Tải bản đầy đủ (.pptx) (47 trang)

Slide quản lý rủi ro tỷ giá (bài giảng quản trị rủi ro tài chính)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.69 KB, 47 trang )

CHƯƠNG 5
QUẢN LÝ RỦI RO TỶ GIÁ

1


Nội dung

• Rủi ro tỷ giá đối với doanh nghiệp
• Rủi ro tỷ giá đối với ngân hàng thương mại

2


Rủi ro tỷ giá doanh nghiệp

-

Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng tương lai của doanh nghiệp.

-

Phân loại:

 Rủi ro tỷ giá trong hoạt động đầu tư
 Rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu
 Rủi ro tỷ giá trong hoạt động tín dụng

3



Rủi ro tỷ giá doanh nghiệp

 Rủi ro tỷ giá trong hoạt động đầu tư: rủi ro tỷ giá phát sinh đối với những công ty đa quốc gia hoặc đối với nhà
đầu tư tài chính có danh mục đầu tư tại một nước khác.

-

Rủi ro trong hoạt động đầu tư trực tiếp.

-

Rủi ro trong hoạt động đầu tư gián tiếp.

4


Rủi ro tỷ giá doanh nghiệp

 Rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu: rủi ro tỷ giá phát sinh đối với những công ty có hoạt động xuất
nhập khẩu hàng hóa và thực hiện thanh toán hoặc thu tiền bằng ngoại tệ.

-

Rủi ro tỷ giá đối với hợp đồng xuất khẩu

-

Rủi ro tỷ giá đối với hợp đồng nhập khẩu

5



Rủi ro tỷ giá doanh nghiệp

 Rủi ro tỷ giá trong hoạt động tín dụng: rủi ro tỷ giá phát sinh đối với những công ty có hoạt động vay vốn bằng
ngoại tệ để thanh toán các chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh.

6


Tác động của rủi ro tỷ giá

-

Tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

-

Tác động đến khả năng tài chính của doanh nghiệp

7


Tác động của rủi ro tỷ giá

-

Tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

 Tổn thất giao dịch

 Tổn thất kinh tế
 Tổn thất chuyển đổi

8


RRTG tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Tổn thất giao dịch:

-

Tổn thất giao dịch phát sinh khi doanh nghiệp có các khoản phải thu, phải trả bằng ngoại tệ

 Tổn thất các khoản phải thu ngoại tệ
 Tổn thất các khoản phải trả ngoại tệ

9


Tổn thất giao dịch

 Tổn thất các khoản phải thu ngoại tệ:
• Hoạt động xuất khẩu thu ngoại tệ
• Cho vay ngoại tệ
• Thu đầu tư trực tiếp và gián tiếp bằng ngoại tệ về từ nước ngoài
• Thu lãi vay bằng ngoại tệ
• Nhận cổ tức đầu tư bằng ngoại tệ

10



Tổn thất giao dịch

 Tổn thất các khoản phải trả ngoại tệ:
• Hoạt động nhập khẩu chi ngoại tệ
• Trả nợ vay ngoại tệ
• Chi đầu tư trực tiếp và gián tiếp bằng ngoại tệ
• Trả lãi vay bằng ngoại tệ
• Trả cổ tức đầu tư bằng ngoại tệ

11


RRTG tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Tổn thất kinh tế:

-

Tổn thất kinh tế phát sinh do sự thay đổi của tỷ giá làm ảnh hưởng đến ngân lưu quy ra nội tệ hoặc ngoại tệ của doanh
nghiệp

12


RRTG tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Tổn thất chuyển đổi:


-

Tổn thất chuyển đổi phát sinh do sự thay đổi của tỷ giá khi sáp nhập và chuyển đổi tài sản, nợ, lợi nhuận ròng và các
khoản khác của báo cáo tài chính từ đơn vị tính toán ngoại tệ sang đơn vị tính toán nội tệ hoặc ngược lại.

13


RRTG tác động đến khả năng tài chính của doanh nghiệp

-

Tác động bất ổn đến hoạt động doanh nghiệp

-

Tác động đến sự tự chủ tài chính của doanh nghiệp

-

Tác động đến giá trị doanh nghiệp

14


Công cụ phái sinh trên thị trường ngoại hối

-

Hợp đồng kỳ hạn


-

Hợp đồng tương lai

-

Hợp đồng hoán đổi

-

Hợp đồng quyền chọn

15


Hợp đồng kỳ hạn

-

Hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn là hợp đồng mua bán ngoại tệ mà việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện sau một
thời hạn nhất định kể từ khi thỏa thuận hợp đồng.

-

Mục đích: phòng ngừa rủi ro, HĐKH dùng để cố định khoản thu nhập hay chi trả theo một tỷ giá cố định đã biết trước.

-

Phân loại: Hợp đồng outright và hợp đồng swap


-

Thời hạn: Theo thỏa thuận của hai bên tham gia, thông thường là bội số của 30 ngày.

