Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Độc chất môi trường Polyethylene

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (549.58 KB, 18 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA NÔNG – LÂM – NGƯ

Tiểu luận: POLYETHYLENE
Môn: ĐỘC HỌC MÔI TRƯỜNG

GVHD
: ThS. Vũ Hoàng Anh
Sinh viên : Vũ Thúy Hằng
Ngành
: Quản lý Tài nguyên &
Môi trường
Khóa
: 55
MSSV
: QB05139945

Page 1


2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA NÔNG – LÂM – NGƯ



Tiểu luận: POLYETHYLENE


GVHD
Sinh viên
Ngành
Khóa
MSSV

: ThS. Vũ Hoàng Anh
: Vũ Thúy Hằng
: Quản lý Tài nguyên
& Môi trường
: 55
: DQB05139945

Page 2


3

MỤC LỤC

Page 3


4

CÁC CỤM TỪ VIÊT TẮT
IUPAC – Internation Union of Pure and Applied Chemistry tạm dịch Liến minh
Quốc tế về Hóa học thuần túy và Hóa học ứng dụng là tổ chức phi chính phủ được thành lập
vào năm 1919 bởi các nhà hóa học nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển của khoa học hóa
học.


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Mô hình 3D của Polyetylene.
Hình 2: Mô hình 3D của mono Polyethylene.
Hình 4: Một số sản phâm nhựa LDPE thường gặp.
Hình 5: Thép không gỉ và siêu phân tử có giá cao trên thị trường.
Hình 6: Bản đồ lượng chất thải nhựa chung ra biển và đại dương của thế giới.

Page 4


5

PHẦN I: MỞ ĐẦU
Con người không thể tồn tại và phát triển nếu thiếu đi nguồn thức ăn, nước uống
hàng ngày. Trải qua các thời kỳ, con người sáng tạo ra nhiều cách để chứa đựng và bảo
quản nguồn thực phẩm.
Hầu hết các loại thực phẩm đều bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như nước,
bụi, oxy, vi sinh vật… Vì vậy chúng cần được bảo quản trong bao bì cẩn thận nhằm giữ
được nguyên chất lượng gốc trong thời gian lâu nhất có thể. Bên cạnh đó, cùng với sự phát
triển của xã hội thì nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng được nâng cao thì nhựa
không chỉ dùng để chứa đựng thực phẩm mà còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công
nghiệp khác.
Polyethylene là phổ biến nhất nhựa trên thế giới, ta có thể bắt gặp nó bất kì ở đâu
trong cuộc sống hàng ngày. Các loại Polyethylene khác nhau có một vài tính chất quan
trọng đã làm chúng trở thành vật liệu bao bì thích hợp nhất . Polyethylene có tính ngăn cản
nước và độ ẩm rất tốt, tính này càng tốt khi mật độ của Polyethylene càng cao. PE cũng có
tính hàn nhiệt rất tốt và vẫn giữ được tính mềm dỏe ở mật độ rất thấp nó có thể được sử
dụng ở điều kiện đông lạnh thấp. Song song với những tiện ích mà nó mang lại thì nó cũng
gây ô nhiễm không hề ít.

Vì vậy bài tiểu luận “Polyethylene” sẽ giới thiệu tổng quát về mức độ ô nhiễm và gây
độc của nó.

Page 5


6

PHẦN II: NỘI DUNG
1. Nguồn gốc
1.1 Khái quát

Hình 1: Mô hình 3D của Polyetylene.
Polyetylene có tên IUPAC là polyethylene hay polyethene; viết tắt: PE.
PE là một loại nhựa nhiệt dẻo (thermoplastic polymer) được sử dụng rất phổ biến
trên thế giới, với trữ lượng sản xuất hàng năm khoảng 80 triệu tấn, chủ yếu được sử dụng để
làm bao bì, túi hàng tạp phẩm, chai dầu gội đầu, đồ chơi trẻ em, và thậm chí áo chống đạn…
Đối với một vật liệu đa năng như vậy, nó có cấu trúc rất đơn giản, đơn giản nhất trong tất cả
các polymer.
Polyetylene là một hợp chất hữu cơ (poly) gồm nhiều nhóm etylen CH 2-CH2 liên kết
với nhau bằng các liên kết hydro no.
Phân tử Polyetylene có cấu tạo mạch thảng dài gồm các mắc xích cơ sở ethylene,
ngoài ra còn có những mạch nhánh. PE là polymer không phân cực, moment lưỡng cực. PE
được điều chế bằng phản ứng trùng hợp các monome etylen (C2H4).

