Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

BAO CAO hiện trạng môi trường thành phố tây ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 81 trang )

Báo cáo hiện trạng môi trường Thành phố Tây Ninh
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ, VĂN HÓA
XÃ HỘI THÀNH PHỐ TÂY NINH
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Tây Ninh là một trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của
tỉnh Tây Ninh với tứ cận tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Tân Biên và Tân Châu.
- Phía Tây giáp huyện Châu Thành.
- Phía Đông giáp huyện Dương Minh Châu.
- Phía Nam giáp huyện Hòa Thành.
Thành phốTây Ninh bao gồm 07 phường là Phường 1, Phường 2, Phường
3, Phường 4, Phường Hiệp Ninh, phường Ninh Sơn, phường Ninh Thạnh và 03
xã là xã Thạnh Tân, xã Tân Bình, xã Bình Minh. Thành phố Tây Ninh cách
thành phố Hồ Chí Minh 99km về phía Tây Bắc theo Quốc lộ 22 và cách thủ đô
Hà Nội 1.809km theo Quốc lộ 1.
Bản đồ hành chính Thành phố Tây Ninh được trình bày ở phần Phụ lục.
1.1.1.2. Địa hình
Thành phố Tây Ninh nằm trong vùng địa hình vừa mang đặc điểm của
một cao nguyên vừa có dáng dấp, sắc thái của một vùng đồng bằng với độ cao
trung bình so với mặt nước biển là 10-20m. Địa hình tương đối bằng phẳng, rất
thuận lợi cho việc phát triển toàn diện các ngành sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp, thương mại và dịch vụ trên địa bàn.
1.1.1.3. Khí hậu
Thành phố Tây Ninh có khí hậu đặc trưng vùng Đông Nam Bộ, thời tiết
tương đối ôn hoà, mang tính chất nhiệt đới gió mùa, có lượng bức xạ cao và
được phân bố đồng đều trong năm. Thời tiết được chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa
mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm
sau. Nhiệt độ tương đối ổn định và ít thay đổi, lượng mưa trung bình hàng năm


từ 1800 – 2200 mm. Mặt khác, Thành phố Tây Ninh nằm sâu trong lục địa, có
địa hình cao chuyển tiếp từ dãy Trường Sơn, vì vậy ít chịu ảnh hưởng của bão.
Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế đa dạng.
1.1.1.4. Thủy văn
Hệ thống thủy văn của Thành phố Tây Ninh chủ yếu từ hệ thống các suối
Trà Phí, Lâm Vồ, suối Vườn Điều, rạch Tây Ninh, hệ thống kênh Tây và một

Trang 1


Báo cáo hiện trạng môi trường Thành phố Tây Ninh
phần nhỏ từ hệ thống sông Vàm Cỏ Đông, chế độ nước phân hoá theo mùa, dồi
dào về mùa mưa, cạn kiệt về mùa khô, gây nên tình trạng ngập úng và khô hạn.
Tuy nhiên, nhờ có hệ thống kênh Tây chảy qua địa bàn Thành phố nên thuận lợi
hơn trong việc cung cấp nguồn nước, cải tạo đất thâm canh, tăng vụ, tăng năng
suất cây trồng, đặc biệt là đối với khu vực trồng lúa. Các sông suối kênh rạch
chính trong vùng có thể kể đến như:
- Rạch Tây Ninh: chảy qua phía Tây Thành phố theo hướng Bắc Nam và
đổ ra Sông Vàm Cỏ Đông ở khu vực xã Thanh Điền, huyện Châu Thành. Mùa
mưa lưu lượng dòng chảy lớn, mực nước sau cơn mưa thường mấp mé bờ và
thoát nhanh sau đó.
- Kênh Tây: chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và đổ ra khu vực
Sông Vàm Cỏ Đông ở khu vực xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu.
- Sông Vàm Cỏ Đông: là con sông quan trọng của vùng Đông Nam Bộ,
bắt nguồn từ độ cao 150m ở Campuchia chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
Sông Vàm Cỏ Đông có chiều dài 220km, có 151km chảy trong địa phận tỉnh
Tây Ninh. Diện tích lưu vực sông là 8.500km2, lưu lượng bình quân là 96m3/s, là
nơi thoát nước của toàn bộ hệ thống sông suối và kênh rạch trong khu vực. Con
sông này đã ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt chống giặc ngoại xâm của nhân
dân tỉnh Tây Ninh trong sự nghiệp giải phóng đất nước.

Nhìn chung, ngoài sông Vàm Cỏ Đông thì các con suối, kênh, rạch trong
Thành phố Tây Ninh chỉ có giá trị cấp nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và
thoát nước nhưng không thuận tiện cho giao thông đường thủy.
1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
1.1.2.1. Tài nguyên đất
Thành phố Tây Ninh có những nhóm đất sau:
- Nhóm đất xám: Đất xám đọng mùn gley, đất xám gley, đất xám mùn, đất
xám có tầng kết vón đá ong, đất xám có tầng loang lổ.
- Nhóm đất đỏ vàng phát triển trên đá granit.
- Nhóm đất phèn thuỷ văn.
Phần lớn đất đai của Tây Ninh rất màu mỡ, có độ thích nghi để canh tác,
phù hợp với nhiều loại cây lương thực, một số loại cây công nghiệp nhiệt đới và
cây ăn trái. Đặc biệt, đất khu vực giáp ranh núi Bà Đen rất thích hợp để trồng
cây cao su, cây mía, cây mãng cầu. Trong đó, trái mãng cầu Bà Đen Tây Ninh
đã trở thành một loại trái cây đặc sản có thương hiệu nổi tiếng cả nước.
1.1.2.2. Tài nguyên khoáng sản
Hiện tại, trên địa bàn Thành phố không có nguồn tài nguyên khoáng sản
nào đang được khai thác, song theo kết quả điều tra, khảo sát cho thấy ở khu vực
núi Bà Đen thuộc xã Thạnh Tân có nguồn khoáng sản đá granit khá phong phú.
Trang 2


Báo cáo hiện trạng môi trường Thành phố Tây Ninh
Sét làm gạch, ngói phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh bao gồm Thành phố Tây
Ninh.
1.1.2.3. Tài nguyên nƣớc
Thành phố Tây Ninh sử dụng nước từ 02 nguồn:
- Nguồn nước sạch được cấp từ Nhà máy nước thuộc Công ty TNHH
MTV Cấp thoát nước Tây Ninh có công suất 7.000m3/ngày đêm.
- Nguồn nước ngầm từ các giếng đào, các lỗ khoan nông (độ sâu 6-7m)

