Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Tài liệu thi y chuyên tu đại học tây nguyên nam 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.78 KB, 53 trang )

THẬN, NIỆU QUẢN, BÀNG QUANG
Thận là 1 cơ quan chẵn có vai trò quan
trọng trong việc duy trì thăng bằng nước điện
giải trong cơ thể và thải 1 số chất độc đối với
cơ thể ra ngoài qua sự thành lập và bài tiết
nước tiểu; do đó, thận có thể được xem như 1
tuyến ngoại tiết. Tuy nhiên, thận còn có vai
trò nội tiết có ảnh hưởng tới sự điều chỉnh
huyết áp và tạo hồng huyết cầu. Tuyến
thượng thận cũng là một cơ quan chẵn, là
tuyến nội tiết có liên quan tới nhiều chuyển
hóa quan trọng trong cơ thế. Về phương diện
chức năng, thận và tuyến thượng thận ít có
liên quan nhưng về mặt giải phẫu hai cơ quan
này có liên quan chặt chẽ nên được học
chung một bài.
THẬN
1. HÌNH THỂ NGOÀI
Thận hình hạt đậu, màu nâu đỏ, bề mặt
trơn láng nhờ được bọc trong một bao xơ mà
bình thường có thể bóc ra dễ dàng. Mỗi thận
có:
- Hai mặt : mặt trước lồi, mặt sau phẳng.
- Hai bờ : bờ ngoài lồi, bờ trong lồi ở phần
trên và dưới; phần giữa bờ trong lõm sâu gọi
là rốn thận là nơi động mạch vào thận, tĩnh
mạch và niệu quản ra khỏi thận.
1


- Hai đầu : trên và dưới.


Thận ở thai nhi có hình nhiều múi, ở người
trường thành đôi khi thận cũng có hình múi
do kém phát triển. Trong những trường hợp
bất thường, có thể chỉ có một thận hay hai
thận dính vào nhau như một móng ngựa nằm
bắt ngang qua cột sống.
2. KÍCH THƯỚC
Thận cao khoảng 12cm, rộng 6cm, dầy
3cm. Cân nặng khoảng 150 gam, thận ở nữ
hơi nhẹ hơn ở nam. Bình thường, khi khám
lâm sàng, người ta không thể sờ được thận,
chỉ sờ thấy thận khi thận to (dấu hiệu chạm
thận).
3. VỊ TRÍ
Thận nằm sau phúc mạc, trong góc hợp
bởi xương sườn XI và cột sống thắt lưng,
ngay phía trước cơ thắt lưng. Trục lớn của
thận chạy chếch từ trên xuống dưới, từ trong
ra ngoài và từ trước ra sau. Hơn nữa, thận hơi
xoay quanh trục này nên mặt trước vừa nhìn
ra trước vừa ra ngoài, mặt sau vừa nhìn ra sau
vừa vào trong. Thận phải thấp hơn thận trái
khoảng gần 2cm, có thể do bên phải có gan
đè lên. Vị trí thận có thể hơi thay đổi theo
nhịp thở và tư thế. Ở tư thế nằm thì :
- Rốn thận phải ở ngang mức môn vị và cách
đường giữa khoảng 4cm.
2



- Rốn thận trái hơi cao hơn mức này.
Nếu đốì chiếu lên thành sau cơ thế :
- Rốn thận trái ở ngang mức mỏm ngang đốt
sống thắt lưng I hay ở giao điểm giữa bờ
ngoài khối cơ dựng sống và bờ dưới xương
sườn XII. Đầu trên thận trái ngang bờ trên
xương sườn XI. Đầu dưới cách điểm cao nhất
mào chậu khoảng 5cm.
- Đầu trên thận phải ờ ngang bờ dưới xương
sườn XI. Đầu dưới cách mào chậu khoảng
3cm.
Bóng thận có thể thấy được trên phim X
quang bụng khổng chuẩn bị. Đối chiếu bóng
thận với các mốc xương đã nói, trên lâm
sàng, ta có thể đánh gỉá sơ bộ tình trạng bình
thường hay bất thường về hình dạng, vị trí và
kích thước thận.
4. MẠC THẬN.
Mỗi thận và tuyến thượng thận cùng bên
được bao bọc trong một mạc gọi là mạc thận.
Giữa thận và tuyến thượng thận, mạc thận có
một trẽ ngang ngăn cách hai cơ quan này,
mạc thận gồm hai lá, một lá trước và một lá
sau được sắp xếp như sau :
- Ở phía trên tuyến thượng thận, hai lá mạc
thận chập vào nhau và dính vào lá mạc và
mặt dưới cơ hoành.
3