Page 6


7


Hình 2: Mô hình 3D của mono Polyethylene.

Hình 3: Phương trình trùng hợp Polyethylene.
Polyethylene có đặc tính:





Trong suốt, hơi có ánh mớ, có bề mặt bóng láng mềm dẻo.
Chống thấm nước và hơi nước tốt.
Chống thấm khí O2, N2, CO2 và dầu mỡ đều kém
Chịu được nhiệt độ cao dưới 230oC trong thời gian ngắn.
Page 7


8
– Bị căng phồng và hư hỏng khi tiếp xúc với tính dầu thơm hoặc các chất tẩy rửa như Ancol,
Acetol, H2N2…
– Có thể cho khí, hương thẩm thaaus xuyên qua, do đó PE cũng có thể hấp thu giữ mùi trong
bản thân bao bì, và cũng chính mùi này có thể được hấp thu bởi thực phẩm được chứa đụng
bên trong, gây mất giá trị cảm quan củ sản phẩm.
Công dụng:
– Làm túi xách các loại, thùng (can) có thể tích từ 1 đến 20 lít với độ dày khác nhau.
– Sản xuất nắp chai. Do nắp chai bị hấp thu mùi nên chai dựng thực phẩm đậy bằng PE phải
được bảo quản trong một môi trường không có chất gây mùi.
1.2 Nguồn gốc
Polyetylen lần đầu tiên được tổng hợp bởi các nhà hóa học người Đức Hansvon
Pechmann, người ta phát hiện ra một cách tình cờ vào năm 1898 trong khi điều tra
diazomethane(CH2N2)[1]. Khi các đồng nghiệp của ông Eugen Bamberger và Friedrich

Tschirner đặc trưng, chất sáp màu trắng mà ông đã tạo ra, họ nhận ra rằng nó chứa đựng
-CH dài 2 - chuỗi và gọi nó polymethylene.
2. Dạng tồn tại
Dựa vào tỷ trọng có các loại PE sắp xếp theo tỉ trọng tăng dần như sau: VLDPE (tỉ
trọng rất thấp). LDPE (tỉ trọng thấp), LLDPE (PE tỷ trọng thấp mạch thẳng), MDPE (tỉ
trọng trung bình), HDPE (tỉ trọng cao), UHMWPE (PE có khối lượng phân tử cực cao),
PEX hay XLPE (PE khâu mạch), HDXLPE (PE khâu mạch tỷ trọng cao), HMWPE )
polyethylene cao trọng lượng phân tử), ULMWPE hoặc PE-WAX, Polyethylene clo (CPE)
2.1 VLDPE (Very-low-density polyethylene)
Là một polyme chủ yếu là mạch thẳng, còn các mạch nhánh rất ngắn.
Tỷ trọng: 0,880 - 0,915 g/cm³.
Được chế tạo nhờ quá trình trùng hợp triệt để dưới áp suất cao.
Là chất vô định hình có độ mềm dẻo tuyệt đối, độ dai rất tốt, căng và tăng khả năng
bảo vệ môi trường, mở rộng khả năng hỗn hợp với nguyên liệu chất dẻo mềm khác như
PVC, EVA để thay đổi tính năng của nó.

Page 8


9
Dùng để sản xuất màng co, màng căng, găng tay bảo hộ, tham gia quá trình biến đổi
các loại chất dẻo khác, màng công nghiệp, màng nhiều lớp.
2.2 LDPE (Low-density polyethylene)

Hình 4: Một số sản phâm nhựa LDPE thường gặp.
Tỷ trọng: 0,910 - 0,940 g/cm³.
Tính chịu nhiệt Tnc = 93°C.
Tmin = -57oC.
Thàn = 100oC.
LDPE trong, hơi mờ, độ bóng bề mặt cao. Bị kéo dãn, dễ nứt dưới tác dụng lực.

Khả năng chống tác nhân:






Chống thấm nước tốt;
Chống thấm khí, hơi nước kém:
Chống thấm dầu mỡ kém:
Bền với acid muối vô cơ:
Khả năng in ấn kém
Page 9


10
LDPE ứng dụng làm bao bì thủy sản đông lạnh vì chịu được nhiệt độ -18 oC. Nhiệt độ
ghép mí thấp nên dùng làm lớp trong cùng của mảnh ghép.