khai thác nhỏ quy mô gia đình với lưu lượng 1- 3m3/giờ. Trước đây nước ngầm
được khai thác bằng các giếng khoan công nghiệp với lưu lượng mỗi giếng
khoảng 20- 50m3/ngàyđêm, tổng lượng khai thác hàng ngày khoảng 2.4002.500m3. Nguồn nước ngầm ở Thành phố phân bố rộng khắp trên địa bàn với
chiều dài tầng nước ổn định, vào mùa khô vẫn có thể khai thác nước ngầm, bảo
đảm về lưu lượng và chất lượng phục vụ sản xuất và đời sống của người dân.
Hiện tại, việc khai thác và sử dụng nước ngầm do Sở Tài nguyên và Môi trường
tỉnh Tây Ninh quản lý. Tuy nhiên, đối với những giếng khoan khai thác nhỏ
dùng cho mục đích sinh hoạt thì hiện nay vẫn chưa kiểm soát hết được.
Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh tiến hành thu phí
môi trường đối với những cơ sở có khai thác, sử dụng tài nguyên nước và các cơ
sở có xả nước thải. Công tác quản lý chất lượng nguồn nước ngầm được triển
khai mạnh mẽ nhằm bảo đảm cung cấp nguồn nước đủ và sạch cho người dân
trong vùng.
Lượng nước cấp hiện nay từ Nhà máy nước cấp Kênh Tây là đầy đủ và
dồi dào. Tuy nhiên, hệ thống đường ống cấp nước hiện tại phần lớn đã quá cũ,
chất lượng giảm sút, có thể dẫn đến hiện tượng rò rỉ, bể ống... gây thất thoát
nước. Sắp tới sẽ có hướng cải tạo mạng lưới đường ống dẫn nước hiện có, đặt
thêm đường ống mới, mở rộng phạm vi cấp nước trong nội thị.
1.1.2.4. Nguồn điện
Hiện tại, tỉnh Tây Ninh được cung cấp điện từ Nhà máy thủy điện Thác
Mơ qua đường dây 110KV Thác Mơ – Tây Ninh và được kết nối với trạm
210/110KV Hóc Môn qua đường dây 110KV Hóc Môn - Củ Chi - Trảng Bàng.
Hệ thống điện được thiết kế mạch vòng 110KV về Tây Ninh để khi có sự cố sẽ
có sự đấu nối với nhau. Thành phố Tây Ninh sử dụng điện cấp từ 02 trạm là
trạm 110KV Trà Phí và trạm 110KV Tân Hưng.
1.1.2.5. Tài nguyên rừng, thảm thực vật
Thành phố Tây Ninh có rừng tự nhiên, rừng trồng tái sinh, trong đó chủ
yếu là rừng mang tính chất đặc dụng (chiếm tới 98,98% tổng diện tích rừng)
được khoanh định khá rõ ở khu vực xã Thạnh Tân (núi Bà Đen).
1.1.3. Tài nguyên nhân văn


Trang 3


Báo cáo hiện trạng môi trường Thành phố Tây Ninh
Trên địa bàn Thành phố hiện có 08 dân tộc anh em cùng chung sống, bao
gồm dân tộc Kinh, Khmer, Chăm, Tà Mun, Hoa, Mường, Tày, Nùng. Trong đó,
chủ yếu là đồng bào dân tộc Kinh. Mỗi dân tộc đều giữ gìn được bản sắc văn
hóa truyền thống của dân tộc mình, đồng thời trong quá trình giao lưu văn hóa,
tín ngưỡng còn có những sắc thái tương đối đồng nhất giữa các dân tộc, mang
tính riêng của địa phương.
1.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, VĂN HÓA XÃ HỘI
1.2.1. Điều kiện kinh tế
1.2.1.1. Nông, lâm nghiệp
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế, Thành phố đã tập trung
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp như hệ thống kênh
mương, bờ bao, công trình điện và tăng cường đưa khoa học kỹ thuật vào sản
xuất, thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hình
thành các vùng chuyên canh rau xanh, cây kiểng, cải tạo vườn tạp, chăn nuôi an
toàn. Tổ chức nạo vét khai thông dòng chảy ở tất cả các tuyến kênh rạch chính,
sửa chữa nâng câp các công trình thuỷ lợi đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Tháng 01 năm 2015, thu hoạch vụ mùa với tổng diện tích 3.255,92 ha,
trong đó lúa chiếm 1.573,75 ha; mì đông xuân 1.200 ha; bắp 62 ha; rau các loại
149,92 ha; mía đông xuân 101 ha; cỏ 1,1 ha; đậu phộng 128 ha; đậu các loại 40
ha; hoa các loại 0,15 ha.
Tổ chức tiêm phòng bổ sung 45.00 liều cúm gia cầm H5N1. Kiểm soát
giết mổ trâu bò 101 con, gia cầm 8.685 con, lợn 1.117 con và kiểm dịch xuất
huyện: lợn 320 con, gia cầm 63.896 con và sản phẩm gia súc, gia cầm để làm
thực phẩm: 11,48 tấn.
Phục vụ nước tưới đầy đủ cho sản xuất nông nghiệp, diện tích đã ký hợp

đồng tưới 383,34 ha đạt 25,52% so với kế hoạch. Tổ chức duy tu, sữa chữa, nạo
vét, phát cỏ, vớt rong các công trình, tạo sự thông thoáng, dễ điều tiết nước.
1.2.1.2. Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp
Tháng 01 năm 2015, sản xuất hàng hóa công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp có chiều hướng tăng so với kế hoạch. Ước giá trị sản lượng thực hiện
toàn ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp theo giá so sánh năm 2010 là
622,5 tỷ đồng, đạt 100,27% so với tháng trước, tăng 51,75% so với kế hoạch.
Nhằm mục tiêu đẩy mạnh phát triển hoạt động sản xuất công nghiệp,
hướng đến hình thức sản xuất tập trung, đáp ứng tốt hơn cho việc tìm kiếm
nguồn nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào cũng như nguồn tiêu thụ sản phẩm đầu ra;
đồng thời cũng tạo điều kiện cho chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ tình
hình hoạt động và sản xuất của các cơ sở trên địa bàn. Vì vậy, hiện nay, trên địa
bàn Thành phố đã và đang xúc tiến công tác triển khai xây dựng và đưa vào hoạt
động 01 cụm công nghiệp là Tân Bình. Cụm công nghiệp Tân Bình có đặc điểm

Trang 4


Báo cáo hiện trạng môi trường Thành phố Tây Ninh
như sau:
- Diện tích quy hoạch: 50ha.
- Địa điểm: xã Tân Bình, phía Đông Nam là Đường 785, phía Đông Bắc
tiếp cận với Đường 793 và phía Tây Nam là kênh thủy lợi.
- Mục tiêu: ưu tiên cho các ngành sản xuất bánh kẹo, thực phẩm; sản xuất
bao bì; sản xuất đồ uống, nước giải khát; gia công chế biến các thực phẩm
truyền thống có nguồn nguyên liệu tại địa phương; chế biến thức ăn gia súc...
1.2.1.3. Thƣơng mại, dịch vụ
Những năm gần đây, hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn Thành
phố Tây Ninh phát triển ổn định và bền vững. Trong đó, sự phát triển vượt bậc
của hệ thống các ngân hàng, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ và dịch vụ du

lịch...Sự thu hút của kinh tế tư nhân đầu tư vào hoạt động thưong mại, dịch vụ
ngày càng tăng cao, trong đó phải kể đến việc xây dựng hệ thống dịch vụ cấp
treo mới, góp phần phục vụ tham quan tín ngưỡng tại khu di tích lịch sử văn hóa
và danh lam thắng cảnh Núi Bà Đen. Hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch với
trung tâm du lịch là khu di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh Núi Bà
Đen, các địa điểm tham quan vui chơi giải trí như Long Điền Sơn, Ma Thiên
Lãnh và kết hợp với Tòa Thánh Tây Ninh - điểm tham quan du lịch tâm linh nối
tiếng trong và ngoài nước.
Tháng 01 năm 2015, giá cả thị trường đối với các mặt hàng như: lương
thực, thực phẩm, công nghệ tương đối ổn định, giá vàng thường xuyên dao
động, hiện tại giá vàng 3.304.000 đồng/chỉ, giá khí đốt hóa lỏng (gas) hiện tại
280.000 đồng/bình, sắt thép xây dựng ổn định, giá xăng dầu tiếp tục giảm so với
tháng trước, hiện nay giá xăng A92 là 17.570 đồng/lít, dầu hỏa 17.400 đồng/lít,
dầu Diesel 16.580 đồng/lít.
Thành phố đã cấp giấy đăng ký kinh doanh cho 102 hộ, tăng 8,51% so với
kế hoạch. Các hộ đăng ký kinh doanh tập trung chủ yếu ở ngành thương nghiệp,
dịch vụ, ăn uống. Số hộ ngưng nghỉ kinh doanh giảm 42,16% so với kế hoạch
(14/26 hộ), số lao động tham gia kinh doanh tăng 17,6% so với kế hoạch.
1.2.2. Điều kiện văn hóa - xã hội
1.2.2.1. Dân số
Năm 2012, Quy mô dân số của Thành phố Tây Ninh là 153.537 người,
trong đó dân số thường trú 128.877 người. Theo khu vực, dân số nội thị là:
121.475 người và dân số ngoại thị là 32.062 người.
Dân số nội thị là 121.475 người, gồm:
+ Dân số thường trú: 106.912 người.
+ Dân số tạm trú quy đổi về dân số đô thị: 14.563 người (khách tham quan
du lịch, công tác, chữa bệnh ngắn ngày….)
Trang 5