- Ở dưới : Hai lá mạc sát nhau nhưng vẫn
riêng biệt, rồi hòa lẫn vào lớp mô ngoài phúc
mạc. Có tác giả cho rằng nó hòa lẫn vào mạc
chậu.
- Ở trong : lá sau hòa lẫn vào mạc cơ thắt
lưng và qua đó đến bám vào thân các đốt
sống thắt lưng. Lá trước đi trước bó mạch
thận và động mạch chủ rồi liên tiếp với lá
trước bên đối diện. Tuy nhiên, hai lá phải và
trái đều dính cả vào cuống thận và các tổ
chức liên kết quanh các mạch máu ở rốn thận
nên hai ổ thận khống thông với nhau. Áp xe ở
một bên thận khôn lan sang bên kia được.
- Ở ngoài : hai lá cũng chập vào nhau và hòa lẫn
vào lớp mô liên kết ngoài phúc mạc. Cũng có
quan điểm cho rằng nó hòa lẫn vào mạc ngang.
Sở dĩ có sự khác nhau giữa các quan điếm này
là vì có tác giả cho rằng mạc thận xuất phát từ
mạc ngang, có tác giả cho ràng mạc thận được
tạo nên do sự dẩy lên của lớp mô ngoài phúc
mạc tức là lớp mô liên kết riêng của phúc
mạc.
Mạc thận ngăn cách với bao xơ của thận bởi
một lớp mỡ gọi là bao mỡ hay lớp mỡ quanh
thận. Còn lớp mỡ ngoài mạc thận gọi là lớp
mỡ cạnh thận.
5. LIÊN QUAN.
5.1. PHÍA TRƯỚC.
4



5.1.1. Thận phải. Thận phải nằm gần hết
trong tầng trên mạc treo kết tràng ngang
nhưng ngoài phúc mạc.
- Đầu trên và phần trên bờ trong liên quan với
tuyến thượng thận.
- Bờ trong và cuống thận liên quan với phần
xuống của tá tràng.
Bờ này cũng gần tĩnh mạch chủ dưới nên khi
cắt thận phải có thể gây tổn thương cho tá
tràng và tĩnh mạch này.
- Một phần lớn mặt trước thận phải liên quan
với vùng gan ngoài phúc mạc. Phần còn lại
liên quan với góc kết tràng phảỉ và ruột non.
5.2.2. Thận trái. Thận trái nằm một nửa ờ
tầng trên, một nửa ở tầng dưới mạc treo kết
tràng ngang, có rễ mạc treo kết tràng ngang
nằm bắt chéo phía trước.
- Đầu trên và phần trên bờ trong cũng liên
quan với tuyến thượng thận.
- Dưới đó lần lượt liên quan với mặt sau dạ
dày qua túi mạc nối, với thân tụy và lách, với
góc kết tràng trái, phần trên kết tràng xuống
và ruột non.
5.2. PHÍA SAU.
Mặt sau là mặt phẫu thuật của thận. Xương
sườn XII nằm chắn ngang thận ở phía sau
chia thận làm hai tẩng : tầng ngực ở trên, tầng
thắt lung ở dưới.
5



- Tầng ngực : liên quan chủ yếu với xương
sườn XI, xương sườn XII, cơ hoành và ngách
sườn - hoành của màng phổi.
- Tầng thắt lưng : từ trong ra ngoài, mặt sau
thận ở tầng thắt lưng liên quan với cơ thắt
lưng, cơ vuông thắt lưng và cơ ngang bụng.
5.3. PHÍA TRONG
Từ sau ra trước, mỗi thận liên quan với :
- Cơ thắt lưng và phần bụng của thân thần
kinh giao cảm ở bờ trong cơ này.
- Bó mạch tuyến thượng thận, bó mạch thận,
bể thận và phần trên niệu quản, bó mạch tinh
hoàn hay buồng trứng, tĩnh mạch chủ dưới
(đối với thận phải) và động mạch chủ bụng
(đối với thận trái). Liên quan phía ngoài
không quan trọng.
6. HÌNH THỂ TRONG.
6.1. ĐẠI THỂ. Thận được bọc trong một bao
sợi. Nhìn trên một thiết đồ đứng ngang qua
thận ta thấy ở giữa là xoang thận có bó mạch,
thần kinh và …. thận đi qua. Bao quanh
xoang thận là khối nhu mô thận hình bán
nguyệt.
6.1.1. Xoang thận. Xoang thận thông ra ngoài
ở rốn thận. Thành xoang có nhiều chỗ lổi
lõm. Chỗ lồi hình nón gọi là nhú thận. Nhú
thận cao khoảng 4-10mm. Đầu nhú có nhiều
lỗ của các ống sinh niệu đổ nước tiểu vào bể

