Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Phân tích các yếu tố cấu thành nên văn hóa tổ chức của công ty Sacomreal

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.14 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI
(CS2) KHOA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC

Phân tích các yếu tố cấu thành nên văn hóa tổ chức của
công ty sacomreal

Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên:
LỚP:
MSSV:

TP HCM, tháng 10 năm 2016


DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
VH: Văn hóa
DN: Doanh nghiệp
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
MTV: Một thành viên

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Hình 1 Sơ đồ tổ chức Sacomreal............................................................................10
Nguồn: Trang chủ Sacomreal


Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1
PHẦN NỘI DUNG............................................................................................................ 2
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN......................................................................................... 2
1.1. Văn hóa...................................................................................................................... 2
1.2. Văn hóa doanh nghiệp...............................................................................................3


1.3. Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp.............................................................4
1.3.1. Các giá trị văn hóa hữu hình...............................................................................4
1.3.2. Những giá trị được tuyên bố...............................................................................6
1.4. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp với sự phát triển của doanh nghiệp....................7
CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG............................................................................................ 8
2.1. Tổng quan về công ty Sacomreal-S...........................................................................8
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.........................................................................8
2.2. Các giá trị văn hóa hữu hình....................................................................................10
2.2.1. Kiến trúc đặc trưng và diện mạo Sacomreal-S.................................................10
2.2.2. Lễ kỷ niệm, lễ nghi và các sinh hoạt văn hóa...................................................11
2.2.3. Ngôn ngữ, khẩu hiệu.........................................................................................11
2.2.4. Bài hát truyền thống..........................................................................................12
2.2.5. Về trang phục, tác phong làm việc................................................................... 12
2.2.6. Giao tiếp và ứng xử...........................................................................................12
2.3. Các giá trị văn hóa vô hình, giá trị ngầm định........................................................13
2.3.1. Niềm tin.............................................................................................................13
2.3.2. Những giá trị cốt lõi..........................................................................................13
2.3.3. Triết lý quản lý và kinh doanh:.........................................................................15
2.3.4. Bí mật kinh doanh.............................................................................................15
2.3.5. Phúc lợi về tinh thần cho nhân viên..................................................................16
2.3.6. Tạo động lực cho nhân viên..............................................................................16
2.4. Nhận xét................................................................................................................... 17
2.4.1. Về ưu điểm........................................................................................................ 17
2.4.2. Về hạn chế.........................................................................................................18
CHƯƠNG 3.KIẾN NGHỊ................................................................................................ 18
3.1. Một số kiến nghị nhằm khắc phục hạn chế trong văn hóa Sacomreal-S................18
3.2. Một số kiến nghị nhằm xây dựng văn hóa Sacomreal-S vững mạnh hơn..............19
PHẦN KẾT LUẬN.......................................................................................................... 21



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong nền kinh tế trí thức ngày nay, cạnh tranh trở nên mạnh mẽ hơn. Các công ty,
tập đoàn lớn đều không ngừng phát triển để tăng khả năng cạnh tranh của mình trên lĩnh
vực. Một trong những yếu tố tạo nên thành công của các công ty đó là văn hóa tổ chức.
Văn hóa doanh nghiệp rất cần thiết cho một doanh nghiệp, nó có thể làm cho một tổ
chức doanh nghiệp phát triển, và nếu thiếu nó, sẽ làm cho công ty lụi tàn. Theo những
nghiên cứu của những nhà xã hội học Mỹ thì những công ty tuân thủ và thực hiện một Văn
hóa doanh nghiệp chính đáng, thì giá trị của nó có thể sẽ tăng lên 200%, và có nhiều doanh
nghiệp còn đạt được hiệu quả cao hơn như những công ty General Electric (GE),
Southwest Airline, ConAgra, IBM,…
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm đến việc xây dựng
văn hoá doanh nghiệp, thậm chí có những doanh nghiệp không hề tiếc tiền mời công ty
nước ngoài vào hoạch định văn hóa doanh nghiệp cho công ty mình. Việc vận dụng văn
hóa tổ chức vào các doanh nghiệp Việt Nam ngày nay ngày một quan trọng và cần thiết.
Có rất nhiều tổ chức đã xây dựng văn hóa tổ chức vững mạnh góp phần vào sự phát triển
bền vững của tổ chức. Một trong số đó là công ty TNHH MTV KD DV Địa Ốc Sài Gòn
Thương Tín (Sacomreal-S).
Với những kiến thức được tích lũy qua quá trình thực tập và nghiên cứu thực tế tại
công ty, em xin chọn đề tài “phân tích các yếu tố cấu thành nên văn hóa tổ chức của công
ty sacomreal-S” để làm chuyên đề chuyên sâu.
Do kiến thức còn hạn hẹp, nên bài viết này còn nhiều thiếu sót. Kính mong thầy giúp
đỡ để đề tài này hoàn thiện hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm biết được nội dung của văn hóa tổ chức. Từ đó phân tích và
đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao kỹ năng xây dựng văn hóa tổ chức của các
doanh nghiệp. Để làm được điều đó ta sẽ:
 Tìm hiểu chung về văn hóa tổ chức.
 Hiểu về cách thức để duy trì và phát triển về văn hóa tổ chức.
 Đưa ra những bài học về việc xây dựng và phát triển về văn hóa tổ chức cho

các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Văn hóa tổ chức công ty Sacomreal-S.


Phạm vi thời gian: 08/2015 – 08/2016.
Phạm vi nội dung: Tất cả những nội dung liên quan đến văn hóa tổ chức công ty
Sacomreal.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong chuyên đề chuyên sâu này tôi đã sử dụng phương pháp thu thập tài liệu sẵn có,
thống kê, phân tích, quan sát.
5. Kết cấu đề tài
Bài tiểu luận của em gồm 4 phần
1.Mở đầu
2.Thực trạng
3.Giải pháp
4.Kết luận

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1.1 Văn hóa
Văn hóa là sản phẩm của con người, là hệ quả của sự tiến hóa nhân loại. Nhờ có văn
hóa mà con người trở nên độc đáo trong thế giới sinh vật và khác biệt so với những con vật
khác trong thế giới động vật. Tuy nhiên, để hiểu về khái niệm “văn hóa” đến nay vẫn còn
nhiều ý kiến khác nhau, do đó có những định nghĩa khác nhau về Văn hóa:
Năm 1871, E.B. Tylor đưa ra định nghĩa “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về
tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập
quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách một
thành viên của xã hội”.
F. Boas định nghĩa “Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần, thể chất và những

hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên một nhóm người vừa có tính
tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên của họ, với những
nhóm người khác, với những thành viên trong nhóm và của chính các thành viên này với
nhau”.
Ở Việt Nam, văn hóa cũng được định nghĩa rất khác nhau. Hồ Chí Minh cho rằng “Vì
lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra
ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những
công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những
sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”.