16


Hợp đồng kỳ hạn

-

Yết giá kỳ hạn:

 Yết giá kiểu outright: giá cả của đồng tiền này tính bằng một số đơn vị của đồng tiền kia.
Ví dụ: Kỳ hạn 3 tháng: USD/JPY = 134,36 - 50

 Yết giá kiểu swap: yết giá phần chênh lệch theo số điểm căn bản (basic points) giữa tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay tương
ứng.
Ví dụ: Tỷ giá giao ngay: USD/JPY = 135,85 – 95
Tỷ giá kỳ hạn 3 tháng (swap): USD/JPY = 49 -45

17


Cách xác định tỷ giá kỳ hạn

-

Tỷ giá kỳ hạn (forward rate) là tỷ giá áp dụng trong tương lai nhưng được xác định ở hiện tại, được xác định trên cơ sở tỷ

giá giao ngay và lãi suất trên thị trường tiền tệ.

F=S

1 + rd x n
1 + ry x n

-

F: Tỷ giá kỳ hạn
S: Tỷ giá giao ngay
rd: Lãi suất của đồng tiền định giá (năm)
ry: Lãi suất của đồng tiền yết giá (năm)
n: kỳ hạn của hợp đồng (năm)

18


Cách xác định tỷ giá kỳ hạn

-

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá kỳ hạn: tỷ giá giao ngay, lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi
Fm: tỷ giá mua giao ngay; lãi suất tiền gửi đồng tiền định giá; lãi suất cho vay của đồng yết giá
Fb: tỷ giá bán giao ngay; lãi suất cho vay đồng tiền định giá; lãi suất tiền gửi của đồng yết giá

19


Cách xác định tỷ giá kỳ hạn


-

Ví dụ:

Ngày 04/05 tại Vietcombank có tỷ giá giao ngay USD/VND: 22.395 – 22.455; lãi suất 3 tháng trên thị trường tiền tệ như
sau: VND: 6,0% - 8,5%; USD: 2,5% - 4,5%. Xác định tỷ giá USD/VND kỳ hạn 3 tháng.

20


Sử dụng hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn

-

Đối tượng tham gia: doanh nghiệp xuất nhập khẩu, ngân hàng

-

Mục đích: phòng ngừa rủi ro tỷ giá

-

Lợi ích:
Nhà nhập khẩu: phòng ngừa rủi ro tỷ giá tăng
Nhà xuất khẩu: phòng ngừa rủi ro tỷ giá giảm
Ngân hàng: Lợi nhuận từ chênh lệch tỷ giá

21



Sử dụng hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn
Ví dụ: Ngày 05/09 tại ngân hàng ACB có hai khách hàng đến liên hệ giao dịch ngoại tệ như sau:

-

Công ty A liên hệ bán 90.000 EUR kỳ hạn 6 tháng

-

Công ty B liên hệ mua 100.000 EUR kỳ hạn 3 tháng.

Tại ACB có các thông tin niêm yết sau:

-

Tỷ giá giao ngay: USD/VND: 22.345 – 22.455

-

Tỷ giá giao ngay: EUR/USD: 1,2248 – 1,2298

Lãi suất kỳ hạn

EUR (%/năm)

VND (%/tháng)

Tiền gửi


Cho vay

Tiền gửi

Cho vay

3 tháng

4,5

6,2

0,65

0,95

6 tháng

4,8

6,5

0,68

0,98
22


Hạn chế hợp đồng kỳ hạn
-


Là loại hợp đồng mang tính bắt buộc

-

Chỉ đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ trong tương lai của doanh nghiệp

23


Hợp đồng hoán đổi tiền tệ
-

Hoán đổi tiền tệ là trao đổi một khoản nợ bằng đồng tiền này cho một khoản nợ bằng đồng tiền khác

-

Lợi ích:
+ Hạ thấp chi phí
+ Phòng ngừa rủi ro

- Hoán đổi tiền tệ ở Việt Nam: Giao dịch hoán đổi tiền tệ là giao dịch hối đoái bao gồm đồng thời cà hai giao dịch: giao dịch mua
và giao dịch bán cùng một số lượng đồng tiền này với đồng tiền khác, trong kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch khác nhau và tỷ giá
của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký hợp đồng

24


Hợp đồng hoán đổi tiền tệ
-


Ví dụ 1:
Công ty Saigonimex vừa thu 90.000 USD từ một hợp đồng xuất khẩu. Hiện tại công ty cần VND để chi trả tiền mua nguyên vật liệu

và chi phí khác liên quan. Đồng thời, công ty biết rằng 3 tháng nữa sẽ có một hợp đồng nhập khẩu đến hạn thanh toán số tiền 80.000 USD.
Để thỏa mãn nhu cầu giao dịch, công ty Saigonimex có thể thỏa thuận với ngân hàng hai loại giao dịch:
+ Bán 90.000 USD giao ngay để lấy VND.
+ Mua 80.000 USD kỳ hạn 3 tháng

25


×