6


thận. Chỗ lõm úp vào nhú thận gọi là các đài
thận nhỏ. Thường mỗi thận có từ 7-14 đài
thận nhỏ, hợp lại thành 2 hay 3 đài thận lớn.
Các đài thận lớn hợp lại thành bể thận. Bể
thận và các đài thận có thể thấy được trên
phim X quang chụp thận có bơm thuốc cản
quang. Bể thận nối tiếp với niệu quản.
6.1.2. Nhu mô thận. Nhu mô thận chia làm hai
vùng :
Tủy thận : được cấu tạo gồm nhiều khối hình
nón gọi là tháp thận. Đáy tháp quay về phía
bao thận, đỉnh hướng về xoang thận tạo nên
nhú thận. Tháp thận thường nhiều hơn nhú
thận. Ở phẩn giữa thận, 2-3 tháp thường
chung nhau một nhú thận; còn ở hai cực có
khi 6-7 tháp chung nhau một nhú thận; Các
tháp thận sắp xếp thành hai hàng dọc theo hai
mặt trước và sau thận.
- Vỏ thận gồm có :
+ Cột thận : là phần nhu mô nằm giữa các
tháp thận.
+ Tiểu thùy vỏ : là phần nhu mô từ đáy tháp
thận tới bao sợi. Tiểu thùy vỏ lại chia làm hai
phần :
• Phần tia : gồm các khối hình tháp nhỏ, đáy
nằm trên đáy tháp thận, đỉnh hướng ra bao
sợi thận.

• Phần lượn : là phẩn nhu mô xen giữa phần tia.
7


Theo các sách cổ điển, thận dược chìa làm
nhiều thùy dựa vào cấu trúc cảu nhu mô thận.
Mỗi thùy thận gồm 1 tháp thận và phần vỏ
thận xung quanh tháp.
6.2. VI THỂ: Vể phương diện vi thể, nhu mô
thận được cấu tạo chủ yếu bởi những đơn vị
chức năng thận gọi là nêphrôn. Mỗi nêphrôn
gồm : 1 tiểu thể thận và một hệ thống ống
sinh niệu. Tiểu thể thận gồm có 1 bao ở ngoài
và bên trong là 1 cuộn mao mạch. Hệ thống
ống sinh niệu gồm: các tiểu quản lượn, ống
lượn gần, quai Henlé, ống lượn xa và ống thu
thập. Tiểu thể thận, ống lượn gần, ống lượn
xa nằm trong phần lượn của vỏ thận và tủy
thận. Mỗi phần của Nêphrôn có 1 vai trò
riêng trong việc bài tiết, hấp thu nước và 1 số
chất trong quá trình thành lập nước tiểu.
7. MẠCH MÁU VÀ THẨN KINH.
7.1. ĐỘNG MẠCH. Động mạch thận xuất
phát từ động mạch chủ bụng, ngay dưới động
mạch mạc treo tràng trên. Động mạch thận
phải dài hơn và thấp hơn động mạch thận trái.
Đối chiếu lên cột sống, nguyên ủy của động
mạch thận ở khoảng ngang thân đốt sống thắt
lưng I. Mỗi động mạch nằm sau tĩnh mạch
tương ứng.

7.1.1. Ngành cùng. Khi tới gần rốn thận, mỗi
động mạch thận chia làm 2 động mạch :
8


nhánh trước và nhánh sau. Các nhánh động
mạch này thường chia ra khoảng 5 động
mạch nhỏ đi vào xoang thận, một nhánh đi ở
phía trên, một nhánh đi ở phía sau trên bể
thận, các nhánh còn lại đi ở phía trước bể
thận. Để lấy sỏi bể thận, người ta thường rạch
vào mặt sau bể thận để tránh các động mạch
này. Các nhánh động mạch khi vào xoang
thận sẽ cung cấp máu cho từng vùng mô thận
riêng biệt, gọi là phân thủy thận.
Đây là sự phân chia phân thùy theo động
mạch thận. Có năm phân thùy thận là : phân
thùy trên, trước – trên, trước - dưới, dưới và
sau. Cũng có những quan điểm khác trong sự
phân chia thùy thận nhưng nhìn chung, các
phân thùy này không tương đương với các
thùy thận cổ điển dựa vào cấu trúc của nhu
mô thận.
Các nhánh của động mạch thận ở phía
trước cung cấp máu cho một khu rộng hơn
các nhánh ở phía sau. Giữa hai khu có một
vùng ít mạch máu hơn gọi là đường Hyrtl.
Đường này là một đường cong, cách bờ ngoài
thận về phía sau độ 1 cm. Thường rạch thận
theo đường này để lấy sỏi thận.