Phạm Văn Đồng cho rằng “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong
phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến
con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử…
Văn hóa bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ
và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản
lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu bảo vệ mình và không ngừng
lớn mạnh”
Theo UNESCO, văn hóa được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo
nghĩa rộng thì “Văn hóa là một phức hệ- tổng hợp các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật
chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng,
vùng, miền, quốc gia, xã hội… Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà
còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền
thống, tín ngưỡng…”; còn hiểu theo nghĩa hẹp thì “Văn hóa là tổng thể những hệ thống
biểu trưng (ký hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng
đó có đặc thù riêng” …
Nhìn chung, các định nghĩa về văn hóa hiện nay rất đa dạng. Mỗi định nghĩa đề cập
đến những dạng thức hoặc những lĩnh vực khác nhau trong văn hóa. Như vậy, khái niệm
văn hóa rất rộng, trong đó những giá trị vật chất và tinh thần làm nền tảng cho lối sống,
đạo đức, chuẩn mực, hành vi, quan điểm, cách nghĩ và hành động của mỗi dân tộc và các

thành viên để vươn tới cái Chân, Thiện, Mỹ trong quan hệ giữa người với người, giữa
người với tự nhiên và xã hội. Theo đó, có thể rút ra khái niệm chung về văn hóa như sau:
văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà loài người đã tạo ra trong quá
trình lịch sử.
1.2 Văn hóa doanh nghiệp
Đề cập đến khái niệm “Văn hóa doanh nghiệp” đã có rất nhiều ý kiến khác nhau.
Trước khi hai khái niệm “Văn hóa” và “doanh nghiệp” được ghép lại với nhau, đã có hàng
chục định nghĩa khác nhau về văn hóa. Khi kết hợp “Văn hóa” với “doanh nghiệp” thì
nghĩa của nó đã được thu hẹp đi rất nhiều. Tuy nhiên cụm từ “Văn hóa doanh nghiệp” vẫn
có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Cụ thể là:
Theo Jaques (1952): Văn hóa của một doanh nghiệp là cách tư duy và hành động
hàng ngày của các thành viên. Đó là điều mà các thành viên phải học và ít nhiều phải tuân
theo để được chấp nhận vào doanh nghiệp đó. Văn hóa theo nghĩa này bao gồm một loạt
các hành vi ứng xử, các phương thức sản xuất, kỹ năng và kiến thức kỹ thuật, quan điểm
về kỷ luật, các thông lệ và thói quen quản lý, các mục tiêu của những người liên quan,
cách trả lương, quan điểm về các công việc khác nhau, niềm tin vào tính dân chủ trong các
buổi thảo luận và những quy ước, những điều cấm kỵ.


Theo Denison (1990): văn hóa doanh nghiệp chỉ những giá trị, tín ngưỡng và nguyên
tắc bên trong tạo thành nền tảng của hệ thống quản lý doanh nghiệp, cũng như một loạt
các thủ tục quản lý và hành vi ứng xử minh chứng và củng cố cho những nguyên tắc cơ
bản này.
Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO): văn hóa doanh nghiệp là sự trộn lẫn đặc biệt
của các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi
mà toàn bộ chúng là duy nhất với một tổ chức đã biết.
Như vậy, văn hóa doanh nghiệp là sản phẩm của những người làm cùng trong một
doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững. Văn hóa doanh nghiệp xác lập một hệ
thống các giá trị được mọi người trong doanh nghiệp chấp nhận, đề cao, chia sẻ và ứng xử
theo các giá trị đó. Văn hóa doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp và được

coi là bản sắc riêng của mỗi doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp liên quan đến nhận thức.
Các cá nhân trong doanh nghiệp nhận thức văn hóa qua những gì họ thấy, họ nghe được
trong doanh nghiệp mình. Các thành viên trong tổ chức có thể có trình độ, vị trí, trách
nhiệm khác nhau nhưng vẫn có xu hướng mô tả về văn hóa doanh nghiệp theo những cách
tương tự.
1.3 Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp
1.3.1. Các giá trị văn hóa hữu hình
Những giá trị văn hóa hữu hình là những cái thể hiện được ra bên ngoài rõ ràng, dễ
nhận biết nhất của VHDN. Các thực thể hữu hình mô tả một cách tổng quan nhất môi
trường vật chất và các hoạt động xã hội trong một doanh nghiệp. Bao gồm các hình thức
cơ bản sau:
 Kiến trúc đặc trưng và diện mạo doanh nghiệp
Được coi là bộ mặt của DN, kiến trúc và diện mạo luôn được các DN quan tâm, xây
dựng. Kiến trúc, diện mạo bề ngoài sẽ gây ấn tượng mạnh với khách hàng, đối tác… vềsức
mạnh, sự thành đạt và tính chuyên nghiệp của bất kỳ DN nào. Diện mạo thể hiện ở hình
khối kiến trúc, quy mô về không gian của DN. Kiến trúc thể hiện ở sự thiết kế các phòng
làm việc, bố trí nội thất trong phòng, màu sắc chủ đạo,…Tất cả những sự thể hiện đó đều
có thể làm nên đặc trưng cho DN. Thực tế cho thấy, cấu trúc và diện mạo có ảnh hưởng
đến tâm lý trong quá trình làm việc của người lao động.
 Lễ kỷ niệm, lễ nghi và các sinh hoạt văn hóa
Đây là những hoạt động đã được dự kiến từ trước và được chuẩn bị kỹ lưỡng. Lễ
nghi theo từ điển tiếng Việt là toàn thể những cách làm thông thường theo phong tục, áp
dụng khi tiến hành một cuộc lễ. Theo đó, lễ nghi là những nghi thức đã trở thành thói quen,