Báo cáo hiện trạng môi trường Thành phố Tây Ninh
Cơ cấu dân số thay đổi theo hướng tỷ lệ dân số nội thị tăng, tỷ lệ dân số
ngoại thị giảm.
Mức tăng dân số tự nhiên năm 2012 là 0,95%.
Mật độ dân số khu vực nội thị được tính trên diện tích đất xây dựng đô thị:
6.229 người/ km2.
1.2.2.2. Giáo dục
Nhằm tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, nhất là các hoạt
động chuyên môn ở các ngành học, cấp học, vận dụng các phương pháp, hình
thức và các hoạt động dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và
giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục. Đồng thời, đội ngũ giáo viên và
cán bộ quản lý giáo dục tiếp tục được chuẩn hóa, có 100% cán bộ, giáo viên đạt
chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ.
Thực hiện nhiều phong trào thi đua như “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực”; “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong
giáo dục”; Đặc biệt, thực hiện “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”, Thành phố
đã đảm bảo trẻ trong độ tuối được đến lớp học, đạt chỉ tiêu quy định.
Với hệ thống các trường chuyên nghiệp như Trường Cao đẳng sư phạm
Tây Ninh; Trường trung cấp y tế Tây Ninh; Trường trung cấp nghề Tây Ninh;
Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Thành phốTây Ninh, Trường Quân sự địa
phương... góp phần đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình phát triển đô
thị của tỉnh nhà trong tương lai.
Tháng 01 năm 2015, tổng kết Hội giảng cấp Thành phố bậc mầm non,
trung học cơ sở; Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra đánh giá và công nhận kiểm
định chất lượng cấp độ 3 là Mầm non Hoa Mai, cấp độ 1 là Mầm non 1/6, Mầm
non Tuổi Ngọc, Mẫu giáo Họa Mi, THCS Phan Bội Châu, THCS Nguyễn Tri
Phương.
2.2.3. Y tế
Triển khai thực hiện tốt các công tác phòng, chống dịch và chăm sóc sức
khỏe, tuyền thông giáo dục sức khỏe, chương trình phòng chống lao, chương

trình tiêm chủng mở rộng, chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm, chương trình
phòng chống suy dinh dưỡng trên địa bàn Thành phố. Tổ chức tốt công tác tuyên
truyền giáo dục sức khỏe trong cộng đồng về các biện pháp phòng, chống dịch,
bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng, dịch cúm A (H5N1)...Công tác dân số
và KHHGĐ thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu các chương trình mục tiêu đề ra, tỉ lệ
tăng dân số tự nhiên duy trì mức dưới 1 %.
Công tác dân số gia đình và trẻ em có nhiều tiến bộ; việc chăm sóc sức
khỏe trẻ em được gia đình và xã hội quan tâm; trẻ em dưới độ tuổi được tiêm,
uống đủ 7 loại vắc - xin đạt 100%. Y tế Thành phố đã thực hiện tốt công tác
khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng chính sách, gia đình

Trang 6


Báo cáo hiện trạng môi trường Thành phố Tây Ninh
nghèo, người già neo đơn, hộ dân tộc trên địa bàn.
Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế đã và đang được quan tâm đầu
tư khang trang, trong đó 10/10 phường, xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế, có 7,8
giường bệnh/1.000 dân; Đội ngũ y bác sỹ từng bước được chuẩn hóa nhằm đáp
ứng nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.
1.2.2.4. Giao thông vận tải
Trong 05 năm qua (2004-2008), khối lượng hành khách và hàng hóa vận
chuyển và luân chuyển trên địa bàn Thành phốTây Ninh tăng đáng kể qua từng
năm. Dẫn chứng từ số liệu thống kê trong năm 2008 so sánh với năm 2007 cho
thấy: khối lượng hành khách vận chuyển đạt 9.243 nghìn người (tăng 132,99%);
khối lượng hành khách luân chuyển đạt 577.161 nghìn người/km (tăng
144,07%); khối lượng hàng hóa vận chuyển đạt 3.849 nghìn tấn (tăng 115,17%)
và khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt 262.750 nghìn tân/km (tăng 132,21%).
1.2.2.5. Cơ sở hạ tầng
Tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn Thành phố Tây Ninh có 05

trung tâm văn hóa và 06 thư viện, phòng đọc sách đáp ứng nhu cầu sinh hoạt,
vui chơi, giải trí của người dân nơi đây. Công tác phủ sóng phát thanh, truyền
hình cũng như công tác đưa điện đến các khu vực (nhất là khu vực nông thôn)
đã được triển khai thực hiện khá tốt, đạt tỷ lệ 100% phường/xã được phục vụ
đầy đủ.
Bên cạnh dó, trong giai đoạn 2007-2010, Thành phố đã và đang triển khai
xây dựng và tìm kiếm nguồn vốn đầu tư cho một số dự án hình thành các khu
dân cư mới, vừa hiện đại vừa văn minh, đáp ứng tốt các nhu cầu về sinh hoạt
cũng như vui chơi, giải trí, hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống
của cộng đồng dân cư trên địa bàn.
1.2.2.6. Du lịch
Tây Ninh có nhiều đặc điểm lịch sử, văn hoá, thắng cảnh thu hút khách du
lịch như lễ hội hành hương núi Bà Đen, Tòa thánh Tây Ninh, hồ Dầu Tiếng, suối
Chor, Hiệp Long cổ tự, Đền thờ Trần Hưng Đạo, Phước Lâm tự (chùa Vĩnh
Xuân), Miếu Quan Đe (chùa Ông Phước Kiển).
Ngoài ra, tỉnh Tây Ninh còn là cầu nối tua du lịch TP.HCM - Phnôm
Pênh, hướng phát triển du lịch trong thời gian tới là xây dựng cụm du lịch Thành
phốTây Ninh - núi Bà Đen - hồ Dầu Tiếng và cụm Thiện Ngôn - căn cứ Trung
ương Cục miền Nam; phát triển hồ Dầu Tiếng thành những trung tâm phục vụ
du lịch sinh thái.
1.3. TÓM TẮT ĐỒ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY
DỰNG THÀNH PHỐ TÂY NINH, TỈNH TÂY NINH ĐẾN NĂM 2020,
TẦM NHÌN 2050.
1.3.1. Nội dung quy hoạch:
Trang 7


Báo cáo hiện trạng môi trường Thành phố Tây Ninh
- Tên dự án quy hoạch : Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố
Tây Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050.