Trong xoang thận, các động mạch thận sẽ
chia ra những nhánh đi vào nhu mô thân ở
giữa các tháp gọi là động mạch gian thùy
9


thận. Khi tới đáy tháp thận động mạch gian
thùy thận chia thành các động mạch cung
nằm trên đáy tháp. Từ động mạch cung đi về
phía vỏ thận (phần lượn) có các nhánh động
mạch gian tiếu thuỳ, rồi cho các nhánh động
mạch nhập đi vào tiểu thể thận. Trong bao
tiểu thể thận, nhánh động mạch nhập sẽ tạo
nên một cuộn mao mạch nằm gọn trong bao
rồi từ đó ra khỏi bao bởi nhánh động mạch
xuất. Nhánh động mạch xuất sau đó lại chia
thành một lưới mao mạch xung quanh hệ
thống ống sinh niệu rồi dẫn máu trở về hệ
tĩnh mạch. Vì vậy tại thận người ta nói động
mạch xuất là một hệ thống động mạch cửa.
Đi về phía xoang thận có các tiểu động mạch
thẳng cấp máu cho tháp thận. Những tiểu
động mạch này có thể tách từ động mạch
cung.
7.1.2. Ngành bên và ngành nối.
- Ngành bên : gồm các động mạch :
+ Động mạch tuyến thượng thận dưới.
+ Nhánh động mạch cho niệu quản.
- Ngành nối (vòng động mạch ngoài thận).
Các nhánh của động mạch thận không nốỉ

nhau ở trong thận, nhưng ở ngoài thận thì
thông nối với các động mạch lân cận như :
động mạch hoành dưới, động mạch sinh dục,
động mạch kết tràng tạo nên một vòng động
10


mạch ngoài thận nằm trong lớp mỡ quanh
thận. Ở người Vỉệt Nam vị trí đối chiếu
nguyên ủy của động mạch thận thay đổi từ
đốt sống thắt lưng I đến đốt sống thắt lưng III
và nhiều nhất là ở ngang đốt sống thắt lưng
II. Chiều dài của động mạch thận phải
(55mm) dài hơn chiều dài của động mạch
thận trái (48,36mm) và đường kính của mỗi
động mạch từ 4,2-4,34mm, 12,9% có động
mạch cực trên thận xuất phát từ động mạch
hoành dưới. 8% có động mạch cực dưới thận
phải, 6,45% có động mạch cực dưới thận trái,
4,8% có động mạch cực trên thận phải, 4,8%
cùng một lúc có cả 2 động mạch cực dưới
thận ở 2 bên. Như vậy ở người Việt Nam có
37% có động mạch cực trên hay cực dưới
thận. Điều này có ý nghĩa quan trọng về mặt
phẫu thuật, vì dễ bị bỏ sót động mạch cực
thận khi cắt bỏ thận. Đặc biệt động mạch cực
dưới có thể gây tắc niệu quản chỗ đoạn nối.
7.2. TĨNH MẠCH. Tĩnh mạch bắt nguổn từ
vỏ và tủy thận. Trong vỏ thận, tĩnh mạch bắt
nguồn từ các tiểu tĩnh mạch sao đổ vào các

tiểu tĩnh mạch gian tiểu thùy. Trong tủy thận,
tĩnh mạch bắt nguồn từ các tiểu tĩnh mạch
thẳng. Các tĩnh mạch ở cả hai vùng thận sau
đó đều đổ vào các tĩnh mạch cung, rồi tập
11


trung về tĩnh mạch gian thùy, tĩnh mạch thận
và cuối cùng đổ vào tĩnh mạch chủ dưới.
7.3. BẠCH MẠCH.
Các bạch mạch ở thận, chủ yếu đổ vào các
hạch bạch huyết quanh cuống thận.
7.5. THẦN KINH.
Thận được phân phối thần kinh từ các nhánh
của đám rối thận thuộc hệ thần kinh tự chủ đi
dọc theo động mạch thận. Hầu hết là các thần
kinh vận mạch. Còn các thần kinh cảm giác
đau, chủ yếu ở bể thận, đi vào tủy gai qua các
thần kinh tạng.
NIỆU QUẢN
I. ĐẠI CƯƠNG
Niệu quản là ống dẫn nước tiểu từ bể thận
xuống bàng quang. Niệu quản nằm sau phúc
mạc, dọc hai bên cột sống thắt lưng và ép sát
vào thành bụng sau.
Đường kính niệu quản khi căng vào khoảng
5mm, đều từ trên xuống dưới trừ ba chỗ hẹp:
một ở khúc nối bể thận-niệu quản, một ở nơi
niệu quản bắt chéo động mạch chậu (ở đường
cung xương chậu) và một nơi nữa ở trong

thành bàng quang. Do các chỗ hẹp này mà
các sỏi thận hay bể thận khi rơi xuống niệu
quản có thể kẹt lại đó gây nên cơn đau quặn
12