được mặc định sẽ được thực hiện khi tiến hành một hoạt động nào đó, nó thể hiện trong
đời sống


hàng ngày chứ không chỉ trong những dịp đặc biệt. Lễ nghi tạo nên đặc trưng về văn hóa,

với mỗi nền VH khác nhau các lễ nghi cũng có hình thức khác nhau. Một ví dụ cụ thể về lễ
nghi trong phục vụ bàn: có sự khác nhau cơ bản giữa Việt Nam và các nước châu Âu. Do
bữa ăn của người Việt mang tính cộng đồng cao, tất cả mọi người đều ăn chung một món
ăn, nên ở Việt Nam khi phục vụ thức ăn thường có bát, nồi to đặt ở giữa bàn, mỗi thực
khách có một bộ bát, đĩa, thìa, đũa để lấy thức ăn từ bát lớn và nồi. Ngược lại, ở phương
Tây phục vụ bàn đem từng suất ăn ra phục vụ cho từng khách hàng, cùng một món mà đặt
bao nhiêu suất thì sẽ mang ra bấy nhiêu bát, đĩa.0
Lễ kỷ niệm là hoạt động được tổ chức nhằm nhắc nhở mọi người trong DN ghi nhớ
những giá trị của DN và là dịp tôn vinh DN, tăng cường sự tự hào của mọi người về DN.
Đây là hoạt động quan trọng được tổ chức sống động nhất.
Các sinh hoạt văn hóa như các chương trình ca nhạc, thể thao, các cuộc thi trong các
dịp đặc biệt,…là hoạt động không thể thiếu trong đời sống văn hóa. Các hoạt động này
được tổ chức tạo cơ hội cho các thành viên nâng cao sức khoẻ, làm phong phú thêm đời
sống tinh thần, tăng cường sự giao lưu, chia sẻ và hiểu biết lẫn nhau giữa các thành viên.
 Ngôn ngữ, khẩu hiệu
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trong đời sống hàng ngày, do cách ứng xử, giao
tiếp giữ các thành viên trong DN quyết định. Những người sống và làm việc trong cùng
một môi trường có xu hướng dùng chung một thứ ngôn ngữ. Các thành viên trong DN để
làm việc được với nhau cần có sự hiểu biết lẫn nhau thông qua việc sử dụng chung một
ngôn ngữ, tiếng “lóng” đặc trưng của DN. Những từ như "dịch vụ hoàn hảo", "khách hàng
là thượng đế",...được hiểu rất khác nhau tùy theo VH của từng DN.
Khẩu hiệu là một câu nói ngắn gọn, sử dụng những từ ngữ đơn giản, dễ nhớ thể hiện
một cách cô đọng nhất triết lý kinh doanh của một công ty.
 Biểu tượng, bài hát truyền thống
Biểu tượng là biểu thị một cái gì đó không phải là chính nó và có tác dụng giúp mọi
người nhận ra hay hiểu được cái mà nó biểu thị. Các công trình kiến trúc, lễ nghi, giai
thoại, khẩu hiệu đều chứa đựng những đặc trưng của biểu tượng. Một biểu tượng khác là
logo. Logo là một tác phẩm sáng tạo thể hiện hình tượng về một tổ chức bằng ngôn ngữ
nghệ thuật. Logo là loại biểu trưng đơn giản nhưng có ý nghĩa lớn nên được các DN rất
quan tâm chú trọng. Logo được in trên các biểu tượng khác của DN như bảng nội quy,

bảng tên công ty, đồng phục, các ấn phẩm, bao bì sản phẩm, các tài liệu được lưu hành,…


Bài hát truyền thống, đồng phục là những giá trị văn hóa tạo ra nét đặc trưng cho DN
và tạo ra sự đồng cảm, gắn bó giữa các thành viên. Đây cũng là những biểu tượng tạo nên
niềm tự hào của nhân viên về công ty mình.
Ngoài ra, các giai thoại, truyện kể, các ấn phẩm điển hình,…là những biểu tượng
giúp mọi người thấy rõ hơn về những giá trị VH của tổ chức.
1.3.2.
Những giá trị được tuyên bố
Bao gồm các chiến lược, mục tiêu, các nội quy, quy định, tầm nhìn, sứ mệnh được
công bố công khai để mọi thành viên của DN nỗ lực thực hiện. Đây là kim chỉ nam cho
mọi hoạt động của nhân viên. Những giá trị này cũng có tính hữu hình vì có thể nhận biết
và diễn đạt một cách rõ ràng, chính xác.
 Tầm nhìn
Tầm nhìn là trạng thái trong tương lai mà DN mong muốn đạt tới. Tầm nhìn cho thấy
mục đích, phương hướng chung để dẫn tới hành động thống nhất. Tầm nhìn cho thấy bức
tranh toàn cảnh về DN trong tương lai với giới hạn về thời gian tương đổi dài và có tác
dụng hướng mọi thành viên trong DN chung sức, nỗ lực đạt được trạng thái đó.
 Sứ mệnh
Sứ mệnh nêu lên lý do vì sao tổ chức tồn tại, mục đích của tổ chức là gì? Tại sao làm
vậy? Làm như thế nào? Để phục vụ ai? Sứ mệnh và các giá trị cơ bản nêu lên vai trò, trách
nhiệm mà tự thân DN đặt ra. Sứ mệnh và các giá trị cơ bản cũng giúp cho việc xác định
con đường, cách thức và các giai đoạn để đi tới tầm nhìn mà DN đã xác định.
 Mục tiêu chiến lược
Trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển, DN luôn chịu các tác động cả khách
quan và chủ quan. Những tác động này có thể tạo điều kiện thuận lợi hay thách thức cho
DN. Mỗi tổ chức cần xây dựng những kế hoạch chiến lược để xác định “lộ trình” và
chương trình hành động ,tận dụng được các cơ hội, vượt qua các thách thức để đi tới tương
lai, hoàn thành sứ mệnh của DN. Mối quan hệ giữa chiến lược và VHDN có thể được giải

thích như sau: Khi xây dựng chiến lược cần thu thập thông tin về môi trường. Các thông
tin thu thập được lại được diễn đạt và xử lý theo cách thức, ngôn ngữ thịnh hành trong DN
nên chúng chịu ảnh hưởng của VHDN. VH cũng là công cụ thống nhất mọi người về nhận
thức, cách thức hành động trong quá trình triển khai các chương trình hành động.
 Các giá trị ngầm định