- Chủ đầu tư : UBND Thành phố Tây Ninh.
- Cơ quan thẩm định : Sở Xây dựng Tây Ninh.
- Cơ quan phê duyệt : UBND tỉnh Tây Ninh.
- Đơn vị tư vấn : Công ty Hansen Partnnership Pty LTd của Australia.
1.3.2. Phạm vi ranh giới, tính chất khu vực lập quy hoạch
1.3.2.1. Phạm vi lập quy hoạch
- Phạm vi lập điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố là toàn bộ ranh giới
hành chính Thành phố Tây Ninh; quy mô khoảng 14.000,81 ha, gồm 7 phường
nội thị diện tích 2.092,93 ha (gồm các phường 1, 2, 3, 4 và Hiệp Ninh, Ninh
Thạnh, Ninh Sơn) và 3 xã ngoại thị diện tích 11.907,88 ha (gồm các xã Bình
Minh, Tân Bình, Thạnh Tân).
- Phạm vi tứ cận như sau:
+ Phía Đông giáp huyện Dương Minh Châu.
+ Phía Tây giáp huyện Châu Thành.
+ Phía Nam giáp huyện Hòa Thành, huyện Châu Thành.
+ Phía Bắc giáp huyện Tân Biên, Tân Châu.
1.3.2.2. Tính chất, mục tiêu và quan điểm phát triển
a. Tính chất
- Là đô thị trung tâm về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công
nghệ, có vị trí chính trị quan trọng của tỉnh với đầu mối công nghiệp dịch vụ đa
lĩnh vực trong tỉnh.
- Là đô thị sinh thái - kinh tế, bền vững; phát triển chủ yếu là Dịch vụ Thương mại - Du lịch, phát triển công nghiệp chủ yếu là công nghiệp sạch.
b. Mục tiêu
- Phát huy vai trò đặc biệt của Thành phố trong mối quan hệ với vùng tỉnh
Tây Ninh, vùng thành phố Hồ Chí Minh, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với
cả nước.
- Phát triển hài hòa đồng bộ giữa xây dựng mới và cải tạo chỉnh trang đô
thị giữa phát triển không gian đô thị và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
và bảo vệ môi trường.
- Phát triển Thành phố thành một thành phố sinh thái mang nét đặc trưng

riêng phát huy thế mạnh đặc thù, xanh, sạch, “ốc đảo đô thị”. Đồng thời tạo sức
hấp dẫn của đô thị, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Trang 8


Báo cáo hiện trạng môi trường Thành phố Tây Ninh
c. Quan điểm phát triển
- Xây dựng Thành phố Tây Ninh phát triển bền vững, hài hòa giữa phát
triển kinh tế với việc giữ gìn và tôn tạo những vùng có ý nghĩa về mặt kiến trúc,
văn hóa và bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh, quốc phòng theo hướng liên kết
vùng để trở thành một thành phố văn minh, hiện đại trong tương lai. Đóng góp
ngày càng lớn vào khu vực phía Nam và sự phát triển của cả nước, từng bước
trở thành một trung tâm du lịch, dịch vụ, khoa học, giáo dục của Tỉnh.
- Vị trí, vai trò và định hướng phát triển Thành phố Tây Ninh trong mối
quan hệ với các đô thị của vùng tỉnh:
+ Là đô thị trung tâm của tỉnh Tây Ninh, bố trí và hình thành các trung
tâm tổng hợp chuyên ngành về thương mại, dịch vụ, giáo dục, y tế, văn hóa, giải
trí, thể dục thể thao… của tỉnh Tây Ninh.
+ Định hướng phát triển Thành phố theo mô hình “Eco 2” (thành phố kinh
tế sinh thái), chú trọng việc phát triển du lịch, dịch vụ, giáo dục, y tế với công
nghệ hiện đại.
+ Định hướng phát triển hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy (du
lịch), đường sắt, đường hàng không để kết nối giao thông trong vùng tỉnh Tây
Ninh và khu vực trọng điểm phía Nam và giao thông cả nước.
1.3.2.3. Quy mô dân số:
- Đến năm 2020 dân số khoảng 150.000 – 155.000 người;
- Đến năm 2050 dân số khoảng 260.000 – 265.000 người.
1.3.2.4. Quy mô đất xây dựng đô thị:
Đến năm 2020 là 4.565.25 ha, trong đó: Đất dân dụng là 1.200 ha, đất

ngoài dân dụng là 3.565,25 ha.
1.3.3. Định hƣớng phát triển không gian
1.3.3.1. Mô hình đô thị Thành phố Tây Ninh
- Mô hình phát triển Thành phố theo mô hình phát triển tập trung, một mô
hình “Eco 2” (thành phố kinh tế sinh thái), phát triển thành phố với hai hướng
chính là hướng Tây Bắc và hướng Đông Bắc. Không phát triển đô thị vùng bảo
vệ cảnh quan rừng đô thị và vùng cảnh quan sinh thái, vùng chân núi Bà Đen.
- Phát triển đô thị gắn với mục tiêu đảm bảo an ninh quốc phòng.
1.3.3.2. Cấu trúc đô thị và phân khu chức năng
a. Trung tâm Thành phố (lõi thƣơng mại)
Trung tâm thành phố là chức năng chính trong khu vực đô thị Tây Ninh,
lõi trung tâm thương mại gồm hai phần chủ yếu như sau:

Trang 9


Báo cáo hiện trạng môi trường Thành phố Tây Ninh
+ Phía Đông của rạch Tây Ninh: sẽ điều tiết các khu thương mại chính
trên đất còn trống của các khu chức năng hành chính tỉnh.
+ Phía Tây rạch Tây Ninh: nơi có sẵn đặc thù đô thị sẽ được giữ lại và
được củng cố các hoạt động liên quan du lịch như nhà hàng, quán café, đồ lưu
niệm, khách sạn nhỏ, khu này được nối với khu ưu tiên cho người đi bộ.
b. Trung tâm hành chính tỉnh và Thành phố:
Phát triển một trung tâm hành chính mới nằm gần đại lộ Bời Lời và kênh
Tây, và kéo dài đến tỉnh lộ 784. Khu trung tâm hành chính sẽ hình thành khu
phát triển đô thị hiện đại kết hợp với các dịch vụ giáo dục, giải trí, xã hội,
thương mại và cư trú.
c. Không gian xanh
- Các khu bảo vệ cảnh quan là một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra
hình ảnh “ốc đảo đô thị” mạnh mẽ và đặc trưng cho Thành phố Tây Ninh, gồm

chức năng sau:
+ Chức năng vành đai xanh phi đô thị tách khỏi chức năng đô thị.
+ Chức năng giải trí, đi dạo và khu vực vui chơi giải trí.
- Rừng đô thị và các khu giải trí: một hệ thống công viên rừng đô thị
thông với khu vực vui chơi giải trí.
- Khu du lịch sinh thái và khu nông nghiệp chuyên canh: có chức năng là
một phần mở rộng của các khu vực bảo vệ cảnh quan, cho phép lưu giữ và bảo
vệ các khu vực được sử dụng mục đích chuyên nông như trồng mãng cầu.
- Các khu vực nông nghiệp hiện hữu: chức năng cảnh quan của Thành
phố, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
d. Trung tâm du lịch:
Du lịch là một trong những cơ hội phát triển kinh tế cho Thành phố như:
núi Bà Đen, các di tích chiến tranh cách mạng, các khu vực bờ rạch Tây Ninh,
khu du lịch Ma Thiên Lãnh, khu du lịch Long Điền Sơn, khu du lịch sinh thái
Bến Trường Đổi, các vùng đất mặt nước phía Bắc và phía Nam được kết nối với
trung tâm thành phố bởi các tuyến đường đô thị và hệ thống giao thông công
cộng.
đ. Khu giáo dục:
Cung cấp nguồn nhân lực giáo dục trình độ đại học, thu hút sinh viên các
nơi trong tỉnh.
e. Khu y tế:
Khu bệnh viện đa khoa hiện tại phát triển dịch vụ y tế tập trung trong khu
vực.
g. Khu vực ngân hàng, tài chính và kinh doanh:
Trang 10


Báo cáo hiện trạng môi trường Thành phố Tây Ninh
Tiếp tục phát triển chức năng trung tâm ngân hàng, tài chính và kinh
doanh dọc theo trục đường 30/4.

