sinh.
-Nhiều quyết định hành chính ban hành còn chưa đúng thẩm quyền, đúng chủ
thể, chưa phù hợp với pháp luật, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn cuộc
sống. Thậm chí, một số quyết định hành chính được ban hành trái với thẩm
quyền, có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
-Các quyết định hành chính được ban hành chưa thực sự đảm bảo được tính hợp
pháp và hợp lý, cụ thể
-Một số quyết định vẫn chưa thực sự đảm bảo được yêu cầu đối với nội dung và
hình thức một quyết định. Nhiều quyết định còn chưa đảm bảo được tính cụ thể,
quyết định chưa có sự phân hóa theo từng vấn đề, từng đối tượng áp dụng hay
từng chủ thể ban hành. Có những quyết định được ban hành quy định còn quá

chung chung gây khó khăn cho việc thực hiện nhưng cũng có những quyết định


lại quy định quá chi tiết, không phù hợp với hoàn cảnh. Quyết định chưa có tính
tổng thể. Nội dung của quyết định thường chỉ bó hẹp trong một lĩnh vực, một
địa phương hay một hoàn cảnh cụ thể. Việc ban hành quyết định còn chưa gắn
mục tiêu trước mắt với mục tiêu lâu dài; chưa tính đến việc tác động của quyết
định đến các ngành, lĩnh vực khác.
Hiện nay nhiều cơ quan hành chính ban hành quyết định không thuộc phạm vi
thẩm quyền vẫn xảy ra khá phổ biến đặc biệt là trong lĩnh vực xử phạt vi phạm
hành chính.
Tình trạng quyết định của cấp dưới ban hành chưa đúng với quyết định của cấp
trên cả nội dung và hình thức vẫn còn.
Quyết định ban hành chưa phù hợp với lợi ích của nhà nước và của xã hội vẫn
tồn tại.
Việc ban hành quy trình ban hành quyết định hành chính chưa có tính hệ thống
trên toàn lĩnh vực. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho pháp luật của nước ta
thiếu tính đồng bộ, tình trạng chồng chéo giữa các cấp, các ngành vẫn còn xảy
ra.
II. Nguyên nhân của những tồn tại trong việc ban hành, thực hiện quyết
định hành chính bất hợp pháp và bất hợp lý
Đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các quyết định hành
chính:
Các quyết định chưa thật sự có chất lượng khiến cho công tác quản lý nhà nước
nói chung và công tác soạn thảo, ban hành và thực hiện quyết định hành chính
gặp không ít khó khăn. Hiện nay, một đội ngũ cán bộ công chức vẫn có trình độ
còn hạn chế, đặc biệt là trình độ hiểu biết pháp luật nên gặp nhiều khó khăn
trong việc ban hành, thực hiện quyết định.
Hệ thống pháp luật nói chung hiện nay vẫn thiếu đồng bộ, nhất là trong các lĩnh
vực như thu phí và lệ phí, đất đai, xử phạt vi phạm hành chính...

Việc phân định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm giữa các cơ
quan quản lý nhà nước giữa các cấp như trung ương và địa phương, trong từng
ngành vẫn chưa rõ, thậm chí, mâu thuẫn, chồng chéo.
Cơ sở vật chất, phương tiện và kinh phí dành cho công tác xây dựng, ban hành
và thực thi các quyết định nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu.
Ở một số cơ quan hành chính nhà nước ở cấp địa phương, các cán bộ là lãnh
đạo chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác xây dựng và ban hành
văn bản quy phạm pháp luật, do đó chưa dành sự quan tâm thích đáng cũng như