Các giá trị ngầm định là niềm tin, nhận thức, suy nghĩ, tình cảm đã ăn sâu trong tiềm
thức mỗi thành viên trong doanh nghiệp. Các ngầm định là cơ sở cho các hành động, định
hướng sự hình thành các giá trong nhận thức cho các cá nhân.
1.4 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp với sự phát triển của doanh nghiệp
1.4.1. Thu hút và gìn giữ nhân tài cho doanh nghiệp
Một môi trường văn hóa mạnh có tác dụng thu hút và gìn giữ nhân tài cho tổ chức.
Địa vị, tiền lương, cơ hội thăng tiến,…chỉ thực sự có tác dụng lâu dài khi đi liền với nó là
một môi trường làm việc tạo được hứng thú, nhân viên cảm nhận được bầu không khí thân
thiện và có cơ hội khẳng định mình. Một tổ chức xây dựng được một nền văn hóa mạnh sẽ
quy tụ được sự nhất trí cao giữa các thành viên về những gì mà tổ chức đề ra. Sự nhất trí
đó sẽ tạo ra sự liên kết, củng cố lòng trung thành và sự cam kết bền vững với tổ chức. Như
vậy sẽ giảm được xu hướng rời bỏ tổ chức.
1.4.2. VHDN tăng tính nhất quán của hành vi
VHDN có vai trò gắn kết các thành viên, giảm xung đột. Muốn tồn tại và phát triển
DN cần tìm được sự thống nhất để thích ứng với môi trường cả bên trong và bên ngoài.
Môi trường bên trong tổ chức liên quan đên sự nhất trí giữa các thành viên. VHDN là chất
keo gắn kết các thành viên thống nhất cách nhìn nhận vấn đề, đánh giá, lựa chọn giải pháp
giải quyết vấn đề. Điều này giúp mọi người hiểu nhau hơn và khi có xung đột thì đây là
yếu tố giúp mọi người hòa hợp và gắn kết. Điều đó góp phần tạo sự phát triển trong thế ổn
định và bền vững cho DN.
1.4.3. VHDN tạo động lực làm việc
VHDN giúp nhân viên thấy được mục tiêu, định hướng phát triển và bản chất của
công việc họ làm, tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên và một môi trường làm

việc lành mạnh. Nó làm cho nhân viên thấy tự hào về công việc mình làm, với tư cách là
thành viên của DN. Trong môi trường cạnh tranh trên thị trường lao động cùng với các yếu
tố về thù lao, phúc lợi, điều kiện lao động,… thì VHDN là một tiêu chí để người lao động
quyếtđịnh vào làm việc và gắn bó lâu dài với DN. VHDN là nguồn động lực to lớn với
nhân viên. Các nhân viên sẽ tự có ý thức khi cảm thấy công việc họ đang làm có ý nghĩa,
thành tích của họ được đề cao và họ cảm thấy được tôn trọng. Về mặt này, VHDN có vai
trò quan trọng giúp nhân viên củng cố niềm tin, đoàn kết và trung thành với tổ chức. Họ
yêu mến nơi họ làm việc, đó là động lực quan trọng thúc đẩy họ cống hiến hết mình cho tổ
chức.
1.4.4. Tạo sự khác biệt, lợi thế cạnh tranh và sự phát triển bền vững cho DN
Chính những yếu tố của VHDN tạo ra nét đặc trưng trong phong thái của DN giúp
phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Phong thái này dễ nhận biết và là niềm
tự hào của nhân viên. Tổng hợp các yếu tố: gắn kết các thành viên, tạo động lực làm việc,
giảm thuyên chuyển,…VHDN sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động và tạo sự khác biệt cho DN


trên thương trường. Hiệu quả và sự khác biệt sẽ giúp cho DN cạnh tranh tốt hơn trước các
đối thủ cạnh tranh.
1.4.5. VHDN thúc đẩy sự sáng tạo
Những DN có môi trường VH mạnh sẽ thúc đẩy tinh thần tự lực ở các thành viên, họ
có ý thức, chủ động, sáng tạo trong mọi tình huống. Và họ được khuyến khích làm như vậy
để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho DN.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG
2.1 Tổng quan về công ty Sacomreal-S.
 Lịch sử hình thành và phát triển.
Ngày 29/ 03/ 2004, Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín - Sacomreal ra đời
trên cơ sở hợp nhất các Trung tâm Giao dịch BĐS của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương
Tín – Sacombank. Với số vốn điều lệ khi thành lập là 11 tỷ đồng.
Ngày 21 tháng 6 năm 2008, Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín –

Sacomreal đã chính thức ra mắt Công ty TNHH Một thành viên Kinh doanh Dịch vụ Địa
ốc Sài Gòn Thương Tín, với tên giao dịch nước ngoài là Sacomreal Service (viết tắt là
Sacomreal-S).
Tên giao dịch: CÔNG TY TNHH MTV KINH DOANH DỊCH VỤ ĐỊA ỐC SÀI
GÒN THƯƠNG TÍN
 Thương hiệu: Sacomreal-S
Địa chỉ: Lầu 3 Intan Building, 97 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 12, Quận Phú Nhuận,
HCM
Điện thoại: (+84) 08 3520 7888
Fax: (+84) 08 3520 7899
Website: www.sacomreal-s.com.vn
Email:
 Chức năng và nhiệm vụ chính
Kinh doanh, tiếp thị và phân phối các dự án do Sacomreal đầu tư phát triển và các dự
án của các chủ đầu tư uy tín;
Phát triển hệ thống Sàn giao dịch bất động sản đạt chuẩn của Bộ Xây dựng;
Phát triển mạng lưới đại lý môi giới bất động sản rộng khắp trên toàn quốc;


Đa dạng hóa các hình thức dịch vụ, mở rộng thị trường tiềm năng trên toàn quốc và
nước ngoài.
 Các thành tựu đạt được
2009 : Giải Vàng Sàn Giao Dịch Bất Động Sản Tiêu Biểu do Hiệp hội Bất Động
Sản Việt Nam trao tặng.
2009 : Giải Nhà Môi Giới Sàn Giao Dịch Bất Động Sản Tiêu Biểu do Hiệp hội Bất
Động Sản Việt Nam trao tặng.
2010 : Cúp Vàng thương hiệu ngành Xây dựng – Bất động sản Việt Nam do Bộ Xây
dựng trao tặng vào tháng 9/2010
 Cơ cấu tổ chức
Hình 1 : Sơ đồ tổ chức Sacomreal-S



 Định hướng phát triển
Giữ vững danh hiệu hệ thống Sàn giao dịch bất động sản tiêu chuẩn đạt chất lượng hàng
đầu Việt Nam.
Là công ty kinh doanh dịch vụ bất động sản hàng đầu tại Việt Nam va trong khu vực.
̀
Các yếu tố cấu thành nên văn hóa tổ chức của công ty sacomreal
2.2 Các giá trị văn hóa hữu hình
2.2.1. Kiến trúc đặc trưng và diện mạo Sacomreal-S
Được coi là bộ mặt của DN, kiến trúc và diện mạo luôn được Sacomreal-S quan tâm,
xây dựng. Kiến trúc, diện mạo bề ngoài sẽ gây ấn tượng mạnh với khách hàng, đối tác… về