h. Các cụm công nghiệp cho mục đích vƣờn công nghiệp và sản xuất đặc
biệt:
Các cụm công nghiệp có thể được phát triển tại các địa điểm trong đô thị
và ven đô thị nơi phù hợp với các tiêu chuẩn môi trường, cải thiện khả năng tiếp
cận các cơ hội việc làm, giảm thời gian đi lại của nhân viên, phù hợp với khái
niệm thành phố Eco 2.
i. Các khu vực sử dụng hỗn hợp:
Tái phát triển các khu gồm khu dân cư mật độ thấp và trung bình (giới
hạn 5 tầng) và các hoạt động thương mại mật độ thấp (giới hạn 4 tầng)
k. Các khu dân cƣ:
Bao gồm khu mật độ dân cư trung bình kết hợp bãi đậu xe; Phát triển khu
dân cư mới trong hoặc kề bên khu đô thị hiện hữu; Phát triển dân cư dạng đô thị
mới, Nhà biệt thự vườn mật độ thấp; Trung tâm dịch vụ; Trung tâm cộng đồng;
Trung tâm dịch vụ tại chỗ.
1.3.4. Thiết kế đô thị
Tuân theo định hướng phát triển đô thị phù hợp với các khu chức năng và
sử dụng đất, phù hợp điều kiện địa chất công trình và thủy văn cụ thể:
1.3.4.1. Các khu vực kiến trúc cảnh quan
- Khu vực kiến trúc cần gìn giữ mang tính chất đặc trưng của Thành phố
Tây Ninh, khu vực bờ Tây rạch Tây Ninh.
- Khu vực kiến trúc cảnh quan có điều kiện địa chất, thủy văn thuận lợi
(vùng đất thấp có các sông, đập...mở các rạch để phát triển du lịch với tiêu chí
cơ bản) là vành đai sinh thái, có vai trò là trục phát triển du lịch về hướng núi Bà
Đen. Đảm bảo môi trường sống có chất lượng cao.
- Khu vực kiến trúc cảnh quan kết hợp với trồng trọt, nông nghiệp (xã
Thạnh Tân và xã Tân Bình) với tiêu chí cơ bản phát triển theo cụm, nhóm nhỏ
hình thành mô hình đô thị có kiến trúc thấp tầng với tổ chức không gian dựa
theo địa hình đặc thù kết hợp.
1.3.4.2. Khu vực phát triển kiến trúc cảnh quan đặc biệt
- Các khu trung tâm của khu vực cấp Thành phố: các công trình phúc lợi

công cộng, dịch vụ đa ngành và nhà ở có hình thức kiến trúc đương đại với nét
đặc trưng riêng. Các khu đô thị mới, các công trình được thiết kế theo mô hình ở
mới có kiến trúc hài hòa với môi trường cảnh quan thiên nhiên.
- Các công trình điểm nhấn: vị trí đặt công trình là điểm nhấn tại cửa ngõ
vào Thành phố.

Trang 11


Báo cáo hiện trạng môi trường Thành phố Tây Ninh
- Khu trung tâm hành chính tập trung, lõi thương mại.
- Ngoài các công trình điểm nhấn về mặt kiến trúc còn có điểm nhấn về tự
nhiên như núi Bà Đen …
- Các tuyến giao thông cảnh quan đô thị nghiên cứu và áp dụng chỉ tiêu về
cây xanh, tầng cao, khoảng lùi công trình, đảm bảo được tính thẩm mỹ cho các
khu đô thị.
- Các quảng trường chính gồm lõi đô thị, trung tâm hành chính tập trung
mới, quảng trường 30/4 nằm trước khu trung tâm giáo dục tương lai.
- Cây xanh mặt nước với địa hình đặc thù là núi, kênh rạch, đất nông
nghiệp, bảo vệ hệ thống sông rạch, xây dựng hành lang cây xanh và các công
trình bảo vệ để phục vụ đô thị phát triển bền vững.
1.3.5. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật
1.3.5.1. Hệ thống giao thông
a. Đƣờng bộ
- Giao thông đối ngoại: Gồm các trục đường vành đai, đại lộ, đường chính
cấp I.
- Giao thông đối nội: Gồm các tuyến đường chính thứ cấp, đường phố tại
địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của dân cư trong khu vực, kết nối, tiếp
cận thuận lợi với các tuyến đại lộ và đường đô thị.
b. Giao thông đƣờng sắt:

Dự kiến tuyến đường sắt thành phố Hồ Chí Minh nối với Thành phố Tây
Ninh.
c. Giao thông đƣờng thủy:
Rạch Tây Ninh kết nối với sông Vàm Cỏ Đông, cải tạo nạo vét để đảm
bảo lưu thông đường thủy.
d. Giao thông hàng không:
Dự kiến xây mới sân bay nhỏ phục vụ du lịch tại phía Bắc Thành phố Tây
Ninh.
1.3.5.2. Chuẩn bị kỹ thuật
a. San nền:
San nền tập trung đối với các khu vực xây dựng công trình công cộng, các
khu vực trung tâm và khu dân cư có mật độ cao, khu hành chính, thương mại và
dịch vụ phù hợp với cao độ chuẩn quốc gia. Các lô san lấp được chia theo các
trục giao thông chính.
b. Thoát nƣớc mƣa

Trang 12


Báo cáo hiện trạng môi trường Thành phố Tây Ninh
- Xây dựng mới hệ thống thoát nước mưa riêng biệt với nước thải sinh
hoạt. Trừ một số vị trí khu mật độ trung bình thấp ở phía Tây Bắc nhu cầu thoát
nước thải tương đối thấp, xây dựng hệ thống thoát nước chung về lâu dài phải
xây dựng hệ thống thoát nước riêng.
- Hướng thoát nước mưa được tính toán phân chia thành nhiều lưu vực
nhỏ phù hợp với địa hình tự nhiên và mạng lưới đường theo quy hoạch.
1.3.5.3. Cấp nƣớc
- Tổng nhu cầu dùng nước đến năm 2020 khoảng 48.600 m3/ngày, năm
2050 khoảng 102.000 m3/ngày.
- Nguồn nước: Lấy từ nguồn nước nước mặt Hồ Dầu Tiếng thông qua nhà

máy cấp nước công suất 18.000 m3/ngày.
- Mạng lưới cấp nước: Định hướng đến năm 2020 nâng cấp nhà máy cấp
nước hiện hữu lên 50.000 m3/ngày. Đến năm 2050 xây dựng nhà máy cấp nước
phía Bắc Thành phố và hệ thống đường ống cấp nước.
1.3.5.4. Cấp điện
- Nguồn cấp điện cho Thành phố Tây Ninh lấy từ mạng lưới điện quốc
gia.
- Các tuyến trung thế xây dựng mới là đường cáp ngầm 22Kv.
- Xây dựng thêm trạm biến áp mới cung cấp cho nhu cầu của toàn Thành
phố.
- Phải có thiết kế chi tiết hệ thống đèn chiếu sáng đường phố, đô thị và
các công trình công cộng với hình thức hiện đại, phong phú, đảm bảo mỹ quan
và phù hợp sắc thái kiến trúc riêng từng khu vực.
1.3.5.5. Thoát nƣớc thải, chất thải rắn và nghĩa trang
a. Thoát nƣớc thải
- Thiết kế hệ thống thoát nước riêng, nước mưa và nước thải được thiết kế
thành hai hệ thống thoát nước riêng biệt.
- Nước thải các hộ dân được xử lý cục bộ và thu gom về trạm xử lý nước
thải tập trung, nước thải xử lý đạt loại A theo QCVN 14:2008/BTNMT mới
được thải ra môi trường.
b. Chất thải rắn
- Xây dựng 02 bãi rác tập trung tạo điều kiện thu gom rác thuận tiện cho
Thành phố Tây Ninh.
- Rác thải trong khu dân cư, khu thương mại dịch vụ được thu gom và đưa
đến khu xử lý rác tập trung.
c. Nghĩa trang nhân dân

Trang 13



Báo cáo hiện trạng môi trường Thành phố Tây Ninh
Không quy hoạch nghĩa trang mới trong khu vực Thành phố.
1.3.5.6. Thông tin liên lạc
- Tiêu chuẩn 5 người/1 lô (1 lô gồm 1 đôi cáp điện thoại + internet)
- Đặt trạm thông tin tại vị trí phần đất dành cho hạ tầng kỹ thuật tại giao lộ
đường chính.