thận và trên lâm sàng khi khám có thể tìm
thấy các điểm đau niệu quản trên, giữa và
dưới ứng với các chỗ hẹp này.
Chiều dài của niệu quản thay đổi theo chiểu
cao cơ thể, giới tính, vị trí của thận và bàng
quang. Trung bình niệu quản dài từ 25-28 cm
và chia làm hai đoạn : đoạn bụng và đoạn
chậu hông, mỗi đoạn dài khoảng 12,5 - 14
cm. Niệu quản trái dài hơn niệu quản phải vỉ
thận trái cao hơn. Niệu quản ở nam dài hơn ở
nữ. Niệu quản có thể thấy được trên phim X
quang chụp bể thận - niệu quản có bơm thuốc
cản quang.
II. NIỆU QUẢN ĐOẠN BỤNG.
Đi từ bể thận tới đường cung xương chậu.
Niệu quản đoạn này đi xuống dưới và vào
trong và liên quan :
- Ở phía sau : với cơ thắt lưng và mỏm ngang
3 đốt sống thắt lưng cuối. Niệu quản còn bắt
chéo ở trên, với thần kinh sinh dục đùi và ở
dưới với động mạch chậu ngoài (bên phải)
hay động mạch chậu chung (bên trái) rồi đi
vào trong chậu. Cả hai niệu quản lúc bắt chéo
với các động mạch chậu đều cách đường giữa

độ 4-5 cm. Động mạch chậu chung phân
nhánh ở ngang mức góc nhô và góc nhô 3,5
cm ở bên phải và 4,5 cm ở bên trái. Muốn tìm
13


niệu quản thì tìm chỗ niệu quản bắt chéo
động mạch, tức là chỗ cách góc nhô hay
đường giữa khoảng 4,5 cm.
- Ở phía trước : niệu quản được phúc mạc che
phủ. Có động mạch tinh hoàn hay động mạch
buồng trứng bắt chéo qụa phía trước. Bên
phải, phần trên niệu quản và bể thận còn liên
quan với đoạn xuống tá tràng, rễ mạc treo kết
tràng ngang và các nhánh động mạch của kết
tràng phải. Bên trái, phần trên niệu quản cũng
liên quan với rễ mạc treo kết tràng ngang và
trước nữa là động mạch kết tràng trái.
- Ở trong : niệu quản phải liên quan với tĩnh
mạch chủ dưới, niệu quản trái liên quan với
động mạch chủ bụng.
3. NIỆU QUẢN ĐOẠN CHẬU HỐNG
Đi từ đường cung xương chậu tới bàng
quang. Niệu quản đoạn này đi cạnh động
mạch chậu trong rồí chạy chếch ra ngoài và
ra sau theo đường cong của thành bên châu.
Tới nền chậu hông, chỗ gai ngồi, niệu quản
vòng ra trước và vào trong để tới bàng quang.
Ở đoạn chạy dọc theo động mạch chậu trong,
niệu quản phải thường đi trước động mạch,

niệu quản trái thường đi ở phía trong và sau
động mạch. Ngoài ra, niệu quản còn liên
quan với:
14


- Phía sau : là khớp cùng - chậu, cơ và mạc
cơ bịt trong, bó mạch - thần kinh bịt bắt chéo
phía sau niệu quản.
- Phía trước : Liên quan khác nhau ở nam và
nữ :
+ Ở nam : khi niệu quản rời thành bên châu,
chạy ra trước và vào trong để tới bàng quang
thì đoạn cuối của niệu quản lách giữa mặt sau
bàng quang và túi tinh rồi cắm vào bàng
quang.
Ở đây : niệu quản bắt chéo với ống dẫn tinh
(ống dẫn tinh ở trước niệu quản).
+ Ở nữ: khi rời thành chậu, niệu quản chui
vào đáy dây chằng rộng.
Khi tới phần giữa dây chằng rộng, niệu quản
bắt chéo ở phía sau động mạch tử cung, chỗ
bắt chéo này cách cố tử cung và thành âm
đạo khoảng 8 - 15 mm. Động mạch tử cung
lúc đầu ở ngoài và sau niệu quản nhưng ở đây
thì đi vào trong và bắt chéo trước niệu quản .
Khi hai niệu quản tới cắm vào bàng quang,
chúng cách xa nhau khoảng 5 cm lúc bàng
quang rỗng, Khi vào trong thành bàng quang,
niệu quản chạy thật chếch vào trong, ra trước

và xuống dưới. Đoạn niệu quản nội thành này
dài khoảng 2 cm. Hai niệu quản mở vào bàng
quang bằng hai khe nhỏ gọi là lỗ niệu quản.
Hai lỗ niệu quản cách xa nhau 2,5cm khi
15


bàng quang rỗng và 5 cm khi bàng quang
đầy.
Nước tiểu chảy vào bàng quang không thành
dòng liên tục mà thành những dòng ngắn
phun ra mỗi 10 - 30 giây do tác động của
những làn sóng nhu động xuất phát từ bể thận
và đi dọc xuống khắp niệu quản. Khi nước
tiểu chảy vào bàng quang, lỗ niệu quản sẽ mở
ra trong khoảng 2-3 giây rồi khép lại cho tới
khi có làn sóng nhu động kế tiếp. Lỗ niệu
quản không có van, nhưng do đường đi của
đoạn niệu quản nội thành khá dài và chếch
kèm theo sự co thắt của cơ bàng quang (các
yếu tố này cồ tác dụng như một van) nên
nước tiểu không trào ngược từ bàng quang
lên niệu quản được.
4. CẤU TRÚC CỦA NIỆU QUẢN
Thành niệu quản dầy khoảng 1 mm được cấu
tạo gồm ba lớp :
- Lớp niêm mạc liên tục với niêm mạc bể
thận ở trên và niêm mạc bàng quang ở dưới.
- Lớp cơ: gồm 3 lớp: lớp trong cơ dọc, lớp
giữa cơ vòng, lớp ngoài thô sơ và chỉ gồm vài