2.3 LLDPE (Linear low-density polyethylene)
Tỷ trọng: 0,915 - 0,925 g/cm³.
Tính chịu nhiệt Tnc ≈ 95°C.
Tmin = -57oC.
Thàn = 120oC.
Khả năng chống tác nhân:
– Chống thấm khí, hơi nước, chống thấm dầu mỡ cải thiện hơn so với LDPE.
– Bền với acid muối vô cơ.
– Khả năng in ấn cao hơn LDPE
LLDPE được úng dụng đê phủ cáp, đồ chơi, nắp, xô, thùng chứa và đường ống.
2.4 MDPE (Medium-density polyethylene)

Tỷ trọng: 0,926 - 0,940 g/cm³.
MDPE có thể được sản xuất bởi các chất xúc tác crom / silic, chất xúc tác ZieglerNatta, hoặc chất xúc tác metallocene. MDPE có độ bền cơ học khá tốt. Nó cũng ít nóng
nhạy cảm hơn HDPE. MDPE thường được sử dụng trong các ống dẫn khí và phụ kiện, bao
tải, thu nhỏ phim ảnh, phim bao bì, túi mang, và đóng cửa vít.
2.5 HDPE (High-density polyethylene)
Tỷ trọng: 0.941 - 0,965 g/cm³.
Tính chịu nhiệt Tnc ≈ 121°C.
Tmin = -46oC.
Thàn = 140oC.
Ngược với LDPE, HDPE được sản xuất đưới áp suất thấp với các hệ xúc tác như
crom/silic catalysts, Ziegler-Natta hay metanloxen (metallocene). Các chất xúc tác kích
thich sự hình thành các gốc tự do ở hai đầu của các phân tử Polyethylene phát triển tạo các
mono etylen nối liền nhau tạo chuỗi tuyến tính cực kì bền.
Page 10


11
Khả năng chống tác nhân:
– Chống thấm khí, hơi nước, chống thấm dầu mỡ cải thiện hơn so với LLDPE:
– Bền với acid muối vô cơ:
– Khả năng in ấn cao hơn LLDPE
HDPE có độ bền cao. Được ứng dụng trong tạo hình các ly, khay nhựa, các bao bì
như bình sữa, chai chất tẩy rửa, thùng chứa rác, ống dẫn nước… Đa số các đồ chơi trẻ em
đều được sản xuất từ HDPE. Thống kê 2007, lượng tiêu thụ HDPE toàn cầu đạt 30 triệu tấn.

2.6 UHMWPE (Ultra-high-molecular-weight polyethylene)
Là loại PE có khối lượng phân tử trung bình số cỡ hàng triệu (từ 3,1 đến 5,67 triệu).
UHMWPE rất cứng nên được ứng dụng làm sợi và lớp lót thùng đạn.
Tỷ trọng: 0,930 - 0,935 g/cm³.
Nhiệt độ nóng chảy Tm ≈ 130 °C.


Hình 5: Thép không gỉ và siêu phân tử có giá cao trên thị trường
2.7 PEX hay XLPE (Cross-linked polyethylene)
Được chế tạo bằng cách cho thêm các peocid hữu cơ (ví dụ: dicumyl peocid,...) vào
PE trong quá trình gia công. Các phương pháp khâu mạch PE tốt nhất là phương pháp đúc
quay và bức xạ hồng ngoại.
PEX được ứng dụng làm màng nhựa, ống, dây và cáp điện.