Trang 14


Báo cáo hiện trạng môi trường Thành phố Tây Ninh
CHƢƠNG 2
HIỆN TRẠNG VÀ DIỄN BIẾN CHẤT LƢỢNG
MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ
2.1. KHẢO SÁT VÀ LẤY M U PHÂN TÍCH CHẤT LƢỢNG MÔI
TRƢỜNG KHÔNG KHÍ
2.1.1. Lựa chọn vị trí lấy mẫu
Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí xung quanh trên
địa bàn Thành phố Tây Ninh, nhóm thực hiện đã tiến hành khảo sát và lựa chọn
một số điểm lấy mẫu đặc trưng đáp ứng các trạng thái môi trường khác nhau
như:
- Môi trường ở các khu dân cư, chợ;
- Môi trường chịu tác động trực tiếp của hoạt động giao thông;
- Môi trường chịu tác động trực tiếp của hoạt động sản xuất công nghiệp.
Nhóm thực hiện đã thiết kế mạng lưới lấy mẫu, phân tích chất lượng môi
trường không khí xung quanh với 10 điểm quan trắc như sau:
Bảng 1. Vị trí điểm lấy mẫu quan trắc chất lƣợng không khí xung quanh
Ký hiệu
KK-01
KK-02


Toạ độ (X;Y)

Vị trí lấy mẫu

0568601; 1263240 Khu vực ngã 3 chợ Thạnh Tân, xã Thạnh Tân
0568475; 1259096 Khu vực ngã 4 chợ Tân Bình, xã Tân Bình

KK-04

0566329; 1253553 Khu vực ngã 3 tượng đài – Phường Ninh Sơn
0568382; 1254470 Khu vực ngã 3 núi– Phường Ninh Sơn

KK-05

0568859; 1250315

KK-03

KK-09

Khu vực ngã 3 cửa Hòa Viện - Phường Ninh
Thạnh
0563166; 1252836 Khu vực ngã tư Bình Minh - Xã Bình Minh
Khu vực ngã 3 siêu thị điện máy - Phường
0567093; 1250633
Hiệp Ninh
Khu vực vòng xoay Bưu điện tỉnh Tây Ninh 0564976; 1251218
Phường 1
0564072; 1251479 Khu vực ngã 3 Lý Dậu – Phường 1


KK-10

0564022; 1250735 Khu vực ngã 3 Bến Xe Tây Ninh – Phường 1

KK-06
KK-07
KK-08

2.1.2. Công tác lấy mẫu và phân tích chất lƣợng không khí
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành 01 đợt đo đạc và lấy mẫu phân tích các
thông số môi trường không khí tại các vị trí như đã nêu ở trên.

Trang 15


Báo cáo hiện trạng môi trường Thành phố Tây Ninh
Tại mỗi vị trí, nhóm nghiên cứu đã tiến hành đo đạc tại chỗ các thông số
vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió) và tiếng ồn, đồng thời cũng tiến hành thu
mẫu để phân tích các thông số ô nhiễm không khí như: bụi lơ lửng, bụi PM10,
SO2, NO2, CO.

Hình 1. Lấy mẫu không khí tại điểm nút giao thông và khu dân cƣ
Các dụng cụ lấy mẫu khí được chuẩn bị trong phòng thí nghiệm đều được
xử lý sạch và đế trong điều kiện chân không. Thời gian đặt máy hút không khí từ
30 phút đến 45 phút, trong thời gian đó tiến hành đo nhanh các chỉ tiêu vi khí
hậu tại hiện trường bằng các thiết bị đo nhanh. Sau khi thu mẫu xong, tiến hành
cố định mẫu tại hiện trường và chuyển về Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Môi
trường REC để tiến hành phân tích. Nhật ký thu mẫu được thực hiện chặt chẽ và
trong suốt thời gian quan trắc không xảy ra sự cố nào về công tác lấy mẫu.

2.2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƢỢNG MÔI TRƢỜNG KHÔNG
KHÍ
Kết quả đo đạc được so sánh đánh giá theo các quy chuẩn cho từng nhóm
chỉ tiêu phân tích như sau:
- Các chỉ tiêu bụi, SO2, CO và NOx được đánh giá theo QCVN
05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung
quanh (trung bình 1 giờ);
- Chỉ tiêu độ ồn được đánh giá theo QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn (khu vực thông thường, từ 6 giờ đến 21 giờ) với
ngưỡng ồn cho phép là 70dBA.
Kết quả phân tích mẫu không khí xung quanh được thể hiện trong các
bảng sau đây:

Trang 16


Báo cáo hiện trạng môi trường Thành phố Tây Ninh
Bảng 2. Kết quả phân tích mẫu không khí xung quanh
Chỉ tiêu

Độ ồn

Bụi

lửng

Bụi
PM10

NO2


SO2

CO

m/s

dBA

µg/m3

µg/m3

µg/m3

µg/m3

µg/m3

51,3
50,9
51,0
48,7
46,9
47,4
46,0
48,2
47,4
46,8


0,9-2,3
1,2-2,1
0,5-1,6
1,3-2,2
1,4-3,0
1,5-2,7
1,0-2,7
0,9-1,5
1,1-2,4
1,4-2,9

56 - 60
54 - 58
55 - 57
56 - 59
52 - 57
54 - 58
60 - 63
61 - 64
59 - 64
62 - 64

214
198
242
223
239
234
205
215

223
257

12
9
15
13
12
8
9
10
11
22

78
84
67
80
85
67
65
64
70
73

69
70
53
68
74

56
54
52
59
62

2890
2750
2900
2870
2650
2670
2700
2650
2760
2960

-

-

-

-

300

-

200


350

30.000

-

-

-

70

-

-

-

-

-

Nhiệt
độ

Độ
ẩm

Tốc

độ gió

°C

%

34,7
35,1
34,9
35,3
35,8
35,4
35,8
35,3
36,0
35,7

Ký hiệu
KK-01
KK-02
KK-03
KK-04
KK-05
KK-06
KK-07
KK-08
KK-09
KK-10
QCVN
05:2013

QCVN
26:2010

2.2.1.Tổng bụi lơ lửng
Dựa vào biểu đồ cho thấy, tất cả các điểm đo đều cho kết quả hàm lượng
bụi trong không khí xung quanh đạt QCVN 05:2013/BTNMT. Kết quả đo cao
nhất xuất hiện ở vị trí KK-10 (Ngã ba Bến xe Tây Ninh) và vị trí KK-03 (Khu
vực ngã 3 tượng đài) với giá trị đo lần lượt là 257 ug/m3 và 242 ug/m3 thấp hơn
so với QCVN 05:2013/BTNMT là 300 ug/m3.

Biểu đồ 1. Kết quả phân tích hàm lƣợng bụi lơ lửng trong không khí xung
quanh

Trang 17


Báo cáo hiện trạng môi trường Thành phố Tây Ninh
2.2.2. Hàm lƣợng SO2
Biểu đồ bên dưới thể hiện kết quả phân tích hàm lượng SO2 trong không
khí xung quanh.

Biểu đồ 2. Kết quả phân tích hàm lƣợng SO2 trong không khí xung quanh
Theo đó có thể thấy 100% kết quả đo trong tất cả các mẫu phân tích đều
đạt QCVN 05:2013/BTNMT (350 g/m3). Kết quả đo có giá trị trong khoảng 52
– 74 g/m3, khá thấp so với QCVN 05:2013/BTNMT.
2.2.3. Hàm lƣợng CO
CO là một trong những chỉ tiêu chủ yếu khi phân tích mẫu nhằm đánh giá
chất lượng không khí xung quanh, nhất là đối với tác nhân phát sinh chất gây ô
nhiễm không khí từ hoạt động giao thông (từ quá trình đốt nhiên liệu trong các
động cơ phương tiện giao thông vận tải) và sinh hoạt của các hộ gia đình (từ

việc đun nấu hằng ngày).