chưa chú trọng đến việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác xây dựng, ban
hành và thực thi quyết định hành chính.
Quyết định hành chính chưa được xây dựng và ban hành theo trình tự luật định,
đặc biệt là khâu thực hiện “tiền kiểm”, tức là thẩm định dự thảo quyết định chưa
được chú trọng, mà mới chỉ mang tính hình thức. Công chức thực hiện công vụ
một cách hời hợt thì hậu quả là quyết định không đúng sẽ lọt qua cửa thẩm định
và được ban hành.
Chưa có cơ chế đủ mạnh để yêu cầu các chủ thể ban hành quyết định hành
chính là trước khi ban hành thì phải tập hợp và lấy ý kiến người dân, huy động
trí tuệ tập thể, phản biện của các cơ quan, của xã hội để tránh những quyết định
khi ban hành phải “chết sớm” không thực hiện được.
Các chủ thể khi ban hành quyết định hành chính chưa tính đến việc cân bằng,
bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể (lợi ích giữa cơ quan quản lý, lợi ích
của đối tượng thi hành quyết định và của toàn xã hội).
Công tác tổng kết, đánh giá, rà soát và hệ thống hóa các quyết định hành chính
chưa được quan tâm thường xuyên và nghiêm túc, nhiều quyết định hành chính
còn bị xem nhẹ.
III. Giải pháp
1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về quyết định hành chính
2. Tăng cường các biện pháp đảm bảo thực hiện quyết định hành chính

3. Đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả của quyết định hành chính
4. Tổ chức tập huấn, hội thảo cho các cán bộ công chức
5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý Nhà nước về ban hành, thực
hiện quyết định hành chính
6. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật.
Câu 17 : Phân tích mối quan hệ giữa năng lực , hiệu lực , hiệu quả.
Năng lực của nền hành chính nhà nước : là khả năng thực hiện chức năng quản
lí nhà nước và phục vụ nhân dân
Hiệu lực của nền hành chính nhà nước : là sự thực hiện đúng , có kết quả chức
năng quản lí của bộ máy hành chính để đạt được mục tiêu đề ra
Hiệu quả của nền hành chính nhà nước : là kết quả quản lí đạt được của bộ máy
hành chính trong tương quan với mức độ chi phí các nguồn lực , trong mối quan
hệ giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội.


Mối quan hệ giữa năng lực , hiệu lực , hiệu quả:
Giữa năng lực , hiệu lực , hiệu quả hành chính nhà nước có mối quan hệ chặt
chẽ. Hoạt động quản lí nhà nước trước hết phải đề cao năng lực , phải đảm bảo
được hiệu lực. Mặt khác, một nền HC có năng lực hơn sẽ hoạt động có hiệu lực
và hiệu quả hơn. Như vậy, cả hiệu lực, hiệu quả quản lý đều được quyết định
bởi năng lực, chất lượng của nền HCNN.
Để năng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính phải tập trung xây dựng và
hoàn thiện các yếu tố cấu thành năng lực của HCNN. Ngược lại, để đánh giá sự
tiến bộ về năng lực của nền HC phải dựa trên những tiêu chí, thước đo cụ thể
phản ánh hiệu lực, hiệu quả quản lý HCNN.
Câu 18: Tại sao giám sát của quốc hội với hành chính nhà nước là cao
nhất? Chứng minh tính giám sát tối cao đó:
Giám sát của Quốc hội là giám sát tối cao vì:
Cần biết, trong bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc
hội được xác định là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, đồng thời là cơ

quan quyền lực nhà nước cao nhất. Bên cạnh thẩm quyền lập hiến, lập pháp và
quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước thì Quốc hội nước ta còn có
thẩm quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước. Sự giám
sát của Quốc hội là sự giám sát cao nhất bởi: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả
quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân. Mà Quốc hội là do nhân dân trực
tiếp bầu ra vì vậy Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân đồng thời
là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất
Chính phủ Việt Nam là cơ quan chấp hành của Quốc hội Việt Nam, cơ quan
hành chính Nhà nước cao nhất của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam được thành
lập trong kỳ họp thứ nhất của Quốc hội mỗi khóa và có nhiệm kỳ là 5 năm.
Chính phủ bao gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các
Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang Bộ - đều do Quốc hội bầu ra và Chủ
tịch nước bổ nhiệm.
Chứng minh tính giám sát tối cao đó:
Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao của mình tại kỳ họp Quốc hội trên cơ
sở hoạt động giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy
ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội.Đối với hoạt
động của các chủ thể hành chính nhà nước, Quốc hội thực hiện quyền giám sát
thông qua những hoạt động chủ yếu sau:


- Tại kỳ họp, Quốc hội nghe và thảo luận, đánh giá báo cáo công tác của Chính
phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ;
- Chất vấn, nghe trả lời chất vấn và đánh giá việc trả lời chất vấn của Thủ tướng
Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên của Chính phủ.
- Thông qua hoạt động giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, các Uỷ ban
và Hội đồng Quốc hội. Trong những trường hợp nhất định có thể thành lập Uỷ
ban lâm thời để điều tra về một vấn đề nhất định và xem xét báo cáo kết quả
điều tra của Uỷ ban;

- Hoạt động giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương của đại biểu Quốc
hội ở các tỉnh và của đại biểu Quốc hội; tiếp xúc cử tri để lắng nghe nguyện
vọng của cử tri phản ánh lên Quốc hội và các cơ quan nhà nước khác; giám sát
việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo…
- Quyền giám sát của Quốc hội đối với quản lý hành chính Nhà nước có phạm
vi rất lớn, thể hiện qua quyền đình chỉ, hoặc bãi bỏ các quyết định của Chính
phủ và cả trong hoạt động cụ thể của bộ máy hành chính
Câu 19: Thực tiễn các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HCNN
1.

Nguyên tắc Đảng lãnh đạo HCNN

-

Cách thức: thông qua các nghị quyết, văn kiện của đảng

-

Kết quả:

+ Đảng duy trì được đường lối chính trị trong quá thực thi quyền hành pháp và
giám sát hoạt động của HCNN
+ Có những điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các chủ trương, định hướng kịp thời
cho sự phát triển kinh tế xã hội trong mỗi thời kỳ.
-

Khó khăn và hạn chế:

+ Do những nguyên nhân khách quan và chủ quan nên còn nhiều hạn chế trong
quá trình giám sát, kiểm tra, thanh tra.

+ Do trình độ cán bộ đảng viên chưa cao
+ Sự thiếu thốn của cơ sở cật chất
+ Công tác hy hoach cán bộ, đảng viên còn “đóng”.
+ Còn một số cán bộ đảng viên chưa thật sự gương mẫu, trong sáng, chưa thật
sự đạo đức.
+ Có một số nơi đảng làm thay HCNN.


Do đó: Cần đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng
2.

Nguyên tắc tập nhân dân làm chủ trong QLHCNN

Cách thức: thông qua các cuộc họp, hội đàm, tiếp xúc cử tri, đối thoại
trực tiếp.
Thành tựu: quyền làm chủ ngày càng được hoàn thiện và cụ thể hóa trong
các văn bản, luật và hiến pháp.
VD: ở Bình Dương có xây dựng mô hình gần dân, sát dân.
-

Hạn chế:

+ Trong thực tế Việt Nam chưa có sự trưng cầu dân ý, biểu quyết dân ý.
+ Nhiếu nơi người dân được tạo điều kiện tham gia nhưng họ không có khả
năng tham gia.
+ Người dân còn quan niệm “ chỉ tham gia những gì liên quan đến lợi ích trước
mắt, trực tiếp”.
+ Người dân còn thờ ở, chưa nhận thức được quyền của bản thân.
3.


Nguyên tắc tập trung dân chủ

Cách thức thực hiện: thông qua các cuộc trao đổi, tọa đàm, đóng góp ý
kiến trong nội bộ cơ quan hay giữa cấp trên và cấp dưới
Thành tựu: các chính sách, chủ trương được thống nhất cao, tạo cho cấp
dưới có sự llinh hoạt sáng tạo trong quá trình giải quyết công việc, không bị gó
bó nhiều trong nhữn khuôn khổ cứng nhắc nên kết quả đạt công việc đạt được
cao.
Hạn chế: sự kết hợp bàn bạc ở nhiều đơn vị còn rất hình thức, chưa được
quan tâm thực hiện đúng mức, thực chất là đã vi phạm quy chế dân chủ cở sở, vi
phạm nguyên tắc tập trung dân chủ dẫn đến nguy cơ mất đoàn kết, lạm quyền và
tham nhũng.
4.