Page 11


12
3. Hấp thụ, chuyển hóa và tích tụ
Độc tính của Polyethylene phát tính chủ yếu do tiếp xúc qua da, hit thở (khi đốt), tiêu
hóa.
Trong sinh hoạt hàng ngày, nững chai đựng sữa, nước ngọt và một số thực phẩm lỏng
khác thường làm bằng nhựa PE tỷ trọng cao, được gọi tắt là HDPE. Có thể nói ở tất cả các
chợ lớn, nhỏ, siêu thị hay chợ ven đường… hàng hoá giao cho khách hàng đều đựng túi PE.
Tuy nhiên, việc sản xuất ra HDPE cũng sử dụng tới các hoá chất độc hại như hexane và
benzen. LDPE được cho là ít độc hại nhưng nó vẫn chứa các chất độc như butane, benzene
và vinyl acetate. Các loại túi shopping làm bằng LDPE và HDPE hiện nay bị lên án bởi các
nhóm bảo vệ môi trường và bị cấm ở một số nơi thánh phố của Mỹ.
3.1 Hấp thụ
3.1.1 Hô hấp
Việc đốt cháy Polyethylen bằng các hình thức dùng lửa hay nung nóng đều tạo ra
mùi khó chịu, việc đốt cháy bằng lửa có thể gây ra khói đen rất nguy hiểm cho những ai hít
phải.
Con người hít phải khói do đốt cháy PE chủ yếu do các hoạt động đốt tiêu hủy rác,
các công nhân làm việc trong nhà máy sản xuất các loại bao bì, đồ vật, dụng cụ làm từ nhựa.
3.1.2 Qua da (tiếp xúc trực tiếp khi sử dụng các vật liệu bằng PE)

Việc tiếp xúc độc chất từ PE qua da là không đáng kể do đặc tính chông dính, trơ với
nhiệt độ thường.
3.1.3 Tiêu hóa (ăn uống những đồ vật được làm từ PE)
Chủ yếu do con người sử dụng đồ vật làm từ PE để chứa đựng thức ăn, nước uống,
nguồn yếu phẩm phục vụ cho nhu cầu hằng ngày hay là cất trữ.
Ví dụ: Vấn đề đáng lo ngại nhất là sử dụng tùy tiện những bao bì cũ. Thật không an
toàn khi dùng những thùng nhựa PE đã đựng sơn nước để muối dưa, cà.Một số hoá chất độc
hại có trong sơn đã thấm vào nhựa sẽ khuếch tán ra môi trường nước – acid của dưa, cà và
có tác hại đến sức khoẻ của người tiêu dùng.

Page 12


13
3.2 Tích tụ
Sử dụng PE quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ do không có độ kháng nhiệt cao,
bị ăn mòn bởi dung môi hay dầu mỡ, trầy xước, có thể không để lại mùi vị thực phẩm.
Việc dùng các loại hộp, tô bằng nhựa PE để chứa thực phẩm nóng hoặc nhiều dầu
mỡ vì các chất độc trong loại nhựa này sẽ được phóng thích với tỷ lệ cao, gây tổn hại cho
gan, đặc biệt là ung thư và nhiều bệnh khác.
4. Tác động
Ô nhiễm môi trường do rác thải làm từ Polyethylene trong hoạt động thường ngày
của con người cũng là một vấn đề cần được đặc biệt quan tâm. Trên 50% tổng lượng rác
thải nhựa ra đại dương là từ các nước nằm trong khu vực Biển Đông như Trung Quốc, Việt
Nam, Indonesia và Philippine. Trong bối cảnh chung đó, Việt Nam là nước có lượng rác
thải nhựa xả ra biển nhiều thứ 4 trên thế giới. Khối lượng rác thải nhựa từ Việt Nam ra Biển
Đông dao động trong khoảng 0,28-0,73 triệu tấn/năm, tương đương 6% tổng lượng rác thải
nhựa ra biển của thế giới. Tuy nhiên, phần lớn người dân dường như vẫn chưa có ý thức về
những nguy hại từ ô nhiễm rác thải nhựa cũng như chưa có những hành động cần thiết để
bảo vệ môi trường biển.


Hình 6: Bản đồ lượng chất thải nhựa chung ra biển và đại dương của thế giới.
Do đặc điểm cấu trúc là các polyme tổng hợp nhân tạo Polyethylene là một dạng chất
thải có tốc độ phân hủy trong môi trường biển rất chậm. Thông thường những mảnh rác thải
Page 13