Biểu đồ 3. Kết quả phân tích hàm lƣợng CO trong không khí xung quanh
Theo biểu đồ thể hiện kết quả phân tích hàm lượng CO tại các điểm đo
Trang 18


Báo cáo hiện trạng môi trường Thành phố Tây Ninh
trên địa bàn Thành phố, hàm lượng CO giá trị trong khoảng 2650 - 2960 g/m3
phát hiện thấp hơn đáng kể so với QCVN 05:2013/BTNMT, do đó có thể nói
không khí trên địa bàn chưa có dấu hiệu ô nhiễm đối với chỉ tiêu CO.
2.2.4. Hàm lƣợng NO2
Tương tự như các chỉ tiêu trên, biểu đồ kết quả phân tích hàm lượng NO2
bên dưới cho thấy khu vực chưa bị ô nhiễm không khí đối với chỉ tiêu NO2 so
với QCVN 05:2013/BTNMT. Kết quả đo có giá trị trong khoảng 64 – 85 g/m3,
khá thấp so với QCVN 05:2013/BTNMT (200 g/m3).

Biểu đồ 4. Kết quả phân tích hàm lƣợng NO2 trong không khí xung quanh
2.2.5. Độ ồn
Biểu đồ bên dưới thể hiện kết quả đo độ ồn trong không khí xung quanh
trên địa bàn Thành phố.

Biểu đồ 5. Kết quả đo độ ồn trong không khí xung quanh
Theo đó, 10/10 điểm đo cho kết quả độ ồn thấp hơn QCVN
26:2010/BTNMT. Vị trí đo tại KK-10 (Bến xe Tây Ninh) cho kết quả đo độ ồn
Trang 19


Báo cáo hiện trạng môi trường Thành phố Tây Ninh
cao nhất là 63dBA thấp hơn so với QCVN 26:2010/BTNMT là 70 dBA và thấp

hơn so với kết quả đo độ ồn năm 2013 là 82 dBA chứng tỏ có sự điều tiết tuyến
xe ra vào bến một cách hợp lý và lưu lượng xe tại thời điểm đo giảm.
2.2.6. Nhận xét chung
Trên cơ sở khảo sát và phân tích chất lượng không khí trên địa bàn
Thành phố Tây Ninh nhận thấy chất lượng không khí tại các phường/xã còn
tương đối tốt, tất cả các chỉ tiêu đo đạc đều đạt QCCP theo QCVN
05:2013/BTNMT và QCVN 26:2010/BTNMT

Trang 20


Báo cáo hiện trạng môi trường Thành phố Tây Ninh
CHƢƠNG 3
HIỆN TRẠNG VÀ DIỄN BIẾN CHẤT LƢỢNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC
3.1. HIỆN TRẠNG CHẤT LƢỢNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC MẶT
3.1.1. Các nguồn nƣớc mặt trên địa bàn và mục đích sử dụng
- Rạch Tây Ninh: rạch Tây Ninh chảy qua phía Tây Thành phố theo
hướng Bắc Nam và đổ ra sông Vàm Cỏ Đông ở khu vực xã Thanh Điền, huyện
Châu Thành. Mùa mưa lưu lượng dòng chảy lớn, mực nước sau cơn mưa thường
mấp mé bờ và thoát nhanh sau đó.
- Kênh Tây: kênh Tây chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và đổ ra
khu vực sông Vàm Cỏ Đông ở khu vực xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu.
- Sông Vàm Cỏ Đông: là con sông quan trọng của vùng Đông Nam Bộ, có
151km chảy qua lãnh thổ tỉnh Tây Ninh. Diện tích lưu vực của sông là
8.500km2, lưu lượng bình quân là 96m3/s, là nơi thoát nước của toàn bộ hệ thống
sông suối và kênh rạch trong khu vực.
Trong đó, chất lượng nước mặt tại rạch Tây Ninh là đáng quan tâm nhất.
Rạch Tây Ninh là một phụ lưu lớn thứ hai của sông Vàm Cỏ Đông sau rạch Bến
Đá, bắt nguồn từ khu vực ven bờ Tây hồ Dầu Tiếng (gần Nhà máy đường
Bourbon, huyện Tân Châu), chảy ngang qua khu vực huyện Hòa Thành và

Thành phố Tây Ninh rồi đổ ra sông Vàm Cỏ Đông. Rạch Tây Ninh hiện đang
được sử dụng làm rạch tiêu nước chính cho khu vực Thành phố Tây Ninh và
một phần các huyện Hòa Thành và Châu Thành. Lưu vực rạch Tây là nơi tập
trung nhiều nguồn thải gây ô nhiễm môi trường nước của tỉnh Tây Ninh, bao
gồm: nước thải sinh hoạt từ Thành phố Tây Ninh đổ ra, nước thải công nghiệp
từ các cơ sở sản xuất tinh bột mì và mía đường ở phía thượng lưu. Rạch Tây
Ninh hiện nay đang bị ô nhiễm khá nặng nề, do đó không còn chức năng cấp
nước sinh hoạt, tuy nhiên ở phía thượng lưu Thành phố nguồn nước hiện vẫn
đang được sử dụng để tưới.
3.1.2. Lựa chọn vị trí lấy mẫu quan trắc chất lƣợng nƣớc mặt
Trên cơ sở phân tích và đánh giá điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển
kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng các nguồn nước, khả năng chịu tải của nguồn
tiếp nhận, hiện trạng công tác quản lý và bảo vệ môi trường của chính quyền địa
phương cũng như ý thức cộng đồng trên địa bàn Thành phố Tây Ninh, nhóm
thực hiện đã tiến hành lựa chọn các vị trí để lấy mẫu phân tích chất lượng môi
trường nước mặt hướng đến các mục tiêu như sau:
- Đánh giá tình trạng chất lượng nguồn nước;
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của nước thải phát sinh từ khu dân cư, các
cơ sở sản xuất trong khu vực;
- Đánh giá khả năng lan truyền chất thải từ phía thượng nguồn xuống phía
Trang 21


Báo cáo hiện trạng môi trường Thành phố Tây Ninh
hạ lưu các hệ thống kênh rạch, sông suối...
Trên cơ sở đó, nhóm thực hiện đã thiết kế hệ thống lấy mẫu, phân tích
chất lượng nước mặt trên những con sông, suối, kênh, rạch chính chảy qua địa
bàn Thành phố như rạch Tây Ninh, kênh Tây, suối Núc, Trà Phí,... với 10 điểm
quan trắc như sau:
Bảng 3. Vị trí điểm lấy mẫu quan trắc chất lƣọng nƣớc mặt

Ký hiệu
NM-01
NM-02
NM-03
NM-04
NM-05
NM-06
NM-07
NM-08
NM-09
NM-10

Toạ độ (X;Y)
0566194; 1264444
0565324; 1260516
0567540; 1257488
0566359; 1255206
0569220; 1254920
0568674; 1251873
0563456; 1251442
0564862; 1250394
0564519; 1251297
0565175; 1256731

Vị trí lấy mẫu
Cầu Suối Núc
Cầu Máng
Cầu K21 Kênh Tây
Cầu Trà Phí
Cầu K18 Kênh Tây

Cầu Vườn Điều ().
Phường 1
Cầu Thái Hòa
Cầu Quang
Cầu Gió – Xã Bình Minh

3.1.3. Công tác lấy mẫu và phân tích môi trƣờng nƣớc mặt
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành 01 đợt đo đạc và lấy mẫu phân tích các
thông số môi trường nước mặt tại các vị trí như đã nêu ở trên.
Công tác lấy mẫu phân tích môi trường trên địa bàn Thành phố Tây Ninh
(cả nước mặt, nước ngầm, nước thải, không khí, đất, chất thải rắn) được tiến
hành bởi nhóm cán bộ của Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Môi trường REC
dưới sự giám sát của các cán bộ thuộc Phòng Tài nguyên Môi trường - UBND
Thành phố Tây Ninh. Phương tiện phục vụ công tác quan trắc và lấy mẫu là xe
ôtô và ghe xuồng. Toàn bộ quá trình lấy mẫu được ghi chép cẩn thận vào hồ sơ
nhật ký lấy mẫu.