sức mạnh, sự thành đạt và tính chuyên nghiệp. Diện mạo thể hiện ở không gian rộng rãi,
thoáng mát, nhiều cây xanh của Sacomreal-S. Kiến trúc thể hiện ở sự thiết kế các phòng
làm việc lấy màu sắc chủ đạo là màu xanh dương tươi mát. Tất cả những sự thể hiện đó
làm nên đặc trưng cho Sacomreal-S.
Nổi bật trong diện mạo của Sacomreal-S là Logo màu xanh nước biển đậm, với dòng
chữ dày hơi nghiêng 30 độ Sacomreal-S. Logo được gắn trên các trụ sở của công ty, các
tòa nhà, dự án do Sacomreal-S đầu tư và phát triển cũng như làm huy hiệu đeo trên áo
đồng phục cho nhân viên công ty. Logo là biểu tượng tượng trưng cho văn hóa tổ chức
vững mạnh của tập thể Sacomreal. Với dòng chữ Sacomreal màu xanh da trời được in
nghiêng đặc trưng. Logo là loại biểu trưng đơn giản nhưng có ý nghĩa lớn nên được các
Sacomreal rất quan tâm chú trọng. Logo được in trên các biểu tượng khác của Sacomreal
như bảng nội quy, bảng tên công ty, đồng phục, các ấn phẩm, bao bì sản phẩm, các tài liệu
được lưu hành,…
2.2.2. Lễ kỷ niệm, lễ nghi và các sinh hoạt văn hóa
Lễ kỷ niệm của công ty là ngày thành lập công ty : Ngày 21 tháng 6 hàng năm. Vào
ngày này, công ty sẽ tổ chức hoạt động teambuiding cho các thành viên trong công ty.

Nhân viên công ty sẽ được bố trí nghỉ một ngày, thường tỏ chức vào cuối tuần đến một địa
ddieermdu lịch và thường là một trong các dự án của công ty. Ở đây, mọi thành viên trong
công ty được thỏa mái nghỉ ngơi,ăn uống, tham gia team building, có thi văn nghệ và các
họat động thi đấu thể thao nhằm thúc đẩy tinh thần đoàn kết cũng như nhắc nhở các thành
viên trong công ty nhớ về ngày lễ kỷ niệm trọng đại này.
Các sinh hoạt văn hóa của công ty như thi văn nghệ ngày 8/3, thi thể thao ngày
26/03: Thi đầu bóng chuyền, bóng đá và tennis. Góp phần gắn kết, tạo mối liên kết cộng
đồng giữa các thành viên trong công ty. Trong những dịp này, ban TGĐ và ban lãnh đạo
công ty là những nhân vật chủ chốt đứng ra phát động và tham gia phong trào, kích thích
tinh thần của mọi thành viên Sacomreal-S.
Đây là cấu thành văn hoá bề nổi, phản ánh đời sống, sinh hoạt của công ty. Tuy
không trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, nhưng ảnh hưởng của nó đối với mọi
hoạt động của doanh nghiệp cũng rất lớn. Nó tuyên truyền phổ biến đường lối, chính sách
của công ty, tạo ra sự khác biệt của công ty với bên ngoài, tạo hình ảnh tốt cho công ty
trước cộng đồng qua đó góp phần xây dựng thương hiệu ... Do vậy, để thực sự tạo ra “cá
tính” của doanh nghiệp, tạo ra sức mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp, doanh nhân, cán bộ
quản lý cấp cao, các nhà lãnh đạo và quản lý các cấp khác phải nhất thiết tham gia vào quá
trình xây dựng văn hoá của tổ chức mình.
2.2.3. Ngôn ngữ, khẩu hiệu


Khẩu hiệu là một câu nói ngắn gọn, sử dụng những từ ngữ đơn giản, dễ nhớ thể hiện
một cách cô đọng nhất triết lý kinh doanh của một công ty. Khẩu hiểu của Sacomreal là: “
Vì cộng đồng kiến tạo an cư”. Và tập thể Sacomreal đã và đang thực hiện được điều đó.
2.2.4. Bài hát truyền thống
Bài hát truyền thống, đồng phục là những giá trị văn hóa tạo ra nét đặc trưng cho
Sacomreal và tạo ra sự đồng cảm, gắn bó giữa các thành viên. Đây cũng là những biểu
tượng tạo nên niềm tự hào của nhân viên về công ty Sacomreal. Bài hát truyền thống của
Sacomreal là bài “Sacomreal-We are one” do nhạc sĩ Vũ Quốc Bình sáng tác và do ca sĩ
Nguyễn Phi Hùng thể hiện chính. Ngoài ra còn có bài hát Sacomreal ngày mới do ca sĩ V.A

thể hiện cũng là một ca khúc được lưu truyền rộng rãi trong cộng đồng Sacomreal.
Ngoài ra, các ấn phẩm báo chí như tập san Sacomreal là điển hình cho văn hóa vững
mạnh của Sacomreal.
2.2.5. Về trang phục, tác phong làm việc
Người nhân viên khi làm việc ở công ty Sacomreal phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự;
Thẻ cán bộ nhân viên luôn phải được đeo bên mình khi thực thi nhiệm vụ. Trong thẻ phải
có tên bộ phận, ảnh, họ và tên, chức danh.
Quy định về đầu tóc, móng tay, móng chân: Tóc phải được cắt gọn gàng, phù hợp với
khuôn mặt; không được nhuộm tóc, sơn móng tay, móng chân màu sắc sặc sỡ.
Quy định về trang sức: Mang nữ trang với mức độ đơn giản, vừa phải, không đeo quá
nhiều trang sức và phụ kiện, màu sắc sặc sỡ, hình thù kì dị
2.2.6. Giao tiếp và ứng xử
 Theo quy chế văn hóa công ty Sacomreal quy định:
Trong giao tiếp và ứng xử với cấp trên và đồng nghiệp,cán bộ nhân viên phải có thái
độ lịch sự, tôn trọng, trung thực, cởi mở, thân thiện (chào hỏi, mỉm cười khi gặp nhau);
Nêu cao tinh thần hỗ trợ, hợp tác, nhân viên cũ hướng dẫn giúp đỡ nhân viên mới; Thể
hiện tinh thần đoàn kết, không gây chia rẽ; ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, mạch lạc (
không nói tục, nói tiếng lóng, qoát nạt).
Khi giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp cần phải trung thực, thân thiện, hợp tác.
Ngoài ra mức độ tự giác, đoàn kết trong công sở đóng vai trò như là yếu tố cốt lõi, có
nhiệm vụ là sợi dây liên kết con người, thể hiện tinh thần làm việc với cái tâm bên trong,
tạo nên các thang bậc của lòng nhiệt huyết, cũng từ đó làm cho mọi người ý thức với chính
bản thân và ý thức được trong mối liên hệ với mọi người “mình vì mọi người, mọi người
vì mình


Luôn vui vẻ khi tới công sở, nghiêm túc trong công việc, thân thiện trong cuộc sống,
lãnh đạo dân chủ, nhân viên tích cực, không có thù hằn, nói xấu lẫn nhau …
Đối với nhân viên dưới quyền thì lãnh đạo, phụ trách trực tiếp nên lắng nghe và tôn
trọng ý kiến, nguyện vọng của nhân viên.

