Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Tiểu luận chuyên đề các nguồn lây bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.94 KB, 2 trang )

TÊN CHUYÊN ĐỀ: “BẰNG VÍ DỤ VỀ MỘT TRƯỜNG HỢP BỆNH VẬT
NUÔI , ANH (CHỊ) HÃY PHÂN TÍCH CÁC NGUỒN LÂY BỆNH.
Một trong những bệnh thường gặp trong các cơ sở chăn nuôi gà là bệnh
Newcastle. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính và lây lan nhanh. Bệnh gây ra bởi
virus Paramyxovirus serotype 1 thuộc nhóm Paramyxovididae, chúng gây bệnh
tích trên đường hô hấp, tiêu hóa và tác động tới hệ thần kinh, bệnh thường
nhiễm ghép với các loại bệnh khác và thường tỷ lệ chết cao. Bệnh được phát
hiện vào những năm 20 của thế kỷ XX nhưng cho đến nay bệnh vẫn là một mối
đe dọa nguy hiểm đối với ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam nói riêng và của
thế giới nói chung. Vì vậy, để hạn chế thiệt hại do bệnh này gây ra, đó là việc
nắm bắt được nguồn gây bệnh để có biện pháp phòng bệnh, nhằm hạn chế tối ưu
nguồn gây bệnh cho đàn gia cầm.
Các nguồn lây bệnh Newcastle:

- Không khí: gió thổi nơi này đến nơi khác, có thể mang mầm bệnh đi xa
5-40km. Những gà khỏe mạnh hít phải mầm bệnh có trong môi trường chuồng
trại.
- Bệnh lây gián tiếp qua thức ăn nước uống nhiễm mầm bệnh.
- Vịt, ngỗng đều có khả năng mắc bệnh. Những loài này có khả năng đề
kháng virus, đây là nguồn lây lan dịch bệnh, nhất là khi người chăn nuôi có tập
quán nuôi thả và nuôi chung nhiều loại vật nuôi.
- Chim hoang dã có khả năng mẫn cảm với bệnh Newcaslte và là một
trong những nguồn lây lan dịch bệnh. Qua nhiều năm nghiên cứu (Luthgen, năm
1981) đã lập một danh sách gồm 117 loài chim, trong đó có 17 loài bị nhiễm
1


virus Newcastle và thấy phần lớn là do chim đã tiếp xúc với gia cầm đã nhiễm
bệnh. Estudilllo (1972) mô tả ổ dịch ở Mehico thấy gà Lôi Nhật, vẹt, công, chim
Yến có khả năng mẫn cảm với bệnh và có triệu chứng thần kinh do lây nhiễm
virus Newcastle. Một số loài chim như con Két vùng Amazon và nhiều loại


chim chóc, gà nước, có nước có khuynh hướng mang vi trùng Newcastle trong
cơ thể và tiềm ẩn đến 400 ngày mà không biểu hiện triệu chứng (chúng đóng vai
trò là vật mang trùng. Ở số nơi nuôi chung gà với chim, cò nước, gà nước nên có
nguy cơ lây lan dịch bệnh. Ngay cả việc chim lạ đến làm tổ trên cây trong vườn
nhà hay dưới mái nhà thì phân chim và tổ chim cũng có thể là mầm gây ra bệnh.
- Trong cơ thể gà bệnh, gà nung bệnh: não, lách và hầu hết các phủ tạng
có chứa virus. Máu và thể dịch có virus không thường xuyên. Gà bệnh thải virus
ra ngoài theo phân, nước mắt, nước mũi, nước dãi. Virus được bài xuất bắt đầu
từ 20-24 giờ trước khi xuất hiện triệu chứng và kéo dài suốt quá trình bệnh cho
đến sau khi gà khỏi bệnh một thời gian hoặc bị chết. Khi nhập đàn mới với đàn
cũ mà không có thời gian cách ly theo dõi, một trong hai đàn đã có đàn đã bị
nhiễm bệnh, bệnh sẽ lây lan.
- Những con khỏi bệnh trở thành vật mang trùng và bài thải thường xuyên
mầm bệnh ra môi trường (Lancaster – 1966). Bệnh lây từ mẹ sang con khi ấp
trứng. Vi trùng bệnh Newcastle còn có thể đi qua trứng và các lớp màng bên
trong và ảnh hưởng đến phôi của gà con đang được ấp trong trứng. Do đó con gà
đã bị bệnh Newcastle trước khi nở.
- Do các loài động vật khác: loài hữu nhũ đặc biệt là mèo, loài gậm nhấm
có thể nhiễm bệnh. Do ý thức của người dân chưa cao, nhiều hộ chăn nuôi khi
gia cầm chết vì bệnh không có bệnh pháp xử lý mà vứt xác gia cầm chết. Đây là
nguồn bệnh để các động vật ăn thịt: chó mèo, loài gậm nhấm,… mang mầm
bệnh đi xa. Gà khỏe sẽ bị lây qua xác chết từ những gà bệnh chết.
- Con người: Người có thể mắc bệnh, có biểu hiện viêm kết mạc mắt, sốt,
đau đầu. Người đóng vai trò là tác nhân làm cho bệnh lây lan thông qua các hoạt
động giết mổ, bán chạy gà ốm mua phải gà bệnh hoặc tiếp xúc với các trại chăn
nuôi có bệnh, virus bệnh mang về nhà qua quần áo, dày dép,… Con người trong
quá trình chăm sóc cũng là nguồn lây lan dịch bệnh trong trại.
- Dụng cụ chăn nuôi: lồng vận chuyển cũng là nguồn lây nhiễm bệnh. Các
dụng cụ máng ăn, máng uống,… dùng chung lẫn lộn cũng là nguồn lây lan dịch
bệnh trong trại.

- Vaccin nhiễm virus: lây nhiễm từ vaccine đã nhiễm mầm bệnh có độc
lực mạnh (nguồn bệnh này nhiễm từ gà mẹ sang trứng vào phôi). Những trứng
này lại đem chế vaccine, vì vậy ngay trong vaccine đã có mầm bệnh độc lực
mạnh.
2



×