bó cơ dọc.
- Lớp bao ngoài bao bọc bên ngoài.
5. MẠCH MÁU VÀ THẨN KINH
5.1. ĐỘNG MẠCH. Niệu quản từ trên xuống
dưới được nuôi dưỡng bởi nhiều mạch máu:
16


- Nhánh của động mạch thận cung cấp máu
cho bể thận và phần trên niệu quản.
- Nhánh của động mạch tinh hoàn hay động
mạch buồng trứng nuôi dưỡng phần trên đoạn
niệu quản bụng.
- Nhánh của động mạch chậu chung nuôi
dưỡng phần dưới đoạn niệu quản bụng.
- Nhánh của động mạch bàng quang dưới
hoặc đôi khi nhánh của động mạch trực tràng
giữa nuôi dưỡng niệu quản đoạn chậu.
5.2. TĨNH MẠCH. Máu trở về từ niệu quản đổ
vào các tĩnh mạch tương ứng đi kèm động
mạch.
5.3. BẠCH MẠCH. Đổ vào các hạch bạch
huyết thắt lưng và bạch huyết dọc theo động
mạch chậu trong.
5.4. THẦN KINH. Các thần kinh đến niệu
quản từ đám rối thận và đám rối hạ vị, gổm
các sợi vận động chi phốỉ vận động cho cơ
trơn thành niệu quản và các sợi cảm giác
mang cảm giác đau khi có sự căng đột ngột
thành niệu quản.

BÀNG QUANG
Bàng quang là một tạng rỗng mà bình dạng,
kích thước và vị tri thay đổi theo số lượng
nước tiểu chứa bên trong nó. Bàng quang
nhận nước tiểu từ hai thận qua 2 niệu quản rồi
17


thải nước tiểu ra ngoài qua niệu đạo. Trung
bình bàng quang có thể chúa tới 500 ml nước
tiểu mà không quá căng. Lúc bình thường khi
bàng quang chưa được 150 – 350 ml nước
tiểu thì ta cảm giác muốn đi tiểu. Nếu ta cố
nín tiếu thì dung tích bàng quang có thể tăng
lên nhiều. Trong trường hợp bí tiểu, bàng
quang căng lên rất to và có thể chứa tới vài lít
nước tiểu.
1. HÌNH DẠNG - VỊ TRÍ
Bàng quaug là một tạng nằm dưới phúc mạc.
Ở người trưởng thành và khi rồng, bàng
quang nằm hoàn toàn trong phẩn trước vùng
chậu. Phía trước bàng quang là xương mu,
phía sau là các tạng sinh dục và trực tràng,
phía dưới là hoành chậu. Khi căng đầy bàng
quang có hình cầu và nằm trong ổ bụng.
Ở trẻ con, bàng quang có hình giống quả lê
với cuống là ống niệu - rốn và phần lớn bàng
quang nằm trong ổ bụng. Khi trẻ lớn lên,
bàng quang tụt dần xuống vùng chậu, phần
ống niệu rốn hẹp dần và bít hẳn lại tạo thành

dây chằng rốn giữa. Ở người già, do trương
lực của các cơ thành bụng yếu, bàng quang
có hơi nhô lên trên về phía ổ bụng.
Để tiện mô tả, ta xem như bàng quang có
hình tứ diện tam giác với bốn mặt: mặt trên,
mặt sau và hai mặt dưới-bên.
18


- Mật trên : được che phủ bởi phúc mạc, lồi
khi bàng quang đầy, lõm xuống khi bàng
quang rỗng làm cho lòng bàng quang có hình
chữ Y hay T trên thiết đồ đứng dọc.
- Mặt dưới - bên : nằm tựa trên hoành chậu,
hai mặt này gặp nhau ở phía trước bởi một bờ
tròn mà đôi khi được gọi là mặt trước.
- Mặt sau : phẳng, đôi khi lồi (nhất là ở người
già). Mặt nảy còn được gọi là đáy bàng
quang. Phần trên của đáy bàng quang cũng
được phúc mạc che phủ.
Mặt trên và hai mặt dưới bên gặp nhau ở phía
trước gọi là đỉnh bàng quang, từ đây có dây
chằng rốn giữa treo bàng quang vào rốn.
Phẩn bàng quang giữa đỉnh và đáy gọi là thân
bàng quang. Ở dưới, tại góc hợp bởi đáy và
hai mặt dưới-bên là lỗ niệu đạo trong, qua đó
bàng quang thông với niệu đạo; phần bàng
quang xung quanh lỗ niệu đạo trong gọi là cổ
bàng quang.
2. LIÊN QUAN.