Hình 2. Lấy mẫu chất lƣợng nƣớc mặt

Trang 22


Báo cáo hiện trạng môi trường Thành phố Tây Ninh
3.1.3.1. Chuẩn bị các thiết bị quan trắc
Các thiết bị phục vụ công tác quan trắc và lấy mẫu nước mặt bao gồm:
- Máy định vị vệ tinh xách tay;
- Thiết bị đo nhanh tại hiện trường (Máy WTW LF 196 của Đức)
- Xô nhựa 20L;
- Các dụng cụ chứa mẫu nước theo quy định (can nhựa loại 2L, 5L, chai
thủy tinh chuyên dùng để thu mẫu vi sinh, chai thủy tinh 2,5L đựng mẫu thuốc

BVTV) đã được chuẩn bị trước và rửa sạch, tiệt trùng, bảo quản đúng quy định.
- Hóa chất bảo quản mẫu và xúc rửa bình lấy mẫu.
- Thùng bảo quản mẫu.
3.1.3.2. Phƣơng pháp đo tại hiện trƣờng
Các thông số nhiệt độ, pH và DO được đo ngay tại chỗ bằng thiết bị đo
nhanh xách tay hiệu WTW LF 196 của Đức. Phương pháp đo được tiến hành
như sau: Dùng thiết bị lấy mẫu để lấy mẫu nước cho vào cốc chứa mẫu, sau đó
nhúng trực tiếp các điện cực xuống nước trong cốc chứa mẫu, đợi ổn định và
đọc các trị số đo tương ứng từ màn hình của máy sau đó ghi lại kết quả.
3.1.3.3. Phƣơng pháp lấy mẫu
Phương pháp lấy mẫu nước mặt được tiến hành theo chỉ dẫn trong các
TCVN hiện hành: TCVN 5992:1995, TCVN 5993:1995 và TCVN 5996:1995.
Đối với tất cả các mẫu nước mặt: Dùng thiết bị lấy mẫu múc trực tiếp từ
sông, rạch, hồ, tráng sạch 3 lần bằng chính nước mặt tại mỗi vị trí lấy mẫu, sau
đó chiết mẫu vào các dụng cụ chứa mẫu.
- Mẫu phân tích các thông số hóa lý thông thường được chứa trong can
nhựa 5L. Trước khi chứa mẫu, can nhựa được đánh số ký hiệu mẫu, tráng sạch
03 lần bằng chính nước sông (kênh, rạch, suối) của mỗi vị trí lấy mẫu, sau đó đổ
đầy nước vào và đậy nắp lại, xếp vào thùng lưu mẫu.
- Mẫu phân tích kim loại nặng được đựng trong can nhựa sạch có dung
tích 2L (có tráng acid và acid hóa ngay các mẫu sau khi lấy).
- Mẫu phân tích vi sinh (Coliform) đựng trong chai thủy sinh đã khử
trùng.
- Mẫu phân tích BVTV đựng trong chai thủy tinh màu nâu có dung tích
2,5lit đã được tráng sạch bằng acetone và n – hexane.
- Mẫu phân tích dầu mỡ đựng trong chai thủy sinh sạch có dung tích 2L.
3.1.3.4. Bảo quản mẫu
Tất cả các mẫu sau khi lấy được bảo quản tức thời trong thùng đá (nhiệt
độ khoảng 3 – 4oC) trong suốt thời gian vận chuyển về phòng thí nghiệm (PTN).
Trang 23



Báo cáo hiện trạng môi trường Thành phố Tây Ninh
Tại PTN, các dụng cụ chứa mẫu được bảo quản lạnh theo qui định và thêm hóa
chất bảo quản cho đến khi phân tích.
3.1.3.5. Phân tích mẫu
Các mẫu nước mặt được phân tích tại phòng thí nghiệm của Trung tâm
Nghiên cứu và Tư vấn Môi trường – REC theo các phương pháp chuẩn đã được
công nhận. Các thông số và phương pháp phân tích tương ứng được liệt kê như
sau:
Bảng 4. Thông số và phƣơng pháp phân tích chất lƣợng nƣớc mặt
TT
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11

Thông số
pH
Oxi hòa tan (DO)
Chất rắn lơ lửng (SS)
COD
BOD5

Amonia (N-NH4+)
Nitrit (N-NO2-)
Nitrate (N-NO3-)
Phosphat
Sắt tổng cộng (Fe)
Tổng Coliforms

Phƣơng pháp phân tích
TCVN 6492 : 2011
SMEWW 4500.O.C:2012
TCVN 6625:2000
SMEWW 5220C:2012
SMEWW 5210B:2012
SMEWW 4500:NH3:F
TCVN 6178:1996
SMEWW 4500:2012
SMEWW 4500:2012
SMEWW 3500 (Fe)-B
TCVN 6187-2:1996

3.1.4. Kết quả phân tích chất lƣợng môi trƣờng nƣớc mặt
Các chỉ tiêu phân tích bao gồm: pH, oxy hoà tan (DO), tổng chất rắn lơ
lửng (TSS), nhu cầu oxy sinh hoá (BOD), nhu cầu oxy hoá học (COD), amoni
(N-NH4+), nitrit (N-NO2-), nitrat (N-NO3-), phosphate (P-PO43-), sắt (Fe), và
Coliform.
Nguồn nước mặt trên địa phận Thành phố đang được sử dụng chủ yếu cho
mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi thuỷ sản. Do đó, kết quả phân tích mẫu
nước mặt trên hệ thống sẽ được so sánh với QCVN 08:2008/BTNMT - Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, cột A2 - Dùng cho mục đích
cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp, bảo tồn động

thực vật thủy sinh hoặc các mục đích sử dụng như loại B1, B2.

Trang 24


Báo cáo hiện trạng môi trường Thành phố Tây Ninh
Bảng 5. Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc mặt
Chỉ tiêu
Ký hiệu

pH

DO

TSS

COD BOD NH4+ Nitrit Nitrat

Phos
phat

Sắt
(Fe)

Colifo
rms
MPN/
100ml

-


mg/l

mg/l

mg/l

mg/l

mg/l

mg/l

mg/l

mg/l

mg/l

NM-01

6,49

4,1

28

27

17


1,30

5,02

3,21

2,62

1,05

35

NM -02

6,76

4,5

19

23

15

1,54

0,70

1,65


0,72

0,86

110

NM -03

6,64

4,2

23

19

11

0,78

0,03

0,79

0,26

0,54

75


NM -04

6,73

5,5

13

22

14

0,59

0,22

1,53

0,41

1,12

38

NM -05

6,44

5,1


26

23

17

1,04

0,67

2,56

1,78

0,29

93

NM -06

6,61

4,2

16

28

13


0,43

0,06

0,89

0,19

0,78

130

NM -07

6,34

5,0

21

19

10

1,05

0,12

0,76


0,45

0,09

210

NM -08

6,94

4,2

18

22

9

0,22

0,08

0,67

0,37

0,12

80


NM -09

6,82

4,7

13

15

7

0,76

0,05

1,33

0,28

0,47

67

NM -10

6,53

5,6


19

13

6

0,18

0,03

0,81

0,43

0,29

39

QCVN
08:2008
(cột A2)

68,5

≥5

30

15


6

0,2

0,02

5

0,2

1

5000

3.1.4.1. Chỉ tiêu pH

Biểu đồ 6. Biểu đồ kết quả phân tích chỉ tiêu pH trong nƣớc mặt Thành
phố Tây Ninh

Trang 25


×