14
nhựa lớn sẽ bị phân nhỏ ra dưới các tác động cơ học thành các hạt nhựa nhỏ có kích thước
dưới 5mm (gọi là microplastic). Thông thường phải mất đến hàng trăm năm thậm chí cả
hàng nghìn năm để một mảnh rác thải nhựa bị phân hủy hoàn toàn trong điều kiện tự nhiên.
Với đặc tính bền vững trong tự nhiên như vậy, rác thải nhựa đang gây ra những hậu quả
nghiêm trọng cho hệ sinh thái biển, ảnh hưởng trực tiếp tới sự sống của các loài sinh vật phù
du, cá biển, các loài rùa biển cũng như các loài chim biển.
Cơ chế gây hại:
– Các mảnh nhựa được tích lũy trong ruột gây cản trở hoặc tắc hệ tiêu hóa của sinh vật.
– Do đặc tính kỵ nước của nhựa Polyethylene, chúng có khả năng hấp phụ trên bề mặt một
lượng lớn các chất ô nhiễm khác như PCBs, PAHs, thuốc trừ sâu... Những chất này khi
được tích lũy trong cơ thể sinh vật sẽ gây ra những tác hại đối với sinh vật.
Một nghiên cứu mới công bố gần đây cho thấy 28% tổng số cá thể sinh vật và 55%
số loài cá và thân mềm thu được từ Biển Đông khu vực Indonesia có chất thải nhựa trong dạ
dày và đường ruột. Chúng đều là những loại hải sản được sử dụng phổ biến làm thực phẩm
hàng ngày của người dân Indonesia. Trong khi đó, chưa có những nghiên cứu tương tự từ
vùng biển Việt Nam. Mặc dù vậy, hải sản nhiễm rác thải nhựa chiếm tỉ lệ cao ở Indonesia
cho thấy những nguy cơ tương tự có thể xảy ra với hải sản được dùng làm thực phẩm ở Việt
Nam vì 2 lý do: thứ nhất, Indonesia có lượng rác thải nhựa ra biển nằm trong khoảng dao
động tương đương với Việt Nam và những loài hải sản được đề cập đến trong nghiên cứu ở
Indonesia như cá nục, cá thu, cá trích, cá dìa cũng đều là những loài được sử dụng phổ biến
làm thực phẩm ở Việt Nam. Do đó ảnh hưởng đến nghiêm trọng đến sức khỏe con người do
tiêu thụ. Như đã đề cập ở trên, rác thải nhựa Polyethylene không những gây cản trở quá

trình tiêu hóa của sinh vật mà còn mang theo những chất độc hại như PCBs, PAHs, .... vào
trong cơ thể chúng. Việc sử dụng các loại hải sản có chứa rác thải nhựa làm thực phẩm có
thể dẫn đến những quan ngại về những hợp chất độc hại hấp phụ trên bề mặt nhựa có thể
tích lũy trong cơ thể người và qua thời gian dài có khả năng gây ra những ảnh hưởng về sức
khỏe.
Tóm lại sử dụng nhựa Polyethylene tác động đến vấn đề môi trường rất đáng kể.
– Phát sinh rác ảnh hưởng đến môi trường làm xấu cảnh quan, tắc nghen cống rãnh, nguy hại
cho sinh vật cũng như con người…
– Việc thải các sản phẩm từ Polyethylene sẽ được phân hủy trong bãi chôn lấp nhưng phải
mất một thời gian dài.
5. Biểu hiện
Đa phần các Polyethylene khi làm nóng sẽ giải phóng chất độc hại. Những chất độc này
được biết có thể rò rỉ vào bất cứ gì nó chạm tới, và những thành phần tạo nên, khi vào cơ thể, sẽ
Page 14


15
hủy hoại tế bào của cơ thể và gây nên nhiều vấn đề sức khỏe. Những chứng bệnh và rối loạn
như ung thư, mất trí do tế bào não suy thoái (Alzheimer), thấp khớp, bệnh tim, suy yếu mắt và
nhiều vấn đề sức khỏe khác đang gia tăng có liên hệ với lượng đồ dùng làm từ Polyehtylene
đang gia tăng trong đời sống. Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những thành phần
độc hại trong đồ nhựa gây nên nhiều rối loạn, từ ung thư đến chứng vô sinh.

Nước thường được bán trong bình nhựa làm từ Polyethylene có thể rò rỉ chất DEHA,
một chất gây ung thư, vào nước uống, nó bị nghi là gây nên các rối loạn hành vi và thần
kinh trong bào thai và trẻ em. Chất độc giải phóng BPA từ các Polyethylene phỏng kích
thích tố estrogen ở phụ nữ, có thể gây tác hại, bao gồm ung thư não bộ, ngực và prostate, cơ
quan sinh sản ở phụ nữ và hệ miễn nhiễm.
6. Cách phòng tránh ngộ độc
Vì đa số các sản phẩm của nhựa Polyethylene là các túi bao bì, hộp nhựa được sử