2.1. LIÊN QUAN VỚI PHÚC MẠC.
Mặt trên và phần trên đáy bàng quang được
phúc mạc che phủ. Phúc mạc sau khi phủ lên
bàng quang sẽ trải ra xung quanh và lật lên
trên để phủ lên thành bên chậu và thành bụng
trước ở ngay trên bờ trên khớp mu khi bàng
quang rỗng. Khi căng đầy, bàng quang nhô
19


lên trên vể phía ổ bụng, chỗ phúc mạc từ
bàng quang lật lên trên để phủ lên thành bụng
trước cũng bị đẩy cao hơn, do đó, có một
phần bàng quang của mặt dưới - bên (không
có phúc mạc che phủ) nằm sát mặt sau thành
bụng trước và ngay trên xương mu. Vì vậy
người ta có thể làm căng bàng quang để vào
bàng quang bằng ngả trên xương mu lấy sỏi
mà không phải đi qua phúc mạc. Ở phía sau,
phúc mạc sau khi phủ lên bàng quang sẽ phủ
lên tử cung (ở nữ) hoặc túi tinh (ở nam) tạo
nên túi bịt bàng quang sinh dục.
2.2. LIÊN QUAN VỚI CÁC CƠ QUAN
XUNG QUANH
2.2.1. Hai mặt dướỉ bên. Liên quan với xương
mu, khớp mu và đám rối tĩnh mạch bàng
quang, nằm trong khối mỡ trong khoang sau
xương mu. Vì xương mu nằm ngay trước
bàng quang nên khi gẫy xương mu, các mảnh
xương gãy có thể chọc vào bàng quang làm

thủng bàng quang. Hai bên, bàng quang liên
quan chủ yếu với khoang sau xương mu.
Khoang sau xương mu nằm một phần ở vùng
chậu và một phần ở vùng bụng, là một phần
của khoang ngoài phúc mạc trải dài từ nền
chậu tới rốn. Khoang này được gỉới hạn bởi.
- Phía sau : là mạc tiền liệt thuộc lá tạng mạc
chậu.
20


- Phía ngoài : là mạc cơ bịt trong thuộc lá
thành mạc chậu.
- Phía trong : là lá mạc phủ lên hai mặt dưới bên của bàng quang.
- Phía dưới : là mạc phủ lên mặt trên cơ nâng
hậu môn (mạc hoành chậu trên).
- Phía trên : là phúc mạc đi từ bàng quang tới
thành bên chậu và thành bụng trước.
Trong khoang này là các mô liên kết thưa,
mô mỡ và các mạch máu thần kinh tới bàng
quang. Bàng quang nằm trong khoang như
được đựng trong một cái sọt nên có tác giả
gọi khoang là ổ bàng quang.
2.2.2 Mặt trên. Liên quan với ruột non hay
kết tràng xích-ma. Ở nữ, mặt trên bàng quang
liên quan với thân tử cung khi bàng quang
rỗng.
2.2.3. Mặt sau. Ở nam, liên quan với bóng
ống dẫn tinh, túi tinh và trực tràng. Ở nữ, liên
quan với thành trước âm đạo và cổ tử cung.

Thành trước âm đạo và cổ tử cung dính vào
mặt sau bàng quang bởi một mô liên kết lỏng
lẻo.
3. CÁC PHƯƠNG TIỆN CỐ ĐỊNH BÀNG
QUANG
Bàng quang được cố định vững chắc nhất ở
đáy và cổ bàng quang. Cổ bàng quang được
gắn I chặt vào hoành chậu. Tiếp nối với cổ
21


bàng quang là tuyến tiền liệt và niệu đạo, gắn
chặt vào hoành niệu - dục. Cổ bàng quang
còn được giữ cố định bởi dây chằng mu - tiền
liệt ở nam hay mu - bàng quang ở nữ. Các
dây chằng này là những chỗ dầy lên của mạc
chậu, nối tuyến tiền liệt (hay cổ bàng quang)
vào mặt sau khớp mu.
Một số dây chằng khác cũng có nhiệm vụ cố
định bàng quang là :
- Dây chằng rốn giữa : là ống niệu rốn đã hóa
xơ và bít tắc lại, treo đỉnh bàng quang vào
mặt sau rốn.
- Dây chằng rốn trong : là phần động mạch
rốn trong lúc phôi thai đã hóa xơ, có nhiệm
vụ cố định hai mặt dưới bên của bàng quang.
Các dây chằng này thật sự chỉ giữ cho bàng
quang luôn áp vào thành bụng trước, ngay cả
khi căng đầy và nhô lên khỏi vùng chậu.
Ở phía sau, bàng quang còn được cố định bởi