 Giao tiếp qua điện thoại:
Khi giao tiếp qua điện thoại, cán bộ nhân viên phải xưng tên, công ty(nếu giao tiếp
với đối tác bên ngoài công ty), đơn vị nơi công tác; Trả lời nhã nhặn lịch sự; trao đổi ngắn
gọn nội dung công việc. Không ngắt điện thoại đột ngột.
Khi cần gọi điện thoại phải chuẩn bị nội dung trước để cuộc gọi được hiệu quả.
Cấm hút thuốc lá trong phòng làm việc, cấm sử dụng đồ uống có cồn tại công sở trừ
các trường hợp ngoại giao, cấm quảng cáo thương mại…
2.3 Các giá trị văn hóa vô hình, giá trị ngầm định.
2.3.1. Niềm tin
Nếu không có niềm tin vào sứ mệnh, chiến lược và cam kết của ban lãnh đạo, thì
chắc chẳng có mấy nhân viên muốn đi theo DN để phấn đấu, chấp nhận thách thức và xây
dựng DN. Cũng có nhóm người có xu thế coi làm việc cho DN đơn thuần là công việc, chỉ
cần trả lương cao đầy đủ, còn nếu hết lương, thì đi làm cho DN khác. Có thể điều này đúng
với những người có tài và làm việc cho những DN lớn trên thế giới. Nhưng với đa số các
DN vừa và nhỏ, DN làm các ngành nghề sáng tạo, nếu ban lãnh đạo và nhân viên không có
niềm tin vào thành công trong tương lai, thì thật khó có sức mạnh trong hợp tác.
Trong một số DN mới thành lập, đang học tập và sáng tạo ra các sản phẩm và dịch vụ
mới, tác giả đã chứng kiến nhiều hình ảnh thực tế đầy cảm động và ý nghĩa về sức mạnh
của niềm tin. Trong khó khăn vô cùng của lạm phát và khủng hoảng, DN thiếu lương của
hàng trăm công nhân vài tháng liền, nhưng trên 90% nhân viên vẫn giơ tay biểu hiện quyết
tâm cùng với ban lãnh đạo vượt qua khó khăn, đưa DN đi lên và nếu có thất bại thì họ
không hối tiếc. Các anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới cũng sinh ra trong những
hoàn cảnh tương tự như vậy. Hành động dũng cảm như thời chiến này trong thời bình có
thể khẳng định chắc chắn rằng niềm tin là động lực quan trọng của con người.
Thiếu niềm tin, con người có thể mất phương hướng. DN cũng vậy, không có niềm
tin chung vào sứ mệnh theo đuổi, DN khó có thể tập hợp được lực lượng. Ở Sacomreal-S,
Những nhân viên ở đây có một niềm tin vững mạnh vào công ty, vào Ban lãnh đạo, vào tổ
chức. Điều đó thể hiện ở sự tận tâm làm việc, sự gắn bó lâu bền với Sacomreal-S.
2.3.2. Những giá trị cốt lõi



Bao gồm các chiến lược, mục tiêu, các nội quy, quy định, tầm nhìn, sứ mệnh được
công bố công khai để mọi thành viên của DN nỗ lực thực hiện. Đây là kim chỉ nam cho
mọi hoạt động của nhân viên. Những giá trị này cũng có tính hữu hình vì có thể nhận biết
và diễn đạt một cách rõ ràng, chính xác.
Thông thường DN nào cũng có tuyên bố về sứ mệnh và chiến lược. Đọc các tuyên bố
này, có thể hiểu DN theo đuổi các giá trị gì. Có DN nhấn mạnh chỉ sáng tạo các sản phẩm
mới mang lại giá trị cho khách hàng. Có DN phấn đấu làm hài lòng khách hàng bằng chất
lượng tốt và giá cả hợp lý. Có DN nhấn mạnh lý do tồn tại và mục tiêu chiến lược lâu dài
là cung cấp cho khách hàng các dịch vụ bưu chính viễn thông tốt nhất... Mặc dù nhiều DN
chưa đo đếm được tốt nhất là gì và cụm từ tốt nhất bị nhiều nước cấm sử dụng trong quảng
cáo, nhưng điều này thể hiện khát vọng mà DN theo đuổi cho dù sóng gió thị trường có thể
làm hỏng ước mơ của họ. Những giá trị tốt đẹp mà DN cam kết theo đuổi là tiêu chí quan
trọng trong nhóm các yếu tố nền tảng của văn hóa doanh nghiệp.
Trong các giá trị DN theo đuổi, nhiều DN và nhân viên đã nhận thức tầm quan trọng
của các giá trị tạm gọi là giá trị gia tăng trong quá trình hợp tác cùng làm việc như: văn
hóa hợp tác, văn hóa chia sẻ thông tin, kiến thức, kinh nghiệm, quan hệ cộng đồng…
Cũng có nhiều DN chỉ cần làm giàu bằng bất cứ giá nào theo lý lẽ tự nhiên của kinh
doanh. Nhưng điều này chứng tỏ giá trị tiền bạc mà DN theo đuổi mới chỉ là biểu hiện của
sự giàu có về vật chất, chứ chưa phải là sự giàu có về tinh thần và văn hóa. Lập luận lại, có
tiền thì có thể mua được nhiều thứ có giá trị văn hóa như: văn phòng tráng lệ, đội bóng
lớn, đội văn nghệ, các tác phẩm nghệ thuật… Đúng là các giá trị văn hóa, nhưng nó là của
người khác, DN khác làm nên, chứ không phải là của DN dùng tiền mua về.
 Tầm nhìn
Tầm nhìn của Sacomreal-S là : Sacomreal-S phấn đấu trở thành Công ty kinh doanh
dịch vụ bất động sản hàng đầu Việt Nam và xây dựng thương hiệu mạnh trong khu vực.
 Sứ mệnh
Sứ mệnh của Sacomreal là:
Cung cấp Giải pháp tối ưu cho Khách hàng thông qua dịch vụ trọn gói về bất động
sản. Mang lại Giá trị cho từng nhân viên thông qua môi trường làm việc chuyên

nghiệp,
thân thiện, mang đậm tính nhân văn.
Phục vụ Lợi ích cộng đồng thông qua việc xây dựng các tiêu chí kinh doanh bền
vững hướng đến cộng đồng và xã hội.