dụng hằng ngày, thường xuyên nên việc phòng tránh ngộ độc do chúng chủ yếu là giảm
thiểu việc sử dụng.
– Thay đổi thói quen sử dụng túi từ nhựa Polyethylene khi đi chợ, siêu thị cũng như khi gói
hàng. Thay vào đó là sử dụng các túi xách, làn, giỏ... làm từ vật liệu thân thiện hơn với môi
trường. Đây cũng có thể là một hướng nghiên cứu cho các nhà nghiên cứu vật liệu phát triển
các sản phẩm thân thiện với môi trường nhưng vẫn đảm bảo sự tiện lợi cho người tiêu dùng.
Có như vậy, yêu cầu thay thế dần việc sử dụng các sản phẩm từ nhựa mới có tính khả thi.
Và hiện nay cũng đã có các sản phẩm túi bao bì thay thế được làm từ giấy, bèo…
– Tuyệt đối không xả các chất bừa bãi (và xa hơn là không xả tất cả các loại rác thải một cách
bừa bãi ra môi trường). Đặc biệt đối với các địa điểm du lịch. Để thực hiện điều này thì sự
giáo dục trong gia đình và nhà trường đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành
thói quen bảo vệ môi trường và xả rác đúng nơi qui định.
– Rác thải nhựa có khả năng tái chế, do đó cần được phân loại riêng từ trong gia đình và ở các
thùng rác công cộng để dễ thu gom và tái chế. Ngoài ra, Nhà nước cũng nên khuyến khích
việc thành lập các công ty tư nhân có vai trò thu gom, xử lý và tái chế rác thải thông qua các
chính sách ưu đãi về vay vốn, thuế, v.v.
– Các nhà khoa học cần tiến hành các nghiên cứu đánh giá hiện trạng và tác động của ô nhiễm
rác thải nhựa nói chung và Polythylene nói riêng đến hệ sinh thái biển Việt Nam và nguy cơ
ảnh hưởng từ ô nhiễm rác thải nhựa sức khỏe người dân thông qua sử dụng hải sản.
Bên cạnh đó, cũng cần phải lưu ý một số vấn đề khi sử dụng:
– Không sử dụng đồ nhựa Polyethylene để chứa thực phẩm nóng, ngay cả những loại chịu
được nhiệt độ cao vì chúng vẫn có khả năng thôi nhiễm chất độc hại vào thực phẩm. Nên để
Page 15


16
nguội thực phẩm trước khi cho vào hộp nhựa bảo quản, và sử dụng các loại chén, dĩa, tô
bằng sứ hoặc thuỷ tinh để bảo đảm sức khoẻ cho cả gia đình bạn.
– Nên thay các chai, hũ nhựa bằng chai, lọ thuỷ tinh để chứa nước mắm, tương chao, dầu ăn
và các loại gia vị.

– Vệ sinh đúng cách: Không tẩy trùng đồ nhựa Polyethylene bằng cách trụng nước sôi hoặc
dùng các chất tẩy rửa mạnh vì các chất độc có thể thôi nhiễm ra bên ngoài. Không nên chà
rửa mạnh tay vì sẽ tạo ra các vết trầy làm nơi ẩn náu cho vi khuẩn và các chất bẩn. Cách tốt
nhất là chúng ta nên sử dụng khăn giấy để lau sạch vết dơ và dầu mỡ bám, sau đó rửa lại
bằng nước rửa chén và tráng qua nước sạch.

Page 16


17

PHẦN III: KẾT LUẬN
Polyethylene rất tiện sử dụng và tái chế, nó được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực
phục vụ cho những mục đích khác nhau. PE được tái chế và sản xuất với các loại hình đáp
ứng nhu cầu của xã hội. Đồng thời, có thế là một đóng góp đáng kể cho môi trường và nên
kinh tế từ các khía cạnh khác nhau, cụ thể như giảm việc lạm dụng tài nguyên thiên nhiên,
giảm
Việc sử dụng nhựa nói chung và Polyethylene nói riêng là một trong những vấn đề
bất cập đối với nước ta hiện nay. Mặc kệ PE có tính độc như thế nào nhưng con người vẫn
sử dụng nó bởi đặc tính dễ tái chế tiện sử dụng. Đây là liều thuốc độc tích tụ lâu dài và tồn
tại bền vững với nhân loại.

Page 17


18

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] chất hóa học phát hiện năm Vai trò của phụ gia trong Linear Low Density
Polyethylene (LLDPE) Films.

/> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> />
Page 18



×