mạc tiền liệt. Ngoài ra, phần phúc mạc đi từ
mặt trên bàng quang tới các thành bên chậu
và thành bụng trước cũng có một phần tác
dụng trong việc cố định bàng quang.
4. HÌNH THỂ TRONG BÀNG QUANG
Mặt trong bàng quang được che phủ bởi một
lớp niêm mạc có màu hồng nhạt. Khi bàng
quang rỗng, niêm mạc xếp nếp tạo nên các
22


nếp niêm mạc. Khi bàng quang căng, các nếp
niêm mạc mất đi. Đặc biệt có một vùng mà
niêm mạc không bị xếp nếp và có màu đỏ
hơn các nơi khác, vùng này có hình tam giác
mà ba đỉnh là hai lỗ niệu quản và lỗ niệu đạo
trong, nên được gọi là tam giác bàng quang.
Giữa hai lỗ niệu quản, niêm mạc nổi gờ lên
tạo nên nếp gian niệu quản. Ở chính giữa tam
giác chạy xuống lỗ niệu đạo trong, từ phía
sau có một chỗ nổi gờ lên của niêm mạc gọi
là lưỡi bàng quang.
5. CẤU TẠO CỦA BÀNG QUANG
Thành bàng quang được cấu tạo bởi 4 lớp:
- Lớp niêm mạc đã mô tả ở trên.
- Tấm dưới niêm mạc không có ở vùng tam
giác bàng quang.
- Lớp cơ gồm các bó cơ trơn xếp thành ba lớp
:
+ Lớp ngoài là cơ dọc. Từ lớp này, có một số

sợi chạy ra phía trước tới xương mu tạo nên
cơ mu - bàng quang. Một số sợi khác chạy ra
phía sau tạo nên cơ trực tràng - bàng quang.
+ Lớp giữa là cơ vòng dày hơn lớp ngoài, đặc
biệt là ở phần trên tam giác bàng quang.
+ Lớp trong là cơ dọc, phát triển nhất ở vùng
tam giác bàng quang và hướng của thớ cơ
cùng chạy dọc về phía cổ tạo thành một quai
dày ở phía sau cổ bàng quang.
23


- Lớp thanh mạc chính là phúc mạc. Ở những
nơi không có phúc mạc, bàng quang được
bao phủ bởi một lớp mô liên kết. Dưới lớp
thanh mạc là tấm dưới thanh mạc.
6. MẠCH MÁU VÀ THẦN KINH.
6.1. ĐỘNG MẠCH. Bàng quang được nuôi
dưỡng bởi các mạch máu xuất phát từ động
mạch chậu trong hay nhánh của động mạch
chậu trong.
Động mạch chậu trong là một trong hai
nhánh cùng của động mạch chậu chung cấp
huyết chủ yếu cho các cơ quan trong chậu
hông và các vùng ở thành chậu hông. Động
mạch đi sát thành bên chậu hông, sau (bên
phải) hoặc trước (bên trái) niệu quản và được
vài centimét thì chia thành một chùm 11
nhánh cùng.
Đó là các động mạch : chậu lưng, cùng bên,

bịt, mông trên, mông dưới, rốn, bàng quang
dưới, tử cung, âm đạo, trực tràng giữa và thẹn
trong.
Các nhánh của động mạch chậu trong đi vào
bàng quang là :
- Động mạch bàng quang trên là phần không
bị hóa xơ của động mạch rốn, cung cấp máu
cho mặt trên và một phần mặt duới - bên
bàng quang.
24


- Động mạch bàng quang dưới cung cấp máu
cho phần sau mặt dưới - bên của bàng quang
và tuyến tiết liệt.
- Nhánh của động mạch trực tràng giữa cung
cấp máu cho phần đáy bàng quang. Ở nữ, đáy
bàng quang còn được nuôi dưỡng bởi những
nhánh của động mạch tử cung và động mạch
âm đạo.
- Nhánh của động mạch thẹn trong và động
mạch bịt cung cấp cho phần trước - dưới của
bàng quang.
Ở người Việt Nam, động mạch chậu trong
bên phải có chiều dài 35,2mm và đường kính
là 5,27mm. Động mạch chậu trong bên trái
dài 34mm và đường kính là 5mm. Động
mạch bàng quang trên xuất phát từ phần còn
lại của động mạch rốn thường có hai động
mạch (67,6%) và có đường kính trung bình là

l,02mm. Động mạch bàng quang dưới có
nguyên ủy từ động mạch rốn (73,5% hoặc
chung một thân với động mạch mông dưới và
động mạch thẹn trong (26,4%), dường kính
cứa động mạch bàng quang dưới là l,3mm).
6.2. TĨNH MẠCH.
Các tĩnh mạch tạo nên một đám rối ở hai bên
bàng quang, đám rối tĩnh mạch bàng quang
rồi từ đó đổ vào tĩnh mạch chậu trong.
6.3. BẠCH MẠCH.
25


×