 Mục tiêu chiến
lược Sacomreal hướng
đến mục tiêu:
Chất lượng dịch vụ: cam kết cung cấp đến Khách hàng dịch vụ tốt nhất thông qua
việc chú trọng phát triển nguồn nhân lực, đầu tư trang thiết bị hiện đại, cải tiến mọi hoạt
động vì lợi ích Khách hàng.
Trách nhiệm: đặt quyền lợi của Khách hàng, lợi ích của Công ty, lợi ích của Cộng
đồng là yếu tố quyết định cho sự thành công của Công ty, là trách nhiệm của mỗi cán bộ
nhân viên.
Trung thực, minh bạch trong mọi hoạt động, cam kết cung cấp thông tin chính xác, là
đối tác đáng tin cậy của mọi Khách hàng
 Sacomreal hướng đến chiến lược phát triển:
Giữ vững danh hiệu hệ thống Sàn giao dịch bất động sản tiêu chuẩn đạt chất lượng
hàng đầu Việt Nam.
Là công ty kinh doanh dịch vụ bất động sản hàng đầu tại Việt Nam va trong khu vực
̀
2.3.3. Triết lý quản lý và kinh doanh:
Đây là lớp trong cùng và quan trọng nhất của văn hóa Sacomreal-S, bao gồm những
triết lý quản lý và kinh doanh cốt lõi nhất, căn bản nhất. Đây là cơ sở xây dựng định hướng
hoạt động của doanh nghiệp và chi phối các quyết định quản lý; là niềm tin, là giá trị bền
vững không thay đổi bất chấp thời gian và ngoại cảnh. Vì vậy, điều kiện tiên quyết để quá
trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công là sự cam kết của những người lãnh đạo
cao nhất của doanh nghiệp. Bởi, phần quan trọng nhất, trái tim và khối óc của doanh
nghiệp nằm ở lớp trong cùng của văn hóa, xin nhắc lại, đó là triết lý kinh doanh, phương

châm quản lý của doanh nghiệp và chỉ có những nhà quản lý cao nhất của doanh nghiệp
mới đủ khả năng tác động đến lớp văn hóa cốt lõi này.
Triết lý kinh doanh của Sacomreal-S là” vì cộng đồng kiến tạo an cư”. Sacomrea-S
luôn cố gắng nỗ lực để đem đến cho khách hàng những căn hộ với chất lượng tốt nhất,
dịch vụ tiện nghi nhất. Ban lãnh đạo công ty cam kết: “Phát triển nhân tài, bồi dưỡng nhân
viên, phát huy tối đa tiềm lực nhân viên và trả lương xứng đáng với trách nhiệm công
việc”.
2.3.4. Bí mật kinh doanh:
Sacomreal-S quy định: Cán bộ, nhân viên Sacomreal-S chỉ sử dụng thông tin của
Công ty để đáp ứng nhu cầu công việc. Cán bộ, nhân viên phải luôn đảm bảo an toàn và


bảo mật thông tin, không được tự ý cung cấp tài liệu, số liệu có liên quan đến bí mật kinh
doanh của


công ty hoặc thuộc phạm vi trách nhiệm được giao cho đơn vị hoặc cá nhân khác khi chưa
được sự chấp thuận của người có thẩm quyền trong công ty.
2.3.5. Phúc lợi về tinh thần cho nhân viên
Giá trị tinh thần tiêu biểu trong công ty là các phúc lợi về tinh thần bao gồm: Tặng
quà ngày sinh nhật, an ủi tinh thần như cho nghỉ phép có lương khi nhân viên có thân nhân
bệnh nặng hay qua đời. Tuyên dương, khen thưởng khi nhân viên làm việc xuất sắc, có
năng suất làm việc cao.
2.3.6. Tạo động lực cho nhân viên.
Công ty tạo động lực cho nhân viên bằng các khuyến khích phi tài chính như: ‐ Tính
ổn định của công việc ‐ Qua thiết kế công việc ‐ Bản thân công việc‐ Môi trường công việc
‐ Kích thích qua sự tham gia của người lao động ‐ Những hình thức khác. Cụ thể:
Tính ổn định của công việc: Khuyến khích tinh thần ở sacomreal trước hết được thể
hiện ở kế hoạch đảm bảo đầy đủ việc làm cho mỗi người. Có việc làm đầy đủ thực chất là
tạo được niềm vui, sự phấn khởi cho cá nhân và tập thể lao động. Có sức lao động mà

không được lao động, không được sáng tạo sản xuất ra của cải vật chất trước hết là cho bản
thân và sau đó là cho xã hội thì không thể coi là một chính sách bình thường.
Thiết kế công việc: Một công việc sẽ thực hiện 2 chức năng liên quan với nhau, đó là:
đơn vị năng suất đối với tổ chức và địa vị nghề nghiệp đối với cá nhân. Thiết kế công việc
tốt là phải đảm bảo thoả mãn được cả hai chức năng này. Thiết kế công việc đúng có ý
nghĩa to lớn trong việc đạt mục tiêu tổ chức đồng thời nó cũng là nhân tố chủ yếu của việc
động viên cá nhân và yếu tố cơ bản của sự thành công của tổ chức. Muốn có sự động viên
cao độ việc thiết kế công việc phải đảm bảo tạo ra được những công việc có ý nghĩa và
thách thức sự thông minh. Tất nhiên, đây là điều không đơn giản cho việc thiết kế công
việc phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như lĩnh vực kinh doanh, chiến lược kinh doanh, công
nghệ sử dụng, cấu trúc tổ chức sacomreal. Muốn thực hiện tốt cả hai chức năng của công
việc - đơn vị năng suất và đơn vị nghề nghiệp - đòi hỏi các nhà quản trị phải quan tâm đến
sự phù hợp giữa người lao động và công việc. Có hai chiến lược tạo ra sự phù hợp này
là :bố trí người đúng việc và bố trí việc đúng người.
Bản thân công việc: Bản thân công việc là một thành tố quan trọng động viên khuyến
khích nhân viên, nhân viên sẽ cảm thấy hăng hái làm việc nếu có những yếu tố sau đây:
‐ Nhiệm vụ hứng thú ‐ Công việc đòi hỏi sự phấn đấu. ‐ Có cơ hội được cấp trên nhận biết. ‐
Có cơ hội thăng tiến, học tập. Sacomreal có đầy đủ những cơ hội đó.
Môi trường công việc: Quá trình lao động của con người bao giờ cũng diễn ra trong
một môi trường sản xuất nhất định. Mỗi môi trường sản xuất khác nhau có các nhân tố


khác nhau tác động đến người lao động. Môi trường công việc là tập hợp các nhân tố của
môi


trường sản xuất có ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng làm việc của người lao động. Đối
với môi trường công việc, nhân viên muốn làm việc trong một môi trường có các chính
sách hợp lý, đồng nghiệp hợp tính tình, các biểu tượng địa vị phù hợp, điều kiện làm việc
thoải mái, giờ giấc làm việc uyển chuyển, tuần lễ làm việc dồn lại. Ngoài ra nhiều nhân