Nguyên tắc kết hợp quản lý ngành với quản lý lãnh thổ

-

Thành tựu:

+ Sự kết hợp được triển khai khá tốt, tại các địa phương đều có những cơ quan
chuyên môn thực hiện chức năng hành chính nhà nước.
+ Hạn chế được sự chồng chéo trong quá trình giải quyết vấn đề và nâng cao vai
trò của HCNN


+ Đã xây dựng và ban hành những quy định rất cụ thể đối với quản lý sngnhf
gắn với quản lý lãnh thổ đến các địa phương.
-


Hạn chế:

+ Sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa các ngành – bộ
+ Có hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau
+ Chưa có sự thống nhật đồng bộ trong quá trình giải quyêt vấn đề.
+ Có hiện tượng “ xé rào” trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm tại địa
phương trái với quy định.
+ Còn nhiều bất cập trong vấn đề thanh tra, kiểm tra.
5.
Nguyên tắc phân định giữa QLNN về kinh tế với quản lý sản xuất kinh
doanh
-

Thành tựu:

+ Ngày càng có nhiều doanh nghiệp tư nhân hoạt động cung ứng những sản
phẩm dịch vụ tốt hơn.
+ Nhà nước không còn phải ôm xô tất cả mọi việc nữa mà chỉ chuyên tâm điều
tiết vĩ mô bằng việc hoạc định các chính sách, chủ trương định hướng cho sự
phát triển của đất nước
+ Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp được thuận lợi hơn, sự cạnh
tranh bình đẳng.
+ Nhà nước đang thực hiện quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước
cho tư nhân quản lý.
-

Hạn chế:

+ Vẫn còn có tình trạng độc quyền phân phối diễn ra trên thị trường cung ứng
hàng hóa và dịch vụ

+ Có hiện tượng lũng đoạn thị trường kinh tế
+ Vẫn còn nhiều tiêu cực trong quá trình cạnh tranh.
6.

Nguyên tắc quản lý xã hội bằng hiến pháp , pháp luật

-

Thành tựu:

+ So với trước kia thì hệ thống pháp luật tương đối tốt, giải quyết được những
vấn đề trong xã hội.


+ Hiện nay đa số cơ quan HCNN đều thực hiện khá tốt Hiến pháp ,luật.
+ Cán bộ công chức đều gương mẫu chấp hành và tổ chức thực thi pháp luật tốt
-

Hạn chế:

+ Còn nhiều hạn chế trong công tác tuyển dụng, sử dụng cán bộ công chức: có
sự vi hiến, trái luật
+ Còn nhiều dự án luật treo, có sự chồng chéo về thẩm quyền cũng như cách
thức giải quyết vấn đề giữa các ngành luật liên quan
+ Vẫn còn nhiều quyết định bất hợp lý và bất hợp pháp được ban hành.
7.

Nguyên tắc công khai minh bạch

-


Cách thức:

+ Công bố tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị
+ Phát hành các ấn phẩm
+ Thông qua phương tiện thông tin đại chúng
Thành tựu: so với trước kia thì sự công khai minh bạch được cải tiến, dần
dần được phổ biến rộng khắp; các phương pháp, biện pháp thông tin ngày càng
được nâng cao và hiện đại hơn
-

Hạn chế:

+ Công khai ở một số nơi còn mang tính hình thức, cho có lệ
+ Các cuộc hợp công khai chưa hiệu quả, chưa được chú trọng, đề cao ( ít hay
hiếm xuất hiện ở các lãnh đạo cấp cao)
+ Có sự công khai mang tính chất “ nửa vờ” tức chưa có sự thanh tra, kiểm tra
rõ ràng.
hính Nhà nước.



×