viên muốn được chia sẻ công việc được hưởng các chế độ ăn uống nghỉ ngơi ở căng tin và
thậm chí làm việc ở nhà truyền qua computer. Ở sacomreal, mọi nhân viên đều được hõ trợ
tốt nhất có thể. Môi trường công việc bao gồm những yếu tố như: Chính sách doanh
nghiệp ‐ Bầu không khí lao động trong doanh nghiệp ‐ Thời gian biểu hợp lý ‐ Điều kiện
làm việc thoải mái
Những hình thức khác: Bên cạnh những hình thức nói trên còn có những hình thức
phi tài chính khác để kích thích người lao động như: Các phúc lợi như: Bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, hưu trí, nghỉ phép… ‐ Khen ngợi, biểu dương: giúp nhân viên phấn chấn,
tăng sức chịu đựng dưới sức ép công việc. ‐ Bày tỏ sự quan tâm (gia đình, hôn nhân, sức
khoẻ, thái độ): Lãnh đạo công ty quan tâm đến đời sống nhân viên sẽ tạo nên mối quan hệ
đặc biệt giữa hai bên. ‐ Tặng vật kỷ niệm: thiệp sinh nhật có chữ ký của Tổng giám đốc;
cúp danh dự.., tiệc ăn mừng ký hợp đồng mới. ‐ Khiến công việc có sức ép: bày tỏ sự tin
tưởng vào nhân viên khiến họ phải nổ lực để thực hiện. ‐ Tặng giấy khen: tặng giấy khen
đúng lúc khiến nhân viên tự hào. ‐ Ăn trưa cùng nhân viên: được ăn trưa cùng Giám đốc
khiến nhân viên cảm thấy vinh dự và hạnh phúc (cảm thấy mình có năng lực, được coi
trọng và tán thưởng).
2.4 Nhận xét
2.4.1. Về ưu điểm
Trong một doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có quy mô lớn tập hợp
những con người khác nhau về trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, mức độ nhận thức,
quan hệ xã hội, vùng miền địa lý, tư tưởng văn hóa như sacomreal-S…để có một nền văn
hóa vững mạnh và lâu bền, để tất cả các thành viên trong công ty tuân thủ theo là vô cùng
khó khăn nhưng Sacomreal-S đã làm được điều đó.
Văn hóa Sacomreal-S thành lập được 8 năm. 8 năm hình thành và phát triển văn hóa
Sacomreal-S không quá ngắn cũng không quá dài, bộ máy quản lý, ban lãnh đạo và hệ
thống quản trị nhân lực của công ty đã rất có gắng để có thể duy trì và phát triển văn hóa
Sacomreal- S vững mạnh như hện nay. Chính sự khác biệt, độc đáo của mỗi cá nhân đã tạo
ra một môi trường làm việc đa dạng và phức tạp. Nhưng điều đó cũng không gây trở ngại
cho sự phát triển văn hóa Sacomreal mà ngược lại còn giúp Sacomreal-S có một nền văn
hóa đa dạng và vững mạnh hơn.

Một trong nhũng điểm đặc biệt trong văn hóa sacomrea-S là:
 Quan tâm đến cuộc sống của nhân viên (Caring)


Bằng những hành động cụ thể, Sacomreal-S đã cho nhân viên thấy rằng doanh nghiệp
thực sự quan tâm đến từng người trong việc ổn định đời sống của họ, đặc biệt là khi có các
sự kiện quan trọng của nhân viên, chẳng hạn cưới hỏi, sinh con, tang gia… Trường hợp
nhân viên chẳng maybị tai nạn thì thăm hỏi và hỗ trợ chi phí thuốc men cũng là một trách
nhiệm mà Sacomreal-S không bỏ qua.
 Tình đồng đội (Camaraderie)
Mối quan hệ gắn bó giữa các đồng nghiệp cần được Sacomreal-S đánh giá cao. Ngoài
sự hiểu biết về mặt chuyên môn nghiệp vụ, để khi cần người này hỗ trợ được người khác
kịp thời nhằm hoàn thành công việc đúng thời hạn, các nhân viên trong Sacomreal-S còn
được khuyến khích tìm hiểu về hoàn cảnh riêng, về gia đình của đồng nghiệp.
Bộ phận nhân sự nên cố gắng tổ chức những buổi tiệc ngoài trời, thi đấu thể thao, văn
nghệ, ngày kỷ niệm sự kiện lớn của doanh nghiệp, ngày hội gia đình, ngày thi tài của con
em cán bộ công nhân viên… để tạo điều kiện cho mọi nhân viên giao lưu, hiểu biết về
nhau sâu sắc hơn
2.4.2. Về hạn chế
Bất kỳ văn hóa tổ chức ở công ty nào dù vững mạnh và phát triển đến đâu cũng
không theertrasnh khỏi một số thiếu sót. Theo ý kiến của riêng em văn hóa Sacomreal-S
còn tồn tại một số hạn chế sau:
Nhân viên mới vào công ty chưa được phổ biến về văn hóa công ty mà chủ yếu phải
tự mình tìm hiểu, tự hòa nhập vào môi trường văn hóa công ty. Đây cũng là một thử thách
cho nhân viên mới để xem họ có phù hợp với tổ chức hay không. Tuy nhiên đây cũng là
một hạn chế và công ty có thể đánh mất một nhân tài, người có tiềm năng phát triển nếu
người đó không thể hòa nhập hoặc chưa tìm hiểu được văn hóa trong công ty và bị những
thành viên còn lại “cho ra rìa”.
Các nhà quản trị trong công ty chưa thật sự hòa mình với nhân viên, vẫn còn khoảng
cách giữa nhân viên với nhà quản lý. Các nhà quản trị không nên tự giam mình trong bốn

bức tường, mà hằng ngày nên giao tiếp chan hòa với mọi người thuộc mọi cấp bậc khác
nhau trong doanh nghiệp. Việc tham gia các hoạt động thể thao, văn nghệ tập thể là rất cần
thiết đối với các nhà quản trị nhằm tạo được mối quan hệ gắn bó với đội ngũ nhân viên.

CHƯƠNG 3. KIẾN NGHỊ
3.1 Một số kiến nghị nhằm khắc phục hạn chế trong văn hóa Sacomreal-S


Thứ nhất, doanh nghiệp phải tổ chức các chương trình đào tạo, phổ biến văn hóa
công ty đến mọi thành viên,.Phải làm cho mọi nhân viên hiểu rằng phát triển năng lực của
đội ngũ


×